Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài thảo luận luật kinh tế - tranh chấp thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.31 KB, 12 trang )

Bài thảo luận
Môn : Luật kinh tế
Nhóm:12
Lớp học phần: 1817TLAW0311


Bảng đánh giá thành viên:
STT

Họ và tên

MSV

1

Đặng Thị Thu Trang

15D180056

2

Đỗ Kiều Trang

15D180197

3

Lê Thị Huyền Trang

15D180390


4

Nguyễn Thị Quỳnh Trang

15D180266

5

Phạm Thị Trang

18D150059

6

Vũ Thị Quỳnh Trang

15D180200

7

Nguyễn Ánh Tuyết

15D180270

8

Nguyễn Hồng Vân

15D180203


9

Đặng Quốc Việt

15D180272

10

PhạmThị Hải Yến

15D180273

11

Nguyễn Thị Dung

D14D170427

Đáng giá


Lời mở đầu:
Giao dịch thương mại là việc thực hiện hoạt động thương mại của thương nhân,
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của thương nhân. Giao dịch thương mại có thể là
một hành vi đơn phương, cũng có thể là một hợp đồng. Trong điều kiện kinh tế thị
trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại
thì tranh chấp thương mại, vi phạm giao dịch thương mại cũng xuất hiện như một
hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu. Để giải quyết được những tranh chấp này thì
trọng tài là một phương thức thực hiện được nhiều ưu thế. Chính vì vậy, đòi hỏi
mỗi doanh nghiệp, mỗi người làm kinh tế phải nắm bắt được những quy định, điều

lệ liên quan đến doanh nghiệp mình. Và đó cũng là lý do nhóm chúng em lựa chọn
đề tài có liên quan đến giao dịch kinh tế, trọng tài thương mại, cũng như những
quy định của nhà nước về các văn bản luật có liên quan đến doanh nghiệp.


Đề bài:
Ngày 1/1/2016 A chào bán gạo cho công ty B với giá 10.000đ/kg. Hạn trả lời đến
1/2/2016. 15/1/2016 B yêu cầu giảm giá xuống 9.000đ/kg nhưng A không đồng ý
nên đến 20/1/2016 B đồng ý mua với giá 10.000đ và hẹn 25/1/2016 đến lấy hàng,
A im lặng. 25/1 B đến lấy hàng nhưng A đã bán cho người khác. Vì A không giao
hàng nên B không có hàng giao cho C, C đã khởi kiện B tại trung tâm trọng tài F,B
cho rằng mình thuộc trường hợp miễn trách nhiệm sẽ không phải chịu áp dụng chế
tài thương mại trong trường hợp này.
Khó khăn trong sản xuất kinh doanh liên tục làm B lâm vào tình trạng mất khả
năng thanh toán. 1/4/2016 Tòa án đã mở phá sản và tuyên bố phá sản đối với B.
Tại thời điểm thanh lý tài sản công ty B còn 2 tỷ chưa bao gồm tài sản bảo đảm.
Các khoản nợ còn:
- Nợ ngân hàng 2 tỷ ( thế chấp nhà xưởng 1 tỷ)
- Phí phá sản 100 triệu
- Lương lao động 200 triệu.
- Điện nước 100 triệu
- BHXH 200 triệu
Biết rằng 1/3/2016 B đã tặng cho doanh nghiệp bạn hàng thân thiết X 100 triệu
nhân dịp khai trương chi nhánh mới.
Hỏi:
1, A không bán hàng cho B là đúng hay sai ? Vì sao?
2, B được miễn trách nhiệm trước C không ? Vì sao?
3, Thực hiện thủ tục thanh lý tài sản của B.
Bài làm
1. A không bán hàng cho B là đúng.


