Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Kĩ năng ôn tập trắc nghiệm môn địa lí lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.84 KB, 37 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến : KĨ NĂNG ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : G i á o d ụ c .
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 / 10 /2016 đến ngày 20 / 04 /2017.
4. Tác giả:
Họ và tên : ...........................
Năm sinh : 1982.
Nơi thường trú:.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Địa Lí.
Chức vụ công tác: Giáo Viên.
Nơi làm việc: THPT .................
Điện thoại:
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến : 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Lớp 12C , 12 I , 12G, 12M, 12K.
Địa chỉ

: Trường THPT .................

Điện thoại:

1


MỤC LỤC
Nội dung
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
II . MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
2. Giải pháp khắc phục
2.1. Thực trạng việc dạy và học môn Địa lí tại trường THPT


2.2. Cách thức thực hiện sáng kiến .
2.2.1. Điểm mới của kì thi THPT Quốc gia năm 2017.
2.2.2 Kĩ năng ôn tập trắc nghiệm môn Địa lí lớp 12
2.2.2.1. Nội dung kiến thức môn Địa lí 12
2.2.2.2 Các vấn đề cần chú ý trong quá trình ôn tập môn Địa lí lớp 12.
2.3. Sử dụng các kĩ năng ôn tập môn Địa lí 12 vào các chủ đề cụ thể .
2.3.1. Dấu hiệu nhận biết các mức độ trong đề thi.
2.3.2. Kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm các câu

Trang
1
2
2
3
3,4
5
5
5, 6
6
6
10
10, 11
14

hỏi trắc nghiệm
2.3.3.Cách nhận dạng các loại biểu đồ trong câu hỏi trắc nghiệm
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI .
1. Kết quả bài kiểm tra .
2. Kết quả điều tra phỏng vấn
KẾT LUẬN

IV.CAM KẾT .
V. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 - PHIẾU PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 2 – ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MINH HỌA

16
19
20
21
22
24
25
26
28, 35

I . ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN .
Giáo dục việt Nam giữ một vị trí quan trọng, là đòn bẩy để phát triển kinh tế, xã hội.
Vì vậy việc mở rộng quy mô, loại hình đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục là
vô cùng quan trọng. Chính vì thế mà nghị quyết lần thứ hai BCH TW khoá VIII về
phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa sẽ là: “Coi
giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định sự tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, để

2


nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo phải quan tâm thường xuyên đến việc đổi mới
nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo” để phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp
phát triển và đổi mới của nền giáo dục hiện nay, là loại bỏ bệnh thành tích, tiêu cực
trong thi cử và không để học sinh ngồi nhầm lớp. Trong hàng chục năm qua để có

“Chất lượng giáo dục thực chất” thì ngoài sự cải tiến đổi mới về sách giáo khoa,
chương trình học thì điều căn bản là người giáo viên phải đổi mới phương pháp
giảng dạy, kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Phương pháp học trắc
nghiệm khách quan hiện nay đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Bởi vì các ưu
điểm mà nó mang lại là rất lớn như: Số lượng câu hỏi nhiều nên phương pháp trắc
nghiệm khách quan có thể kiểm tra nhiều nội dung kiến thức bao trùm gần cả
chương, nhờ vậy buộc học sinh phải học kĩ tất cả các nội dung kiến thức trong
chương, tránh được tình trạng học tủ, học lệch của học sinh. Thời gian làm bài từ 1
cho đến 3 phút 1 câu hỏi, hạn chế được tình trạng quay cóp và sử dụng tài liệu; Làm
bài trắc nghiệm khách quan học sinh chủ yếu sử dụng thời gian để đọc đề, suy nghĩ,
không tốn thời gian viết ra bài làm như thi tự luận, do vậy có tác dụng rèn luyện kĩ
năng nhanh nhẹn, phát triển tư duy cho học sinh ...
Hiện nay, sách tham khảo trắc nghiệm khách quan trên thị trường cho thấy, hầu hết
các sách đều viết các vấn đề theo chương trình học trung học phổ thông hoặc ôn
luyện tốt nghiệp đại học với những kiến thức trọng tâm về lý thuyết và bài tập tính
toán chứ chưa đề cập nhiều đến kĩ năng trong quá trình học và ôn tập .
Là một giáo viên dạy bộ môn Địa lí trong trường THPT.Tôi luôn suy nghĩ trăn trở
trước các bài dạy của mình làm thế nào để học sinh có thể tiếp thu và lĩnh hội được
kiến thức cơ bản cũng như mở rộng và đặc biệt với năm học này là năm đầu tiên thi
trung học phổ thông Quốc gia ở bài thi môn Địa lí sử dụng trắc nghiệm khách quan
100%. Từ những yêu cầu thực tiễn trên. Mục tiêu của môn Địa lí hiện nay đặt nặng
vào việc hình thành và rèn luyện cho học sinh các năng lực cần thiết. Với đề tài

3


“KĨ NĂNG ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 ’’ nhằm một phần
thực hiện theo các mục tiêu trên.
II . MÔ TẢ GIẢI PHÁP :
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến .

- Trước đây, theo phương pháp dạy học truyền thống, hoạt động “dạy” là trung tâm,
dạy học hướng đến nội dung, giáo viên giữ vai trò là người truyền thụ kiến thức, học
trò là người thụ động tiếp thu kiến thức theo sự giảng giải của giáo viên. Tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bị hạn chế rất nhiều.
- Dạy học môn Địa lí những năm trước thường thiên về giải thích cho học sinh hiểu
khái niệm, các giá trị và chuẩn mực, sau đó buộc các em phải chấp nhận. Cụ thể là:
đối với các bài học thuộc thì giáo viên yêu cầu học sinh trình bày khái niệm đã có
sẵn trong sách giáo khoa, sau đó giáo viên lấy ví dụ minh họa rồi học sinh có thể dựa
vào đó lấy thêm ví dụ. Trên cở sở tìm hiểu đó, học sinh áp dụng vào làm bài tập liên
quan. Còn đối với các bài học thực hành, thông thường trước đây giáo viên thường
dựa chủ yếu vào các qui định có sẵn trong sách giáo khoa để phổ biến cho học sinh.
Tuy nhiên, bài học chỉ dừng lại ở mức hiểu những qui định trong một phạm vi nhất
định chứ không có nhiều liên hệ thực tế.
Trong các tiết dạy Địa lí ở trường THPT những năm qua chủ yếu theo phương pháp
tự luận nên đa phần giáo viên chỉ dạy cho học sinh những kiến thức trọng tâm và có
mở rộng nâng cao nhưng ít, nặng tính lí thuyết ở tất cả bài dạy, kiến thức liên hệ
thực tế còn chung chung, mang tính hình thức, sơ sài. Phần bài tập chủ yếu là nhận
biết, chưa tập trung phát triển năng lực của học sinh.
Bên cạnh những thực trạng trên việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí diễn ra
vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục và sự say mê học Địa lí của học
sinh.

