Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BIỂU TƯỢNG LONG RỒNG Trong văn học dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.03 KB, 4 trang )

1 BIỂU TƯỢNG LONG - RỒNG TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT
Biểu tượng về nguồn gốc giống nòi qua nhân vật huyền thoại Lạc Long Quân trong
truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Long Quân trở thành thủy tổ của người Lạc
Việt. Vì thế, người Việt tự hào cho mình là con rồng cháu tiên. Con rồng là con của bố
Long Quân và cháu tiên là cháu bà Vụ Tiên, mẹ của Thần Long, vợ của Kinh Dương
Vương, được kể trong truyền thuyết huyền thoại về Họ Hồng Bàng. Kinh Dương Vương
lấy thần Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân, thần Long Nữ là con gái bà Vụ Tiên. Tính theo
bậc gia tộc thì bà Vụ Tiên là cố của các vua Hùng. Lạc Long Quân mang dòng mẹ theo hệ
mẫu quyền mang tính nước: Long Nữ > Lạc Long. Nguồn gốc giống nòi mang tính nước
thể hiện ở tên hiệu Lạc Long. Long Quân, Long Vương trở thành xưng hiệu cao quý,
quyền uy của nhà vua. Biểu tượng về nguồn gốc cao sang của nhân vật lịch sử từ việc
thiên sinh, giáng sinh dưới dạng thần long hoặc giao long và rồng. Truyện Sự tích Trâu Á
- Trâu Thành thời Hùng Vương đánh Thục: “Bà thánh mẫu chợt thấy đám mây kéo mù
mịt, rồi có con giao long lại quấn vào người, về trăm ngày thì thụ thai... bà sinh ra hai quả
trứng...”. Truyện Trần Giới, Trần Hà: “Một hôm người vợ ra bến sông tắm có giao long
nổi lên phủ quanh mình, về sau có mang 12 tháng, đẻ ra cái bọc, nở ra hai người con
trai...”. Truyện Sự tích Trương Hống, Trương Hát: “Một đêm hôm rằm, bà chiêm bao tắm
sông Lục Đầu thấy thần long quấn vào mình mà có thai, sau bà sinh ra một cái bọc nở ra
5 con, 4 trai một gái”. Truyện Hai anh em thủy thần sinh đôi đánh giặc Lương: “Một hôm
bà ra sông Hồng tắm thì bị giao long quấn rồi sinh ra nhị vị”. Truyện Sự tích thần Linh
Lang: “Một ngày ra hồ Dâm Đàm tắm gội bỗng có long thần từ giữa hồ bơi đến quấn lấy
phi, sau đó có thai”. Truyện Đoàn Thượng triều Lý: “Ông bà mơ thấy một con giao long
đi từ đáy sông lên cuốn lấy mình phu nhân, từ đấy bà có thai, 2 sinh ra Đoàn Thượng”.
Truyện Sự tích Minh Lang, Sát Hải, Quế Hoa, Quỳnh Hoa, Mai Hoa thời Hùng Vương:
“Phu nhân xuống bến sông tắm, đang tắm có con giao long giễu dưới chân phủ dãi thơm
vào mình mẩy phu nhân rồi từ đấy có mang được 12 tháng...”. Truyện Sự tích Linh công,
Thủy công, Đài công thời Hùng Vương: “Chợt có một con rồng từ đám mây lao xuống,
diễu quanh phu nhân ba vòng rồi sau bà có thai”. Truyện Sự tích Học Công, Nga Nương,
Hồng Nương thời hai bà Trưng: “Bà nằm mơ màng ngủ, bỗng thấy tia đỏ rực nhà, trông
rõ con rồng vàng…sau sinh ra người con trai”. Truyện Sự tích Đại Lang, Nhị Lang thời
Triệu Việt Vương: “Đêm ngủ tại chùa, mẹ thần chiêm bao thấy hào quang rực rỡ đầy nhà,


