Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Nâng cao chất lượng các giờ thực hành nói có yếu tố nước ngoài thông qua sử dụng phần mềm SKYPE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.16 KB, 28 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I.

Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

Giờ đây không còn nghi ngờ nữa, tiếng Anh là chiếc chìa khóa vạn năng để
mở các cánh cửa đối với các lĩnh vực trong cuộc sống trên phạm vi toàn cầu, ví
dụ như ngành thương mại, khoa học và công nghệ. Chính vì vậy việc giảng dạy
hiệu quả môn học này sao cho hiệu quả cho tất cả các cấp học là điều vô cùng
cần thiết. Trong tiếng anh giao tiếp có tất cả 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết
(Listening, Speaking, Reading, Writing). Đối với các kỹ năng Listening,
Reading, Writing thì học sinh có thể tự luyện một mình được . Còn đối với
Speaking thì điều đó là không thể, muốn giỏi chúng ta phải có ít nhất một người
bạn đồng hành để cùng nhau luyện học nói tiếng Anh 1 cách hiệu quả nhất. Khi
không nghe được Tiếng Anh thì sẽ không nói được Tiếng Anh, nghe tiếng anh
tốt sẽ giúp bạn nói tiếng anh tốt, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ nói được tiếng
anh nếu bạn nghe được, mà luyện nói cũng là cả một quá trình song song với
việc luyện nghe.
Có một thực trạng rằng khi học tiếng Anh, học sinh Việt Nam rất giỏi về
ngữ pháp nhưng lại yếu kém khi giao tiếp. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO,
ngày càng nhiều các tập đoàn lớn, công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để
mở rộng thị trường. Trước những cơ hội đó, tiếng Anh trở thành một công cụ
đắc lực để người lao động khẳng định năng lực của mình. Theo khảo sát về việc
học sinh, sinh viên sau khi ra trường đáp ứng yêu cầu kỹ năng tiếng Anh, có
khoảng 49,3% sinh viên đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, 18,9% sinh
viên không đáp ứng được và 31,8% sinh viên cần đào tạo thêm. Điều này cho
thấy hơn nửa số sinh viên sau khi ra trường không đáp ứng đủ yêu cầu về kỹ
năng tiếng Anh. Đây là một thực trạng đáng lo ngại khi nhiều học sinh, sinh viên
ra trường nhưng vẫn chưa trang bị kỹ càng ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết,
kéo theo tỷ lệ thất nghiệp sau ra trường cao.
Để phần nào tháo gỡ thực trạng đáng lo ngại trên, Sở giáo dục và đào tạo


Nam Định đã cho phép việc dạy tiếng Anh có yếu tố nước ngoài nhằm đa dạng
hình thức dạy và học; tạo môi trường, động lực cho giáo viên, học sinh thực
1


hành nâng cao kĩ năng nghe, nói, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, từ đó góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh hướng tới mục tiêu đạt
chuẩn đầu ra về năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh ngay khi rời ghế
trường phổ thông.
Bản thân là một giáo viên tiếng Anh, tôi thấy rất hứng thú với động thái
này. Tôi nhận ra rằng các học trò mình vô cùng hứng khởi trong giờ tiếng Anh
khi được học tiếng Anh có yếu tố nước ngoài chính vì vậy tôi đã sử dụng phần
mềm Skype để nâng cao chất lượng giảng dạy, để các em được giao lưu kết nối
đàm thoại với người bản ngữ mà không hề phải tới các trung tâm đắt tiền hay
phải mời các thày cô từ các nơi tới lớp - đặc biệt là trong các tiết học nói dành
cho học sinh lớp 10 chương trình 10 năm. Chính vì thế tôi muốn sẻ chia kinh
nghiệm này với mong mỏi góp phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy và nâng cao hiệu
quả giảng dạy.
II.

Mô tả giải pháp kỹ thuật

1. Mô tả giải pháp kỹ thuật trước khi tạo ra sáng kiến
1.1 Mục tiêu tạo ra sáng kiến
Sáng kiến này được thực hiện muốn khẳng định vai trò của việc giảng dạy
và học tập có thể sử dụng công nghệ thông tin. Hơn thế nữa người báo cáo sáng
kiến thực sự muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo động học lực cho
người học trong quá trình dạy và học tiếng Anh. Ngoài ra người viết cũng muốn
chứng minh tình hiệu quả trong việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy và học tiếng Anh. Dựa trên những phát kiến nho nhỏ, người viết hy vọng sẽ

góp phần nhỏ bé để nâng cao chất lượng dạy và học tại nơi công tác. Chính vì lẽ
đó trong sáng kiến của mình, tôi muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm đối với
việc nâng cao hiệu quả các tiết học nói cho học sinh lớp 10 thông qua sử dụng
phần mềm Skype.
1.2. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Học và sử dụng tiếng Anh như là một ngoại ngữ sẽ góp phần không nhỏ trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bắt kịp với những tiến
2