4


Vì vậy để học sinh yêu và thích môn Địa lí nói chung và có kĩ năng ôn tập trắc
nghiệm môn Địa lí lớp 12 nói riêng, cả trò lẫn thầy phải có những suy nghĩ, giải
pháp đúng đắn để thực hiện thành công.
2. Giải pháp khắc phục .
Mặc dù cũng đã được làm quen với hình thức thi trắc nghiệm thông qua các kì thi

học kì hay các bài kiểm tra ở trường, tuy nhiên trước sự thay đổi của một kì thi quan
trọng là thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 có rất nhiều thay đổi
ở tất cả các bộ môn , đặc biệt là môn Địa Lí trong bài thi sử dụng 100% là trắc
nghiệm . Hình thức thi thay đổi bắt buộc cách học cũng như cách giải phải thay đổi
theo sao cho phù hợp nhất, đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh với cách thi mới để sẵn
sàng vượt vũ môn. Thi trắc nghiệm có thể dễ ăn điểm ở một mức độ nào đó và tránh
cho thí sinh không bị điểm liệt, nhưng điểm cao đến mức độ nào còn phụ thuộc rất
lớn vào sự chú ý đầu tư trong năm và kỹ năng làm bài. Tính ưu việt của bài thi trắc
nghiệm là sự khách quan, có thể đo lường và kiểm định chất lượng giáo dục bằng
con số cụ thể, không dựa vào cảm tính và mơ hồ. Thông qua bài thi trắc nghiệm, các
chuyên gia có thể phân tích, đánh giá chất lượng bài thi, câu hỏi và kết quả.
2.1. Thực trạng việc dạy và học môn Địa lí tại trường THPT .
a. Thuận lợi :
- Trong những năm gần đây, dạy và học Địa lí đang thu hút sự quan tâm chú ý của
toàn xã hội. Trước sự quan tâm đấy chúng tôi những giáo viên dạy Địa lí trong
trường THPT đã có nhiều trăn trở là làm thế nào để bộ môn Địa lí ngày càng có
nhiều học sinh thích và yêu quý học bộ môn này hơn. Sử dụng kĩ năng ôn tập trắc
nghiệm trong dạy học Địa lý sẽ làm cho quá trình học tập có ý nghĩa, học sinh có thể
xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn, sử dụng kiến
thức trong tình huống, lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học, tránh những kiến
thức, kỹ năng trùng lặp và các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học
sinh.Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh không phải thuộc lòng quá nhiều, chỉ

5


cần đọc sách, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có
thể hoàn thiện bài thi. Điều này không ảnh hưởng việc dạy và học trong nhà trường,
vì các em có thể tự học, tự ôn bằng việc đọc sách giáo khoa, không phải học thuộc
lòng. Thậm chí, cách này còn tạo nên "làn gió mát" trong việc học tập chứ không

làm xáo trộn việc dạy và học ở trường. Nhiều năm dạy ở bậc phổ thông, tôi luôn yêu
cầu các em đọc sách và tự khai thác, xử lý sách giáo khoa để chinh phục và tìm tòi
tri thức. Từ đây, các em biết vận dụng kiến thức để làm bài thi, dù đó là tự luận hay
trắc nghiệm.
b. Khó khăn:
Tuy nhiên khi thực hiện dạy học theo trắc nghiệm khách quan cũng gặp phải những
khó khăn như: Còn mới đối với nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý,
tâm lý học sinh và phụ huynh cũng như các nhà khoa học của bộ môn. Nhiều em học
sinh xem môn Địa lý là môn phụ, học thuộc nhiều nên còn sao nhãng trong việc học
tập. Một số ít giáo viên chưa xác định rõ trọng tâm kiến thức, chưa có kinh nghiệm.
Lượng kiến thức trong một bài dạy nhiều song thời gian cho mỗi tiết học thì ít, đời
sống giáo viên còn thấp, học sinh ít hứng thú với các môn xã hội...
Việc sử dụng các kĩ năng trong ôn tập trắc nghiệm môn Địa lí lớp 12 đã được
nhiều giáo viên sử dụng và hướng dẫn học sinh nhưng sử dụng kĩ năng như thế nào
cho hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng bài học và khả năng tiếp thu bài của học
sinh thì không phải giáo viên nào cũng đã thực hiện thành công .
Để góp phần nâng cao hiệu quả kĩ năng ôn tập môn Địa lí lớp 12 .Tôi đã áp
dụngmột số kĩ năng cơ bản trong quá trình dạy học của mình và bước đầu đã thu
được các kết quả nhất định như : tạo hứng thú học tập cho học sinh , giúp học sinh
nắm vững kiến thức , hào hứng trong quá trình tham gia xây dựng bài ....
2.2. Cách thức thực hiện sáng kiến .
2.2.1. Điểm mới của kì thi THPT Quốc gia năm 2017.

