Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.22 KB, 15 trang )

Mục lục

1.Mở đầu
……………... ……. ……….. ……… Trang 2- 3
2.Nội dung sáng kiến …………………………… …Trang 3- 13
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN ………………… …..Trang 3
2.2. Thực trạng vấn đề …………………… . . …Trang 4
2.3 Giải pháp cụ thể
………………………Trang 5- 12
2.4 Nội dung thực nghiệm và hiệu quả……………Trang 12 -14
3. Kết luận, kiến nghị
…………………… Trang 15

1


RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
CHO HỌC SINH LỚP 12
A. MỞ ĐẦU:
I.Lý do chọn đề tài:
Những năm gần đây Bộ GD&ĐT ngày càng chú trọng nhiều hơn đến
việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học nhằm cung cấp tri thức toàn
diện cho người học , đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn
trong trường PT. Trên cơ sở đó rèn luyện năng lực cảm thụ văn học, bồi
dưỡng tình cảm tâm hồn nhân cách chuẩn bị ch các em hành trang tri thức
vào đời. Trong xu thế đổi mới việc dạy và học Ngữ văn nói chung cụ thể là
đổi mới chương trình và SGK sau một thời gian thí điểm từ năm học
200602007 Bộ GD&ĐT đã đưa vào sử dung bộ sách giáo khoa mới theo
chương trình phân ban đại trà áp dụng cho các trường THPT toàn quốc. Các
bộ SGK mới ( Chuẩn – Nâng cao )có nhiều thay đổi : bỏ đi một soos tác
phẩm không phù hợp, một số văn bản mới được đưa vào để phù hợp với tình


hình phát triển chung của xã hội. Đồng thời kiểu bài nghị luận xã hội được
đưa vào chương trình Ngữ văn. Khi làm bài nghị luận văn học các em đã
được trang bị kiến thức từ những tiết đọc hiểu văn bản. Còn văn nghị luận
xã hội học sinh gặp không ít khó khăn cả về nội dung và phương pháp.Từ
năm 2009 đề thi khọc kỳ và Tốt nghiệp THPT , tuyển sinh Đại học Cao
đẳngcó câu nghị luận xã hội – chiếm 3 điểm trong tổng số điểm toàn bài.
Nhưng thực tế nhiều học sinh làm câu nghị luận xã hội không tốt, hoặc có
làm được thì chất lượng không cao, ảnh hưởng đến điểm toàn bài thi ,cảnh
hưởng đến chất lượng chung.
Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục & Đào tạo về đổi mới kiểm tra đánh giá
học sinh THPT , kỳ thi THPTQG năm 2017 đè thi Ngữ văn yêu cầu học
sinh viết đoạn nghị luận xã hội ( khoảng 200 chữ) thay cho một bài nghị
luận xã hội . Trước đây học sinh đang quen làm bài văn nghị luận xã hội,
nay với yêu cầu đổi mới viết một đoạn văn, học sinh sẽ có những lung túng,
bỡ ngỡ. Với học sinh việc viết một bài văn nghị luận xã hội đã khó, nay
phải viết đoạn nghị luận xã hội quả là một thử thách.
Là một giáo viên Ngữ văn đang trực tiếp giảng dạy khối 12, chúng ta
phải làm gì để giúp học sinh có được kỹ năng cần thiết viết đoạn văn nghị
luận xã hội tốt nhất. Nỗi băn khoăn của tôi cũng là cũng là của tất cả giáo
viên Ngữ văn THPT, mong muốn học sinh tiếp cận vấn đề, giải quyết vấn đề
đặt ra và viết tốt đoạn nghị luận xã hội để làm bài thi THPTQG đạt hiệu quả
.Từ đó bồi dưỡng cho các em lòng yêu thích môn học giúp các em hiểu đời,
2


hiểu người, đời sống tình cảm tâm hồn thêm phong phú, hình thành kỹ năng
sống cần thiết cho học sinh. Đồng thời những vấn đề đặt ra từ đề làm văn
nghị luận xã hội góp phần thực hiện mục đích giáo dục hoàn thiện nhân
cách cho học sinh giúp các em có thêm tri thức để bước vào cuộc sống.
Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội

cho học sinh lớp 12 ”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Người viết SKKN nghiên cứu đề tài với mục đích giúp học sinh
vận dụng hiểu biết kiến thức xã hội để làm văn nghị luận xã hội, có kỹ
năng viết đọan văn nghị luận xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu việc đổi mới
kiểm tra đánh giá của Bộ GD&ĐT.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Phân môn làm văn trong nhà trường THPT, cụ thể là văn nghị luận
xã hội
- Cấu trúc một đoạn văn .
- Cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý hoặc một
hiện tượng đời sống.
- Học sinh THPT nhất là học sinh khối 12 chuẩn bị tham gia kỳ thi
THPTQG năm 2017
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Với đề tài này người viết SKKN sử dụng phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu xây dụng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp khảo sát thực tế.
B.NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
I. Cơ sở lí luận:
1. Vai trò, vị trí của văn nghị luận xã hội :
a. Trong đời sống: Nghị luận xã hội được ứng dụng rộng rãi trong đời
sống, các bài bình luận về xã hội về một hiện tượng vấn đề thuộc lĩnh vực
chính trị xã hội, văn hóa, kinh tế.. Dù tồn tai ở dạng nói hay dạng viết thì nó
luôn có vai trò và vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Nó giúp con người
nhìn nhận một cách đầy đủ cập nhật khách quan các vấn đề lien quan trực
tiếp đến đời sống hang ngày. Từ đó xác định hướng tốt cho sự phát triển tích
cực của con người theo quy luật vần xã hội. Nghị luận xã hội thực sự cần
thiết trong đời sống đặc biệt là học sinh THPT. Vì qua đó giáo viên có thể
kiểm tra đánh giá chính xác năng lực của học sinh , tránh được tình trạng lệ

thuộc vào sách vở của học sinh.
b. Trong nhà trường THPT: Trong chương trình Ngữ văn THPT phần văn
nghị luận xã hội được đặc biệt quan tâm. Ngay từ lớp 11học sinh được thực
hành khá kỹ . Ở khối 12 học sinh còn được học hai bài lý thuyết : Nghị luận
về một tư tưởng đạo lý và một hiện tượng đời sống. Ngoài ra học sinh còn
3


được thực hành viết khá nhiều. . Như vậy ta thấy rằng nghị luận văn học có
vị trí rất quan trọng trong nhà trường THPT . Ở đó học sinh không chỉ được
tiếp cận các dạng nghị luận xã hội mà còn được thực hành tạo lập văn bản,
giúp các em hoàn thiện kiến thức và kỹ năng làm văn.
2. Những thay đổi của văn nghị luận xã hội trong đề thi hiện nay.
Trước đây trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi đại học , câu nghị
luận chiếm 30% tổng số điểm và yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận xã
hội. Với những đổi mới của đề thi THPTQG năm 2017 do Bộ GD&ĐT ban
hành thì cấu trúc đề thi Ngữ văn có sự thay đổi : Thời gian làm bài thi từ
180 phút, nay xuống còn 120 phút. Câu nghị luận xã hội 3 điểm viết bài văn
nay viết một đoạn văn khoảng 200 chữ . Câu đọc hiểu và nghị luận xã hội
có sự tích hợp theo hướng vận dụng cao. Điều này gây không ít khó khăn
cho học sinh. Nhiều em đã quen với việc viết bài văn nên sẽ lúng túng khi
đề bài yêu cầu viết đoạn văn .
Viết sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi muốn rèn cho học sinh kỹ
năng viết đoạn văn nghị luận xã hội để bài thi THPTQG của các em đạt hiệu
quả.
II. Thực trạng vấn đề trước khi viết sáng kiến:
1. Thuận lợi:
- Từ khi đổi mới chương trình thay sách SGK( 2006-2007), SGK từ THCS
đến THPT được chuyển tiếp liền mạch thống nhất trong hệ thống kiến thức
môn học. Được sự chỉ đạo thống nhất của Bộ GD&ĐT, Sở GD thường

