Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực làm tốt bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.47 KB, 36 trang )

SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT ...........................
-----ššššš-----

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI CẤP TỈNH

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
ĐỀ TÀI:
GIÚP HỌC SINH LỚP 12 NÂNG CAO NĂNG LỰC
LÀM TỐT BÀI NGHỊ LUẬN HAI Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC

Tác giả: .................................
Trình độ chuyên môn: .........
Chức vụ: ..............
Nơi công tác: Trường THPT ..........

.........., tháng 5 năm 2017

1


SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT ...............................
THÔNG TIN CHUNG VỀ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI CẤP TỈNH
1. Tên sáng kiến: “Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực làm tốt bài nghị luận hai ý
kiến bàn về văn học ”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2014- 2015 đến nay.
4. Tác giả:



5. Nơi áp dụng sáng kiến:
6. Mã Sáng kiến: 47

2


MỤC LỤC
Thông tin chung về SKKN dự thi cấp tỉnh
Mục lục
A. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
B. Mô tả giải pháp
I. Thực trạng làm bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học của học sinh
trường THPT ......................... trước khi áp dụng sáng kiến
1. Nghị luận hai ý kiến bàn về văn học khá phổ biến trong các đề thi
hiện nay, có yêu cầu cao đối với đa số học sinh
2. Đa số học sinh tỏ ra lúng túng khi đối diện với kiểu bài nghị luận hai
ý kiến bàn về văn học vì chương trình SGK chưa có những tiết lý
thuyết và thực hành riêng cho kiểu bài nghị luận này
3. Kết quả kiểm tra năng lực làm bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn
học của học sinh còn hạn chế
II. Một số giải pháp giúp học sinh nâng cao năng lực làm tốt bài nghị
luận hai ý kiến bàn về văn học
1. Giúp học sinh nhận diện ra các kiểu dạng nghị luận hai ý kiến bàn
về văn học
2. Giúp học sinh nắm chắc đặc điểm chung và yêu cầu riêng của mỗi
kiểu dạng đề này
3. Sử dụng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh chủ động sáng tạo
trong việc triển khai hệ thống ý theo khung dàn ý chung, gắn với mỗi
kiểu dạng đề bài cụ thể

3.1. Với dạng đề hai ý kiến về một chi tiết
3.2. Với dạng đề hai ý kiến về một nhân vật
3.3. Với dạng đề hai ý kiến về một đoạn trích
3.4. Với dạng đề hai ý kiến về một tác phẩm
4. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản về các tác giả, tác phẩm
trong chương trình để có chất liệu làm tốt bài nghị luận hai ý kiến bàn
về văn học
5. Tích cực hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận hai
ý kiến bàn về văn học
C. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
D. Cam kết
E. Kết luận
Nhận xét của cơ quan, đơn vị áp dụng sáng kiến
G. Thư mục tham khảo
E. Phụ lục
I. Các chữ viết tắt
II. Dàn ý một số đề nghị luận hai ý kiến bàn về văn học

Trang
2
3
4
5
5
5
6
7
7
8
8

10
11
11
12
13
14
14
20
22
23
24
25
26
26
27

3


A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Thực hiện Nghị quyết số 29 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8
(khóa XI), trong những năm gần đây ngành giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đã và đang triển
khai nhiều dự án nhằm “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Đó là một quá trình
đổi mới toàn diện: từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá
chất lượng giáo dục, kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình và những hoạt động
quản lý của quá trình này. Trong các khâu của quá trình đổi mới ấy, trên các phương tiện
thông tin, đại chúng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã khẳng định, đổi mới
kiểm tra, đánh giá là “giải pháp đột phá” đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT. Thứ trưởng
Nguyễn Vinh Hiển cũng cho rằng, đối với từng môn, việc kiểm tra, đánh giá đầu tiên là phải
hướng tới đánh giá năng lực người học, trong đó có năng lực chung và yêu cầu riêng cho

từng lĩnh vực, từng môn học.
Riêng đối với môn Ngữ văn, mấy năm gần đây nhằm thực hiện đồng thời hai mục
đích, vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học, các đề thi đã có nhiều thay đổi từ cấu trúc
đến nội dung theo định hướng đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh, tránh học tủ, học vẹt.
Bên cạnh việc đưa phần Đọc – hiểu vào đề thi mà ngữ liệu có thể nằm ngoài chương trình
sách giáo khoa (SGK) thay cho kiểu câu hỏi tái hiện kiến thức, thiên về kiểm tra trí nhớ
trước đó, phần nghị luận văn học trong kỳ thi THPT Quốc gia đều theo xu hướng tiếp cận
ngày một gần hơn với các đề thi Đại học, Cao đẳng khối C và khối D. Có nghĩa là, mức độ
đề thi khó hơn so với đề thi Tốt nghiệp trước đây, nhưng lại “nhẹ” hơn so với đề thi Đại học,
Cao đẳng. Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi thấy, bên cạnh những câu hỏi yêu cầu nghị luận
về một đoạn thơ, bài thơ, nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích, văn xuôi, hay nghị luận
về một ý kiến bàn về văn học rất quen thuộc với học sinh vì các em đã được học kỹ ở
chương trình Ngữ văn 12; kiểu bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học xuất hiện khá phổ
biến trong các đề thi Đại học năm 2013 và 2014. Đặc biệt, mới đây nhất, ngày 15/5/2017, Bộ
GD&ĐT đã chính thức công bố đề thi minh họa lần thứ 3 môn Ngữ văn theo định hướng kỳ
thi THPT Quốc gia năm 2017, trong đó cũng có câu thuộc kiểu bài nghị luận hai ý kiến bàn
về văn học. Bởi đây là một dạng đề mở, không chi kích thích tư duy, phát triển trí tuệ, giúp
học sinh có cơ hội phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, mà còn có khả năng
phân hóa được trình độ của học sinh trong kiểm tra, đánh giá, nhờ đó mà có thể đánh giá
được năng lực học sinh một cách khách quan, chính xác hơn.
Tuy nhiên, đây là dạng đề khó đối với học sinh, nhất là các em có học lực trung bình.
Bởi nó đòi hỏi học sinh năng lực tư duy cao, biết huy động kiến thức cho phù hợp và bày tỏ
rõ quan điểm, chính kiến của bản thân về những vấn đề được đặt ra ở đề bài... Hơn nữa,
trong chương trình SGK Ngữ văn THPT không có những tiết học riêng về lý thuyết và thực
hành cho dạng đề này. Vì thế, khi đối diện với dạng đề nghị luận hai ý kiến bàn về văn học,
học sinh găp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề và kết quả bài làm của các em
chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn ấy, tôi đã chọn đề tài “Giúp học sinh lớp 12 nâng cao
năng lực làm tốt bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học ” làm sáng kiến kinh nghiệm
(SKKN), nhằm trao đổi với các bạn đồng nghiệp cách thức hướng dẫn học sinh ôn tập môn

Ngữ văn lớp 12 nói chung, nâng cao năng lực làm bài nghị luận văn học dạng đề nghị luận
hai ý kiến bàn về văn học nhằm đáp ứng yêu cầu kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 nói riêng
mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy, góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi
mới và nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn THPT hiện nay.

4


B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I. Thực trạng năng lực làm bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học của học sinh trường
THPT ......................... trước khi áp dụng sáng kiến:
1. Nghị luận hai ý kiến bàn về văn học khá phổ biến trong các đề thi hiện nay, có yêu
cầu cao đối với đa số học sinh:
Như đã nói ở trên, những năm gần đây, theo xu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá,
kiểu bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học khá phổ biến trong các đề kiểm tra, đề thi các kì
thi học sinh giỏi cấp tinh, cấp quốc gia, các kì thi đại học môn Ngữ văn. Cách ra đề cũng
biến hóa, linh hoạt, đòi hỏi thí sinh phải nghị luận về những ý kiến khác nhau về một tác
phẩm, một nhân vật, một chi tiết trong tác phẩm, thậm chí so sánh giữa hai tác phẩm, hai tác
giả, hai nhân vật, hai chi tiết …của cùng một tác giả hoặc hai tác giả khác nhau.
Ví dụ 1: Đề thi ĐH năm 2013 – Khối C:
Câu 3.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm):
Về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho
rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh:
hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
Ví dụ 2: Đề thi ĐH năm 2013 – Khối D:
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Nhận định về niềm khát khao tận hưởng sự sống trong bài thơ “Vội Vàng” của Xuân
Diệu, từng có ý kiến cho rằng: đó là tiếng nói của cái tôi vị ki tiêu cực. Lại có ý kiến khẳng
định: đó là tiếng nói của cái tôi cá nhân tích cực.

