SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................
-------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI
Đề tài:
RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
TRONG ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
Tác giả: ........................
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngữ văn
Chức vụ: Tổ trưởng tổ chuyên môn
Nơi công tác: Trường THPT ...................
.............., tháng 05 năm 2017
1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội trong đề thi Trung học
phổ thông quốc gia
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy Ngữ văn
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: .
Từ ngày 5 tháng 9 năm 2016 đến ngày 25 tháng 5 năm 2017
4. Tác giả:
Họ và tên: ........................
Năm sinh: 1978
Nơi thường trú:
Trình độ chuyên môn: Cử nhân khoa học Ngữ văn
Chức vụ công tác: Tổ trưởng chuyên môn
Nơi làm việc: Trường THPT ...................
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại:
5. Đồng tác giả (Không):
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT ...................
Địa chỉ:
Điện thoại:
KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2
STT
KÝ HIỆU
NỘI DUNG
1
Bộ GD & ĐT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
2
GV
Giáo viên
3
HS
Học sinh
4
NXB
Nhà xuất bản
5
THPT
Trung học phổ thông
6
Sở GD & ĐT
Sở Giáo dục và Đào tạo
7
ĐH
Đại học
8
CĐ
Cao đẳng
3
MỤC LỤC
Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Thực trạng (trước khi tạo ra sáng kiến)
Nội dung nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn
Trang
4
Điểm mới trong câu Nghị luận xã hội - Đề thi THPT Quốc
gia năm 2017
III Các giải pháp
1
Hướng dẫn ôn tập rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội
1.1
Định hướng khi ôn tập
1.2 Củng cố kiến thức về đoạn nghị luận xã hội
1.2.1 Đoạn văn
1.2.2 Đoạn văn Nghị luận xã hội
6
I
II
1.
2
1.3
Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội.
1.3.1 Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
1.3.2 Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận về một hiện tượng đời sống
1.3.3 Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận về một vấn đề xã hội rút ra từ
một văn bản văn học
1.4
Một số đoạn nghị luận tiêu biểu
2
Phương pháp ôn tập
2.1 Đối với học sinh
2.2 Đối với giáo viên
2.3 Lưu ý trong quá trình biên soạn đề và chấm câu Nghị luận xã
hội
IV
V
VI
Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Kiến nghị
Cam kết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.
HOÀN CẢNH, ĐIỀU KIỆN TẠO RA SÁNG KIẾN
4
4
7
7
8
8
10
12
12
19
25
32
36
36
37
37
38
40
40
42
Theo công văn số 4818/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày ngày 28 tháng 9 năm
2016V/v tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2017,
kì thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017 bao gồm 5 bài thi: Toán, Ngữ văn,
Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa
học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân . Các bài thi Toán,
Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm
khách quan; bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Đây là sự điều chỉnh lớn về
hình thức so với kì thi Trung học phổ thông quốc gia các năm trước đây.
Riêng môn Ngữ văn, qua nghiên cứu 03 đề minh họa của Bộ Giáo dục và đào
tạo, ta nhận thấy cũng có nhiều điểm mới:
- Thời gian làm bài giảm (từ 180 phút xuống còn 120 phút);
- Số lượng các câu hỏi đọc – hiểu giảm (từ việc đọc 2 văn bản giảm xuống còn 1
văn bản; từ 08 câu giảm xuống còn 4 câu ); tỉ lệ câu hỏi phù hợp;
- Câu nghị luận xã hội: thay vì là một yêu cầu viết một bài văn (600 chữ) bàn về
một vấn đề/ hiện tượng nào đó hoàn toàn độc lập thì đề thi năm nay lại yêu cầu viết
một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về một vấn đề/ hiện tượng lấy ý từ văn bản đọc
hiểu…
- Sự đổi mới ấy khiến cho học sinh có nhiều sự bỡ ngỡ trong cách học, ôn luyện.
Đặc biệt nhất là phần viết đoạn nghị luận xã hội.
Để giúp học sinh có kĩ năng, phương pháp viết đoạn nghị luận xã hội và đạt kết
quả cao ở phần thi này trong bài thi Trung học phổ thông quốc gia, tôi mạnh dạn đề
xuất cách : “Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội trong đề thi Trung học phổ
thông quốc gia”
II. THỰC TRẠNG
1. Nội dung nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn
- Mục tiêu giáo dục môn Ngữ văn ở trường phổ thông là: “Hình thành và phát
triển các năng lực cốt lõi và năng lực đặc thù của môn học; đặc biệt là năng lực giao
5
tiếp và năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học; bồi dưỡng, nâng cao vốn văn hóa cho
người học thông qua những hiểu biết về ngôn ngữ và văn học, góp phần tích cực giáo
dục, hình thành và phát triển cho học sinh những tư tưởng, tình cảm nhân văn trong
sang, cao đẹp”. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh việc đổi mới chương trình, đổi mới
phương pháp, kĩ thuật dạy học, việc cần thiết là phải đổi mới kiểm tra, đánh giá. Đề thi
của Bộ GD & ĐT trong những năm gần đây thể hiện rõ sự đổi mới kiểm tra đánh giá
đó. Đề đánh giá đầy đủ cả hai kĩ năng: đọc hiểu và viết (làm văn); đo được cả 4 mức
độ tư duy: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đề thi gồm nhiều câu hỏi;
trong đó, có sự cân đối giữa câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Câu nghị luận
xã hội trong đề văn thể hiện rõ nhất sự đổi mới kiểm tra, đánh giá, được dư luận xã hội
đánh giá cao. Vì với câu hỏi này, học sinh được trình bày suy nghĩ của mình, theo cách
riêng mà không bị gò vào một tư tưởng, một hình thức nào. Câu hỏi này cũng tránh
tình trạng học vẹt, chép văn mẫu…
- Câu nghị luận xã hội trong đề thi THPT quốc gia là nội dung bắt buộc. Nó
chiếm tới 20% tổng số điểm của bài thi. Tuy nhiên, thời lượng chương trình dành cho
nội dung này lại rất khiêm tốn. Ở lớp 9, học kì II, các em học sinh được học 4 tiết cho
nội dung này, cụ thể như sau:
+ Nghị luận về một sự việc, một hiện tượng đời sống (1 tiết)
+ Cách làm bài nghị luận về một sự việc, một hiện tượng đời sống (1 tiết)
+ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (1 tiết)
+ Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (1 tiết)
Đến lớp 12, các em lại mới được học tiếp về nội dung này trong 2 tiết (ở học kì
I), cụ thể như sau:
+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lí (1 tiết)
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống (1 tiết)
kèm theo đó là hai tiết viết bài với các dạng nghị luận này. Vì vậy mà khó có thể hình
thành cho học sinh được kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội một cách thành thục nên
học sinh rất lúng túng khi gặp dạng bài này, nhất là với học sinh yếu, trung bình. Các
6
em không biết làm cách nào để đưa ra ý kiến một cách thuyết phục. Nhiều em cứ diễn
đạt quẩn quanh, không thoát ý…
2. Điểm mới trong câu Nghị luận xã hội - Đề thi THPT Quốc gia năm 2017
2.1. Điểm mới
- Theo phương án tổ chức kì thi Trung học phổ thông quốc gia của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, bài thi môn Ngữ văn có cấu trúc gồm hai phần: Phần Đọc – hiểu (3,0 điểm)
và phần Làm văn (7,0 điểm). Phần Làm văn có hai câu: một câu nghị luận xã hội và
một câu nghị luận văn học, nhằm kiểm tra năng lực tạo lập văn bản của học sinh.
