Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tìm hiểu pháp luật về mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.73 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................2

1


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây ở nước ta đã xuất hiện một phương thức mua
bán hàng hóa mới – phương thức mua bán hàng hóa trong tương lai hay còn
được hiểu đơn giản là mua bán giao sau. Phương thức mua bán hàng hóa trong
tương lai được tiến hành trong một thị trường gọi là thị trường hàng hóa tương
lai và trung tâm của thị trường đó là “Sở giao dịch hàng hóa”. Đây là sự học
hỏi kinh nghiệm của các thương nhân Việt Nam từ thương nhân các nước trên
thế giới nhằm giải quyết vấn đề “đầu ra” cho các loại hàng hóa sau khi được
sản xuất. Ở Việt Nam, trong những năm đầu áp dụng, phương thức mới này đã
cho thấy sự hiệu quả nhất định, đặc biệt đối với các mặt hàng nông sản. Đây là
tín hiệu đáng mừng đối với thị trường nông sản Việt Nam, bởi từ lâu vấn đề
tiêu thụ luôn là mối lo ngại của các nhà sản xuất mặt hàng này.
Nhận thấy sự tích cực của hình thức mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch mua bán hàng hóa Luật thương mại đã đưa chế định “Mua bán hàng hóa
qua Sở giao dịch hàng hóa” cùng với một số văn bản pháp luật khác vào thực
tế áp dụng nhằm hỗ trợ sự hiệu quả của phương thức này trong thực tiễn hoạt
động. Tuy nhiên, đây vấn là một hình thức còn khá mới mẻ với nền kinh tế
Việt Nam, do vậy với kiến thức của mình em chọn đề tài “Tìm hiểu pháp luật
về mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá” đề làm rõ những vấn đề
xung quanh phương thức này.

2



NỘI DUNG
1. Những vấn đề cơ bản về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
1.1. Khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
Khoản 1 Điều 63 Luật thương mại định nghĩa về mua bán hàng hóa qua
sở giao dịch như sau: “Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt
động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một
lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá
theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại
thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời
điểm trong tương lai”.
Về cơ bản, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch được hình thành thông
qua các giao dịch mua bán hàng hóa tương lai. Loại giao dịch này có thể được
hiểu là giao dịch mua bán hàng hóa mà người bán sẽ sản xuất hoặc mua hàng
hóa sau khi quan hệ mua bán đã được thiết lập. Sự ra đời hoạt động mua bán
hàng hóa tương lai là một tất yếu khách quan trong sự phát triển của nền kinh
tế thị trường. Trong sự phát triển nhanh như vũ bão của nền kinh tế hàng hóa
lợi nhuận mang đến cho thương nhân là rất lớn tuy nhiên nó cũng kèm theo
những rủi ro tiềm ẩn mà thương nhân không thể lường trước được. Để kiểm
soát những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh, ngoài các giao dịch mua bán
hàng hóa tương lai các nhà kinh doanh đã và đang sử dụng các công cụ và
biện pháp khác nhau, trong đó phải kể đến các biện pháp, như giao dịch kì
hạn, giao dịch quyền chọn… Đây là các công cụ, biện pháp hữu hiệu mang lại
hiệu quả cao nên chúng được sử dụng ngày càng phổ biến.
Về giao dịch kì hạn, ta có thể hiểu đó là một thỏa thuận theo đó người
bán cam kết sẽ giao và người mua cam kết sẽ nhận hàng hóa tại một thời điểm
trong tương lai theo hợp đồng. Loại giao dịch này được sử dụng phổ biến
3


trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như việc đặt mua hoa phục vụ tận nhà, đây

