Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tuần 9 giáo án lớp 4 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – cô hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.23 KB, 34 trang )

TUẦN 9
Ngày dạy: Thứ hai, 22 /10/2018
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

TẬP ĐỌC
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. Hiểu ND: :Cương mơ
ước trở thành thợ rốn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp
nào cũng đáng quý ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài, nhấn
giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Giáo dục HD yêu người , yêu nghề.
- Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động

Việc 1: Nhóm trưởng KT việc đọc và trả lời câu hỏi bài Nếu chúng mình có
phép lạ
Việc 2 : Nhóm trưởng báo cáo KQ
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.

Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
Việc 3: Nghe GV giới thiệu bài
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1. Luyện đọc
Nghe 1 bạn đọc toàn bài.


Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp
các khổ thơ; đọc từ khó( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó)
Việc 2: Đọc từ chú giải
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình
chọn nhóm đọc tốt.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:


+ Đọc lưu loát toàn bài với giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng,
(giọng Cương: tha thiết, lễ phép; giọng mẹ: ngạc nhiên) biết ngắt nghỉ đúng:
+Bước đầu biết đọc diễn cảm.
+ Giải thích được nghĩa của các từ trong bài: kiếm sống(là tìm cách làm việc
để tự nuôi mình)
- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
HĐ 2. Tìm hiểu bài
Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK
Việc 1: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi.
Việc 2: Nêu nội dung bài.
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp
Việc 4: Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nhận xét, bổ sung.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá:- Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh
-Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời.
hiểu nội dung bài đọc của học sinh.
- Câu 1: Để kiếm sống, phụ giúp mẹ
- Câu 2: Mẹ nêu lí do phản đối: thầy có chịu nghe không, nhà nghèo nhưng
dòng dõi quan sang...
- Câu 3: a.Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ, thiết tha: - Mẹ ơi, người ta ai

cũng phải có một nghề...Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đang bị coi thường.
- Câu 4: Tình cảm thân mật, con lễ phép với mẹ...
- Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình.
-HS hiểu Cương mơ ước trở thành thợ rốn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để
mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý .
+ PP: vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.tôn vinh học tập.
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm

Việc 1: Quan sát GV nêu đoạn luyện: “Cương thấy ... bông”
Việc 2: Nghe GV đọc mẫu và tìm những từ ngữ mà GV đã nhấn giọng. Giải thích vì
sao cô giáo nhấn giọng ở những từ ngữ đó.
Việc 3: HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm
Việc 4: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn nhóm
đọc hay.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc lưu loát đoạn văn, biết ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng ở những
từ ngữ gợi tả gợi cảm
- PP: Vấn đáp.


- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe và nêu ý nghĩa của bài học
*******************************************
TOÁN:
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I.MỤC TIÊU:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê-ke.

Bài tập cần làm: Bài 1,2,3(a)
- Tạo hứng thú học tập với môn hình học.
- Phát triển năng lực sáng tạo, tư duy độc lập
II.CHUẨN BỊ:
- Ê-ke lớn, Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động - Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi học tập để khởi động
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc

Việc 1: Quan sát hình chữ nhật ABCD trên bảng
Việc 2: HS quan sát và lắng nghe GV thực hiện: Kéo dài 2 cạnh BC và DC thành hai
đường thẳng, giới thiệu: “Hai đường thẳng DC và BC là hai đường thẳng vuông góc
với nhau.”
Việc 3: HS quan sát GV vẽ hai đường thẳng OM và ON vuông góc và nhận xét: OM
và ON vuông góc với nhau tạo thành bốn góc vuông có chung đỉnh O
Việc 4: Trả lời: Để kiểm tra hoặc vẽ hai đường thẳng vuông góc ta có thể dùng thước
gì?
Việc 5: Cho HS liên hệ một số hình ảnh xung quanh về hai đường thẳng vuông góc với
nhau.
*Đánh giá:
- Tiêu chí:
+ Nhận biết được nếu kéo dài 2 cạnh BC và DC ta được 2 đường thẳng vuông góc
với nhau.
+2 đường thẳng MO và NO vuông góc với nhau tạo nên 4 góc vuông có chung
đỉnh O
+ Biết dùng ê ke để kiểm tra hoặc vẽ hai đường thẳng vuông góc.
+ Nhận biết được các cạnh vuông góc với nhau trong cuộc sống
- PP: vấn đáp

- KT: đặt câu hỏi gợi mở
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không


