Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

NGHIÊN cứu TRÚC 2017 2018 copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.4 KB, 22 trang )

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Ngày nay, ngành giáo dục đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động giảng dạy. Điều đó cho thấy, việc nhanh chóng nâng cao
chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy ưu thế của lĩnh vực công nghệ thông
tin (CNTT), nghĩa là chúng ta phải biết biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ
cho sự nghiệp giáo dục.
Những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của các trường
cho thấy công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học, làm
thay đổi tích cực phương pháp dạy học. Nhờ vậy mà chất lượng dạy và học ngày
được nâng cao rõ rệt.
Qua thời gian giảng dạy tại trường Tiểu học Vạn Thọ 2, bản thân tôi được
phân công giảng dạy chủ yếu hai môn Toán và Tiếng Việt của lớp 4. Nhìn nhận
thực tế cho thấy, các giáo viên trẻ ở đây rất tích cực sử dụng CNTT vào dạy học,
đặc biệt là thiết kế bài giảng Powerpoint. Việc soạn giảng và dạy bằng thiết bị
trình chiếu này trên rất nhiều môn, nhưng soạn và dạy các yếu tố hình học thì rất
ít.
Chúng ta đều biết yếu tố hình học là mạch kiến thức mang tính trừu
tượng, khái quát cao và khó dạy. Với tư duy cụ thể, cảm tính của học sinh nhỏ,
giáo viên tiểu học ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức cơ bản về hình học còn
phải hình thành, củng cố và rèn luyện một số kĩ năng để qua đó giúp học sinh
lĩnh hội được kiến thức, phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo óc tưởng
tượng phong phú, biết ứng dụng kiến thức vào cuộc sống. Việc hình thành khái
niệm, biểu tượng hình học và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh có vai
trò rất quan trọng bởi nó yêu cầu học sinh phải vận dụng vốn hiểu biết của mình
để tư duy một cách tích cực, sáng tạo để nắm bắt được các khái niệm, các biểu
tượng đó và phát triển tư duy, trí tưởng tượng không gian, làm cơ sở cho việc
học môn hình học sau này. Trong thực tế dạy học hiện nay, nhiều học sinh vẫn
còn hạn chế về mảng kiến thức này.
Giải pháp của tôi là sử dụng phần mềm PowerPoint vào soạn giảng các
yếu tố hình học để nâng cao chất lượng học môn Toán cho học sinh lớp 4.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm ngẫu nhiên trên cơ sở tương


đương: Lớp 4A là lớp thực nghiệm và lớp 4B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm
thực hiện giải pháp thay thế trong học kì I. Kết quả cho thấy tác động có ảnh
hưởng rõ rệt đối với việc nâng cao chất lượng học phân môn Toán cho học sinh
so với lớp đối chứng. Kết quả kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá
trị trung bình là 8,35; điểm trung bình lớp đối chứng là: 7,25.
Kết quả kiểm tra T-test cho thấy p=0,00733 < 0,05, đây là kết quả có y
nghĩa tức là có sự khác biệt lớn giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng không
phải xảy ra ngẫu nhiên mà sự chênh lệch đó do tác động mang lại. Mức độ ảnh
hưởng SMD = 0,80. So sánh kết quả SMD với bảng tham chiếu Cohen thì đây là
mức ảnh hưởng lớn. Điều đó chứng tỏ, việc sử dụng phần mềm PowerPoit vào
1


soạn giảng các yếu tố hình học đã nâng cao chất lượng học môn Toán cho học
sinh lớp 4.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Trường Tiểu học Vạn Thọ 2 có 2 lớp 4 với 2 giáo viên trực tiếp giảng dạy
trong khối (2/2 giáo viên có trình độ đào tạo ĐHSP Giáo dục Tiểu học). Qua dự
giờ thăm lớp giáo viên dạy các tiết toán hình ở các khối lớp cho thấy các thầy cô
đã cố gắng sử dụng và phối hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học đặc thu
của bộ môn: hỏi đáp, hoạt động nhóm, trực quan,... họ đã cố gắng đưa ra câu hỏi
gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề nội dung bài học, giúp học sinh hình
thành kiến thức cơ bản. Nhưng giáo viên còn giảng giải nhiều làm cho tiết học
trở nên khô khan, ít hiệu quả.
Học sinh cũng có nhiều cố gắng suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
Nhưng đa số học sinh vẫn chưa tích cực tham gia xây dựng bài, khả năng diễn
đạt kém, nhiều em ít tập trung, kĩ năng thực hành còn chậm. Do vậy giờ học ít
sôi nổi. Học sinh thấy chán nản dẫn đến chất lượng chưa cao.
Để thay đổi hiện trạng trên, tôi sử dụng phần mềm PowerPoint vào soạn

