Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tuần 8 giáo án lớp 3 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – cô thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.69 KB, 31 trang )

TUẦN 8
Thứ 2 ngày 15 tháng 10 năm 2017
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN:
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
1. KT: - Bước đầu biết đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt được lời người dẫn
chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau.
(Trả lời được các câu hỏi SGK).
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
2. KN: Rèn luyện năng lực đọc, kể phân vai, học sinh biết diễn đạt nội dung câu trả lời
theo cách hiểu của mình; trả lời lưu loát.
3. TĐ: GDH biết chia sẻ, quan tâm đến mọi người trong cộng đồng,
4. NL: Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
Nhóm trưởng điều hành ôn bài : “Bận” và trả lời câu hỏi
Việc 1: KT đọc bài: Bận và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 60.
Việc 2: Nhận xét
Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo kết quả.
GV nhận xét chung
Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: HS đọc to, rõ, thuộc bài “ Bận” và trả lời câu hỏi .
- HS trả lời to rõ ràng, mạnh dạn tự tin
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập.
2.Hình thành kiến thức:


- Giới thiệu bài - ghi đề bài - HS nhắc đề bài
- GV đọc toàn bài - HS theo dõi.
- Đọc mẫu nêu cách đọc chung:
a. Hoạt động 1: Hoạt động nhóm 4 Luyện đọc đúng:
Việc 1: Đọc lần 1: Luyện phát âm đúng.
+ HS luyện đọc câu - Luyện đọc từ khó (HS tìm từ khó đọc hoặc từ mà bạn trong nhóm
mình đọc chưa đúng để luyện đọc, sửa sai.
+ GV theo dõi - Hỗ trợ HS phát âm từ khó - Luyện đọc câu.
+ GV ghi lại những từ HS phát âm sai phổ biến (nếu có) lên bảng và HD cho HS cách
đọc : lễ phép, xe buýt, đàn sếu, bà lão..


Việc 2: Luyện đọc đoạn kết hợp đọc chú thích và giải nghĩa từ SGK –Trang 63.
Việc 3: Luyện đọc đúng các câu dài; câu khó đọc.
+ Tìm và luyện đọc các câu dài; câu khó đọc có trong bài
“Bỗng các em dừng lại/ khi thấy một cụ già ngồi ở vệ cỏ ven đường.//”
- Kết hợp đọc toàn bài.
- Luyện đọc đoạn trước lớp.
- Chia sẻ cách đọc của bạn.
- 1 em đọc cả bài.
Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: HS đọc to, rõ, đúng cá từ: : lễ phép, xe buýt, đàn sếu, bà lão..
+Hợp tác nhóm tích cực
+ Hs đọc to rõ ràng
- PP: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
b. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 4. Tìm hiểu bài
Việc 1: Cá nhân đọc lướt bài để trả lời câu hỏi 1,2,3,4,5 SGK - Trang 63
Việc 2: Cùng nhau trao đổi tìm hiểu nội dung câu chuyện.
Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp

*Đánh giá:
- Tiêu chí: Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn. Biết hợp tác cùng bạn để tìm ra câu trả lời ở
sgk.
+ Các bạn nhỏ đi đâu ? ( Các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ)
+ Vì sao các bạn nhỏ phải dừng lại ? (Vì nhìn thấy một cụ già)
+ Các bạn nhỏ đã quan tâm đến ông cụ như thế nào ? ( Các bạn băn khoăn và trao đổi
với nhau... Cuối cùng cả tốp đến nơI, hỏi thăm ông cụ.)
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn ? ( Bà cụ ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện.)
+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ , ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ? (Vì các bạn là những
đứa trẻ ngoan, nhân hậu. )
-Rút ND chính của bài: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau.
- PP: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a. Hoạt động 3: Hoạt động nhóm 4. Luyện đọc lại
Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thi đọc bài trong nhóm - GV theo dõi.


Việc 2: HS thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
Việc 3: Thi đọc trước lớp bình chọn bạn đọc tốt trong lớp
- Tiêu chí đánh giá: HS đọc to, rõ, bước đầu có diễn cảm.\
+Tích cực hoạt động nhóm.
+ HS đọc to rõ ràng
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập.
b. Hoạt động 4: - GV nêu nhiệm vụ.
Việc 1: HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện. ( 2 - 3 HS) bảng phụ
Việc 2: Dựa vào tranh minh hoạ và yêu cầu từng cặp HS dựa tranh đã để tập kể.

c .Hoạt động 5: HĐ nhóm 4.

