Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tuần 8 giáo án lớp 4 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – thầy TRâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.25 KB, 29 trang )

TUẦN 8
Thứ hai, ngày15 tháng 10năm 2018
Tập đọc: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu ND của bài : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát
khao về một thế giới tốt đẹp.(TL được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ )
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, hồn nhiên, HS HTT thuộc và đọc
diễn cảm bài thơ, trả lời được CH3
- Giáo dục HS biết ước mơ, hoài bão.
- Tự quản, tự tin, tự học và hợp tác nhóm.
II.CHUẨN BỊ:
T: Tranh minh họa bài, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Trưởng ban VN tổ chức trò chơi
- HS nghe GV bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: Nghe GV (HSKG) đọc mẫu toàn bài và tóm tắt nội dung bài. Lớp đọc thầm.
Việc 2: Chia đoạn, nói cho nhau nghe nghĩa của các từ khó trong bài. Nhóm trưởng đề
nghị các bạn nêu thắc mắc của mình về những từ chưa hiểu. Nêu và luyện đọc các tiếng,
từ thường đọc hay sai. Ví dụ: lặn xuống, đáy biển, bi tròn,…
Việc 3: Đọc đoạn trong nhóm:
-Đọc bài với giọng vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của thiếu nhi
khi mơ ước về một thế giới tốt đẹp.
-Luyện đọc đoạn nối tiếp trong nhóm. nhận xét và bình chọn bạn đọc tốt.
Việc 4: Luyện đọc đoạn nối tiếp trước lớp (mỗi nhóm cử một em thi đọc). Bình chọn,
tuyên dương nhóm đọc tốt.
-1HS đọc toàn bài.
- Tiêu chí ĐGTX :
+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý.


+ Đọc trôi chảy lưu loát; diễn cảm được bài đọc.
+ Giải thích được nghĩa của các từ trong bài: phép lạ, nảy mầm, ..
+ Học sinh tự tin đọc bài.
+ Phát huy năng lực tự tin, tự học, hợp tác
- Phương pháp: vấn đáp.
1


- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
Việc 1: Đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Việc 2: Thảo luậnu nhóm, thống nhất ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
Việc 3: Nghe GV sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính, chốt nội dung bài.
Nội dung: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho
thế giới tốt đẹp hơn..
-Tiêu chí ĐGTX: Hiểu nội dung bài đọc của học sinh.
Câu 1: Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc lặp lại
ấy có tác dụng nói lên ước mơ của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một
thế giới hòa bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ hạnh phúc.
Câu 2: Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt
Khổ 2: Ước trở thành người lớn để làm việc.
Khổ 3: Ước mơ không còn mùa đông, giá rét.
Khổ 4: Ước không còn chiến tranh.
Câu 3: Ước không còn mùa đông có nghĩa là: ước không còn mùa đông giá lạnh, thời
tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai hay bát cứ tai họa nào đe dọa con người.
Câu 4: Em thích ước mơ biến trái bom thành quả ngọt bên trong chưa toàn kẹo vì trẻ em
ai cũng thích ăn kẹo và vui chơi.
+ Học sinh biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo hiểu biết của mình.
+ Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tac nhóm, tự tin trình bày câu trả lời trước
lớp.

- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, Tôn vinh học tập.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Việc 1: Nghe GV giới thiệu đoạn cần luyện đọc, giọng đọc: Theo dõi GV đọc mẫu: đoạn
4 và giới thiệu giọng đọc của bài thơ.
Việc 2: Luyện đọc trong nhóm.
Việc 3: Thi đọc diễn cảm. Nhận xét, bình chọn CN, nhóm đọc hay.
- Tiêu chí ĐGTX: Đánh giá kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đọc trôi chảy lưu loát.
+ Ngắt cuối câu, nghỉ sau mỗi dòng thơ.
+ Tự tin, hợp tác nhịp nhàng thể hiện được cảm xúc.
- Phương pháp: vấn đáp.
2


- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh..
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Đọc cho người thân nghe bài “Nếu chúng mình có
phép lạ” và kể cho người thân nghe về mong ước của mình
……………………………………………………………………
Toán: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Tính được tổng của 3 số
- Vận dụng một số t/c của phép cộng để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất
- GD HS ý thức cẩn thận, chính xác khi làm bài.
- Phát triển năng lực tính toán và tự giải quyết vấn đề.
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ, skg, VBT
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1b: Đặt tính rồi tính tổng:
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu và làm vào vở.
Việc 2: Chia sẻ kết quả với bạn.
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét. Nghe GV chốt kết quả.: Củng cố tính chất giao
hoán, kết hợp của phép cộng.
- Tiêu chí đánh giá : Học sinh đặt tính rồi tính được tổng.
+ Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm, vấn đáp.
- Kĩ thuật:Ghi chếpngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
Bài 2: dòng 1,2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm vào vở.
Việc 2: Chia sẻ kết quả và cách làm với các bạn trong nhóm.
Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm với cô
giáo. Nghe GV nhận xét và chốt kết quả.
- Tiêu chí đánh giá : Học sinh tính bằng cách thuận tiện nhất bằng cách apsdungj tính
nhất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
3


+ Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác trong nhóm.
+ Học sinh tự tin phát biểu, trình bày ý kiến.
- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm.Vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
Bài 4a: Bài giải
Việc 1: Đọc bài tập, xác định được các dữ kiện của bài toán sau đọc thực hiện vào vở.
Việc 2: Chia sẻ bài làm với các bạn bạn.

Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét. Nghe GV chốt kết quả.
- Tiêu chí đánh giá : Học sinh vận dúng các tính giao hoán và kết hợp của phép cộng và
thực hiện giải được bài toán.
+ Rèn tính cẩn thận khi làm bài.
+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác trong nhóm.
- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm, phân tích và phản hồi
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Cùng người thân ôn lại tính chất giao hoán và kêt hợp
của phép cộng
....................................................................................................................
Luyện từ và câu: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ NƯỚC NGOÀI
I.MỤC TIÊU:
- Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài ( ND ghi nhớ )
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lý nước ngoài phổ
biến, quen thuộc trong các BT 1, 2( mục III ). HS khá, giỏi ghép đúng tên nước và tên thủ
đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc.
- Giáo dục hs biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
1.Hình thành kiến thức
HĐ1 SGK (trang 78): Nhận xét:
Việc 1: Em tìm hiểu phần nhận xét và làm vào vở nháp.
Việc 2: Em chia sẻ phần nhận xét với bạn trong nhóm.
4



Việc 3: Trình bày trước lớp. Lớp nhận xét. Nghe GV chốt nội dung, rút ra ghi nhớ SGK.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Học sinh biết được khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài ta viết hoa chữ cái đầu của
mỗi bộ phận tạo thành tên đó.Nếu bộ phận tạo thành tên đó gồm nhiều tiếng thì giữa các
tiếng có dấu gạch nối.
+ Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác trong nhóm.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời
2. Ghi nhớ:
- Cùng bạn thảo luận về cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và viết lại cho đúng những tên riêng trong đoạn
Việc 1: Em đọc lệnh bài tập, xác định yêu cầu, làm vào vở bài tập.
Việc 2: Chia sẻ bài làm với bạn bên cạnh.
Việc 3: Trình bày trước lớp. Nghe GV chốt kết quả:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Học sinh viết lại được các tên riêng có trong đoạn văn.
+ Học sinh phát huy năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
+ Rèn tính cẩn thận khi làm bài.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
Bài tập 2: Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc
Việc 1: Em đọc lệnh bài tập, xác định yêu cầu, làm vào vở bài tập.
Việc 2: Em chia sẻ với các bạn trong nhóm
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét. GV nhận xét, chốt kiến thức.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Học sinh vận dụng được quy tắc viết hoa tên riêng và địa lí nước ngoài và viết lại

đúng các tên riêng đã cho.
+ Học sinh thực hiện nhanh, chính xác.
5


+ Học sinh hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Bài tập 3: Trò chơi du lịch: Thi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy
- Việc 1: HS quan sát tên các nước mà GV viết trên bảng, HS nêu tên thủ đô của
các nước ấy cho phù hợp
Tiêu chí đánh giá: Học sinh nêu được tên các nước và thủ đo tương ứng. Ví dụ: Pháp :
Pa - ri
+ Học sinh hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.
- Phương pháp: Quan sát,vấn đáp
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Kể tên các nước và tên thủ đô của các nước đó cho
người thân nghe,
…………………………………………………………………
Kỹ thuật: KHÂU ĐỘT THƯA.
I.MỤC TIÊU:
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. Các mũi khâu có thể
chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
- Giúp HS phát triển năng lực tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều
nhau. Đường khâu ít bị dúm.
II/ ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên:

- Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa.
- Mẫu của H lớp trước.
2. Học sinh:
- Vải, phấn, thước, kéo…
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* HĐ Khởi động:

- Hội đồng tự quản điều hành lớp KĐ:
- Hội đồng tự quản mời cô giáo vào bài học.
* Hình thành kiến thức.
1. Quan sát, nhận xét mẫu.
Quan sát mẫu khâu đột thưa ở mặt trái, mặt phải đường khâu kết hợp với quan sát
hình 1 (SGK) để trả lời các câu hỏi sau:
+ Đặc điểm của mũi khâu đột thưa?
6


+ So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường?

Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
Việc 2: Thống nhất ý kiến và báo cáo.
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm đặc điểm của mũi khâu đột thưa, phân biệt được mũi khâu ở mặt phải đường
khâu đột thưa và mũi khâu thường.
+ HS phát huy năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.
+ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.


Việc 1: H quan sát trang quy trình kết hợp với hình 2, 3, 4 (SGK) nêu các bước
trong quy trình khâu đột thưa.
Việc 2: CTHĐ mời đại diện các nhóm chia sẻ.
Việc 3: Báo cáo với cô giáo hoặc hỏi thầy cô những điều chưa biết.
Quan sát cô giáo thực hiện thao tác mẫu.

- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm được quy trình các bước khâu đột thưa.
+ HS phát huy năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.
+ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- trả lời câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm xâu chỉ vào kim, vê nút
chỉ và tập khâu mũi đột thưa trên giấy kẻ ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu.

Việc 2: Chia sẻ với bạn bên cạnh.

Việc 3: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm.
7


-Tiêu chí đánh giá:
+ Hs khâu được mũi đột thưa trên giấy ô li với các điểm cách đều 1 ootreen đường dấu.
+ Các mũi khâu tương đối đều nhau;
+ Thao tác nhanh, sử dụng các dụng cụ kim an toàn.
+ Tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao
-Phương pháp: Vấn đáp, tích hợp

- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, thực hành
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Chia sẻ nội dung bài học cho bạn bè, người thân.
Chính tả: (Nghe viết)

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I.MỤC TIÊU:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày 1 đoạn trong bài: Trung thu độc lập : “Ngày mai …
vui tươi” sạch sẽ.
- Làm đúng BT 2b
- GD HS ý thức viết nắn nót, cẩn thận.
- Phát triển năng lực tự học, hợp tác.
- Tích hợp GDMT: Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước
Tích hợp GD biển và hải đảo: Liên hệ hình ảnh những con tàu mang cờ đỏ sao vàng
giữa biển khơi và hình ảnh anh bộ đội đứng gác bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, giáo dục ý
thức chủ quyển biển và hải đảo
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ
III HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị:
Việc 1: Đọc bài thơ viết chính tả, nêu nội dung bài viết. Tìm từ khó viết, viết vào vở nháp
Việc 2: Chia sẻ nội dung, nhận xét từ khó bạn viết. Thống nhất ý kiến về nội dung bài
viết và nhận xét về việc viết từ khó của bạn.

Việc 3: Trình bày trước lớp. Nghe nhận xét của GV.
*Tiêu chí đánh giá : Kĩ năng viết từ khó của HS
+ Viết chính xác từ khó: nan mác, chi chít, cao thẳm,..
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều, trình bày đẹp.
8


+ Phát triển năng lực tự học.
-Phương pháp: quan sát, vấn đáp;
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả.
Việc 1: Nêu cách viết và trình bày bài thơ.
Việc 2: Trao đổi vói các bạn trong nhóm về cách viết và trình bày bài.
Việc 3: Em nghe GV hướng dẫn cách trình bày bài viết.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Việc 1: Em lắng nghe cô đọc ghi nhớ để viết bài.
Việc 2: Em đổi chéo vở dò bài với bạn.
Việc 3: Nghe nhận xét sửa sai nếu có.
*Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS
+Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, đúng quy trình, trình bày đẹp.
+ Phát triển năng lực tự học.
- PP: quan sát, vấn đáp;
- KT: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
Hoạt động 4: Làm bài tập
Bài tập 2b: b)Những tiếng có vần iên, yên, iêng
Việc 1: Em tự đọc đoạn văn
Việc 2: Em tìm từ điền vào chỗ trống cho phù hợp
Đổi vở với bạn để trao đổi kết quả.
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
- Tiêu chí đánh giá:

+ Học sinh biết tìm các tiếng có vần iên, yên, iêng để điền vào chỗ trống.
+Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn
+Vận dụng vào học tập hằng ngày.
- Phương pháp: vấn đáp,
- Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: em về nhà viết lại đoạn văn
…………………………………………………………………
9


Khoa học: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được 1 số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau
bụng, buồn nôn, sốt... Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu,
không bình thườngPhân biệt được cơ thể khi khoẻ mạnh và khi bị bệnh.
- Biết được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh
- GDH có ý thức giữ gìn sức khỏe của bản thân để phòng bệnh.
- Giải quyết vấn đề, tìm hiểu thế giới xung quanh
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Hình minh hoạ SGK
-HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
? Kể các bệnh lây qua đường tiêu hoá và nguyên nhân gây ra các bệnh đó?
? Nêu các cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- Nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài, nêu MT và ghi đề bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