bộ của nhân loại trong thế kỷ 21. Trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện
nay, hơn lúc nào hết, Tiếng Anh được xem như một ngôn ngữ phổ thông nhất, là
phương tiện đặc biệt hữu ích phục vụ cho việc giao tiếp, trao đổi kinh tế, văn
hóa...v..v..trên toàn thế giới. Đối với nước ta, việc học Tiếng Anh đã và đang
được chú trọng ở tất cả các bậc học. Điều nay đã thể hiện sự ý thức đầy đủ và
định hướng quyết tâm của các cấp quản lí giáo dục trong việc trang bị cho
những chủ nhân tương lai của đất nước thứ ngôn ngữ chìa khóa này. Sử dụng tốt
Tiếng Anh trong giao tiếp đang là mục tiêu hướng đến của hoạt động dạy- học
môn Tiếng Anh xuyên suốt các bậc học. Như chúng ta đã biết theo chương trình
sách giáo khoa mới học sinh được học Tiếng Anh kéo dài 10 năm từ THCS đến
THPT. Chúng ta- đội ngũ giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh phải mạnh dạn nhìn
thẳng vào thực tế nói Tiếng Anh yếu kém của học sinh THPT hiện nay. Đa số
các học sinh ở tỉnh Nam Định nói riêng và ở Việt Nam nói chung không thể giao
tiếp bằng Tiếng Anh. Điều này hẳn đã được quan tâm rất nhiều bởi quý thầy cô
giáo cũng như các nhà quản lí giáo dục. Qua khảo sát tại đơn vị nhằm xác định
những nhân tố cản trở khả năng giao tiếp Tiếng Anh của HS, một số khó khăn
sau là chủ yếu: Như chủ đề một số bài dạy còn chưa gần gũi và gây nhàm chán
đối với học sinh, nhiều hoạt động còn chưa phù hợp với trình độ của học sinh.
Cơ hội nói Tiếng Anh hạn chế ,học sinh có thói quen viết ra giấy mà không nói.
Một số học sinh lại nói nhiều hơn những học sinh khác. Học sinh sợ mắc lỗi

trong qúa trình nói( sợ không phát âm đúng từ nào đó, sợ nói sai câu, ….) Học
sinh có thể không hiểu sẽ làm gì trong các hoạt đông nói. Ngoài ra, những hạn
chế nhất định trong việc vận dụng phương pháp, kĩ năng lên lớp của giáo viên
trong từng tiết dạy cụ thể trong một quá trình lâu dài cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến khả năng của học sinh. Bên cạnh đó, ở cấp học THPT việc học bộ môn
Tiếng Anh thường được chú trọng như là một môn thi chính trong kì thi Tốt
nghiệp THPT hơn là một phương tiện giao tiếp quan trọng. Nhận thức sai lầm
này từ giáo viên và học sinh cần phải được thay đổi. Xuất phát từ thực trạng này
việc tìm một giải pháp để tạo điều kiện phát huy tối đa khả năng giao tiếp của
người học là điều vô cùng cần thiết.
3


2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Định nghĩa về kỹ năng Nói
Định nghĩa về kỹ năng Nói được các nhà khoa học đưa ra theo các cách khác
nhau. Theo Bailey (2005) thì Nói là việc sản sinh ra các phát ngôn bằng lời
một cách có hệ thống để truyền tải nội dung. Tác giả Brown (1994) và Burn
& Joyce (1997) có cùng quan điểm khi cho rằng Nói là quá trình tương tác
liên quan tới việc sản sinh, tiếp nhận và xử lý thông tin. Byrne (1986) đưa ra
định nghĩa cụ thể về Nói khi nhận định rằng đó là sự giao tiếp bằng lời theo
hai chiều giữa người nói và người nghe, trong đó vai trò của người nói là mã
hóa thông tin còn người nghe phải giải mã được thông tin đó.
Từ quan điểm của các nhà khoa học kể trên, ta có thể hiểu Nói là quá trình
giao tiếp gồm người nói và người nghe, trong đó người nói có vai trò cung
cấp thông tin còn vai trò của người nghe là tiếp nhận thông tin.
2.2. Các giai đoạn trong dạy kỹ năng Nói
Theo Byrne (1991) thì có ba giai đoạn thúc đẩy khả năng nói của sinh viên
là: giai đoạn trình bày (presentation phase), giai đoạn thực hành (practice
phase) và giai đoạn sản sinh (production phase).

2.2.1. Giai đoạn trình bày (Presentation phase)
Trong giai đoạn này, giáo viên lựa chọn và tìm ra các chủ đề nói phù hợp với
nội dung bài học và trình độ của sinh viên; đưa ra hướng dẫn và yêu cầu rõ
ràng cho mỗi bài tập. Ở giai đoạn này, sinh viên đóng vai trò thụ động: chỉ
lắng nghe, cố gắng hiểu hướng dẫn của giáo viên và hầu như không nói gì
(nếu có nói thì họ chỉ nói rất ít).
2.2.2. Giai đoạn thực hành (practice phase)
Sinh viên dựa vào yêu cầu để luyện tập các hoạt động nói khác nhau (sắm
vai, phỏng vấn, miêu tả tranh, thảo luận, v.v…) nhằm phát triển kỹ năng Nói.
Vai trò của giáo viên và sinh viên được hoán đổi so với giai đoạn trước. Sinh
viên thực hành nói phần lớn thời gian theo cá nhân, cặp, nhóm dưới sự kiểm
soát của giáo viên. Giáo viên chủ yếu sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp và gợi ý
từ cho sinh viên.
4


