Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12a2 trường THPT quan sơn 2 trong kỳ thi THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.02 KB, 20 trang )

I. Mở đầu
1.1.

Lí do chọn đề tài
Trong chương trình học môn Ngữ văn ở THPT, việc lập luận trong đoạn
văn được đặt ra như một kĩ năng cần phải rèn luyện. Kĩ năng này có thể được
luyện ngay trong một câu, một số câu, một đoạn văn hay trong cả một bài văn.
Do đó việc hình thành kĩ năng lập luận trong đoạn văn, trong văn bản cho học
sinh là điều rất quan trọng đặc biệt đối với học sinh lớp 12, làm cơ sở để các em
làm tốt bài thi THPT Quốc gia.
Ở bậc THCS, trong phân môn Tập làm văn, học sinh đã học về đoạn
văn và các thể văn nghị luận. Bậc THPT, trong chương trình Ngữ văn 10, học
sinh đã được học các bài luyện tập viết đoạn văn như: Luyện tập viết đoạn văn
tự sự( tiết 29), Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh( tiết 69), Luyện tập viết
đoạn văn nghị luận( tiết 98). Trong chương trình Ngữ văn 12, các em được củng
cố thêm kiến thức viết đoạn văn trong bài: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài
trong văn nghị luận( tiết 78).
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực
cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học
sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ tổ quốc". Hiện nay việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới
phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá đã và đang được ngành
giáo dục và đào tạo thực hiện đồng bộ. Theo phương án tổ chức kì thi Trung học
phổ thông quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bài thi môn Ngữ văn có cấu
trúc gồm hai phần: Phần Đọc – hiểu (3,0 điểm) và phần Làm văn (7,0 điểm).
Phần Làm văn có hai câu: một câu nghị luận xã hội và một câu nghị luận văn
học, nhằm kiểm tra năng lực tạo lập văn bản của học sinh. So với đề đề hai năm
trước, câu Nghị luận xã hội vẫn là phần thi bắt buộc, vẫn chủ yếu là những câu
hỏi dạng mở, nhưng phần thi này năm nay, có một số điểm mới:


Điểm mới
Năm 2015, 2016
Năm 2017
Điểm số
3,0
2,0
Hình thức
Bài văn
Đoạn văn
Dung lượng
600 chữ
200 chữ
Vấn đề nghị
Độc lập so với các phần
Lấy vấn đề nghị luận từ văn
luận
trong đề thi
bản Đọc hiểu
(tích hợp với đọc hiểu)

1


Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn nói chung, môn Ngữ văn lớp 12
nói riêng, tôi nhận thấy rằng học sinh đã có kĩ năng làm đề nghị luận xã hội. Tuy
nhiên, từ câu hỏi 3 điểm viết bài văn với dung lượng 600 chữ chuyển sang viết
đoạn văn dung lượng 200 chữ học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân tôi
trong quá trình giảng dạy đã giúp học sinh nắm các yêu cầu về đoạn văn, cách
làm đoạn văn nghị luận ở từng kiểu bài, nhưng kĩ năng viết đoạn văn nghị luận
của học sinh chưa thật thành thạo. Các em còn lúng túng, hành văn chưa mạch

lạc, chặt chẽ, nhất là đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Trong
quá trình làm bài kiểm tra ở lớp cũng như ở kiểm tra học kì, ở môn ngữ văn
nhiều lớp kĩ năng viết đoạn văn của học sinh còn nhiều hạn chế. Bài làm của học
sinh thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừa thiếu, có khi xa đề, lạc
đề. Có bài chỉ viết được 7 đến 8 dòng là hết, có nhiều em không biết xây dựng
luận điểm…Thực trạng ấy làm cho bản thân tôi phải trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi để
giúp các em có những kĩ năng cần thiết để làm kiểu đề này.
Với những băn khoăn, trăn trở trong quá trình giảng dạy, nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học văn nói chung, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nói riêng
cho học sinh, vì vậy tôi đã thực hiện đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kĩ
năng viết đoạn văn nghị luận xã hội ( khoảng 200 chữ) cho học sinh lớp
12A2 Trường THPT Quan Sơn 2 trong kì thi THPT Quốc gia”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của sáng kiến là thiết kế và thử nghiệm một số giải pháp trong
đổi mới giảng dạy môn Ngữ văn để có thể thực hiện được tốt nội dung chủ đề
năm học 2016 – 2017, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh
lớp 12A2 của trường Trung học phổ thông Quan Sơn 2.
Cụ thể:
Góp phần vào quản lí, giáo dục học sinh một cách hiệu quả nâng cao năng
lực của học sinh.
Góp phần đa dạng hóa các hình thức trong giờ học Ngữ văn.
Góp phần củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tạo lập văn bản, nâng cao chất
lượng dạy và học môn Ngữ văn cấp THPT nói chung và lớp 12 nói riêng, nâng
cao kết quả kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội( khoảng 200
chữ). Từ đó đưa ra định hướng, cách thức dễ hiểu nhất giúp học sinh tiếp cận,
nhận diện và có kĩ năng làm dạng đề này. Đối tượng áp dụng của sáng kiến là
học sinh lớp 12A2 và học sinh ôn khối C, D của trường THPT Quan Sơn 2.
2



1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau đây:
Phương pháp điều tra: Qua kết quả học tập Ngữ văn của học sinh lớp
12A2.
Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh lớp 12A2 Trường Trung học
phổ thông Quan Sơn 2 trong các giờ học Ngữ văn.
Phương pháp trao đổi kinh nghiệm: Trao đổi kinh nghiệm với đồng
nghiệp trong công tác giảng dạy.
Phương pháp thực nghiệm tự nhiên: Thiết kế và thử nghiệm các giải pháp
trong công tác giảng dạy môn Ngữ văn.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và nghiên cứu hình thức đổi mới đề
thi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Tài liệu
hướng dẫn ôn thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia.
Phạm vi thực hiện: ứng dụng vào các tiết học tập làm văn, ôn thi THPT
Quốc gia.