HĐ1:Kể chuyện theo tranh:
Việc 1:Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ SGK tr. 32 thảo luận và trình bày:
+ Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện thể hiện Hùng lúc khoẻ, lúc
bị bệnh và lúc được chữa bệnh.
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
- Nghe GV nhận xét kết luận
*Đánh giá:
- Tiêu chí: +Biết hình thể hiện cơ thể khỏe mạnh(2,4,9), hình thể hiện bị bệnh(3,7,8),
hình thể hiện đang được khám bệnh(1,5,6)
+ Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện
gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khỏe(4-8-1), Hùng lúc bị bệnh(2-3-5), Hùng lúc được
chữa bệnh(9-7-6).
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
HĐ2:Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh
Y/ c HS làm việc cá nhân
? Em đã từng mắc bệnh gì?
? Khi đó em cảm thấy trong người như thế nào ?
? Khi trong người có những dấu hiệu đó em phải làm gì? Tại sao?
10


- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
- Nghe GV nhận xét kết luận: Khi khoẻ mạnh chúng ta thấy thoải mái, dễ chịu.
Khi có các dấu hiệu của bệnh hãy báo với ba mẹ, người lớn biết
*Đánh giá:
- Tiêu chí: + Biết khi khoẻ mạnh thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu, khi cơ thể bị bệnh:
hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi,đau bụng, nôn, sốt,...
+ Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người

lớn biết. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và mau khỏi
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
HĐ3:Trò chơi: Mẹ ơi! Con bị ốm
Việc 1: HS hoạt động theo nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tình huống để các nhóm
phân vai thể hiện
Việc 2: Các nhóm chia sẻ, thể hiện tình huống:
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
- Nghe GV nhận xét, tuyên dương những nhóm có hiểu biết về các bệnh thông
thường và diễn đạt tốt.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: +Đóng vai xử lý các tình huống hợp lý: Biết nói với cha mẹ, người
lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.
+ Đóng vai tự nhiên,tự tin
+ Đánh giá được cách đóng vai xử lý của các bạn.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về chia sẻ với mọi người khi bị ốm.
****************************************************
Thứ ba, ngày 16 tháng 10 năm 2018
Tập làm văn: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I.MỤC TIÊU:
- HS Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian
( BT3)
- Thực hành xây dựng được đoạn văn kể chuyện.
- GD cho HS biết cách kể một câu chuyện
- Diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc, tự giải quyết vấn đề.
II.CHUẨN BỊ:
- Truyện

III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
11


- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
Việc 1: Em đọc đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã học (qua các bài tập đọc, kể
chuyện, tập làm văn), trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian
Việc 2: Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng
- Tiêu chí đánh giá :
+ Học sinh kể lại được câu chuyện em đã đọc và sắp xếp theo trình tự thời gian.
+ Phát huy tinh thần tự học và tự giải quyết vấn đề và hợp tác.
- Phương pháp: Vấn đáp
-Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, tôn vinh học tập
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Việc 1: HS kể về câu chuyện của mình
Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
Việc 1: trưởng ban học tập cho HS kể chuyện trước lớp theo nhóm
Việc 2: Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện
Việc 3: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Tiêu chí đánh giá :
+ Học sinh nêu lên được ý nghĩa câu chuyện mà mình kể.
+ Học sinh thực hiện nhanh, chính xác.
+ Học sinh hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.
- Phương pháp: Quan sát,vấn đáp
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể cho người thân nghe câu chuyện em vừa kể
……………………………………………………….
Toán: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu 2 số đó.
- GD học sinh cẩn thận khi làm bài.
- Phát triển năng lực hợp tác nhóm, tuy duy toán học.
II.CHUẨN BỊ.
Bảng phụ , SGK, VBT
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới
12


Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Việc 1: HS đọc kĩ bài toán và tìm hiểu các dữ kiện của bài toán.
Việc 2: Quan sát GV tóm tắt bài toán
Việc 3: HS tìm hai lần số bé: Cho HS chỉ hai lần số bé trên sơ đồ. Từ đó nêu cách tìm hai
lần số bé ( 70-10=60)
HS tìm số bé: 60 : 2 = 30
HS tìm số lớn : 70 – 30 = 40/ 30 + 10 = 40
-Tiêu chí đánh giá:
+Học sinh biết tìm số bé và số lớn từ việc tóm tắt sơ đò bài toán.
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 ;
Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2
+Học sinh tự học và tham gia hoạt động nhóm tích cực.

- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Bài giải
Việc 1: Đọc bài tập, xác định các dữ kiện bài toán sau đó hoàn thành vào vở.
Việc 2: Em và bạn đọc cho nhau nghe kết quả bài làm của mình.
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét. Nghe GV chốt:
- Tiêu chí đánh giá: học sinh áp dụng quy tắc tìm hai số khi biết tổng và hiệu và tính
được số tuổi của bố và của con.
Số tuổi của bố là:
( 58 + 38 ) : 2 = 48( tuổi)
Số tuổi của con là:
48 – 38 = 10 ( tuổi)
Đáp số: Bố 48 tuổi, con 10 tuổi.
+Học sinh tích cực hoạt động học và hợp tác với bạn
- Phương pháp: quan sát quá trình, quan sát sản phẩm. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài 2: Bài giải
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu bài toán và làm vào vở ô li.
Việc 2: Chia sẻ bài làm với các bạn trong nhóm.
13


Việc 3: Nghe GV nhận xét và chốt kết quả.
Tiêu chí đánh giá: Học sinh áp dụng quy tắc tìm hai số khi biết tổng và hiệu và tính được
số học sinh trai và số học sinh gái.
Số học sinh trai là:
( 28 + 4 ) : 2 = 16( học sinh)
Số học sinh nữ là:
16 – 4 = 12( học sinh)

Đáp số:học sinh trai 16, học sinh nữ 12.
+Học sinh tích cực hoạt động học và hợp tác với bạn
- Phương pháp: quan sát quá trình, quan sát sản phẩm. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viếtn ngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Cùng người thân đọc và làm bài tập
-----------------------------------------------------------------------------------Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2018
Toán: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU Giúp HS:
- Biết giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, chính xác khi làm bài.
- Phát triển năng lực tư duy phân tích, năng lực tính toán và hợp tác nhóm
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1a,b : Bài giải
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu và làm vào vở. Em xác định tổng và hiệu trong bài.
Em xác định hai số cần tìm.
Việc 2: Em và bạn đọc cho nhau nghe kết quả bài làm của mình.
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét. Nghe GV chốt:
- Tiêu chí đánh giá: HS vận dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu và thực hiện
tìm được số bé, số lớn.
14


+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn. Mạnh dạn tự tin khi trình bày

- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viết ngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài 2: Bài giải
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu cảu bài toán.Xác định tổng và hiệu có trong bài. Xác
định hai số cần tìm. Sau đó áp dụng công thức và làm vào vở

Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm với các bạn trong nhóm.
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét, chia sẻ. Nghe GV chốt cách tính
- Tiêu chí đánh giá: HS vận dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu và thực hiện
tìm số tuổi của chị và số tuổi của em.
Số tuổi của chị là:
( 36 + 8 ) : 2 = 22( tuổi)
Số tuổi của em là:
22 – 8 = 14 ( tuổi)
Đáp số: chị 22 tuổi, em 14tuổi.
+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn. Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viết ngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài 4: Bài giải
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu cảu bài toán.Xác định tổng và hiệu có trong bài. Xác
định hai số cần tìm. Sau đó áp dụng công thức và làm vào vở.

Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm với các bạn trong nhóm.
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét, chia sẻ. Nghe GV chốt cách tính
- Tiêu chí đánh giá: HS vận dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu và thực hiện
tìm được số sẳn phẩm cảu hai phân xưởng.
+ Rèn tính cẩn thận, sáng tạo khi làm bài.
+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn. Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viết ngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em tự hoàn thành bài tập 3
---------------------------------------------------------------------------------------Tập đọc: ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
15


I.MỤC TIÊU:
- Hiểu ND của bài : Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc
động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng( T/l được các câu hỏi trong SGk)
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp ND
hồi tưởng)
- Giáo dục HS biết quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ, học sinh phát huy năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh SGK, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động

Việc 1: Nhóm trưởng KT việc đọc và trả lời câu hỏi bài Trung thu độc lập
Việc 2 : Nhóm trưởng báo cáo KQ
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.

- Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
- Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: Nghe GV (HS khá giỏi) đọc mẫu toàn bài và tóm tắt nội dung bài. Lớp đọc thầm.
Việc 2: Chia đoạn và luyện đọc đoạn trong nhóm. Nhóm trưởng đề nghị các bạn nêu thắc

mắc của mình về những từ chưa hiểu. Nêu và luyện đọc các tiếng, từ thường đọc hay sai.
Việc 3: Luyện đọc đoạn theo nhóm.
Việc 4: Luyện đọc đoạn trước lớp (mỗi nhóm cử một em thi đọc)
-1HS đọc toàn bài.
- Tiêu chí đánh giá::
+ Đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện niềm ao ước ngày nhỏ của chị phụ trách
khi nhìn thấy đôi giày ba ta màu xanh.
+ Giải thích được nghĩa của các từ trong bài: ba ta, vận động, cột,.
+ Học sinh tích cực hợp tác với các bạn trong nhóm.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
16


Việc 1: Đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK trang 82.
Việc 2: Các nhóm tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
Việc 3: Nghe GV sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính, chốt nội dung bài.
-Tiêu chíđánh giá: Hiểu nội dung bài đọc của học sinh.
Câu 1: Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, Phần thân ôm
sát cổ có hai hàng khuyu dập , luồn một dây sợi trắng nhỏ qua.
Câu 2: Chị quyết định nhường cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến
lớp. Vì chị muốn động viên, an ủi Lái.
Câu 3: Tay lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn
chân mình đang ngọ nguậy dưới đất.
+ Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng..
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm

Việc 1: Nghe GV giới thiệu đoạn cần luyện đọc: và giới thiệu giọng đọc của bài. Theo
dõi GV đọc mẫu và chú ý những từ cần đọc giọng nhẹ nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được
cảm xúc
Việc 2: Luyện đọc trong nhóm.
Việc 3: Thi đọc diễn cảm. Nhận xét, bình chọn CN, nhóm đọc hay.
- Tiêu chí đánh giá: Đánh giá kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh.
+ Đọc trôi chảy lưu loát.
+ Ngắt cuối câu, nghỉ sau các dấu câu...
+ Tự tin, hợp tác nhịp nhàng thể hiện được vai nhân vật
+ Phương pháp: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe và nêu ý nghĩa của bài học
..................................................................................................................
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Dựa vào gợi ý ở SGK , biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện )
đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ viễn vông, phi lí.
- Hiểu câu chuyện và nêu được ND chính của câu chuyện
17


- GD học sinh biết ước mơ một cách thiết thực, tránh ước mơ phi lý.
- HS biết kể chuyện và biểu diễn tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát.
II. CHUẨN BỊ:
- Sưu tầm truyện về ước mơ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.

- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
Việc 1: Em đọc đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc
về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí
Việc 2: Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng
Việc 3: Lần lượt đọc các hợi ý 1 2 3
Tiêu chí đánh giá:
+ Học sinh biết kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp
+ Học sinh mạnh dạn, tự tin kể chuyện.
+ Rèn năng lực tự học và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Việc 1: Tìm nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Việc 2: Thảo luận nhóm và thống nhất nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Việc 3: Trình bày trước lớp về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, lớp nhận xét, chia . Nghe
GVnhận xét.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Chúng ta phải biết ước mơ và những ước mơ ấy phải thiết thực tránh những ước mơ
viễn vong, phi lí.
+ Giáo dục con người biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
+ Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác trong nhóm.
-Phương pháp: Vấn đáp, viết
-KT: trình bày miệng, ghi chép ngắn
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể cho người thân nghe câu chuyện em vừa kể
........................................................................................................................
Thứ năm, ngày 18 tháng 10 năm 2018
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

18


- Có kĩ năng thực hiện phép cộng , phép trừ; vận dụng tính chất của phép cộng khi tính
giá trị của biểu thức số.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- Giáo dục HS tính toán nhanh khi làm bài.
- Phát triển năng lực phân tích, tính toán và hợp tác.
II.CHUẨN BỊ:
- SGK, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban văn nghệ khởi động.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1a: Tính rồi thử lại
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu và làm vào vở.
Việc 2: Chia sẻ kết quả với bạn.
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét. Nghe GV chốt kết quả.
- Tiêu chí ĐGTX : Học sinh thử lại phép cộng, trừ tính rồi thử lại được phép cộng và
phép trừ.
+ Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
+ Học sinh mạnh dạn, tự tin trình bày kết quả bài làm.
- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Viết ngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng
Bài 2: (dòng 1): Tính giá trị của biểu thức
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu và làm vào vở ô li.
Việc 2: Chia sẻ bài làm với các bạn bạn.
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét. Nghe GV chốt kết quả.
- Tiêu chí đánh giá: Học sinh tính được giá trị của biểu thức bằng cách áp dụng tính chất

giao hoán và kết hợp.
+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác trong nhóm.
- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm, phân tích và phản hồi
- KT: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu và làm vào vở.
19