Từ cảm nhận của mình về niềm khát khao đó, anh/chị hãy bình luận những ý kiến
trên.
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn
MinhChâu, có ý kiến cho rằng : nét nổi bật ở người nghệ sỹ này là một tâm hồn nhạy cảm và
say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ
Phùng chính là một tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người.
Từ cảm nhận của mình về nhân vật Phùng, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
Ví dụ 3: Đề thi ĐH năm 2014 – Khối C:
Câu III (5 điểm): Về hình tượng sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (sách Ngữ văn 12), có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật
của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Vẻ
đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hóa, lịch sử.
Bằng cảm nhận về hình tượng sông Hương, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
Ví dụ 4: Đề thi ĐH năm 2014 – Khối D:
Câu III (5 điểm): Về hình tượng Lor-ca trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của
Thanh Thảo, có ý kiến cho rằng: Đó là mẫu nghệ sĩ - chiến sĩ, vì dấn thân tranh đấu cho dân
chủ và tự do nên bị bọn phát xít hành hình. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là mẫu nghệ sĩ
thuần túy chi đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật, nhưng bị giết hại oan khuất.
Bằng cảm nhận về hình tượng Lor-ca, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
Ví dụ 5: Đề minh họa lần 3 môn Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia 2017 của Bộ
GD&ĐT:
Về nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, có ý kiến cho rằng:
Tràng là gã trai quê nông nổi, liều lĩnh. Lại có ý kiến nhấn mạnh: Đó là một con người đầy
khaokhát, tốt bụng.
Bằng cảm nhận của mình về nhân vật Tràng, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

5



Như vậy, qua thống kê dạng đề nghị luận hai ý kiến bàn về văn học trong các kì thi
gần đây chúng tôi nhận thấy, tần số xuất hiện của dạng đề này khá cao. Đồng thời, đây cũng
là dạng đề mở, yêu cầu học sinh phát huy tính độc lập suy nghĩ, chủ động sáng tạo khi làm
bài. Nó không chi kích thích khả năng tư duy, phát triển trí thông minh của học sinh, giúp
các em có cơ hội phát huy năng lực sáng tạo của mình, mà còn có khả năng phân hóa trình
độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá mang tính “đột phá” trong giai đoạn
hiện nay.
Tuy nhiên, đây cũng là dạng đề khó với học sinh nhất là học sinh có học lực trung
bình. Đặc biệt, đối với học sinh trường THPT ......................... khi mà mấy năm trở lại đây
điểm tuyển sinh đầu vào bình quân chưa đạt 5,0 điểm/môn các em thường hoang mang, lúng
túng khi đối diện với dạng đề này. Bởi đề yêu cầu ở học sinh khả năng tư duy cao, biết lựa
chọn nội dung viết sao cho phù hợp yêu cầu đề, biết bàn bạc và mở rộng vấn đề... Vì thế khi
gặp dạng đề nghị luận hai ý kiến về văn học, học sinh găp rất nhiều khó khăn trong việc giải
quyết vấn đề và kết quả bài làm của các em chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
2. Đa số học sinh tỏ ra lúng túng khi đối diện với kiểu bài nghị luận hai ý kiến bàn về
văn học vì chương trình SGK chưa có những tiết lý thuyết và thực hành riêng cho kiểu
bài nghị luận này:
Mặc dù các em học sinh đã được làm quen với kỹ năng làm bài nghị luận văn học từ
những năm cuối của chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở và tiếp tục được củng cố, rèn
luyện trong suốt 03 năm của chương trình Ngữ văn THPT, nhưng trong chương trình SGK
Ngữ văn ở cả hai cấp học này không có những tiết học riêng về lý thuyết và thực hành kiểu
bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến
hầu hết học sinh tỏ ra lúng túng khi đối diện với dạng đề nghị luận văn học và kết quả làm
bài dạng này của các em đạt hiệu quả chưa cao.
Hơn nữa, rõ ràng so với các kiểu bài nghị luận về đoạn văn, đoạn thơ, tác phẩm văn
học, hay kiểu bài nghị luần về một ý kiến bàn về văn học đã được học trong chương trình,
kiểu bài nghị luận hai ý kiến về văn học đặt ra những yêu cầu cao hơn, phức tạp hơn nhiều.
Bởi đây là kiểu bài nghị luận tổng hợp, liên quan đến nhiều phương diện, không chi đòi hỏi
học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản, mà còn phải rèn luyện nhiều kĩ năng đặc biệt là
kĩ năng phân tích, tổng hợp, phản biện, đánh giá vấn đề. Trong khi đó, thực tế cho thấy

những kĩ năng này ở học sinh, nhất là những trường có đầu vào tuyển sinh rất thấp, đa phần
là rất hạn chế. Vì thế, nhiều giáo viên cũng tỏ ra e ngại khi đưa ra dạng đề nghị luận văn học
này đối với học sinh đại trà, mà thường chi dành riêng cho đối tượng học sinh tham gia đội
tuyển học sinh giỏi, hoặc có thiên hướng lấy kết quả bài thi môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT
Quốc gia để xét tuyển Đại học.
Mặt khác, trong chương trình Ngữ văn lớp 12 THPT thời lượng luyện tập kĩ năng làm
văn nghị luận còn rất hạn hẹp, chi có một số tiết ít ỏi nếu không có sự sắp xếp hợp lí không
thể đem lại hiệu quả thực hành. Vì thế, đa số giáo viên thường chi hướng dẫn học sinh lập
dàn ý cho một số đề bài trong sách giáo khoa. Một số giáo viên dù có cập nhật hướng ra đề
mới nhưng không đủ thời gian rèn kĩ năng cho các em hoặc hướng dẫn các em thực hành.
Bên cạnh đó, đa số học sinh không yêu thích môn Ngữ văn, chưa chủ động tìm hiểu, tích lũy
các đề bài (câu hỏi) hay, mới lạ. Không ít học sinh vẫn còn có thói quen học vẹt, học tủ.
Thậm chí,một số em học bài mà chẳng hiểu gì về tác phẩm, nhân vật, không thể đưa ra
những ý kiến đánh giá độc lập, không thể bình luận về tác phẩm đã học, không biết đóng góp
của tác giả với nền văn học nước nhà. Nhiều em cách nhìn nhận về tác phẩm và các vấn đề
văn học còn chủ quan, phiến diện. Vì thế, khi gặp dạng đề nghị luận hai ý kiến về văn học đa
số các em không biết phải làm thế nào, bắt đầu ra sao? Thâm chí, không ít học sinh chưa có
nhận thức đúng đắn về yêu cầu của đề bài. Nhiều em còn có suy nghĩ bài làm đơn thuần chi

6


là sự ghép lại của hai bài văn độc lập. Không ít trường hợp các em chi nghị luận về một ý
kiến mà mình cho là đúng, không quan tâm đến ý kiến còn lại, không thấy được mối liên
quan giữa chúng. Thậm chí, có những học sinh gặp gì viết nấy, không đáp ứng đúng nội
dung, yêu cầu của đề bài, nên chất lượng, hiệu quả bài làm của các em chưa cao.
3. Kết quả kiểm tra năng lực làm bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học của học sinh
còn hạn chế:
Khảo sát qua kết quả các bài kiểm tra chất lượng phần làm văn câu hỏi nghị luận hai ý
kiến bàn về văn học môn Ngữ văn 12 (thang điểm 5/10) của học sinh THPT .........................

trong kỳ thi 8 tuần học kỳ II năm học 2014-2015, khi chưa áp dụng SKKN này , chúng tôi
thấy như sau:
Điểm 3,5 đến 5,0 Điểm 2,0 đến dưới 3,5 Điểm 1,75 đến 0
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
269
8
2,9%
76
26,2%
174
70,9%
Qua bản thống kê trên, điều dễ thấy là khi chưa áp dụng SKKN này kết quả kiểm tra
phần nghị luận văn học của học sinh rất nhiều hạn chế. Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi quá
ít (2,9%), tỷ lệ học sinh dưới trung bình quá cao (70,9%). Mà nguyên nhân chính, như đã nói
ở trên là do các em có thói quen làm bài một cách thụ động, chưa có kiến thức lý thuyết soi
đường, chưa có nhiều thời gian rèn luyện kỹ năng thực hành.
II. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực làm tốt bài nghị luận hai ý
kiến bàn về văn học:
Trước yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng
lực, nhất là năng lực tạo lập văn bản nghị luận của học sinh ngày càng cao, từ thực trạng và
nguyên nhân dẫn đến kết quả làm bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học của học sinh còn
nhiều hạn chế, chúng tôi đã lựa chọn và thực hiện có hiệu quả một số giải pháp cơ bản sau
nhằm “Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực làm bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn
học ”
1. Giúp học sinh nhận diện ra các kiểu dạng nghị luận hai ý kiến bàn về văn học:

Như trên đã nói, nghị luận hai ý kiến bàn về văn học là sự đổi mới trong cách ra đề
khá phổ biến ở các kỳ thi Đại học, Cao đẳng hiện nay. Cách thức ra đề cũng đa dạng phong
phú, đề cập tới nhiều vấn đề văn học khác nhau nhằm đánh giá đúng năng lực, phẩm chất
học sinh, tạo cơ hội để các em bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình trước những ý kiến
khác nhau bàn về các vấn đề văn học.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu, khảo sát các đề thi Đại học, Cao đẳng mấy năm trở lại đây,
chúng tôi thấy có các kiểu dạng nghị luận hai ý kiến bàn về văn học cơ bản sau:
- Hai ý kiến về một chi tiết nghệ thuật:
* Ví dụ:
Có ý kiến cho rằng, hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ của Mị trong “Vợ chồng A
Phủ” của Tô Hoài là hành động hoàn toàn mang tính bột phát. Lại có ý kiến khẳng định Mị
cắt dây cởi trói cho A Phủ cũng là tự cởi trói cho mình.
Suy nghĩ của anh (chị) về hai ý kiến trên.
- Hai ý kiến về một nhân vật:
* Ví dụ:
Bàn về hình tượng người lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn
Tuân có ý kiến cho rằng: “Đó là người lao động đầy trí dũng trên sông nước Đà giang”. Ý
kiến khác lại khẳng định: “Đó là người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác leo
ghềnh.”
Tổng số HS dự thi

