Tải bản đầy đủ (.docx) (224 trang)

SỬ DỤNG TRUYỆN TRANH HÌNH THÀNH KHẢ NĂNG ĐỌC (LA tiến sĩ khoa học giáo dục)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 224 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VŨ THỊ HƯƠNG GIANG

SỬ DỤNG TRUYỆN TRANH HÌNH THÀNH KHẢ NĂNG ĐỌC
CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
Chuyên ngành
Mã số

: Giáo dục Mầm non
: 9.14.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đinh Hồng Thái
2. PGS.TS Hà Nguyễn Kim Giang

HÀ NỘI - 2018


1
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
PGS.TS Đinh Hồng Thái và PGS.TS Hà Nguyễn Kim Giang đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn
thành luận án này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm
non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành luận án của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Hải Phòng, các thầy cô, đồng


nghiệp trong khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non đã tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập, qua đó tôi mới có thể hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn một số trường mầm non trên địa bàn Hải
Phòng đã giúp tôi hoàn thành các kết quả nghiên cứu của mình trong luận án.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người thân, bạn
bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận án

Vũ Thị Hương Giang


2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả trong luận án này là công trình do tôi
tiến hành nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của hai thầy hướng dẫn khoa học.
Các số liệu và kết quả thu được trong luận án là trung thực và chưa xuất
hiện trong các luận án khác.
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2018
Tác giả

Vũ Thị Hương Giang


3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...............................................................2
4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
7. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................4
8. Đóng góp mới của đề tài...............................................................................5
9. Cấu trúc của luận án......................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRUYỆN TRANH
HÌNH THÀNH KHẢ NĂNG ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI...........................6
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu..................................................................6
1.1.1. Những nghiên cứu về đọc và đọc của trẻ mẫu giáo ................................6
1.1.2 Những nghiên cứu về sử dụng truyện tranh hình thành khả năng đọc cho
trẻ 5-6 tuổi. .....................................................................................................17
1.2Mộtsốkháinệmcơbả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
1.2.1 Khái niệm đọc........................................................................................25
1.2.1. Khái niệm đọc đối với tuổi mẫu giáo....................................................28
1.2.2. Khái niệm hình thành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi............................32
1.2.3. Truyện tranh..........................................................................................38
1.2.4. Sử dụng truyện tranh hình thành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổiở trường
mầm non..........................................................................................................39
1.3. Một số đặc điểm phát triển của trẻ 5- 6 tuổi liên quan tới việc hình
thành ở trẻ khả năng đọc..............................................................................40
1.3.1. Đặc điểm phát triển sinh lí....................................................................40


4
1.3.2. Đặc điểm phát triển tâm lí.....................................................................42
1.3.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi......................................45
1.3.4. Khả năng đọc ban đầu của trẻ 5-6 tuổi..................................................48
1.4. Truyện tranh và ý nghĩa của truyện tranh với việc hình thành khả

năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi...............................................................................54
1.4.1. Đặc điểm truyện tranh dành cho trẻ mẫu giáo.......................................54
1.4.2. Ý nghĩa của truyện tranh dành cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.....................57
1.5Mộtsốvấnđềlíuậphươgáọcàkểryệởờmầno. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60
1.5.1. Nội dung hình thành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi..............................60
1.5.2. Đặc điểm tiếp nhận truyện tranh của trẻ 5-6 tuổi..................................64
1.5.3. Tổ chức hoạt động đọc và kể cho trẻ nghe truyện.................................65
Tiểu kết chương 1..........................................................................................68
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỆN TRANH HÌNH THÀNH
KHẢ NĂNG ĐỌC CHO TRẺ 5 -6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON.............69
2.1Kháiqutrìnđềaựcạg. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
2.1Mụcđíhiềutra . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
2.1Đốitượngvàphạmđềura . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
2.1.3. Nội dung điều tra...................................................................................70
2.14Phươngpáđiềutra . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
2.15Thờiganđềutr: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
2.Kếtquảđiềra . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
2.2.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về sử dụng truyện tranh hình thành
khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi..........................................................................72
2.2.3. Kết quả điều tra về phụ huynh trong việc sử dụng truyện tranh hình
thành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi................................................................78
2.2.4. Thực trạng khả năng đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non...............81
iểuTkếtchương.2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10


5
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRUYỆN TRANH HÌNH
THÀNH KHẢ NĂNG ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI..................................101
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp sử dụng truyện tranh hình thành khả
năng đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi...........................................................................101

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, nội dung chương trình Giáo dục
mầm non........................................................................................................101
3.1.2. Nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực sáng tạo, chủ
động của trẻ trong hoạt động đọc..................................................................101
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục thường xuyên, tính
vừa sức..........................................................................................................102
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa........................................................103
3.2 Một số nguyên tắc lựa chọn truyện tranh hình thành khả năng đọc
cho trẻ 5-6 tuổi.............................................................................................103
3.2.1 Lựa chọn truyện vừa sức với trẻ, nội dung phù hợp với đặc điểm phát
triển tâm lí của trẻ 5-6 tuổi............................................................................103
3.2.2 Truyện được lựa chọn giúp trẻ phát triển nhận thức và đảm bảo mục đích
giáo dục.........................................................................................................105
3.2.3. Lựa chọn truyện tranh đảm bảo tính đa dạng, phong phú về đề tài, chủ
đề và loại thể..................................................................................................106
3.2.4. Tranh trong truyện phải có sức lôi cuốn hấp dẫn trẻ, cỡ chữ phù hợp với
trẻ 5-6 tuổi.....................................................................................................107
3.Mộtsốbiệnpháửdụgruyaìàkảăđọcotẻ5-6.ổi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 108
3.3.1. Tạo môi trường truyện tranh trong lớp học.........................................108
3.3.2. Tổ chức hoạt động đọc và kể cho trẻ nghe truyện...............................112
3.3.3. Xây dựng góc thư viện với những truyện tranh phong phú hấp dẫn...118
3.3.4. Cô hướng dẫn cho trẻ tập ghép vần, đọc truyện tranh theo từng nhóm
nhỏ và cho trẻ chia sẻ cách đọc trong hoạt động chiều.................................123