6


Theo như phương án tổ chức kì thi trung học phổ thông Quốc Gia năm 2017 mà Bộ
GD&ĐT đã công bố thì ngoài môn Ngữ Văn, tất cả các môn còn lại đều thi theo hình
thức trắc nghiệm. Như vậy, môn Toán, môn Ngoại ngữ và bài thi Khoa học xã hội,
Khoa học tự nhiên sẽ thi bài thi trắc nghiệm. Điều này được xem là thay đổi lớn nhất

và cũng gây lo lắng nhiều nhất cho thí sinh, đặc biệt đối với môn Địa lí khi mà xưa
nay vẫn quen với hình thức thi tự luận. Đây cũng là lần đầu tiên địa lý cùng các môn
lịch sử, giáo dục công dân được đưa vào kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia dưới
dạng bài thi tổ hợp, với tên gọi bài thi khoa học xã hội qua hình thức trắc nghiệm,
trong mỗi phòng thi có 24 học sinh với 24 mã đề khác nhau và các bài thi sẽ được
chấm bằng các phần mềm chuyên dụng.
2.2.2. Kĩ năng ôn tập trắc nghiệm môn Địa lí lớp 12
2.2.2.1. Nội dung kiến thức môn Địa lí 12
- Trong đề thi THPT Quốc gia năm nay , nội dung thi trắc nghiệm của bộ môn Địa lí
được chia ra làm các cấp độ khác nhau :
+ Mức độ nhận thức

: 35% - 14 câu

+ Mức độ thông hiểu

: 25% - 10 câu

+ Mức độ Vận dụng thấp : 30% - 12 câu
+ Mức độ vận dụng cao

: 10% - 4 câu

- Nhìn tổng thể SGK Địa lý lớp 12 được chia ra làm 4 phần: Địa lí tự nhiên, Địa lí
dân cư, Địa lí ngành kinh tế và Địa lí vùng kinh tế. Các phần này đều có mối liên
hệ qua lại với nhau. Dựa vào đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo , 40 câu
hỏi trong bài thi Địa lí được phân theo các chủ đề sau :
+ Địa lí tự nhiên

: 7 Câu


+ Địa lí dân cư

: 3 câu

+ Địa lí các ngành kinh tế : 10 câu.
+ Địa lí các vùng kinh tế : 10 câu.
+ Thực hành

7


• Đọc Atlat Địa lí Việt Nam : 5 câu
• Làm việc với biểu đồ đã cho : 2 câu.
• Làm việc với bảng số liệu : 3 câu
2.2.2.2 Các vấn đề cần chú ý trong quá trình ôn tập môn Địa lí lớp 12.
- Đọc kĩ sách giáo khoa
Thi trắc nghiệm, việc đầu tiên học sinh cần thay đổi là đọc kỹ sách giáo khoa. Vì
phần lớn kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa, các em cần chủ động hơn
trong việc khai thác và xử lý sách giáo khoa. Bởi đây là tài liệu căn bản, nền tảng tri
thức của mọi đề thi và hình thức thi. Để khai thác sách giáo khoa một cách hiệu quả
trước tiên hệ thống được kiến thức trong từng chủ đề, từng bài cụ thể .Sau khi đã hệ
thống các bài, có thể đi vào chi tiết từng bài. Mỗi bài cũng có thể hệ thống lại xem
có bao nhiêu nội dung chính, mỗi ý chính có bao nhiêu ý phụ... dùng bút màu tô đậm
những phần quan trọng hoặc gạch dưới những ý chính. Làm theo nguyên tắc từ tổng
thể đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể. Có thể ghi mỗi bài ra từng tờ giấy riêng rồi
sau đó tập hợp lại, cũng là một cách để nhớ, mà không nhất thiết phải cầm cả cuốn
sách giáo khoa để học, vừa không gây cảm giác nặng nề mà còn giúp hệ thống bài
học.
- Tránh “học tủ”

+ Học sinh cần chủ động thay đổi thói quen tư duy từ tự luận sang trắc nghiệm. Để
đạt điểm địa lý cao trong thi trắc nghiệm không phải dựa vào mẹo hay thủ thuật phán
đoán đáp án may rủi mà chính là tư duy. Rèn luyện nhiều đề thi thử để thực hiện tốt
các kỹ năng như tính toán, sử dụng phương pháp loại trừ, vẽ biểu đồ… sẽ giúp thí
sinh tự tin giành kết quả cao trong kỳ thi trắc nghiệm.
+ Học sinh cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau trong quá trình học, ôn tập. Cụ thể,
chú ý nội dung giảm tải. Theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo , kỳ thi trung
học phổ thông 2016 - 2017, kiến thức chỉ giới hạn trong chương trình lớp 12 nên
học sinh cần chú ý ôn tập đầy đủ các kiến thức, kỹ năng của từng chương, bài trong
8


chương trình sách giáo khoa, không sa đà vào các kiến thức khó trên chuẩn. Cũng
cần chú ý các nội dung “giảm tải” mà Bộ công bố.
+ Đề thi theo lối trắc nghiệm có khả năng bao quát chương trình hơn, phổ kiến thức
kiểm tra rộng hơn so với thi tự luận, vì thế học “tủ” là điều cấm kỵ. Học sinh không
được bỏ bất kỳ phần nào trong sách giáo khoa địa lý lớp 12, từ kênh chữ đến kênh
hình, kể cả các bài đọc thêm, các bài thực hành.
- Ôn tập theo chủ đề
+ Cũng cần tránh ngộ nhận sai lầm rằng trắc nghiệm chỉ kiểm tra được khả năng nhớ
chi tiết mà không kiểm tra được các kỹ năng tư duy bậc cao. Vì vậy, để chuẩn bị tốt
cho kỳ thi trắc nghiệm học sinh phải biết học đúng cách, học bao quát để nắm chắc
toàn bộ nội dung chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình chứ không phải là nhồi nhét
vào đầu thật nhiều chi tiết rời rạc.
+ Mục đích của việc ôn tập là hệ thống, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng nên
học sinh cần ôn tập theo các chủ đề như tự nhiên Việt Nam , dân cư xã hội, các
ngành kinh tế và các vùng kinh tế.
+ Học sinh nên lập các biểu bảng tổng kết ngắn gọn để dễ ôn tập, nắm vững các nội
dung cốt lõi cũng như các vấn đề cần giải quyết của mỗi chủ đề. Cũng nên dành thời
gian đọc đi đọc lại các nội dung tài liệu, đánh dấu các nội dung cơ bản, số liệu cần

chú ý sau đó thử trình bày, viết lại các vấn đề đó ra giấy rồi so sánh với tài liệu để
xem mình nhớ được những gì, cái gì chưa nhớ. Đánh dấu lại phần chưa nhớ để ôn
lại.
+ Nên trình bày các nội dung ôn tập dưới dạng bản đồ tư duy (mindmap) cô đọng
nhưng chứa đựng đủ các kiến thức cốt lõi cần ôn tập. Dán bản đồ tư duy ở chỗ dễ
quan sát nhất của góc học tập để người học có nhiều cơ hội “chụp ảnh” và lưu nó
trong trí nhớ của mình.
- Học cách sử dụng Atlat, biểu đồ