2.2.3. Giai đoạn sản sinh (production phase)
Giáo viên gọi cá nhân hoặc cặp, nhóm sinh viên trình bày phần thực hành nói
theo yêu cầu.
2.3. Vai trò của việc tạo hứng thú đối với người học
Việc có được hứng thú trong quá trình học là yếu tố vô cùng quan trọng.
Nếu như không hiểu mối quan hệ khăng khít giữa sự hứng thú và tác động của
sự hứng thú đó lên kết quả học tập của người học thì người giáo viên sẽ thất bại
trong quá trình chuyển tải bài giảng của mình. Cốt lõi của sự hứng thú là niềm
đam mê, là sự khát khao muốn được học, muốn được khám phá của học sinh.
Những người học thông thái sẽ hoàn toàn biết điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu
thực sự của mình là gì, để từ đó phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.
Muốn dạy và học thành công, người thày phải biết việc dạy phải song song với
việc tạo động cơ học cho học trò của mình. Người học không những cần được
hướng dẫn chỉ bảo về tri thức ngôn ngữ mà còn được thày cô luôn tạo động lực

trong mỗi hoạt động học. Người học không chỉ tiến bộ về kiến thức mà còn luôn
giữ được niềm đam mê, sự hứng khởi trong quá trình học. Một thày giáo thành
công là người thày không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn là người luôn khơi
gợi, luôn tạo hứng khởi, luôn đem lại động lực cho học trò muốn học, muốn
khám phá, muốn thực hành ngôn ngữ. Đây thực sự là một sứ mệnh của người
thày khi trong thời đại toàn cầu hóa, học trò học tiếng Anh đâu chỉ để trả bài thi,
mà những công dân toàn cầu ấy phải sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, để ký hợp
đồng, để lĩnh hội những tinh hoa của các nền văn hóa khác về dựng xây đất
nước, thì việc học giỏi, nói tốt tiếng Anh trở thành điều bắt buộc và vấn đề có
động lực để học giỏi, nói tốt tiếng Anh trở nên cấp thiết vô cùng. Chính nhờ hiểu
được tầm quan trọng của việc tạo hứng thú cho người học nên mỗi khi lên lớp
người dạy luôn có ý thức làm cho bài dạy của mình hấp dẫn hơn, làm người học
yêu thích bài dạy hơn. Và những hoạt động nói ít được quan tâm trong chương
trình giảng dạy thì việc tạo hứng khởi cho người học dường như khó khăn hơn,
đòi hỏi người dạy phải động não nhiều hơn. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này

5


tôi đánh giá cao việc sử dụng phần mềm Skype nhằm đem lại hứng thú nhiều
hơn cho học trò của mình.
2.4. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc dạy nói
Hiện nay xu hướng sử dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học tiếng
Anh, đặc biệt là dạy nói đang ngày càng trở nên phổ biến. Xu hướng này rất hữu
hiệu trong việc tạo động lực cho người học trong quá trình học, đặc biệt là học
nói tiếng Anh.
2.4.1 Lợi ích của việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc dạy kỹ năng nói
tiếng Anh
Công nghệ thông tin (CNTT) là một thành tựu lớn của cuộc CMKH-KT
hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học,

ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị,
xã hội khác. Trong giáo dục – đào tạo, CNTT được sử dụng vào tất cả các môn
học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo
dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành. Vì thế, nó là chủ đề lớn được tổ
chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình
hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và sẽ có sự thay đổi nền giáo dục
một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT. Như vậy, CNTT
đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương
pháp DH (PPDH), đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục,
vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí
mới:
Học mọi nơi - Học mọi lúc - Học suốt đời
Dạy cho mọi người và mọi trình độ tiếp thu khác nhau
Đối với môn Tiếng Anh, việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy
đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của quá trình dạy và học. Hiện
nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho học sinh thể hiện rõ nét
nhất qua các “bài giảng điện tử”. Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học Tiếng
Anh giúp giáo viên có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghe, nói, khả năng diễn đạt
Tiếng Anh, khắc phục những hạn chế về ngữ âm, trọng âm, ngữ điệu và là động
lực để giáo viên cố gắng vươn lên. Khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy làm
6


cho bài giảng của giáo viên luôn uyển chuyển, linh hoạt, thúc đẩy sự tương tác
giữa người dạy và người học. CNTT trong đó có máy tính nối mạng Internet là
kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy, giúp giáo viên và học sinh
chia sẻ thông tin, tăng thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề.
2.4.2. Phần mềm phù hợp nào được lựa chọn để sử dụng?
Tôi đã thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thông qua sự hỗ
trợ của các phần mềm như:

*PHẦN MỀM WINDOW MEDIA MAKER
Ứng dụng
-Tạo clip dạy ngữ âm
- Cắt âm thanh
Sản phẩm
-Listen and repeat
-Reading aloud sentences
*PHẦN MỀM AUDACITY
Ứng dụng
- Cắt âm thanh
- Ghép âm thanh
- Ghi âm thanh
Sản phẩm
-Cắt ghép âm thanh thay đổi đáp án
-Ghi âm, cắt, ghép âm thanh tạo đề nghe
*PHẦN MỀM MCMIX
Ứng dụng
- Trộn đề thi trắc nghiệm
- Tạo ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
- Tạo ngân hàng đề tự luận
Sản phẩm
- Trộn đề thi
- Tạo ngân hàng trắc nghiệm
7


- Dữ liệu đề chuẩn ngân hàng trắc nghiệm
- Tạo ngân hàng tự luận
- Dữ liệu đề chuẩn ngân hàng tự luận
*ỨNG DỤNG GOOGLE DRIVE

Ứng dụng
- Lưu trữ dữ liệu
- Soạn thảo văn bản
- Soạn thảo trình chiếu
- Chia sẻ tài liệu
Sản phẩm
-Lưu trữ (minh họa)
-Soạn thảo văn bản (minh họa)
-Soạn thảo trình chiếu (minh họa)
* ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SKYPE
Tôi thường xuyên trăn trở làm thế nào mà học trò mình có thể thực hành giao
tiếp với người bản ngữ? Làm thế nào đưa không gian lớp học ra ngoài
phạm vi lớp học mà vẫn đem lại hứng khởi cho học sinh lại không chi phí
quá tốn kém? Và tôi nghĩ ngay đến ứng dụng của Skype. Phần mềm hội
thoại trực tuyến Skype được khai thác ứng dụng không chỉ với chức năng
thông tin liên lạc thông thường, mà còn như một phương tiện học tập từ
xa.
Skype là một trong những phần mềm hội thoại trực tuyến chất lượng, cung cấp
dịch vụ điện thoại Internet lớn nhất thế giới hiện nay với hơn 600 triệu người sử
dụng. Với chất lượng âm thanh không thua gì gọi điện thoại trực tiếp và khả
năng kết nối thông tin thuận tiện, Skype giúp mọi người có thể giao tiếp với
nhau từ quốc gia này sang quốc gia khác dễ dàng chỉ với máy tính và đường
truyền Internet tối thiểu.
Tận dụng các lợi thế về chất lượng âm thanh và hình ảnh, mức độ phổ biến, chi
phí rẻ, dễ dàng sử dụng của Skype, tôi sử dụng phần mềm này làm kênh giao
8


tiếp giữa học sinh của mình và các các nhóm học sinh thuộc các trường nói tiếng
Anh của các bạn đồng nghiệp. Việc học ngoại ngữ theo cách này hữu ích vì học

trò của tôi được đặt trong môi trường giao tiếp thực sự, tiếp xúc với nhiều đối
tượng, nhiều phong cách giao tiếp, giọng nói khác nhau... giống như ngoài đời
thực. Đặc biệt, với việc luyện tập này, các em có được sự tự tin, quen thuộc khi
nói chuyện với người nước ngoài, tránh được cảm giác ngại do ít giao tiếp, giúp
họ làm chủ ngoại ngữ tốt hơn trong những cuộc nói chuyện, thảo luận trong thực
tế.
2.4.3 Học qua Skype và sự hứng khởi của người học
Đây là cách học hiệu quả để cải thiện kỹ năng nói của học sinh. Điểm mạnh của
việc áp dụng công nghệ tương tác này trong dạy và học tiếng Anh là giúp học
sinh không nhàm chán với những bài học đọc chép, những giờ học nói tẻ nhạt
theo cách truyền thống. Thay vào đó người học sẽ được tiếp cận thế giới trực
quan sinh động bằng hình ảnh, âm thanh, màu sắc cũng như tương tác với những
nhân vật sống động từ truyện tranh, truyện kể, các lớp học trực tuyến hay khám
phá thế giới ảo phong phú từ Internet. Điều này sẽ giúp khơi dậy niềm đam mê
từ học sinh, khiến thầy và trò đều hứng khởi với việc dạy và học, từ đó đem lại
những kết quả học tập tốt nhất. Khi được tương tác với các bạn nước ngoài qua
Skype các em không chỉ học tập được cách phát âm, cách làm việc của các bạn
mà học sinh của tôi thấy thoải mái tự nhiên vì được tiếp xúc với các bạn đồng
trang lứa, cùng chung suy nghĩ, cùng chung công việc, cùng chung mục đích
giao tiếp. Chúng rất háo hức trước mỗi giờ học nói kết nối Skype và hiệu quả
học tập nâng cao rõ rệt
3. Thực hiện, thu thập và phân tích dữ liệu khi tiến hành giải pháp
3.1 Thái độ của giáo viên và học sinh đối với việc học tiếng Anh đặc biệt là
ký năng nói
Ngay khi bắt đầu tiến hành giải pháp này tôi đã có tiến hành phỏng vấn giáo
viên và các em học sinh về thái độ dạy và học kỹ năng nói. Theo ý kiến của
những giáo viên này thì chất lượng kém là do học sinh không chịu học, phụ
huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tiếng Anh của con em mình, cơ sở
9



vật chất, trang thiết bị của nhà trường quá thiếu thốn, chất lượng đội ngũ giáo
viên chưa cao. Dưới đây là tóm tắt các ý kiến đó:
-