3


II. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THPT là vấn đề hết sức quan trọng và
cần thiết trong việc học văn nói chung và việc rèn luyện tập làm văn nói riêng.
Đoạn văn là một phần của văn bản, hay nói cách khác, nó là đơn vị ngôn ngữ
lớn thứ hai sau văn bản, góp phần cấu tạo nên văn bản. Chính bởi vậy mà đoạn
văn không tốt thì không thể có một văn bản hay; và ngược lại, học sinh có kĩ
năng viết đoạn văn chặt chẽ, mạch lạc... thì hiển nhiên văn bản các em tạo lập
được sẽ là một văn bản đáp ứng tốt mọi yêu cầu.

Hơn thế nữa, Làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của
môn Ngữ văn, nó có vị trí cốt lõi trong mối tương quan chặt chẽ với Văn và
Tiếng Việt. Chúng ta dạy Làm văn cho học sinh là dạy cho các em nắm vững
văn bản, biết xây dựng các đoạn văn thông thường. Giáo viên biết rèn cho các
em các thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập văn
bản. Vì thế, cách xây dựng đoạn văn trong phân môn Tập làm văn có vị trí hàng
đầu.
Việc rèn cách viết đoạn văn cho học sinh THPT được tiến hành theo trục
tăng dần qua các phương thức biểu đạt như: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết
minh, hành chính công vụ, nghị luận. Từ đó, việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn
văn giúp các em biết vận dụng các loại văn bản để phục vụ cho học tập và trong
đời sống. Qua việc tiếp thu những kiến thức của môn Văn - Tiếng Việt, học sinh
vận dụng sáng tạo, tổng hợp để có thể nói hoặc viết theo những yêu cầu, những
đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho các
em. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, các em đồng thời được ôn luyện, củng cố
về kiến thức văn học, kiến thức xã hội, được rèn luyện các nội dung về từ ngữ,
ngữ pháp như: từ loại, cụm từ, các biện pháp tu từ, các kiểu câu...
Thêm vào đó, hoàn thành bậc học THPT, học sinh phải tham dự kì thi
THPT Quốc gia. Đề thi sử dụng câu hỏi 2 điểm cho phần viết đoạn văn nghị
luận (khoảng 200 chữ) theo một yêu cầu nhất định tích hợp với văn bản phần
đọc – hiểu. Do vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào yêu cầu cụ thể của
đề bài để điều chỉnh nội dung nghị luận cho hợp lí, tránh làm bài chung chung,
thiếu ý và không đảm bảo được bố cục của đoạn văn nghị luận xã hội.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thuận lợi
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở các khối lớp, tôi nhận thấy
rằng các em học sinh 12A2 nói riêng và các em học sinh Trường THPT Quan
4



Sơn 2 nói chung đều có ý thức tìm tòi, vươn lên trong học tập, mạnh dạn, hăng
hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tương đối đầy đủ trước khi đến
lớp.
Bản thân tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp thông qua các
buổi sinh hoạt chuyên môn, được đồng nghiệp dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm
chân thành nên kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy luôn được đổi
mới cho phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh mà tôi giảng dạy.
Trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia năm 2017 trong môn Ngữ văn có
nhiều điểm mới. Đặc biệt, vấn đề nghị luận gắn với tri thức đọc hiểu, học sinh
không phải chuyển mạch, ngắt mạch suy nghĩ, có thể nhanh chóng xác định nội
dung nghị luận. Đối với dạng đề này, học sinh nắm vững kỹ năng làm đề nghị
luận xã hội sẽ có kĩ năng làm bài tốt hơn, khả năng vận dụng linh hoạt hơn.
2.2.2. Khó khăn
Trường THPT Quan Sơn 2 nằm trong địa bàn khu vực miền núi khó khăn
tỉnh Thanh Hóa. Đa số học sinh là người dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức của
các em không đồng đều, nhiều học sinh còn e dè, chưa mạnh dạn có ý kiến trước
tập thể về những chính kiến của mình, còn thụ động trong việc chiếm lĩnh tri
thức. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học khi được phân công giảng dạy học
sinh, tôi đã lên kế hoạch bồi dưỡng cho các em.
Đối với dạng đề viết đoạn văn với dung lượng ngắn (khoảng 200 chữ);
học sinh lớp 12 gặp rất nhiều khó khăn. Các em đã quen viết bài văn nghị luận
xã hội hoàn chỉnh theo cấu trúc 3 phần của một bài văn. Vì vậy, để bài làm của
các em vẫn đảm bảo đủ ý trong một đoạn văn, trình bày quan điểm một cách sâu
sắc kĩ lưỡng, tìm tòi sáng tạo trong diễn đạt là một vấn đề khó khăn, nan giải.
Một số học sinh không có kĩ năng viết đoạn văn, thường viết một cách cảm tính
thậm chí trình bày lại tri thức ở ngữ liệu đọc hiểu hoặc nếu không được lưu ý,
các em có thể sẽ viết không đúng hình thức đoạn văn mà là bài văn ngắn, tức là
sai so với yêu cầu của đề.
2.2.3. Nguyên nhân
Về nguyên nhân khách quan: Do mặt trái của cơ chế thị trường, do thiếu

định hướng từ gia đình, do sự phát triển ồ ạt của các trang mạng xã hội, do ham
chơi, lười học nên ngày càng nhiều học sinh lười học văn, ngại học văn. Đặc
biệt việc sử dụng mạng xã hội ồ ạt đã dẫn tới tình trạng học sinh sử dụng ngôn
ngữ mạng vào cả trong bài văn, làm giảm đi chất văn trong bài viết của mình.