- Cá nhân tự dùng ê-ke để kiểm tra trong SGK.
- Việc 1: Em cùng bạn cùng trao đổi cách thực hiện
Việc 2: Em cùng bạn đọc cho nhau nghe kết quả bài làm của mình.
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
- Nghe GV nhận xét, chốt cách dùng êke để kiểm tra góc vuông.
*Đánh giá:
- Tiêu chí:
+ Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
+ Khả năng chia sẻ
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở
Bài 2:
- Cá nhân tự làm vào vở bt.
- Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
- Nghe GV nhận xét, chốt hai đường thẳng vuông với nhau có đặc điểm gì
*Đánh giá:
- Tiêu chí:
+ Nêu tên được từng cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình: AB và AC, BC và
BA, CD và CB, DA và DC
+ Khả năng chia sẻ
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở
Bài 3 a:
- Cá nhân quan sát hình và tự dùng ê ke để thực hiện

- Việc 1: Em cùng bạn nêu cách làm
Việc 2: Em đọc kết quả cho bạn bên cạnh nghe và ngược lại
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ kết quả và nêu cách làm của mình
- Nghe GV nhận xét, chốt hai đường thẳng vuông với nhau có đặc điểm gì
*Đánh giá:
- Tiêu chí:
+ Biết dùng ê ke để kiểm tra góc vuông.


+ Nêu tên được từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong hình: AB và ED,
DE và DC, MN và MP, NP vàPQ
+ Khả năng chia sẻ
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Cùng người thân dùng ê ke để kiểm tra các đưởng
thẳng vuông góc trong các vật dụng trong nhà.
*******************************************
KHOA HỌC 4:
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I.MỤC TIÊU
- Nêu được 1 số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
+ Không chơi đùa gần ao hồ, sông suối; giếng, chum vại, bể nước phải có nắp đậy.
+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.
+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
- Thực hiện được các quy tắc về an toàn phòng tránh đuối nước.
- GDHS có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động mọi người cùng thực
hiện.
*Tích hợp PTTNBM: Không chơi đùa gần ao hồ, hố bom hoặc tắm trong ao hồ, hố
bom.
-Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tự lực.

II. CHUẨN BỊ
- Hình minh hoạ SGK, Tranh vẽ bạn nhỏ đang tắm ở hố bom
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:

- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
? Khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống ntn?
? Khi người thân bị tiêu chảy em chăm sóc họ như thế nào?
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* HĐ1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Việc 1: Quan sát kĩ các hình 1, 2, 3 ở trang 36 (2-3 lần)
Việc 2: Trả lời các câu hỏi (Viết nhanh ra vở) : Nên làm và không nên làm
những việc nào trong các hình vừa quan sát để phòng tránh đuối nước ? Vì sao ?
Chia sẻ N2, đại diện các nhóm trình bày.
Việc 1: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến.


Việc 2: Nhóm trưởng mời các bạn trong nhóm nêu phương án trả lời các câu
hỏi trên, các bạn khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung hoặc nêu các vấn đề khác liên
quan đến nội dung bài (Nếu có) cùng thảo luận.
Việc 3: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả
nhóm và báo cáo với cô giáo.
Việc 1: GV treo tranh bạn nhỏ đang tắm ở hố bom.
Việc 2: Yêu cầu học sinh quan sát.
Việc 3: Nêu lí do tại sao không nên tắm ở hố bom.
Việc 4: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
Việc 5: Gọi 2 HS đọc ý 1, 2 mục Bạn cần biết
*Đánh giá:

- Tiêu chí:
+ HS quan sát tranh, trả lời được câu hỏi việc nên làm và không nên làm
+Không nên tắm hố bom vì có thể ở đó vẫn còn sót lại bom, mìn. Không an toàn.
+ Có kiến thức phân biệt những việc nên làm và không nên làm .
+ Mạnh dạn, tự tin trong trả lời, giao tiếp.
-PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
HĐ2: Những điều cần biết khi đi bơi và tập bơi
Việc 1: QS hình minh hoạ 4, 5 tr 37 SGK hãy cho biết hình thể hiện điều gì?
? Theo em nên tập bơi và đi bơi ở đâu?
? Trước và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
Việc 1: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến.
Việc 2: Nhóm trưởng mời các bạn trong nhóm nêu phương án trả lời các câu
hỏi trên, các bạn khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung hoặc nêu các vấn đề khác liên
quan đến nội dung bài (Nếu có) cùng thảo luận.
Việc 3: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả
nhóm và báo cáo với cô giáo.
Nghe GV KL: Nên bơi và tập bơi ở chổ có người và phương tiện cứu hộ.
Không nên bơi khi người đang ra mồ hôi và ăn no.
*Đánh giá:
- Tiêu chí: +HS trả lời được câu hỏi
+HS nắm được cách phòng tránh tai nạn đuối nước:
- Không chơi đùa gần ao hồ, hố bom hoặc tắm trong ao hồ, hố bom.
-Giếng nước phải xây thành cao, có nắp đậy.
- Chấp hành tốt các quy định về GTĐT.
-Chỉ bơi hoặc tập bơi ở nơi có người lớn phương tiện cứu hộ
-Không bơi khi đang có mồ hôi, đang ăn no hoặc quá đói;
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời



HĐ3: Bày tỏ thái độ ý kiến
Việc 1: Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm. Y/c các nhóm thảo luận để
trả lời câu hỏi: ở trong tình huống đó em sẽ làm gì?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Nghe GV nhận xét, kết luận
*Đánh giá:
- Tiêu chí:
+HS biết liên hệ thực tế và xử lí được các tình huống:
a.Khuyên bạn không nên tắm ngay sau khi chơi đá bóng. Vì lúc đó người đang có mồ
hôi dễ bị cảm lạnh và ốm.
b.Khuyên bạn không nên thò tay chân xuống nghich nước khi ngồi trên thuyền vì dễ bị
rơi xuống sông.
c. Không nên vượt suối khi gặp nước chảy xiết dâng cao. Chờ người lớn đến.
+Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
+ Mạnh dạn, tự tin trong trả lời, giao tiếp.
-PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về chia sẻ với mọi người cần thực hiện tránh tai nạn đuối nước.
***************************************************
Kĩ thuật:
KHÂU ĐỘT THƯA (T2)
I.Mục tiêu:
- Củng cố kĩ thuật khâu đột thưa.
- Vận dụng kiến thức được học thực hiện các thao tác khâu đột thưa trên vải.
HS khéo tay: Khâu ghép được các mũi đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau.
Đường khâu ít bị dúm
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. Làm việc kiên trì, cẩn thận.
- Phát triển năng lực sáng tạo, thẫm mĩ.

II.Chuẩn bị:
- GV: Mẫu đường khâu đột thưa .
- Tranh quy trình.
- HS: Bộ đồ dùng học chương kĩ thuật cắt, khâu, thêu
III. Các hoạt động dạy và học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1.Khởi động
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát.
- GV giới thiệu bài - HS nắm mục tiêu bài học.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1.Quan sát mẫu


- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
- GV hướng dẫn các bước khâu trên mẫu.
1.Vạch dấu đường khâu.
2.Khâu đột thưa theo đường dấu.
a.Bắt đầu khâu.
b.Khâu mũi thứ nhất.
c.Khâu mũi thứ hai.
d. Khâu các mũi tiếp theo.
e. Kết thúc đường khâu.
*Đánh giá:
- Tiêu chí: +HS nắm được các bước khâu:
Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
Bước 2 : Khâu đột thưa theo đường dấu.
a.Bắt đầu khâu.
b.Khâu mũi thứ nhất.
c.Khâu mũi thứ hai.

d. Khâu các mũi tiếp theo.
e. Kết thúc đường khâu.
+ Ghi nhớ được các thao tác.
-PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
2.Học sinh thực hành khâu mũi khâu đột thưa

Việc 1 : NT cho các bạn kiểm tra dụng cụ.
Việc 2 : NT yêu cầu các bạn thực hành trên vải
Việc 3 : NT cho các bạn nhận xét sản phẩm trong nhóm.
*Đánh giá:
- Tiêu chí: +HS nắm được các bước khâu:
+ Vận dụng kiến thức được học thực hiện các thao tác khâu đột thưa trên
vải. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
HS khéo tay: Khâu ghép được các mũi đột thưa. Các mũi khâu tương đối
đều nhau. Đường khâu ít bị dúm
-PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
3. Trưng bày, đánh giá kết quả sản phẩm
Việc 1 : Ban HT nêu tiêu chuẩn đánh giá :
1.Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của vải.
2.Khâu được mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.


3. Đường khau tương đối phẳng, không bị dúm.
4.Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
Việc 2:Học sinh tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
Việc 3: Bình chọn sản phẩm đẹp .
- GV nhận xét chung, lưu ý thêm khi khâu.
*Đánh giá:

- Tiêu chí:Biết đánh giá sản phẩm của bạn theo tiêu chuẩn đánh giá :
1.Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của vải.
2.Khâu được mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
3. Đường khau tương đối phẳng, không bị dúm.
4.Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
+HS biết chọn sản phẩm đẹp nhất, bạn khéo tay nhất.
-PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Vận dụng thêu một sản phẩm em yêu thích
*******************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU:
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một
số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1,BT2);
ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá về từ ngữ đó (BT3),
nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ (BT4).
- Vận dụng làm đúng các bài tập
- Có ý thức sử dụng từ chính xác, phù hợp trong nói và viết.
*Điều chỉnh: không làm bài tập 5.
-Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, hợp tác nhóm,
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Ghi lại những từ trong bài tập đọc “Trung thu độc lập” cùng nghĩa với

từ ước mơ
Em đọc thầm lại bài tập đọc “Trung thu độc lập” và viết ra giấy các từ cũng
nghĩa với từ ước mơ
- Em chia sẻ với các bạn trong nhóm


- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả
- Nghe GV nhận xét, chốt lời giải đúng
*Đánh giá:
- Tiêu chí: Nêu được những từ trong bài tập đọc “Trung thu độc lập” cùng nghĩa với
từ ước mơ: mong ước
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
Bài tập 2: Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ
a) bắt đầu bằng tiếng ước
a) bắt đầu bằng tiếng mơ
Em suy nghĩ và tìm từ theo yêu cầu
- Em chia sẻ với bạn bên cạnh
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả bằng trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Nghe GV nhận xét, chốt lời giải đúng
*Đánh giá:
- Tiêu chí: + Tìm được từ cùng nghĩa với “ước mơ”(ước muốn, ước mong, ước
nguyện, mong ước, mong muốn, ước vọng, nguyện vọng, ước ao, ao ước, ước mơ, mơ
ước, mơ tưởng, cầu mong, mơ mộng, mộng mơ, ...
+ Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn.
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
Bài tập 3: Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá:
- Đánh giá cao
- Đánh giá không cao

- Đánh giá thấp
Em suy nghĩ và tự ghép từ ước mơ với các từ trong ngoặc
- Em chia sẻ với bạn bên cạnh
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả
- Nghe GV nhận xét, chốt lời giải đúng
*Đánh giá:
- Tiêu chí:
a.Ghép được thêm vào sau từ “ ước mơ” những từ ngữ thể hiện sự đánh giá : đẹp đẽ,
viễn vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, chính đáng, kì quặc, dại dột
Tiêu chí
HTT
HT
CHT
1.Tìm đúng từ
2. Hợp tác tốt


3. Phản xạ nhanh
3. Trình bày đẹp
- PP: quan sát, vấn đáp
- KT: phiếu đánh giá tiêu chí, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời.
Bài tập 4: Nêu ví dụ về một loại ước mơ nói trên
Em suy nghĩ và tự đặt một câu với từ đã chọn
- Em báo cáo kết quả với cô giáo
- Nghe GV nhận xét, tuyên dương
*Đánh giá:
- Tiêu chí: Nêu được ví dụ về một loại ước mơ nói trên. VD: Ước mơ học giỏi để trở
thành bác sĩ. Ước mơ chinh phục vũ trụ,...
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Kể cho người thân nghe về ước mơ của em
*******************************************
ĐẠO ĐỨC :
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( TIẾT 1 )
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,… hằng ngày một cách hợp lí
HSHTT: Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ. Sử dụng thời gian học tập,
sinh hoạt,… hằng ngày một cách hợp lí
- Phát triển năng lực giao tiếp, hoạt động nhóm.
- Đ/C: Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày
tỏ thái độ của mình về các ý kiến, chỉ lựa chọn 2 phương án tán thành hoặc không
tán thành trong các BT tình huống
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ ghi thông tin
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
-Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động bằng bài hát
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
Việc 1: HS quan sát tranh và đọc thầm câu chuyện “Một phút”
Việc 2: Em tự trả lời các câu hỏi trong SGK


Em trao đổi với bạn về kết quả thảo luận
Việc 1: Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp
Việc 2: Nghe GV kết luận lại và dẫn dắt để đi đến kết luận

Việc 3: HS đọc và nắm phần Ghi nhớ trong SGK
*Đánh giá:
- Tiêu chí:
+ Học sinh đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi.
+ Qua câu chuyện học sinh biết tiết kiệm thời gian.
+ Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với các bạn.
+ Học sinh mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến trước lớp.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (BT2 – SGK)
Việc 1: HS đọc yêu cầu bài tập
Việc 2: HS Nghe GV phân tình huống cho các nhóm
Việc 3: Em tự suy nghĩ cách giải quyết tình huống của nhóm mình
Các thành viên trong nhóm thảo luận về cách giải quyết tình huống
Trưởng ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả
*Đánh giá:
- Tiêu chí:
+ Học sinh biết phân tích tình huống và giải quyết tình huống. Qua tình huống đó học
sinh biết được lợi ích của việc tiết kiệm thì giờ.
+ Diễn đạt trôi chảy tự tin khi trình bày.
- Học sinh tích cực hoạt động nhóm.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, tôn vinh
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Bày tỏ với người thân về vấn đề tiết kiệm thời giờ
*******************************************
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU :
- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.