7


Từ cảm nhận của mình về hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút “Người lái
đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên?
(Hay, như ví dụ 1, ví dụ 2 (câu 3b), ví dụ 3, ví 4, ví dụ 5 trang 5)
- Hai ý kiến về một đoạn trích:
* Ví dụ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12, tập 1 – Trang 88)
Có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng
song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Đoạn thơ vẽ nên bức
tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng mạn, hào
hoa”.
Từ cảm nhận của mình về đoạn thơ, anh (chị) hãy bình luận về hai ý kiến trên.
- Hai ý kiến về một tác phẩm:
* Ví dụ:
Bàn về bài thơ “Sóng” có ý kiến cho rằng: “Sóng đã thể hiện được một tình yêu có
tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời.” Lại có ý kiến khẳng định ”Tình yêu mà Xuân
Quỳnh thể hiện trong bài thơ mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay.”
Bằng việc cảm nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, anh (chị) hãy bàn luận về những
ý kiến trên.
(Hay, như ví dụ 2, câu 3a trang 5)
Như vậy, nghị luận hai ý kiến bàn về văn học có tới 04 kiểu dạng cơ bản khác nhau.
Giúp học sinh nhận diện 04 kiểu dạng cơ bản này là tiền đề quan trọng để nâng cao năng lực
làm bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học cho các em. Bởi bên cạnh đặc điểm chung, mỗi

kiểu dạng cụ thể của bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học bao giờ cũng có những yêu cẩu
riêng đòi hỏi học sinh phải nắm chắc mới có cơ hội đạt kết quả cao khi làm bài nghị luận văn
học này.
2. Giúp học sinh nắm chắc đặc điểm chung và yêu cầu riêng của mỗi kiểu dạng đề này:
2.1. Đặc điểm chung của kiểu bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học:
- Nghị luận hai ý kiến bàn về văn học là kiểu bài nghị luận đòi hỏi học sinh phải sử
dụng tổng hợp các thao thác nghị luận một cách linh hoạt, bao gồm các thao tác: Giải thích,
phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ. Ở đó, học sinh cần phải thể hiện rõ nhất
quan điểm, chính kiến của bản thân trước những ý kiến nhận xét, đánh giá khác nhau về một
hiện tượng văn học. Bởi vậy, bên cạnh việc nắm chắc các kiến thức trọng tâm, cơ bản về tác
giả, tác phẩm, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các thao tác nghị luận, học sinh phải thể hiện rõ
quan điểm, chính kiến của mình, đồng tình hay bác bỏ, hoặc chi nhất trí về một phương diện,

8


khía cạnh nào đó trong các ý kiến và đề xuất, bổ sung cho phù hợp. Đây quả là một yêu cầu
rất cao đối với học sinh, đòi hỏi các em phải huy động vốn sống, vốn hiểu biết của bản thân
và thể hiện rõ phẩm chất, năng lực người học. Đấy là chưa kể mỗi kiểu dạng nghị luận hai ý
kiến về văn học lại có những yêu cầu riêng, cần huy động những đơn vị kiến thức khác nhau,
nên học sinh cần phải không ngừng trau dồi, bổ sung kiến thức mới có thể làm tốt những
kiểu dạng đề bài này.
- Mặc dù, mỗi kiểu dạng nghị luận hai ý kiến về văn học có những yêu cầu riêng,
nhưng giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm chắc khung dàn ý chung của kiểu bài này bao
gồm các ý cơ bản sau:
+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm (đoạn trích, nhân vật, chi tiết) cần nghị
luận; trích dẫn hai ý kiến.
+ Giải thích (nếu cần), phân tích, chứng minh, bình luận ý kiến 1.
+ Giải thích (nếu cần), phân tích, chứng minh, bình luận ý kiến 2.
+ Phân tích, đánh giá về mối quan hệ giữa hai kiến.

+ Đánh giá khái quát giá trị hai ý kiến với nhận thức, suy nghĩ của bản thân về vị trí
vai trò của chi tiết, nhân vật, đoạn trích trong tác phẩm, cũng như vị trí vai trò của tác phẩm
trong sự nghiệp sáng tác của tác giả.
- Cùng với việc phân tích đề, nhận diện ra các kiểu dạng nghị luận hai ý kiến về văn
học và xác định rõ thao tác nghị luận chính được sử dụng, các ý chính cơ bản cần trình bày,
phạm vi tư liệu cần sử dụng, việc nắm chắc khung dàn ý chung của kiểu bài này là khâu định
hướng hết sức quan trọng, cũng là “chìa khóa” giúp học sinh biết cách làm bài và chủ động,
tự tin trong quá trình triển khai ý và hoàn thiện bài làm, nếu các em đã nắm chắc các kiến
thức, kỹ năng cơ bản liên quan tới các vấn đề được đặt ra ở đề bài.
2.2. Yêu cầu riêng của mỗi kiểu dạng nghị luận hai ý kiến bàn về văn học:
Bên cạnh đặc điểm chung, cũng như khung dàn ý chung như đã trình bày ở trên, mỗi
kiểu dạng nghị luận hai ý kiến về văn học lại có những yêu cầu riêng đòi hỏi học sinh cần
phải nắm chắc và biết cách huy động kiến thức cho phù hợp.
- Đối với kiểu dạng hai ý kiến về một chi tiết nghệ thuật, học sinh cần:
+ Hiểu rõ: Chi tiết nghệ thuật là gì? Vị trí, vai trò của chi tiết với việc làm nổi bật đặc
điểm, tính cách nhân vật, chủ đề tư tưởng tác phẩm, phong cách nghệ thuật của nhà văn…
+ Nắm chắc xuất xứ của chi tiết: Nằm ở vị trí nào trong tác phẩm, gắn với nhân vật
hay sự kiện nổi bật nào?
+ Cảm nhận, phân tích được giá trị của chi tiết với nhân vật, sự kiện, nội dung, tư
tưởng tác phẩm, phong cách nghệ thuật tác giả.
+ Trên cơ sở đó, biết cách cắt nghĩa, lý giải hai ý kiến khác nhau về chi tiết; xác định
rõ ý kiến nào đúng, ý kiến nào chưa thỏa đáng, ý kiến nào cần bổ sung và mối quan hệ giữa
hai ý kiến…
+ Đánh giá về giá trị của hai ý kiến với việc nâng cao nhận thức của bản thân về chi
tiết nghệ thuật.
- Đối với kiểu dạng hai ý kiến về một nhân vật, giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
+ Hiểu rõ: Nhân vật trong tác phẩm văn học là gì? Vị trí, vai trò của nhân vật trong
việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm, phong cách nghệ thuật của nhà văn…
+ Phân biệt rõ nhân vật được bàn tới trong tác phẩm là nhân vật nào? Đấy là nhân vật
chính, hay nhân vật phụ, nhân vật trung tâm? Hoặc đấy là nhân vật tính cách hay nhân vật

hành động, nhân vật tư tưởng? Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp điển hình hóa, hay lý
tưởng hóa?...
+ Cảm nhận, phân tích được giá trị của nhân vật trong việc phản ánh nội dung, tư
tưởng tác phẩm, thể hiện phong cách nghệ thuật tác giả.

9


+ Từ đó, biết cách cắt nghĩa, lý giải hai ý kiến khác nhau về nhân vật; xác định rõ ý
kiến nào đúng, ý kiến nào chưa thỏa đáng, ý kiến nào cần bổ sung và mối quan hệ giữa hai ý
kiến…
+ Đánh giá về giá trị của hai ý kiến với việc nâng cao nhận thức của bản thân về nhân
vật.
- Đối với kiểu dạng hai ý kiến về một đoạn trích, học sinh cần:
+ Nắm chắc xuất xứ của đoạn trích: Nằm ở vị trí nào trong tác phẩm, thể hiện phương
diện nào trong chủ đề tư tưởng và phong cách nghệ thuật tác giả?
+ Hiểu rõ: giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích, thông qua ngôn ngữ,
hình tượng, các biện pháp tu từ được sử dụng (các chi tiết, sự kiện tiêu biểu)...
+ Biết cách cắt nghĩa, lý giải hai ý kiến khác nhau về đoạn trích; xác định rõ ý kiến
nào đúng, ý kiến nào chưa thỏa đáng, ý kiến nào cần bổ sung và mối quan hệ giữa hai ý
kiến…
+ Đánh giá về giá trị của hai ý kiến với việc nâng cao nhận thức của bản thân về đoạn
trích.
- Đối với kiểu dạng hai ý kiến về một tác phẩm, giáo viên cần giúp học sinh:
+ Nắm chắc xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; những nét chính trong phong
cách nghệ thuật của tác giả.
+ Hiểu rõ và cảm nhận, phân tích được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác
phẩm thông qua thế giới ngôn ngữ, hình tượng được tác giả sử dụng.
+ Biết cách cắt nghĩa, lý giải hai ý kiến khác nhau về đoạn trích; xác định rõ ý kiến
nào đúng, ý kiến nào chưa thỏa đáng, ý kiến nào cần bổ sung và mối quan hệ giữa hai ý