xuyên tổ chức các lớp tập huấn hàng năm cho giáo viên với mục đích giúp
giáo viên nắm vững tinh thần đổi mới của chương trình sách giáo khoa và
dạy học tốt hơn.
- Bắt đầu từ khi đổi mới chương trình thay SGK, ( 2006 - 2007), các bộ
SGK, SGV được in ấn kịp thời, ,các phương tiện truyền thông : báo, đài,
internet…rộng khắp đã giúp học sinh chủ động, hứng thú hơn trong việc học
tập Ngữ văn.
- Hiện nay với sự phát triển của đời sống xã hội thì nghị luận xã hội đóng
vai trò quan trọng. Cái hay của dạng văn này là học sinh không phải học
thuộc làu làu, không phụ thuộc tài liệu mà được tự do trình bày suy nghĩ,
quan điểm của bản thân về một vấn đề cụ thể. Vì vậy học sinh cũng có hứng
thú làm bài nghị luận xã hội.
2. Khó khăn:
- Bài nghị luận xã hội đóng vai trò vị trí quan trọng, học sinh cũng được
rèn luyện nhiều nhưng kết quả bài làm của học sinh chưa thực sự tốt. Điều
này có nhiều nguyên nhân:
+ Do tuổi đời học sinh còn ít nên nhận thức và sự đánh giá nhìn nhận vấn
đề của các em còn hạn chế, chưa tòan diện chưa có chiều sâu.
4


+ Việc tìm hiểu văn nghị luận xã hội trong nhà trường còn hạn chế. ở khối
10 phần làm văn chỉ ôn lại văn tự sự ,thuyết minh. Ở khối 11 phần nghị luận
xã hội mang tính tích hợp với một số văn bản đọc hiểu. Chương trình khối
12 nghị luận xã hội được tái hiện qua hai bài lí thuyêt: nghị luận về tư
tưởng đạo lý và hiện tượng đời sống. Các bài văn nghị luận xã hôi học sinh
được viết ít . Trong giảng day, giáo viên chỉ chủ yếu rèn cho học sinh kỹ
năng làm văn nghị luận văn học vì liên quan trực tiếp đến các tác phẩm
trong chương trình. Vì thế học sinh còn mơ hồ về phương pháp làm bài nghị
luận xã hội.

- Trước năm 2016, học sinh chủ yếu viết bài văn nghị luận xã hội, trong các
kỳ thi học sinh đã quen thuộc với cách làm phần nghị luận xã hội viết thành
một bài văn vói bố cục ba phần. Năm 2017 , với yêu cầu đổi mới trong cấu
trúc đề thi của Bộ GD&ĐT , học sinh viết một đoạn văn nghị luận xã hội,
điều này khiến các em lúng túng, bỡ ngỡ . Viết một bài nghị luận tốt với các
em đã khó, nay phải viết đoạn văn nghị luận xã hội thì lại càng khó hơn.
Đây là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
III. Các giải pháp cụ thể
1. Văn nghị luận xã hội.
- Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực :
chính trị, đạo đức, xã hội….làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái
đúng , sai, tốt, xấu, của vấn đề nêu ra. Từ đó đưa ra những cách hiểu thấu
đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống.
- Nghị luận xã hội gồm có 2 dạng cơ bản.
+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
+ Nghị luận về một hiên tượng đời sống.
a. Nghị luận về tư tưởng đạo lý.
*Khái niệm: Nghị luận về tư tưởng đạo lý là dạng nghị luận kết hợp các
thao tác lập luận để làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lý trong đời
sống. Cụ thể ;
+ Nghị luận về quan điểm đạo đức,lối sống. lý tưởng sống
+ Nghị luận về một quan niệm quan điểm, về các vấn đề văn hóa
giáo dục, dân tộc…
+ Nghị luận về phương pháp tư tưởng, …
+ Nghị luận về mối quan hệ giữa con người – con người, gia đình và
ngoài xã hội…
*Kỹ năng làm bài:
+ Tìm hiểu đề;
- Đọc kỹ đê bài, chú ý những từ quan trọng, những khái niệm, nghĩa đen ,
nghĩa bóng, chia vế ngăn đoạn, mối tương quan giauwx các vế...