9


+ Trong quá trình học, ôn tập, học sinh cần luôn sử dụng Atlat bởi Atlat là “cuốn
sách thứ 2 của địa lý”, cũng là tài liệu quan trọng học sinh được sử dụng trong phòng
thi. Việc sử dụng Atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ khắc sâu kiến thức mà
còn củng cố kỹ năng sử dụng Atlat huy động kiến thức làm bài thi đạt kết quả cao.
Ngược lại, cũng cần tránh tư tưởng ỷ lại vào Atlat, bởi không rèn luyện kỹ năng khai
thác Atlat thì sự lúng túng cộng với tâm lý căng thẳng trong cuộc thi sẽ làm cho học
sinh không khai thác được nhiều các nội dung trong Atlat.
+ Ngoài kiểm tra kỹ năng khai thác Atlat, đề thi cũng sẽ có phần trắc nghiệm kỹ
năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ nên học sinh cũng cần chú trọng vấn đề này.
- Thay đổi một chút về cách học và xác định .
+ Nếu như trước đây học sinh cần nắm thật chắc kiến thức và học cách trình bày
theo các bước cho đúng trình tự thì bây giờ yêu cầu thêm nữa đó là phải học kiến
thức rộng hơn. Tùy mỗi môn sẽ có những đặc thù khác nhau, nhưng trên cơ sở phải
nắm kiến thức và biết vận dụng.
+ Ở bài thi trắc nghiệm thường sẽ là những bài yêu cầu nhanh và không quá rườm
rà, kiến thức rộng và bao quát hơn. Nếu như bạn đang theo phương pháp "chậm và
chắc" thì bạn phải đổi ngay từ "chậm" thành "nhanh". Xác định nhanh chính là chìa
khóa để học sinh có được điểm cao ở môn trắc nghiệm. Với các bài thi nặng về lí

thuyết thì sẽ yêu cầu ghi nhớ nhiều hơn, học sinh nên chú trọng phần liên hệ vì đó là
xu hướng học cũng như ra đề của Bộ.
- Phải tìm được từ "chìa khóa" trong câu hỏi
+ Từ chìa khóa hay còn gọi là "key" trong mỗi câu hỏi chính là mấu chốt để học sinh
giải quyết vấn đề.
+ Mỗi khi đọc câu hỏi xong, điều đầu tiên là phải tìm được từ chìa khóa nằm ở đâu.
Điều đó giúp học sinh định hướng được rằng câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp
án sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy. Đó được xem là cách để các em giải quyết câu
hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.

10


- Tự trả lời trước… đọc đáp án sau
+ Ở bài thi môn Địa lí nên áp dụng cách thức tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp
án ở đề thi. khi mà các đáp án thường "na ná" nhau khiến học sinh dễ bị rối. Sau khi
đọc xong câu hỏi, học sinh nên tự trả lời rồi đọc tiếp phần đáp án xem có phương án
nào giống với câu trả lời mình đưa ra hay không. Chớ vội đọc ngay đáp án vì như
thế các em rất dễ bị phân tâm nếu như kiến thức của mình không thực sự chắc chắn.
- Dùng phương pháp loại trừ
+ Một khi các em không có cho mình một đáp án thực sự chính xác thì phương pháp
loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn tìm ra câu trả lời đúng. Mỗi câu hỏi
thường có 4 đáp án, các đáp án cũng thường không khác nhau nhiều lắm về nội
dung, tuy nhiên vẫn có cơ sở để bạn dùng phương án loại trừ bằng "mẹo" của mình
cộng thêm chút may mắn nữa. Thay vì đì tìm đáp án đúng, các em hãy thử tìm
phương án sai… đó cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.
+ Khi các em không còn đủ cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng cách phỏng đoán,
nhận thấy phương án nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả
lời… đó là cách cuối cùng dành cho các em .
- Phân bổ thời gian và nhớ không được bỏ trống đáp án

+ Việc đầu tiên là đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào mình biết
rồi thì nên khoanh ngay đáp án vào phiếu trả lời (các em nhớ dùng bút chì để có thể
sửa đáp án nếu cần thiết).
+ Sau khi làm hết những câu hỏi "trúng tủ" của mình thì chọn những câu hỏi đơn
giản làm trước, vì bài thi trắc nghiệm các câu hỏi đều có thang điểm như nhau chứ
không giống như bài thi tự luận.
+ Chính vì vậy câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên các em hãy
làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa số điểm. Chú ý phân bổ thời gian để không
bỏ sót câu hỏi nào, nếu không biết đáp án thì hãy dùng phỏng đoán hay kể cả may