kiến…
+ Đánh giá về giá trị của hai ý kiến với việc nâng cao nhận thức của bản thân về tác
phẩm và khẳng định vị trí, vai trò của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả, cũng
như trong nền văn học dân tộc.
Rõ ràng, mỗi kiểu dạng nghị luận hai ý kiến về văn học lại có những yêu cầu riêng.
Nó đòi hỏi học sinh vừa phải nhận diện đúng các kiểu dạng đề bài cụ thể, vừa biết cách huy
động kiến thức cho phù hợp. Trong đó, những kiến thức về tác giả, tác phẩm là cơ sở, nền
tảng quan trọng nhất. Những kiến thức lý luận văn học sẽ soi chiếu, bổ sung và nâng cao
năng lực cho học sinh trong quá trình bày tỏ quan điểm, chính kiến của bản thân dựa trên
việc phân tích, chứng minh qua những dẫn chứng cụ thể.
3. Sử dụng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh chủ động, sáng tao trong việc triển
khai hệ thống ý theo khung dàn ý chung, gắn với mỗi kiểu dạng đề bài cụ thể:
Để phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, giáo viên nên xây dựng hệ
thống câu hỏi trên cơ sở khung dàn ý chung của bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học,
cũng như yêu cầu riêng của mỗi kiểu dạng đề bài này, giúp các em xây dựng và triển khai
các ý của bài viết. Nếu nắm chắc hệ thống câu hỏi này, học sinh sẽ hình thành một phương
pháp tư duy tích cực, không phải “học vẹt” một cách thụ động như lâu nay các em vẫn quen
làm.
Theo khung dàn ý chung của bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học như trên đã trình
bày, khi gặp dạng đề bài này học sinh cần làm nổi bật năm ý chính cơ bản. Trong đó, ý thứ
nhất tương đương với phần “Mở bài”, ý hai, ba, bốn tương đương với phần “Thân bài”, và ý
tứ năm chính là phần “Kết bài”. Vì thế để giúp học sinh hình thành kỹ năng viết bài nghị
luận hai ý kiến bàn về văn học theo bố cục ba phần, chúng tôi đã giúp các em xây dựng hệ
thống câu hỏi triển khai các ý chính cơ bản theo bố cục ấy tương ứng với từng kiểu dạng cụ
thể cho phù hợp.
Cụ thể là:

10



3.1. Với dạng đề hai ý kiến về một chi tiết
3.1.1. Mở bài :
Để giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong việc giới thiệu về tác giả, tác phẩm, chi tiết
cần nghị luận; trích dẫn 2 ý kiến, giáo viên nên định hướng cho các em tự đặt ra và trả lời các
câu hỏi sau:
+ Chi tiết nghệ thuật cần nghị luận thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
+ Chi tiết ấy nằm ở phần nào trong tác phẩm?
+ Những ý kiến khác nhau về chi tiết?
3.1.2. Thân bài :
a. Giải thích (nếu cần), phân tích, chứng minh, bình luận ý kiến 1:
Học sinh cần trả lời các câu hỏi:
+ Ý kiến này nhận xét, đánh giá về giá trị nào của chi tiết? (làm nổi bật đặc điểm tính
cách nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, phong các nghệ thuật của nhà văn hay chủ đề
tư tưởng tác phẩm?) – thao tác giải thích.
+ Ý kiến ấy đúng hay sai? (Hoặc chi đúng một phần)- thao tác bình luận.
+ Ý kiến ấy bao gồm những khía cạnh nào? (hay chi có một khía cạnh)- thao tác phân
tích.
+ Khía cạnh (những khía cạnh) ấy được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh, biện
pháp tu từ nào? - thao tác phân tích, chứng minh.
b. Giải thích (nếu cần), phân tích, chứng minh, bình luận ý kiến 2:
(Tương tự như ý kiến 1)
c. Phân tích, đánh giá về mối quan hệ giữa hai 2 kiến:
Học sinh cần trả lời các câu hỏi sau:
+ Hai ý kiến này giống nhau hay khác nhau? (thường khác nhau).
+ Chúng đối lập nhau hay bổ sung cho nhau? (thường bổ sung).
+ Nếu bổ sung cho nhau thì chúng giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về nhân vật
(tác phẩm) ở phương diện nào? (đặc điểm, tâm lý, tính cách, hay nghệ thuật xây dựng nhân
vật của tác giả ; giá trị nội dung, hay giá trị nghệ thuật tác phẩm; hoặc cả hai).
+ Nếu chúng đối lập nhau thì ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, hay cả 2 đều đúng? Bản
thân đồng tình với ý kiến nào? (hay cả hai). Có cần bổ sung, đề xuất thêm không?.

3.1.3. Kết bài:
Để đánh giá khái quát về giá trị hai ý kiến với nhận thức, suy nghĩ của bản thân về chi
tiết và vị trí vai trò của chi tiết trong tác phẩm, cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà văn, học
sinh cần trả lời các câu hỏi sau:
+ Những ý kiến này giúp ta hiểu về chi tiết như thế nào? (sâu sắc toàn diện về một
phương diện nào đó).
+ Chi tiết góp phần làm nổi bật phương diện nào của tác phẩm? (nội dung, tư tưởng
nào? Nét đặc sắc nghệ thuật nào?).
+ Chi tiết có góp phần làm nên sức sống của tác phẩm hay phong cách nghệ thuật của
nhà văn không? Sức sống ấy như thế nào? Phong cách nghệ thuật ấy ra sao?
3.2. Với dạng đề hai ý kiến về một nhân vật:
3.2.1. Mở bài:
Để giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật cần nghị luận; trích dẫn ý kiến, học sinh
cần trả lời những câu hỏi sau:
+ Nhân vật thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
+ Đây là nhân vật chính, hay nhân vật phụ, nhân vật trung tâm trong tác phẩm?
+ Những ý kiến khác nhau về nhân vật?
3.2.2. Thân bài:

11


a. Giải thích (nếu cần), phân tích, chứng minh, bình luận ý kiến 1:
Học sinh cần trả lời các câu hỏi sau :
+ Ý kiến này đề cập tới phương diện nào của nhân vật? (Đặc diểm tính cách nhân vật,
hay nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn) – giải thích.
+ Ý kiến ấy đúng hay sai, hoặc chi đúng một phần? (tương tự như phần a, mục 3.1.2)
+ Ý kiến ấy bao gồm những khía cạnh nào? (hay chi có một khía cạnh), (tương tự
như phần a, mục 3.1.2)
+ Khía cạnh (những khía cạnh) ấy được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh, biện

pháp tu từ nào? - phân tich, chứng minh.
b. Giải thích (nếu cần), phân tích, chứng minh, bình luận ý kiến 2: (tương tự như ý kiến 1)
c. Phân tích, đánh giá về mối quan hệ giữa hai 2 kiến: (tương tự như phần c, mục 3.1.2)
3.2.3. Kết bài :
Đánh giá khái quát về giá trị 2 ý kiến với nhận thức, suy nghĩ của bản thân về nhân
vật và vị trí vai trò của nhân vật trong tác phẩm, cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà văn,
học sinh cần trả lời các câu hỏi sau :
+ Những ý kiến này giúp ta hiểu về nhân vật như thế nào? (sâu sắc toàn diện về một
phương diện nào đó).
+ Nhân vật góp phần làm nổi bật phương diện nào của tác phẩm? (nội dung, tư tưởng
nào hoặc nét đặc sắc nghệ thuật nào?).
+ Nhân vật có góp phần làm nên sức sống của tác phẩm hay phong cách nghệ thuật
của nhà văn không? Sức sống ấy như thế nào? Phong cách nghệ thuật ấy ra sao?
3.3. Với dạng đề hai ý kiến về một đoạn trích:
3.3.1. Mở bài :
Khi giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích cần nghị luận; trích dẫn 2 ý kiến, học
sinh có thể tự đặt ra và trả lời các câu hỏi sau:
+ Đoạn trích thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
+ Vị trí đoạn trích trong tác phẩm?
+ Chủ đề chính và những nét đặc sắc của đoạn trích?
+ Những ý kiến khác nhau về đoạn trích?
3.3.2. Thân bài :
a. Giải thích (nếu cần), phân tích, chứng minh, bình luận ý kiến 1:
Học sinh cần trả lời các câu hỏi sau :
+ Ý kiến này bàn về phương diện nào của đoạn trích? (chủ đề, nội dung tư tưởng, cảm
hứng chủ đạo, hình tượng trung tâm hay những đặc sắc nghệ thuật …) - giải thích.
+ Ý kiến ấy đúng hay sai, hoặc chi đúng một phần? (tương tự như phần a, mục 3.1.2)
+ Ý kiến ấy bao gồm những khía cạnh nào? (hay chi có một khía cạnh), (tương tự như
phần a, mục 3.1.2)
+ Khía cạnh (những khía cạnh) ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, (chi tiết

tiêu biểu), biện pháp tu từ nổi bật nào? - phân tích, chứng minh.
b. Giải thích (nếu cần), phân tích, chứng minh, bình luận ý kiến 2 (tương tự như ý kiến 1)
c. Phân tích, đánh giá về mối quan hệ giữa hai 2 kiến:
Học sinh cần trả lời các câu hỏi sau:
+ Hai ý kiến này giống nhau hay khác nhau? (tương tự như phần c, mục 3.1.2)
+ Chúng đối lập nhau hay bổ sung cho nhau? (tương tự như phần c, mục 3.1.2)
+ Nếu bổ sung cho nhau thì chúng giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về đoạn trích
ở phương diện nào? (chủ đề, nội dung tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, hình tượng trung tâm
hay những đặc sắc nghệ thuật…)

