Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.79 KB, 3 trang )

Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thông qua hình
thức pháp lí là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa là
một dạng của hợp đồng mua bán tài sản. Mặc dù không đưa ra định nghĩa về
hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng Luật thương mại 2005 có những quy
định tương đối về hình thức này. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cần
tìm hiểu những quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa trong Luật thương
mại 2005 và kết hợp với những quy định về hợp đồng mua bán tài sản trong
Bộ luật dân sự 2005, trong đó những quy định về giao kết hợp đồng và điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng là vô cùng quan trọng bởi đây là hai yếu tố
quyết định sự tồn tại của một hợp đồng mua bán hàng hóa.
I. Giao kết hợp đồng mua bán hàng
1, Đề nghị giao kết hợp đồng (đối với bên đề nghị)
Từ định nghĩa về đề nghị giao kết hợp đồng tại Điều 390 Bộ luật dân
sự 2005 ta có thể rút ra định nghĩa về đề nghị giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và
chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên được đề nghị.
Giống như hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại
Điều 24 Luật thương mại 2005, cũng có nhiều hình thức khác nhau để đề
nghị giao kết như bằng văn bản hoặc lời nói hay một hành vi cụ thể. Hợp
đồng mua bán có thể do bên bán đề nghị (thường gọi là chào hàng) hoặc do
bên mua. Hiệu lực của đề nghị thông thường được tính từ thời điểm bên
được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp bên đề nghị đã ấn định
thời điểm có hiệu lực.
Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về nội dung của đề nghị, những nội
dung đó phải rõ ràng, trung thực để bên được để nghị có thể hiểu được và
không gây nhầm lẫn. Trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời (trường
1


hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời), bên đề nghị lại
giao kết hợp đồng với chủ thể thứ ba thì phải bồi hường thiệt hại nếu phát


sinh cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng. Bên đề nghị
có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị nhưng chỉ khi bên được đề nghị nhận
được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại trước hoặc cùng với thời điểm
nhận được đề nghị hoặc bên đề nghị đã nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút
lại khi có điều kiện nhất định phát sinh và điều kiện đó đã phát sinh. Trường
hợp bên đề nghị thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị (quyền này đã được nêu rõ
trong đề nghị) thì phải thông báo cho bên được đề nghị và bên được đề nghị
phải nhận được thông báo đó trước khi trả lời chấp nhận đề nghị giao kết.
Hết thời hạn trả lời chấp nhận mà bên được đề nghị không trả lời thì
đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt, nếu bên đó trả lời chấp nhận thì lại
được coi là một đề nghị mới theo hướng ngược lại.
2, Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng (đối với bên được đề nghị)
Trong thời hạn đề nghị có hiệu lực, nếu bên được đề nghị trả lời
không chấp nhận thì đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt. Nếu bên đó chấp
nhận thì hợp đồng mua bán hàng hóa hình thành, nếu có thêm điều kiện hoặc
sửa đổi đề nghị thì coi như bên này đã đưa ra đề nghị mới. Bên được đề nghị
có thể rút lại thông báo chấp nhận nếu thông báo rút lại này đến trước hoặc
cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được thông báo chấp nhận.
3, Thời điểm giao kết hợp đồng
Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán có thể được xác định là thời
điểm bên sau cùng kí vào văn bản (hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng
văn bản) hoặc thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận (hợp đồng
được giao kết gián tiếp thông qua các tài liệu giao dịch) hay thời điểm các
bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng (hợp đồng được giao kết bằng
lời nói).
2


Hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.

II. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa
Một hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các
điều kiện sau:
- Các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể, bao
gồm năng lực hành vi dân sự và năng lực hành vi thương mại, để đảm
bảo thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.
- Đại diện của các bên giao kết hợp đồng mua bán (có thể là đại diện
theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) phải đúng thẩm quyền.
- Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không được vi phạm
điều cấm của pháp luật và đạo đức.
-

Hợp đồng mua bán được giao kết phải đảm bảo các quy định của pháp
luật về hợp đồng, bao gồm các quy định về hình thức của hợp đồng.
Cùng với sự phát triển của thị trường trong nước, hoạt động mua bán

hàng hóa ở nước ta đang ngày càng trở nên phổ biến hơn và giữ vị trí quan
trọng trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày cũng như các hoạt động kinh
tế. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa dần mở rộng, hoạt động mua bán
hàng hóa không chỉ diễn ra trong một vùng lãnh thổ mà có xu hướng mở
rộng ra thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống pháp luật điều chỉnh
hoạt động này càng đa dạng và phức tạp hơn với sự tham gia của các điều
ước và tập quán thương mại quốc tế. Do đó, để tham gia vào hoạt động mua
bán hàng hóa một cách thuận lợi và đúng pháp luật, các chủ thể phải luôn tự
tìm hiểu, cập nhật những quy định của pháp luật về lĩnh vực này cũng như
nhận thức đúng đắn bản chất pháp lý của hoạt động mua bán hàng hóa.
3




×