Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tuần 9 giáo án lớp 4 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – trường tiểu học thái thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.21 KB, 26 trang )

TUẦN 9
Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2018
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

TẬP ĐỌC
I.MỤC TIÊU:
KN: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
KT: Hiểu ND: Cương mơ ước trở thành thợ rốn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ
để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
TĐ : - Giáo dục HD yêu người , yêu nghề.
NL : - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS tự tin diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của
mình.
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động

Việc 1: Nhóm trưởng KT việc đọc và trả lời câu hỏi bài Nếu chúng mình có
phép lạ
Việc 2 : Nhóm trưởng báo cáo KQ
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.

Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
Việc 3: Nghe GV giới thiệu bài
Đánh giá
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS quan sát và đoán


+ Mạnh dạn trả lời câu hỏi, liên hệ được với nội dung bài đọc.
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1. Luyện đọc

Nghe 1 bạn đọc toàn bài.


Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp
các khổ thơ; đọc từ khó( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó)
Việc 2: Đọc từ chú giải
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét,
bình chọn nhóm đọc tốt.
Đánh giá:
+ Đọc to, rõ trôi chảy, ngắt giọng hợp lí ở các câu dài, sau dấu ba chấm.
+ HS đọc nhanh và giải thích lại được các từ ngữ và lời giải nghĩa tương ứng.
+ HS tích cực luyện đọc; hỗ trợ lẫn nhau.
+ PP: quan sát, vấn đáp.
+ Kĩ thuật: quan sát, nhận xét bằng lời.
HĐ 2. Tìm hiểu bài

Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK
Việc 1: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi.
Việc 2: Đại diện nhóm viết kết quả thảo luận ra phiếu
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp
Việc 4: Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nhận xét, bổ sung. GV
nhận xét, chốt.
Kết quả:
1. Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì? ( Cương thương mẹ vất vả, muốn học

một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ)
2. Mẹ Cương nêu lý do để phản đối như thế nào? (Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ
bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm
thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình.
3. Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?( Cương nắm lấy tay mẹ, nói với mẹ
những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn
bám mới đáng bị coi thường.
4. Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con? ( Mẹ xưng hô với con dịu dàng, âu
yếm. Cương xưng hô với mẹ kính trọng, lễ phép, yêu thương).
ĐGTX:
+ HS nắm nội dung bài đọc trả lời được các câu hỏi trong bài
+ Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình.
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời,
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm

Việc 1: Quan sát GV nêu đoạn luyện: “Cương thấy ... bông”
Việc 2: Nghe GV đọc mẫu và tìm những từ ngữ mà GV đã nhấn giọng. Giải thích vì
sao cô giáo nhấn giọng ở những từ ngữ đó.


Việc 3: HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm
Việc 4: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn nhóm
đọc hay.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Biết đọc 1 đoạn diễn cảm trong bài, phân biệt được lời nhân vật trong
đoạn hội thoại
+ Đọc trôi chảy,lưu loát.
+ Ngắt cuối câu, nghỉ sau các dấu câu...
- PP: vấn đáp.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe và nêu ý nghĩa của bài học
------------------------------------------TOÁN:
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I.MỤC TIÊU:
KT: - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
KN: - Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê-ke.
- Bài tập cần làm: Bài 1,2,3(a)
TĐ: - Tạo hứng thú học tập với môn hình học.
NL: - Vận dụng xác định các đường thẳng vuông góc khi gặp trong cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ:
- Ê-ke lớn, Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động: - Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi học tập để khởi động
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc

Việc 1: Quan sát hình chữ nhật ABCD trên bảng
Việc 2: HS quan sát và lắng nghe GV thực hiện: Kéo dài 2 cạnh BC và DC thành hai
đường thẳng, giới thiệu: “Hai đường thẳng DC và BC là hai đường thẳng vuông góc
với nhau.”
Việc 3: HS quan sát GV vẽ hai đường thẳng OM và ON vuông góc và nhận xét: OM và
ON vuông góc với nhau tạo thành bốn góc vuông có chung đỉnh O
Việc 4: Trả lời: Để kiểm tra hoặc vẽ hai đường thẳng vuông góc ta có thể dùng thước
gì?
Việc 5: Cho HS liên hệ một số hình ảnh xung quanh về hai đường thẳng vuông góc với
nhau.
Đánh giá: + Học sinh nhận biết được hai đường thẳng vuông góc

Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: Thang đo, N/x bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:


Bài 1: Dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không
- Cá nhân tự dùng ê-ke để kiểm tra trong SGK.
- Việc 1: Em cùng bạn cùng trao đổi cách thực hiện
Việc 2: Em cùng bạn đọc cho nhau nghe kết quả bài làm của mình.
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
Bài 2:
- Cá nhân tự làm vào vở bt.
- Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
Bài 3 a:
- Cá nhân quan sát hình và tự dùng ê ke để thực hiện
- Việc 1: Em cùng bạn nêu cách làm
Việc 2: Em đọc kết quả cho bạn bên cạnh nghe và ngược lại
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ kết quả và nêu cách làm của mình
ĐGTX:
+ Học sinh nhận biết được hai đường thẳng vuông góc, kiểm tra được hai
đường thẳng vuông góc với nhau bằng eke
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: Thang đo, N/x bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Cùng người thân dùng ê ke để kiểm tra các đưởng
thẳng vuông góc trong các vật dụng trong nhà.

