Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Báo cáo thực tập nhà máy xử lý nước sạch ở Đọi Sơn Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.82 MB, 29 trang )

Báo cáo thực tập

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP
Sinh viên thực hiện :

Hà Nội, 07/2015


Báo cáo thực tập
Nhóm 4_ĐH2CM1

Họ và tên

Đánh giá
A
A
B
B
B
B
B
B

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập môn học là một nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo của trường
Đại Học tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội cũng như ngành công nghệ kĩ thuật môi trường


chuyên nghành công nghệ môi trường. Thông qua đợt thực tập giúp sinh viên chúng em làm


Báo cáo thực tập
quen với môi trường làm việc tập thể,công việc thực tế,đặc biệt là áp dụng các lí thuyết đã học
vào thực tế. Qua đó sẽ biết cách sử dụng, bổ khuyết những kiến thức mà mình tích lũy trong
nhà trường nhằm tiếp cận với công việc chuyên môn một cách có hiệu quả.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các cán bộ công nhân viên tại nhà máy nước
Đọi Sơn tỉnh Hà Nam và thầy cô giảng viên trong khoa Môi Trường của trường ĐH Tài
Nguyên và Môi Trường Hà Nôi,đã tạo cho chúng em một đợt thực tập môn học với nhiều kiên
thức bổ ích trong cuộc sống,trong công việc sau này và đặc biệt là trong quá trình học tập tại
trường.
Là sinh viên thực tập tại Nhà máy nước Đọi Sơn trực thuộc công ty TNHH đầu tư xây
dựng VietCom Hà Nam, cùng với những kiến thức đã được các thầy cô trang bị tại Khoa Môi
Trường- Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, đồng thời được ban lãnh đạo
công ty đưa đến các phòng ban và đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh, chị
tại nhà máy cũng như ngoài thực địa, em đã thu thập được nhiều thông tin, kiến thức bổ ích
cho để hoàn thành bản báo cáo này. Nhà máy nước Đọi Sơn mới được thành lập nên hoạt động
của công ty còn gặp nhiều khó khăn, thách thức từ phía môi trường vĩ mô cũng như môi
trường vi mô nhưng cũng có không ít những thuận lợi cho chiến lược phát triển của Nhà máy.
Cũng như các Nhà máy khác, Nhà máy nước Đọi Sơn luôn luôn đặt ra các kế hoạch kinh
doanh mang lại chất lượng nước tốt nhất cho người sử dụng. Trong thời gian thực tập tại Nhà
máy nước Đọi Sơn, được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, sự giúp đỡ của các phòng ban,
cùng sự tận tình của giáo viên hướng dẫn và sự nỗ lực tham gia vào khảo sát, phân tích thực tế,
em đã tìm hiểu, nghiên cứu cách thức tổ chức quản lý dây chuyền của nhà máy và viết báo cáo
thực tập tồng quan này. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn hạn chế cũng như lĩnh vực
hoạt động của nhà máy lớn nên còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu, em rất mong nhận
được sự góp ý bổ sung nhận xét của thầy cô để em có thể đạt kết quả tốt hơn,giúp em tiếp cận
mối liên hệ thực tế với lí thuyết,phục vụ cho công việc sau này.



Báo cáo thực tập

NỘI DUNG THỰC TẬP
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đợt thực tập:
Thực hành các kiến thức được học trên ghế nhà trường.
Làm quen với môi trường làm việc sau này.
Liên hệ lí thuyết với thực tế.
Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình xử lý nước nhà máy nước Đọi Sơn – xã Đọi Sơn – huyện Duy Tiên –
tỉnh Hà Nam.
Cuộc sống, công việc của công nhân tại nhà máy, quy trình làm việc của nhà máy.

Hình ảnh 1. Nhà máy nước Đọi Sơn

Phạm vi nghiên cứu:
Nhà máy nước Đọi Sơn – xã Đọi Sơn – huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam.


Báo cáo thực tập
Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài thực địa
Quan sát thu thập số liệu thực tế từ quá trình thực tập tại nhà máy nước Đọi Sơn.
Tìm hiểu cấu tạo nguyên tắc hoạt động, vận hành, kiểm soát của nhà máy.
Quan sát việc lắp đặt đường ống, đồng hồ nước cho từng hộ gia đình
Quan sát việc chốt số, thống kê lượng nước tiêu thụ của từng hộ gia đình trong 1
tháng.
Phỏng vấn
Trong quá trình thực tập tại nhà máy nước Đọi Sơn em đã đặt các câu hỏi nhanh

đối với cán bộ lãnh đạo, vận hành, nhân viên trong toàn nhà máy để thu thập thông tin,
số liệu trong quá trình vận hành xử lý nước của nhà máy.
Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 18 – 06 – 2015 đến ngày 28 – 06 – 2015.

GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY NƯỚC ĐỌI SƠN
Đặc điểm chung của nhà máy
- Tên nhà máy: Nhà máy nước Đọi Sơn
- Quản đốc: Phan Hữu Vương
- Địa chỉ: Xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
- Công suất nhà máy: 3000 m3/ngđ
Nhiệm vụ của nhà máy nước Đọi Sơn
- Sản xuất và cung cấp nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gần 7 nghìn hộ dân
của 5 xã, đạt 95% số hộ dân trong vùng dự án.
- Lắp đặt đường ống nước, đồng hồ nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
- Chốt số nước và thu tiền nước hàng tháng của các hộ dân cư.


Báo cáo thực tập
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA NHÀ
MÁY NƯỚC ĐỌI SƠN.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy nước
- Nguồn nước mà nhà máy nước sử dụng là nguồn nước mặt tại sông Châu Giang.
Nước mặt từ sông Châu Giang được dẫn vào trạm bơm cấp 1 có qua Song chắn
rác.
- Trạm bơm cấp 1 hiện có 3 bơm làm việc, 2 bơm dự trữ. Trên thực tế, 2 bơm dự
trữ vẫn thường xuyên làm việc để nhà máy luôn đảm bảo về công suất. Nhưng
gần đây do tiếng máy to, ồn nên 2 máy bơm dự trữ đã ngừng làm việc. 3 Ống
chính có kích thước D500, 2 ống của bơm dự trữ có kích thước D160.
- Từ trạm bơm cấp 1 đợt 1 nước được bơm về hồ sơ lắng. Hồ sơ lắng có nhiệm vụ

lắng sơ bộ một số chất rắn lơ lửng, bùn hay các hạt cát, cặn to trong quá trình từ
trạm bơm cấp I về nhà máy. Sau đó, nước từ Hồ sơ lắng sẽ được bơm từ Trạm
bơm cấp 1 đợt 2 bơm lêm trên cụm bể Lắng- Lọc.
- Nước từ hồ được bơm lên đưa vào chính giữa của bể, qua 1 ống trụ hở đáy, nước
sẽ chảy từ trên xuống đáy và nước trong sẽ dâng lên trên mặt. đảm bảo cho mặt
nước luôn tĩnh. Sau đó, nước sẽ tràn vào mương dẫn và sang bể lọc.
- Bể lọc của nhà máy có các lớp vật liệu lọc chủ yếu gồm: cát, sỏi, đá, và bê tông
đục lỗ là giá đỡ. Theo công suất làm việc, cứ 2 ngày nhà máy lại dừng để rửa lọc.
Quá trình rửa lọc diễn ra như sau: Trước khi thực hiện rửa lọc, ta phải vệ sinh bể
trước bằng việc cọ bể, thau bể. đầu tiên, khóa van nước từ hồ sơ lắng bơm lên
cụm lắng-lọc, khóa van nước từ bể lọc sang bể chứa. Tắt bơm bên trạm bơm cấp
1. Đóng cánh phai từ bể lắng sang bể lọc. Mở van xả tràn ra hồ sơ bộ để sau tận
dụng lại nước. Khi nước rút hết. Bật máy thổi khí khoảng 5 phút. Sau đó, mở van
dẫn nước bơm nước sạch để rửa lọc khoảng 10 phút.
- Nước sau khi từ bể lọc được dẫn từ đường ống sang bể chứa.Nước trong bể chứa
được khử trùng ngay trên đường ống bằng việc châm Clo từ nhà hóa chất của
Nhà máy. Bể chứa được xây hơi chìm xuống 0.5 m để đảm bảo kết cấu.
- Nước từ bể chứa được trạm bơm cấp 2 bơm vào mạng lưới đường ống phân phối
đến các điểm tiêu thụ. Đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng cho


Báo cáo thực tập
khách hàng. Trạm bơm cấp II có 3 bơm hoạt động tự động hóa bởi hệ thống biến
tần, 1 bơm rửa lọc và 1 máy thổi khí.
- Nước từ bể chứa được trạm bơm cấp 2 bơm vào mạng lưới đường ống phân phối
đến các điểm tiêu thụ.
*Sơ đồ quy trình công nghệ.