5


- Về nội dung: vấn đề nghị luận là gì, có bao nhiêu ý, các ý cần triển
khai…
- Thao tác lập luận : Sử dụng các thao tác lập luận nào; giải thích, phân
tích, bình luận, chứng minh….
- Phạm vi tư liệu dẫn chứng : Dẫn chứng từ thực tế - Từ tác phẩm văn
học.
+ Lập dàn ý:
- Giải thích ý kiến : chú ý các khái niệm, ,các vế, rút ra ý khái quát
của vấn đề. Cần giới thiệu một cách ngắn gọn, rõ ràng, tránh trình
bày chung chung.
- Phân tích bàn bạc vấn đề trên các phương diện đúng - sai, tốt – xấu,
tích cực- tiêu cực, đóng góp – hạn chế….( Cần kết hợp dẫn chứng để
chứng minh)
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong lí luận và đời sống thực tiễn.
- Liên hệ bản thân rút ra bài học nhận thức và hành động.
b. Nghị luận về hiện tượng đời sống.
* Khái niệm:
Nghị luận về hiện tượng đời sống là bài nghị luận có sử dụng các thao
tác lập luận để làm người đọc hiểu rõ , đúng, hiểu sâu về những hiện
tượng đời sống có ý nghĩa xã hội. Có các dạng như sau;
+ Nghị luận về hiện tượng lien quan đến môi trường sống tự nhiên của
con người,
+ Nghị luận về một hiện tượng lien quan đến môi trường sống xã hội.
+ Nghị luận về một sự việc hiện tương tích cực đáng biểu dương hoặc
tiêu cực đáng phê phán…
* Kỹ năng làm bài:

+ Tìm hiểu đề;
- Đọc kỹ đê bài, chú ý những từ quan trọng, những khái niệm, nghĩa đen ,
nghĩa bóng, chia vế ngăn đoạn, mối tương quan giữa các vế...
- Về nội dung: vấn đề nghị luận là gì, có bao nhiêu ý, các ý cần triển
khai…
- Thao tác lập luận : Sử dụng các thao tác lập luận nào; giải thích, phân
tích, bình luận, chứng minh….
- Phạm vi tư liệu dẫn chứng : Dẫn chứng từ thực tế - Từ tác phẩm văn
học.
+ Lập dàn ý:
- Giải thích phân tích chứng minh biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả
của sự việc hiện tượng .

6


- Bình luận về hiện tượng: nhận xét, nêu thái độ về hiện tương. Đánh
giá hiện tượng tốt, xấu, lợi, hại như thế nào? Phương hướng, hành
động….
- Rút ra bài học tư tưởng đạo lý….
2. Khái lược về đoạn văn.
- Đoạn văn là một phần của văn bản, nó diễn đạt một ý hoàn chỉnh.
Các câu trong đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau góp phần thể hiện
nội dung.
- Đoạn văn được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc
bằng dấu chấm xuống dòng.
- Các loại đoạn văn: đoạn văn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn móc xích,
đoạn song hành, đoạn tổng phân hợp.
3. Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội:
Theo tinh thần của đổi mói đề thi ngữ văn trong kỳ thi THPTQG , đề

thi Ngữ văn được ra theo hướng tích hợp. Phần nghị luận xã hội được lấy từ
bài đọc hiểu và yêu cầu học sinh viết đoạn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ.
Để làm tốt câu nghị luận xã hội, học sinh cần chú ý các bước sau:
*Bước 1: Đọc kỹ đề và tìm hiểu
Theo như đề thi mẫu: Phần nghị luận xã hội chủ yếu được lấy từ bài đọc
hiểu( hoặc có thể không) và yêu cầu học sinh viết một đoạn văn nghị luận
xã hội khoảng 200 chữ.
Nếu đề nghị luận xã hội nằm trong phần đọc hiểu thì trước hết các em
phải tiến hành tìm hiểu các nội dung sau:
- Đọc kỹ bài đọc hiểu , nắm được nội dung cốt lõi của đoạn văn bản
- Xác định xem phần đọc hiểu bàn về vấn đề gì? – nhất là phải xác
định được vấn đề đó thuộc tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.
- Xác định được các thao tác lập luận
- Xác định hệ thống dẫn chứng tiêu biểu.
- Xác định đoạn văn sẽ viết theo kiểu nào? Diễn dich, quy nạp, hay
tổng- phân- hợp…..Giaó viên nên định hướng cho học sinh viết đoạn
văn theo Tổng – Phân – Hợp
Đọc đoạn đọc hiểu sau:
“ Leo lên đỉnh núi không phải là để cắm cờ mà là để vượt qua thách
thức tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung
quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhình ngắm thế giới chứ
không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm
giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào
danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người
từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo, và táo bạo không
phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là đề đem lại lợi ích cho
7