CHÍNH TẢ (N- V):
THỢ RÈN
I. MỤC TIÊU

KT: - Nghe - viết đúng chính tả bài Thợ rèn.trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7
chữ.
KN: - Làm đúng bài tập chính tả 2b
TĐ: - Giáo dục tính cẩn thận, óc thẩm mĩ.
NL: - Rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III HOẠT ĐỘNG HỌC:


A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Tìm hiểu nội dung bài thơ
Việc 1: Nghe GV giới thiệu bài thơ: Thợ rèn
Việc 2: Cá nhân tự đọc nhẩm lại bài thơ, nêu nội dung chính của bài thơ
Việc 3: Suy nghĩ cách trình bày bài thơ
Đánh giá, nhận xét bổ sung cho câu trả lời của bạn.
Chia sẻ thống nhất kết quả.
2. Viết từ khó
Cá nhân viết ra vở nháp các từ dễ lẫn khi viết.
Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai).
Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả.
3. Viết chính tả
HS nghe cô giáo đọc và viết bài thơ vào vở
HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai).
Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai.
ĐGTX:

- Tiêu chí: +Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
+ Phát triển năng lực tự học.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp;
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 2b: Điền vào chỗ trống: uôn hay uông?
Việc 1: Em tự đọc các câu ca dao, tục ngữ


Việc 2: Em tìm từ điền vào chỗ trống cho phù hợp
Đổi vở với bạn để trao đổi kết quả.
- Việc 1: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
- Việc 2: Cho cả lớp đọc lại các câu ca dao, tục ngữ
ĐGTX:
---- Tiêu chí đánh giá:: + Chọn đúng các tiếng có vần uôn hoặc uông để điền vào chỗ
trống
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: em về nhà viết lại bài thơ
KỂ CHUYỆN

K/C ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. MỤC TIÊU :
KN: - Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
KT: - Biết sắp xếp các câu chuyện thành một sự việc để kể lại rõ ý, biết trao đổi về ý
nghĩa câu chuyện

TĐ: GD HS tính mạnh dạn trước đám đông.
NL: Vận dụng kể chuyện theo trình tự thời gian, không gian
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
Việc 1: Em đọc đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn
bè, người thân
Việc 2: Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng
Việc 3: Lần lượt đọc các hợi ý 1 2 3
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Việc 1: HS kể về câu chuyện của mình
Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
Việc 1: Trưởng ban học tập cho HS kể chuyện trước lớp theo nhóm
Việc 2: Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện


Việc 3: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Đánh giá:
+ HS kể rõ ràng, mạch lạc đúng trình tự của câu chuyện.
+ HS chú ý nghe bạn kể, tự tin đưa ra ý kiến nhận xét của mình.
+ HS tự tin thể hiện lại câu chuyện bằng lời kể của mình, kết hợp thêm cử chỉ, điệu bộ,
ánh mắt.
+ HS nêu được ý nghĩa của câu chuyện.
- Phương pháp: trình diễn, vấn đáp, quan sát.

- Kĩ thuật: học sinh đánh giá lẫn nhau, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể cho người thân nghe câu chuyện em vừa kể .
Khoa học :

PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
(Dạy tích hợp bom mìn)

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được 1 số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối
nước.Đặc biệt là không được tắm trong những hố bom. Không chơi gần ao hồ, sông
suối, giếng, chum vại, bể nước phải có nắp đậy, chấp hành các quy định về an toàn khi
tham gia giao thông đường thuỷ, tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
2. Kĩ năng: Biết cách phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực
hiện.
3. Thái độ: Có ý thức thực hiện được các quy tắc về an toàn phòng tránh đuối nước.
4. Năng lực: Giúp HS phát triển năng lực tự học và hợp tác nhóm, trình bày ý kiến
trước tập thể.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình minh hoạ SGK
- Câu hỏi thảo luận ghi sẵn
III/ Hoạt động dạy học:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:3'

- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
+ Khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống ntn?
+ Khi người thân bị tiêu chảy em chăm sóc họ ntn?
- Nhận xét, đánh giá
2. Hình thành kiến thức: Giới thiệu bài, ghi đề bài
*HĐ1: Những việc nên và không nên làm (8')

Việc 1: Giao nhiệm vụ: Y/c H làm việc N2

? Mô tả những gì em thấy trong hình 1, 2, 3? Việc nào nên làm việc nào không nên
làm? Vì sao?
? Chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?


Việc 2: Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác cùng chia sẻ.
Việc 3: Nhận xét – đánh giá.
- Gọi 2 H đọc ý 1, 2 mục Bạn cần biết
GV chốt: có thể bị chết đuối hoặc tai nạn do đụng vào mảnh bom mìn còn sót..
ĐGTX:
+ Tiêu chí đánh giá:
- HS nắm được cách phòng tránh tai nạn đuối nước và biết chấp hành tốt các quy
định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy.
- Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời
HĐ2: Những điều cần biết khi đi bơi và tập bơi( 8')

Việc 1:Y/ c H thảo luận N4
?Qs hình minh hoạ 4, 5 tr 37 SGK hãy cho biết hình thể hiện điều gì?
?Theo em nên tập bơi và đi bơi ở đâu?
?Trước và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
-Việc 2: HS thảo luận nhóm 4
-Việc 3: Đại diện các nhóm lên trình bày
-Việc 4: Cả lớp cùng chia sẻ
*KL: Nên bơi và tập bơi ở chổ có người và phương tiện cứu hộ. Không nên bơi khi
người đang ra mồ hôi và ăn no.
ĐGTX:

- Tiêu chí đánh giá:
+ HS biết được nên tập bơi và đi bơi ở đâu để đảm bảo an toàn. Chỉ bơi ở nơi có
người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bẻ bơi, khu vực bơi.
+ Mạnh dạn và tự tin khi trình bày ý kiến
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời
HĐ3: Bày tỏ thái độ ý kiến ( 10')

Việc 1: Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
Việc 2: Y/c các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: ở trong tình huống đó em sẽ làm gì?
Việc 3: Đại diện các nhóm trình bày ý kiến
Việc 4: Chia sẻ ý kiến của nhóm bạn
Kết luận
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS biết xử lý tình huống đúng, qua đó biết cách phòng tránh tai nạn đuối nước
và vận động các bạn cùng thực hiện qua các tình huống cụ thể
+ Linh hoạt, thông minh khi xử lý tình huống
Phương pháp: Vấn đáp
Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời


B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Nói với nhau về 1 số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước và
nhắc nhở nhau cùng thực hiện tốt.
Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2018
Toán:
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
KT: - Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song

KT: - Nhận biết được 2 đường thẳng song song.
- Vận dụng kiến thức làm đúng Bài 1,2,3a.
TĐ: - Giáo dục HS cẩn thận khi làm bài, yêu thích học toán, có kỹ năng vẽ hình.
NL: - Vận dụng để xác định được hai đường thẳng song song thường gặp trong cuộc
sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: - Ê ke, thước thẳng, bảng phụ,VBT
- HS: Thước Ê ke, VBT
III. Các hoạt động dạy học :
A. Hoạt động cơ bản: Khởi động:
-Trưởng ban học tập điều khiển các bạn ôn bài.
- Nêu đặc điểm của 2 đường thẳng vuông góc.
B. Hoạt động thực hành:
*HĐ1: : Giới thiệu hai đường thẳng song song
- Việc 1: - Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD
Việc 2: - H/dẫn HS theo các bước ở SGK/ 51 để hình thành biểu tượng về 2 ĐT vuông
góc cách kiểm tra 2 đường thẳng song song; Việc 3: Thống nhất kết quả:
* Chốt: Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
- Tiêu chí đánh giá: HS nhận biết được hai đường thẳng song song
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: Thang đo, nhận xét bằng lời
*HĐ2: Luyện tập. Bài tập 1: (T 51)
Việc 1: - CN đọc y/c BT 1 và làm vở bài tập. Nêu từng cặp cạnh song song
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Vẽ hình chữ nhật ABCD và giới thiệu: AB và CD là 2
cặp cạnh song song ; Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả
* Nhận xét và chốt kiến thức hai đường thẳng song song.
Bài tập 2: ( T 51)
Việc 1: - Cá nhân đọc yêu cầu bài tập
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả

* Chốt: Các cạnh song song với cạnh BE là: AG và CD;
Bài tập 3a(: HS khá , giỏi làm thêm bài b nếu còn TG)


- Hoạt động nhóm đôi: Y/c HS QS nêu tên các cặp cạnh song song với nhau
ở các hình tứ giác, sau đó nêu tên các cặp cạnh vuông góc ở 2 hình đó
- Dùng eke để kiểm tra góc vuông; Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
* Chốt : Các cặp cạnh song song với nhau là: MN và QP; ID và HG
- Tiêu chí đánh giá: HS nhận biết được các cạnh song song với nhau trong mỗi hình
tứ giác.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kỉ thuật: Thang đo, nhận xét bằng lời
C. Hoạt động ứng dụng:

-VN chia sẻ với người thân một số BT về 2 đường thẳng song song và chuẩn
bị bài mới.
Luyện từ và câu:

MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
Điều chỉnh: Không làm bài tập 5

I.Mục tiêu:
KN: - Giúp HS biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
KT:
- Bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước,bằng
tiếng mơ (BT1, BT2). Ghép được các từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh
giá của từ ngữ đó ( BT3). Nêu được VD minh họa về một loại ước mơ ( BT4 ).
TĐ: - Giáo dục HS sống và vươn tới những ước mơ đẹp.
NL: - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ, trình bày ý kiến và diễn đạt tự tin khi có vốn từ
ngữ phong phú.

II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết bài tập, từ điển. HS: Vở BT, từ điển
III.Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động khởi động:
- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động thực hành:
+ BT1: ( Tr 87):
Việc 1: Cá nhân làm vào vở BTTV, nhóm đôi thảo luận.
Việc 2: HĐ nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm trình bày, các HS
khác nghe và NX, góp ý.
- GV NX, chốt các từ đúng: mơ tưởng, mong ước
- Tiêu chí đánh giá: H củng cố và mở rộng được vốn từ về chủ điểm Ước mơ
- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở
- Kỉ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
+ BT2: ( Tr 87):
Việc 1:Cá nhân làm vào vở BTTV, nhóm đôi thảo luận.