11


mắn cũng được, điều bạn cần là không được để trống đáp án, đó cũng là một cơ hội
dành cho các em .
- "Trăm hay không bằng tay quen"
+ Trước mọi sự thay đổi, hay nói cách khác là một cách thức thi mới, thì điều tất yếu
là bạn buộc phải tập làm quen với nó. Không ai tài giỏi gì để có thể thích ứng ngay
với cái mới, điều này cần thời gian để tích lũy kinh nghiệm, các bài thi cũng vậy,
thiết nghĩ ngay từ bây giờ các em nên giải nhiều đề thi trắc nghiệm hơn, tập dần với
các câu hỏi trắc nghiệm như thế. Các em sẽ tìm được những lỗi mà mình thường
gặp phải cũng như tìm được một phương pháp giải tối ưu cho bài trắc nghiệm.
+ Thay vì lo lắng và suốt ngày than vãn về việc thay hình thức thi tự luận bằng trắc
nghiệm, hãy chủ động bản thân mình để chuẩn bị thật tốt cho kì thi.
- Học cho đúng cách
+ Trước hết, cần làm rõ một điều ngộ nhận tai hại và dai dẳng về hình thức trắc
nghiệm, đó là hình thức này chỉ kiểm tra được khả năng nhớ chi tiết, mà không kiểm
tra được các kỹ năng tư duy bậc cao hơn. Điều này chỉ đúng với những câu trắc
nghiệm tự tạo của những người không chuyên nghiệp. Trong khi đó, như kết quả của
các kỳ thi vừa qua cho thấy, những đề thi trắc nghiệm của Việt Nam được viết khá

tốt và ngày càng tốt hơn lên, do việc tham khảo các đề thi trắc nghiệm của quốc tế
hiện nay rất thuận lợi, dễ dàng.
+ Vì vậy, để chuẩn bị tốt cho kỳ thi trắc nghiệm - thật ra cũng như bất cứ kỳ thi nào
khác thì trước hết, các em phải biết học cho đúng cách, chứ không chỉ nhồi nhét vào
đầu thật nhiều chi tiết rời rạc (vì nghĩ rằng trắc nghiệm sẽ thiên về kiểm tra chi tiết).
Khi tập trung quá nhiều vào chi tiết, các em sẽ chỉ sử dụng bộ nhớ ngắn hạn, và chắc
chắn sẽ rơi vào tình trạng học bài sau quên bài trước. Chính vì vậy, có một điều
tưởng chừng nghịch lý, đó là kỳ thi càng đòi hỏi trí nhớ về chi tiết thì các em lại
càng cần phải luyện tư duy tổng quát cho thật nhạy bén, sắc sảo.

12


- Tự kiểm tra sau mỗi bài học (mỗi chủ đề) bằng các bài trắc nghiệm đã được soạn
sẵn. Các em có thể sử dụng các tài liệu do giáo viên môn học giới thiệu hoặc được
cung cấp trên thị trường; điều quan trọng là thực hiện đều đặn hằng ngày.
- Thường xuyên trao đổi với bạn bè cùng lớp, các thầy cô; tham gia các câu lạc
bộ, các diễn đàn để hỏi thêm về các khái niệm chưa hiểu rõ, hoặc trao đổi các cách
giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề.
2.3. Sử dụng các kĩ năng ôn tập môn Địa lí 12 vào các chủ đề cụ thể .
2.3.1. Dấu hiệu nhận biết các mức độ trong đề thi.
Trong đề thi trung học phổ thông Quốc gia năm nay ở đề thi các môn nói chung và
môn Địa lí nói riêng đều có các cấp mức độ khác nhau , vậy để làm thế nào mà các
em có thể nhận biết được các mức độ đó trong đề thi thì tôi đã hướng dẫn các em cần
chú ý các dấu hiệu nhận biết ở các cấp độ như sau
a) Mức độ nhận biết
- Là nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây, có nghĩa là có thể nhận biết thông
tin, tái hiện, ghi nhớ lại,...
- Các em có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên thông tin
có tính đặc thù của một khái niệm, sự vật hiện tượng.

- Có thể cụ thể hoá các yêu cầu như sau :
+ Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, biểu tượng, sự vật, hiện tượng hay một thuật ngữ
địa lí nào đó,..
+ Nhận dạng: hình thể, địa hình, vị trí,...
+ Liệt kê và xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố,
các hiện tượng.
- Các động từ tương ứng với cấp độ biết có thể được xác định là: trình bày, nêu, liệt
kê, xác định,...
- Ví dụ :

13


Câu 1. Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố
nào sau đây?
A. Quảng Nam-Đà Nẵng.
C. Khánh Hoà-Quảng Ngãi.

B. Đà Nẵng-Khánh Hoà.
D. Đà Nẵng-Quảng Ngãi.

Câu 2. Căn cứ vào Atlats Địa lí Việt Nam, trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền
giáp với Trung Quốc không có tỉnh nào sau đây?(Atlat trang 4,5)
A. Lạng Sơn.

B. Sơn La.

C. Cao Bằng.

D. Hà Giang.


b) Mức độ thông hiểu
- Là khả năng hiểu được, giải thích và chứng minh được các sự vật và hiện tượng địa
lí.
- Các em có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình, sử dụng
được kiến thức và kĩ năng trong tình huống quen thuộc.
- Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu :
+ Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân về khái niệm, tính chất của sự vật hiện tượng.
+ Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng.
+ Lựa chọn, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.
+ Sắp xếp lại các ý trả lời theo cấu trúc lôgic.
- Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể được xác định là: phân tích,
giải thích, chứng minh, mô tả, phân biệt, ...
- Ví dụ :
Câu 1. Vị trí địa lí nước ta thuận lợi cho
A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
B. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt.
C. phát triển nền nông nghiệp ôn đới.
D. sự phân hoá đa dạng sản phẩm nông nghiệp theo vùng miền.
Phân tích:

14


Câu hỏi này nằm trong chuẩn: Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi
lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc phòng. Các em phải hiểu rõ
giới hạn bắc, nam về vị trí và lãnh thổ nước ta để suy luận ra đặc điểm khí hậu,
rồi từ đó sẽ loại được phương án B và C. Nếu các em hiểu không rõ đặc điểm
nền nông nghiệp có thể sẽ chọn phương án D. nền nông nghiệp nước ta có sự
phân hoá sản phẩm theo vùng miền, sự phân hóa về sản phẩm nông nghiệp theo

vùng miền là do tác động của nhiều yếu tố: khí hậu, địa hình, đất đai, thị trường
tiêu thụ, trình độ sản xuất,...
Câu 2. Việc mở rộng giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới là do
vị trí nằm
A. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
B. trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.
C. trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng.
D. liền kề cùng với nhiều nước có nét tương đồng về lịch sử văn hóa.
Phân tích:
Câu hỏi này nằm trong chuẩn: Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi
lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc phòng.
Đối với câu này các em hiểu rõ bản chất vấn đề sẽ loại ngay được phương án B .
Phương án A và D đúng nhưng chưa đủ và không phải là điều kiện trực tiếp
c) Mức độ vận dụng thấp
- Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng
nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra;
- Là khả năng đòi hỏi các em phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương
pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.
- Có thể cụ thể bằng các yêu cầu sau đây:
+ So sánh các phương án giải quyết vấn đề;
+ Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được;