12


+ Nếu chúng đối lập nhau thì ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, hay cả 2 đều đúng? Bản
thân em đồng tình với ý kiến nào? (hay cả hai). Có cần bổ sung, đề xuất thêm không? (tương
tự như phần c, mục 4.1.2)
3.3.3 Kết bài:
Khi đánh giá khái quát về giá trị 2 ý kiến với nhận thức, suy nghĩ của bản thân về
đoạn trích và vị trí vai trò của đoạn trích trong tác phẩm, cũng như sự nghiệp sáng tác của
nhà văn, học sinh cần trả lời các câu hỏi sau:
+ Những ý kiến này giúp ta hiểu về đoạn trích như thế nào? (sâu sắc toàn diện về một
phương diện nào đó).
+ Đoạn trích góp phần làm nổi bật phương diện nào của tác phẩm? (nội dung, tư
tưởng nào? Nét đặc sắc nghệ thuật nào?).
+ Đoạn trích có góp phần làm nên sức sống của tác phẩm hay phong cách nghệ thuật
của nhà văn không? Sức sống ấy như thế nào? Phong cách nghệ thuật ấy ra sao?
3.4. Với dạng đề hai ý kiến về một tác phẩm
3.4.1. Mở bài :
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; trích dẫn 2 ý kiến, bằng cách đặt ra và trả lời các câu
hỏi:

+ Tác phẩm do ai sáng tác, được ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Chủ đề chính của tác phẩm là gì?
+ Những nét đặc sắc nghệ thuật và vị trí tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác
giả?
+ Những nhận xét khác nhau về tác phẩm?
3.4.2. Thân bài :
a. Giải thích (nếu cần), phân tích, chứng minh, bình luận ý kiến 1:
Học sinh cần trả lời các câu hỏi sau :
+ Ý kiến này đề cập tới phương diện nào của tác phẩm ? (chủ đề, nội dung tư tưởng,
cảm hứng chủ đạo, hình tượng trung tâm hay những đặc sắc nghệ thuật…) - giải thích.
+ Ý kiến ấy đúng hay sai, hoặc chi đúng một phần? (tương tự như phần a, mục 3.1.2)
+ Ý kiến ấy bao gồm những khía cạnh nào? (hay chi có một khía cạnh), (tương tự như
phần a, mục 3.1.2)
+ Khía cạnh (những khía cạnh) ấy được thể hiện qua những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh,
biện pháp tu từ nổi bật nào? - phân tích, chứng minh.
b. Giải thích (nếu cần), phân tích, chứng minh, bình luận ý kiến 2: (tương tự như ý kiến 1)
c. Phân tích, đánh giá về mối quan hệ giữa hai 2 kiến:
Học sinh cần trả lời các câu hỏi sau:
+ Hai ý kiến này giống nhau hay khác nhau? (tương tự như phần c, mục 3.1.2)
+ Chúng đối lập nhau hay bổ sung cho nhau? (tương tự như phần c, mục 3.1.2)
+ Nếu bổ sung cho nhau thì chúng giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về tác phẩm
ở phương diện nào? (chủ đề, nội dung tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, hình tượng trung tâm
hay những đặ sắc nghệ thuật …)
+ Nếu chúng đối lập nhau thì ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, hay cả 2 đều đúng? Bản
thân đồng tình với ý kiến nào? (hay cả hai). Có cần bổ sung, đề xuất thêm không? (tương tự
như phần c, mục 3.1.2)
3.4.3. Kết bài :
Đánh giá khái quát về giá trị 2 ý kiến với nhận thức, suy nghĩ của bản thân về tác
phẩm và vị trí vai trò của tác phẩm với sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật của nhà
văn; học sinh cần trả lời các câu hỏi sau:


13


+ Những ý kiến này giúp ta hiểu về tác phẩm như thế nào? (sâu sắc toàn diện về một
phương diện nào đó).
+ Tác phẩm giúp ta nhận thức thêm được điều gì?.
+ Tác phẩm có góp phần làm làm nổi bật phong cách nghệ thuật của tác giả không?
Tác phẩm có ý nghĩa như thế nào với sự nghiệp sáng tác của tác giả và có vị trí như thế nào
trong nền văn học dân tộc?
4. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản về các tác giả, tác phẩm trong chương
trình để có chất liệu làm tốt bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học:
Bên cạnh việc nắm chắc đặc điểm chung và yêu cầu riêng của mỗi kiểu dạng nghị
luận hai ý kiến bàn về văn học, cũng như xây dựng tốt hệ thống câu hỏi tương ứng để khơi
dậy tính chủ động, tích cực của học sinh, giáo viên còn phải giúp các em nắm vững kiến thức
trọng tâm, cơ bản về tác giả, tác phẩm văn học để có chất liệu làm tốt kiểu bài nghị luận văn
học này. Bởi “có bột mới gột nên hồ”. Phải nắm chắc những kiến thức trọng tâm, cơ bản về
tác giả, tác phẩm văn học các em mới có những minh chứng xác đáng luận giải về những vấn
đề đặt ra ở đề bài. Qua kết quả làm bài của học sinh cho thấy, không ít em nắm kiến thức về
tác giả, tác phẩm văn học còn rất mơ hồ. Thậm chí một số học sinh còn có tình trạng “râu
ông nọ cắm cằm bà kia”, hiểu sai, hoặc hiểu chưa sâu sắc về tác phẩm dẫn đến những nhận
xét đánh giá của các em về tác phẩm thường chung chung, võ đoán, thiếu sức thuyết phục.
Vì thế, để giúp các em nắm chắc kiến thức trọng tâm, cơ bản về tác giả, tác phẩm văn học,
làm tốt các kiểu bài nghị luận hai ý kiến về văn học giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
- Nắm chắc những chi tiết quan trọng về cuộc đời mỗi tác giả, như: Năm sinh năm
mất, đặc điểm, không khí thời đại ảnh hưởng tới thế giới quan, nhân sinh quan và nhất là
cảm hứng sáng tác của nhà thơ, nhà văn; tên khai sinh, bút danh (nếu có); ảnh hưởng của quê
hương, gia đình và những chi tiết, sự kiện quan trọng trong cuộc đời tới sự nghiệp sáng tác
của tác giả; những tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ nhất đặc điểm phong cách của nhà văn, nhà
thơ…

- Hiểu rõ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo của tác giả...
Đối với văn bản thơ phải học thuộc tác phẩm, nắm chắc cảm hứng chủ đạo, phát hiện ra cấu
tứ, các từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, các biện pháp tu từ tiêu biểu, đặc sắc… Đối với các tác
phẩm văn xuôi phải tóm tắt được cốt truyện, nắm được những chi tiết cơ bản, đặc điểm nổi
bật của các nhân vật chính, nhận diện được ngôi kể, giọng kể, điểm nhìn trần thuật, phương
thức trần thuật...
- Nắm chắc và hiểu sâu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm;
biết cảm thụ, phân tích, cắt nghĩa, lý giải một số chi tiết (câu, đoạn) đặc sắc; có vốn văn học
cần thiết để liên hệ, so sánh, đối chiếu các hình tượng văn học cùng loại, các tác phẩm có
chung đề tài, chủ đề để để hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm, cũng như đóng góp riêng, độc đáo
của tác giả với nền văn học dân tộc.
5. Tích cực hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng viết bài văn nghị luận hai ý kiến bàn
về văn học:
Rèn luyện kỹ năng viết bài văn nghị luận hai ý kiến bàn về văn học là khâu cuối cùng
quan trọng nhất, có tính quyết định tới chất lượng hiệu quả của bài văn, thể hiện rõ nhất
phẩm chất, năng lực người học. Bởi đây là mục đích, yêu cầu chung của mọi bài văn nghị
luận thể hiện rõ nhất vốn sống, vốn hiểu hiểu biết và năng lực nhiều mặt của học sinh. Nó
đòi hỏi các em biết cách huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng cơ bản của mộn học, cùng
vốn sống vốn hiểu biết của bản thân để giải quyết các vấn đề đặt ra ở đề bài sao cho có sức
thuyết phục và hấp dẫn người đọc.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, kiểu bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học có những
yêu cầu cao đối với đa số học sinh. Nó không chi đòi hỏi các em thể hiện rõ năng lực cảm