Việc 1: Học sinh kể chyện trong nhóm. NT điều hành cho các bạn kể trong nhóm kể.
Việc 2: Các nhóm thi kể trước lớp.Cả lớp bình chọn học sinh kể hay. GV chia sẻ cùng
HS
*Đánh giá:
+ Tiêu chí :
- Dựa vào gợi ý các câu hỏi SGK kể lại một đoạn của câu chuyện “Trận bóng dưới lòng
đường “ theo lời kể một nhân vật.
- Có thói quen kể chuyện tự nhiên, - Hợp tác tốt
+Phương pháp: vấn đáp
+Kĩ thuật: kể chuyện; nhận xét bằng lời
* GV củng cố, liên hệ và giáo dục HS:
- Câu chuyện trên cho ta thấy điều gì ? (Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến
nhau.)
- Em cần làm những việc gì để thể hiện đúng luật lệ giao thông ?
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ câu chuyện cho người thân, cùng người thân chấp hành tốt ATGT.
————š{š————
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. KT: - Thuộc bảng chia 7 và vận dụng phép chia 7 trong giải toán.
- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.
(H được BT 1, BT 2 cột 1, 2, 3, BT3, BT4.)


2. KN: Rèn kỹ năng tính toán.
3. TĐ: GD H tính cẩn thận, chính xác.
4. NL: Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác tốt với bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ. Đồ dùng dạy toán có các chấm tròn.

- HS: Bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
-TBHT tổ chức các bạn trong lớp chơi trò chơi : Xì điện để gây hứng thú trước khi vào
học.( Ôn các bảng nhân, chia 7 đã học).
Việc 1:Nghe TBHTphổ biến luật chơi
Việc 2: Hs chơi
Việc 3: Nhận xét
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đọc đúng to rõ ràng, đúng kết quả phép nhân hoặc chia mà bạn nêu cho mình.
+ Tích cực, chăm chú lắng nghe bạn nêu phép tính. Mạnh dạn, tự tin khi trả lời.
- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
2. Hình thành kiến thức:
* Nghe cô giáo giới thiệu bài - Ghi đề - Nêu mục tiêu tiết học.
* Hình thành kiến thức:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính nhẩm: SGK Trang 36
Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu, nhẩm
Việc 2: Cùng nhau trao đổi miệng, một nêu phép tính, một nêu kết quả
Việc 3: Chia sẻ trình bày bài giải trước lớp.
* Đánh giá
-Tiêu chí đánh giá: thuộc bảng nhân 7,vận dụng nêu đúng kết quả .
+ Hợp tác nhóm tích cực.
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Nói to, rõ ràng.
- PP: Quan sát,vấn đáp.
- KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi , nhận xét, trình bày,
Bài 2 cột 1, 2, 3 : Tính. SGK Trang 36

Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu, làm bài


Việc 2: Chia sẻ với bạn bên cạnh về cách làm
Việc 3: Chia sẻ trình bày bài giải trước lớp.
* Đánh giá
- Tiêu chí đánh giá: thuộc bảng chia 7 ,vận dụng tính đúng kết quả .
+ Hợp tác nhóm tích cực.
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Nói to, rõ ràng.
- PP: Quan sát,vấn đáp.
- KT: Ghi chép ngắn,đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày,
Bài 3: Giải toán. SGK Trang 36
* GV giao việc cho HS:
Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu, làm bài
Việc 2: Chia sẻ với bạn về cách làm
Việc 3: Chia sẻ trình bày bài giải trước lớp.
* Đánh giá
-Tiêu chí đánh giá: Vận dụng nhanh bảng chia 7 vào giải toán.
+ Hợp tác nhóm tích cực.
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Nói to, rõ ràng.
- PP: Quan sát,vấn đáp
- KT: Ghi chép ngắn, đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày,
Bài 4: Tìm 1/7 số con mèo của mỗi hình.SGK Trang36
* GV giao việc cho HS:
Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu, làm bài
Việc 2: Chia sẻ với bạn về cách làm
Việc 3: Chia sẻ trình bày bài giải trước lớp.
* Đánh giá

-Tiêu chí đánh giá: vận dụngbảng chia 7tìm nhanh 1/7 số con mèo trong mỗi hình( Hình
a ,3con; hình b, 2 con. .


+ Hợp tác nhóm tích cực.
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Nói to, rõ ràng.
- PP: Quan sát,vấn đáp
- KT: ghi chép ngắn, đăt câu hỏi, nhận xét, trình bày,
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân về bảng chia 7, tìm 1/7 của một hình đơn giản.
————š{š————
TN-XH :
VỆ SINH THẦN KINH
I.MỤC TIÊU
1. KT: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần
kinh.
- Biết tránh những việc làm có hại đói với thần kinh.
2. KN: Có KN giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
3.TĐ: GD HS biết bảo vệ thần kinh.
4. NL: Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên, tự giải quyết vấn đề tốt.
II. CHUẨN BỊ
-GV:Hình trang 32, 33-.Vở bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:5’

- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
* Đánh giá:
-Tiêu chí: HS nêu được: Vai trò của não trong hoạt động của con người.

Mạnh dạn tự tin khi TB
- pp: Vấn đáp,quan sát
- KT: Ghi chép ngắn ,Nhận xét bằng lời.
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HĐ 1: Quan sát và thảo luận: (10- 12’)

Việc 1 :Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK, đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình, nhằm
nêu rõ vật từng hình đang làm gì ? việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần
kinh ?
Việc 2: Làm việc cả lớp
Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Nhận xét, chốt những việc nên làm và không nên làm để vệ sinh thần kinh.
* Đánh giá:
-Tiêu chí: HS nêu được: những việc nên làm và không nên làm để vệ sinh thần kinh.