- So với đề đề hai năm trước, câu Nghị luận xã hội vẫn là phần thi bắt buộc, vẫn
chủ yếu là những câu hỏi dạng mở, nhưng phần thi này năm nay, có một số điểm mới:
Điểm mới
Điểm số
Hình thức
Dung lượng
Vấn đề nghị
Năm 2015, 2016
3,0
Bài văn
600 chữ
Độc lập so với các phần trong đề thi
luận
2.2. Thuận lợi và khó khăn
Năm 2017
2,0
Đoạn văn
200 chữ
Lấy từ văn bản Đọc hiểu (tích
hợp với đọc hiểu)
- Thuận lợi: Vấn đề NL gắn với tri thức đọc hiểu, HS không phải chuyển
mạch/ngắt mạch suy nghĩ, có thể nhanh chóng xác định nội dung nghị luận.
- Khó khăn:
+ Đối với học sinh: Dung lượng ngắn (khoảng 200 chữ), thời gian hạn hẹp; HS
khó có thể trình bày quan điểm một cách sâu sắc kĩ lưỡng, khó có những tìm tòi sáng
tạo trong diễn đạt; một số HS không có kĩ năng thường viết một cách cảm tính thậm
chí trình bày lại tri thức ở ngữ liệu đọc hiểu.
+ Đối với giáo viên: Với những trước, các thầy cô quen với việc dạy bài nghị
luận xã hội 600 chữ, với các bước rất quy lát. Nay đổi sang đoạn nghị luận 200 chữ nên
còn nhiều bỡ ngỡ và lúng túng về yêu cầu đoạn văn, dung lượng…
III. CÁC GIẢI PHÁP
1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN
7
1.1. Định hướng khi ôn tập
Để làm tốt câu Nghị luận xã hội trong bài thi THPT Quốc gia, học sinh cần chú
ý một số định hướng sau:
- Trang bị cho mình phương pháp đọc, cách tìm hiểu, phân tích, đánh giá …
- Nội dung và yêu cầu của câu nghị luận xã hội gắn với phần Đọc – hiểu, dựa vào
kết quả đọc hiểu. Tuy nhiên, đề thường chỉ lấy một ý trong phần Đọc hiểu thông qua
một vài câu mang tính chất danh ngôn để yêu cầu người viết phát biểu, trình bày suy
nghĩ của mình.
- Đề nghị luận xã hội thường là câu hỏi mở nên học sinh cần có những hiểu biết cơ
bản về dạng đề này:
+ Câu hỏi mở: Về hình thức, đó là loại câu hỏi chỉ nêu vấn đề cần bàn luận trong
bài nghị luận hoặc nêu đề tài mà không nêu mệnh lệnh gì về thao tác lập luận. Về nội
dung, người viết có thể nêu lên nhiều ý kiến, nhiều cách lập luận và cách lí giải khác
nhau, thậm chí có thể ngược nhau, miễn là có lí, có sức thuyết phục. Như vậy người
viết được lựa chọn thao tác lập luận và tự do bày tỏ quan niệm của mình nhưng quan
niệm ấy phải phù hợp với đạo lí, pháp luật và quan trọng là phải thuyết phục.
+ Dạng đề mở khuyến khích được những suy nghĩ đa dạng, phong phú của nhiều
đối tượng học sinh khác nhau, phân hóa được đối tượng học sinh, người viết khó mà
chép được “văn mẫu”, phải tự mình suy nghĩ và viết ra những ý nghĩ của chính mình…
Chất lượng bài không được đo bởi sự ngắn dài. Quan trọng là học sinh phải viết ngắn
gọn, sáng sủa, trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách trung thực, chân
thành.
+ Dù là đề mở, nhưng không phải ai thích nói gì thì nói mà cách nói đó phải có lí,
có sức thuyết phục. Dù muốn hay không, bài viết cũng phải nêu lên được cách hiểu và
đưa ra được những ý cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề (vẫn phải có một cái khung
sườn cơ bản)
- Câu nghị luận xã hội trong bài thi THPT quốc gia với dung lượng khoảng 200
chữ và viết dưới hình thức một đoạn văn. Người viết cần nắm chắc những yêu cầu đối
với đoạn văn.