14


thụ văn học của bản thân, mà còn thể hiện được chính kiến, quan điểm của cá nhân về vấn đề
nghị luận. Đặc biệt, với bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học, để thuyết phục người đọc,
người viết cần có kĩ năng kết hợp đồng thời, linh hoạt nhiều phép lập luận để làm sáng tỏ vấn
đề, để trình bày một cách hấp dẫn ý kiến, nhận định của mình. Vì thế, lời văn trong bài nghị

luận văn học này cần chuẩn xác, trong sáng, thể hiện rung cảm chân thành, tự nhiên của
người viết. Trong đó, bên cạnh việc cần xác định rõ viết cái gì, điều quan trọng hơn cả học
sinh cần tự tự đặt ra các câu hỏi: viết như thế nào? bằng thái độ, tình cảm ra sao? và cần cân
nhắc cách dùng từ, cách viết câu văn, đoạn văn, bài văn nghị luận cho phù hợp. Cụ thể là :
+ Ngôn từ trong bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học phải làm sao diễn tả sát,
trúng bản chất của đối tượng, thể hiện rõ điều mình muốn nói. Câu văn bày tỏ được những
nhận xét, quan điểm đánh giá chủ quan của người viết.
Chẳng hạn, với đề văn: Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài
xa” của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng: Nét nổi bật ở người nghệ sỹ này là một tâm
hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: Vẻ đẹp
sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người.
Từ cảm nhận của mình về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên”, khi giải thích, phân tích, bình
luận ý kiến thứ nhất, một học sinh đã viết: ”Ý kiến cho rằng, nét nổi bật của Phùng là “một
tâm hồn nhạy cảm, say mê cái đẹp thơ mộng” là cách cảm nhận tinh tế và xác đáng, thiên về
nhận xét, đánh giá hình tượng nhân vật này qua lời kể của anh ở phần đầu thiên truyện”
(Bài viết của Trần Xuân Bách, lớp 12 A1, trường THPT .........................).
+ Giọng văn trong bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học phải phù hợp với vấn đề
cần nghị luận, không nên hài hước khi cần trữ tình cảm thương và ngược lại.
Chẳng hạn, với đề văn: Có ý kiến cho rằng, đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng Mị
đêm tình mùa xuân trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài đạt tới “Phép biện chứng tâm hồn”.
Ý kiến khác lại khẳng định, đấy là đoạn văn thể hiện rõ nhất “chất thơ của Tây Bắc”. Anh
(chị) hãy bàn luận về hai ý kiến trên. Khi phân tích và chứng minh ý kiến thứ hai, một học
sinh đã viết: “Trước hết, “chất thơ của Tây Bắc” trong đoạn văn này được hiện lên một
cách sinh động qua bức tranh thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc khi tết đến, xuân về. Đó là
sự chuyển biến kỳ diệu của thiên nhiên lúc giao mùa từ đông sang xuân được gợi ra qua
hình ảnh “gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét thật dữ dội”. Thêm vào đó là hình
ảnh trăm hoa khoe sắc, nhất là màu sắc trắng tinh của hoa thuốc phiện như bao phủ
khắp núi đèo Tây Bắc gợi nhớ đến câu thơ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” ở bài thơ
“Tây Tiến” của Quang Dũng. Bức tranh thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc lúc xuân về như

đẹp hơn, giàu chất thơ, chất họa hơn bởi hình ảnh những chiếc váy đem phơi trên những
mỏm đá “xòe như con bướm sặc sỡ” của những cô sơn nữ chuẩn bị đi chơi xuân, cùng
âm thanh “cười ầm” trên sân, trước nhà của đám trẻ chơi quay, đợi tết. Đó chính là bức
tranh xuân rộn rã âm thanh, lung linh màu sắc là cái nền, tạo bước đệm cho sự bừng tỉnh
của một tâm hồn nguội lạnh” (Bài viết của Ngô Thị Ngọc Diệp, lớp 12 A2 trường
THPT .........................).
+ Đoạn văn trong bài nghị luận nói chung, nghị luận hai ý kiến bàn về văn học nói
riêng phải tuân thủ theo những quy tắc nghiêm ngặt. Trong đó, mỗi đoạn văn là một luận
điểm, phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa, có thể được viết theo
hình thức diễn dịch, quy nạp, hoặc tổng phân hợp. Nhưng giáo viên cần khuyến cáo học sinh
nên chọn hình thức tổng phân hợp để diễn đạt cho chặt chẽ. Trong đó, câu mở đoạn nêu luận
điểm (chủ đề) của cả đoạn cần ngắn gọn rõ ràng. Các câu ở phần thân đoạn triển khai ý đã
nêu ở câu mở đoạn. Còn câu kết đoạn nhận xét đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả
đoạn.

15


Chẳng hạn, cũng với đề bài hai ý kiến bàn về đoạn văn miêu tả tâm trạng Mị đêm tình
mùa xuân như đã dẫn ở trên, khi phân tích mối quan hệ giữa hai ý kiến, có học sinh đã viết
như sau: “Rõ ràng, hai ý kiến trên là những nhận xét khác nhau về đoạn văn miêu tả diễn
biến tâm trạng Mị đêm tình mùa xuân trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Một ý kiến
thiên về nhận xét, đánh giá giá trị nghệ thuật của đoạn trích. Ý kiến còn lại, chủ yếu nhấn
mạnh giá trị nội dung đặc sắc của đoạn văn này. Nhưng chúng đã bổ sung cho nhau, cùng
góp phần thể hiện vẻ đẹp riêng, sức hấp dẫn riêng của đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng
Mị đêm tình mùa xuân trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Bởi giá trị một tác phẩm, hay
một đoạn trích suy cho cùng là sự kết hợp hài hòa giữa giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung.
Không ai phủ nhận được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đạt tới “Phép biện chứng tâm
hồn” của Tô Hoài. Cũng không ai không cảm nhận được “chất thơ của Tây Bắc” trong
đoạn văn đặc sắc này. Đấy quả là những nhận xét tinh tế, sâu sắc của người đọc về tài năng

nghệ thuật độc đáo của Tô Hoài, cũng như giá trị nổi bật của đoạn văn miêu tả diễn biến
tâm trạng Mị đêm tình mùa xuân trong “Vợ chồng A Phủ” ( Bài viết của Phan Văn Nhân,
lớp 12A2, trường THPT .........................).
+ Liên kết đoạn văn : Cũng như các bài nghị luận khác, các đoạn văn trong bài nghị
luận hai ý kiến bàn về văn học cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Trong đó, tất cả các đoạn
trong bài văn đều hướng vào luận đề chung, làm nổi bật vấn đề cần nghị luận theo yêu cầu
của đề bài (liên kết nội dung). Bên cạnh liên kết nội dung, cần hướng dẫn các em chú ý cả tới
liên kết về hình thức nhằm giúp bài văn vừa có tính hệ thống, vừa rõ ràng, mạch lạc. Để đáp
ứng yêu cầu ấy, tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn mà học sinh có thể sử dụng các câu nối
(câu chuyển), các từ ngữ liên kết đoạn nằm ở đầu mỗi đoạn văn cho phù hợp, như : trước
tiên, tiếp theo, không những thế, song, nhưng, tuy vậy , có thể nói, cũng có khi, cũng cần nói
thêm, trở lại vấn đề, nhìn chung, nói tóm lại…
+ Viết bài văn nghị luận: Từ những kĩ năng viết câu văn nghị luận, đoạn văn nghị
luận và những điểm cần lưu ý về cách dùng từ, cách diễn đạt đã được rèn luyện, giáo viên
cần hướng dẫn học sinh cách viết bài văn hai ý kiến bàn về văn học cho hoàn chinh. Ngoài
các giờ thực hành hoặc phụ đạo trên lớp, giáo viên có thể cho các em tiến hành công việc
này ở nhà sau đó thu và chấm bài, phát hiện, nhận xét, đánh giá, chi ra các lỗi diễn đạt và trả
bài cho học sinh, hướng dẫn các em tìm cách khắc phục. Trên cơ sở đó, các em tự sửa chữa,
hoàn thiện bài viết.
Ví dụ về một bài viết hoàn chinh của học sinh với đề bài sau:
Về nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến
cho rằng “nét nổi bật của người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm, say mê cái đẹp thơ
mộng”. Ý kiến khác lại khẳng định, “vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng
đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người”.
Suy nghĩ của anh (chị) về hai ý kiến trên.
Bài làm
Nguyễn Minh Châu chẳng những là nhà văn mặc áo lính từng có những tác phẩm nổi
tiếng viết về anh bộ đội cụ Hồ thời đánh Mĩ, mà còn là một trong những cây bút tinh anh mở
đường cho công cuộc đổi mới nền văn học dân tộc những năm tám mươi của thế kỉ XX.
“Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất nỗ lực, tìm tòi đổi

mới văn học của Nguyễn Minh Châu. Ở đó, nhà văn chẳng những đã tạo ra một tình huống
truyện độc đáo, hấp dẫn mà còn xây dựng thành công một hình tượng nhân vật Phùng. Có ý
kiến cho rằng, “nét nổi bật của người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm, say mê cái đẹp
thơ mộng”. Ý kiến khác lại khẳng định, “vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm
lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người”.