+ KN quan sát tranh, hợp tác nhóm,chia sẻ.
- pp: Vấn đáp,quan sát
- KT: Ghi chép ngắn , Nhận xét bằng lời.
HĐ 2: Đóng vai: (10’)

Việc 1: Giao nhiệm vụ.
Ở trạng thái tâm lí nào có hại cho thần kinh?
Việc 2: Chia sẻ, các nhóm trình diễn
Y/c HS rút ra bài học gì qua hoạt động này.
HĐ3: Làm viêc với SGK: (10’)

Việc 1: Giao nhiệm vụ: QS, trao đổi cặp
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả.

Chốt ý đúng.

* Đánh giá
- Tiêu chí đánh giá:
HS nắm được một số việc nên làm và không nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần
kinh.
- Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
.Hợp tác nhóm tốt. Mạnh dạn tự tin khi TB
- pp: Vấn đáp, quan sát
- KT: Ghi chép ngắn ,Nhận xét bằng lời.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 5’)
- Về chia sẻ với mọi người cần vệ sinh thần kinh.
————š{š————
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2018
GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN

TOÁN:
I.MỤC TIÊU
1. KT: - Biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán. Biết phân
biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần.
- Vận dụng kiến thức vừa học làm được các bài tập 1, 2, 3.
2. KN: Rèn KN giải toán dạng : giảm một số đi một số lần
3. TĐ: GDHS tính cần cù, chịu khó trong học toán.
4. NL: Biết tự giải quyết vấn đề, hợp tác chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV - Bảng phụ


III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1.Khởi động:
- TBHT tổ chức các bạn trong lớp chơi trò chơi : Xì điện để gây hứng thú trước khi vào
học.( Ôn lại bảng 7 đã học)
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đọc đúng to rõ ràng, đúng kết quả phép chia mà bạn nêu cho mình.
+Tích cực, chăm chú lắng nghe bạn nêu phép tính. Mạnh dạn, tự tin khi trả lời.
- PP: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
2. Hình thành kiến thức:
Giới thiệu bài - Ghi đề - nêu MT
Hướng dẫn HS phân tích bài toán
Việc 1: HS đọc để HS trả lời:
Vẽ sơ đồ để tóm tắt
Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhóm + Nhận xét
Việc 3:- Chia sẻ kết quả trước lớp - NX:
* Đánh giá
-Tiêu chí đánh giá:
HS nắm biết vận dụng giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần
vào giải toán.
- PP: Quan sát,vấn đáp.
- KT: Ghi chép ngắn,đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày,
* Chốt: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* GV giao việc cho HS; theo dõi hỗ trợ thêm cho các nhóm.
Bài 1: Viết theo mẫu - SGK( trang 37 )
Việc 1:
Cá nhân nhẩm

Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhóm + Nhận xét


Việc 3: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp - nhận xét - Chốt kết quả đúng.


* Đánh gá: - TCĐG: + HS vận dụng muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia
cho số lần
chính xác kết quả.
- PP: Quan sát,vấn đáp
- KT: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi và TLCH, trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn
vinh kết quả học tập.
Bài 2 : Giải toán dựa theo tóm tắt.SGK- ( trang 37 )
Việc 1: HS làm bài vào vở nháp
Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trong nhóm, nhận xét - chốt kết quả đúng.

Việc 3:- Chia sẻ kết quả trước lớp - NX:

* Đanh giá
- Tiêu chí đánh giá: + Giải đúng bài toán, trình bày khoa học.
+ Hợp tác làm việc nhóm
+ Trình bày to, rõ ràng
- PP: Quan sát, vấn đáp.
- KT: Ghi chép ngắn, Đăt câu hỏi và TLCH , nhận xét bằng lời, viết nhận xét, tôn vinh
kết quả học tập, phân tích, phản hồi.
* Chốt: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần
Bài 3 trang 38. Vẽ đoạn thẳng.
Việc 1: Em đọc bài toán, và vẽ vào vở
Việc 2: Chia sẻ kết quả với các nhóm + Nhận xét,
Việc 3: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp - nhận xét - Chốt kết quả đúng.
- Tiêu chí đánh giá: HS vận dụng giảm một số đi nhiều lần và giảm đi một số đơn vị để
tính và vẽ được nhanh các đoạn thẳng : 2cm, 4cm.

- PP: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng người thân thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán, phân
biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần.
————š{š————
TẬP VIẾT:
ÔN CHỮ HOA G
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:


1.KT: - Viết chữ viết hoa G (1 dòng), C, Kh (1 dòng)
- Viết đúng tên riêng Gò Công (1 dòng) và câu ứng dụng: Khôn ngoan đối đáp người
ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ .
2. KN: H viết nhanh, đẹp các dòng trong bài tập viết.
3. TĐ: Giáo dục H có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
4. NL: Tích cực chủ động. Biết chia sẻ với các bạn trong nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Mẫu chữ viết hoa G, từ, câu ứng dụng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
HS tập bài TD chống mệt mỏi.