một lát sau hóa thành 2 con rồng vàng…rồi mang thai song sinh hai trai”. Truyện Quế
nương và Dung nương kể : “Bà nằm chiêm bao thấy có 5 con rồng…sau bà có thai, sinh
ra một bọc 5 trứng nở ra 5 con trai”. Truyện Ba anh em họ Bạch đánh giặc Minh: “Một
lần thân mẫu chiêm bao gặp tiên ông tặng cho ba chiếc râu rồng sau sinh ba vị”… (1).
Hình tượng rồng biểu trưng cho sự phù trợ của truyền thống tổ tiên đối với nhân vật lịch
sử. Rùa vàng, sứ giả của Long Vương đã giúp An Dương Vương có nỏ thần và bày cách


xây thành. Đến thời Lê Lợi, Long Vương cũng cho thanh gươm quý đánh giặc Minh rồi
khi thắng lợi, rùa vàng lại đến đòi lại thanh gươm. Trong truyền thuyết kể về Quang
Trung, truyện Hai con rồng núi Thơm: “Từ đỉnh núi, hai làn khói xanh bay lên, hiện rõ
dần hai con rồng màu nước biển. Chúng tiến xuống chân núi, chào anh Thơm rồi một con
đi trước, một con đi sau tưng bừng múa lượn”. Truyền thuyết về Nguyễn Lữ cũng có hình
tượng rồng. Truyện Cậu Lữ trời sinh: “Đến mùa mưa, nước sông Côn cuồn cuộn, những
tay chèo yếu không dám qua sông thế mà Lữ bơi qua lại như chơi. Không phải cậu Lữ
bơi mà có bốn con rồng vàng theo hầu, vừa nâng người cậu ấy lên, vừa múa rất đẹp”…
(2). Rồng biểu tượng hình thế núi sông đất nước trong truyện kể của nhân dân Hạ Long.
Chính rồng giáng hạ xuống giúp người Việt đánh giặc, sau khi giặc tan, rồng mẹ và rồng
con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí rồng mẹ xuống là
Hạ Long, rồng con xuống là Bái Tử Long. Đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xóa là Long Vĩ
(bán đảo Trà Cổ ngày nay) thành bãi cát mịn và dài hơn chục ki lô mét (3). Truyện Sự
tích núi Ngũ Hành Sơn của người dân Quảng Nam, Đà Nẵng kể ngọn núi do quả trứng
của giao long lớn lên mà thành, nghĩa là Long Vương đã tạo nên hình thế Ngũ Hành Sơn
từ quả trứng (4).
Tính chất thăng hoa, sự quy tụ hào khí thể hiện trong danh xưng vùng đất Thăng Long Hà Nội. Tương truyền khi dời kinh đô từ Hoa Lư Ninh Bình về thành Đại La năm 1010,
Lý Thái Tổ thấy rồng bay lên nên gọi là Thăng Long. Địa danh Thăng Long - Hà Nội đã
trở thành tên gọi gắn liền với thủ đô ngàn năm văn hiến qua ca dao (5): Thăng Long, Hà
Nội đô thành Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ Cố đô rồi lại tân đô Ngàn năm văn vật bây
giờ là đây Rồng biểu trưng sự sang trọng, quý phái nên tác giả dân gian thường sử dụng
các hình tượng cá hóa long, rắn hóa rồng, cá vượt vũ môn để biểu thị sự thăng hoa, đổi