8
- Trong đoạn văn nghị luận xã hội, bên cạnh việc cắt nghĩa, lí giải và đánh giá,
khâu chứng minh rất quan trọng. Nó chứng tỏ mức độ hiểu và sự chủ động trong cách
xử lí vấn đề của người viết. Vì vậy, cần có một hệ thống dẫn chứng thích hợp. Đó là
những dẫn chứng chính xác, khách quan, tiêu biểu, chọn lọc. Vì dung lượng hạn chế
nên việc đưa dẫn chứng cũng cần được xem xét. Không kể lể dài dòng mà nên thuật lại
một cách ngắn gọn, nhấn mạnh vào khía cạnh ứng dụng của dẫn chứng đối với ý trình
bày. Đưa dẫn chứng cần đúng lúc, đúng chỗ và có tính mục đích cao.
- Khi liên hệ thực tế, người viết cần có thái độ chân thành và nghiêm túc, tránh
cách nói sáo mòn, gượng ép, giải tạo…
- Câu Nghị luận xã hội thường yêu cầu học sinh ở ba mức độ tư duy:
+ Mức độ thông hiểu: Giải thích được ý kiến, nhận định.
+ Mức độ vận dụng: Bàn luận, đánh giá ý kiến (đưa ra quan điểm cá nhân về vấn
đề cần nghị luận và phân tích, lí giải quan điểm đó)
+ Mức độ vận dụng cao: Liên hệ thực tế cuộc sống và bản thân, rút ra bài học từ
vấn đề cần nghị luận…
Tuy nhiên, do hạn chế về dung lượng, đoạn văn nên tập trung đưa ra ý kiến của
người viết và phân tích, lí giải ý kiến đó bằng lí lẽ và dẫn chứng chọn lọc. Phần giải
thích, phần bàn bạc mở rộng nên viết ngắn gọn.
1.2. Củng cố kiến thức về đoạn nghị luận xã hội
1.2.1. Đoạn văn
- Khái niệm: Đoạn văn là tập hợp các câu văn được liên kết chặt chẽ về cả hình
thức và nội dung. Về nội dung, đoạn văn diễn đạt trọn vẹn một ý, một chủ đề nào đó.
Về hình thức, đoạn văn là phần văn bản được mở đầu bằng câu viết lùi vào và kết thúc
bằng dấu chấm xuống dòng.
- Một đoạn văn có mô hình đầy đủ bao gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết
đoạn.
+ Phần mở đoạn: Giới thiệu nội dung toàn đoạn.
+ Phần thân đoạn: Triển khai nội dung cụ thể của đoạn văn.
+ Phần kết đoạn: Tổng kết lại vấn đề.
- Các câu trong đoạn được kết nối với nhau bằng nhiều phương tiện liên kết như:
phép nối, phép lặp, phép thế…
9
- Khi viết đoạn văn, cần đảm bảo yêu cầu diễn đạt mạch lạc. Chẳng những từ
ngữ phải dùng chuẩn xác, câu đúng ngữ pháp mà cách trình bày cần đảm bảo tính lô
gic. Có thể chọn các kiểu diễn đạt sau: Diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng
– phân – hợp.
+ Đoạn diễn dịch: Trình bay ý theo trình tự đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ
đề được đặt ở vị trí mở đầu đoạn văn, các câu sau triển khai những nội dung chi tiết, cụ
thể của chủ đề đó.
+ Đoạn quy nạp: Trình bày ý ngược lại với diễn dịch – đi từ cụ thể đến khái
quát. Câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn.
+ Đoạn song hành: Mỗi câu trong đoạn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn,
các câu triển khái nội dung song song nhau, không bao chứa nhau.
+ Đoạn móc xích: Các ý trong đoạn văn gối đầu, đan xen nhau. Câu sau thường
lặp lại một số từ của câu trước.
+ Đoạn tổng – phân – hợp: Trình bày ý theo trình tự khái quát – cụ thể- tổng hợp
(kết hợp hai cách diễn đạt diễn dịch và quy nạp). câu chủ đề được đặt ở cả hai vị trí mở
đầu và kết thúc. Khi viết đoạn văn tổng – phân – hợp, cần biết cách khái quát, nâng cao
ddeert ránh sự trùng lặp ở hai câu chốt này.
1.2.2. Đoạn văn Nghị luận xã hội
*/ Đoạn văn nghị luận hội là đoạn văn trình bày ý kiến, quan điểm về một vấn
đề xã hội.
*/ Các bước viết đoạn văn nghị luận:
+ Xác định chủ đề: căn cứ yêu cầu của đề bài, xác định rõ chủ đề cần bàn luận
của đoạn văn là gì? Chủ đề cần được giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn ở phần mở đoạn
(viết bằng 1-2 câu văn phải nêu được chủ đề của đoạn gồm vấn đề cần nghị luận và
quan điểm của người viết: đồng tình, phản đối hay có ý kiến riêng nào đó).
+ Triển khai ý: chính là triển khai câu chủ đề trong đoạn văn. Nên đặt các câu
hỏi: nghĩa là gì? (dùng thao tác giải thích nếu vấn đề dưới dạng một câu nói; có thể
10
dùng các câu nói, danh ngôn có nội dung tương tự để giải thích) biểu hiện cụ thể của
vấn đề qua hiện tượng đời sống, như thế nào? (nêu dẫn chứng thực tế cuộc sống) mặt
đúng? mặt sai? mặt đáng biểu dương/ phê phán, lí do? Đánh giá gì về hiện tượng/ tư
tưởng đó? Đồng tình ở mặt nào? Vì sao? Phản đối ở khía cạnh nào? Vì sao? Quan điểm
cá nhân là gì? Bài học thấm thía nhất từ vấn đề nghị luận là gì? Khi đã xác định được
chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng kiến thức đọc hiểu có liên quan, kĩ năng làm các
dạng nghị luận xã hội để triển khai thành các ý cụ thể, chi tiết. Các ý cần được tổ chức,
trình bày một cách chặt chẽ, khoa học, có trọng tâm; tránh lan man, xa chủ đề.
+ Lựa chọn cách diễn đạt: Đề bài không có yêu cầu bắt buộc về kiểu diễn đạt,
nhưng vẫn nên chọn kiểu đoạn văn diễn dịch hoặc tổng-phân-hợp cho dễ triển khai ý.
*/ Các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so
sánh...