Việc 2:
HĐ nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm trình bày,
các HS khác nghe và NX, góp ý.
* GV chốt kết quả đúng: - Ước: ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng...
- Mơ: mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng...
- Tiêu chí đánh giá: H mở rộng được các từ ngữ liên quan đến chủ điểm ước mơ
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kỉ thuật: Nhận xét bằng lời
+ BT3: (Tr 87):
Cá nhân làm vào vở BTTV, nêu KQ các HS khác nghe và NX, góp ý. * GV
NX, chốt KQ đúng: Cho HS biết hướng tới những ước mơ đẹp.
+ BT4: ( Tr 88):
Việc 1: Cá nhân làm vở BTTV, nêu ví dụ minh họa về một loại ước mơ nói

trên. Việc 2: Nhóm đôi thảo luận. Việc 3: Nhóm lớn chữa bài, thống nhất kết quả.
GV: Nhận xét chốt ví dụ đúng.
- Tiêu chí đánh giá: HS bước đầu biết thể hiện sự đánh giá về những ước mơ cụ thể và
nêu được ví dụ minh họa cho một loại ước mơ đó.
- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở
- Kỉ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. Hoạt động ứng dụng:

- GV dặn HS về nhà chia sẻ với người thân nội dung bài LTVC trên.

Thứ tư ngày 24 tháng 10 năm 2018
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC.

Toán:
I.Mục tiêu:
KN: - Giúp HS biết vẽ một đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với 1 đường
thẳng cho trước (Bằng thước kẻ hoặc ê ke).
KT: - Vẽ được đường cao của 1 hình tam giác.
- Vận dụng làm BT 1,2.
TĐ: - Giáo dục HS cẩn thận, chính xác khi vẽ hình
NL: - Vận dụng để vẽ được hai đường thẳng vuông góc
II. Đồ dùng dạy học: GV+ HS - Ê ke, thước thẳng, bảng phụ,VBT
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động cơ bản: Khởi động:
-Trưởng ban học tập điều khiển các bạn ôn bài.
- Nêu đặc điểm của hai đường thẳng vuông góc.- Giới thiệu bài học.
B. Hoạt động thực hành:


*HĐ1: Vẽ hai đường thẳng vuông góc

* Việc 1: HD HS theo các bước như SGK/ 52(Vừa vẽ vừa giới thiệu)
+ Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB.
+ Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng MN
* Việc 2: Vẽ đường cao của hình tam giác:*Y/c HS nhắc lại cách vẽ và thực hành
- Vẽ lên bảng tam giác ABC - HD vẽ đường cao tam giác
- HD HS thực hành vẽ …- Nhận xét và đánh giá, chốt cách vẽ đường cao.
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: HS biết cách vẽ hai đường thẳng vuông góc trong một số trường
hợp.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kỉ thuật: Thang đo, nhận xét bằng lời
*HĐ2: Luyện tập. Bài tập 1: (T 52)
Việc 1: - Cá nhân đọc y/c BT 1 và làm vở bài tập thực hành vẽ đường thẳng AB
đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD.
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả
 Chốt cách vẽ hai đường thẳng vuông góc
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: HS vẽ được đường thẳng vuông góc với một đường thẳng cho
sẵn tại một điểm cụ thể.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: Thang đo, nhận xét bằng lời
Bài tập 2: ( T 52 )
Việc 1: - Cá nhân đọc yêu cầu bài tập
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: HS thực hành vẽ đường cao tam giác ;Đánh giá bài cho
nhau, sửa bài.
Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả
* Ccố: : Chốt cách vẽ đường cao của tam giác.
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: H biết cách vẽ đường cao của hình tam giác

- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kỉ thuật:Thang đo, nhận xét bằng lời
C. Hoạt động ứng dụng:

- VN chia sẻ với người thân một số BT về vẽ 2 đường thẳng vuông góc và
chuẩn bị bài mới.
Tập đọc:
ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI - ĐÁT
I.Mục tiêu:
KN: - Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật( lời xin, khẩn cầu của Miđát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi- ô -ni- dốt)


KT: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc
cho con người ( Trả lời được các câu hỏi ở SGK).
*HSKG: Đọc trôi chảy, diễn cảm giải nghĩa được từ khó trong bài, nắmND bài
TĐ: - GDHS không nên có ước muốn tham lam sẽ không mang lại hạnh phúc cho
mình.
NL: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ, HS đọc hay, diễn đạt tốt và trả lời đúng nội dung.
II.Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh họa SGK+ Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động cơ bản* Khởi động:
- HĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động.
- GV giới thiệu mục tiêu bài học
B. Hoạt động thực hành:
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.
- Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
- Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: HS quan sát được các hình ảnh có trên bức tranh và nói được
nội dung của bức tranh theo cách hiểu của mình.

- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở
- Kỉ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
HĐ 1. Luyện đọc
Việc 1: Nghe 1 bạn đọc toàn bài.
Việc 2: N4: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp từng
đoạn; đọc từ khó( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó, câu dàiMi - đát , Đi ô ni -dốt, Pác - tôn…Lưu ý câu khiến: Xin thần tha tội cho tôi! Xin thần lấy lại điều
ước để cho tôi được sống! Đọc từ chú giải
-Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn
nhóm đọc tốt.
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: HS đọc to, rõ ràng, trôi chảy, ngắt nghỉ đúng. HS tích cực
luyện đọc và có ý thức theo dõi bạn đọc để nận xét
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kỉ thuật: quan sát, nhận xét bằng lời
HĐ 2. Tìm hiểu bài (HĐ cá nhân, nhóm)
Việc 1: Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK.
Việc 2: N4: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi.
- Nêu ND. Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
Việc 4: Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nhận xét, bổ sung.
Kết quả:
1.Vua Mi- đát xin thần Đi- ô- ni- dốt điều gì? ( Vua Mi- đát xin thần làm cho mọi vật
mình chạm vào đều biến thành vàng).


2. Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? ( Vua bẻ thử một cành sồi,
ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàn. Nhà vua cảm thấy mình là người
sung sướng nhất trên đời).
3. Tại sao vua Mi- đát phải xin thần lấy lại điều ước? ( Vì nhà vua đã nhận ra sự
khủng khiếp của điều ước: vua không thể ăn uống được gì- tất cả thức ăn, thức uống

vua đụng vào đều biến thành vàng).
4. Vua Mi- đát đã hiểu được điều gì? ( Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn
tham lam).
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm( HĐ nhóm).
Việc 1: Các nhóm tự chọn đoạn mà các em yêu thích và luyện đọc ..
Việc 2: NT tổ chức cho các bạn luyện đọc.
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
Việc 4: Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay......GV Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, thể hiện đúng giọng đọc
của mỗi nhân vật.
- Phương pháp: Vấn đáp, quan sát
- Kỉ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
C. Hoạt động ứng dụng:
- GV dặn HS về nhà chia sẻ với người thân nội dung bài tập đọc trên.
Tập làm văn:

..................................................
LUYỆN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
ĐIỀU CHỈNH: THAY TIẾT LT PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN

I.Mục tiêu: Giúp HS:
KT: - Củng cố cấu tạo của bài văn kể chuyện.
KN: -Vận dụng viết một dàn ý theo đề: Kể lại một câu chuyện em đã học qua các bài
tập đọc,….trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
TĐ: - Giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
NL: - H có năng lực kể chuyện với giọng kể tự nhiên.
*HKG:Viết đủ các ý của 1 câu chuyện, các ý liên quan chặt chẽ với nhau, nêu được
ý nghĩa câu chuyện.
II.Chuẩn bị: *HS: Bảng nhóm. Vở BTTV.

*GV: Bảng phụ, phấn màu.
III.Hoạt động dạy học:
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi.
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. Hoạt động thực hành:
* Việc 1: Ôn văn kể chuyện.
- Thảo luận N2 : Nêu các ý chính của văn kể chuyện.


- Trao đổi thống nhất kết quả
* Củng cố: Trong bài văn kể chuyện cần lưu ý: + Kể lại câu chuyện có đầu có cuối, kể
thứ tự theo chuỗi sự việc diễn ra theo thời gian.
+ Cốt chuyện thường có 3 phần: MĐ,diễn biến, kết thúc
+ Khi kể cần kết hợp tả ngoại hình tiêu biểu của nhân vật. Chú ý chọn chi tiết nổi bật,
hành động nổi bật để kể.
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: H biết cách kể lại câu chuyện theo các chuỗi sự việc diễn ra theo
thời gian.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kỉ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng
* Việc 2: Tìm hiểu yêu cầu các đề bài gợi ý.
- Đọc các đề bài gợi ý. Kể lại một câu chuyện em đã học qua các bài tập đọc,….
các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
-Trao đổi các đề bài, lựa chọn một trong các bài TĐ để viết.
*HTB: Viết khoảng 7-8 câu đủ ý. *HKG:Viết đủ các ý của 1 câu chuyện, các ý liên
quan chặt chẽ với nhau; Nêu được ý nghĩa câu chuyện.
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: H biết cách kể lại câu chuyện theo các chuỗi sự việc diễn ra theo

thời gian trong các bài tập đọc đã học.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kỉ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng
* Việc 3: Thực hành viết vào vở.
- Cá nhân tự làm bài.
- K/C theo nhóm.Đánh giá, nhận xét bổ sung cho bài làm của bạn.
- Nhóm trưởng điều hành. Chia sẻ trước lớp. N xét,chữa lại các lỗi điển hình;
Tuyên dương các câu chuyện hay...- HS kể chuyện, nhận xét tuyên dương.
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: H biết cách viết lại câu chuyện vào vở
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kỉ thuật: ghi chép ngắn,, nhận xét bằng lời
C. Hoạt động ứng dụng:
- Về nhà kể lại câu chuyện cho cả nhà cùng nghe.

ÔN LUYỆN TOÁN:

EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 9


( Làm bài 1,2,3,4,5,
Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2018
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG.

Toán:
I.Mục tiêu:
KT: - Giúp HS biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với 1 đường thẳng cho
trước (Bằng thước kẻ và ê ke).
KN: - Vận dụng làm BT 1,3.
TĐ: - Giáo dục HS cẩn thận, chính xác và kỹ năng vẽ hình

NL: - Vẽ được hai đường thẳng song song trong thực tế
II. Đồ dùng dạy học: GV+ HS - Ê ke, thước thẳng, bảng phụ,VBT
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động cơ bản: Khởi động:
-Trưởng ban học tập điều khiển các bạn ôn bài.
- Nêu đặc điểm của hai đường thẳng song song.
B. Hoạt động thực hành:
*HĐ1: Vẽ hai đường thẳng song song
* Việc 1: HD HS theo các bước như SGK/ 53(Vừa vẽ vừa giới thiệu)
Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E song
song với đường thẳng AB.
+ Vẽ đường thẳng MN đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB
+ Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và
vuông góc với đường thẳng MN
* Việc 2: - Y/c HS nhắc lại cách vẽ và thực hành vẽ 2 đường thẳng song song
* Chốt : cách vẽ hai đường thẳng song song
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: HS biết vẽ được hai đường thẳng song song
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kỉ thuật: Thang đo, nhận xét bằng lời
*HĐ2: Luyện tập. Bài tập 1: (T 53)
Việc 1: - Cá nhân đọc y/c BT 1 và làm vở bài tập - thực hành vẽ đường thẳng
AB đi qua điểm M và song song với đường thẳng CD.
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả
*Chốt cách vẽ hai đường thẳng song song
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: HS xác định và vẽ được đường thẳng AB đi qua điểm M và song
song với đường thẳng CD
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp

- Kỉ thuật: Thang đo, nhận xet bằng lời
Bài tập 3: ( T 54 )
Việc 1: - Cá nhân đọc yêu cầu bài tập
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: HS thực hành vẽ + đường thẳng song song.