5


Hơn nữa, chương trình văn nghị luận xã hội rất rộng và khó hơn dạng nghị
luận văn học. Khả năng giải thích, chứng minh, mở rộng vấn đề của học sinh
còn yếu.
Mặt khác, trình độ dân trí của nhiều bậc phụ huynh còn thấp, không quan
tâm đến việc học của con cái nên việc sát sao, đôn đốc con em học tập, rèn luyện
hầu như không có.
Về nguyên nhân chủ quan: Nhiều em học sinh chưa chú ý vào việc học,
không thiết tha học. Một bộ phận các em quan niệm học chỉ để lấy bằng cấp 3.
Cho nên các em đến lớp mà không chuẩn bị bài, không làm bài tập được giao
hoặc có chuẩn bị cũng chỉ là sự miễn cưỡng chống đối; có học sinh không tự
làm bài mà mượn vở của bạn, chép trong sách tham khảo để đối phó với cô giáo
khi bị kiểm tra...
2.3. Khảo sát thực trạng của vấn đề
Năm học 2016 - 2017 tôi được nhà trường phân công dạy Ngữ văn lớp
12A2. Ngay từ đầu năm học, tôi đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của mình đó
là ngoài giảng dạy kiến thức trong sách giáo khoa theo phân phối chương trình
37 tuần thì việc ôn luyện, rèn kĩ năng làm văn để cuối năm học các em thi tốt
nghiệp THPT Quốc gia vô cùng cấp thiết. Chính vì thế ngay từ đầu năm học tôi
đã ra tiến hành ra đề cho học sinh tích cực ôn luyện. Sau đó tôi tiến hành chấm
bài, mục đích để nắm bắt được khả năng viết đoạn văn nghị luận của học sinh.
KÕt quả bài kiểm tra của các em như sau:
Lớp Sĩ Giỏi - Tỷ lệ % Khá - Tỷ lệ % TB - Tỷ lệ % Yếu- Tỷ lệ %

số
12A2 33
0- 0
5 – 15,2
16 – 48,5
12 – 36,3
Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm
Từ kết quả bài kiểm tra đầu tiên tôi nhận thấy nhiều em học sinh chưa
biết cách làm đoạn văn nghị luận xã hội, hầu hết bài làm của các em thiếu ý, các
ý sắp xếp theo trình tự chưa hợp lí. Có em đang còn nhầm lẫn trong cách viết
đoạn văn. Nhiều học sinh viết lan man, quá dài và không đúng trọng tâm. Còn
có một số em không hiểu đề bài, không biết trình bày những ý gì, bài kiểm tra để
trắng. Về hành văn thì chưa lưu loát, lí lẽ dẫn chứng chưa đủ tính thuyết phục,
chưa biết liên hệ và nêu bài học cho bản thân. Xuất phát từ thực trạng đó tôi xin
đưa ra một số giải pháp giúp các em có kĩ năng làm tốt kiểu đề viết đoạn văn
nghị luận xã hội ( khoảng 200 chữ) để giúp các em đạt kết quả cao nhất trong kì
thi THPT Quốc gia.
2.4. Một số biện pháp giải quyết thực trạng
6


2.4.1. Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh
2.4.1.1. Khái niệm:
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi
đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương
đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. Một đoạn văn có mô
hình đầy đủ bao gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Các câu trong
đoạn được kết nối với nhau bằng nhiều phương tiện liên kết như: phép nối, phép
lặp, phép thế…
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ

ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần( thường là chỉ từ, đại từ,
các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung
khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc
cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ
đề của đoạn.
Khi viết đoạn văn, cần đảm bảo yêu cầu diễn đạt mạch lạc. Chẳng những
từ ngữ phải dùng chuẩn xác, câu đúng ngữ pháp mà cách trình bày cần đảm bảo
tính lô gic.
2.4.1.2. Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn thường sử dụng:
Cách diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề
mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội
dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện
bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những
nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
Mô hình trình bày đoạn văn diễn dịch:
1

2

3

4

n

Câu 1: câu chủ đề của đoạn văn (mang ý khái quát), đứng đầu đoạn văn
Câu 2,3,4,…n là câu mang ý cụ thể, có tác dụng bổ sung giải thích, làm rõ
ý ở câu chủ đề.
Cách qui nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý
chi tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được

trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh
giá chung.
7


Mô hình trình bày đoạn quy nạp:
1

2

3

4…

n
Câu n: Câu chủ đề, đứng cuối đoạn văn.
Câu 1,2,3,4,… là những câu mang ý cụ thể có tác dụng hướng tới làm nổi
bật ý ở câu chủ đề
Cách tổng hợp - phân tích – tổng hợp (tổng – phân – hợp): là sự phối
hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp
theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất
nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải
thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó
đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn
đề.
Mô hình trình bày đoạn tổng – phân – hợp:
1
2

3


4

1’
Câu 1: Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn.
Câu 2,3,4: Câu mang ý chi tiết.
Câu 1’: Câu mang ý tổng hợp, khái quát (không được trùng lặp ý với câu
chủ đề), đứng ở cuối đoạn văn.
Ngoài ra, cũng cần mở rộng hơn một số cách trình bày đoạn khác cho học
sinh khá giỏi qua các giờ bồi dưỡng học sinh giỏi như cách suy luận nhân quả,
tương đồng, tương phản, đòn bẩy...
2.4.2. Đoạn văn Nghị luận xã hội
2.4.2.1. Khái niệm: Đoạn văn nghị luận hội là đoạn văn trình bày ý kiến, quan
điểm về một vấn đề xã hội.
2.4.2.2. Các bước viết đoạn văn nghị luận
Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề
8


Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội dung cần trình bày trong
đoạn là gì? (Nội dung đó sẽ được “gói” trong câu chủ đề. Và cũng là định hướng
để viết các câu còn lại). Nội dung đó được trình bày theo cách nào, có yêu cầu
nào khác về hình thức, ngữ pháp.
Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn
Căn cứ yêu cầu của đề bài, xác định rõ chủ đề cần bàn luận của đoạn văn
là gì? Chủ đề cần được giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn ở phần mở đoạn (viết bằng
1-2 câu văn phải nêu được chủ đề của đoạn gồm vấn đề cần nghị luận và quan
điểm của người viết: đồng tình, phản đối hay có ý kiến riêng nào đó).
Bước 3: Tìm ý cho đoạn (Triển khai ý)

Khi đã xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến
thức đã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết. Nếu
bỏ qua thao tác này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, quẩn ý.
Về nội dung : Dù dài hay ngắn thì đoạn văn cũng phải đầy đủ các ý
chính. Cụ thể :
Câu mở đoạn : có tác dụng dẫn dắt vấn đề. Các em nên viết đoạn văn theo
kiểu diễn dịch, câu chốt nằm ở đầu đoạn, các câu sau triển khai cho câu chủ đề.
Đoạn văn nên có 1 câu kết, nêu ý nghĩa, rút ra bài học, hoặc cảm xúc, quan điểm
cá nhân về vấn đề đang bàn luận.
Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí cần có các ý : Giải thích (Là gì?
Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?), Phân tích, chứng minh( tại sao nói như
thế?), bình luận, mở rộng vấn đề, bác bỏ( phê phán) những biểu hiện sai
lệch, nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống cần có các ý : Nêu hiện tượng
( đó là hiện tượng gì? biểu hiện? mức độ?). Phân tích tác dụng/ tác hại của hiện
tượng trên, bàn luận về nguyên nhân, giải pháp,…Nêu bài học sâu sắc với bản
thân. Học sinh cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh làm bài
máy móc hoặc chung chung.
Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn
Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về kiểu
diễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn. Ngoài ra
còn đảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp (nếu có).
Giáo viên cho học sinh luyện tập thật nhiều với đoạn văn diễn dịch và quy
nạp, bởi đây là hai dạng cơ bản nhất.
2.4.2.3. Các dạng bài nghị luận xã hội trong đề thi
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
9


- Nghị luận về một hiện tượng, đời sống

- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ một văn bản văn học
Tuy nhiên, trong thực tế, có những đề văn nghị luận không hẳn thuộc về một
kiểu nào. Một tư tưởng, đạo lí bất kì nào đó bao giờ cũng được thể hiện soi
chiếu sinh động trong thực tiễn đời sống. Ngược lại, bản thân một hiện tượng
đời sống đã chứa đựng một vấn đề nào đó của tư tưởng, đạo lí. Vì thế, một bài
văn nghị luận xã hội chỉ có sức thuyết phục khi gắn với thực tiễn sinh động của
đời sống. Mặt khác, biết suy nghiệm, khái quát những vấn đề tư tưởng, đạo lí
hiện tượng đời sống sẽ giúp đoạn văn sâu sắc hơn.
2.4. 3. Rèn luyện kĩ năng dựng đoạn cho học sinh bằng các dạng bài tập
2.4.3.1. Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội
Dạng 1: Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
* Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc tư
tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách…của con người
Dạng đề này thường lấy một một nhận định, một đánh giá nào đó trong
văn bản đọc – hiểu để yêu cầu người viết bàn luận.
* Cách làm bài:
- Mở đoạn: Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận, tóm tắt được sự việc
hoặc trích dẫn được ý kiến nhận định…
- Thân đoạn:
+ Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của nhận định, câu danh ngôn …để xác định rõ
vấn đề cần nghị luận.
+ Bày tỏ ý kiến: Đưa ra đánh giá về vấn đề (Đúng hay sai?), luận giải bằng lí
lẽ và dẫn chứng (Vì sao?)
+ Bàn mở rộng: Nhận định/ câu danh ngôn khuyên con người điều gì? Phê
phán điều gì? Cần phải hiểu rộng ra như thế nào (nếu có)? Nêu bài học nhận
thức và hành động.
- Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận hoặc nêu trải nghiệm của bản
thân.
* Đề minh họa:
Đọc đoạn trích:

“Mỗi người trước sau phải rước một đam mê.
Người không ham thích một cái gì cả là một người bệnh, một người
không bình thường, hay là một người chuẩn bị đi tu, vì đã diệt dục. Nhưng ai
dám bảo người tu hành là người không đam mê? Và đam mê một ý niệm thường
mãnh liệt hơn đam mê một cái gì cụ thể. Những bậc cha mẹ thường hay đón

10


đường đam mê của con cái bằng mớm cho chúng một đam mê đầu đời: tập cho
con thích vẽ, thích đàn và thích nhất là học. Đam mê học hỏi là niềm đam mê
không bao giờ phản bội con người.
Ngày nay, bởi có lắm cám dỗ đầu đời chầu trực ở ngay ngưỡng cửa gia
đình và trường học , muốn cho con mình khỏi rơi vào một “đám muội” tối đen,
cha mẹ nào cũng dốc sức làm lụng kiếm tiền cho con cái tham gia vào một cuộc
chơi có ích (chơi tem, sưu tập tranh,…) hay một môn thể thao (võ thuật, bơi lội,
bóng đá,…) mong sao ràng buộc sinh lực và năng khiếu của đứa trẻ vào cỗ xe
đam mê trên đường đời.
Đó cũng là đầu tư vào một đam mê để tránh rơi vào những đam mê khác.
Bản thân tôi đến ngày nay hãy còn vào ra lớp học với một niềm sau mê
tươi trẻ, ngay cả trong những thời khắc không thuận lợi. Ngồi nhẩm lại, tôi làm
công việc như thế này đã trên bốn mươi năm. Tôi bỗng nhiên tự hỏi: “cái tôi”
năm xưa và “ cái tôi” năm nay vẫn là một chăng? Hóa ra bộ máy người còn
bền hơn bộ máy cơ khí ư? Dẫu mỡ thường xuyên nhỏ vào chiếc máy người là
niềm khao khát biết thêm, biết hơn, hoàn toàn phi vật chất và những tế bào não
bộ sẵn lòng bổ sung cho nhau trong một trường luân vũ thường xuân. Giá như,
do một trớ trêu nào đó của hoàn cảnh, tôi đam mê cờ bạc trong suốt thời gian
ấy thì giờ đây ra sao? Rất có thể tôi đang mặc một chiếc áo ren vàng, rua bạc,
rủng rẻng dây kim khí hoặc có thể bây giờ tôi đang co ro vì gió lừa qua lỗ rách.
May quá, tôi chỉ đam mê nghề dạy học. Tài sản mà tôi để lại gồm toàn