- Phân tích là chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để xem xét kĩ lưỡng nội
dung và mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng. Lập luận phân tích cũng luôn
gắn với các thao tác tổng hợp, khái quát.
- Giải thích là làm rõ ý nghĩa của sự vật, hiện tượng, ý kiến…Có thể giải thích
cơ sở (từ khó, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng); giải thích nội dung ý kiến, vấn đề…
- Chứng minh là đưa ra những cứ liệu, dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí
lẽ, một ý kiến nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tin nghe tin tưởng vào vấn đề.
Có thể đưa lý lẽ sau khi chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng; có thể thuyết minh trước
rồi trích dẫn chứng sau. Khi cần thiết phải, phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng
minh có tính thuyết phục hơn.
- So sánh đối chiếu hai hay nhiều sự vật hiện tượng nhằm chỉ ra các nét khác
nhau (so sánh tương phản) hoặc giống nhau (so sánh tương đồng). So sánh có thể rút ra
những nhận xét chính xác, làm nổi bật vẻ đẹp và đóng góp riêng vào tác phẩm văn
học…So sánh phải dựa trên cùng tiêu chí, bình diện, tránh khập khiễng thiên lệch.
- Bác bỏ là phê phán, phủ định một ý kiến, một quan điểm sai nào đó. Muốn ý
kiến bác bỏ có sức thuyết phục, cần lập luận đầy đủ để chứng minh (Sai chỗ nào? Vì
11
sao?). Có thể bác bỏ luận điểm (dùng thực tế hoặc suy luận): bác bỏ luận cứ (sai lầm
trong lí lẽ và dẫn chứng); bác bỏ lập luận (sự mâu thuẫn không nhất quán…).
- Bình luận là bàn bạc và đánh giá về sự đúng sai, hay dở, lợi hại của một ý kiến,
chủ trương, sự việc, con người, tác phẩm…Muốn bình luận có hiệu quả cao, cần xác
định đối tượng, giới thiệu , đề xuất ý kiến bình luận, vận dụng nhiều thao tác lập luận
khác.
=> Viết văn nghị luận là thể hiện sự hiểu biết, nhận thức, khám phá về đối
tượng nghị luận nhằm nâng cao trình độ, năng lực, giúp người khác cùng hiểu và tin
vào vấn đề. Đồng thời người viết cũng thể hiện chính kiến, thái độ, sự đánh giá vấn đề;
đưa ra những điều chỉnh tích cực nhằm nâng cao sự tiến bộ trong lĩnh vực văn học, văn
hóa. Để thực hiện được các mục đích đó, người viết thường vận dụng, kết hợp nhiều
thao tác lập luận.
*/ Các dạng đoạn nghị luận xã hội trong đề thi gồm:
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng, đời sống
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ một văn bản văn học
Tuy nhiên, trong thực tế, có những đề văn nghị luận không hẳn thuộc về một
kiểu nào. Một tư tưởng, đạo lí bất kì nào đó bao giờ cũng được thể hiện soi chiếu sinh
động trong thực tiễn đời sống. Ngược lại, bản thân một hiện tượng đời sống đã chứa
đựng một vấn đề nào đó của tư tưởng, đạo lí. Vì thế, một bài văn nghị luận xã hội chỉ
có sức thuyết phục khi gắn với thực tiễn sinh động của đời sống. Mặt khác, biết suy
nghiệm, khái quát những vấn đề tư tưởng, đạo lí hiện tượng đời sống sẽ giúp đoạn văn
sâu sắc hơn.
1.3. Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội.
1.3.1. Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
*/ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo
đức, lối sống, nhân cách…của con người.
12
- Dạng đề này thường lấy một câu danh ngôn , một nhận định, một đáng giá nào
đó trong văn bản đọc – hiểu để yêu cầu người viết bàn luận.
*/ Cách làm bài:
- Mở đoạn: Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận, tóm tắt được sự việc hoặc
trích dẫn được ý kiến nhận định…
- Thân đoạn:
+ Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của nhận định, câu danh ngôn …để xác định rõ
vấn đề cần nghị luận.
+ Bày tỏ ý kiến: Đưa ra đánh giá về vấn đề (Đúng hay sai?), luận giải bằng lí lẽ
và dẫn chứng (Vì sao?)
+ Bàn mở rộng: Nhận định/ câu danh ngôn khuyên con người điều gì? Phê phán
điều gì? Cần phải hiểu rộng ra như thế nào (nếu có)? Nêu bài học nhận thức và hành
động.
- Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận hoặc nêu trải nghiệm của bản
thân.
*/ Một số đề minh họa:
Đề 1:
Đọc đoạn trích:
Nếu bạn không phải là một cái cây, lý gì bạn phải ở yên một chỗ?
Nếu muốn trải nghiệm, việc bạn cần làm là phải không ngừng hành động, không
ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thế sẵn sàng, đi những vùng đất mới, thử
những cái mới, làm những điều mới, học những thứ mới, quen những người bạn mới.
Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt. Đừng nói bạn không thể
vì chắc chắn bạn có thể, lý do là vì tôi biết bạn không phải một cái cây. Cái cây đứng
một chỗ nhận tất cả những gì nó cần: ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng nhưng bản
thân nó vẫn luôn khao khát được vươn ra xa hơn. Thế nên rễ nó mới dài tủa đi khắp
nơi, thế nên tán nó mới vươn rộng và cành không ngừng vươn cao để nhìn được những
vùng đất xa lạ.Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp
13
chốn, thế thì tại sao lại không? Thoát khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên
trong quá trình trải nghiệm. Mọi hành trình đều bắt đầu từ một bước chân. Ngay ngày
mai, hãy thử làm những việc bạn chưa từng làm, dù nhỏ bé và đơn giản nhất thôi: hãy
cười với một người lạ cùng tòa nhà, hãy đi một con đường khác tới công ty, hãy gọi
một món ăn nghe tên thật lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc quen
thuộc hàng ngày… Những thứ nhỏ bé này có thể đem đến cho bạn nhiều nguồn cảm
hứng để bắt đầu những trải nghiệm khác to lớn hơn, bắt đầu hành trình lắp ghép cuộc
đời mình bằng những điều mới mẻ và thú vị.
(Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu- Phi Tuyết, đăng trên
Facebook của tổ chức cộng đồng Volunteer For Educaition, 07/01/2015)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai
trò của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.
Gợi ý làm bài:
*/ Mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận: vài trò của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.
*/ Thân đoạn
- Giải thích:
Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm.
- Bày tỏ ý kiến: Trải nghiệm có vai đặc biệt quan trọng đối với con người, đặc
biệt là tuổi trẻ, vì:
+ Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp người trẻ mau
chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp tuổi
trẻ gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời.
+ Trải nghiệm giúp tuổi trẻ khám phám phá chính mình để có lựa chọn đường
đời đúng đắn.
+ Trải nghiệm giúp người trẻ dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt
qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.
+ Thiếu trải nghiệm cuộc sống của tuổi trẻ sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán,
vô ích…
14
+ Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh.
- Bàn mở rộng:
+ Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá
cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống
tốt đẹp và hữu ích.
- Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng
thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích
cực trải nghiệm, rèn kĩ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Cá
biệt, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…
- Nêu bài học nhận thức và hành động:
Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải
nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn.
*/ Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận.
Đề 2
Đọc đoạn trích:
“Mỗi người trước sau phải rước một đam mê.
Người không ham thích một cái gì cả là một người bệnh, một người không bình
thường, hay là một người chuẩn bị đi tu, vì đã diệt dục. Nhưng ai dám bảo người tu
hành là người không đam mê? Và đam mê một ý niệm thường mãnh liệt hơn đam mê
một cái gì cụ thể. Những bậc cha mẹ thường hay đón đường đam mê của con cái bằng
mớm cho chúng một đam mê đầu đời: tập cho con thích vẽ, thích đàn và thích nhất là
học. Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người.
Ngày nay, bởi có lắm cám dỗ đầu đời chầu trực ở ngay ngưỡng cửa gia đình và
trường học , muốn cho con mình khỏi rơi vào một “đám muội” tối đen, cha mẹ nào
cũng dốc sức làm lụng kiếm tiền cho con cái tham gia vào một cuộc chơi có ích (chơi
tem, sưu tập tranh,…) hay một môn thể thao (võ thuật, bơi lội, bóng đá,…) mong sao
ràng buộc sinh lực và năng khiếu của đứa trẻ vào cỗ xe đam mê trên đường đời.
15
Đó cũng là đầu tư vào một đam mê để tránh rơi vào những đam mê khác.
Bản thân tôi đến ngày nay hãy còn vào ra lớp học với một niềm sau mê tươi trẻ,
ngay cả trong những thời khắc không thuận lợi. Ngồi nhẩm lại, tôi làm công việc như
thế này đã trên bốn mươi năm. Tôi bỗng nhiên tự hỏi: “cái tôi” năm xưa và “ cái tôi”
năm nay vẫn là một chăng? Hóa ra bộ máy người còn bền hơn bộ máy cơ khí ư? Dẫu
mỡ thường xuyên nhỏ vào chiếc máy người là niềm khao khát biết thêm, biết hơn, hoàn
toàn phi vật chất và những tế bào não bộ sẵn lòng bổ sung cho nhau trong một trường
luân vũ thường xuân. Giá như, do một trớ trêu nào đó của hoàn cảnh, tôi đam mê cờ
bạc trong suốt thời gian ấy thì giờ đây ra sao? Rất có thể tôi đang mặc một chiếc áo
ren vàng, rua bạc, rủng rẻng dây kim khí hoặc có thể bây giờ tôi đang co ro vì gió lừa
qua lỗ rách.
May quá, tôi chỉ đam mê nghề dạy học. Tài sản mà tôi để lại gồm toàn giấy
trắng mực đen và những nét chữ.
Đam mê là một ngọn lửa mà các thế hệ nối tiếp truyền cho nhau. Khổ nỗi, phần
phật bốc cao cùng một lúc là ngọn lửa sinh tồn và ngọn lửa hủy diệt. Cả hai quấn quýt
lấy nhau bao nhiêu là để sớm loại trừ nhau bấy nhiêu. Sống chết đều bằng một ngọn
lửa do ta đốt lên mà thôi”.
(Theo Bửu Ý, Tạp chí Tia sáng, tháng 9-1999)
Hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị về
chủ đề: “Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người”
Gợi ý làm bài:
*/ Mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận: Tác dụng của đam mê học hỏi.
*/ Thân đoạn
- Giải thích:
+ Đam mê: Sự ham thích một thứ/một việc gì đó mà quên hết những thứ khác.
+ Đam mê học hỏi: Sự ham thích học hỏi
16
=> Tác dung của sự ham thích học hỏi
- Bày tỏ ý kiến: Ý kiến là một lời khuyên quý báu, vì
+ Một người có thể có nhiều đam mê, trong đó có đam mê hữu ích nhưng cũng
có những đam mê hủy hoại con người…
+ Đam mê học hỏi là niềm đam mê cần thiết và rất hữu ích vì:
Sự hiểu biết và kĩ năng của con người là hữu hạn, con người cần không ngừng
tích lũy, bổ sung. Đam mê học hỏi giúp con người làm được việc đó dễ dàng. Hơn nữa,
sự hiểu biết và kĩ năng lại là những nhân tố quan trọng đánh giá con người.
Đam mê học hỏi sẽ giúp con người có thêm ý chí, nghị lực để vượt qua những
khó khăn trên con đường khám phá tri thức… để thành công.
Đam mê thổi bùng lên những ý tưởng mới mẻ, khơi nguồn sự sáng tạo. Đó là
những nhân tố quan trọng để thành công.
+ Lấy dẫn chứng chứng minh
- Bàn mở rộng:
+ Khuyên mỗi người cần có đam mê học hỏi, đó là yếu tố quan trọng để gặt hái
được những thành công.
+ Phê phán những kẻ lười nhác học hỏi hoặc những kẻ luôn cho mình là giỏi
giang, không thềm học hỏi. Mặt khác cũng cầm phê phán những người có đam mê mù
quáng, sớm muộn cũng bị hủy diệt.