Ta có thể chia tình huống thành 2 mốc thời gian như sau:


+ Ngày 1/1/2016 A chào bán gạo cho công ty B với giá 10.000đ/kg. Hạn trả lời đến
1/2/2016. 15/1/2016 B yêu cầu giảm giá xuống 9.000đ/kg nhưng A không đồng
ý.Ở đây A là người gửi đề nghị giao kết, B là bên được đề nghị giao kết hợp đồng.
Theo Khoản 1 Điều 393 Bộ luật dân sự 2015:” Chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề
nghị.” Vì vậy việc giao kết ở đây sẽ chấm dứt do bên A không đồng ý thỏa thuận
của bên B.
+ Đến ngày 20/1/2016 B đồng ý mua với giá 10.000 đ và hẹn 25/1/2016 đến lấy
hàng, A im lặng. 25/1 B đến lấy hàng nhưng A đã bán cho người khác.Ở đây bên
gửi đề nghị giao kết là B,còn A là bên được đề nghị giao kết hợp đồng. Theo
Khoản 2 Điều 393 Bộ luật dân sự 2015: “ Sự im lặng của bên được đề nghị
không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa
thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”
Ở đây giữa hai bên không đề cập đến việc các bên đã có sự thỏa thuận hoặc thói
quen là đồng ý giao kết hợp đồng,nên không thể xem việc A im lặng là đã đồng ý
giao kết hợp đồng. Vì vậy việc A không giao hàng B là không trái pháp luật.
2. B không được miễn trách nhiệm trước C
Điều 294 Luật thương mại 2005 có quy định về các trường hợp miễn trách
nhiệm đối với hành vi vi phạm.
“Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp

đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách
nhiệm.”
Xét thấy ở trong tình huống này B không thuộc bất kì trường hợp nào quy định tại
khoản 1 Điều 294 này.


Cụ thể:
Theo điểm a đó là trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận. Giả sử
bên B và C đã thỏa thuận: “ Nếu bên A không giao hàng cho B thì B không có
hàng giao cho C thì B được miễn trách nhiệm”, thì B sẽ đương nhiên được miễn
trách nhiệm. Ở đề bài không nêu rõ thỏa thuận giữa B và C về trường hợp này nên
có thể xem hai bên chưa thỏa thuận vấn đề này. Vì vậy B vẫn phải chịu trách
nhiệm.
Theo điểm b đó là xảy ra sự kiện bất khả kháng. Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật
dân sự 2015 thì “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan
không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”. Ở đây bên B phải chứng minh được
Việc không thực hiện là do một khó khăn trở ngại xảy ra ngoài sự kiểm soát của
mình; Họ đã không thể trù liệu được trở ngại và tác động của nó đối với khả năng
thực hiện hợp đồng một cách hợp lý vào lúc ký kết.;Họ đã không thể né tránh hoặc
khắc phục nó hay ít nhất tác động của nó một cách hợp lý.
Từ quy định này cho thấy, một sự kiện được coi là bất khả kháng với tính chất là
căn cứ miễn trách nhiệm hợp đồng cần phải thỏa mãn các dấu hiệu sau: Xảy ra sau
khi các bên đã giao kết hợp đồng; Có tính chất bất thường mà các bên không thể
lường trước được và không thể khắc phục được; Là nguyên nhân dẫn đến sự vi
phạm hợp đồng.
Nhưng ở đây B vẫn hoàn toàn có thể giao hàng cho C mà không phải nhất thiết A
phải là người cung cấp nên không thể coi đây là trường hợp bất khả kháng.
Theo điểm c,d đó là hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp
đồng.Rõ ràng trong tình huống này đều không thỏa mãn.
Nên ta có thể đi tới kết luận ở đây B không được miễn trách nhiệm trước C.
3. Thủ tục thanh lý tài sản của B.
Tại thời điểm thanh lý tài sản công ty B còn 2 tỷ chưa bao gồm tài sản bảo đảm.
Các khoản nợ còn:
- Nợ ngân hàng 2 tỷ ( thế chấp nhà xưởng 1 tỷ)
- Phí phá sản 100 triệu


- Lương lao động 200 triệu
- Điện nước 100 triệu
- BHXH 200 triệu
Biết rằng 1/3/2016 B đã tặng cho doanh nghiệp bạn hàng thân thiết X 100 triệu
nhân dịp khai trương chi nhánh mới.
Căn cứ Điều 53 Luật phá sản 2014, ta sẽ thanh toán khoản nợ có bảo đảm trước.


Trả ngân hàng 1 tỷ ( do đã thế chấp 1 tỷ) còn nợ 1 tỷ
Khoản 1 tỷ này lúc này được xem là khoản nợ không có bảo đảm.