6
3.3.5. Phối hợp giữa gia đình và nhà trường để duy trì nề nếp thói quen đọc
cho trẻ............................................................................................................126
Tiểu kết chương 3........................................................................................131
Chương 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRUYỆN

TRANH HÌNH THÀNH KHẢ NĂNG ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI............132
4.1cMđíụhtựngiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 132
4.2Đốitượng,phạmvàờaựcệ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 132
4.3Điềukệntếhàựcgm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 132
4.Nộidungthựcệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 132
4.5Tiếnhàtựcgệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 132
4.6Phươngpáđikếtquảựcệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 135
4.7. Phân tích kết quả thực nghiệm...........................................................136
4.7.1. Kết quả đo đầu vào trước khi tiến hành thực nghiệm.........................136
4.7.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ở trường mầm non Cát Bi..................138
4.7.3. Phân tích kết quả thực nghiệm ở trường mầm non Phạm Đình Nguyên –
Huyện Tiên lãng............................................................................................139
4.7.4. So sánh mức độ khả năng đọc của trẻ 5-6 tuổi ở 2 trường mầm non Cát
Bi và Phạm Đình Nguyên sau thực nghiệm..................................................140
4.7.5. Kiểm định kết quả thực nghiệm..........................................................142
Tiểu kết chương 4........................................................................................146
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................147
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀILỆUHAMKẢO
PHỤ LỤC


7
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC

: Đối chứng

GV


: Giáo viên

GDMN : Giáo dục mầm non
MN

: Mầm non

S.TN

: Sau thực nghiệm

TN

: Thực nghiệm

T.TN

: Trước thực nghiệm


8
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết khi sử dụng truyện
tranh đối với việc hình thành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi.........72
Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của truyện tranh đối với
việc hình thành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi..............................73
Bảng 2.3: Các biện pháp sử dụng truyện tranh hình thành khả năng đọc
cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non...............................................75
Bảng 2.4. Kết quả bộ tiêu chí và chỉ số đánh giá hình thành khả năng đọc

của trẻ 5-6 tuổi được biểu hiện qua các tiêu chí và chỉ số như sau:
.......................................................................................................83
Bảng 2.5: Kết quả thực trạng về khả năng đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non theo từng tiêu chí cụ thể như sau:.................................89
Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả đo đầu vào thực nghiệm tại 2 trường mầm non
.....................................................................................................136
Bảng 4.2: Kết quả xếp loại của hai lớp thực nghiệm và đối chứng trường
mầm non Cát Bi – Quận Hải An.................................................138
Bảng 4.3 : Kết quả xếp loại của hai lớp thực nghiệm và đối chứngtrường
mầm non Phạm Đình Nguyên – huyện Tiên Lãng......................139
Bảng 4.4: Kết quả tổng hợp đánh giá theo các mức độ sau thực nghiệm
củatrường mầm non: Cát Bi và Phạm Đình Nguyên..................140
Bảng 4.5: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm đối chứng vàthực
nghiệm sau thực nghiệm.............................................................142
Bảng 4.6: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm TN trước và sau TN.......143
Bảng 4.7: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm đối chứng và thực
nghiệm sau thực nghiệm.............................................................144


9
Bảng 4.8: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm thực nghiệm trước và
sau thực nghiệm..........................................................................144


10
DANH MỤC BIỂU ĐÔ
Biểu đồ 4.1: Kết quả xếp loại của hai lớp thực nghiệm và đối chứng
trường mầm non Cát Bi – Q. Hải An......................................137
Biểu đồ 4.2: Kết quả xếp loại của trẻ ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng
trường mầm non Cát Bi...........................................................138

Biểu đồ 4.3: Kết quả xếp loại của trẻ ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng
trường mầm non Phạm Đình Nguyên - Huyện Tiên Lãng.......140
Biểu đồ 4.4:

Kết quả tổng hợp khả năng đọc của trẻ ở hai lớp thực nghiệm
trường mầm non Cát Bi và trường mầm non Phạm Đình Nguyên.
142

Biểu đồ 4.5: So sánh mức độ hình thành khả năng đọc của lớp thực nghiệm
trường mầm non Cát Bi – trước và sau thực nghiệm.................143
Biểu đồ 4.6: So sánh mức độ khả năng đọc của lớp thực nghiệm trường
mầm non Phạm Đình Nguyên - trước và sau thực nghiệm
145