- Nêu bài học nhận thức và hành động:
+ Mỗi người cần hiểu được tác dụng to lớn của đam mê học hỏi, từ đó nuôi
dưỡng niềm đam mê ấy cho mỗi con người.
+ Nỗ lực biến đam mê ấy thành hiện thực bằng những việc làm, hành động cụ
thể.
*/ Kết đoạn: : Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận.
Đề 3
Đọc đoạn trích:
17
Đứng một mình không dễ. Không những nó có thể làm ta không được ưa thích,
khi một mình, nhà văn Đan Mạch Dorthe Nors viết, chúng ta phải đối diện với cảm
xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm
thấy mình nhỏ bé. Cần lòng dũng cảm để không lẩn tránh chúng. Đổi lại, điều ta nhận
được là một sự vững vàng mà không phải bám víu vào sự tung hô của người khác. Một
mình nhưng không cô đơn. Triết gia thế kỷ 19 Henry David Thoreau viết: “Tôi không
cô đơn hơn một cây mao nhị hay bồ công anh trên một đồng cỏ, hay một lá đậu, hay
một cây chua me đất, hay một con mòng, hay một con ong nghệ. Tôi không cô đơn hơn
ngôi sao Bắc Đẩu, hay một ngọn gió nam, hay một cơn mưa tháng tư, hay băng tan
tháng giêng”.
Cuối cùng, một mình không có nghĩa là tách khỏi người khác một cách vật lí.
Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo
bởi khoảng cách vật lí giữa một cá nhân với những người xung quanh. Các ẩn sĩ hiện
đại không cần thiết phải lên núi. Họ vẫn ở trong xã hội, yên lặng, quan sát và tìm hiểu
thế giới. Họ tự do trước những con song của đám đông để có thể quan tâm đến cộng
đồng một cách sâu sắc hơn, đóng góp cho cộng đồng một cách hiểu biết hơn. Vẻ đẹp
của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân. Niềm vui mà như
nhà tu hành David Steindl – Rast diễn tả, không phụ thuộc vào những điều đang xảy
ra.
(Đặng Hoàng Giang, Bức xúc không làm ta vô can, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr
79-80)
“Đứng một mình” – nên hay không nên?
Trả lời câu hỏi trên trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.
Gợi ý làm bài:
*/ Mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận: Sự lựa chọn lối sống – Đứng một mình.
*/ Thân đoạn
18
- Giải thích: “Đứng một mình” là trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo
bởi khoảng cách vật lí giữa một cá nhân với những người xung quanh. Đứng một mình
cũng không phải là tách biệt với xã hội hoặc cố tình tạo ra sự khác biệt nhằm khẳng
định cá nhân một cách cực đoan
- Bày tỏ suy nghĩ:
+ “Đứng một mình” có nhiều ưu điểm song cũng có nhiều hạn chế. Ưu điểm là,
con người không bị lệ thuộc vào đám đông, có nhiều cơ hội để suy nghĩ, nhận thức
thấu tháo về một vấn đề; tạo thói quen tư duy độc lập; tạo cơ hội sáng tạo và thành
công. Hạn chế là, con người có thể phải đối diện với sự cô đơn, thành kiến của xã hội,
thói đố kị và sự kì thị…
+ “Đứng một mình” nên hay không nên tùy thuộc vào khả năng của mỗi người.
Nếu cảm thấy “đứng một mình” vẫn có thể thành công, cần đứng một mình để suy
nghĩ, đưa ra những quyết định hệ trọng… thì nên đứng một mình. Còn nếu công việc
cần sự hợp tác, hỗ trợ của người khác … thì không nên đứng một mình vì một thực tế
là: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
- Bàn mở rộng: Phê phán những con người có thói quen hùa theo đám đông một
cách dễ dãi, hời hợt, thiếu suy nghĩ,…bởi điều đó có thể nguy hại cho công đồng và
cản trở sự phát triển của xã hội. Đồng thời cũng phê phán những kẻ luôn tách mình ra
khỏi xã hội, sống “cuộc sống không biết gì hết ở bên ngưỡng cửa nhà mình”
*/ Kết bài: Nêu bài học nhận thức và hành động: Hãy sáng suốt lựa chọn lối
sống phù hợp cho mình.
1.3.2. Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận về một hiện tượng đời sống
*/ Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bản về các hiện tượng, vấn đề xảy
ra trong đời sống.
- Dạng đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính chất thời sự,
được mọi người quan tâm trong văn bản đọc – hiểu để yêu cầu người viết bàn luận.
*/ Cách làm:
- Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn hiện tượng đời sống cần nghị luận
19
- Thân đoạn
+ Nêu rõ hiện tượng đời sống cần nghị luận.
+ Đánh giá thực trạng của hiện tượng (hiện tượng diễn ra thế nào trong đời sống)
+ Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng (dẫn chứng)
+ Phân tích tác dụng hoặc tác hại của hiện tượng (tốt - xấu, lợi - hại như thế nào?)
+ Đề xuất những giải pháp khắc phục hiện tượng hoặc nhân rộng hiện tượng
- Kết đoạn: Nêu bài học nhận thức và hành động cho bản thân
*/ Một số đề minh họa:
Đề 1
(1) Chứng ái kỷ, hay còn gọi là bệnh tự yêu mình (tên tiếng Anh: narcissistic
personality disorder) được xem là một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu
hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác. Các chuyên gia đang cảnh báo
về “đại dịch ái kỷ” sẽ bùng phát nhất là khi công nghệ thông tin bùng nố như hiện nay.