- Biết sắp xếp các câu chuyện thành một sự việc để kể lại rõ ý, biết trao đổi về ý nghĩa
câu chuyện. Diễn đạt mạch lạc, tự tin, kết hợp cử chỉ điệu bộ.
- GD HS tính mạnh dạn trước đám đông.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ


- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
Việc 1: Em đọc đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn
bè, người thân
Việc 2: Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng
Việc 3: Lần lượt đọc các hợi ý 1 2 3
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Việc 1: HS kể về câu chuyện của mình
Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
Việc 1: trưởng ban học tập cho HS kể chuyện trước lớp theo nhóm
Việc 2: Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện
Việc 3: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
*Đánh giá:
- Tiêu chí:+ Biết kể lại được câu chuyện
+ Kể được thành lời, có mở đầu, diễn biến, kết thúc câu chuyện..
+ Lời kể mạch lạc, tự tin.
+ Nêu được ý nghĩa câu chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa của chuyện

+ Bình chọn được người kể chuyện hay nhất, đánh giá được bạn kể
-PP: vấn đáp
-KT: đặt câu hỏi – nhận xét bằng lời- tôn vinh học tập
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể cho người thân nghe câu chuyện em vừa kể .
*******************************************
Ngày dạy: Thứ ba, 23 /10/2018
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

TOÁN:
I.MỤC TIÊU
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
- Nhận biết được hai đường thẳng song song.
Bài tập cần làm: Bài 1,2,3(a)
-Giáo dục học sinh yêu thích môn toán.
- Phát triển năng lực sáng tạo, tư duy độc lập
II. CHUẨN BỊ
Thước ê-ke lớn, Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.


A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động - Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi học tập để khởi động
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc

Việc 1: Quan sát hình chữ nhật ABCD trên bảng
Việc 2: HS quan sát và lắng nghe GV thực hiện: Kéo dài 2 cạnh AB và DC thành hai
đường thẳng, giới thiệu: “Hai đường thẳng DC và AB là hai đường thẳng song song
với nhau.”
Việc 3: Tương tự kéo dài hai đường thẳng AD và BC cũng được hai đường thẳng song

song
Việc 4: HS dưới sự hướng dẫn của GV cần nhận biết rằng: “Hai đường thẳng song
song không bao giờ cắt nhau”
Việc 5: HS liên hệ hai đường thẳng song song xung quanh chúng ta
*Đánh giá:
- Tiêu chí:
+ Nhận biết được nếu kéo dài 2 cạnh AB và DC ta được 2 đường thẳng song song
với nhau.
+ Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau.
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
- Cá nhân quan sát hình, đọc đề bài và tự làm vào vở bt.
- Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
- Nghe GV nhận xét, chốt thế nào là hai đường thẳng song song
*Đánh giá:
- Tiêu chí: Nêu tên được các cặp cạnh song song với nhau: AD và BC, MN và
PQ, MQ và NP
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
Bài 2:
- Cá nhân quan sát hình, đọc đề bài và tự trả lời câu hỏi.
- Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau


- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
- Nghe GV nhận xét, chốt thế nào là hai đường thẳng song song
*Đánh giá:

- Tiêu chí: Chỉ ra được cạnh BE song song với cạnh AG và CD
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
Bài 3a:
- Cá nhân quan sát hình, đọc đề bài và tự trả lời câu hỏi.
- Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp
- Nghe GV nhận xét, chốt thế nào là hai đường thẳng song song
*Đánh giá:
- Tiêu chí: Chỉ ra được các cặp cạnh song song với nhau: MN và QP, DI và GH
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Cùng người thân kể ra hai đưởng thẳng song song
trong các vật dụng trong nhà.
*******************************************
Tập làm văn:

ÔN LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN KỂ CHUYỆN
( THAY TIẾT LT PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN)
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố cấu tạo của bài văn kể chuyện.
-Vận dụng viết một dàn ý theo đề: Kể lại một câu chuyện em đã học qua các bài tập
đọc,….trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
- Giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
*HSHTT:Viết đủ các ý của 1 câu chuyện, các ý liên quan chặt chẽ với nhau, nêu
được ý nghĩa câu chuyện.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thẻ
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “ Hộp thư di động”.
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
*Ôn văn kể chuyện.
- Thảo luận N2 : Nêu các ý chính của văn kể chuyện.