giấy trắng mực đen và những nét chữ.
Đam mê là một ngọn lửa mà các thế hệ nối tiếp truyền cho nhau. Khổ nỗi,
phần phật bốc cao cùng một lúc là ngọn lửa sinh tồn và ngọn lửa hủy diệt. Cả
hai quấn quýt lấy nhau bao nhiêu là để sớm loại trừ nhau bấy nhiêu. Sống chết
đều bằng một ngọn lửa do ta đốt lên mà thôi”.
(Theo Bửu Ý, Tạp chí Tia sáng, tháng 9-1999)
Hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị
về chủ đề: “Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con
người”
Gợi ý làm bài:
* Mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận: Tác dụng của đam mê học hỏi.
* Thân đoạn
- Giải thích:
+ Đam mê: Sự ham thích một thứ/một việc gì đó mà quên hết những thứ khác.
+ Đam mê học hỏi: Sự ham thích học hỏi.
11


=> Tác dụng của sự ham thích học hỏi.
- Bày tỏ ý kiến: Ý kiến là một lời khuyên quý báu, vì:
+ Một người có thể có nhiều đam mê, trong đó có đam mê hữu ích nhưng cũng
có những đam mê hủy hoại con người…
+ Đam mê học hỏi là niềm đam mê cần thiết và rất hữu ích vì:
Sự hiểu biết và kĩ năng của con người là hữu hạn, con người cần không
ngừng tích lũy, bổ sung. Đam mê học hỏi giúp con người làm được việc đó dễ
dàng. Hơn nữa, sự hiểu biết và kĩ năng lại là những nhân tố quan trọng đánh giá
con người.
Đam mê học hỏi sẽ giúp con người có thêm ý chí, nghị lực để vượt qua
những khó khăn trên con đường khám phá tri thức… để thành công.
Đam mê thổi bùng lên những ý tưởng mới mẻ, khơi nguồn sự sáng tạo.

Đó là những nhân tố quan trọng để thành công.
+ Lấy dẫn chứng chứng minh
- Bàn mở rộng:
+ Khuyên mỗi người cần có đam mê học hỏi, đó là yếu tố quan trọng để
gặt hái được những thành công.
+ Phê phán những kẻ lười nhác học hỏi hoặc những kẻ luôn cho mình là
giỏi giang, không thềm học hỏi. Mặt khác cũng cầm phê phán những người có
đam mê mù quáng, sớm muộn cũng bị hủy diệt.
* Kết đoạn: : Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận.
Dạng 2: Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
* Khái niệm: Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bản về các hiện tượng,
vấn đề xảy ra trong đời sống. Dạng đề này thường nêu lên một hiện tượng, một
vấn đề có tính chất thời sự, được mọi người quan tâm trong văn bản đọc – hiểu
để yêu cầu người viết bàn luận.
* Cách làm:
- Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn hiện tượng đời sống cần nghị luận
- Thân đoạn
+ Nêu rõ hiện tượng đời sống cần nghị luận.
+ Đánh giá thực trạng của hiện tượng (hiện tượng diễn ra thế nào trong đời
sống).
+ Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng (dẫn chứng).
+ Phân tích tác dụng hoặc tác hại của hiện tượng (tốt - xấu, lợi - hại như thế
nào?).
+ Đề xuất những giải pháp khắc phục hiện tượng hoặc nhân rộng hiện tượng.
12


- Kết đoạn: Nêu bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
* Đề minh họa:
Đọc văn bản:

(1) Trào lưu "Like là làm" đang gây cơn sốt trong giới trẻ. Trước đó, mở
đầu trào lưu này là sự việc một chàng trai có tài khoản Facebook N.T đăng chia
sẻ: "Bức hình này đủ 40.000 like sẽ đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt
tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh
để có cái hay hấp dẫn mà xem".
Bài viết thu hút gần 100.000 like (thích) cùng hàng nghìn bình luận cổ vũ lẫn
thách thức.
Giữ đúng lời hứa “nói là làm”, tối ngày 20/9, N.T này có mặt tại cầu Tân Hóa
(TP.HCM) thực hiện thử thách. Được biết, sau khi tẩm xăng đốt, do kịp thời
nhảy xuống dòng kênh ngay cạnh nên N.T chỉ bị bỏng nhẹ. Tiếp đó, hàng loạt
người trẻ khác đua nhau đăng status (dòng trạng thái) thách thức dân mạng
theo cú pháp quen thuộc: “Chỉ cần đủ like tôi sẽ…” và khẳng định chắc nịch
“nói là làm”. Một số thanh niên sẵn sàng đổi like lấy những hành động gây sốc
như: mặc đồlót, nhảy xuống và uống hết một ca nước sông, mặc quần áo con
gái đi ra đường…
(2) Xung quanh vấn đề này, dưới góc nhìn của một nhà văn, Trang Hạ
chia sẻ: “Tôi không ngạc nhiên với sự ngông cuồng của một bộ phận thanh niên
trên mạng. Tuy nhiên tôi vẫn phải kinh hãi trước những hành vi thiếu nhân văn
của người biết bấm like này.
(3) Không bố mẹ nào đẻ con ra với mục đích con sống cho người ta bấm
like. Vậy thì tại sao người trẻ lại dùng like làm thước đo của cuộc sống? … Hóa
ra nhân cách và trí tuệ chỉ dành để trang trí, còn giá trị sống của bạn là mong
người ta bấm like?
(Theo Minh Giang, Trào lưu “Like là làm” – Báo điện tử Vietnamnet,
14/10/2016)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
trào lưu "Like là làm" được đề cập trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
Gợi ý làm bài:
* Mở đoạn: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận: Trào lưu "Like là làm".
* Thân đoạn