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
1.1. Chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi đến trường phổ thông về lĩnh vực ngôn
ngữ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng ở trường mầm non. Với tư cách là công
cụ giao tiếp, vừa là công cụ phát triển tư duy, nhận thức cũng như các mặt
khác của nhân cách trẻ, nếu ngôn ngữ phát triển tốt thì đó là cơ sở phát triển
toàn diện đứa trẻ. Phát triển cho trẻ không chỉ ngôn ngữ âm thanh như lâu nay
chúng ta vẫn quan niệm mà chữ viết cũng cần phải đem đến sớm cho trẻ. Trẻ
phải sớm được tiếp xúc với các ấn phẩm chữ viết, phải sớm được làm quen
với đọc viết như một hoạt động thiết yếu của đời sống trong thời đại đọc viết.
1.2. Cho trẻ làm quen với đọc thông qua truyện tranh là một trong những
hình thức chuẩn bị về ngôn ngữ trước khi trẻ vào học lớp Một. Truyện tranh có
lợi thế đặc biệt đối với sự hình thành khả năng đọc ban đầu cho trẻ. Ngay từ khi

còn nhỏ, trong gia đình trẻ đã rất thích thú khi được người lớn cho xem những
tranh vẽ gắn với những câu chuyện kể. Đến trường mầm non, trẻ được cô giáo
hướng dẫn tiếp xúc với nhiều loại truyện kể, những truyện tranh với những nội
dung, hình thức phong phú, đặc biệt về màu sắc hấp dẫn, gợi cho trẻ nhiều cảm
xúc. Thông qua quá trình sư phạm này, cô giáo sẽ khơi gợi ở trẻ hứng thú đối
với việc đọc, giúp trẻ cảm nhận được nội dung và những giá trị nghệ thuật có
trong tác phẩm ở mức độ của từng trẻ, hình thành khả năng đọc, nhen lên ở trẻ
tình yêu đối với đọc sách và cũng là chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp Một.
Một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã khẳng định tầm
quan trọng của truyện tranh đối với sự phát triển của trẻ trong việc học đọc. Họ
cho rằng truyện tranh phức tạp không kém gì các thể loại văn học khác và trẻ em
được học rất nhiều điều từ đó, hoặc ít nhất chúng cũng biết học cách để đọc một
cuốn sách. Trẻ biết nhận các mặt chữ cái và có thể ghép thành từ, có thể đọc theo
sự hướng dẫn của người lớn từng câu và khi được làm quen nhiều lần lặp lại sẽ
ghi nhớ được từ, từng câu trong truyện mặc dù đa phần trẻ chỉ là ghi nhớ một
cách máy móc bắt chước, nhưng dần dần sẽ giúp trẻ nhận ra được mối liên hệ
giữa hình ảnh và lời thoại trong truyện. Điều đó giúp cho việc dần dần làm quen


2

với việc đọc và ngôn ngữ nói cũng được phát triển tốt hơn. Từ đó trẻ sẽ hứng thú
với việc đọc, hứng thú đọc là cơ sở để hình thành những thói quen và các kĩ
năng đọc: tư thế ngồi đọc, cách giở sách, biết đọc từ trên xuống dưới...
1.3. Thực tế hiện nay ở trường mầm non, vấn đề hình thành khả năng
đọc nói chung và sử dụng truyện tranh để hình thành khả năng đọc nói riêng
cho trẻ còn chưa được chú ý đúng mức. Một phần do chương trình quy định
chưa chi tiết cụ thể, còn sơ sài, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của
truyện tranh đối với việc hình thành khả năng đọc nói riêng cho trẻ; mặt khác,
mặc dù truyện tranh không ít nhưng các loại truyện tranh dành riêng cho độ

tuổi mầm non chưa có nhiều ấn phẩm phù hợp (về kích thước truyện, cách thể
hiện của họa sĩ cũng như các tác giả biên soạn lời kể, việc sử dụng chất liệu của
nhà sản xuất…). Phần lớn giáo viên cho trẻ tự do tiếp xúc với truyện ở các góc
đọc sách, trẻ tự lấy sách để xem, chưa có sự hướng dẫn cụ thể chu đáo khoa
học của cô giáo khiến cho hiệu quả của việc đọc sách chưa cao.. Giáo viên
chưa có được các biện pháp tác động phù hợp để khai thác hiệu quả tác dụng
của truyện tranh đối với việc hình thành khả năng đọc cho trẻ.
Vì những lí do kể trên, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “Sử dụng
truyện tranh hình thành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất một số biện pháp sử dụng truyện tranh vào việc hình thành khả
năng đọc ban đầu cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp sử dụng truyện tranh hình thành khả năng đọc cho trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các biện pháp sử dụng truyện tranh theo hướng tạo
môi trường phong phú các loại truyện tranh trong lớp học, khai thác ưu thế


3

của thể loại truyện tranh, cho trẻ tích cực hoạt động tương tác với truyện
tranh thì sẽ góp phần hình thành ở trẻ khả năng đọc ban đầu, chuẩn bị cho trẻ
sẵn sàng học đọc ở lớp Một.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng truyện tranh hình thành

khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi.
5.2. Khảo sát thực trạng việc sử dụng truyện tranh hình thành khả năng
đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non hiện nay.
5.3. Xây dựng một số biện pháp sử dụng truyện tranh hình thành khả
năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
5.4. Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả
của các biện pháp đã đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu
- Tiếp cận hoạt động: Theo lí thuyết hoạt động, sự phát triển nhận thức
về mọi mặt của con người đều phải thông qua hoạt động của bản thân, hoạt
động càng tích cực thì con người càng phát triển. Có thể nói khả năng của con
người nói chung và của trẻ 5-6 tuổi nói riêng chỉ được bộc lộ, hình thành
trong hoạt động và thông qua hoạt động. Do vậy, cách tiếp cận hoạt động
trong đề tài này được thể hiện thông qua việc tổ chức các hoạt động như trong
giờ đọc và kể truyện, hoạt động thư viện, hoạt động chiều... nhằm sử dụng
truyện tranh hình thànhở trẻ khả năng đọc ban đầu.
- Tiếp cận phát triển: Khi hình thành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi, giáo
viên cần dựa vào sự phát triển đã có của trẻ và mức độ phát triển trẻ có thể đạt
được (vùng phát triển gần nhất) để xác định mục đích, lựa chọn nội dung,
phương pháp giáo dục.
- Tiếp cận tích hợp: Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non nhìn
nhận đứa trẻ như một chỉnh thể thống nhất. Vì vậy khi hình thành khả năng


4

đọc cho trẻ 5-6 tuổi, giáo viên cần lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức
phù hợp, có mối liên quan chặt chẽ với nhau, tác động lên nhau.
- Tiếp cận cá nhân trong giáo dục: Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt,

chịu sự tác động khác nhau của các yếu tố bẩm sinh- di truyền, yếu tố môi
trường và yếu tố giáo dục. Do đó khi hình thành khả năng đọc cho trẻ giáo
viên cần hiểu rõ về đặc điểm cá nhân trẻ như sự chú ý, hứng thú, ảnh hưởng
của gia đình, xã hội... để có những biện pháp, hình thức tác động phù hợp
6.2. Các phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên
cứu của đề tài.
6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát trẻ, quan sát các hoạt động của
giáo viên.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Anket) để khảo sát thực trạng
việc sử dụng truyện tranh để hình thành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở
trường mầm non, điều tra phụ huynh trẻ.
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến chuyên gia qua các hội thảo
hoặc phỏng vấn trực tiếp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
6.2.3.Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu.
Sử dụng toán thống kê, phân tích, xử lí số liệu, kiểm định kết quả nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu truyện tranh xuất bản trong nước được giáo viên lựa
chọn và sử dụng trong trường mầm non để hình thành khả năng đọc cho trẻ
lớn 5-6 tuổi.
7.2. Chỉ nghiên cứu một số biện pháp sử dụng truyện tranh hình thành
khả năng đọc cho trẻ lớn 5-6 tuổi.


5


7.3. Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành trên trẻ 5- 6 tuổi ở một số
trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo chương trình Giáo
dục mầm non hiện hành.
8. Đóng góp mới của đề tài.
8.1.Đóng góp về mặt lý luận
- Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc đề
xuất biện pháp sử dụng truyện tranh hình thành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi.
- Luận án đưa ra được những biện pháp sử dụng truyện tranh hình
thành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi.
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
8.2.1. Luận án chỉ ra hiện trạng việc sử dụng truyện tranh hình thành
khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non hiện nay.
8.2.2. Luận án đưa ra một số nguyên tắc lựa chọn truyện tranh dành cho
trẻ em để trên cơ sở đó giáo viên có thể lựa chọn thực hiện chương trình giáo
dục phù hợp với chủ đề ở trường mầm non.
8.2.3. Những biện pháp sử dụng truyện tranh hình thành khả năng đọc
cho trẻ 5-6 tuổi được giáo viên có thể áp dụng vào thực tiễn giáo dục mầm
non hiện nay.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận án gồm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận về việc sử dụng truyện tranh hình thành khả
năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
- Chương 2: Thực trạng sử dụng truyện tranh hình thành khả năng đọc
cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
- Chương 3: Một số biện pháp sử dụng truyện tranh hình thành khả
năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
- Chương 4: Thực nghiệm sư phạm một số biện pháp sử dụng truyện
tranh hình thành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.



6

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRUYỆN TRANH
HÌNH THÀNH KHẢ NĂNG ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về đọc và đọc của trẻ mẫu giáo
Những nghiên cứu về đọc được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập
tới như tại các nước Âu Mỹ, lí thuyết đọc hiểu và dạy đọc hiểu đã được quan tâm
và nghiên cứu từ rất sớm. ‘Từ những thập niên 70 của thế kỉ XX trở lại đây có
rất nhiều công trình, bài báo viết về đọc hiểu và liên quan đến đọc hiểu trong
phạm trù đọc văn bản tiểu biểu như: K. Goodman (1970), A Push (1978),
M.Adams (1990), R. Jauss, B.Naidenxop với tác phẩm tiêu biểu như : Hoạt động
đọc, Hiện tượng đọc và học, Phương pháp đọc diễn cảm...’’[25, tr 8]. Ở Liên Xô
cũ, việc nghiên cứu vấn đề đọc cũng như các vấn đề đọc hiểu đã được nhà
nghiên cứu A. Primacopxki trình bày trong công trình: ‘Phương pháp đọc sách”,
ở đó tác giả khẳng định tính chất mới lạ trong thế giới nhân sinh được trình bày
trong tác phẩm, theo đó thế giới mới lạ chính là vẻ đẹp và giá trị thẩm mĩ của
ngôn ngữ và đời sống’’ [25, tr 9].
Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thanh Hùng là người đề cập khá sớm, các
công trình về đọc cũng như dạy đọc hiểu tạo nền tảng văn hóa cho người đọc.
Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường là công trình đầu tiên của
tác giả nghiên cứu về đọc hiểu bao quát được những nội dung cốt yếu và có
chỗ gần gũi, tương đồng với quan điểm lí luận và suy nghĩ về mô hình đọc
hiểu của nhiều nghiên cứu trên thế giới. Bên cạnh đó, cuốn sách Kĩ năng đọc
hiểu văn của tác giả cũng đã làm rõ những vấn đề cơ bản đọc, đọc hiểu, các
bình diện, nội dung bản chất của đọc và phương pháp dạy học văn, trong đó
những vấn đề cơ sở lí luận của đọc hiểu được tác giả nêu rõ trong việc dạy
đọc tác phẩm văn chương.