Việc 2: Em và bạn trao đổi với nhau cách làm và kết quả.
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét. Nghe GV chốt:
- Tiêu chí ĐGTX: HS nhận vận dụng được tính chất kết hợp của phép cộng để tính bằng
cách thuận tiện nhất
+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn. Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viết ngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài 4: Bài giải
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu cảu bài toán.Xác định tổng và hiệu có trong bài. Xác
định hai số cần tìm. Sau đó áp dụng công thức và làm vào vở

Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm với các bạn trong nhóm.
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét, chia sẻ. Nghe GV chốt cách tính
- Tiêu chí đánh giá: HS vận dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu và thực hiện
tìm số số lít nước của thùng bé và thùng lớn..
Số lít nước của thùng lớn là:
( 600 + 120 ) : 2 = 360(l)
Số lít nước của thùng bé là:
360 – 120 = 240(l)
Đáp số: thùng lớn: 360l, thùng bé 240l
+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn. Mạnh dạn tự tin khi trình bày

- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viết ngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Hoàn thành tính giá trị của biểu thức (dòng 2)
-----------------------------------------------------------------------------------------Luyện từ và câu: DẤU NGOẶC KÉP
I. MỤC TIÊU:Giúp HS:
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép. ( ND ghi nhớ)
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết (mục III)
- Giáo dục HS vận dụng tốt dấu câu vào thực tế.
- Tự tin, mạnh dạn, hợp tác
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
20


* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
1. Tìm hiểu phần nhận xét:
- Đọc đoạn văn trong SGK
- Việc 1: Trao đổi với bạn các câu hỏi 1,2,3 trong SGK
- Việc 2: Nhóm trưởng chỉ đạo các bạn trao đổi, thống nhất câu trả lời, báo cáo
với cô giáo.
- Tiêu chí đánh giá: Học sinh biết những tác dụng của dấu ngoặc kép:
Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người
nào đó.
Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ýt nghĩa đặc
biệt.

+ Học sinh hoạt động nhóm sôi nổi, tích cực.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng
2. Ghi nhớ:
- Cùng bạn thảo luận về các đặc điểm của dấu ngoặc kép
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn
- Đọc đoạn văn trong SGK và tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn đó
- Việc 1: Trao đổi với bạn bên cạnh về câu trả lời
- Việc 2: Nhóm trưởng chỉ đạo các bạn trao đổi, thống nhất câu trả lời, báo cáo
với cô giáo.
- Tiêu chí đánh giá: Học sinh timd được những lời nói trực tiếp trong đoạn văn:
“ Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?” và “ Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa
bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”
+ Học sinh hoàn thanh bài tập nhanh, đúng.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng
Bài tập 2: Có thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở BT1 xuống dòng, sau
dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?
Việc 1:Em đọc lại đoạn văn và trả lời câu hỏi
Việc 2: Trao đổi thống nhất câu trả lời với bạn bên cạnh.
21


- Tiêu chí đánh giá :
+ Học sinh biết được những lời nói trực tiếp trong đoạn văn không thể xuống dòng đặt
sau dấu gạch đầu dòng. Vì đây không phải là lời nói trực tiếp giữa hai nhân vật đang nói
chuyện.
+ Học sinh thực hiện nhanh, chính xác.

+ Học sinh hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.
- Phương pháp: Quan sát,vấn đáp
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Bài tập 3: Em đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong các câu sau:
- Đọc các đoạn văn trong SGK và đánh dấu vào các từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt
- Việc 1: Trao đổi với bạn bên cạnh về câu trả lời
- Việc 2: Nhóm trưởng chỉ đạo các bạn trao đổi, thống nhất câu trả lời, báo cáo
với cô giáo.
Tiêu chí đánh giá:
+ Học sinh biết đặt dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong câu.
+ Phát huy tinh thần tự học và tự giải quyết vấn đề và hợp tác.
- Phương pháp: Vấn đáp
-Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, tôn vinh học tập
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Nêu ý nghĩa của dấu ngoặc kép cho người thân nghe
……………………………………………………………………
Khoa học: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
I.MỤC TIÊU
- Nhận biết được người bệnh cần ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo sự
chỉ dẫn của bác sỹ.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc
chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
- GDHS Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
- Giải quyết vấn đề, tìm hiểu thế giới xung quanh
II. CHUẨN BỊ
- Hình minh hoạ SGK
- Phiếu ghi các tình huống
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAỴ HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:

- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
? Dấu hiệu nào cho biết cơ thể khoẻ mạnh và bị bệnh?
? Khi bị bệnh em phải làm gì?
- Nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
22