+ Kiểm tra các góc vuông của tứ giác ; Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3:
- Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả
* Củng cố: : cách vẽ đường thẳng song song, cách kiểm tra góc vuông.
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: HS biết cách vẽ đường thẳng song song đi qua một điểm và song
song với cạnh cho trước. Biết dùng ê ke để kiểm tra góc vuông.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kỉ thuật: Thang đo, nhận xét bằng lời
C. Hoạt động ứng dụng:

-VN chia sẻ với người thân một số BT về vẽ 2 đường thẳng song song và
chuẩn bị bài mới.

Toán:

Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2018
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT - HÌNH VUÔNG
Điều chỉnh: Không làm bài tập 2

I.Mục tiêu:
KT: - Giúp HS biết vẽ hình chữ nhật, hình vuông (Bằng thước kẻ và ê ke).
KN: - Rèn kỹ năng vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
- Vận dụng làm BT 1a/54; 2a/54 và 1a/55; 2a/55..

TĐ: - Giáo dục HS cẩn thận, chính xác và kỹ năng vẽ hình
NL: - Giúp HS vẽ hình lnh hoạt và đúng.
II. Đồ dùng dạy học: GV+ HS - Ê ke, thước thẳng, bảng phụ,VBT
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động cơ bản: Khởi động:
-Trưởng ban học tập điều khiển các bạn ôn bài.
- Nêu đặc điểm của hai đường thẳng vuông góc.
B. Hoạt động thực hành:
*HĐ1: Vẽ hình chữ nhật, hình vuông
* Việc 1: *Vẽ HCN có c. dài 4 cm, chiều rộng 2 cm
- HD HS theo các bước như SGK/ 54
* Chốt : các bước vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước.
* Việc 2: *Vẽ hình vuông có cạnh 3 cm
- HD HS theo các bước như SGK/ 55
* Chốt : các bước vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước.
ĐGTX :
- Tiêu chí đánh giá :HS vẽ được HCN và HV theo yêu cầu
- Phương pháp : Quan sát, vấn đáp
- Kỉ thuật : Thang đo, nhận xét bằng lời


*HĐ2: Luyện tập. Bài tập 1a: (T 54)
Việc 1: - Cá nhân đọc y/c BT 1 và làm VBT vẽ HCN có CD= 5cm;CR = 3cm
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả
ĐGTX:
-Tiêu chí đánh giá :HS vẽ được HCN theo yêu cầu
- Phương pháp : Quan sát, vấn đáp
- Kỉ thuật : Thang đo, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
* Chốt cách vẽ hình chữ nhật

Bài tập 2a: ( T 54 )
Việc 1: - Cá nhân đọc y/c BT 1 và làm vở bài tập vẽ HV có cạnh 4cm
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả* Chốt cách vẽ hình chữ nhật
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá :HS vẽ được HCN ABCD theo yêu cầu
- Phương pháp : Quan sát, vấn đáp
- Kỉ thuật : Thang đo, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
Bài tập 1a: ( T 55 )
Việc 1:
- Cá nhân đọc yêu cầu bài tập và làm BT vào vở; Vẽ HCN có AB= 4cm; BC = 3cm
Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi; Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả
* Ccố: : Chốt cách vẽ hình vuông
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá :HS vẽ được HV có cạnh 4cm theo yêu cầu
- Phương pháp : Quan sát, vấn đáp
- Kỉ thuật : Thang đo, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
C. Hoạt động ứng dụng:

-VN chia sẻ với người thân một số BT về vẽ HCN, HV và chuẩn bị bài mới.
Luyện từ và câu:
ĐỘNG TỪ
I.Mục tiêu:
KT: - HS hiểu được động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật,
hiện tượng).
KN: - Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ và vận dụng làm
tốt các bài tập.
TĐ: - Giáo dục HS ý thức được về khái niệm động từ và làm đúng BT.
NL: - HS biết hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc và trau dồi vốn ngôn ngữ của mình.



II.Đồ dùng dạy học: - HS : Vở BT, SGK
- GV: Bảng lớp viết sẵn đoạn văn ở mục I. Bảng phụ, tranh ảnh giải nghĩa 1 số từ
III.Hoạt động dạy- học:
A. Hoạt động cơ bản:
* Khởi động:
- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động.
- GV giới thiệu mục tiêu bài học
B. Hoạt động thực hành:
* HĐ1: Nhận xét rút ra ghi nhớ.
Việc 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập + đọc ví dụ SGK và TLCH.
Việc 2: N2: - T/c thảo luận nhóm:+ Tìm những từ chỉ HĐ của anh chiến sĩ hoặc của
thiếu nhi?+ Tìm các từ chỉ trạng thái của sự vật?
Việc 3: N4: NT cho các bạn nêu ý kiến và thống nhất nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Kết luận: Các từ nhận, nghĩ, thấy, đỗ, chạy, bay là động từ.
- Vậy theo em động từ là từ chỉ gì?
- Gọi HS nêu - GV kết luận - ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Gọi CN đọc ghi nhớ.
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: HS tìm được các động từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của
thiếu nhi và chỉ trạng thái của sự vật. Hiểu được các từ đó là động từ.
- Phương pháp: Vấn đáp, quan sát
- Kỉ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, ghi chép
* HĐ2: Luyện tập
* Việc 1: Làm BT1:(Cá nhân)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Cá nhân làm vở BT.- Chia sẻ trước lớp.
Chốt: Các ĐT chỉ hoạt động ở nhà, ở trường: đánh răng, rửa mặt, tưới cây, tập thể
dục, chăn vịt, nhặt rau, đun nước, nấu cơm, pha trà, xem ti vi... học bài, làm bài,
đọc sách, nghe giảng, vẽ tranh, viết chữ, đánh đàn, hát, kể chuyện...