phận của con người. Con cái thành đạt: Bao giờ cá lý hóa long/ Đền ơn cha mẹ ẵm bồng
ngày xưa. Con người có phúc phận thì sẽ được hóa rồng: Có phúc thì rắn hóa rồng/ Vô
phúc phượng lại đổi lông hóa cò. Đôi trai gái yêu nhau nên vợ chồng như được đổi phận,
được hạnh phúc, mãn nguyện: Ngày nào nên vợ nên chồng/ Đôi lứa ta như thể cá hóa
rồng lên mây. Con gái gặp người vừa đôi phải lứa, lấy được chồng khôn như gặp được
vận may: Phận gái lấy được chồng khôn/ Xem bằng cá vượt vũ môn hóa rồng. Sống với
người khôn ngoan là cơ hội để học hỏi, thăng tiến: Một ngày ở với người khôn/Cũng như
con cá vượt môn hóa rồng. Rồng biểu trưng cho sự gặp thời, được vận may: Đắc thời đắc
thế thì khôn/Sa cơ rồng cũng như giun khác nào. Rồng biểu trưng cho người khôn ngoan,
tài trí bị kìm hãm trong ao tù: Rồng vàng tắm nước ao tù/Người khôn ở với người ngu
bực mình”(6). Biểu trưng cho giàu sang, tôn kính nên rồng được cấu tạo, chạm khắc, xây
đắp, tạo dựng cho các vật dụng như nút áo: áo anh năm nút chạm rồng, cửa nhà 4 rường:
bốn cửa anh chạm bốn rồng, chân bàn ghế: bốn chân thếp bạc, bốn chân chạm rồng, màn
treo: màn rồng một bức giăng ngang, roi của vua quan: roi rồng, tay thước, kiếm đeo…


Người sang trọng, quý phái thường sử dụng các vật dụng có cấu tạo dáng rồng: Chồng
sang đi võng đầu rồng. Thuyền của vua quan được đóng theo dáng rồng, vì thế khi nói
đến thuyền rồng là hàm ý với người giàu sang: Thuyền rồng bất ngãi bỏ trôi /Đò ngang
có ngãi ta ngồi đò ngang. Sân trước phủ vua chúa cũng gọi là sân rồng: Này điện Cần
Chánh, Kính Thiên/Voi đá, sấu đá hai bên sân rồng. Nhà giàu sang cũng được gọi là lầu
rồng: Mình về chốn cũ lầu rồng/Để trăng đợi gió để rồng đợi mây. Bảng yết các nho sĩ thi
đỗ cao trong các kỳ thi do triều đình phong kiến tổ chức gọi là bảng rồng: Nữa mai chàng
chiếm bảng rồng/Bõ công tưới tắm vun trồng cho rau. Con cái kính yêu cha mẹ cũng lập
miếu chạm rồng: Quyết lòng lập miếu chạm rồng/Đền ơn phụ mẫu ẵm bồng ngày xưa (7).
Đặc biệt rồng biểu trưng cho vương quyền và sự thịnh đạt nên thường ở cung vua, phủ
chúa các công trình kiến trúc đều có hình rồng. Huế là nơi định đô của vương triều nhà
Nguyễn nên cung điện hoàng gia đều có rồng chầu: Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng
Nai, Đất Thừa Thiên trai tài gái lịch/Non xanh, nước biếc, điện ngọc, đền rồng. Trong
không gian thờ cúng tôn nghiêm đều có các vật dụng gắn với rồng: Thánh chính vị ngự