“Chúng tôi đi dạy phải xách theo cái đài cát-xét, học sinh nghe câu
được, câu chăng, nhiều khi mất điện, hỏng đài nên không sử dụng được…
Lớp học lại đông, giáo viên không quán xuyến hết, học sinh ít có điều kiện
thực hành”. (79%)

-

“Vì học sinh học quá yếu, lại không chịu khó học, nhiều khi lên lớp
chỉ là độc thoại với mình ... Chương trình và sách giáo khoa mới rất hay,
song độ khó cũng cao hơn. Nhiều học sinh không kham nổi chương trình,
nhất là những học sinh những lớp không chọn môn tiếng Anh vào tổ hợp
xét tuyển Đại học.(81%)”

-

“Nội dung thi không có phần kiểm tra kỹ năng nói nên giáo viên cũng
như học sinh thường xem nhẹ phần này, chúng tôi tận dụng các tiết học nói
để chữa bài tập ngữ pháp để giúp học sinh làm bài thi tốt hơn (78%)”.

Và khi tôi đề cập đến việc sử dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là gợi ý đến
việc cài đặt phần mêm Skype để hỗ trợ tương tác trong các giờ dạy nói, các bạn
đồng nghiệp đã thể hiện rõ sự ngạc nhiên cũng như e dè và có phần hoài nghi về
hiệu quả của giải pháp này so với chất lượng phần trăm các bài kiểm tra.
Ngược lại các học trò thì vô cùng hứng khởi khi được phỏng vấn về việc được
học với các giờ dạy với công nghệ thông tin – phần mềm chat Skype. Dưới đây

là tóm tắt ý kiến của các học sinh
- “Chúng em vô cùng hứng thú với việc các thày cô sử dụng công nghệ
thông tin trong giờ day, bất luận là phần mềm gì và chắc chắn chúng em sẽ hoàn
thành mọi yêu cầu của giáo viên để cùng hợp tác ” (100%)
- “Chúng em muốn các thầy cô giáo nên đổi mới phương pháp nhất là
trong các giờ dạy kỹ năng, chúng em khao khát có được sự tiến bộ từ kỹ năng
nói vì một khi chúng em thấy mình học tập có kết quả tốt chúng em sẽ trở nên
quyết tâm cao hơn để đạt kết quả cao hơn. Cảm nhận chúng em học tập có kết
quả có tiến bộ trong khả năng sử dụng tiếng Anh, nói cách khác, cảm nhận về sự
tiến bộ trong học tập sẽ mang lại cho chúng em sự hài lòng.” (66%)
10


Đồng thời tôi cũng gửi e-mail đề xuất với các bạn đồng nghiệp nước ngoài đó là
cô giáo Erly Ambito Leosala đến từ Philipine và cô giáo Hui Tang Elizabeth Tio
đến từ Mỹ các cô giáo rất ủng hộ cho sáng kiến của tôi và sẵn sàng hợp tác.
Như vậy trong khi giáo viên Việt nam còn nghi ngại từ việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào giờ học thì tôi đã nhận được tín hiệu tốt từ các học trò
mình và các bạn đồng nghiệp nước ngoài và tôi hy vong giải pháp của mình sẽ
phần nào đáp ứng lòng mong mỏi của các em.
3.2. Chuẩn bị tiến hành, sử dụng phần mềm Skype chi tiết
Tôi đã đề nghị nhà trường tạo điều kiện cho phép được sử dụng phòng
học có máy chiếu, hệ thống mạng, âm thanh ánh sáng đủ để tiến hành tiết dạy.
Việc cài đặt skype cũng khá đơn giản và giống với hầu hết các phần mềm
khác, tuy nhiên có 1 lưu ý rất quan trọng trong phần cài đặt skype và cả những
phần mềm hiện tại là phải bỏ qua những phần cài đặt không cần thiết để tránh
rắc rối. Sau khi download tôi tiến hành chạy file SkypeSetupFull.exe để cài đặt,

11



do máy tính mình cài đặt sẵn rồi nên nó hiện là Cập nhật skype.

12


3.3. Chuẩn bị tiến hành cho tiết học thực hành nói có sử dung Skype
Nhằm tạo hứng thú tôi cho các em tự chia nhóm, tự lựa chọn chủ đề nói mà các
em yêu thích dựa trên nội dung sách giáo khoa. Thay vì việc áp đặt nội dung nói
đối với học sinh, giáo viên cho học sinh tự sáng tạo, miễn là các em có cơ hội
nói Tiếng Anh về chủ đề mà mình yêu thích. Tôi khuyến khích tất cả mọi học
sinh tham gia vào các hoạt động nói, gợi ý cho học sinh yếu kém sử dụng những
ngôn từ đơn giản, phù hợp với trình độ của các em từ đó phá bỏ cảm giác sợ hãi
mặc cảm tự ti của những học sinh này khi nói Tiếng Anh.
Tôi liên lạc với các đồng nghiệp nước ngoài trước để ấn định thời gian, sau đó
cho các nhóm học sinh kết nối với các nhóm học sinh trường bạn về nội dung
tương tác, các câu hỏi dự kiến, các trò chơi cũng như các hoạt động giao lưu
khác.
Để sử dụng hiệu quả thời lượng đàm thoại qua Skype, tôi sẽ yêu cầu học sinh
xác định rõ nội dung chủ đề rõ ràng, thời lượng cho từng tiết dạy có thể áp dụng
phương pháp này, tránh tình trạng cho học sinh áp dụng một cách lan man,
không rõ chủ đề.
Bên cạnh đó khi phân nhóm tôi chú ý phân bố học sinh trong nhóm làm việc cân
đối giữa tỉ lệ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
Trước khi tiến hành đàm thoại với các bạn nước ngoài tôi đã gợi ý cho các em
luyện tập và đưa ra nhận xét cụ thể cho từng bài nói của mỗi nhóm từ đó động
viên các em kịp thời.
3.4. Bài kiểm tra thử nghiệm (pre-test) và bài kiểm tra kiểm nghiệm (post
test) dành cho học sinh
Nội dung bài kiểm tra thử nghiệm và bài kiểm tra kiểm nghiệm được đính