6,8 tỉ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật

thú vị và vĩ đại mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là
lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản
thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các
em nhận ra các em chẳn có gì đặc biệt cả. Bởi tất cả mọi người đêu như
thế” .
( Trích bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung
học Wellesley của thầy Hiệu trưởng Dvid McCullough)
Câu nghị luận xã hội được cho là : hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu
trong đoạn trích ở phần đọc hiểu : . “Leo lên đỉnh cao là để các em có
thể nhình ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em”.
Như vậy phần nghị luận xã hội là một ý trong phần đọc hiểu . Vậy
phải đọc kỹ phần đọc hiểu để hiểu được câu trên nằm trong một chỉnh thể
mà ở đó tác giả đã dạy chúng ta về cách cảm nhận thế giới và thái độ ứng
xử văn hóa trước thế giới trước cuộc đời.
*Bước 2: Xây dựng phần mở đoạn
- Phần mở đoạn viết khoảng 1-3 câu, thể hiện cái nhìn tổng quát, khái
quát được nội dung vấn đề cần nghị luận mà đề bài yêu cầu.
- Nên viết theo hướng: nêu khái quát nội dung- dẫn câu nói vào ( hoặc
trích cụm từ khóa)
Ví dụ theo đề trên ta viết như sau:
“ Thành công luôn là khát khao của mỗi người trên hành trình chinh
phục những ước mơ và khát vọng- nhưng khi lên đến đỉnh của thành
công , điều quan trọng nhất vẫn là để “ngắm nhìn thế giới” chứ không
phải để cho ai đó nhận ra mình.”
*Bước 3: Xây dựng phần thân đoạn
Đối với đề nghị luận về tư tưởng đạo lý:
- Phải giải thích được cụm từ khóa, giải thích được cả câu( cần ngắn
gọn, đơn giản)
- Bàn luận;

+ Đặt ra các câu hỏi : Vì sao lại khẳng định như vậy?, Có ý nghĩa như
thế nào?,
+ Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến.
+ Dẫn chứng xác thực, phù hợp.
+ Đưa ra phản đề, phê phán mặt trái của ý kiến.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động, liên hệ bản thân.
Đối với đề nghị luận về hiện tượng đời sống:
- Giải thích, phân tích, chứng minh biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả
của sự việc hiện tượng .( Trình bày ngắn gọn, cô đọng)
8


- Bình luận, đánh giá về hiện tượng: nêu thái độ đối với hiện tượng.
Đánh giá hiện tượng tốt, xấu, lợi, hại như thế nào? Phương hướng,
hành động….
- Rút ra bài học tư tưởng đạo
*Bước 4: Xây dựng phần kết đoạn
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
- Có thể trình bày bài học nhận thức hành động, liên hệ bản thân ở
phần kết đoạn.
*Bước 5: Viết đoạn văn
- Khi viết đoạn văn nghị luận phải đáp ứng được cả yêu cầu về hình thức
và nội dung:
+ Về hình thức : Đoạn văn phải được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi
dòng cho đến dấu chấm kết thúc. Dung lượng đoạn văn khoảng 200 –
không thừa quá nhiều so với yêu cầu đề bài.
+Về nội dung : Đoạn văn phải đáp ứng được các nội dung đã trình bày ở
các bước như trên đã hướng dẫn.
Như vậy việc rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học
sinh được tiến hành qua 5 bước. Trong quá trình hướng dẫn học sinh viết