(2) Danny Bowman, 19 tuổi, sống ở Anh, bị nghiện chụp ảnh selfie và có hôm
cậu dành đến 10 tiếng trong ngày để chụp được 200 tấm ảnh của mình trên
iPhone.Cậu luôn giữ điện thoại trong tay để có thể chụp ảnh mình bất cứ lúc nào và
đăng lên Facebook, mong muốn nhận được lời khen từ bạn bè.Tuy nhiên, dù đã thử ở
mọi góc cạnh, Danny nhận ra mình vẫn không có được gương mặt hoàn hảo cho tấm
ảnh hoàn hảo. Thậm chí một số phản hồi còn chê bai cậu.Trong một phút tuyệt vọng,
Danny đã tự tử, nhưng may mắn được mẹ cứu kịp.Tiến sĩ David Veal, một nhà tâm
thần học phụ trách chữa trị cho Danny, cho biết trường hợp của Danny khiến ta không
thể phủ nhận tính nghiêm trọng của vấn đề.“Đây không đơn thuần là sự phù phiếm
nữa. Nó là một căn bệnh tâm lý dẫn tới tỉ lệ tự tử rất cao”.
(3) Việc gắn liền đời sống mình với mạng xã hội không còn xa lạ với giới trẻ
Việt ngày nay. Điều này liệu có góp phần tạo nên một thế hệ trẻ tự yêu mình, ít hòa
nhập với xã hội…?
(Bệnh ái kỉ, nguy cơ tiềm ẩn từ mạng xã hội – Báo điện tử Tinhta.net,24/12/2015)
20
Hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về
Chứng ái kỉ của con người trong xã hội hiện đại.
Gợi ý làm bài:
*/ Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn hiện tượng đời sống cần nghị luận: chứng ái kỉ
*/ Thân đoạn
- Nêu rõ hiện tượng đời sống cần nghị luận:
Chứng ái kỷ ( bệnh tự yêu mình): một dạng rối loạn nhân cách khi một người có
biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác
Tâm lí tự yêu mình, ảo tưởng về bản thân là một căn bệnh nguy hiểm với con
người trong xã hội hiện đại.
- Đánh giá thực trạng của hiện tượng (hiện tượng diễn ra thế nào trong đời
sống): Người mắc chứng ái kỉ thường có biểu hiện sau: Lối sống thu mình vào thế giới
ảo, không có niềm tin vào người khác; tự cho rằng suy nghĩ và hành động của mình là
đúng đắn; thiếu trách nhiệm, vô tâm với cuộc sống xung quanh.
- Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng: Chứng ái kỉ xuất phát từ tâm lí thích
hưởng thụ, tự phụ vào bản thân, sùng bái vật chất, thờ ơ trước giá trị tinh thần hoặc do
sự phát triển của công nghệ thông tin, nhất là sự phát triển của các trang mạng xã hội
khiến cho mọi biểu hiện, hành vi ở mỗi cá nhân đều có thể là những trào lưu trong cả
cộng đồng.
- Phân tích tác hại của hiện tượng: Căn bệnh này để lại những hậu quả đáng tiếc
(nêu rõ) . Nó cũng là chứng bệnh đe dọa, thủ tiêu những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống
của con người như: Lòng nhân ái, tinh thần vị tha, đoàn kết...
- Đề xuất những giải pháp khắc phục hiện tượng: Cần đẩy mạnh tuyên truyền về
lối sống, cách sống cho con người trong xã hội hiện đại; quan tâm nhiều hơn đến việc
giáo dục kĩ năng sống cho con người; giúp đỡ những người đã mắc chứng ái kỉ hòa
nhập với cộng đồng.
*/ Kết đoạn: Nêu bài học nhận thức và hành động cho bản thân: Luôn sống
bằng lí trí và tỉnh cảm; mở rộng sự chia sẻ, giao lưu trong thế giới thực tại...
21
Đề 2
Đọc văn bản:
(1) Trào lưu "Like là làm" đang gây cơn sốt trong giới trẻ. Trước đó, mở đầu
trào lưu này là sự việc một chàng trai có tài khoản Facebook N.T đăng chia sẻ: "Bức
hình này đủ 40.000 like sẽ đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi
nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn
mà xem".
Bài viết thu hút gần 100.000 like (thích) cùng hàng nghìn bình luận cổ vũ lẫn thách
thức.
Giữ đúng lời hứa “nói là làm”, tối ngày 20/9, N.T này có mặt tại cầu Tân Hóa
(TP.HCM) thực hiện thử thách. Được biết, sau khi tẩm xăng đốt, do kịp thời nhảy
xuống dòng kênh ngay cạnh nên N.T chỉ bị bỏng nhẹ. Tiếp đó, hàng loạt người trẻ
khác đua nhau đăng status (dòng trạng thái) thách thức dân mạng theo cú pháp quen
thuộc: “Chỉ cần đủ like tôi sẽ…” và khẳng định chắc nịch “nói là làm”. Một số thanh
niên sẵn sàng đổi like lấy những hành động gây sốc như: mặc đồlót, nhảy xuống và
uống hết một ca nước sông, mặc quần áo con gái đi ra đường…
(2) Xung quanh vấn đề này, dưới góc nhìn của một nhà văn, Trang Hạ chia sẻ:
“Tôi không ngạc nhiên với sự ngông cuồng của một bộ phận thanh niên trên mạng.
Tuy nhiên tôi vẫn phải kinh hãi trước những hành vi thiếu nhân văn của người biết
bấm like này.
(3) Không bố mẹ nào đẻ con ra với mục đích con sống cho người ta bấm like.
Vậy thì tại sao người trẻ lại dùng like làm thước đo của cuộc sống? … Hóa ra nhân
cách và trí tuệ chỉ dành để trang trí, còn giá trị sống của bạn là mong người ta bấm
like?
(Theo Minh Giang, Trào lưu “Like là làm” – Báo điện tử Vietnamnet,
14/10/2016)
22
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ)trình bày suy nghĩ của anh/chị về trào
lưu "Like là làm" được đề cập trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
Gợi ý làm bài:
*/ Mở đoạn: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận: Trào lưu "Like là làm"
*/ Thân đoạn
- Nêu rõ hiện tượng đời sống cần nghị luận: Trào lưu "Like là làm" đã và đang
gây sốt trong giới trẻ và gây sốc cho xã hội. Trào lưu bắt nguồn rầm rộ từ hành động
câu Like trên mạng xã hội của những người trẻ. Để có nhiều Like, để gây sự chú ý, một
số thanh niên sẵn sàng hứa hẹn rồi thực hiện những việc làm quái dị, mạo hiểm, phản
cảm…
- Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng: Sở dĩ trào lưu "Like là làm" thu hút sự
chú ý của nhiều người là vì:
+ Nhiều bạn trẻ quan niệm thước đo cho sự nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của bản
thân có nhiều người Like (biểu lộ sự thích thú) và Share (chia se bài viết) trên mạng xã
hội.