Trạm pha phèn


Nước thô
sông Châu
Giang

Trạm bơm
số 1

Hồ sơ lắng

Bể lắng đứng

Bể lọc nhanh
Nhà bơm hoá
chất (Clo)

Bể chứa

Trạm bơm số 2

Tuyến ống phân
phối

Các đối tượng sử
dụng


Báo cáo thực tập
Các thiết bị và quá trình xử lý công nghệ xử lý nước cấp
Công trình thu nước
Công trình thu nước sông Châu Giang có nhiệm vụ thu nước phục vụ cho nhà máy

nước Đọi Sơn. Công trình thu nước có song chắn rác.
Hồ sơ lắng
Hồ sơ lắng được xây dựng gần cửa thu nước, hồ có nhiệm vụ lắng sơ bộ các cặn lơ
lửng, tạp chất trong nước thô.

Hình ảnh 2. Hồ sơ lắng

Trạm bơm cấp I
Trạm bơm này có tác dụng đưa nước từ hồ sơ lắng đi đến bể phản ứng. Trạm bơm
gồm 3 máy bơm làm việc và 1 bơm dự trữ.
Đường kính ống nhỏ 160mm, đường kinh ống to 500mm


Báo cáo thực tập
Nhà hóa chất
- Bao gồm: Kho chứa hóa chất, thùng hòa trộn, bơm định lượng.

Hình ảnh 3. Kho hóa chất

Hình ảnh 4. Thùng hòa trộn

- Mục đích: Hòa trộn hóa chất và vận hành bơm định lượng để tạo phản ứng keo tụ
đạt hiệu quả xử lý nước tốt nhất tại bể lắng lamen.
Hóa chất dùng để keo tụ là PAC, là loại phèn nhôm thế hệ mới tồn tại ở dạng cao
phân tử (polyme). Hiện nay, PAC được sản xuất lưu lượng lớn và sử dụng rộng rãi ở các
nước tiên tiến để thay thế cho phèn nhôm sunfat đối với quá trình keo tụ, lắng. Hiệu quả
lắng trong cao hơn 4 - 5 lần, thời gian keo tụ nhanh, ít làm biến động độ pH của nước,
không cần hoặc dùng rất ít chất hỗ trợ, không cần các thiết bị và thao tác phức tạp,
không bị đục khi dùng thiếu hoặc thừa phèn. PAC có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ
hòa tan và không hòa tan cùng các kim loại nặng tốt hơn phèn sufat. Điều này có ý

nghĩa đặc biệt trong việc tạo ra nguồn nước chất lượng cao. Chất lượng nước sau xử lý
sẽ tốt hơn nếu dùng PAC.


Báo cáo thực tập

Hình ảnh 5. Phèn nhôm

PAC được châm qua 1 ống dẫn từ nhà hóa chất đến bể trộn.
Trong điều kiện sử dụng PAC thì độ pH của nước sau khi xử lý ổn định, ít thay
đổi. Do đó ngay tại nhà máy ít sử dụng vôi để kiềm hóa nước.
Ngăn trộn
Nước từ hồ sơ lắng được trạm bơm cấp I đưa đến và đi vào bể trộn, mục đích là
tạo keo tụ các chất cặn có trong nước.
Bể lắng đứng
Nước được đưa vào máng phân phối nước vào bể lắng đứng,tại đây sẽ lắng các
hạt cặn đã được keo tụ


Báo cáo thực tập

Hình ảnh 6. Bể lắng đứng

Hình ảnh 7. Nước bề mặt bể lắng đứng


Báo cáo thực tập

Hình ảnh 8. Máng thu nước từ bể lắng đứng sang bể lọc



Báo cáo thực tập
Cụm bể lọc nhanh
Sau quá trình lắng, nước từ bể lắng sẽ đi qua cụm bể lọc bằng các máng phân phối
và đường ống dẫn. Lọc là một quá trình làm sạch nước thông qua lớp vật liệu lọc nhằm
mục đích tách các hạt cặn lơ lửng, các thể keo tụ và các vi sinh vật có trong nước. Kết
quả là sau khi lọc nước sẽ có được chất lượng nước tốt gấp nhiều lần so với ở bể lắng.
Cụm bể lọc nhanh của nhà máy nước Đọi Sơn gồm có 4 bể các bể này bố trí ở hai dãy
đều nhau