HĐ1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh
Việc 1:Y/c HS qs hình minh hoạ SGK tr34, 35 và, thảo luận, trả lời câu hỏi.
? Khi bị bệnh người ta cho người bệnh ăn những loại thức ăn nào?
? Đối với người bị bệnh nặng cho ăn món đặc hay món loãng? Vì sao?
? Đối với người ốm không muốn ăn cần làm gì?
Việc 2: Chia sẻ trong nhóm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét kết luận, chốt
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh.
+ HS biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ
dẫn của bác sĩ( Thức ăn có chứa nhiều chất như: Thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất
lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa quả, đậu nành. Với người bị ốm nặng nên Thức ăn
loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam vắt, nước chanh, sinh tố. Vì
những loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn)
+HS biết đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên dỗ dành, động viên họ và
cho ăn nhiều bữa trong một ngày.
+ Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi-nhận xét bằng lời

HĐ2:Thực hành: Chăm sóc người bị tiêu chảy
Việc 1:Y/ c HS quan sát hình minh hoạ tr35 và tiến hành
Việc 2: Chia sẻ trong nhóm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét kết luận, chốt các ý đúng
+ Nấu cháo muối: Cho 1 nắm gạo, 1 ít muối vào nồi, cho thêm 4 bát nước đun sôi đến khi
gao bung
+ Pha dung dịch ô- rê- dôn: Cho dung dịch vào cốc nước nguội đánh tan
*KL: Người bị tiêu chảy cần cho ăn bình thường, ngoài ra cho uống dung dịch ô- rê- dôn
và cháo muối.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+Nêu được chế độ ăn uống của người bị tiêu chảy:ăn đủ chất, ăn chất lỏng dễ tiêu
+Để chống mất nước cho bệnh nhân tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em vẫn phải cho ăn bình
thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô-rê-dôn, uống nước cháo muối.
+ Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc
chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
+ Thực hiện nhanh, gọn
23


+ Nêu được cách nấu cháo muối cho người bệnh ăn:4 bát nước+ một nắm gạo+ một ít
muối đun sôi
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi-nhận xét bằng lời – tôn vinh học tập
HĐ3:Trò chơi: Em tập làm bác sỹ
Phát cho các nhóm các tình huống để các nhóm tự phân vai đóng
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét, tuyên dương những nhóm đóng vai tốt.
* Đánh giá:

- Tiêu chí đánh giá: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống, lựa chọn được cách
ứng xử đúng
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi-nhận xét bằng lời – tôn vinh học tập
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về chia sẻ với mọi người ăn uống nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao khi bị bênh.
****************************************************
Thứ sáu, ngày 19 tháng 10 năm 2018
Toán: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. MỤC TIÊU:
- Biết được các đặc điểm của góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sd ê ke).
- Giáo dục học sinh yêu thích học toán.
- Phát triển năng lực tính toán, tư duy phân tích và hợp tác nhóm
II. ĐỒ DÙNG: Ê ke
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức: Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt
Việc 1: HS quan sát góc nhọn cô vẽ trên bảng, nghe cô giới thiệu: Đây là góc nhọn. Góc
nhọn đỉnh A, cạnh OA, OB

Việc 2: HS quan sát cô giáo áp góc vuông của ê ke vào góc nhọn và nhận xét: góc nhọn
bé hơn góc vuông.
Việc 3: HS nghe GV giới thiệu góc tù và góc bẹt tương tự như trên.
24


-Tiêu chí đánh giá:

+Học sinh biết được các đặc điểm cảu góc nhọn, góc tù, góc bẹt:
Góc nhọn bé hơn góc vuông
Góc tù lớn hơn góc vuông
Góc bẹt bằng hai góc vuông.
+Học sinh tích cưc hoạt động tự học và hợp tác nhóm
- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Trong các góc sau đây, góc nào là: góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt?
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu và làm vào vở.Dùng ê ke để xác định các góc.
Việc 2: Em và bạn đọc cho nhau nghe kết quả bài làm của mình.
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét. Nghe GV chốt:
- Tiêu chí đánh giá: Học sinh xác định được các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có
trong bài:
Góc vuông: ICK, góc nhọn MAN, VDU, góc tù QBP, GOH, góc bẹt XEY.
+Học sinh tích cực hoạt động học và hợp tác với bạn. Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viếtn ngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài 2( dòng 1)
Việc 1: Em đọc bài và đưa ra câu trả lời của mình
Việc 2: Em trao đổi với bạn về kết quả
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
- Tiêu chí đánh giá: Học sinh tìm được các góc có trong hình tam giác.
+ Học sinh tự học và hợp tác nhóm tích cực, sôi nổi.Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viết ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Chia sẻ với người thân về các đặc diểm cảu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
...............................................................................................................................
Tập làm văn: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN

I.MỤC TIÊU:
25


×