trên long giá/Địa thế bên giếng đá, mắt rồng. Đất thế rồng gọi là long mạch là đất phát
quan, phát tài lộc nên chỗ ở và táng người mất trên đất rồng đều sẽ thăng tiến, thuận lợi:
Nhà em táng mả hàm rồng/Thì em mới được lấy chồng thợ may. Con người có tướng
rồng là con người tài trí: Lưng rồng mắt khánh vẻ vang (8). Rồng biểu trưng cho người
sang trọng, quý phái: mấy đời rồng đến nhà tôm, cho sức mạnh, sự khéo léo: ăn như rồng
cuốn, nói như rồng leo, biểu thị cái đẹp quý phái, sang trọng của các vật dụng: Khăn lông
rút mối đẹp tựa như rồng, Anh dệt cửi, em kéo hoa/Rồng bay phượng múa ai mà chẳng
khen; phong cảnh đẹp: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/Đường ra Hà Nội như tranh vẽ
rồng. Rồng biểu trưng cho vẻ đẹp toàn bích, lý tưởng: Thế gian được vợ mất chồng/Đâu
phải như rồng mà được cả đôi. Khi nói đến niềm vui sướng gặp gỡ, một cơ hội hiếm có
thì tác giả dân gian nói đến hội long vân: Mấy khi gặp hội long vân/Mấy khi kẻ Tấn
người Tần gặp nhau (9). Rồng thường cặp đôi với tiên, phượng (phụng), mây, mưa để
biểu thị tình yêu trai gái, vợ chồng. Đây là các cặp biểu tượng âm dương. Trong các mối
quan hệ trên thì rồng là dương, còn âm là tiên, mưa, mây, phụng. Rồng với mưa 5 như
một sự khát khao gặp gỡ, chỉ có với mưa, rồng mới có điều kiện thể hiện hết mình, chỉ
gặp em anh mới thỏa lòng ao ước: Bậu ơi, bậu có nhớ không/Anh trông ngóng bậu như
rồng ngóng mưa. Niềm vui sướng của đôi bạn tình được gặp nhau sau thời gian xa cách
như tiên gặp rồng: Bấy lâu vắng mặt đeo phiền/Bây giờ kháp mặt bằng tiên kháp rồng.
Rồng với phụng như một cặp xứng duyên đôi lứa nhưng xót xa phải xa cách: Phụng với
rồng cũng đồng nhan sắc/Kết cục rồi anh Bắc em Nam. Ca dao nói nhiều về cặp đôi rồng
- mây. Rồng với mây như chim với tổ, như cá với nước, là một cặp đôi không thể thiếu
nhau, là cặp tương phùng luôn cùng nhau. Đôi trai gái yêu nhau được biểu trưng bằng
hình tượng rồng - mây là niềm khát khao giao hòa, là cặp tương sinh: Một mai nên vợ


nên chồng/Như cá gặp nước như rồng gặp mây, Bây giờ rồng lại kháp mây/Nhờ tay tạo
hóa đó đây vuông tròn. Rồng - mây còn được biểu trưng cho tình cảm vợ chồng khăng
khít: Nhớ chàng như vợ nhớ chồng/Như chim nhớ tổ như rồng nhớ mây. Rồng lượn trong
trăng là hình ảnh biểu trưng cho tình yêu lãng mạn, lý tưởng: Đôi ta như rồng lượn trong
trăng/Dẫu xa đi mấy nữa cũng khăng khăng đợi chờ (10). Rồng cũng biểu trưng cho sự

gian khó mà con người phải thử thách để vượt qua và thực hiện ước nguyện. Người vợ
một lòng theo chồng dù phải đến nơi hang cùng ngõ hẻm, cách trở gian nan: Lấy chồng
theo thói nhà chồng/Chồng đi hang rắn hang rồng cũng đi. Đã yêu nhau thì dù khó khăn,
gian khó đến đâu cô gái cũng thực hiện bằng được để thỏa lòng người mình yêu: Phải chi
đây đó vợ chồng/Biểu em đi lấy gan rồng cũng đi (11). Long - rồng trở thành biểu tượng
văn hóa trong tâm thức người Việt, một biểu tượng thiêng liêng bởi nó gắn với tâm thức
về cội nguồn dân tộc. Trong văn học dân gian, một loại hình văn học bảo lưu những giá
trị văn hóa đặc trưng của dân tộc, long - rồng là biểu tượng đậm đặc nhất và có dấu ấn
mạnh mẽ, đặc biệt là trong truyền thuyết và ca dao. Biểu tượng long - rồng thể hiện lòng
tự hào dân tộc, mối quan hệ gắn kết cộng đồng, sức mạnh dân tộc gắn với những tiềm
thức thiêng liêng về giống nòi, về núi sông gấm vóc, về những giá trị nhân văn cao quý;
tôn vinh những nhân vật anh hùng, lịch sử; thể hiện tình cảm vợ chồng thủy chung, tình
yêu đôi lứa mặn nồng, thắm thiết.



×