Hình ảnh 9. Cụm bể lọc


Báo cáo thực tập
Rửa vật liệu lọc: Để đảm bảo tốc độ lọc cần phải thường xuyên rửa vật liệu lọc,
vật liệu lọc được rửa sạch bằng phương pháp khí, nước kết hợp. Thời gian rửa lọc 2
ngày 1 lần.
Hạ mực nước trong bể lọc xuống bằng cách khoá van xả nước vào từ máng phân
phối chính đồng thời xả van đáy. Tại phòng điều khiển, nhấn nút chạy thổi khí II. Sau
đó mở van khí, gió đi từ dưới lên sục vào lớp cát lọc trong vòng 5 phút, sau đó cho nước
vào, nước đi qua lớp vật liệu lọc đẩy cặn bẩn ra, chất bẩn theo dòng nước ra ngoài. Quá
trình rửa lọc được tiến hành đến khi nước rửa hết đục thì ngưng lại, thông thường là 10
phút. Hiệu suất lọc nước càng cao nếu nếu quá trình rửa bể lọc kĩ.

Hình ảnh 10. Sục khí rửa bể

Hình ảnh 11. Sục nước rửa bể


Báo cáo thực tập

Khử trùng
Khử trùng là khâu bắt buộc và cuối cùng trong quá trình xử lý, nhằm tiêu diệt hết
tất cả các vi sinh vật gây bệnh có trong nước. Khử trùng là khâu quyết định đến chất
lượng nước cấp. Trạm khử trùng nhà máy nước Đọi Sơn được bố trí có một máy châm
chlorator, sử dụng clo khí để khử trùng nước, clo khí được châm vào đường ống dẫn
nước trong bể chứa , lượng clo thêm vào phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Khử trùng tuyệt đối
+ Đảm bảo lượng clo dư ngay tại đầu nguồn từ 0,5 - 0,7 mg/l.
Phải thường xuyên đo hàm lượng clo trong nước sạch, nếu thiếu phải bổ sung.

Hình ảnh 12. Máy cấp clo


Báo cáo thực tập
Bể chứa nước sạch
Xây dựng bằng bê tông cốt thép theo kiểu nửa chìm nửa nổi .. Phía trên được lắp
đặt các ống thu khí, bể chứa phục vụ các nhu cầu:
+ Nước rửa bể lắng, bể lọc, pha hóa chất, chứa nước sinh hoạt cung cấp cho công
nhân của nhà máy, rửa các thiết bị của phòng thí nghiệm, rửa đường, tưới cây trong
khuôn viên nhà máy.
+ Chứa lượng nước dự trữ cứu hỏa khi cần.
+ Chứa lượng nước điều hòa giữa trạm bơm nước nguồn và trạm bơm nước

Trên bể có trồng cây xanh nhằm mục đích chống nóng cho nước và hạn chế việc
bay hơi clo đặc biệt là vào mùa nóng.

Hình ảnh 13. Bể chứa nước sạch


Báo cáo thực tập

Trạm bơm cấp II
Trạm bơm này có nhiệm vụ bơm nước từ bể chứa và phân phối về mạng lưới cấp
nước cho 5 xã của huyện Duy Tiên
Trạm bơm cấp II gồm 1 bơm rửa lọc và 3 bơm để bơm nước sạch ra mạng lưới.

Hình ảnh 14. 3 bơm cấp nước sạch


Báo cáo thực tập

Hình ảnh 15. Bơm Rửa lọc

Sân phơi bùn

Hình ảnh 16. Sân phơi bùn

Một số thiết bị khác:


Báo cáo thực tập

Hình ảnh 17. Bảng điều khiển

Hình ảnh 18. Bơm thổi khí


Báo cáo thực tập

Hình ảnh 19. Hệ thống đường ống và van


Hình ảnh 20. 2 Van xả đáy bể lắng


Báo cáo thực tập

Hình ảnh 21. Thùng hòa trộn vôi

Các công việc ngoài địa bàn:
Kiểm tra đường tuyến.
Kiểm tra đường tuyến bao gồm các công việc: đóng, mở van, sửa chữa đường ống, đồng
hồ, lắp đặt đồng hồ, đấu ống nước,...
-

Đóng, mở van trên đường tuyến để đảm bảo nước có đủ áp lực để cấp nước đến

những nơi xa nhất, bất lợi nhất.
Sửa chữa đường ống: kiểm tra đường ống và sửa chữa nếu có khách hàng thông
báo hỏng hóc. Thường gặp là bị vỡ đường ống, hoặc rò rỉ nước do kết cấu đường đất
không đảm bảo nên bị vỡ khi xe cộ trọng tải lớn qua lại đường.
Lắp đặt đồng hồ mới.
Chốt số, thu tiền nước.
Chốt số đồng hồ nước 3 lần/tháng.
Thu tiền nước.