15


+ Giải quyết được những tình huống mới bằng việc vận dụng các khái niệm, biểu
tượng, đặc điểm đã biết,...
+ Khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống quen thuộc, tình huống đơn lẻ sang
tình huống mới, tình huống phức tạp hơn.
- Ví dụ :

Câu 1. Nước ta nằm trong múi giờ thứ 7 vì
A. Kinh độ 10209 T chạy qua nước ta.
B. Kinh độ 1050Đ chạy qua nước ta.
C. Kinh độ 1050T chạy qua nước ta.
D. Kinh độ 10209 Đ chạy qua nước ta.
Phân tích:
Đáp án B.
Các em học không kĩ và không hiểu được hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh
quanh trục; vận dụng hệ thống kinh độ, vĩ độ trên Trái Đất sẽ lựa chọn sai.
d) Mức độ vận dụng cao
- Các em có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản, các kĩ năng, kiến thức để giải
quyết một vấn đề mới chưa được học hay chưa trải nghiệm trước đây (sáng
tạo).
- Vận dụng vấn đề đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.
- Các động từ thường sử dụng ở cấp độ này là: phân tích, tổng hợp, đánh giá, nêu ý
kiến cá nhân, so sánh, mối quan hệ....
- Các hoạt động tương ứng ở vận dụng sáng tạo là: phân biệt, so sánh, chia nhỏ các
thành phần, thiết kế, rút ra kết luận, tạo ra sản phẩm mới.
- Ví dụ :
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy lựa chọn ý nào sau đây nói về tác động
của hình dạng lãnh đối với khí hậu nước ta?
A. Khí hậu từ Bắc vào Nam của nước ta khá đồng nhất.

16


B. Khí hậu nước ta có sự phân hoá rõ rệt từ bắc vào nam.
C. Khí hậu có sự phân hoá rõ rệt từ đông sang tây.
D. Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao địa hình.
Phân tích:

Câu này thuộc chuẩn: Mối quan hệ giữa vị trí địa lí, lãnh thổ và các thành phần tự
nhiên khác. Câu này chỉ sử dụng 01 vấn đề duy nhất: tác động hình dáng lãnh
thổ đến khí hậu
Để chọn đúng phương án trả lời các em phải vận dụng kiến thức để phân tích lãnh
thổ kéo dài và hẹp ngang có tác động đến khí hậu như thế nào?
Câu 2 : Ý nào sau đây nói về tác động của vị trí địa lí đến khí hậu nước ta?
A. Vị trí địa lí quy định chế độ nhiệt độ với nền nhiệt cao quanh năm.
B. Vị trí tác động đến sự phân mùa của khí hậu với gió Tín phong và gió mùa.
C. Vị trí địa lí đã quy định khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa.
D. Vị trí tác động đến chế độ mưa ở nước ta: mưa nhiều và mưa theo mùa.
Phân tích:
- Phương án A. đúng, song chưa đủ. Trả lời được tác động đến nhiệt độ.
- Phương án B. Không chính xác.
- Phương án C là đúng và đầy đủ nhất.
- Phương án D mới chỉ đề cập đến chế độ mưa.
Đây là câu hỏi ở mức độ vận dụng cao vì để tìm được đáp án, các em phải vận dụng
kiến thức trong nhiều chuẩn ở 2 nội dung: Vị trí địa lí và khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa; tìm được mối liên hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu.
2.3.2. Kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm các câu hỏi
trắc nghiệm
- Câu hỏi thực hành trong đề thi môn Địa lí năm nay chiếm tới ¼ điểm của toàn bài
( 10 câu ) và chủ yếu là ở các kĩ năng như khai thác Atlat, biểu đồ , bảng số liệu. Nên
trong quá trình dạy học tôi cũng đã hướng dẫn và đưa ra một số đặc điểm cơ

17


bản để học sinh có thể nhận biết và nắm được kiến thức về Atlat và biểu đồ . Để
khai thác được hiệu quả kiến thức trong Atlat học sinh cần :
a. Nắm chắc các ký hiệu:

HS cần nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm
ngư nghiệp... ở trang 3 của quyển Atlat, vì một số bản đồ trong Atlat không in chú
thích kèm theo bản đồ như bản đồ khoáng sản trang 8, bản đồ công nghiệp chung
trang 21, nông - lâm nghiệp trang 18, 19...
b. Biết rõ câu hỏi để có thể dùng Atlat:
Tất cả các câu hỏi trắc nghiệm có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu
cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó... đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời.
Các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát
triển của ngành này hay ngành khác, HS cũng có thể tìm thấy một vài số liệu ở các
biểu đồ trong Atlat.
c. Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat:
Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường,
tròn...) bên cạnh thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối
với các ngành nông-lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, các em cần biết cách khai
thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong phần
trắc nghiệm lý thuyết.
d. Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi trắc nghiệm địa lý
Trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề, các
em có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào phần mục lục
cuối cuốn Atlat (trang 31).
- Những câu hỏi trắc nghiệm địa lý chỉ cần sử dụng một trang bản đồ của Atlat để
trả lời như:
“Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta”. Với câu hỏi này chỉ sử
dụng bản đồ "Địa chất-khoáng sản” ở trang 8 là đủ. “Hãy nhận xét tình hình phân bố

18


dân cư nước ta?”. Trong trường hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân số” ở trang 15
là đủ.