7

Tác giả Phạm Thị Thu Hương cũng cho rằng việc đọc mở ra chân trời
của tri thức, kinh nghiệm sống, tương tác xã hội. Việc đọc phải gắn với hiểu
để tạo cơ hội cá nhân thực sự phát triển, gắn bó với định hướng học tập suốt
đời đáp ứng yêu cầu xã hội đặt ra cho con người [25].
Nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Nguyễn Thanh Bình với luận án:
‘Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương theo loại thể trong nhà trường trung học
phổ thông” đã đề cập tới những vấn đề về đọc, đọc hiểu cơ bản cũng như các
bình diện về đọc hiểu nói chung và đọc hiểu tác phẩm văn chương nói chung
dưới góc độ tiếp cận theo loại thể trong nhà trường trung học phổ thông [5].
Việc đọc nói chung hay đọc của trẻ mẫu giáo đều phải có mục đích là
để hiểu những ý tưởng, những thông điệp trong tài liệu; không hiểu việc đọc
sẽ trở nên không còn ý nghĩa. Chính vì thế, việc đọc hiểu là phạm trù khoa
học trong nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trường. Bản thân nó có quan hệ
với năng lực đọc, hành động đọc, để nắm vững ý nghĩa của văn bản nghệ
thuật ngôn từ. Đọc chính xác thì hiểu đúng. Đọc kĩ đọc phân tích thì hiểu sâu.
Đọc trải nghiệm thẩm mĩ thì hiểu được vẻ đẹp nhân tình. Đọc sâu, đọc sáng
tạo thì hiểu được cái mới. Có nhiều cách hiểu khác nhau. Ngay ở đây ta thấy
hiểu có thể trình bày thành hệ thống các mức độ không giống nhau. Từ không
hiểu đến hiểu sơ bộ. Từ hiểu ít đến hiểu nhiều. Từ hiểu nhiều đến hiểu toàn
bộ. …Hiểu toàn diện phải vươn tới hiểu những mối quan hệ biện chứng chứa
trong tác phẩm đọc để làm nảy sinh tri thức mới. Cách quan sát, hiểu, biểu đạt
nội dung đã thu nhận được đều là ứng xứ nhân tính do ngôn ngữ của con
người có khả năng biểu đạt để hiểu nhau. Vì vậy hiểu không chỉ được diễn đạt
bằng quan niệm, bằng định nghĩa mà còn thông qua ngôn ngữ để biểu thị mối
quan hệ giữa con người với nhau. Hiểu phụ thuộc chặt chẽ vào hành động
đọc, bản thân hiểu không phải là hành động mà là hiệu quả cụ thể, rõ ràng

trong khi thực hiện mục đích đọc[25].


8

Đây là những vấn đề cơ bản về đọc và dạy đọc nói chung của học sinh
phổ thông của các tác giả, vì vậy khi nghiên cứu về việc đọc của trẻ mẫu giáo
những nghiên cứu của tác giả cũng có những đóng góp quan trọng cho đề tài
trên cơ sở hiểu rõ những vấn đề lí luận chung về việc đọc.
Với ý nghĩa lớn lao của việc đọc cho nên việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi
bước vào giai đoạn học tập chính thức ở lớp một đã được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Các nhà sư phạm Nga cho rằng các trường mẫu giáo có nhiệm
vụ cho trẻ làm quen với việc học các biểu tượng đơn vị ngôn ngữ như từ, câu,
làm quen với chữ cái: nhận diện, tập tô chữ, tập một số hành vi đọc như giở
sách, cầm bút, chơi với sách, truyện…( E.I.Trikhieva, A.I.Xôrôkina…) Tuy
nhiên, khái niệm về chuẩn bị hình thành khả năng đọc cho trẻ vẫn chưa hình
thành, các nhà khoa học Nga chủ yếu nghiên cứu phát triển ngôn ngữ nói cho
trẻ độ tuổi này.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học các nước như: Hoa Kỳ,
Australia, Nhật Bản, Trung Quốc…, đặc biệt là Hoa Kỳ dành nhiều chú ý cho
lĩnh vực chuẩn bị khả năng đọc cho trẻ mầm non (Development of Emergent
Literacy in Early Childhood). Các nghiên cứu đều cho rằng, việc học đọc của
trẻ diễn ra từ trước khi trẻ đến học ở trường tiểu học. Có nghĩa là, đã xuất hiện
những yếu tố đầu tiên của việc đọc (emergent literacy) trong các hoạt động của
trẻ. Họ khẳng định trong sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non cần sự chuẩn
bị cho việc học đọc sau này (S.M. Glazer, M.D. Morrow…) Nhiều công trình
nghiên cứu đã mô tả các dấu hiệu biết đọc xuất hiện ở trẻ từ nửa sau của tuổi sơ
sinh, phát triển mạnh mẽ vào lúc trẻ 5-6 tuổi; đề xuất các biện pháp phát triển
khả năng chuẩn bị đọc cho từng độ tuổi mầm non (M.DMorrow, B.Otto …).
Có tác giả đã đề xuất tiếp cận tích hợp trong tổ chức các hoạt động giáo dục

mầm non để chuẩn bị cho trẻ biết đọc (S.M. Glazer), tác giả cũng cho rằng việc
sử dụng văn học thiếu nhi sẽ có tác dụng tốt hình thành khá năng đọc hiểu ban
đầu cho trẻ (S.M.Glazer)[52].