2.Hình thành kiến thức:
2.Hình thành kiến thức:
- Nghe GV giới thiệu bài - ghi đề bài - Nêu mục tiêu tiết học
HĐ1 : Luyện viết chữ hoa
Việc 1: Quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết và theo dõi GV viết mẫu.


Việc 2: Luyện viết vào bảng con
Việc 3: Cùng nhận xét và chữa bài của bạn.
HĐ2 : Luyện viết từ ứng dụng
Việc 1: Đọc từ ứng dụng, hiểu nghĩa từ ứng dụng(GV đính từ ứng dụng lên bảng)
* Gò Công là tên một huyện ở tỉnh Tiền Giang.
Việc 2: Trao đổi về cách viết, độ cao các con chữ , khoảng cách giữa các con chữ trong
một chữ và khoảng cách giữa chữ này và chữ khác.
Việc 3: Luyện viết vào bảng con
Việc 4: Cùng nhận xét và chữa bài của bạn.


HĐ3 : Luyện viết câu ứng dụng
Việc 1: Đọc câu ứng dụng, hiểu nghĩa câu ứng dụng(GV đính câu ứng dụng lên bảng
hoặc HS đọc ở vở)
* GV: - Giải thích câu ứng dụng: "Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau."
Khuyên anh em trong nhà phải biết thương yêu nhau.
Việc 2: Trao đổi về cách trình bày, cách viết

Việc 3: Luyện viết vào bảng con: Khôn, Gà

Việc 4: Cùng nhận xét và chữa bài của bạn.
*Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp, viết
- KT:Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi ; nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm được cấu tạo của chữ hoa G gồm có (2 nét ...),độ cao 4 li; độ rộng 2,5 li,
Chữ
+ Nắm được cách viết chữ G hoa điểm đặt bút đến điểm kết thúc;, từ ứng dụng
Gò Công; câu ứng dụng : Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài

đá nhau.
+ Hiểu được nghĩa câu ứng dụng: Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ
chớ hoài đá nhau.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Việc 1: HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cầm bút, để vở.
Việc 2: Em luyện viết vào vở theo yêu cầu.
Việc 3: HS đổi chéo, dò bài, NX, GV Chấm bài, đánh giá nhận xét. Tuyên dương HS
viết tốt
*Đánh giá:


- Phương pháp: Viết, vấn đáp
-Kĩ thuật : Viết lời nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
- Tiêu chí: + KN viết chữ hoa G đảm bảo đúng nét đúng độ rộng, độ cao.
+ Viết từ ứng dụng Gò Công
đúng quy trình viết, đúng chính tả
+ Viết câu ứng dụng ; câu ứng dụng : Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một
mẹ chớ hoài đá nhau đều nét và nối chữ đúng quy định, khoảng cách, cỡ chữ đảm bảo.
+ Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ
viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
+ HS viết cẩn thận, đẹp.
+ Tự học và tự giải quyết vấn đề tốt
*Củng cố. Liên hệ.
Qua câu ca dao trong bài chúng ta thấy được tình cảm của anh em trong gia đình. Vậy
em cần làm gì để thể hiện tình cảm đó?
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Dặn HS vận dụng viết đúng các chữ hoa trên vào trong các môn học.
————š{š————
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:


TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG.
ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ?

I. MỤC TIÊU:
1. KT: Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng ( BT 1). Biết tìm các bộ phận
của câu trả lời câu hỏi : Ai ( cái gì, con gì)? Làm gì ? ( BT3). Biết đặt câu hỏi cho các bộ
phận của câu đã xác định ( BT 4). HSKG làm được BT 2.
2.KN: Rèn luyện kỹ năng tìm nhanh bộ phận câu Ai ( cái gì, con gì)? Làm gì ?, đặt câu.
3. TĐ: Giáo dục H có ý thức sử dụng đúng một số từ ngữ về cộng đồng, các mẫu câu khi
viết câu.
4. NL: Tự giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm tốt.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp làm bài tập 1 SGK trang 50
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
Đánh giá:
- PP: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập.
- Tiêu chí đánh giá: + HS làm được các bài tập


+ HS tích cực hợp tác
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài - HS nhắc đề bài
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*GV giao việc cho HS, theo dõi, hỗ trợ thêm HS tiếp thu còn hạn chế.