- Trao đổi thống nhất kết quả
* Củng cố: Trong bài văn kể chuyện cần lưu ý:
+ Kể lại câu chuyện có đầu có cuối, kể thứ tự theo chuỗi sự việc diễn ra theo thời gian.
+ Cốt chuyện thường có 3 phần: MĐ,diễn biến, kết thúc
+ Khi kể cần kết hợp tả ngoại hình tiêu biểu của nhân vật. Chú ý chọn chi tiết nổi bật,
hành động nổi bật để kể.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*Tìm hiểu yêu cầu các đề bài gợi ý.
- Đọc các đề bài gợi ý. Kể lại một câu chuyện em đã học qua các bài tập đọc,…. các
sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
-Trao đổi các đề bài, lựa chọn một trong các bài TĐ để viết.
*HS có năng lục còn hạn chế : Viết khoảng 7-8 câu đủ ý.
*HS có năng lực:Viết đủ các ý của 1 câu chuyện, các ý liên quan chặt chẽ với nhau;
Nêu được ý nghĩa câu chuyện.
* Việc 3: Thực hành viết vào vở.
- Cá nhân tự làm bài.
- K/C theo nhóm. Đánh giá, nhận xét bổ sung cho bài làm của bạn.
- Nhóm trưởng điều hành. Chia sẻ trước lớp. N xét,chữa lại các lỗi điển hình;
Tuyên dương các câu chuyện hay...
- HS kể chuyện, nhận xét tuyên dương
*Đánh giá:
- Tiêu chí: Kể lại được một câu chuyện em đã học qua các bài tập đọc,…trong

đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
Biết dùng từ kết hợp với cử chỉ điệu bộ
Biết đánh giá nhận xét bạn
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà kể lại câu chuyện cho cả nhà cùng nghe.
*******************************************
TẬP ĐỌC
ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI - ĐÁT
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời nhân vật ( lời xin khẩn cầu của Mi- đát ,
lời phán bảo oai vệ của thần Đi- ô -dốt. Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Những ước muốn
tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.( Trả lời được câu hỏi SGK ).
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài, nhấn
giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân
vật.


- Qua câu chuyện các em rút ra bài học cho bản thân : không nên tham lam
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
Việc 1: Nhóm trưởng KT việc đọc và trả lời câu hỏi bài Nếu chúng mình có
phép lạ
Việc 2 : Nhóm trưởng báo cáo KQ
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?

- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.

Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
Việc 3: Nghe GV giới thiệu bài
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1. Luyện đọc
Nghe 1 bạn đọc toàn bài.
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp
các khổ thơ; đọc từ khó( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó)
Việc 2: Đọc từ chú giải
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình
chọn nhóm đọc tốt.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá:
- Đọc lưu loát toàn bài với giọng khoan thai (Lời vua Mi -đát: chuyển từ phấn
khởi, thỏa mãn sang hốt hoảng, khẩn cầu. Lời thần: điềm tĩnh, oai vệ.) biết ngắt nghỉ
đúngsau các dấu câu, giữa các cụm từ dài:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm.
- Giải thích được nghĩa của các từ trong bài: khủng khiếp(là rất hoảng sợ, sợ
đến mức tột độ), tham lam( ham muốn một cách thái quá, không biết giới hạn)
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
HĐ 2. Tìm hiểu bài
Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK


Việc 1: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi.
Việc 2: Nêu nội dung bài.
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp

Việc 4: Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nhận xét, bổ sung.
*Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá:- Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh
-Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời.
- Câu 1: Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng.
- Câu 2: Vua bẻ thử một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng,.....Tưởng
không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa.
- Câu 3: Để được sống,để ăn để uống
-Câu 4: Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
- Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình.
-HS hiểu : Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
+ PP: vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.tôn vinh học tập.
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm

Việc 1: Quan sát GV nêu đoạn luyện: “Mi – đát bụng đói ... tham lam”
Việc 2: Nghe GV đọc mẫu và tìm những từ ngữ mà GV đã nhấn giọng. Giải thích vì
sao cô giáo nhấn giọng ở những từ ngữ đó.
Việc 3: HS luyện đọc phân vai theo nhóm
Việc 4: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn nhóm
đọc hay.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc lưu loát đoạn văn, biết ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng ở những
từ ngữ gợi tả gợi cảm
- PP: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe và nêu ý nghĩa của bài học
*******************************************
Ngày dạy: Thứ tư, 24 /10/2018

TOÁN
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I.MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước.
- Vẽ được đường cao của một hình tam giác.
Bài tập cần làm: Bài 1,2.
- Giáo dục HS tính cẩn thận và yêu thích môn toán.
- Phát triển năng lực sáng tạo, tư duy độc lập