- Những câu hỏi trắc nghiệm cần dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat để trả lời như:
• Những câu hỏi trắc nghiệm đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của một ngành như:
Khi đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp năng lượng, các em không những
chỉ sử dụng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp
này mà còn sử dụng bản đồ công nghiệp để thấy vai trò của ngành này với các ngành
công nghiệp khác, sử dụng bản đồ sông ngòi để thấy tiềm năng phát triển thủy điện...
• Những câu hỏi trắc nghiệm tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng kinh tế như:
Khi phân tích các thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng, các em cần dựa vào
bản đồ vùng kinh tế Trung du miền núi Bắc bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng trang
26 để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi về vị trí
vùng. Đồng thời các em phải biết đối chiếu giữa bản đồ vùng kinh tế với các bản đồ
khác (như đất, khí hậu, sông ngòi, dân cư...) nhằm xác định được đầy đủ các thế
mạnh về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng.
- Loại bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi trắc nghiệm
+ Khi đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp, các em có thể sử dụng bản đồ:
đất, địa hình, khí hậu, dân cư... nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản.
+ Khi đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng
không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu…
2.3.3.Cách nhận dạng các loại biểu đồ trong câu hỏi trắc nghiệm.
a. Biểu đồ tròn: khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của đối tượng
mà dưới 3 năm. Ví dụ thể hiện cơ cấu của ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ
của Việt Nam năm 2012...
Ví dụ : Cho bảng số liệu
Dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2005 – 2012
(đv: triệu người)

19


Năm

2010
2012
Tổng số
86,9
88,8
Thành thị
26,4
28,2
Nông thôn
60,5
60,6
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông
thông giai đoạn 2005 – 2012 là
A. Tròn

B. Miền

C. Đường

D. Cột

b. Biểu đồ cột (đơn, đôi...): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối
tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm.
Ví dụ thể hiện sự biến động dân số, diện tích đất đai...
Ví dụ : Cho bảng số liệu :
Sản lượng ngành Thủy sản của nước ta giai đoạn 2005- 2010

Năm
Sản lượng (nghìn tấn)


2005

2007

2009

2010

+ Khai thác

1988

2075

2250

2420

+ Nuôi trồng
1479
2125
2590
2700
Cho biết vẽ biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản của nước ta từ
năm 2005- 2010
A. Cột

B. Tròn..

C.Miền


D. Đường

c. Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, tăng
trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm. Ví dụ thể
hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số…
Ví dụ : Cho bảng số liệu:
TÌNH HÌNH XUẤT - NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA TRONG
GIAI ĐOẠN 2000 - 2014
(Đơn vị: triệu USD)
Năm

Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch nhập khẩu

20


2000
14 482,7
15 636,5
2005
32 447,1
36 761,1
2012
114 529,2
113 780,4
2014
150 217,1

147 849,1
Loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014?
A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ kết hợp.

C. Biểu đồ đường.

D. Biểu đồ cột chồng.

d. Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng
khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số
liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. Ví dụ thể hiện sản lượng khai
thác, nuôi trồng và giá trị sản xuất của Việt Nam thì vẽ cột thể hiện sản lượng khai
thác và nuôi trồng, đường thể hiện giá trị sản xuất...
Ví dụ : Cho bảng số liệu sau
SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN
CỦA NƯỚC TA (2005-2010)
Năm
Sản lượng (Nghìn tấn)
- Khai thác
- Nuôi trồng
Giá tri sản xuất (tỉ đồng)
Cho biết vẽ biểu đồ nào thích hợp

2005
2007
2009
2010

3467
4200
4870
5128
1988
2075
2280
2421
1479
2125
2590
2707
38784
47014
53654
56966
nhất thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy

sản của nước ta ?
A. Cột

B. Đường

C. Miền.

D. Kết hợp.

- Biểu đồ miền: khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của
hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 4 năm trở lên. Ví dụ thể hiện cơ cấu ngành
kinh tế của Việt Nam hoặc cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, công nghiệp,

dịch vụ, dân số có từ 4 năm trở lên .
Ví dụ : Cho bảng số liệu sau: Dân số Việt Nam qua các năm (Đơn vị : nghìn người)
Năm

Tổng dân số

Số dân thành thị
21

Số dân nông thôn


1995
71996
14938
57058
2000
77635
18772
58863
2005
82392
22332
60060
2010
86947
26515
60432
2015
91713

31131
60582
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện được cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn
của nước ta là
A.

Biểu đồ tròn

C. Biểu đồ cột chồng

B.

Biểu đồ miền

D. Biểu đồ đường.

2.4 . Điều kiện và khả năng ứng dụng
- Trong quá trình dạy học môn Địa lí nói chung và kĩ năng ôn tập trắc nghiệm môn
Địa lí nói riêng dễ dàng thực hiện cho học sinh các trường trong quá trình ôn tập để
cho các em học sinh hứng thú trong việc tiếp và nhận kiến thức , từ đó các em sẽ có
kết quả cao hơn trong học tập.
- Sử dụng các kĩ năng ôn tập môn Địa lí 12 là hết sức cần thiết nhằm phát triển năng
lực học sinh và giúp học sinh hiểu rộng hơn các kiến thức được học .
- Ở năm học vừa qua trong các tiết dạy môn Địa lí có áp dụng phương pháp trắc nghiệm đã tạo hứng thú học tập cho học sinh trong những giờ học , tạo được bước
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong toàn thể học sinh trong
trường. Phương pháp này đã giúp các em có một kết quả học tập khá tốt .
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI .
Qua nghiên cứu về kĩ năng ôn tập trác nghiệm môn Địa lí ở tất cả các bài học nhằm
giúp giáo viên kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh và giúp học sinh nhớ lại bài
học ngay trên lớp . Học sinh kiểm tra với thái độ nghiêm túc .

- Trong năm học vừa qua các lớp 12 do Tôi phụ trách gồm 5 đã đạt được kết quả
khá cao
- Kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài .
+ Trước khi áp dụng đề tài
Số TT Lớp

Sĩ số

Giỏi – khá

Trung bình
22

Yếu


1
12C
44
2
12I
35
3
12K
40
4
12M
32
5
12G

41
+ Sau khi áp dụng đề tài .