là một thỏa thuận mang tính kì hạn. Bởi khách hàng thỏa thuận với của hàng
mang hoa đến nhà vào một thời điểm nhất định trong tương lai song với giá ấn
định là của ngày thỏa thuận mua hoa. Khi hoa được mang đến khách hàng
phải nhận hoa và trả tiền mặc dù đến ngày nhận hoa giá hoa bên ngoài có thể
rẻ hơn so với giá hoa lúc thỏa thuận mua hoa.
Giao dịch quyền chọn được hiểu là một hợp đồng mua bán giữa hai
người mua và bán, theo đó người mua quyền có quyền được mua hoặc được
bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước, bằng cách người mua trả
một khoản tiền để mua quyền này, người mua sau đó có quyền được chọn thực
hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó nếu thấy giá cả của
hàng hóa bất lợi cho mình. Như vậy đối tượng của giao dịch quyền chọn là
“quyền mua hoặc quyền bán một hàng hóa nào đó theo mức giá thỏa thuận”.
Khoản tiền mà người mua phải trả trong giao dịch trên là tiền mua quyền chứ
không phải là khoản tiền bằng với mức giá trị hàng hóa. Ví dụ: Bạn định mua
một món hàng sau khi đã lựa chọn và thấy ưng ý, nhưng vì không mang đủ
tiền nên bạn nhờ cửa hiệu giữ giùm để ngày mai quay lại mua và đặt trước
một khoản tiền thì khoản tiền đó là khoản tiền mua quyền chọn. Bởi bạn có
thể quay lại mua món đồ như đã hẹn nhưng nếu bạn cảm thấy không thích nó
nữa bạn sẽ không quay lại của hàng và coi như chịu mất khoản tiền đặt cọc
trước đó.
1.2. Thị trường hàng hóa tương lai
Hoạt động mua bán hàng hóa tương lai đã khắc phục được sự lo ngại
của các nhà sản xuất và tiêu thụ về vấn đề đầu ra cũng như vấn đề giao nhận
hàng và lưu kho. Song các giao dịch này vẫn ẩn chứa sự bấp bênh ở một mức
độ nhất định. Sự bấp bênh đó thể hiện ở chỗ các bên có thực hiện đúng nghĩa
vụ của mình như đã thỏa thuận không. Với một số ví dụ trên về hoạt động
4


mua bán hàng hóa tương lai đối tượng của giao dịch chỉ là vài bó hoa hay một

món hàng rủi ro là không đáng kể nhưng thay vào đó là khối lượng lớn các
mặt hành có giá trị như nông sản, kim loại quý, ngoại tệ, chứng khoán… thì
rủi ro đó sẽ vô cùng lớn. Do đó yêu cầu đặt ra là phải có một thị trường dành
cho hoạt động mua bán hàng hóa tương lai. Và yêu cầu đó “thị trường hàng
hóa tương lai” đã ra đời đã. Về bản chất, thị trường hàng hóa tương lai có tính
chất là một thị trường tài chính phái sinh, được tổ chức để thiết lập và thực
hiện giao dịch về những loại hàng hóa nhất định do pháp luật qui định. Trong
thị trường này, hoạt động mua bán có nội dung chủ yếu là sự luân chuyển tiền
tệ giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm hạn chế rủi ro (do biến động về
giá) đối với các loại hàng hóa tương lai. Những người có hàng hóa và người
cần hàng hóa có thể chuyển rủi ro về giá hàng hóa cho các nhà đầu tư trong thị
trường mua bán hàng hóa tương lai – những người dám chấp nhận rủi ro để
kiếm lời. Sự tham gia của các nhà đầu tư này vào quá trình luân chuyển rủi ro,
luân chuyển vốn thông qua giao dịch mua bán hàng hóa trong tương lai khiến
cho thị trường hành hóa tương lai mang tính chất của thị trường tài chính.
Một đặc điểm khác của thị trường hàng hóa tương lai là hoạt động của
loại thị trường này mang tính đầu cơ nhằm mục đích sinh lời. Lợi nhận phát
sinh trong giao dịch này là sự chênh lệch về giá cả hàng hóa trong các hợp
đồng mua bán giao sau và hợp đồng giao ngay. Hoạt động mua bán trên phản
ánh sự sự biến đổi của cung cầu hàng hóa đồng thời là sự thay đổi giá cả trên
thị trường. Như vậy có thể nói hoạt động của thị trường hàng hóa tương lai là
hoạt động đầu tư vào giá cả của một loại hàng hóa nào đó để thu lợi nhận.
Thực chất mục đích của các bên tham gia giao dịch không phải là trao đổi
hàng hóa mà là sự luân chuyển luân chuyển vốn, hạn chế rủi ro trên cơ sở giá
các loại hàng hóa tương lai.