đoạn văn, giáo viên đi từng bước và hướng dẫn học sinh cụ thể để rèn cho
các em kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội theo yêu cầu đề thi THPTQG
của Bộ GD&ĐT. Để các em làm tốt đoạn văn này, giáo viên nên định hướng
cho học sinh viết đoạn văn Tổng- Phân –Hợp
4. Nội dung thực nghiệm và kết quả.
Một số đề bài cụ thể - Hướng dẫn cách viết đoạn văn:
Đề số 1:
Đọc đoạn trích sau:
“ 2.10.1971
Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng
trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến
với mình tự nhiên quá, bình thản quá và cũng đột ngột quá.
Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời
lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy
Đạo…Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế! Hay chẳng
bao giờ nữa.! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì
đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sach, gầy xác đi vì mộng mị
hão huyền.
28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều
ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại
9


lòng mình. Mình đã bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ
từ 9.3.1971, tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng
nước.
….Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn :
kia là ngôi sao Hôm yêu dấu…nhưng khác hơn một chút. Bây giờ ta đọc
trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của
máu…

Ta như thấy trong màu kỳ diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.
(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)
Câu nghị luận xã hội là : Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với
việc bảo vệ Tổ Quốc.
Để học sinh làm tốt câu nghị luận xã hội, giáo viên hướng dẫn thực hiện các
bước sau :
*Bước 1 : Đọc kỹ đề và tìm hiểu
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ phần Đọc hiểu – Xác định được vấn đề cần
nghị luận : « trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ
Quốc. »
- Xác định các thao tác lập luận được vận dụng : giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận.
- Xác định đoạn văn viết theo hướng Tổng – Phân - Hợp
*Bước 2 : Xây dựng phần mở đoạn :
- Nêu khái quát nội dung- dẫn câu nói vào, nêu tinh thần chung của
đoạn trích hoặc trích cụm từ khóa
Với đề bài trên có thể viết mở đoạn : « Bảo vệ Tổ Quốc là trách nhiệm
của tất cả mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Mỗi người phải
nêu cao trách nhiệm, có ý thức bảo vệ Tổ Quốc dù trong bất cứ hoàn
cảnh nào »
*Bước 3 : Xây dựng thân đoạn
- Giải thích :
+Tuổi trẻ là những người độ tuổi thanh thiếu niên.
+ Tuổi trẻ cần xác định ý thức trách nhiệm bảo vệ tổ Quốc.
- Bàn luận :
+ Thế hệ trẻ cần xác định tư tưởng tình cảm, lý tưởng sống….
+ Yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ quốc gia, bảo vệ tinh hoa văn hóa, truyền thống
của dân tộc…

+ Tích cực lao động ,học tập để khẳng định bản thân phục vụ đất
nước, sẵn sàng lên đường khi Tổ Quốc cần.
10


+ Quan tâm đến tình hình chng của đất nước, tỉnh táo chống lại luận
điệu xuyên tạc, âm mưu và hành động thù địch chống phá Đảng và
Nhà nước.
+ Phê phán những hành vi ích kỷ , cá nhân, thiếu trách nhiệm với Tổ
Quốc.
*Bước 4 : Xây dựng kết đoạn :
- Liên hệ bản thân, bài học nhận thức hành động :Tuổi trẻ xây dựng lý
tưởng sống…, ý thức sâu sắc trách nhiệm với Tổ Quốc.
*Bước 5: Viết đoạn văn
- Khi viết đoạn văn nghị luận phải đáp ứng được cả yêu cầu về hình thức
và nội dung:
+ Về hình thức : Đoạn văn phải được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi
dòng cho đến dấu chấm kết thúc. Dung lượng đoạn văn khoảng 200 chữ
- không thừa quá nhiều so với yêu cầu đề bài.
+Về nội dung : Đoạn văn phải đáp ứng được các nội dung đã trình bày ở
các bước như trên theo hướng dẫn.
Đề số 2 :
Đọc đoạn văn bản về nữ sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị đánh hội đồng :
« Một nữ sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị các bạn trong lớp dồn vào góc tường
và đánh túi bụi, nhiều học sinh khác trong đó có cả học sinh nam đã lấy
ghế nhựa đập vào đầu cô bé. Thế nhưng không một ai can ngăn dù nạn
nhân khóc thét van xin… »
( Theo Quỳnh Trân- Tri thức trẻ, ngày 10-3-2015)
Câu nghị luận xã hội : « Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200
chữ) thể hiện quan điêmt « noí không với bạo lực học đường »