giảng các yếu tố hình học trong các giờ học yếu tố hình học ở lớp 4 nhằm làm
cho học sinh thấy rõ hình ảnh trực quan khi lắp ghép các hình, nâng cao kĩ năng
thực hành, chủ động tiếp thu kiến thức từ đó nâng cao chất lượng học tập cho
học sinh.
2. Giải pháp thay thê: Sử dụng phần mềm PowerPoint vào soạn giảng
các yếu tố hình học khi dạy Toán ở lớp 4. Giáo viên tổ chức và hướng dẫn học
sinh hoạt động nhóm ở từng giai đoạn, dẫn dắt để học sinh phát hiện kiến thức,
nắm nội dung của từng bài học cụ thể.
Về vấn đề nâng cao chất lượng học các yếu tố hình học môn Toán lớp 4
đã có nhiều tác giả đề cập:
- Một số kinh nghiệm dạy hình học ở lớp 4 Trường Tiểu học An Sinh A.
(Trên mạng Internet).
- Nâng cao chất lượng dạy các yếu tố hình học ở lớp 4. (Trên mạng
Internet).
Các đề tài trên đều đề cập đến việc nâng cao chất lượng học các yếu tố
hình học của Toán lớp 4 bằng một số giải pháp nhưng chưa thấy đề tài nào sử
dụng phần mềm PowerPoint vào soạn giảng các yếu tố hình học. Nghiên cứu
của tôi muốn trên cơ sở các đề tài của các tác giả đề cập để đi sâu vào nghiên
cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học
thông qua việc ứng dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học các yếu tố hình
học để học sinh tích cực chủ động nắm được kiến thức bài học và có kĩ năng vận
dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. Từ đó đổi mới phương pháp dạy
học, nâng cao chất lượng học toán cho học sinh.
3. Vấn đề nghiên cứu
2


Việc sử dụng phần mềm PowerPoint vào soạn giảng các yếu tố hình học
có nâng cao chất lượng học Toán cho học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Vạn Thọ
2 không?

4. Giả thuyêt nghiên cứu
Có, việc sử dụng phần mềm PowerPoint vào soạn giảng các yếu tố hình
học sẽ nâng cao chất lượng học Toán cho HS lớp 4A Trường Tiểu học Vạn Thọ
2.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu:
Trường Tiểu học Vạn Thọ 2 là nơi tôi đang công tác giảng dạy. Tôi nhận
thấy trường có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng.
a. Giáo viên:
Cả hai giáo viên tham gia nghên cứu đều có tuổi nghề tương đương nhau,
đều nhiệt tình trong giảng dạy, có trình độ đào tạo ngang nhau.
- Bản thân tôi dạy lớp thực nghiệm (lớp 4A)
- Cô Nguyễn Thị Đức Nhẫn dạy lớp đối chứng (lớp 4B)
b. Học sinh:
Tôi chọn học sinh lớp 4A làm lớp thực nghiệm và lớp 4B làm lớp đối
chứng vì 2 lớp này có nhiều điểm tương đồng nhau về sĩ số và giới tính, có học
lực tương đương nhau.
Bảng 1: Số lượng giới tính và chất lượng môn Tiêng Việt.
Lớp Tổng số Nữ
Chất lượng môn Toán (Cuối năm lớp 3)
học sinh
Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm < 5
SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

4A

20

12

11

47,8 8

34,8 4

17,4 0

0

4B

20

14


10

43,5 7

30,4 6

26,1 0

0

Về y thức học tập, hai lớp đều có y thức cao, tích cực chủ động trong học
tập.
Về phương tiện, đồ dung dạy học của cả 2 lớp đều đầy đủ.
2. Thiêt kê nghiên cứu:
Chọn 2 lớp 4A và 4B, trong đó lớp 4A làm lớp thực nghiệm và lớp 4B là
lớp đối chứng.
Tôi dung bài kiểm tra chung đề môn Toán về các yếu tố hình học, trong
tháng 10 (do tôi và cô Nhẫn cung ra đề, có sự phê duyệt của chuyên môn nhà
trường) làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của
3


hai lớp có sự khác nhau, do đó chúng tôi dung phép kiểm chứng T-test độc lập
để kiểm chứng sự chênh lệch trung bình về điểm số của hai lớp trước khi tác
động. Kết quả như sau:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Nhóm

Số HS


Điểm TBC

Độ lệch chuẩn

p

Thực nghiệm

20

7,00

1,38

1,000

Đối chứng

20

7,00

1,30

Ta thấy p = 1,000 > 0,05 nên sự chênh lệch về điểm số trung bình của hai
nhóm là không có y nghĩa, chênh lệch có thể xảy ra do ngẫu nhiên, hai nhóm
được coi là tương đương.
Tôi chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với 2
nhóm tương đương.
Bảng 3. Thiêt kê nghiên cứu

Nhóm

Kiểm tra trước
tác động

Tác động

Kiểm tra sau tác
động

Thực nghiệm
(lớp 4A)

O1

Dạy học có sử dụng
phần mềm PowerPoint
vào soạn giảng các bài
học có liên quan đến
yếu tố hình học.