13 HS ( 29.5%)
9 HS ( 25.7%)
11 HS( 27.5%)
8 HS ( 25%)
10 HS ( 24.3%)

23HS( 52,2%)
19HS ( 54.2%)
24 HS( 60%)
18 HS ( 56.2%)
22 HS ( 53.6%)

8 HS( 18.3%)
7 HS ( 20.1%)
5 HS ( 12,5%)
6 HS (18.8%)
9 HS ( 22.1%)

Số TT Lớp Sĩ số
Giỏi – khá
Trung bình
Yếu
1
12C
44
28HS ( 63,6% )
16HS ( 36.4%)

0 HS
2
12I
35
18 HS ( 51.2%)
20 HS (48.8%)
0 HS
3
12K
40
24 HS ( 60%)
16 HS ( 40%)
0 HS
4
12M
32
17HS ( 53.1%)
15HS( 46.9%)
0 HS
5
12G
41
21 HS (51.2%)
20HS ( 48.8%)
0HS
Với kết quả như trên tôi nhận thấy nội dung của đề tài phù hợp và cần thiết với học
sinh
2. Kết quả điều tra phỏng vấn
Sau tiết học thực nghiệm , tôi đã tiến hành phiếu phỏng vấn lấy ý kiến của học sinh
( Phiếu phỏng vấn – xem phụ lục) , bản thân Tôi đã đi đến một số nhận định về việc

sử dụng các kĩ năng ôn tập môn Địa lí 12 như sau :
a. Về nội dung kiến thức bài học .
Các em học sinh rất hứng thú trong học tập, tham gia vào giờ học rất sôi nổi, tranh
luận, đặt vấn đề cùng nhau trao đổi để tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Học sinh tiếp
thu kiến thức được nhanh hơn, học sinh chăm học, yêu thích bộ môn Địa lí hơn.
b. Về năng lực tư duy và rèn luyện kĩ năng .
Khi hướng dẫn học sinh kĩ năng ôn tập trắc nghiệm môn Địa lí 12, tôi thấy được
khả năng quan sát, tổng hợp kiến thức của học sinh đồng thời rèn các kĩ năng liên
hệ và phân tích kiến thức qua các bài học với thực tế .
c. Về môi trường học tập .
- Hướng dẫn học kĩ năng ôn tập trắc nghiệm môn Địa lí 12 trong quá trình học tập ,
Tôi đã giáo dục được tư tưởng , ý thức của học sinh về quá trình đổi mới của Bộ
giáo dục và Đào tạo .

23


- Suốt gần 1 năm áp dụng đề tài vào công tác giảng dạy Tôi nhận thấy chất lượng bộ
môn Địa lí đã được nâng cao rõ rệt, thể hiện ở số học sinh khá giỏi và học sinh càng
ngày, càng yêu thích bộ môn hơn. Điều đó chứng tỏ việc hướng dẫn học sinh các kĩ
năng ôn tập môn Địa lí 12 vào giảng dạy đã đem lại rất nhiều hiệu quả trong quá
trình học tập của học sinh .
KẾT LUẬN
Để học sinh yêu thích các tiết học Địa lí và xua tan ý nghĩ xem nhẹ bộ môn Địa
lí bản thân Tôi đã cố gắng tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến
và đưa ra các giải pháp hợp lí nhằm kích thích sự say mê học tập như các hoạt
động nghiên cứu, hoạt động thảo luận, hoạt động tranh luận, hoạt động động não,
hoạt động báo cáo. Bên cạnh đó cũng cần phối hợi các phương pháp khác như đàm
thoại gợi nhớ đưa ra các câu hỏi hợp lí đúng mục đích, rõ ràng tránh những câu hỏi
đặt ra tùy tiện, không nhắm vào mục đích cụ thể nào hoặc phương pháp giải quyết

vấn đề, phối hợp cùng học sinh để giải quyết vấn đề đi đến những kết luận cần
thiết...
Việc sử dụng các kĩ năng ôn tập trắc nghiệm môn Địa lí 12 trong dạy học bộ môn
là một trong các phương tiện dạy học tích cực trong quá trình đổi mới giáo dục để
học sinh có thể hiểu sâu và rộng hơn về các nội dung đã và đang được học.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân về hướng dẫn học sinh kĩ năng
ôn tập môn Địa lí lớp 12 . Với sáng kiến kinh nghiệm này, Tôi hi vọng mình sẽ góp
phần nhỏ vào công việc giảng dạy của các Thày, Cô giáo và học sinh trong trường
nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung .Tuy nhiên trong thời gian có hạn , với năng
lực và trình độ chưa nhiều không thể tránh khỏi các thiếu sót trong quá trình thực
hiện đề tài . Tôi rất mong có sự góp ý chân thành của Quý Thầy , Cô và hội đồng
khoa học các cấp để sáng kiến kinh nghiệm của Tôi được hoàn thiện và có tính khả
thi .
Khuyến nghị
24


Từ kết quả nghiên cứu, trong quá trình giảng dạy môn Địa Lí khi áp dụng kĩ năng
ôn tập môn Địa lí 12 vào giảng dạy , tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:
- Về phía nhà trường :
+ Đối với Sở Giáo dục cần có nhiều sách tham khảo về trắc nghiệm của môn Địa lí .
+ Đối với các nhà trường thường xuyên tổ chức những chuyên đề cấp trường về nội
dung sử dụng các kĩ năng ôn tập môn Địa lí nói riêng và các môn học nói chung.
- Về phía nhóm chuyên môn: Cần có những hình thức đổi mới hơn nữa các buổi
sinh hoạt nhóm để trao đổi, thảo luận, thống nhất về kĩ năng ôn tập môn Địa lí sao
cho hiệu quả nhất. Ngoài việc xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị, cần xây dựng kế
hoạch làm đồ dùng dạy học để phục vụ tốt hơn hoạt động dạy – học Địa lí tại nhà
trường .
- Về phía giáo viên giảng dạy : Cần phải trau dồi và tìm hiểu về các kĩ năng ôn tập
trắc nghiệm để đưa vào các bài giảng làm cho giờ học sinh động hơn và học sinh

tiếp thu kiến thức nhanh và đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập .
V. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN .
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh nghiệm của mình viết.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nam Định, ngày 20 tháng 04 năm 2017
Người viết SKKN

..........................

25


×