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài theo các bước sau :
*Bước 1 : Đọc kỹ đề và tìm hiểu
- Đọc kỹ đoạn văn bản ở phần Đọc hiểu – xác định vấn đề nghị luận
là : « Nói không với bạo lực học đường »- Nghị luận về hiện tượng đời
sống.
- Xác định thao tác lập luận : giải thích, phân tích, bình luận…
- Tìm hệ thống dẫn chứng :
- Xác định đoạn văn viết theo Tổng – Phân – Hợp
* Bước 2 : Xây dựng phần mở đoạn :
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận : « nói không với bạo lực học
đường »
Theo đề ra , có thể viết như sau :
« Tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối được cả xã hội
quan tâm. Vụ nữ sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị đánh khiến dư luận xã hội bức
xúc. Mọi người hãy lên tiếng nói không với bạo lực học đường »
11


*Bước 3 : Xây dựng phần thân đoạn
- Làm rõ thực trạng :
+ Tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng và phức tạp, xảy ra ở
tất cả các cấp học, nhiều mức độ….khiến dư luận xã hội quan tâm.
+ Nói không với bạo lực học đường : là muốn nói đến thái độ của mỗi
người đối với tình trạng bạo lực. hãy quan tâm, ngăn chặn và đấu tranh
cho môi trường học đường thực sự trở thành ngôi nhà chung ấm áp, thân
thiện, an toàn cho tất cả các thành viên.
- Bàn luận :
+ Bày tỏ thaí độ đồng tình với vấn đề được nêu « Nói không với bạo
lực học đường »( Thực tế rất nhiều vụ bạo lực học đường : Vụ đánh hội
đồng ở cần Thơ. Cô giáo Thường Tín cho 43 học sinh tát một học

sinh…)
+ Tình trạng này để lại hậu quả đáng lo ngại cả về sức khỏe và tinh
thần của con người
+ Biện pháp : Bản thân mỗi người phải có ý thức, cần nghiêm khắc xử
lý với những hình phạt đích đáng, tuyên truyền động viên mọi người…
- Bài học bản thân : Ngăn chặn, tố giác những hành vi bạo lực…
*Bước 4: Xây dựng phần kết đoạn :
- Bài học bản thân : Ngăn chặn, tố giác những hành vi bạo lực…
*Bước 5: Viết đoạn văn
- Khi viết đoạn văn nghị luận phải đáp ứng được cả yêu cầu về hình thức
và nội dung:
+ Về hình thức : Đoạn văn phải được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi
dòng cho đến dấu chấm kết thúc. Dung lượng đoạn văn khoản 200 chữ không thừa quá nhiều so với yêu cầu đề bài.
+Về nội dung : Đoạn văn phải đáp ứng được các nội dung đã trình bày ở
các bước như trên đã hướng dẫn.
Đề số 3 :
Đọc mẩu chuyện sau :
« Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con
kiến gấp nhiều lần. Đang bò ,kiến gặp phải một vết nứt trên nền xi măng.
Nó dừng lại trong giây lát , đặt chiếc lá ngang vết nứt, rồi vượt qua bằng
cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc
lá và tiếp tục cuộc hành trình. »
Câu nghị luận xã hội : Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu qua các bước :
*Bước 1 : Đọc kỹ đề và tìm hiểu