Bài 1: +Xếp từ vào bảng...? SGK- trang 65
Việc 1: - HS đọc bài và tự tìm
Việc 2: Chia sẻ trong nhóm
Việc 3: - Các nhóm chia sẻ trước lớp.
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi-nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Xếp được đúng, nhanh những từ ngữ theo 2 nhóm
* Những người trong cộng đồng: cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương.
* Thái độ, hoạt động trong cộng đồng: cộng tác, đồng tâm.
+ Hợp tác nhóm tích cực.
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Nói to, rõ ràng.
Bài 2: + Tán thành và không tán thành với các câu tục ngữ - SGK- trang 66
Việc 1: - HS làm vào vở, 1 em làm bảng phụ:
Việc 2: Chia sẻ trong nhóm
Việc 3: - Cùng nhau chia sẻ trước lớp
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi-nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Trả lời đúng:
Tán thành thái độ ứng xử ở câu a,c.
Không tán thành thái độ ứng xử ở câu b.
+ Hợp tác nhóm tích cực.
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Nói to, rõ ràng.
Bài 3: Tìm các bộ phận của câu +Xếp từ vào bảng...? .SGK- trang 66



Việc 1: HS đọc bài và tự tìm
Việc 2: Chia sẻ trong nhóm
Việc 3: - Các nhóm chia sẻ trước lớp.
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi-nhận xét bằng lời, tôn vinh
- Tiêu chí đánh giá:
+ Xếp được đúng, nhanh các bộ phận của câu +Xếp từ vào bảng.
+ Hợp tác nhóm tích cực.
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Nói to, rõ ràng.
Bài 4: SGK- trang 66
+ Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
Việc 1: - HS làm vào vở, 1 em làm bảng phụ:
Việc 2: Chia sẻ trong nhóm
Việc 3: - Cùng nhau chia sẻ trước lớp.
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi-nhận xét bằng lời, tôn vinh
- Tiêu chí đánh giá:
+ . Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: : Ai ( cái gì, con gì)? Làm gì?
? Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?
? Ông ngoại làm gì?
? Mẹ tôi làm gì?
+ Hợp tác nhóm tích cực.
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Nói to, rõ ràng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng người thân tìm nhiều câu theo mẫu Ai là gì? Các TN,TN về cộng đồng.

————š{š————
Ô L TV:
ÔN LUYỆN TUẦN 8
I. MỤC TIÊU
1.KT: - Đọc và hiểu truyện Sự tích ngôi nhà sàn. Hiểu được cách giải thích của người
xưa sự ra đời của nhà sàn.


- Làm đúng bài tập mở rộng vốn từ về Cộng đồng. Tìm được các bộ phận trả lời cho câu
hỏi Ai làm gì?
- Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi.
*Làm được các bài tập 1- 5/ 40- 43. HSNT làm thêm BT vận dụng
2. KN: Rèn luyện kỹ năng tìm nhanh bộ phận câu Ai ( cái gì, con gì)? Làm gì ?, đặt câu
3. TĐ: GDH biết yêu quý nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Phát triển năng lực ngôn ngữ giao tiếp, hợp tác, thẩm mĩ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
H: Vở ôn luyện
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Như sách em tự ôn luyện
Đánh giá:
- TCĐG: HS - Đọc và hiểu truyện. ... Sự tích ngôi nhà sàn.
- Làm đúng bài tập mở rộng vốn từ về Cộng đồng. Tìm được các bộ phận trả lời cho câu
hỏi Ai làm gì?
- Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi.
(đáp án BT GV làm ở sách ôn luyện)
- PP: Quan sát, vấn đáp.
- KT: Ghi chép ngắn, Đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời, viết nhận xét.
————š{š————
Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2018
LUYỆN TẬP


TOÁN:
I. MỤC TIÊU:
1.KT: - Biết thực hiện gấp 1 số lên nhiều lần và giảm 1 số đi một số lần và vận dụng vào
giải toán.
2.KN: Rèn luyện kỹ năng giải toán gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi nhiều
lần.
3.TĐ: GD HS tính cẩn thận, tính toán nhanh.
4. NL: Phát triển NL tư duy, phân tích; NL tính toán và hợp tác nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV; Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Khởi động:
- TBHT tổ chức các bạn trong lớp chơi trò chơi : Xì điện để gây hứng thú trước khi vào
học.( Ôn các bảng nhân chia đã học)
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đọc đúng to rõ ràng, đúng kết quả phép nhân hoặc chia mà bạn nêu cho mình.
+Tích cực, chăm chú lắng nghe bạn nêu phép tính. Mạnh dạn, tự tin khi trả lời.
- PP: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập


2. Hình thành kiến thức:
* Nghe cô giáo giới thiệu bài - Ghi đề - Nêu mục tiêu tiết học.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1 dòng 2:Viết theo mẫu: SGK Trang 38.
Việc 1: Hai bạn ngồi gần nhau trao đổi miệng, một nêu phép tính, một nêu kết quả
Việc 2: Chia sẻ trong nhóm.
Việc 3: Chia sẻ kq trước lớp