9

Theo những nghiên cứu gần đây, sự phát triển khả năng đọc của trẻ bắt
đầu từ rất sớm, trước khi chúng bước vào việc học đọc chính thức ở trường
tiểu học (Alllington & Cunningham, 1996; Griffin& Snow, 1999; Clay,
1991;Han & Moats, 1999; Holdaway, 1997; Teale& Sulzby, 1986). Sự phát
triển khả năng đọc của trẻ được nuôi dưỡng bởi các mối tiếp xúc về mặt xã
hội, giữa người lớn và trẻ em, giữa trẻ em và các tài liệu đọc, chẳng hạn như
sách truyện dành cho trẻ em và khả năng đọc được coi là những hành vi đọc
xuất hiện trước tiên làm nền tảng cho việc phát triển thành khả năng đọc
thông thường. Sulzby (1989,1991), Teale (1996) cũng nhấn mạnh rằng, tiền
đọc (emergent reading) là khả năng đọc đang ló ra, nó coi như một giai đoạn
sớm nhất của sự phát triển khả năng đọc, là giai đoạn giữa của thời kì sơ
sinh cho đến khi đứa trẻ biết đọc theo cách thông thường. Sulzby và Teale
(1996) khẳng định thời kì này báo hiệu một sự tin tưởng rằng, trong một xã
hội đọc, trẻ nhỏ, thậm chí là trẻ một và hai tuổi được coi là những người đã nằm
trong quá trình phát triển để trở thành người biết đọc (emergent reader)[49].
Như vậy, việc trẻ cố gắng thể hiện những hành vi đọc nhưng không
theo quy ước ở trẻ được các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý như một sự bắt
đầu chính thức của việc đọc. Từ những khái niệm về khả năng đọc (emergent
reading) cho thấy, các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận rằng đó là khả năng khởi
đầu cho việc đọc trước khi trẻ có thể đọc một cách thực thụ. Khả năng đọc
được diễn ra trong hai giai đoạn giữa thời kì mới sinh và thời kì trẻ bắt đầu
lĩnh hội việc dạy học bao gồm học về đọc và chữ in khi đến trường phổ thông.
Khả năng đọc là nền tảng quan trọng cho sự phát triển các năng lực học tập

của trẻ sau này. Phát triển khả năng đọc của trẻ được coi là một quá trình hình
thành và biến đổi những năng lực có liên quan đến đọc, qua đó trẻ sẽ có cơ
hội trở nên biết đọc và thường được bắt đầu ở giai đoạn rất sớm trong quá
trình phát triển của trẻ (ngay từ lứa tuổi mầm non).


10

Các nhà khoa học ở trường Đại học Nữ thục Ochanomizu (Ochanomizu
Women’s University) Tokyo Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu một dự án quốc
tế về những cách biệt trong giáo dục giữa một số nước Châu Á (trong đó có
Việt Nam). Theo đó, một cuộc điều tra về vấn đề hình thành khả năng đọc viết
cho trẻ mầm non (emergent literacy) đã được thực hiện với sự tham gia của các
nhà khoa học đến từ các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Mông Cổ,
Trung Quốc. Dự án này tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc
chuẩn bị khả năng tiền đọc viết cho trẻ mẫu giáo như: môi trường gia đình,
trường mầm non, vai trò của cha mẹ, cô giáo, các phương tiện học tập như
sách, truyện tranh, truyền hình… Các nhà khoa học các quốc gia khác nhau đã
tập trung nghiên cứu để trả lời câu hỏi: có dạy chữ cho trẻ mẫu giáo hay không
và dạy ở mức độ nào là phù hợp ( N. Uchida, T. Hamano, Đinh Hồng Thái... ).
Như vậy, các nghiên cứu trên đã có sự chú ý tới việc dạy đọc cho trẻ hay không
và việc chuẩn bị như thế nào khi trẻ ở trường cũng như ở nhà.
Bên cạnh đó, quan điểm của các nhà nghiên cứu như: Holdaway
(1979), Piaget (1955), và Vygotsky (1962) cũng đều cho rằng trẻ cần phải
được được chuẩn bị về khả năng đọc, viết trước khi trẻ đi học, và đây cũng là
nền tảng cho các nhà nghiên cứu khác như Butller (1979), Crago (1975),
Heath Durkin (1966), (1983), Hiebert (1981), Taylor (1983), và Teale (1986),
khi nghiên cứu về khả năng đọc của trẻ, đã đưa ra những kết luận sau:
- Trẻ em biết chữ trước khi chúng được học đọc chính thức ở trường
tiểu học.

- Ngôn ngữ bằng lời nói đóng vai trò như một người đảm nhiệm và sau
đó là người bạn đồng hành trong quá trình đọc.
- Khả năng đọc phát triển trong các tình huống thực tế trong và ngoài
trường học, trong các môi trường khác nhau.
- Đọc cho trẻ nghe là một phần thiết yếu trong quá trình học đọc, học
viết của trẻ.