16


Thực ra, một nhân vật trong tác phẩm văn học có những cách hiểu, cách nhận xét,
đánh giá khác nhau không có gì lạ. Bởi đấy là quy luật của quá trình tiếp nhận văn học. Tùy
thuộc vào năng lực, sở trường và góc độ tiếp cận khác nhau mà mỗi người có những cách
cảm nhận, đánh giá riêng về một hình tượng văn học. Ý kiến cho rằng, nét nổi bật của
Phùng là “một tâm hồn nhạy cảm, say mê cái đẹp thơ mộng” là cách cảm nhận tinh tế và
xác đáng, thiên về nhận xét, đánh giá hình tượng nhân vật này qua lời kể của anh ở phần
đầu thiên truyện.
Cùng với người đàn bà hàng chài, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng cũng là nhân vật trung
tâm trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Có điều, khác với người đàn bà
hàng chài, Phùng vừa là nhân vật trong tác phẩm vừa trong vai người kể chuyện xưng “tôi”
trong văn bản ngôn từ kể lại câu chuyện về chuyến đi công tác của mình và về người đàn bà
hàng chài mà anh đã bắt gặp.
Trước hết, qua lời kể của Phùng, anh là một nghệ sĩ nhiếp ảnh được đơn vị cử đi công
tác chụp một bức ảnh thuyền và biển để hoàn thành bộ sưu tập chuẩn bị xuất bản một bộ
lịch nghệ thuật cho năm tới. Anh đã tìm đến một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh
thời kháng chiến chống Mĩ. Sau mấy ngày “phục kích” quan sát tìm cảm hứng sáng tạo,
Phùng đã chớp được một cảnh “đắt” trời cho. Đó là cảnh một chiếc thuyền thấp thoáng
ngoài khơi xa trong làn sương trắng như sữa của một buổi sáng bình minh trên biển. Theo
Phùng, bức tranh ấy chẳng khác gì “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”.
Hiển hiện trên cái nền không gian khoáng đạt của biển khơi là hình ảnh “mũi thuyền in một
nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha một chút màu hồng hồng do

ánh mặt trời chiếu vào”. Thêm vào đó là hình ảnh vài người lớn lẫn trẻ em “ngồi im phăng
phắc như tượng” trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ… Chỉ bằng vài nét
phác thảo đơn sơ, với những liên tưởng so sánh giàu sức gợi hình gợi cảm, cùng những lời
bình luận ngoại đề của Phùng, Nguyễn Minh Châu đã vẽ ra trước mặt người đọc một bức
họa bằng ngôn từ về hình ảnh con thuyền thấp thoáng ngoaùi khơi xa trong một buổi sáng
bình minh trên biển mà “toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp,
vẻ đẹp thục đơn giản và toàn bích” khiến người nghệ sĩ cảm thấy “hạnh phúc tràn ngập tâm
hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”. Những chi tiết ấy đã chứng
tỏ Phùng là một nghệ sĩ có tài quan sát, có tâm hồn nhạy cảm, yêu say cái đẹp, dễ rung động
trước vẻ đẹp của thiên nhiên- những phẩm chất cần có của một nghệ sĩ chân chính.
Nếu ý kiến cho rằng, nét nổi bật của Phùng là “một tâm hồn nhạy cảm, say mê cái
đẹp thơ mộng” là cách cảm nhận tinh tế và xác đáng, thiên về nhận xét, đánh giá hình
tượng nhân vật này qua lời kể của anh ở phần đầu thiên truyện, thì ý kiến khẳng định, “vẻ
đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con
người” lại chủ yếu nhấn mạnh những phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng của Phùng trong
tình huống gặp gỡ bất ngờ người đàn bà hang chài và lắng nghe toàn bộ câu chuyện của chị
ở tòa án huyện. Đây cũng là một nhận xét thấu đáo và sâu sắc giúp ta hiểu sâu hơn về nhân
vật Phùng.
Sau khi chớp được một cảnh “đắt” trời cho, giữa lúc cảm hứng thẩm mĩ đang trào
dâng mãnh liệt, Phùng chuẩn bị thu máy ảnh hoàn thành chuyến đi công tác như dự định thì
chiếc thuyền ngoài xa đẹp như một bức họa thời cổ kia đột ngột lao thẳng vào bờ. Và hiển
hiện trước mắt anh là biết bao nghịch lí trái ngang tiềm ẩn trong chiếc thuyền ngoài xa. Đó
là cảnh người đàn ông trên thuyền đưa người đàn bà lên bờ chửi bới đánh đập hết sức dã
man. Thằng Phác – con trai họ vì bênh vực mẹ cầm dao định chống trả lại bố, cô con gái
ngăn chặn hành vi bạo lực của em trai mình. Chứng kiến cảnh ấy, Phùng ngạc nhiên đến
ngỡ ngàng “cứ đứng há mồm ra mà nhìn” và vứt chiếc máy ảnh xuống đất lúc nào không

17



biết. Anh đã chạy nhào tới để can ngăn, bị người đàn ông trên thuyền chống trả, Phùng bị
thương và được đưa vào điều trị tại trạm ý tế của tòa án nhân dân huyện. Những cử chỉ và
hành động ấy của Phùng chứng tỏ anh là người nghệ sĩ không chỉ yêu say cái đẹp mà còn
gắn bó và rất có ý thức trách nhiệm với cuộc đời.
Tại tòa án nhân dân huyện, Phùng đã được nghe toàn bộ câu chuyện của người đàn
bà hàng chài. Cũng như Đẩu – vị bao công phố huyện, đồng thời là người bạn chiến đấu
năm xưa của Phùng, người nghệ sĩ nhiếp ảnh này đã đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc
nhiên khác. Anh không chỉ ngạc nhiên vì dù bị chồng đánh nhưng người đàn bà hàng chài
không chống trả, không chạy trốn mà còn ngạc nhiên khi biết dẫu liên tục bị người đàn ông
đánh đập, hành hạ “cứ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng người đàn
bà này vẫn một mực quyết không chịu bỏ chồng trước những lời khuyên ngăn của chánh án
Đẩu. Chỉ tới khi lắng nghe lời tâm sự của người đàn bà hàng chài Phùng mới bỡ ngỡ nhận
ra rằng, sở dĩ người đàn bà này cam chịu mọi hành vi bạo lực của chồng là vì chị muốn có
một người đàn ông ở trên thuyền, là chỗ dựa vững chắn cho các con khi phong ba bão táp,
cùng chị nuôi cả “một sắp con nhỏ” trên dưới mười đứa mong sao “chúng được ăn no”.
Hơn nữa, sở dĩ chị chấp nhận đòn roi của chồng là vì chị hiểu những bực dọc của chồng :
vì đông con, thuyền chật, kinh tế nghèo túng do trốn lính ngụy. Bởi vậy, từ đây Phùng luôn bị
ám ảnh bởi vẻ đẹp tâm hồn giàu tình yêu chồng thương con của người đàn bà hàng chài.Vì
thế, sau chuyến đi công tác ấy mỗi lần nhìn lên bức ảnh về chiếc thuyền ngoài xa được đồng
nghiệp đánh giá cao, được treo ở những gia đình sành nghệ thuật, Phùng như thấy người
đàn bà hàng chài bước ra từ tấm ảnh với vẻ bề ngoài lam lũ đáng thương. Phải chăng
Phùng đã nhận ra rằng chân lí nghệ thuật là cuộc sống. Cuộc sống lam lũ nhọc nhằn của
người đàn bà hàng chài đáng thương và tội nghiệp cùng với vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong của
chị mới là cái đích mà người nghệ sĩ chân chính khát khao khám phá. Nói cách khác, đấy là
minh chứng sinh động cho “tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người” của
Phùng.
Có thể nói, hai ý kiến trên tuy khác nhau, nhưng chúng đã bổ sung cho nhau đem đến
cho người đọc cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Ở anh vừa có
“một tâm hồn nhạy cảm, say mê cái đẹp thơ mộng”, vừa có “một tấm lòng đầy trăn trở, lo
âu về thân phận con người”. Đó là những phẩm chất cần có của một nghệ sĩ chân chính, có

sự kết hợp hài hòa giữa cái tài và cái tâm, sẵn sàng cống hiến tất cả tài năng, tâm huyết của
mình vì nghệ thuật, vì cuộc sống con người.
Như vậy, ở những phương diện khác nhau, hai ý kiến nhận xét, đánh giá về nhân vật
Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đều đúng đắn và sâu sắc. Có
thể nói, Phùng vừa là nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của một nghệ sĩ chân chính vừa là kiểu
nhân vật tư tưởng gián tiếp thể hiện cái nhìn nhiều chiều đa diện về cuộc sống, về con người
của Nguyễn Minh Châu. Qua nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu không chỉ gián tiếp bày
tỏ quan niệm của ông về một nghệ sĩ chân chính, mà còn đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa
nghệ thuật và cuộc sống, giữa vẻ đẹp bên ngoài dễ nắm bắt của thiên nhiên tạo vật và phẩm
chất bên trong tiềm ẩn khó thấy của tâm hồn con người. Đó là bức thông điệp mà Nguyễn
Minh Châu muốn gửi tới người đọc thể hiện chiều sâu tư tưởng của “Chiếc thuyền ngoài
xa”.
(Bài làm của Phạm Thị Bích Ngọc, lớp 12 A3 trường THPT .........................).
Trên đây là một số giải pháp cơ bản mà chúng tôi đã áp dụng trong quá trình hướng
dẫn học sinh luyện tập, giúp các em nâng cao năng lực làm bài tốt bài nghị luận hai ý kiến
bàn về văn học. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì đây là kiểu bài nghị luận văn học có những
yêu cầu rất cao đối với học sinh, lại không có những tiết học riêng trong chương trình nên để
giúp các em nâng cao năng lực làm bài tốt bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học đòi hỏi

18


giáo viên cần tùy vào từng đề bài cụ thể, từng đối tượng học sinh mà vận dụng một cách linh
hoạt các giải pháp cho phù hợp. Đây quả là công việc không phải một sớm một chiều có thể
thực hiện hiệu quả được mà cần phải chuẩn bị từ những lớp dưới ngay ở chương trình Ngữ
văn lớp 10, lớp 11 mới có khả năng giúp học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận văn học này.