- TCĐG: + HS thực hành viết được theo mẫu nhanh, đúng.
+ Hợp tác nhóm tích cực.
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Nói to, rõ ràng.
- PP: Quan sát, vấn đáp .
- KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi và TLCH, trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn
vinh kết quả học tập.
Bài 2: Giải toán. SGK Trang 38
* GV giao việc cho HS:
Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu, làm bài
Việc 2: Chia sẻ với bạn về cách làm
Việc 3: Chia sẻ trình bày bài giải trước lớp.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: + Giải đúng bài toán, trình bày khoa học.
+ Hợp tác làm việc nhóm
- PP: Ghi chép ngắn,Quan sát, vấn đáp, viết, tích hợp
- KT: Đặt câu hỏi và TLCH , nhận xét bằng lời, viết nhận xét, tôn vinh kết quả học tập,
phân tích, phản hồi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân về bảng nhân, chia 7.
————š{š————


CHÍNH TẢ: Nghe- viết: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.KT:- Nghe viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi - Làm đúng
bài tập 2b điền từ chứa tiếng có vần uôn, uông.
2.KN: Rèn luyện kỹ năng viết chính tả đúng, đẹp.
3. TĐ: Giáo dục HS ý thức viết chữ nắn nót, cẩn thận.

4. NL: Phát triển năng lực thẩm mĩ, viết đúng, đẹp, tự tin khi thực hiện nhiệm vụ cá
nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, BT2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động: viết xích lô, xịch tới, bỗng, cồng, mếu máo
Việc 1: CTHĐTQ đọc: các nhóm viết
Việc 2: Các nhóm tự kiểm tra lẫn nhau.
Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp.

* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Viết nhanh, đúng các từ: xích lô, xịch tới, bỗng, cồng, mếu máo.Tự
GQVĐ tốt.
- PP: Ghi chép ngắn, Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài- ghi đề bài - nêu MT
Hoạt động 1: HĐ cả lớp. Hướng dẫn chính tả
* HĐ cả lớp: Hướng dẫn chính tả
Việc 1: GV đọc mẫu đoạn cần viết - 1 HS đọc lại
Việc 2: HS trả lời nội dung đoạn viết.
Việc 3: HS viết từ khó vào bảng con theo nhóm 6 (Chú ý các từ: Nghẹn ngào, bệnh
viện, bà lão, xe buýt..
Việc 4: Chia sẻ trước lớp
*Đánh giá:


- Tiêu chí đánh giá: HS viết đúng chỉnh tả các từ: Nghẹn ngào, bệnh viện, bà lão, xe
buýt..

- PP: quan sát, vấn đáp.
- KT: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
- HS nghe GV đọc bài - viết bài vào vở
- Đọc dò
Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: HS viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
- PP: quan sát, vấn đáp, viết.
- KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét, tôn vinh học tập
- Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2b : SGK- Trang 64: Tìm các từ chứa tiếng có vần uôn hoặc uôngViệc 1: HS viết vào VBT, trả lời miệng
Việc 2: Chia sẻ KQ trong nhóm
Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm trước lớp - Thống nhất kết quả đúng
Đánh giá:
- Tiêu chí: Tự giác hoàn thành bài của mình, chia sẻ bài với bạn
- PP: quan sát, vấn đáp,
- KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
BT 2b: Buồn, buồng, chuông
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà chia sẻ với người thân bài viết của mình. Cùng người thân tìm thêm nhiều
tiếng có vần uôn, uông.
————š{š————
TẬP LÀM VĂN:
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.KT: - Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý( BT1).
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) ( BT 2).
2.KN: Rèn luyện kỹ năng kể về người hàng xóm( bao gồm tên, tuổi, nghề nghiệp, tình
cảm...)
3.TĐ: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong xã hội.

* Tích hợp GDBVMT
4.NL: Năng lực ngôn ngữ, giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
T: Bảng phụ


III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
- CTHĐTQ điều hành các nhóm:
Việc 1: HS kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn
Việc 2: Chia sẻ trước lớp
Việc 3: Nhận xét tuyên dương.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí:
- HS kể được cho các bạn nghe về chuyện Không nỡ nhìn
-Trình bày trôi chảy, nói năng lưu loát, mạnh dạn trước lớp.
- HS hào hứng, sôi nổi, tích cực học tập.
-Phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp.
+ Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp.
+ Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, tôn vinh học tập.
2.Hình thành kiến thức:
Giới thiệu bài - Ghi đề - nêu mục tiêu tiết học
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
BT1: Kể về người hàng xóm mà em quý mến
- Gợi ý:
a. Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi?
b. Người đó làm nghề gì?
c. Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm đó như thế nào?
d. Tình cảm của người hàng xóm đối với người gia đình em như thế nào?