II.CHUẨN BỊ
- Thước ê-ke lớn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Khởi động - Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
2.Hình thành kiến thức
a. Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho
trước
Việc 1: HS quan sát GV vẽ trường hợp điểm E ở trên đường thẳng AB (các
bước như SGK)
Việc 2: HS quan sát GV vẽ trường hợp điểm E ở ngoài dường thẳng AB (các
bước như SGK)
*Đánh giá:
- Tiêu chí: + HS biết cách vẽ hai đường thẳng vuông góc.
+Biết cách vẽ đường thẳng đi qua điểm C và vuông góc với đường
thẳng AB trong mỗi trường hợp.
+Sử dụng êke, thước thành thạo.
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời

b. Đường cao của hình tam giác
Việc 1: HS quan sát GV vẽ tam giác ABC lên bảng. Vẽ AH như cách vẽ của
phần 1
Việc 2: HS quan sát GV tô màu đoạn AH và giới thiệu: Đoạn thẳng AH là
đường cao của tam giác ABC. Độ dài đoạn AH là chiều cao của tam giác ABC
*Đánh giá:
- Tiêu chí: + HS nhận biết được đường cao của hình tam giác.(Đường cao vuông góc
với cạnh đáy.).
+Vẽ được đường cao của tam giác.
+Sử dụng êke, thước thành thạo.
-PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Hãy vẽ đường thẳng đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD
trong mỗi trương hợp sau:
- Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán và quan sát các trường hợp trong SGK
Việc 2: Em vẽ lại các trường hợp trong SGK vào vở ô li


Việc 3: Em dùng ê-ke thực hiện vẽ như các bước ở phần 1 phần hình thành
kiến thức
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích các bước vẽ
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét, chốt cách vẽ đường thẳng vuông góc
*Đánh giá:
- Tiêu chí:
+ Biết dùng ê ke để vẽ đường thẳng đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng
CD trong mỗi trương hợp
+Sử dụng êke, thước thành thạo.
- PP: vấn đáp

- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
Bài 2: Hãy vẽ đường cao AH của hình tam giác ABC trong mỗi trường hợp sau
Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán và quan sát các trường hợp trong SGK
Việc 2: Em vẽ lại các trường hợp trong SGK vào vở ô li
Việc 3: Em dùng ê-ke thực hiện vẽ như các bước ở phần 1 phần hình thành
kiến thức
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích các bước vẽ
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét, chốt cách vẽ đường cao AH của tam giác trong mỗi
trường hợp
*Đánh giá:
- Tiêu chí: +Vẽ được đường cao AH của tam giác trong mỗi trường hợp
+Sử dụng êke, thước thành thạo.
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em tự hoàn thành bài tập 3
*******************************************
CHÍNH TẢ (Ngh-v)
THỢ RÈN
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết đúng chính tả bài Thợ rèn.trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
- Làm đúng bài tập chính tả 2b
- Giáo dục tính cẩn thận, óc thẩm mĩ.
- Tự học, hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ


III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Tìm hiểu nội dung bài thơ
Việc 1: Nghe GV giới thiệu bài thơ: Thợ rèn
Việc 2: Cá nhân tự đọc nhẩm lại bài thơ, nêu nội dung chính của bài thơ
Việc 3: Suy nghĩ cách trình bày bài thơ
Đánh giá, nhận xét bổ sung cho câu trả lời của bạn.
Chia sẻ thống nhất kết quả.
2. Viết từ khó
Cá nhân viết ra vở nháp các từ dễ lẫn khi viết.
Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai).
Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả.
3. Viết chính tả
HS nghe cô giáo đọc và viết bài thơ vào vở
HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai).
Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá : Kĩ năng nghe- viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch,...
+ Viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ;
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
- PP: quan sát, vấn đáp;viết
- KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết nhận xét
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 2b: Điền vào chỗ trống: uôn hay uông?



Việc 1: Em tự đọc các câu ca dao, tục ngữ
Việc 2: Em tìm từ điền vào chỗ trống cho phù hợp
Đổi vở với bạn để trao đổi kết quả.
- Việc 1: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
- Việc 2: Cho cả lớp đọc lại các câu ca dao, tục ngữ
*Đánh giá:
- Tiêu chí:+ Điền vào chỗ trống đúng vần uôn hay uông ( uống, nguồn, muống,
xuống, uốn, chuông)
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
- PP: quan sát, vấn đáp,
- KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: em về nhà viết lại bài thơ
*******************************************
Ngày dạy: Thứ năm, 25 /10/2018
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

TOÁN
I. MỤC TIÊU:
- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường thẳng cho trước (bằng
thước kẻ và ê ke)
- Vận dụng kiến thức đã học cả lớp hoàn thành bài 1,3.
- Giáo dục HS tính cẩn thận và yêu thích môn toán.
- Phát triển năng lực sáng tạo, tư duy độc lập
II.CHUẨN BỊ :
-Thước ê-ke lớn, Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.- Trưởng ban văn nghệ khởi động.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học

* Hình thành kiến thức
1. Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước
Việc 1: HS đọc phần hình thành kiến thức
Việc 2: HS quan sát GV vẽ (các bước như SGK)
*Đánh giá:
- Tiêu chí: + HS biết cách vẽ hai đường thẳng song song.
+Biết cách vẽ đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường
thẳng AB cho trước
+Sử dụng êke, thước thành thạo.


- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Hãy vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và song song với đường thẳng CD
- Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán và quan sát hình vẽ trong SGK
Việc 2: Em vẽ lại hình trong SGK vào vở ô li
Việc 3: Em dùng ê-ke thực hiện vẽ như các bước ở phần 1 phần hình thành
kiến thức

- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích các bước vẽ
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét, chốt cách vẽ hai đường thẳng song song
*Đánh giá:
- Tiêu chí: +Biết cách vẽ đường thẳng AB đi qua điểmM và song song với đường
thẳng CD cho trước
+Sử dụng êke, thước thành thạo.
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
Bài 3:

- Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán và quan sát hình trong SGK
Việc 2: Em vẽ lại hình vào vở ô lí
Việc 3: Em dùng ê-ke thực hiện các câu hỏi trong bài

- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích các bước vẽ
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét, chốt cách vẽ hai đường thẳng song song, cách dùng ê
ke để kiểm tra góc vuông
*Đánh giá:
- Tiêu chí: +Biết cách vẽ đường thẳng đi qua điểm B và song song với cạnh AD,
cắt cạnh DC tại điểm E
+ Cách dùng ê ke để kiểm tra góc vuông
+Sử dụng êke, thước thành thạo.
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em tự hoàn thành bài tập 2


LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ĐỘNG TỪ
I.MỤC TIÊU
- Hiểu thế nào là động từ ( từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người vật ,hiện
tượng).
- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua trangh vẽ (BTmục III).
- Các em biết dùng những động từ hay, có ý nghĩa trong khi nói hoặc viết.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
1. Tìm hiểu phần nhận xét:
- Đọc đoạn văn trong SGK
- Việc 1: Trao đổi với bạn bài tập 2 trong SGK
- Việc 2: Nhóm trưởng chỉ đạo các bạn trao đổi, thống nhất câu trả lời, báo cáo
với cô giáo.
2. Ghi nhớ:
- Cùng bạn thảo luận về các đặc điểm động từ
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
*Đánh giá:
- Tiêu chí: HS tìm được các từ:
+Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi: nhìn, nghĩ, thấy.
+Chỉ trạng thái của sự vật: Dòng thác: đổ(đổ xuống); Lá cờ: bay
+ HS hiểu: động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
+Lấy được ví dụ về động từ.
+ Mạnh dạn, tự tin chia sẻ trước lớp.
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà và ở trường. Gạch
dưới động từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy
- Em tự liệt kê các từ và gạch chân dưới động từ
- Việc 1: Trao đổi với bạn bên cạnh về câu trả lời


- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét, chốt động từ là từ như thế nào

*Đánh giá:
- Tiêu chí:+ HS viết được tên các hoạt động em thường làm ở nhà và ở trường,,
gạch dưới động từ hoặc cụm động từ chỉ những hoạt động ấy.
VD:Ở nhà: đánh răng, rửa mặt, ăn cơm, nhặt rau, xem ti vi, đọc truyện...
Ở trường: học bài, nghe giảng, tưới cây, hát, múa...
+ Mạnh dạn, tự tin chia sẻ trước lớp.
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
Bài tập 2: Gạch dưới động từ trong đoạn văn
- Em đọc lại đoạn văn và trả lời câu hỏi
Trao đổi thống nhất câu trả lời với bạn bên cạnh
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
- Nghe GV nhận xét, chốt động từ là từ như thế nào
*Đánh giá:
- Tiêu chí: Tìm và viết lại được các động từ trong đoạn văn:
+ Đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm , dùi, có thể, lặn.
+Mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt, thành, tưởng, có.
+ HS hiểu: động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.Vận dụng
để xác định nhanh các động từ.
+ Mạnh dạn, tự tin chia sẻ trước lớp.
-PP: vấn đáp, quan sát
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, ghi chép ngắn.
Bài tập 3: Trò chơi “Xem kịch câm”
- Việc 1: HS nắm trò chơi thông qua 2 hình ảnh mẫu
- Việc 2: HS nghe phổ biến luật chơi: 2 nhóm HS chơi số người bằng nhau: A
làm động tác, B trả lời và ngược lại. Nhóm nào đoán đúng, nhanh, diễn hành động đẹp
mắt thì thắng cuộc
- Việc 3: HS tiến hành chơi
- Việc 4: Nghe GV tổng kết trò chơi, chọn nhóm thắng cuộc
*Đánh giá:

- Tiêu chí + HS hiểu nội dung trò chơi, tham gia chơi mạnh dạn, tự tin.
+HS phối hợp nhịp nhàng khi tham gia chơi.
+Chọn được từ chỉ hoạt động, trạng thái phù hợp với hành động.
+ Phản xạ nhanh, hợp tác tốt.
- PP: vấn đáp


×