- Nêu rõ hiện tượng đời sống cần nghị luận: Trào lưu "Like là làm" đã và đang
gây sốt trong giới trẻ và gây sốc cho xã hội. Trào lưu bắt nguồn rầm rộ từ hành
động câu Like trên mạng xã hội của những người trẻ. Để có nhiều Like, để gây
13


sự chú ý, một số thanh niên sẵn sàng hứa hẹn rồi thực hiện những việc làm quái
dị, mạo hiểm, phản cảm…
- Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng: Sở dĩ trào lưu "Like là làm" thu hút
sự chú ý của nhiều người là vì:
+ Nhiều bạn trẻ quan niệm thước đo cho sự nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của bản
thân có nhiều người Like (biểu lộ sự thích thú) và Share (chia se bài viết) trên
mạng xã hội.
+ Sự a dua, bắt chước lẫn nhau một cách mù quáng ở nhiều người trẻ và tình
hiếu kì, vô cảm ở nhiều người đã theo dõi…khiến cho trào lưu này trở thành vấn
nạn.
- Phân tích tác hại của hiện tượng: Trào lưu "Like là làm" gây ra những hậu quả
nghiêm trọng cho cá nhân và xã hội. Nhiều bạn trẻ tự biến mình thành trò cười,
trò tiên khiển cho người khác; thậm chí trở thành nạn nhân của những vụ tai nạn
thương tâm do mình tạo ra (dẫn chứng cụ thể)… Nhiều người trở thành tội phạm
phá hoại, kích động bạo loạn, gây ảnh hưởng đến toàn xa hội…vì tham gia trào
lưu này.
- Đề xuất những giải pháp khắc phục hiện tượng:
+ Cần lên án mạnh mẽ những người trẻ không lo học tập, lao động mà vùi mình
vào lối sống ảo, a dua học đòi những hành vi vô văn hóa.
+ Cần lên án những kẻ đã Like để xúi giục, tiếp tay, đồng phạm với những hành
vi đó.
+ Cả xã hội cần chung tay xóa bỏ trào lưu này bằng những việc làm cụ thể, tạo
ra những sân chơi lành mạnh bổ ích cho người trẻ hay tuyên truyền, quản lí để
trào lưu này phát triển với ý nghĩa tích cực như: Like cho những việc làm tốt,

Like cho những hang động dũng cảm…
* Kết đoạn: Nêu bài học nhận thức và hành động cho bản thân: Sử dụng trang
mạng xã hội hợp lí. Suy nghĩ chín chắn trước khi Like hay Share những bài viết
trên mạng xã hội...
2.4.3.2. Rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận về một vấn đề xã hội rút ra từ một
văn bản văn học
* Khái niệm: Dạng đề này là từ một tác phẩm/đoạn trích văn học (ở phần Đọc –
hiểu), yêu cầu bàn một vấn đề mang ý nghĩa xã hội nào đó gợi lên từ tác phẩm
ấy.
* Cách làm bài:
- Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về văn bản, nêu vấn đề xã hội rút ra từ văn bản.
- Thân đoạn
14


+ Phân tích sơ qua ý nghĩa các hình ảnh, ngôn từ then chốt (đối với văn bản
thơ); tóm tắt cốt truyện (đối với văn bản truyện) để rút ra vấn đề cần nghị luận
+ Tiến hành nghị luận về vấn đề theo một trong hai dạng trên.
- Kết đoạn: Đánh giá ý nghĩa của văn bản, của vấn đề xã hội ấy.
* Đề minh họa:
Đọc văn bản:
Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm
trong đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó
ra khỏi đống cát.
Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cục vẫn không thể đẩy
được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu.
Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng.
Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật
khóc, người bố bước tới: “ Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của
mình?”

Cậu bé thổn thức đáp: Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!
“Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – Con đã không dùng đến tất cả
sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”.
Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.
(Theo báo Tuổi trẻ - Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ Faith to move Mountains)
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài
học rút ra từ câu chuyện ở phần Đọc – hiểu.
Gợi ý cách làm bài
* Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về văn bản, nêu vấn đề xã hội rút ra từ văn bản
– nên dựa vào sự giúp đỡ của người khác.
* Thân đoạn
- Tóm tắt cốt truyện, phân tích ý nghĩa hình ảnh… để rút ra vấn đề cần nghị
luận:
+ Cậu bé đối diện với khó khăn, dù cố gắng hết sức vẫn thất bại, khóc và tuyệt
vọng vì nghĩ rằng: sức mạnh của con người nằm trong chính bản thân mình.
+ Người cha với lời nói và hành động đã mang đến một thông điệp: Sức mạnh
của mỗi người là sức mạnh của bản thân và sự giúp đỡ từ người khác.
=> Qua câu chuyện, bài học rút ra là: Tự lực là cần thiết nhưng nếu không biết
dựa vào sự giúp đỡ từ người khác khi cần thiết thì cũng khó thành công.
- Bình luận
+ Con người nên nhận sự giúp đỡ của người khác, vì:
15


Thực tế cuộc sống đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, những khó khăn bất ngờ
vượt khỏi khả năng của mỗi cá nhân, có những vấn đề đòi hỏi phải nhiều người
mới giải quyết được.
Mỗi người luôn có khát khao đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực
nhưng không ai biết tất cả và tự mình làm được tất cả vì vậy cần sự giúp đỡ của
mọi người xung quanh.