Việc 1: Nghe GV định hướng
Việc 2: Nhóm trưởng điều hành làm việc theo nhóm HS kể
Việc 3: - Cùng nhau chia sẻ trước lớp kể chuyện cho lớp nghe
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Kể được về một người hàng xóm theo gợi ý.
+ Diễn đạt trọn ý, trọn câu. Hợp tác tốt, mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật:Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời- tôn vinh học tập
BT2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn.
Việc 1: Em viết bài vào vở


Việc 2: Cùng nhau chia sẻ trước lớp .
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Viết lại những điều mình vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu), viết đúng
chính tả. Diễn đạt trọn ý, trọn câu. Tự GQVĐ tốt.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp,viết
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời,viết,- tôn vinh học tập
* THGDBVMT:
+ Em có tình cảm như thế nào với những người hàng xóm đang sống xung quanh
mình? Em cùng mọi người làm gì để BVMT?
C . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ bài viết kể về người hàng xóm cho người thân nghe. Gia đình em cùng mọi
người xung quanh tham gia giữ VS MT xung quanh.
- Chia sẻ với người thân về đoạn văn mình viết.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
Trình bày to, rõ đoạn văn mình viết: kể về người hàng xóm

Mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
- PP: Tích hợp
- Kĩ thuật: thực hành
————š{š————
Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2018
TÌM SỐ CHIA

TOÁN:
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.KT: - Biết tên gọi các thành phần trong phép chia.
- Biết tìm số chia chưa biết.
2.KN: Rèn luyện kỹ năng tìm số chia.
(HS: Làm được BT1, 2)
3.TĐ: GD HS KN tính toán nhanh, cẩn thận, chịu khó
4. NL: Phát triển năng lực tư duy, phân tích và tính toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:


CTHĐTQ điều hành lớp :
-Việc 1: 1 HS lên bảng làm bài 2a ( TR.38)
-Việc 2: Chia sẻ kết quả trước lớp
Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: + HS làm được các bài tập
+ HS tự tin khi làm bài
- PP: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật:Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập.

2. Hình thành kiến thức:
Giới thiệu bài - Ghi đề - nêu MT
Hướng dẫn HS phân tích các thành phần trong bài toán 6 : 2 = 3
Việc 1: HS đọc và xác định các thành phần trong bài toán 30 : x = 5
Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhóm + Nhận xét

Việc 3:
* Đánh giá
-Tiêu chí đánh giá: Nắm chắc tên gọi các thành phần trong phép chia. Biết tìm số chia
chưa biết.
+ Hợp tác nhóm tích cực.
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Nói to, rõ ràng.
- PP: Quan sát,vấn đáp, viết.
- KT:Ghi chép ngắn, đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày,
* Chốt: Muốn tìm số chia chưa biết ta lấy số bị chia chia cho thương.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* GV giao việc cho HS; theo dõi hỗ trợ thêm cho các nhóm.
Bài 1: Tính nhẩm SGK ( trang 379)
Việc 1:
Cá nhân nhẩm
Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhóm + Nhận xét

Việc 3: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp - nhận xét - Chốt kết quả đúng.
* Đánh giá:
- TCĐG: Nắm chắc phép chia trong phạm vi 7. Hợp tác nhóm tốt. Mạnh dạn, tự tin khi
TB


- PP: Quan sát, vấn đáp .

- KT: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi và TLCH, trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn
vinh kết quả học tập.
Bài 2 : Tìm x ( SGK trang 39 )
Việc 1: HS làm bài vào vở
Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhóm + Nhận xét

Việc 3: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp - nhận xét - Chốt kết quả đúng.
* Đánh giá
-Tiêu chí đánh giá: Nắm chắc tên gọi các thành phần trong phép chia. Biết tìm số chia
chưa biết.
+ Hợp tác nhóm tích cực.
+ Biết chia sẻ cùng các bạn trong nhóm, trước lớp.
+ Nói to, rõ ràng.:
- PP: Quan sát,vấn đáp, viết.
- KT:đăt câu hỏi , nhận xét, trình bày,
*Chốt: Muốn tìm số chia chưa biết ta lấy số bị chia chia cho thương
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân về cách tìm số chia.
————š{š————
TIẾNG RU

TẬP ĐỌC:
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.KT: - Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm ngắt nhịp hợp lí
- Hiểu nội dung bài : Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em , bạn bè ,
đồng chí ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ trong bài
( HS có năng lực nổi trội thuộc cả bài thơ.)
2. KN: Rèn kĩ năng đọc, trả lời trôi chảy cho HS.
3. TĐ: GDH luôn yêu thương anh em , bạn bè , đồng chí
4. NL: Phát triển năng lực đọc diển cảm, hiểu nội dung bài học và biết chia sẻ,tự tin bày

tỏ ý kiến của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ ghi câu luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành trong nhóm đọc bài(Các em nhỏ và cụ già) và trả lời câu
hỏi 1,2 SGK Trang 63.


Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài
- GV đọc toàn bài - HS theo dõi.
- Đọc mẫu nêu cách đọc chung:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: Đọc lần 1: Luyện phát âm đúng.
+ Đọc nối tiếp câu trong nhóm.
+ HS phát hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ bạn đọc cho đúng trong nhóm.
+ HS báo cáo cho GV kết quả đọc thầm của nhóm và những từ khó đọc mà HS đọc chưa
đúng.
+ GV ghi lại những từ HS phát âm sai phổ biến(nếu có) lên bảng và HD cho HS cách
đọc:
Việc 2: : Luyện đọc đoạn kết hợp đọc chú thích và giải nghĩa các từ ở SGK – Trang 65

Việc 3: Đọc lần 3: HS đọc toàn bài.
Đánh giá:
- TCĐG: HS đọc đúngcác từ khó: làm mật, thân lúa,.. trôi chảy toàn bài,, ngắt nghỉ
đúng nhịp thơ, hiểu được từ ngữ mới trong bài: đồng chí, nhân gian, bồi

- PP: Quan sát,vấn đáp
- KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Việc 1: Em đọc lướt bài để trả lời câu hỏi trong SGK – Trang 65
Việc 2: Cùng nhau trao đổi tìm hiểu nội dung bài.
*Đánh giá:
- PP: Quan sát,vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
- TCĐG: Hiểu nội dung bài đọc, trả lời đúng, rõ ràng, ngắn gọn, trọng tâm các câu hỏi
ở SGK
+ Câu 1: Con ong, con cá, con chim yêu...
Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật.
Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lôi được, mới sống được
Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức tung cánh, hát ca...
+ Câu 2: Nêu được cách hiểu:
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng ( Một thân lúa chín không làm nên mùa lúa
chín..)


Một người đâu phải nhân gian/ sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi ! ( Một người
không phải là cả loài người / Sống một mình giống như một đốm lửa đang tàn lụi....)
+ Câu 3: Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao. Biển không chê sông
nhỏ vì biển nhờ có nước nước của muôn dòng sông mà đầy.
+ Câu 4: Câu thơ : Con người muốn sống con ơi/ Phải yêu đồng chí yêu người anh em.
Việc 3: GV sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính: Con người sống giữa cộng đồng phải
yêu thương anh em , bạn bè , đồng chí.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a. Hoạt động 3: Luyện đọc lại

Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thi đọc bài trong nhóm – GV theo dõi.

Việc 2: HS thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm
Đánh giá:
- TCĐG: HS đọc đúng trôi chảy toàn bài, đúng nhịp thơ, diễn cảm.
- PP: Quan sát,vấn đáp
- KT: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
*GV củng cố, liên hệ và giáo dục HS.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Chia sẻ với người thân nội dung bài học. Cùng bạn bè, người thân, yêu thương, gần
gũi, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ mọi người nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn
Trong lớp, trong trường
Đánh giá:
- Tiêu chí: . Cùng bạn bè, người thân, yêu thương, gần gũi, quan tâm, sẻ chia,
giúp đỡ mọi người nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường
bằng những việc làm cụ thể.- PP: vấn đáp, kĩ thuật khác
- KT: đặt câu hỏi,chia sẻ, phản hồi
————š{š————
TN-XH :
VỆ SINH THẦN KINH ( Tiếp)
I.MỤC TIÊU
1. KT: - Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.
- Thực hành học tập nghỉ ngơi có giờ giấc (nhất là ngủ đúng giờ )( HS có NLLT lập
được thời gian biểu hằng ngày qua việc xếp thời gian ăn ngủ, học tập và vui chơi... một
cách hợp lí.
2.KN: Rèn KN lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc xếp thời gian ăn ngủ, học tập
và vui chơi... một cách hợp lí.
3.TĐ: GD HS có thói quen bảo vệ cơ quan thần kinh.
4. NL: Phát triển NL tìm hiểu tự nhiên, Tự GQVĐ tốt.
II. CHUẨN BỊ
-GV: Tranh sgk.Vở bài tập.
-HS: SGK,vở BTTN-XH

III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC


A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:5’

- HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi “Phóng viên” nhắc lại ND bài học
trước: VD: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan
thần kinh?...
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Trả lời được những câu hỏi “phóng viên” đưa ra. Mạnh dạn, tự tin
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HĐ 1: Quan sát và thảo luận: (10- 12’)

Việc 1 :Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK, TLCH :-Theo bạn khi ngủ cơ quan nào được
nghỉ ngơi? - Bạn ngủ nhiều hay ít,cảm quan khi thức dậy? –B ạn đi ngủ lúc mấy giờ?
Và bạn thức dậy mấy giờ? - Điều kiện nào giúp bạn ngủ tốt? - Bạn làm những việc gì
trong ngày?
Việc 2: Làm việc cả lớp
Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Nhận xét, chốt những việc nên làm và không nên làm để vệ sinh thần kinh.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Trả lời được nhanh, đúng những câu hỏi đã nêu trên.Hợp tác tốt,
mạnh dạn, tự tin.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật:Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
HĐ 2: Lập thời gian biểu


Việc 1: Lập theo nhóm
Việc 2: Chia sẻ, các nhóm
GV: -Tại sao phải lập thời gian biểu?
-Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
-KL:Thực hiện theo thời gian biểu…
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: + Biết Lập TGB hợp lí , Biết hợp tác nhóm tích cực..
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp,kĩ thuật khác
- Kĩ thuật: ghi chép,đặt câu hỏi, tư vấn hướng dẫn, nhận xét bằng lời, phân tích và
phản hồi,
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Về chia sẻ với mọi người một số việc nên làm….


×