O3

Đối chứng
(lớp 4B)

O2

Dạy học bình thường,
không sử dụng phần

mềm PowerPoint vào
soạn giảng khi dạy các
bài có iên quan đến yếu
tố hình học.

O4

Ở thiết kế này, tôi dung phép kiểm chứng T-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
Thống nhất với 2 giáo viên dạy hai lớp tham gia nghiên cứu về thiết kế
bài dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh.
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
Tôi dạy lớp thực nghiệm: khi soạn bài và giảng dạy trên lớp những bài
liên quan đến yếu tố hình học thì sử dụng phần mềm PowerPoint để soạn giảng.
Cô Nhẫn dạy lớp đối chứng: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớp những bài
liên quan đến yếu tố hình học không sử dụng phần mềm PowerPoint, quy trình
soạn và giảng dạy được tiến hành bình thường.
* Tiên hành dạy thực nghiệm:
Sử dụng phần mềm PowerPoint vào soạn giảng những bài liên quan đến
yếu tố hình học từ đầu tháng 11 đến tháng 1 năm học 2017-2018, cụ thể áp dụng
4


dạy trong tuần 19 (được trình bày rõ trong đĩa CD). Trong quá trình tiến hành
nghiên cứu, 2 lớp vẫn thực hiện theo Kế hoạch dạy học được quy định tại Quyết
định số 16/2005/BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Chương trình
giáo dục phổ thông và thời khóa biểu của nhà trường Tiểu học Vạn Thọ 2 để
đảm bảo tính khách quan, tự nhiên. Cụ thể như sau:
Bảng 4. Thời gian thực nghiệm
Tuần

19

Môn
Toán

Tiêt theo
PPCT
93
94
95

Tên bài dạy
Hình bình hành
Diện tích hình bình hành
Luyện tập

Ngày dạy
10/01/2018
11/01/2018
12/01/2018

* Các bài kiểm tra được đánh giá, cho điểm theo thông tư 30/2014/TTBGDĐT, ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Quy định
đánh giá học sinh tiểu học và thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 9
năm 2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu
học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Đo lường:
Sử dụng công cụ đo: sử dụng bài kiểm tra
+ Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra do tôi và cô Nhẫn cung ra đề,
có sự phê duyệt của chuyên môn nhà trường (xem phần phụ lục). Bài kiểm tra

trước tác động gồm 5 câu hỏi trong đó có 4 bài tập trắc nghiệm dạng nhiều lựa
chọn và 1 bài tập tự luận. Tổ chức kiểm tra trong tuần 10, ngày 10/11/2017.
+ Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra do tôi và cô Nhẫn cung ra đề,
có sự phê duyệt của chuyên môn nhà trường (xem phần phụ lục). Bài kiểm tra
sau tác động gồm 5 câu hỏi trong đó có 4 bài tập trắc nghiệm dạng nhiều lựa
chọn và 1 bài tập tự luận. Tổ chức kiểm tra trong tuần 20 ngày 19/1/2018.
Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu thu thập được, chúng tôi đã sử dụng
phương pháp kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm vào tháng 11 và vào tháng 01 năm học 2017-2018. Sau đó sử
dụng phương pháp chia đôi dữ liệu bằng công thức Spearman-Brown để tính độ
tin cậy của toàn bộ dữ liệu.
Kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu chúng tôi đã chú y đến kiểm tra độ giá
trị về mặt nội dung của các câu hỏi dựa vào mục tiêu và chuẩn kiến thức của
môn học. Tham khảo y kiến của các giáo viên có kinh nghiệm, đồng thời kiểm
tra độ tương quan của hai tập hợp số điểm ở hai lần kiểm tra trước và sau tác
động đối với cả hai lớp.
Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan và chính xác, chúng tôi còn sử
dụng hình thức đánh giá qua nhận xét của giáo viên khi dự giờ thăm lớp và nhận
xét của nhà trường qua các tiết dự giờ thăm lớp.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUA
5


1. Phân tích dữ liệu:
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Mode

10


9

Trung vị

8

7

Giá trị trung bình

8,35

7,25

Độ lệch chuẩn
Độ tin cậy Spearman-Brown (rSB)