11

Một số nghiên cứu khác của Burroughs; Fodor; Durkin; Walker và
Keurbitz tập trung vào phát triển vốn từ vựng cho trẻ và thực sự quan tâm tới
việc tạo cho trẻ hứng thú với việc đọc. Nghiên cứu của Well (1986) cho thấy
một số hoạt động phát triển khả năng đọc của trẻ. Khi trẻ nghe một câu chuyện,
điều quan trọng là trẻ hiểu và có thể đọc lại. Điều này cho thấy vai trò to lớn
của cô giáo, cha mẹ, anh chị và ông bà trong việc dạy trẻ đọc. Khi trẻ đọc một
cách tự nhiên, chúng tạo ra khung cảnh cho câu chuyện theo trí tưởng tượng
của chúng. Trẻ được học và biết cách mở đầu câu chuyện, diễn biến và kết thúc
câu chuyện, cấu trúc của câu chuyện từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.
Những quan điểm hiện tại về việc học đọc cho chúng ta biết rằng trẻ
biết chữ sớm sẽ phát triển nhận thức sớm. Việc đọc, viết, ngôn ngữ nói, tạo
điều kiện thuận lợi cho giao tiếp. Giao tiếp là kết quả từ nhu cầu hoạt động xã
hội và văn hóa. Tất cả các hoạt động liên quan đến giao tiếp tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển khả năng đọc của trẻ, nhưng hoạt động có ảnh
hưởng nhất là đọc cho trẻ nghe. Đọc cho trẻ giúp phát triển nhận thức và cũng
kích thích những cảm xúc yêu thương. Việc truyền đạt kiến thức cho trẻ đầy
tình yêu thương là một trải nghiệm thành công trong việc dạy trẻ đọc. Hiện
nay, các kiến thức được sử dụng để xác định và xây dựng môi trường và
chương trình giảng dạy đọc đều dựa theo các lý thuyết trên, các lý thuyết này
minh chứng cho việc tiếp thu và phát triển của ngôn ngữ. Không có lý thuyết

nào giải thích cho các quá trình phức tạp này, nhưng chọn lọc từ một số giả
thuyết như vậy sẽ giúp các nhà tâm lý học và giáo dục học giải thích khả năng
này của con người. Không có lý thuyết của việc tiếp thu ngôn ngữ, người ta
vẫn có thể học ngôn ngữ tự nhiên khi có sự giao tiếp có mục đích giữa con
người trong xã hội. Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, cũng giống như văn hóa
và các giá trị khác. Bản chất đối ứng của giao tiếp - nói và nghe, đọc và viết đòi hỏi phải học tập đồng thời các thành phần ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ
được phát triển gắn bó với nhau. Không phải chỉ có thuyết hành vi hay Piaget


12

hay Vygotsky có câu trả lời mà tất cả đều trả lời cho câu hỏi thế nào và tại sao
trẻ em phải học cách biết đọc.
Cá nhà giáo dục sớm đặc biệt quan tâm đến dạy trẻ đọc sớm: Glenn
Doman, Robert Titzer (Mỹ), Phùng Đức Toàn, Ngô Hải Khê (Trung Quốc),
Kimura Kyuichi (Nhật Bản)… Họ cho rằng có thể và cần phải dạy trẻ đọc sớm
và đây là con đường rất tốt để phát triển trí tuệ cho trẻ. Phùng Đức Toàn và
Glenn Doman đồng quan điểm với nhau khi cho rằng: trẻ học chữ viết dễ hơn
học ngôn ngữ âm thanh; cần phải dạy chữ trước khi trẻ biết nói; dạy càng sớm
càng tốt, sơm nhất có thể và đó là bắt đầu từ tuổi sơ sinh [58] , [11].
Ở Việt Nam, việc chuẩn bị cho trẻ khả năng đọc trước tuổi đến trường
đang được quan tâm chú ý và đặt ra trong những năm gần đây trong thực tiễn
giáo dục mầm non. Khi thực hiện chương trình mẫu giáo cải tiến từ những
năm 80 thế kỷ trước, các nhà sư phạm đề xuất nội dung cho trẻ làm quen với
chữ cái. Chương trình GDMN những năm gần đây đã mở rộng hơn nội dung
này bằng việc cho trẻ làm quen với chữ viết trong nội dung chuẩn bị cho trẻ
vào lớp một. Nhiều nhà nghiên cứu tâm lí học, giáo dục học quan tâm đến
giáo dục mầm non cũng đã lên tiếng phản đối việc dạy đọc một cách chính
qui trước khi vào lớp một như: Lê Thị Ánh Tuyết: ‘Tính cấp thiết của năng
lực đọc và viết”, Tạp chí GDMN số 2/1995, Trần Trọng Thuỷ: ‘Trẻ em cần

phải được chuẩn bị cho việc vào lớp một”; Nguyễn Ánh Tuyết,... Tuy nhiên,
họ lại nhất trí với nhau ở quan điểm cho rằng, việc chuẩn bị bước đầu về
phẩm chất tâm lí như tư duy, ngôn ngữ, thể lực sẽ giúp trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng
học đọc ở lớp Một. Trên cơ sở đó sẽ tạo ra những tiền đề, những điều kiện cơ
sở ban đầu thiết thực nhằm giúp trẻ bước vào giai đoạn học đọc chính thức
thuận lợi, tự tin và hứng thú.
Các tác giả đã chú ý tới nội dung chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một, trong
đó việc chuẩn bị cho trẻ học đọc, các kĩ năng nghe, nói, diễn đạt lại những nội
dung người lớn nói một cách rõ ràng.