Căn cứ Điều 54 Luật phá sản 2014,thứ tự thanh toán như sau:
1. Chi phí phá sản: 2 tỷ - 0,1 tỷ =1,9 tỷ
2. Nợ lương người lao động: 1,9 tỷ -0,2 tỷ =1,7 tỷ
3. Nợ không có bảo đảm : 1,7 tỷ - 1 tỷ( nợ NH không bảo đảm) – 0,1 tỷ ( tiền
nước) – 0,2 tỷ ( BHXH) =0,4 tỷ
+ Ngày 1/3/2016 B đã tặng cho doanh nghiệp bạn hàng thân thiết X 100 triệu nhân
dịp khai trương chi nhánh mới. Thời điểm B tuyên bố phá sản là 1/4/2016. Theo
Điều 48 Luật phá sản 2014.

“Điều 48. Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định
mở thủ tục phá sản.
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực
hiện các hoạt động sau:
a) Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
b) Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát
sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh
nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;
c) Từ bỏ quyền đòi nợ;”
d) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một
phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.


2. Giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này là vô hiệu và xử lý theo quy định tại
Điều 60 của Luật này.”
Vì vậy việc B tặng 100 triệu cho công ty X là hợp pháp.
Kết luận : Sau khi thanh toán các khoản nợ, B còn 0,4 tỷ ( 400 triệu đồng).
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ luật Dân sự năm 2015
2. Luật thương mại 2005
3. Luật phá sản năm 2014
Điều 393. (Luật dân sự năm 2015): Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc
chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa
các bên.
Điều 294. (Luật thương mại năm 2005): Các trường hợp miễn trách nhiệm đối
với hành vi vi phạm.
1.Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a, Xảy ra trương hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;
b, Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c, Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d, Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp
đồng.
2.Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách
nhiệm.
Điều 156.(Luật Dân sự năm 2015): Thời gian không tính vào thời hiệu khởi
kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.


Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải
quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra các vụ kiện sau đây:
1.Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi
kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường
trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết và khả năng cho phép;
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho
người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp
của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình;
2.Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có
quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
3.Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa
có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
a,Người đại diẹn chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;

b,Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
Điều 48.(Luật Phá Sản năm 2014): Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị
cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản.
1.Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doang nghiệp, hợp tác xã thực
hiện các hoạt động sau:
a,Cất giấu, tẩn tán, tặng cho tài sản;
b,Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát
sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh
nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 điều 49 của Luật này;
c,Từ bỏ quyền đòi nợ;
d,Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc coa bảo đảm một
phần bằng tài sản của daong nghiệp, hợp tác xã.


2.Giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này là vô hiệu và xử lý theo quy định tại
Điều 60 của Luật này.
Điều 53. (Luật Phá Sản năm 2014): Xử lý khoản nợ có đảm bảo.
1.Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
đề xuất Thẩm phán về việc sử lý khoản nợ có đảm bảo đã được tạm đình chỉ theo
quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể
như sau:
a, Trường hợp tài sản đảm bảo được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh
doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;
b, Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm
không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời
hạn quy định trong hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo
đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án
nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản
nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2.Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá

trị thì Quản trị viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho
xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3.Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này
được thực hiện như sau:
a, Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
b, Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ còn lại sẽ được
thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị
tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã.
Điều 54.(Luật Phá sản năm 2014): Thứ tự phân chia tài sản
1.Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a, Chi phí phá sản;


b, Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người
lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã
ký kết;
c,Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d, Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho
chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá
trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2.Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ
các khoản quy địnhtại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a, Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b, Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c, Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d, Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của

công ty cổ phần;
đ, Công ty hợp danh.
3.Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì
từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương
ứng với số nợ.


Kết luận:
Hoạt động thương mại là một trong những hoạt động tạo ra GDP cho nền kinh tế,
làm giàu đất nước. Tuy nhiên, để có thể kiểm soát doanh nghiệp, thương nhân hoạt
động hiệu quả, đạo đức, nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật khác nhau liên quan
đến vấn đề này. Và việc làm cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi người làm
kinh tế là phải nắm chắc và hiểu rõ pháp luật để thực hiện hoạt động kinh doanh
lành mạnh, làm giàu cho cá nhân, gia đình và xã hội.



×