kèm. Bài kiểm tra thử nghiệm được tiến hành để đánh giá khả năng nói của học
sinh trước khi các em được học các tiết thực hành nói có áp dụng công nghệ
thông tin với phần mềm Skype. Bài kiểm tra kiểm nghiệm được tiến hành để
đánh giá khả nói của học sinh sau khi các em được học các tiết thực hành nói có
áp dụng công nghệ thông tin với phần mềm Skype. Đồng thời với nội dung nói,
13


các chi tiết khác như ngữ điệu, ngôn ngữ hình thể, tác phong hùng biện, tương
tác mắt, phản xạ nói cũng được quay chụp lại để làm dữ liệu so sánh hiệu quả
trước và sau thực hiện giải pháp.

NỘI DUNG MINH HỌA KHI TIẾN HÀNH GIẢI PHÁP
1. Sách giáo khoa
1.1 Nội dung sách giáo khoa
Tôi chọn sách giáo khoa tiếng Anh hệ 10 năm của Bộ giáo dục và đào tạo
trong nghiên cứu của mình. Trong cuốn sách giáo khoa gồm 10 bài (10 units)
với các nội dung các tiết học nói sau:
Bài
1

Nội dung phần “Speaking”
Expressing opinions about housework

2

(Trình bày quan điểm về công việc nội trợ)
Talking about how to get rid of bad habits

3


(Nói về phương pháp loại bỏ thói quen xấu)
Talking about TV shows

4

(Nói về các chương trình truyền hình)
Talking about local community development
(Nói về sự phát triển cộng đồng)
14


5

Taling about inventions, their uses and their benefits

6

(Nói về các phát minh và hướng dẫn sử dụng )
Talk about equal job opportunities

7

(Nói về những cơ hội nghề nghiệp)
Comparing traditions and customs in two countries and discuss
those in Vietnam
(So sánh những phong tục tập quán giữa hai quốc gia và thảo luận

8


vấn đề này tại Việt Nam)
Talking about how electronic devices can help us learn

9

(Nói về việc các thiết bị điện tử giúp đỡ người học như thế nào)
Talking about the environmental impacts of human activities

10

( Nói về tác động của môi trường của hành vi con người)
Talking about what tourists can do on eco tour (Nói xem các khách
du lịch có thể làm gì tại các tua du lich sinh thái)

Trên đây là nội dung sách giáo khoa theo chương trình của Bộ, tôi hướng dẫn
học sinh chọn đề tài, sau khi hướng dẫn các em chọn các chủ đề : family (Unit
1), health (Unit 2), historical figures (Unit 4 và Unit 5), environment (Unit 9 và
Unit 10). Sau đó các em tự liên lạc với các bạn trường bạn qua e-mail, chat, để
thống nhất nội dung trao đổi.
1.2. Minh họa nội dung giảng dạy kỹ năng nói sử dụng phần mềm Skype
trong sách giáo khoa lớp 10 hệ 10 năm của Bộ giáo dục và đào tạo.
Tôi chọn một trong 4 chủ đề các em đã thực hiện thành công để trình bày chi tiết
nhằm minh họa rõ nét cho quá trình tiến hành giải pháp của mình.
*** CHỦ ĐỀ HISTORICAL FIGURES (dựa trên nội dung Unit 4 và Unit 5)
(Nội dung đàm thoại thực hành kỹ năng nói qua Skype giữa học sinh lớp 10ª6
trường THPT .................... TP Nam Định- Việt Nam và nhóm bạn trường Park
school of Batimol High School-Mỹ )
PHẦN 1: NỘI DUNG TRÌNH BÀY
a.Trường ....................- tỉnh Nam Đinh, Việt Nam:


15


Chân dung Trần Quốc Tuấn Hưng Đạo Đại
Vương
Nhóm 1 thực hiện trình bày (trích nội dung bài nói)
Tran Hung Dao
“Viet Nam had been invaded by many invaders , Mongolia had invaded us for 3
times . After two times being defeated, Mongolia were very furious and they
decided to bring all of their army to invade us once more. .................... was very
very famous for his war strategy. He had used the cycle of the tide in the Bach
dang battle. As bridges and roads were destroyed and attacks were launched by
Đại Việt's troops, the Mongols reached Bạch Đằng. Đại Việt's small boats
harassed (khiêu khích) the Yuan(quân Nguyên Mông) army to wait for the tide
to recede. The Mongols soon found their movement restricted by iron-tipped
stakes protruding (nhô ra) out of the low tide while the escape routes had been
blocked.Under the sudden and strong attack, the Mongols tried to withdraw to
the sea in panic. And finally,The Yuan dynasty was totally destroyed by a large
army led by the Trần king and .....................
The Battle of Bạch Đằng was one of the greatest victories in Vietnamese
military history by Supreme Commander ....................,Besides , he left his
descendant many works that affect to our glory on building and protecting our
country .
We are the descendant of this historic general.
We are very proud of wearing student uniform of .................... school.
16


And you? Let me know if you have more questions for our beloved general?
Bản dịch: ....................

Đất nước Việt nam của chúng tôi từng bị ngoại xâm rất nhiều lần, Quân Nguyên
Mông dã tâm sang xâm chiếm đất nước chúng tôi tới ban lần. Sau 2 lần thất bại
thảm hại, chúng vô cùng tức giận và quyết tâm xâm lược lần thứ 3.
...................., còn được gọi là Hưng Đạo đại vương hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại
Vương là một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một nhà chính trị, nhà văn cũng như là
Tư lệnh tối cao chỉ huy quân đội toàn quốc của Việt Nam thời nhà Trần.
Trần Hưng Ðạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn
trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên
đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ
sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển làm thành
những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước để sử dụng làm nơi mai phục
quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước
rút xuống thấp. Quân Nguyên đã nhanh sa vào đám cọc nhọn đầu sắt trong khi
mọi hướng rút lui đã bị phong tỏa. Bị tấn công bất ngờ chúng vô cùng hoảng
loạn. Cuối cùng quân Nguyên Mông đã thất bại thảm hại dưới sự lãnh đạo của
quân dân nhà Trần. Chiến thắng vinh quang của quân Đại Việt trong trận sông
Bạch Đằng năm 1288 được xem là một trận đánh hủy diệt và thủy chiến lớn nhất
trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam do vị tướng tài ba ....................
chỉ huy.
b.Trường Park school of Batimol – Mỹ

17


Chân dung Martin Luther King
Nhóm Fox thực hiện trình bày (trích nội dung bài nói)
Martin Luther King
Martin Luther King was born in 1929 in Georgia, a southern state of the USA.
He studied at college and then got a job as a preacher in Alabama. At that time,
black and white people in USA were not equal. He fought for the rights of black

Americans. He won the Nobel Peace Prize in 1964, and he was a hero for
millions of Americans. But some white people hated him. On 3rd April 1968, he
made a speech to big crowd in Memphis, Tennessee. He talked about his
enemies and his own death. The next day, he was shot by James Earl Ray.
Bài dịch: Martin Luther King
Martin Luther King sinh năm 1929 ở Georgia, 1 bang phía nam của Mỹ. Ông
tốt nghiệp đại học và hành nghề truyền giáo ở Alabama. Trong thời gian này,
những người da đen và da trắng không hề được đối xử công bằng. Ông đã chiến
đấu vì quyền lợi của người da đen. Ông đạt giải Noben hòa bình năm 1964 và là
anh hùng của hàng triệu người dân Mỹ. Nhưng có nhiều người da trắng vẫn
không ưa ông. Ngày 3/4/1968, ông đã tham gia phát biểu trước rất đông người
tại Memphis, Tennessee. Ông nói về những kẻ thù của ông và cái chết của riêng
ôn. Ngày hôm sau ông bị ám sát bởi James Earl Ray.
PHẦN II: GIAO LƯU KẾT NỐI VĨ NHÂN THỜI ĐẠI
Hướng dẫn học sinh hai bên chơi trò chơi ô chữ nhằm giao lưu
kết nối các vĩ nhân thời đại
CROSS WORD
18


F

I G
E N
M A
S
P O
A S

H

E
R
O
E
S

T
M
T
L
T
A

E
Y
A
D

R
R
I

E

R

S

S


I

N

1. A person who does not easily admit defeat in spite of
difficulties or opposition (7 words)
2. A person who is actively opposed or hostile to someone
or something (5 words)
3. A person who is killed because of their religious or other
beliefs (6 words)
4. A person who serves in an army. (7 words)
5. A person who writes poems.(4 words)
6. A person who murders an important person for political
or religious reasons.(8 words)
The key word: HEROES

III.