5


1.3. Sở giao dịch hàng hóa

Như đã nói ở trên, sở giao dịch hàng hóa là trung tâm điều hành của
hoạt động mua bán hàng hóa tương lai. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình
kinh tế mỗi nước mà hình thức Sở giao dịch mỗi quốc gia lại có sự khác nhau.
Theo Luật thương mại 2005, “Sở Giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành
lập và hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ
phần”, như vậy ta có thể hiểu Sở giao dịch hàng hóa tương lai là một công ti
hoặc một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập bởi các thành viên,
hoạt động nhằm cung cấp phương tiện cần thiết cho hoạt động mua bán hàng
hóa tương lai. Với hình thức như trên nên sở giao dịch hàng hóa cũng hoạt
động trên cơ sở điều lệ. Nội dung điều lệ của sở giao dịch hàng hóa phải tuân
theo các qui định tại Điều 14 nghị định 158/2006/ NĐ-CP về chi tiết qui định
của luật thương mại về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch.
Tại Việt Nam, Sở giao dịch hàng hóa được thành lập khi đáp ứng được
các điều kiện sau:
- Vốn pháp định là một trăm năm mươi tỷ đồng trở lên;
- Điều lệ hoạt động phù hợp với quy định tại nghị định 158/2006/ NĐCP về chi tiết qui định của luật thương mại về mua bán hàng hóa qua sở giao
dịch.
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên
và có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 05 năm; có
đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh
nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Các điều kiện khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Khi mới ra đời, sở giao dịch hàng hóa là sản phẩm của sự phát triển
hoạt động thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, phục vụ trực tiếp cho việc
mua bán tiêu thụ nông sản. Cho đến nay, với sự phát triển nhanh, mạnh của
6


hoạt động thương mại trên thế giới sở giao dịch hàng hóa đã trở thành công cụ
hữu hiệu cho nhiều lĩnh vực kinh tế khác chứ không bó hẹp trong nông

nghiệp. Phục vụ cho hoạt đông thương mại sở giao dịch có một số các chức
năng chính như cung cấp duy trì một nới mua bán cụ thể gọi là “sàn giao
dịch”; đề ra các qui tắc để điều hành hoạt động kinh doanh hàng hóa tương lai
diễn ra tại sở giao dịch và giám sát việc thực thi các qui tắc đó; thúc đẩy hoạt
động mua bán kì hạn và quyền chọn của các thành viên.
Cũng giống như các sở giao dịch hàng hóa ở các nước trên thế giới, sở
giao dịch hàng hóa tại Việt Nam cũng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của
hoạt động thương mại. Ngoài các chức năng như đã nói ở trên sở giao dịch
hàng hóa tại Việt Nam, Luật thương mại 2005 còn qui định một số chức năng
cụ thể cho phù hợp với hoạt động thương mại ở nước ta. Các chức năng đó
được qui định tại điều 67 Luật thương mại.
Điều 67 Luật thương mại qui định:
1. Sở giao dịch hàng hoá có các chức năng sau đây:
a) Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán
hàng hoá;
b) Điều hành các hoạt động giao dịch;
c) Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng
thời điểm.

2. Các qui định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao
dịch
2.1 Qui định về hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
Các quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch được thực hiện thông
qua hình thức pháp lí là hợp đồng mua bán. Hợp đồng mua bán hàng hóa
tương lai mang bản chất và đặc điểm của hợp đồng mua bán nói chung. Tuy
7


nhiên nó được qui định chặt chẽ hơn với các đặc điểm riêng để phù hợp với
đối tượng của hợp đồng là hàng hóa tương lai. Căn cứ vào tính chất của hàng

hóa tương lai – đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch,
Luật thương mại qui định hai loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao
dịch hàng hóa là: hợp đồng kì hạn và hợp đồng quyền chọn.
Căn cứ vào điều 64 Luật thương mại: “Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận,
theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời
điểm trong tương lai theo hợp đồng”.
“Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo
đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định
với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất
định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền
chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó”.
Từ khái niệm về hợp đồng kì hạn và hợp đồng quyền chọn ta xác định
được quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng kì hạn như sau:
- Trường hợp người bán thực hiện việc giao hàng theo hợp đồng thì bên
mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán.
- Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên mua có thể thanh toán
bằng tiền và không nhận hàng thì bên mua phải thanh toán cho bên bán một
khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị
trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực
hiện.
- Tương tự như vậy, nếu các bên có thoả thuận về việc bên bán có thể
thanh toán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên
mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch
hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận
trong hợp đồng.
8


Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn được xác
định như sau:

- Trong hợp đồng quyền chọn, bên mua quyền chọn mua hoặc quyền
chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn
mua hoặc giữ quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do
các bên thoả thuận.
- Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải
mua hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Như vậy, với khoản tiền bỏ ra để
mua quyền chọn mua, bên mua có thể lựa chọn mua hoặc không mua tùy
thuộc vào khả năng của bên mua hay sự chênh lệch giá cả thời điểm kí kết hợp
đồng với thời gian giao nhận hàng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua
quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hoá cho
bên giữ quyền chọn mua. Trường hợp bên bán không có hàng hoá để giao thì
phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh
lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch
hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.
- Tương tự, đối với bên giữ quyền chọn bán họ có quyền bán nhưng
không có nghĩa vụ phải bán hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp
bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa
vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua
không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản
tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công
bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.
- Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết
định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp
đồng đương nhiên hết hiệu lực.

9


Như vậy, nói chung về bản chất của hợp đồng quyền chọn, bên mua
quyền chọn mua hay quyền chọn bán bỏ một khoản tiền để hạn chế rủi rủi ro

cho mình. Khi giao hay nhận hàng hóa họ có quyền được chọn có hoặc không
thực hiện nghĩa vụ của mình tùy thuộc vào tình hình của thị trường. Nếu
chênh lệch giá cả theo chiều hướng có lợi cho họ, họ sẽ thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng. Nếu chênh lệch giá cả theo chiều bất lợi họ sẽ không phải thực hiện
nghĩa vụ đó nhằm hạn chế rủi ro xảy ra với mình. Khoản tiền mua quyền trong
hợp đồng quyền chọn sẽ luôn thấp hơn so với rủi ro mà việc họ buộc phải thực
hiện hợp đồng.
2.2 Qui định về hàng hóa được phép giao dịch qua Sở giao dịch
hàng hóa
Như chúng ta đã biết, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch là sản phẩm
của hoạt động thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp. Như vậy có thể nói
thời kì đầu sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp chính là mặt hàng
cơ bản của phương thức này. Cho tới ngày nay, nông sản vẫn là mặt hàng quen
thuộc của phương thức mua bán này. Song sự xuất hiện của các mặt hàng mới
đã góp phần làm đa dạng hơn thị trường năng động này đồng thời mở thêm
hướng đầu ra cho các loại mặt hàng mới.
Tuy nhiên, không phải mặt hàng nào cũng được phép giao dịch tại Sở
giao dịch hàng hóa. Tại Việt Nam, các loại hàng hóa được phép giao dịch tại
Sở giao dịch hàng hóa được qui định tại quyết định 4361/QĐ-BCT. Dưới đây
là danh mục các loại hàng hóa được phép giao dịch qua Sở giao dịch hàng
hóa:
• Cà phê nhân, chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in.
• Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiền lưu hóa.
• Cao su tự nhiên ở dạng tấm cao su xông khói.

10


• Cao su tự nhiên đã được định chuẩn kỹ thuật.
• Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ

600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.
• Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ
600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.
• Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ
600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.
• Các sản phẩm thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ
qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn
sau khi cán.
2.3 Qui định về thương nhân môi giới hàng hóa tại sở giao dịch
hàng hóa
Điều 69 Luật thương mại qui định về điều kiện, phạm vi hoạt động
cũng như quyền và nghĩa của thương nhân môi giới tại sở giao dịch hàng hóa
như sau:
- Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá
chỉ được phép hoạt động tại Sở Giao dịch hàng hoá khi đáp ứng đủ các điều
kiện theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện hoạt
động của thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.
Một số các điều kiện hoạt động của thương nhân môi giới mà ta cần phải chú
ý: Thương nhân môi giới phải à doanh nghiệp được thành lập theo quy định
của Luật Doanh nghiệp; Có vốn pháp định là năm tỷ đồng trở lên; Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực
hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo
quy định của Luật Doanh nghiệp; Các điều kiện khác theo quy định của Điều
lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