13

Tác giả Lê Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Kim Oanh trong bài viết: ‘Một
số hình thức chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi học đọc, học viết”, (Tạp chí Nghiên cứu
giáo dục năm 2000) cũng cho rằng: Việc chuẩn bị cho trẻ đi học lớp một phải
là sự chuẩn bị toàn diện chứ không phải chỉ rèn luyện một kĩ năng, vì vậy để
giúp trẻ có hứng thú với việc học đọc cần phải tạo môi trường cho trẻ hoạt
động và trải nghiệm, cần tạo góc “ thư viện” với những quyển truyện tranh,
sách trò chơi để trẻ có thể đọc, vẽ theo các chữ đó, cha mẹ thường xuyên đọc
sách cho trẻ nghe. Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng, thực ra không phải trẻ
đọc được chữ mà là đọc theo tranh, đó chính là cách đọc của trẻ mẫu giáo.
Công trình nghiên cứu: “Phát triển hứng thú đọc cho trẻ tiền học
đường” của hai tác giả Nguyễn Thanh Hùng và Hà Nguyễn kim Giang là một
trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về việc đọc và hình thành khả
năng đọc cho trẻ mẫu giáo ở Việt Nam. Ở đó, các tác giả nhấn mạnh vai trò
của sách, truyện tranh, tạp chí với việc tạo ra hứng thú khả năng đọc của trẻ.
Tác giả chỉ ra môi trường đọc sách, truyện, thói quen đọc sách, hướng dẫn
đọc của cô giáo, cách trẻ đọc ở thư viện, chỉ ra các biện pháp thiết thực để
hình thành khả năng đọc cho trẻ. Đưa ra các biện pháp phát triển hứng thú đọc

cho trẻ như việc đọc diễn cảm, đưa trẻ đi thư viện hoặc tham quan hiệu sách...
Tuy nhiên, sử dụng truyện tranh với những biện pháp biện pháp cụ thể để
hình thành khả năng đọc cho trẻ các tác giả chưa nêu rõ.
Tác giả Nguyễn Thị Như Mai trong các công trình:“ Nghiên cứu cách
thức chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo học đọc ở trường mầm non và gia đình” và:
“Đánh giá khả năng học đọc của trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị đến trường phổ thông”
đã đưa ra cách thức chuẩn bị đọc cho trẻ được diễn ra như thế nào và các
quan niệm của phụ huynh cũng như giáo viên về việc tiếp cận với việc phải
chuẩn bị cho trẻ những gì để trẻ đọc. Tác giả cũng cho rằng việc chuẩn bị
cho trẻ đến trường phổ thông là quan trọng, trong đó việc dạy cho trẻ đọc
chính là mong muốn của cha mẹ và là nhiệm vụ của giáo viên. Muốn trẻ đọc


14

thì phải dạy trẻ học đọc, tức là học để nhận biết, phân biệt các kí hiệu viết
qua đó nắm được ý nghĩa của chúng và trẻ phải được chuẩn bị những khả
năng tâm lí cần thiết [36], [37].
Tác giả Hà Nguyễn Kim Giang trong các công trình nghiên cứu: " Cho
trẻ làm quen với tác phẩm văn học, một số vấn đề lí luận và thực tiễn", "
Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học", "Phương
pháp đọc diễn cảm" đã chỉ ra việc đọc nói chung cũng như đọc của trẻ mẫu
giáo nói riêng, tác giả cho rằng: Đọc tức là biến hình thức của chữ viết văn
bản thành hình thức âm thanh của ngôn ngữ, để làm cho người nghe hiểu
được những điều mà tác giả đã nói qua chữ viết. Đọc là một quá trình nhận
thức, một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở của việc tiếp nhận thông tin
bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác để phân biệt các kí hiệu
chữ viết trong tập hợp của nó, qua đó mà hiểu được nghĩa, biết được nội
dung. Tác giả cũng cho rằng việc đọc của trẻ mẫu giáo chính là trẻ phải hiểu
được cả giá trị nội dung tác phẩm ở mức độ của trẻ và trẻ em chính là một bạn

đọc đang phát triển, mọi trẻ em đều có nhu cầu học và khám phá mọi vật xung
quanh, vì vậy "Phát triển hứng thú đọc cho em tiền học đường" chính là cách
tiếp cận hoàn toàn phù hợp với trẻ mẫu giáo. Phát hiện khả năng đọc bằng các
kí hiệu thị giác của trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn, coi trẻ là một "bạn
đọc" tuy chưa phải là đích thực, nhằm chuẩn bị cho trẻ bước vào học đọc ở
lớp một, trở thành bạn đọc có văn hoá ngày mai [16]. Trong các công trình
nghiên cứu của mình tác giả cũng chỉ ra những phương pháp, biện pháp dạy
tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo, đề cập tới việc sử dụng tác phẩm văn học
là hình thức quan trọng giúp trẻ làm quen với việc đọc, chỉ ra được những đặc
điểm tiếp nhận tác phẩm văn học của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để từ đó thấy
chúng hoàn toàn có thể tiếp nhận được tác phẩm ở mức độ của mình, cũng
như việc hình thành cho trẻ những kĩ năng ban đầu của việc đọc[16]. Những
nghiên cứu trênđã giúp chúng tôi định hướng của đề tài và vận dụng những


×