Hiệu quả do sáng kiến đem lại

1. Hiệu quả kinh tế
Khi dạy và học tiếng Anh với người nước ngoài trực tiếp đứng lớp hoặc tổ
chức các chương trình trại hè giao lưu trực tiếp thì sẽ vô cùng tốn kém và chắc
chắn nằm ngoài khả năng tài chính của đại đa số phụ huynh tại địa bàn tỉnh
Nam Định.
Rất may mắn Sở giáo dục và đào tạo Nam Định cho phép các trường được sử
dụng các giờ dạy có yếu tố nước ngoài nhưng dù ít hay nhiều thì các em vẫn
19



phải đóng góp nhưng với giải pháp này của tôi các em sẽ không hề tốn kém về
kinh tế, các phụ huynh sẽ giảm đáng kể tiền bạc, thời gian, công sức khi phải
gửi con tới các trung tâm ngoại ngữ để học với thầy cô giáo nước ngoài. Không
chỉ được nghe nói, tương tác làm việc với người nước ngoài, mà là các bạn
cùng trang lứa, cùng suy nghĩ, cùng mức độ phát triển tâm sinh lý, các em còn
nâng cao kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sắp xếp tổ chức
công việc, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục…
Nếu áp dụng giải pháp này, chắc chắn sẽ giảm thiểu công sức thời gian học
thêm, hạn chế thời gian đầu tư vào những khóa học đắt đỏ. Điều này đồng
nghĩa với việc cha mẹ học sinh và nhà trường sẽ giảm đáng kể kinh phí đầu tư
cho việc dạy và học nhưng vẫn gây hứng thú, vẫn đảm bảo và nâng cao chất
lượng dạy và học góp phần thực hiện đề án Ngoại ngữ 2020 và mang lại hiệu
quả kinh tế cho người học, cho nhà trường và cho xã hội.
2. Hiệu quả về mặt xã hội
Nhờ áp dụng giải pháp hiệu quả dạy và học đã nâng lên rõ rệt, học sinh
hào hứng tham gia trong các giờ học, chủ động tích cực trong các hoạt động
ngoại khóa, hứng thú không e dè khi tiếp xúc và học tập với giáo viên nước
ngoài.
Bảng dưới đây nêu lên kết quả kiểm tra trước và sau khi áp dụng công
nghệ thông tin với phần mềm Skype tại 02 lớp mà tôi giảng dạy và cũng chính
là 02 lớp tôi tiến hành giải pháp.

Điểm
9 – 10
8–9
7–8
6–7
5–6
<


Sau khi sử dụng phần mềm
Skype trong giờ thực hành
nói
Số lượng học sinh
%
(10A6,10A7)
4
5
10
12.5
18
22.5
32
40
12
15
4
5
20

Trước khi sử dụng phần
mềm Skype trong giờ thực
hành nói
Số lượng học sinh
%
(10A6, 10A7)
2
2.5
4
5

14
17.5
8
10
32
40
20
25


Những con số ở bảng trên cho thấy sự khác biệt rõ rệt về kết quả bài kiểm
tra trước khi và sau khi có áp dụng phần mềm Skype trong quá trình giảng dạy.
Như quan sát, sau khi được học nói thông qua phần mềm Skype số lượng học
sinh đạt điểm 6-7 chiếm tới 40% trong khi nếu không được học thông qua phần
mềm Skype số lượng học sinh đạt điểm 6-7 chỉ là 10%. Hơn thế nữa, khi không
được tham gia vào nghe nói với phần mềm Skype kết quả bài kiểm tra của các
em không cao, số lượng điểm 7-10 chỉ chiếm 25% nhưng khi được tham gia vào
phần mềm Skype để học nghe nói kết quả bài kiểm tra của các em tăng rất cao
số lượng điểm 7-10 chiếm tới 40%. Số lượng học sinh nhận điểm dưới trung
bình ban đầu khá cao, có tới 20 học sinh (25%) nhưng sau đó giảm đi rõ rệt (4
học sinh -5%).
Việc áp dụng thành công sáng kiến kinh nghiệm trên đã đem lại cho
trường một giải pháp tích cực trong công tác dạy và học ngoại ngữ.
Cũng từ việc áp dụng giải pháp này mà nâng cao nhận thức của giáo viên,
học sinh và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc giao tiếp khi học ngôn ngữ,
hiểu đúng về vai trò của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Nhờ có giải pháp này mà học sinh đã tích cực hơn trong giao tiếp bằng
tiếng Anh, tạo tiền đề tốt để các em thông thạo tiếng Anh – một điều kiện tiên
quyết để trở thành công dân toàn cầu.


IV.Cam kết không sao chép và vi phạm bản quyền
Tôi cam kết báo cáo kinh nghiệm trên là do bản thân tự nghiên cứu, tự viết,
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền, tôi xin chịu trách nhiệm về bản quyên
của sáng kiến này

21


CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

..........................

THAM KHẢO
1. Methods of teaching English (Harold S. Madren) - Oxford University Press
2003
2. Bridge TOEFL: Teaching English With IT (2007)
3. How to improve students’ communicative skills - Masaryk University 2007
22


4. Intermediate Communication Games. (Hadfield, J. ) - Thomas Nelson and
Sons Ltd. 1990
5. Using IT in Teaching English to Young Learners ( Lin Hong)
6. The Speaking Activity Book. Cambridge University Press.
7. SGK Tiếng Anh 10 (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo)-NXB Giáo Dục
8. ICT 4 ESD – Nhà xuất bản Giáo dục (2008)
Một số website giảng dạy Tiếng Anh:
1. />2. />3. , , …


23


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế

Thảo luận và trình bày trước khi kết nối Skype

24


Thực hiện kết nối Skype trong tiết học “Speaking”

25


×