+ Ý nghĩa của sự giúp đỡ từ người khác:
Khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác, thành công sẽ đến với mỗi
người nhanh hơn và bền vững hơn.
Người nhận sự giúp đỡ có thêm sức mạnh và niềm tin, hạn chế được
những rủi ro và thất bại.
Tạo lập mối quan hệ tốt đẹp, gắn kết giữa người với người, nhất là trong
xu thế hội nhập hiện nay.
+ Giúp đỡ không phải là làm thay, giúp đỡ phải vô tư, chân thành, tự nguyện.
Phê phán những người tự cao tự đại không cần sự giúp đỡ của người khác và
những người ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
* Kết đoạn: Nêu bài học nhận thức và hành động: Phải nhận thấy sức mạnh của
cá nhân là sức mạnh tổng hợp. Chủ động tìm sự giúp đỡ và chỉ nhận sự giúp đỡ
khi bản thân thực sự cần. Đồng thời không chỉ nhận sự giúp đỡ từ người khác
mà còn phải biết giúp đỡ người khác....
2.4.4. Sửa chữa đoạn văn
Sau khi viết xong phải sửa chữa: Đây là một kĩ năng rất quan trọng nhưng
HS thường lười thực hiện, chủ quan, viết xong rồi thì nghĩ là xong. Chính vì vậy
kĩ năng tự kiểm tra của HS thường yếu. Viết xong một đoạn văn mà không hề
kiểm soát được đúng sai ở chỗ nào. Vì vậy phải làm tốt khâu này.
Để tự kiểm tra, GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau:
- Câu chủ đề đã đúng chưa, đảm bảo ngắn gọn và rõ ý chưa?( Nếu là câu
chủ đề tự viết)?
- Các câu triển khai đã đúng tính chất làm rõ cho chủ đề chưa? Có chứng
minh phân tích được cụ thể không? Có hướng vào trúng trọng tâm chủ đề
không?
- Có những lỗi nào về diễn dạt, dùng từ, đặt câu?
- Cuối cùng, GV đưa ra các đoạn văn mẫu đã chuẩn bị để học sinh tham
khảo.
2.4.5. Hướng dẫn học sinh tự luyện tập ở nhà


16


Đây là khâu rất quan trọng để rèn luyện kĩ năng cho HS. GV nên làm theo
cách thức sau:
- Cho các câu chủ đề cụ thể.
- Yêu cầu học sinh viết thành các đoạn diễn dịch trước, sửa chữa cho hoàn
chỉnh.
- Sau đó chuyển đổi thành đoạn quy nạp.
Đối với học sinh lớp 12A2, trong quá trình làm bài các em đã có sự tiến bộ
nhất định, nhưng vẫn còn một vài em còn yếu trong kĩ năng triển khai đoạn văn
ở các đề bài khác nhau. Vì vậy, trong khi thực hành bản thân tôi hướng dẫn học
sinh viết đoạn văn triển khai theo cách diễn dịch là chủ yếu.
2.5. Kết quả đạt được
Trên đây là một số biện pháp hướng dẫn học sinh làm tốt dạng đề viết
đoạn văn nghị luận xã hội( khoảng 200 chữ), tôi đưa ra để chia sẻ với đồng
nghiệp nhằm nâng cao chất lượng khi dạy Văn 12 và ôn thi tốt nghiệp THPT
Quốc gia.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi đã tiến hành ra đề bài cho học sinh
lớp 12A2 viết bài. Kết quả bài viết cụ thể như sau:
Lớp Sĩ số Giỏi - Tỷ lệ % Khá - Tỷ lệ % TB - Tỷ lệ % Yếu- Tỷ lệ
%
12A2 33
4 - 12,1
17 – 51,5
12 – 36,4
0–0
Bảng 2: Kết quả khảo sát sau khi áp dụng các biện pháp.
Từ kết quả trên tôi thấy có sự thay đổi đáng khích lệ, học sinh tiến bộ
hơn, số lượng bài làm đạt bài giỏi và khá tăng lên, ở lớp 12A2 tỉ lệ giỏi tăng từ

0% đến 12,1,%, khá tăng từ 15,2% lên 51,5%, bài trung bình giảm từ 48,5%
xuống 36,4%, tỉ lệ học sinh yếu không còn. Như vậy:
Về kiến thức: Học sinh đã hiểu và nắm được cách làm một đoạn văn nghị
luận xã hội, biết nhận diện, chỉ ra được thực trạng, nguyên nhân, giải pháp cụ
thể cho hiện tượng; đưa ra quan điểm thái độ về một vấn đề xã hội. Biết cách
tìm hiểu đề, triển khai ý, viết đoạn văn nghị luận. Đa số bài viết đã đáp ứng
được yêu cầu của đề, các em đạt nhiều điểm khá, không bài nào bị điểm liệt
trong trong kì thi thử do trường THPT Quan Sơn 2 và Sở GD & ĐT Thanh Hóa
tổ chức. Điều đó hứa hẹn kết quả khả quan trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc
gia 2017 diễn ra sắp tới.
Về kĩ năng: Trong quá trình làm bài rèn luyện được kĩ năng diễn đạt, khả
năng lập luận, rèn kĩ năng dựng đoạn, viết đoạn.