11


- Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá
chỉ được phép thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua Sở

giao dịch hàng hoá và không được phép là một bên của hợp đồng mua bán
hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.
- Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá
có nghĩa vụ đóng tiền ký quỹ tại Sở giao dịch hàng hoá để bảo đảm thực hiện
các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động môi giới mua bán hàng hoá.
Mức tiền ký quỹ do Sở giao dịch hàng hoá quy định. Các quyền và nghĩa vụ
khác do Điều lệ qui định.
Bên cạnh điều kiện, phạm vi hoạt động cùng quyền và nghĩa vụ của
thương nhân môi giới. Luật thương mại còn qui định các hành vi bị cấm đối
với thương nhân môi giới hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Các hành vi bị
cấm đối với thương nhân môi giới hàng hóa:
- Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn
bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm lợi nhuận cho khách hàng.
- Chào hàng hoặc môi giới mà không có hợp đồng với khách hàng.
- Sử dụng giá giả tạo hoặc các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho
khách hàng.
- Từ chối hoặc tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lý việc môi giới
hợp đồng theo các nội dung đã thoả thuận với khách hàng.
- Các hành vi bị cấm khác quy định tại khoản 2 Điều 71 của Luật này.
Ngoài ra, để hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
được khách quan, công băng các chủ thể tham gia hoạt động thương mại tại
Sở giao dịch hàng hóa không được thực hiện các hành vi sau:
Đối với nhân viên của Sở giao dịch hàng hóa không được phép có hành
vi môi giới, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

12


Đối với các bên liên quan quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao
dịch hàng hoá không được thực hiện các hành vi sau:

• Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn
hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch
và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng
kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn;
• Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán
qua Sở giao dịch hàng hóa;
• Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa
tại Sở giao dịch hàng hoá;
• Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
2.4 Qui định về biện pháp quản lí trong trường hợp khẩn cấp
Hoạt động của thị trường hàng hóa tương lai mang tính đầu cơ để kiếm
lời. Do vậy, việc các chủ thể thực hiện các hành vi bị cấm để thu lợi nhuận là
không tránh khỏi. Các hành vi đó sẽ mang lợi nhuận về cho một số các chủ
thể tuy nhiên nó lại gây tiêu cực cho sự khách quan của thị trường hàng hóa.
Điều đó rất có thể dẫn đến sự sự rối loạn thị trường, giao dịch qua Sở giao
dịch hàng hóa không phản ánh được chính xác quan hệ cung cầu. Khi xảy ra
trường hợp như trên sẽ có các biện pháp quản lí cần thiết nhằm ổn định thị
trường. Các quyết định nhằm ổn định thị trường sẽ được Bộ trưởng Bộ
Thương mại đưa ra. Ngoài ra, nếu xét thấy cần thiết Chính phủ sẽ đưa ra các
biện pháp khác. Các biện pháp mà Bộ trưởng Bộ Thương mại có quyền thực
hiện là:
- Tạm ngừng việc giao dịch qua Sở giao dịch hàng hoá;
- Hạn chế các giao dịch ở một khung giá hoặc một số lượng hàng hóa
nhất định;

13


- Thay đổi lịch giao dịch;
- Thay đổi Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hoá.


KẾT LUẬN
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch đã được đưa vào hoạt động ở nước
ta trong một vài năm gần đây và được công nhận chính thức qua các chế định
về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng do Luật thương mại 2005 qui
định. Đây là một phương thức mua bán còn khá mới mẻ tuy nhiên nó đã và
đang mang lại những hiệu quả nhất định cho nền kinh tế Việt Nam. Do những
hiểu biết còn hạn chế về phương thức này mà hiện nay mua bán hàng hóa qua
Sở giao dịch ở nước ta vẫn chưa thực sự phổ biến như các nước trên thế giới.
Luật thương mại và một số văn bản pháp luật khác tuy đã qui định khá rõ ràng
về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch song chừng đó vẫn chưa đủ để phương
thức này phát triển mạnh mẽ như các nước trên thế giới. Do vậy thiết nghĩ các
cơ quan chức năng, các nhà làm luật cần có nhiều hơn nữa các vắn bản qui
định về vấn đề này, đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự
phát triển phương thức này ở nước ta.

14



×