12



- Đọc kỹ câu chuyện ở phần Đọc hiểu, nắm được nội dung câu chuyện –
Xác định vấn đề cần nghị luận : Cuộc sống nhiều khó khăn thử thách đòi
hỏi mỗi người phải có ý chí, nghị lực, sự dũng cảm, niềm tin để vượt qua.
- Xác định thao tác lập luận : giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Tìm các dẫn chứng tiêu biểu.
- Xác định loại đoạn văn :Tổng- Phân – Hợp
* Bước 2 : Xây dựng phần mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận trong câu chuyện : Cuộc sống nhiều khó
khăn thử thách đòi hỏi mỗi người phải có ý chí, nghị lực, sự dũng cảm,
niềm tin để vượt qua. Câu chuyện đã nêu lên bài học sâu sắc về cách
sống, cách ứng phó của con người trước khó khăn thử thách.
*Bước 3 : Xây dựng phần thân đoạn
- Ý nghĩa câu chuyện :
+ Chiếc lá và vết nứt : biểu tượng cho khó khăn , vất vả, biến cố có thể
xảy ra với con người.
+Hành động của con kiến : Dừng lại suy nghĩ trong giây lát, đặt ngang
chiếc lá…biểu tượng cho con người biết chấp nhận khó khăn thử thách,
dũng cảm, có niềm tin và sự sáng tạo vượt qua khó khăn thử thách. Con
người phải có ý chí nghị lực…
- Bàn luận :
+ Cuộc sống vốn không ít khó khăn thử thách xảy đến với con người ở
bất cứ lúc nào. Trong hoàn cảnh ấy con người phải có bản lĩnh, linh hoạt
để ứng phó….
+ Khó khăn thử thách chính là điều kiện để tôi luyện ý chí , bản lĩnh của
mỗi người giúp họ trưởng thành hơn.
Dẫn chứng cụ thể : Nguyễn Ngọc Ký, những thương binh tàn mà không
phế….
+ Phê phán nhũng người thiếu ý chí nghi lực dễ dàng đầu hàng hoàn
cảnh, số phận…
*Bước 4 : Xây dựng phần kết đoạn

- Bài học nhận thức và hành động : Cần rèn luyện bản lĩnh, ý chí vượt
khó khăn thử thách… Câu chuyện là bài học có ý nghĩa sâu sắc đối với
mỗi người trong cuộc sống.
*Bước 5: Viết đoạn văn
- Khi viết đoạn văn nghị luận phải đáp ứng được cả yêu cầu về hình thức
và nội dung:
+ Về hình thức : Đoạn văn phải được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi
dòng cho đến dấu chấm kết thúc. Viết khoảng 200 chữ - không thừa quá
nhiều so với yêu cầu.

13


+Về nội dung : Đoạn văn phải đáp ứng được các nội dung đã trình bày ở
các bước như trên đã hướng dẫn.
Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội theo 4 bước như
trên, tôi áp dụng vào một đề bài cụ thể ( Đề bài số 1), kết quả khảo sát
như sau :
*Trước khi áp dụng SKKN:
STT Lớp/Sĩ số
1
12A/42
2
12H/42

Giỏi
9 – 21,4%
5- 11,9%

Khá

22- 50,2%
19- 45,3%

TB
11- 26,1%
15 – 35,7%

Yếu
1- 2,3%
3- 7,1%

*Sau khi áp dụng SKKN:
STT Lớp/Sĩ số

Giỏi

Khá

TB

Yếu

1
2

13- 30,9%
8- 19,1%

25- 59,6%
24 -57,1%


4- 9,5%
10 – 23,8%

0
0

12A/42
12H/42

Như vậy, từ bảng so sánh kết quả bài làm của học sinh hai lớp trước và
sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm để viết đoạn văn nghị luận xã
hội, tôi thấy học sinh đã biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội. Các
em đã có những kỹ năng cần thiết để làm câu nghị luận xã hội viết một
đoạn văn, cùng với những kiến thức đọc hiểu và nghị luận văn học có
thể làm tốt bài thi THPTQG năm 2017.

C.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ :
14


Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh,
là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học. Có
như vậy mới đạt được những mục tiêu giáo dục của đất nước trong thời
kỳ hội nhập. Mỗi giáo viên cần phải ý thức sâu sắc được điều đó và tích
cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các kỹ thuật dạy học tích
cực, đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá học sinh.
Với những yêu cầu về đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ GD&ĐT
trong kỳ thi THPTQG năm 2017. Cấu trúc đề thi có sự thay đổi, thời
gian làm bài cũng có những thay đổi, giáo viên Ngữ văn THPT, nhất là

giáo viên đang trực tiếp dạy khối 12 bên cạnh việc ôn tập bổ sung kiến
thức, cần rèn cho học sinh những kỹ năng cần thiết để làm bài thi THPT
đạt hiệu quả cao nhất. Đó là kỹ năng làm phần đọc hiểu, kỹ năng làm bài
nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Viết sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi muốn rèn cho học sinh
lớp 12 kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội. Bài viết chắc chắn còn
nhiều hạn chế thiếu xót. Tôi rất mong nhận được những góp ý chân
thành của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 06 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác
Người viết sáng kiến:

Trần Thị Nguyệt

15



×