17


Về thái độ: Sau thời gian thực hiện sáng kiến, tôi nhận thấy các em tích
cực học môn Ngữ văn hơn. Các em tỏ ra tích cực, chủ động và hứng thú khi giáo
viên giao đề. Đặc biệt nhiều em còn có ý thức chủ động tìm tòi nghiên cứu tham
khảo trên nhiều kênh thông tin khác nhau, dám tỏ bày chính kiến trước hiện
tượng trong đời sống. Từ đó, kết quả học tập môn Ngữ văn của các em được cải
thiện rõ rệt.
2.6. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến
Sau thời gian thực hiện đổi mới phương pháp, cách thức hướng dẫn cho
học sinh 12A2 làm dạng đề nghị luận xã hội ( khoảng 200 chữ), tôi đạt được
những kết quả cụ thể như sau:
Về mặt lí luận: Thực hiện việc học tập, nghiên cứu, ứng dụng để giảng
dạy, rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận, kĩ năng sống cho các em. Đây là một
dạng đề mới trong kì thi THPT Quốc gia năm 2017, tôi muốn truyền tải tới học
sinh những kiến thức và kĩ năng cần thiết để các em không còn lúng túng khi

làm bài. Hơn nữa, giúp bản thân và đồng nghiệp vận dụng các phương pháp
soạn giảng phù hợp, phát huy được tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh
và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia một cách hiệu quả nhất.
Về mặt thực tiễn dạy và học của giáo viên và học sinh:
Đối với giáo viên: Nhờ việc luôn tìm tòi nghiên cứu, học hỏi, tích lũy
kiến thức, trình độ của giáo viên ngày càng nâng cao.
Đối với học sinh: Qua giảng dạy, ôn luyện cho học sinh lớp 12A2 và
bồi dưỡng khối 12, kết quả đạt được cho thấy các em đã hiểu, biết cách làm
đoạn văn nghị luận xã hội. Từ việc nắm vững kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã
hội mà bài làm văn nghị luận của các em cũng tốt hơn. Có nhiều bài viết mạch
lạc, xúc tích, đạt điểm cao trong các kì thi.

18


III. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn
văn nghị luận xã hội ( khoảng 200 chữ ) cho học sinh lớp 12A2 Trường
THPT Quan Sơn 2 trong kì thi THPT Quốc gia” được rút từ thực tế giảng dạy,
qua quá trình hướng dẫn học sinh kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Những giải
pháp thực hiện đã giúp học sinh nhất là đối tượng học sinh từ trung bình trở
xuống có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Trên thực tế, đoạn văn là một phần
của văn bản. Khi các em có kĩ năng viết đoạn thành thạo thì cũng nâng cao kĩ
năng viết bài tập làm văn. Luyện tập tốt kĩ năng dựng đoạn trong phạm vi đề tài
này, học sinh dễ dàng vận dụng hiệu quả kĩ năng khi viết các đoạn mở bài, thân
bài hay kết bài của bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích, đoạn thơ, bài
thơ.
Trong giới hạn của đề tài là rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã
hội, nhưng các kĩ năng dựng đoạn đã thực hiện trong đề tài cũng đã góp phần

nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận, nhất là nghị luận văn học cho học sinh,
từng bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở bộ môn Ngữ văn trong
nhà trường cũng như khả năng tạo lập văn bản khi bước vào cuộc sống. Tạo cho
các em luôn có khả năng lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục khi trình bày
một vấn đề, một ý tưởng. Hơn nữa, là đoạn văn nghị luận xã hội nên các em có
thể bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề trong xã hội, trong đời sống hàng ngày,
trong những tư tưởng, đạo lí của dân tộc. Từ đó hình thành ý thức, nhân cách
cho học sinh và rèn luyện kĩ năng, sự thích ứng cho các em trước những vấn đề
trong đời sống xã hội.
Qua việc thực hiện đề tài này, tôi rút ra một số bài học sau:
Giáo viên cần cho học sinh nắm vững kiến thức về đoạn văn: Khái niệm,
cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
Giáo viên phải có điều tra khảo sát thực tế, và tuỳ theo đối tượng học sinh
khá, giỏi hay trung bình, yếu mà vận dụng lựa chọn các dạng bài tập phù hợp.
Qua đó mà củng cố hoặc nâng cao kiến thức về đoạn văn, rèn luyện kĩ năng
dựng đoạn văn cho học sinh.
3.2. Kiến nghị
Thứ nhất, cần tích cực trao đổi giữa các giáo viên trong nhóm chuyên
môn để có những kĩ năng cần thiết để hướng dẫn học sinh làm tốt kiểu đề này.

19


Thứ hai, Giáo viên cần tích lũy vốn tri thức về tác phẩm, về lịch sử, các
vấn đề thời sự, xã hội có liên quan để giúp các em nhận diện được vấn đề nghị
luận cũng như cách xây dựng luận điểm cho đoạn văn.
Thứ ba, giáo viên cần đa dạng hóa các bài tập để học sinh thực hành, từ
đó rút ra được kĩ năng cần thiết trong quá trình làm bài. Quá trình luyện đề cũng
giúp cho các em trau dồi thêm từ ngữ và cách hành văn của mình. Từ đó, bài
làm của các em hấp dẫn, thuyết phục hơn.

Thứ tư, trong việc đánh giá giáo viên cần nhận xét đúng năng lực thực
hành của học sinh. Giáo viên cần dày công luyện tập cho các em, kiên trì trong
quá trình đánh giá kết quả, không nên nóng vội, cần có tinh thần trách nhiệm
cao.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi được rút ra trong quá trình giảng
dạy môn Ngữ văn cấp THPT, đặc biệt là Ngữ văn 12 và đã được ứng dụng vào
giảng dạy, ôn tập Ngữ văn 12 tại trường THPT Quan Sơn 2. Tuy nhiên, đây chỉ là
kinh nghiệm mang tính chủ quan của bản thân và mới áp dụng trong phạm vi hẹp.
Rất mong sự đóng góp ý kiến, trao đổi, bổ sung của bạn bè đồng nghiệp và sự phổ
biến nhân rộng của đề tài để kết quả giáo dục nói chung, dạy và học văn nói riêng
của học sinh ngày càng được nâng cao.
XÁC NHẬN CỦA BGH

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép của người khác.
Người viết

Trương Thị Trinh

20



×