ĐGTX:
-Ttiêu chí đánh giá: H tìm được các động từ chỉ hoạt động của bản thân ở nhà và ở
trường.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kỉ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, ghi chép
* Việc 2: Làm BT2. - Thảo luận N2 và TLCH- Nhận xét
* Chốt KT: * GV chốt: đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, có thể, lặn...
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: H biết tìm được các động từ chỉ hoạt động của một người cụ thể
qua hai đoạn văn.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kỉ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, ghi chép


* Việc 3: Làm BT3 (Cá nhân –N4- lớp)
- Cá nhân đọc y/c BT Thảo luận N2 chia sẻ KQ
- Nhóm lớn thống nhất, cử đại diện nêu KQ.
* GV yêu cầu HS đề bài và quan sát tranh vẽ SGK
- T/c cho các nhóm đóng kịch và nhóm khác tìm từ đúng theo tranh
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: H nhìn tranh và nêu được các động từ
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kỉ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân các BT về ĐT. Chuẩn bị bài sau.
Khoa học :
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I.Mục tiêu:
KT: + Nắm được sự TĐC giữa cơ thể với môi trường

+ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn & vai trò của chúng
+ Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu, thừa chất dinh dưỡng & các bệnh lây
qua đường tiêu hoá.
+ Dinh dưỡng hợp lý
+ Phòng tránh đuối nước
KN: Biết vận dụng kiến thức để làm tốt các bài tập.
TĐ: Có ý thức thực hiện tốt những nội dung đã học vận dụng trong cuộc sống hằng
ngày.
NL: Giúp H phát triển năng lực tự bảo vệ mình an toàn và giữ sức khỏe tốt.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu thảo luận, tranh, ảnh,…
- Ô chữ kỳ diệu
III/ Hoạt động dạy học:
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:

- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
+ Nêu những việc nên & không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước?
+ Em nên tập bơi khi nào?
- Nhận xét, đánh giá
2. Hình thành kiến thức:
Giới thiệu bài, ghi đề bài
HĐ1: Thảo luận về chủ đề: Con người và sức khoẻ
- ND1: Quá trình TĐC của con người
- ND2: Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người
- ND3: Các bệnh thông thường


- ND4: Phòng tránh tai nạn đuối nước.


Việc 1Giao nhiệm vụ - Thảo luận nhóm lớn
- N1: Trình bày trong quá trình sống con người phải lấy những gì từ môi trường & thải
ra môi trường những gì?
- N2:Giới thiệu về nhóm các chất dinh dưỡng và vai trò của chúng.
- N3: Giới thiệu về các bệnh do ăn thiếu, thừa chất dinh dưỡng, các bệnh lây qua
đường tiêu hoá, dấu hiệu nhận ra bệnh, cách phòng tránh, cách chăm sóc.
- N4: Giới thiệu những việc nên & không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước
Việc 2:Các nhóm thảo luận –Thư ký tổng hợp ý kiến
Việc 3: Đại diện các nhóm trình bày
Việc 4: Cả lớp cùng chia sẻ
-Tổng hợp các ý kiến của H – Nhận xét đánh giá
Củng cố dặn dò
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: H biết thảo luận và trình bày ý kiến của mình về nội dung 4 câu
hỏi ôn lại những kiến thức đã học.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kỉ thuật: ghi chép ngắn,, nhận xét bằng lời

B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Nói với gia đình và mọi người về những gì mình đã được học.

Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I.Mục tiêu:
KT: - Giúp HS xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ
nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.
KN: - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp để đạt mục đích
thuyết phục.
TĐ: - Giáo dục HS tự tin, có cách ứng xử lễ phép khi giao tiếp.
NL: - Biết diễn đạt tự tin với người khác.

II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi đề, gợi ý.
- HS: Đọc trước bài, VBT, SGK
III.Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động khởi động:
- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động.
B. Hoạt động thực hành:
* HĐ1 : Tìm hiểu đề bài.2 - 3’


- Việc 1: Cá nhân đọc và tìm hiểu đề: Em có một nguyện vọnghọc thêm một
môn năng khiếu (họa, nhạc, võ thuật...) Trước khi nói với bố mẹ em muốn trao đổi với
anh (chị) để anh(chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em
và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.
- Việc 2: GV HD Phân tích đề: Gạch chân dưới những từ ngữ: nguyện vọng học thêm
môn năng khiếu, trao đổi với anh(chị), hiểu, ủng hộ nguyện vọng, đóng vai em và
anh(chị), trao đổi. Nhận xét, bổ sung
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: H biết xác định được mục đích trao đổi về đề bài ở SGK
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp gợi mở
- Kỉ thuật: ghi chép ngắn,, nhận xét bằng lời
* HĐ2 : Tìm hiểu phần gợi ý. 5 - 6’
- Việc 1: Xác định mục đích trao đổi *T/c cho HS đọc gợi ý và hỏi:
? Nội dung trao đổi là gì?
? Mục đích trao đổi để làm gì?
? Hình thức thực hiện cuộc trao đổi?
? Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị) theo các các câu gợi ý (T95).
- Giao việc cho nhóm 2:
- Y/c từng HS đóng vai để trao đổi anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi.
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm.

ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: H biết đưa ra những thắc mắc,khó khăn để tìm cách giải đáp.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp gợi mở
- Kỉ thuật: ghi chép ngắn,, nhận xét bằng lời

* HĐ3 : *T/c cho HS đóng vai, trao đổi trước lớp12-15 phút
- Y/c Lớp NX theo các tiêu chí : ND.+ Mục đích, lời lẽ
-T/c bình chọn nhóm thực hiện tốt ND đầy đủ, hấp dẫn- Nhận xét và tuyên dương HS.
* Chốt : Cách trao đổi có hiệu quả.
ĐGTX:
- Tiêu chí đánh giá: H biết đóng vai và trao đổi với các bạn cùng nhóm kết hợp cử chỉ,
điệu bộ tự nhiên.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp gợi mở
- Kỉ thuật: ghi chép ngắn,, nhận xét bằng lời
C. Hoạt động ứng dụng:
- GV dặn HS về nhà chia sẻ với người thân nội dung bài TLV trên
BUỔI CHIỀU
ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT:

EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 9


( Làm bài 1,2,3,4,5,6)
GDTT:
SINH HOẠT LỚP
I/ Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận xét, đánh giá, tổng kết đúng các hoạt động của lớp trong tuần vừa qua.
- Thảo luận xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp tuần tiếp nối
- Biết tổ chức sinh hoạt theo chủ điểm, biết mạnh dạn, hăng hái tham gia trò chơi.
- GD HS biết yêu trường lớp. Đồng thời có ý thức phấn đấu, sửa chữa khuyết

điểm, phát huy những thành tích đã có để tuần tới đạt KQ cao hơn.
II. Chuẩn bị:
- GV: + Nhận xét các mặt hoạt động của lớp tuần qua. Kế hoạch tuần tiếp nối.
+ Một số nội dung sinh hoạt theo chủ điểm hoặc tổ chức trò chơi.
- HS: + Hội đồng tự quản và các trưởng ban CB đầy đủ các bản nhận xét, đánh giá.
III/ Các hoạt động dạy học : (28 - 30p) - Giáo viên giới thiệu bài, ghi đề.
A. Hoạt động khởi động:
- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động.
- Ban VN: Tổ chức văn nghệ tập thể. Mời bạn CTHĐTQ lên điều hành.
2. Hoạt động cơ bản:
* Hoạt động 1: Nhận xét các HĐ trong tuần 9.
- CTHĐTQ: Tổ chức cho các trưởng ban lần lượt báo cáo kết quả theo dõi thi đua của từng
thành viên của nhóm trong tuần qua.
- CTHĐTQ: Yêu cầu các bạn góp ý kiến về các hoạt động của lớp (phản ánh đúng sai quá
trình theo dõi của các nhóm trưởng, những trường hợp sai phạm chưa được báo cáo, các cá
nhân cần tuyên dương…)…. ……(nhắc nhở)
- GV CN tham gia ý kiến:
a/ Ưu điểm: + Nhiều bạn đã cố gắng trong học tập, siêng năng TL, giúp bạn cùng tiến bộ:
+ Một số bạn năng nổ trong mọi hoạt động :Chăm sóc hoa, văn nghệ, xây dựng nề nếp...
b/ Nhược điểm:* Nhược điểm của cả lớp; * Nhược điểm của 1 số bạn:
+ Về các HĐTT: ......................*Các lỗi khác:……
c/ Hướng sửa chữa: Khắc phục các khuyết điểm nhỏ bị mắc phải, nếu bạn nào còn tái
phạm nhiều lần phải viết bản kiểm điểm và có ý kiến cô giáo chủ nhiệm, phụ huynh………
* Hoạt động 2: Kế hoach tuần 10
*Việc1: Các ban dự kiến kế hoạch tuần tới: tăng cường các HĐ học tập, tự BD năng lực điều
hành trong nhóm, trong các ban và HĐTQ, GVCN đi sâu HD HĐ tự quản, các cách truy bài
đầu giờ có chất lượng....
*Việc2: GV CN tham gia ý kiến:
* Phát huy kết quả đạt được và khắc phục một số tồn tại của tuần 9
- Duy trì tốt nề nếp học tập. Tham gia tốt các phong trào của nhà trường. Vệ sinh

phong quang sạch sẽ . Tích cực trồng và chăm sóc hoa , công trình măng non .
- Tích cực bồi dưỡng năng khiếu TDTT .
- Ổn định nề nếp, tăng cường HĐ học tập, luyện chữ...


*Việc 3: CTHĐTQ: Hội ý và thống nhất các HĐ trọng tâm cần thực hiện trong tuần tiếp
theo.
* Hoạt động 3:
- Nhận xét tiết sinh hoạt . Dặn chuẩn bị cho tiết sinh hoạt sau



×