19



C. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
Có thể nói, một số giải pháp giúp học sinh nâng cao năng lực làm tốt bài nghị luận
hai ý kiến bàn về văn học tuy không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nhưng qua thực tế khi áp
dụng những giải pháp này cho bản thân tôi và tổ bộ môn, chúng tôi thấy những giải pháp ấy
đã đạt được những hiệu quả và lợi ích cơ bản sau:
I. Về phương diện lý luận:
- Những giải pháp trên đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực
tư duy của học sinh, giúp các em từng bước hình thành các kỹ năng làm bài nghị luận hai ý
kiến bàn về văn học.
- Những giải pháp mà đề tài nêu ra giúp học sinh dễ vận dụng linh hoạt, hiệu quả vào
việc làm bài nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học.
- Đặc biệt hệ thống câu hỏi khi lập ý và triển khai các ý ở mỗi dạng bài cụ thể tránh
được lối dạy tủ, học vẹt và thói quen thụ động vốn có của học sinh.
II. Về phương diện thực tiễn:
1. Về chương trình SGK:
Chương trình SGK không có phần hướng dẫn học sinh kỹ năng làm văn nghị luận về
hai ý kiến bàn về văn học, cũng không có những tiết học riêng thực hành kiểu bài nghị luận
văn học này. Hơn nữa, các ý kiến đưa ra nghị luận trong các đề bài nghị luận văn học này
nhiều khi còn hàm chứa những khái niệm mới lạ, học sinh chưa được hướng dẫn, tìm hiểu
sâu sắc. Bởi vậy, nếu không có kiến thức cơ bản về lí luận văn học, lí thuyết làm văn, nhất là
kiến thức về tác giả, tác phẩm, học sinh khó có thể làm tốt bài nghị luận hai ý kiến bàn về
văn học.
Vì thế, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về về lí thuyết làm văn, nhất là
kiến thức về tác giả, tác phẩm, khung dàn ý chung và yêu cầu riêng đối với mỗi kiểu dạng đề
bài cụ thể góp phần khỏa lấp những chỗ hổng về kiến thức cho các em. Nó không chi giúp
các em chủ động, tích cực củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài nghị luận hai ý
kiến bàn về văn học, mà còn tránh được cách tiếp cận thụ động, hoặc cảm tính, tùy tiện khá
phổ biến hiện nay, tạo điều điệu thuận lợi cho các em trong quá trình ôn tập và làm bài thi.
2. Về phía người dạy:
Vì chương trình SGK chưa cung cấp kiến thức lý luận và hướng dẫn học sinh thực

hành kiểu bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học một cách hệ thống, nên đa số giáo viên
cũng chưa chú ý nhiều tới việc cung cấp những kiến thức cơ bản, lí thuyết làm văn mà chi
thiên về sưu tầm các đề nghị luận hai ý kiến bàn về văn học cho học sinh thực hành nên kết
quả chưa cao. Hơn nữa, một số giáo viên tuy đã chú ý tới việc cung cấp những kiến thức cơ
bản cho học sinh về lí luận văn học, lí thuyết làm văn, xây dựng các dạng đề nghị luận về hai
ý kiến, nhưng chưa có tính hệ thống nên chất lượng và hiệu quả ôn tập chưa cao. Vì thế, áp
dụng những giải pháp mà đề tài nêu ra đã giúp giáo viên chủ động và sáng tạo hơn trong việc
tổ chức cho học sinh ôn tập dạng đề này một cách khoa học, có hệ thống, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của đề thi môn Ngữ văn theo định hướng kỳ thi THPT Quốc gia.
3. Về phía người học:
Những kiến thức lí thuyết kiểu bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học vẫn còn là một
khoảng trống đối với học sinh. Đa số học sinh trong quá trình ôn tập còn thụ động, lệ thuộc
nhiều vào người dạy, vào các tài liệu tham khảo. Thậm chí, không ít học sinh còn chưa sử
dụng thành thạo các kỹ năng, các thao tác cơ bản khi làm bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn
học. Bởi vậy, rèn luyện những kỹ năng cơ bản cho học sinh sẽ là cách tốt nhất nâng cao năng
lực tư duy, khả năng diễn đạt, tạo điều kiện cho các em tích cực, chủ động ôn tập đạt kết quả
cao.

20


III. Một vài số liệu cụ thể về giá trị lợi ích của SKKN
Khảo sát kết quả các bài kiểm tra và thi chất lượng phần làm văn câu hỏi nghị luận
văn học dạng đề nghị luận hai ý kiến bàn về văn học môn Ngữ văn 12 của học sinh
THPT ......................... trong hai năm gần đây, chúng tôi thấy như sau:
*Trước khi áp dụng SKKN: (Kết quả kiểm tra phần Làm văn câu hỏi nghị luận hai
ý kiến bàn về văn học theo thang điểm 5/10 trong đợt kiểm tra chất lượng 8 tuần học kỳ II
năm học 2013 -2014)
Tổng số HS
269


Điểm 3,5 đến 5,0
SL
TL%
8
2,9%

Điểm 2,0 đến dưới 3,5
SL
TL%
76
26,2%

Điểm 0 đến 1,75
SL
TL%
175
70,9%

* Sau khi áp dụng sáng kiến: (Kết quả kiểm tra phần Làm văn câu hỏi nghị luận hai
ý kiến bàn về văn học theo thang điểm 5/10 trong đợt kiểm tra chất lượng 8 tuần học kỳ II
năm học 2016 -2017, có độ khó tương đương với cùng kỳ năm học 2013-2014)
Tổng số HS
244

Điểm 3,5 đến 5,0
SL
TL%
31
12,7%


Điểm 2,0 đến dưới 3,5
SL
TL%
97
39,7%

Điểm 0 đến 1,75
SL
TL%
121
47,6%

Qua bản thống kê trên, điều dễ thấy là khi chưa áp dụng SKKN này kết quả kiểm tra
phần làm văn, câu hỏi nghị luận văn học, môn Ngữ văn 12 của học sinh kém chất lượng hơn.
Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi quá ít (2,9%), tỷ lệ học sinh dưới trung bình quá cao
(70,9%).
Còn sau khi áp dụng SKKN này kết quả thi kết quả kiểm tra phần phần làm văn, câu
hỏi nghị luận văn học,môn Ngữ văn 12 của học sinh cao hơn (điểm Khá - Giỏi nhiều hơn;
điểm Yếu - Kém ít hơn). Điều đó đã chứng tỏ SKKN này đã góp phần nâng cao năng lực làm
bài nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học, môn Ngữ văn 12.

21


D. CAM KẾT:
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung được trình bày trong SKKN này là những kinh
nghiệm thực tế mà bản thân tôi đã đúc rút trong thực tế giảng dạy ở trường
THPT .......................... Toàn bộ SKKN này không có sự sao chép hay vi phạm bản quyền
của người khác. Nếu vi phạm những điều trên tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


22


E. KẾT LUẬN:
Như đã nói ở trên, một số giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp
dụng trong tổ bộ môn trường THPT ......................... và thực sự đã góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả giảng dạy, ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn nói chung, phần làm văn câu
hỏi nghị luận hai ý kiến bàn văn học nói riêng. Tuy nhiên, đụng chạm tới một vấn đề chưa có
hệ thống lý luận về kiểu bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học, SKKN của tôi khó tránh
khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ của các thầy cô lớp trước, các
bạn đồng nghiệp để có một cái nhìn thấu đáo hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
giảng dạy và ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn nói chung, phần làm văn nói riêng .
Người viết SKKN

23


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………….

............................, ngày... tháng ..... năm 2017

24


G. THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Đổi mới giờ dạy tác phẩm văn chương ở trường Trung học phổ thông – NXBGD, năm
1999.
2. Giới thiệu đề thi tuyển sinh môn Văn – NXBĐHQG Hà Nội, năm 1999.
3. Một số bài văn của học sinh trường THPT .........................
4. Ngữ văn 12- Những vấn đề thể loại và lịch sử văn học – NXB, năm 2008.
5. SGK Ngữ văn 12, tập một – NXBGD năm 2008
6. SGK Ngữ văn 12, tập hai – NXBGD năm 2008
7. SGV Ngữ văn 12, tập một – NXBGD năm 2008
8. SGV Ngữ văn 12, tập hai – NXBGD năm 2008
9. Ôn luyện kiến thức theo cấu trúc đề thi năm 2009, môn Ngữ văn – NXBGD, năm 2009.
10. Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức,
kĩ năng chương trình giáo dục phổ thông – NXB Bộ GD và đào tạo, năm 2010.
11. Tìm hiểu tác phẩm văn học – Ngữ văn 12 qua hệ thống câu hỏi – NXBGD, năm 2009.

25


×