+ Sự a dua, bắt chước lẫn nhau một cách mù quáng ở nhiều người trẻ và tình
hiếu kì, vô cảm ở nhiều người đã theo dõi…khiến cho trào lưu này trở thành vấn nạn.
- Phân tích tác hại của hiện tượng: Trào lưu "Like là làm" gây ra những hậu quả
nghiêm trọng cho cá nhân và xã hội. Nhiều bạn trẻ tự biến mình thành trò cười, trò tiên
khiển cho người khác; thậm chí trở thành nạn nhân của những vụ tai nạn thương tâm
do mình tạo ra (dẫn chứng cụ thể)… Nhiều người trở thành tội phạm phá hoại, kích
động bạo loạn, gây ảnh hưởng đến toàn xa hội…vì tham gia trào lưu này.
- Đề xuất những giải pháp khắc phục hiện tượng:
+ Cần lên án mạnh mẽ những người trẻ không lo học tập, lao động mà vùi mình
vào lối sống ảo, a dua học đòi những hành vi vô văn hóa.
+ Cần lên án những kẻ đã Like để xúi giục, tiếp tay, đồng phạm với những hành
vi đó.
23
+ Cả xã hội cần chung tay xóa bỏ trào lưu này bằng những việc làm cụ thể, tạo
ra những sân chơi lành mạnh bổ ích cho người trẻ hay tuyên truyền, quản lí để trào lưu
này phát triển với ý nghĩa tích cực như: Like cho những việc làm tốt, Like cho những
hang động dũng cảm…
*/ Kết đoạn: Nêu bài học nhận thức và hành động cho bản thân: Sử dụng trang
mạng xã hội hợp lí. Suy nghĩ chín chắn trước khi Like hay Share những bài viết trên
mạng xã hội...
Đề 3
Đọc bản tin sau:
Cuộc khảo sát bất ngờ của thầy giáo dạy Toán
Trước thực trạng học sinh, sinh viên không đủ kỹ năng sống để ứng phó với
những áp lực xã hội, thầy Trần Đình Trợ, giáo viên Toán trường THPT Hương Sơn
(Hà Tĩnh) đã làm một khảo sát vui với học sinh trong lớp mình chủ nhiệm.
Khảo sát này được thực hiện ở lớp 12A1 trường THPT Hương Sơn, kết quả gồm
6 ý được thầy Trần Đình Trợ chia sẻ trên mạng xã hội như sau:
1. Có 45/45 em đi học bằng xe đạp. Trong đó 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em
phân biệt được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa xe.
2. Có 41/45 em thường đi qua sông suối. Trong đó chỉ 4 em biết bơi. Số còn lại chỉ biết
lặn, kiểu lặn "xuống nước, ba ngày sau mới nổi".
3. Có 45/45 em thường xuyên ăn cơm. Trong đó chỉ 15 em biết nấu cơm, nhưng trong
15 em biết nấu thì chỉ 5 em thường xuyên nấu cơm cho gia đình. Có 17/45 em thỉnh
thoảng rửa bát.
4. Có 45/45 em nhớ sinh nhật của 3 người bạn thân trở lên. Trong đó, chỉ 4 em là nhớ
ngày sinh của bố mẹ mình.
5. Có 45/45 em đọc sách (nhưng là đọc các sách giáo khoa). Trong đó 5 em có đọc
sách truyện, nhưng lại bị bố mẹ cấm đoán, phải đọc lén. Có 2 em đã đăng ký mượn
sách thường xuyên tại tủ sách miễn phí của thầy Trợ, nhưng sau khi bị bố mẹ phát
hiện, lại xin thôi.
24
6. Có 45/45 em thường xuyên đi học thêm. Có 45/45 em có khả năng vào ĐH và 45/45
em mong muốn trở thành cán bộ nhà nước.
(Dẫn theo Vn Express, 12/11/2014)
Từ vị trí của một học sinh THPT, anh/chị có suy nghĩ gì về hiện tượng được nói
đến trong bản tin trên?
Gợi ý làm bài:
*/ Mở đoạn: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận: hiện tượng thiếu hụt trầm
trọng về kỹ năng sống của HS THPT hiện nay.
*/ Thân đoạn
- Nêu rõ hiện tượng đời sống cần nghị luận: Học sinh không có kiến thức tối
thiểu về các vật dụng thân thuộc trong đời sống hàng ngày; không có khả năng tự chăm
sóc bản thân và tham gia làm việc nhà; thiếu quan tâm đến người thân; chưa có ý thức
đọc sách để mở rộng vốn hiểu biết...
- Phân tích nguyên nhân của hiện tượng: Do nhận thức lệch lạc của bản thân học
sinh, chỉ chú tâm vào học kiến thức trong sách vở; quan niệm sai lầm của các bậc phụ
huynh, thầy cô trong nhà trường...
- Phân tích những tác động tiêu cực của hiện tượng đối với tương lai của mỗi
học sinh và đối với toàn xã hội...
- Đề xuất một số biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này từ vị trí của một
học sinh THPT.
*/ Kết đoạn
- Liên hệ, rút ra bài học về nhận thức và hành động của bản thân.
1.3.3. Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận về một vấn đề xã hội rút ra từ một văn bản
văn học
*/ Dạng đề này là từ một tác phẩm văn học (ở phần Đọc – hiểu), yêu cầu bàn
một vấn đề mang ý nghĩa xã hội nào đó gợi lên từ tác phẩm ấy.
*/ Cách làm bài:
- Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về văn bản, nêu vấn đề xã hội rút ra từ văn bản.
25