Báo cáo thực tập

NHẬN XÉT CÁC CÔNG TRÌNH TRONG NHÀ MÁY

Giữa lý thuyết được học và thực tế khi thi công và lắp đặt các công trình có sự

khác biệt tương đối lớn.
Về Trạm bơm cấp 1,công trình thu nước bề mặt tại sông dùng song chắn rác có
kích thước lỗ rất lớn. Có thêm một trạm bơm cấp 1 lần 2 trong khuôn viên nhà máy. Sở
dĩ như vậy vì nước sông Châu Giang có ít rác trôi nổi,và chủ yếu là các loại rác cỡ
lớn,còn trạm bơm cấp 1 đợt 2 là để bơm từ hồ sơ lắng lên cụm lắng lọc.
Về vôi thì được đưa vào hồ điều hòa thứ nhất để điều hòa pH và khử rong rêu ,
nước được đưa sang hồ sơ lắng sau khi qua hệ thống lọc cửa xả sử dụng cát vàng làm
vật liệu lọc
Bể lắng và bể Lọc thì không bố trí riêng lẻ mà bố trí thành cụm lắng lọc. Để tiết
kiệm diện tích và dễ dàng trong vận hành và bảo dướng,sửa chữa,vệ sinh.
Sân phơi bùn :bùn sau khi lắng được dẫn ra sân phơi bùn .
Hồ sơ lắng lại có cả tác dụng chứa nước thừa từ rửa lọc.
Các phao trong bể lọc không hoạt động vì công nhân lúc nào cũng túc trực nên
không cần đến phao điện.


Báo cáo thực tập
Thời gian rửa lọc gần giống trên lí thuyết. Tuy nhiên sau khi sục khí 5 phút thì
đóng van khí và mở van nước, rửa lọc tương tự đối với các bể tiếp theo,rửa lần lượt
từng bể

NHẬT KÝ THỰC TẬP

Ngày/tháng/
năm 2015
19/06
20/06
21/06
22/06
23/06


24/06

Sáng

Trưa

Chiều

7h:có mặt ở
trạm,quét sân,lau
nhà
Làm cỏ,trồng cây

Trực trạm: Nguyễn
Duy Giao

Lắp đồng hồ nước,
vận chuyển vôi ra
bể trộn
Quan sát cách vận
hành

Trực trạm:
Đậu Anh Đức

Làm cỏ,vận
chuyển vôi ra
bể trộn
Lắp đồng hồ

nước, và rửa bể
lọc
Lắp đồng hồ
nước

Vận hành ( dưới sự
giám sát của nhân
viên nhà máy
nước), vận chuyển
vôi ra bể trộn
Vận hành ( dưới sự

Trực trạm:
Đỗ Tiến Đạt

Trực trạm:
Trần Huy Chiến
Trực trạm:
Phạm Đức Anh

Quan sát cách
vận hành và rửa
bể lọc
Làm cỏ, trồng
cây

Trực trạm:

Làm cỏ, trồng



Báo cáo thực tập

25/06

27/06

28/06

giám sát của nhân Nguyễn Tùng Ngọc
viên nhà máy
nước)
Vận hành ( dưới sự
Trực trạm:
giám sát của nhân Nguyễn Duy Giao
viên nhà máy
nước), vận chuyển
vôi ra bể trộn
Vận hành ( dưới sự
Trực trạm:
giám sát của nhân
Đỗ Tiến Đạt
viên nhà máy
nước),
Vận hành ( dưới sự
Trực trạm:
giám sát của nhân
Trần Huy Chiến
viên nhà máy
nước)


Một số hình ảnh ngoài thực địa:
Lắp đồng hồ nước:

cây, và rửa bể
lọc
Làm cỏ, trồng
cây

Làm cỏ, trồng
cây, và rửa bể
lọc
Làm cỏ, trồng
cây


Báo cáo thực tập


×