1,35

1,37

P (T-test độc lập)

0,00733

SMD (mức độ ảnh hưởng)

0,80

0,95


Độ tin cậy Spearman-Brown (rSB) = 0,95 > 0,7 cho thấy các dữ liệu rất
đáng tin cậy.
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test độc lập cho kết
quả p = 0,0073 < 0,05 cho thấy kết quả là có y nghĩa, chênh lệch không có khả
năng xảy ra ngẫu nhiên mà do tác động.
Mức độ ảnh hưởng SMD = 0,80. So sánh kết quả SMD với bảng tham
chiếu Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động đến kết quả học tập của
nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “ Sử dụng phần mềm PowerPoint vào soạn giảng các
yếu tố hình học nhằm nâng cao chất lượng học môn Toán cho học sinh lớp 4A
Trường Tiểu học Vạn Thọ 2.” đã được kiểm chứng.

Hình 1: Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của lớp đối
chứng và lớp thực nghiệm.
6


2. Bàn luận:
Điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động của nhóm thực nghiệm là
7,00; của lớp đối chứng là 7,00. Độ chênh lệch điểm trung bình của 2 lớp là 0,00
điều đó chứng tỏ 2 lớp trước tác động là tương đương nhau. Điểm trung bình bài
kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 8,35; lớp đối chứng là 7,25. Độ
chênh lệch điểm trung bình của hai lớp là 1,10 điều đó chứng tỏ lớp thực nghiệm
có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) là 0,80 chứng tỏ biện pháp tác
động có ảnh hưởng lớn đến kết quả.
Phép kiểm chứng T-test độc lập điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
của hai lớp 4A và 4B là p = 0,00733 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh

lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả tác
động.
Như vậy với kết quả trên, khẳng định rằng: Việc sử dụng phần mềm
PowerPoint vào soạn giảng các yếu tố hình học khi dạy Toán đã mang lại kết
quả cao, nâng cao chất lượng học Toán của học sinh lớp 4A Trường Tiểu học
Vạn Thọ 2. Không những thế học sinh rất hứng thú trong giờ học Toán, tiết học
trở nên nhẹ nhàng, học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức. Chính vì lẽ đó mà đề
tài này nên được mở rộng, không chỉ dừng lại ở lớp 4 mà ở các lớp khác cũng áp
dụng được như: lớp 1, 2, 3, 5. Từ đó sẽ đáp ứng được yêu cầu về đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài.
* Hạn chế:
Để có thể áp dụng phần mềm PowerPoint vào soạn giảng các yếu tố hình
học đòi hỏi giáo viên phải tự tìm tòi, đầu tư nhiều thời gian cho việc thiết kế bài
giảng.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI
1. Kêt luận:
Việc sử dụng phần mềm PowerPoint vào soạn giảng các yếu tố hình học ở
tiểu học nói chung và lớp 4A Trường Tiểu học Vạn Thọ 2 nói riêng thực sự
mang lại hiệu quả là nâng cao chất lượng học Toán cho học sinh. Từ việc áp
dụng các bài giảng PowerPoint vào dạy các yếu tố hình học ở lớp 4A, đồng thời
nhờ có sự tìm tòi kiến thức, vận dụng sáng tạo kiến thức đã giúp các em nắm rõ
hơn về các yếu tố hình học một cách cụ thể, từ việc thực hành lắp ghép hình đến
việc nhìn thấy hình ảnh trực quan trên bài giảng đã giúp các em tự tin hơn trong
học tập, đặc biệt là giờ học Toán. Tiết học Toán về yếu tố hình học bỗng trở nên
nhẹ nhàng, học sinh hứng thú, ham thích hoạt động.
2. Khuyên nghị:
Với đề tài này tôi có những khuyến nghị như sau:
- Đối với giáo viên: Không ngừng học tập, tự học, tự bồi dưỡng, mạnh
dạn đổi mới phương pháp dạy học. Không quá lệ thuộc vào sách giáo viên và
7



các sách hướng dẫn giảng dạy khác. Nên mạnh dạn sử dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy.
- Đối với nhà trường: Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học theo hướng hiện đại hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ các
phương tiện áp dụng đổi mới các phương pháp dạy học. Khuyến khích GV dạy
học bằng bài giảng PowerPoint.
Với kết quả đề tài này, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ của
các đồng nghiệp. Các thầy giáo, cô giáo dạy Tiểu học có thể nghiên cứu, ứng
dụng đề tài này vào việc dạy các yếu tố hình học từ lớp 1 đến lớp 5 để nâng cao
chất lượng học môn Toán.
Vạn Thọ, ngày 2 tháng 3 năm 2018
Người thực hiện

Hiệu trưởng

Nguyễn Thị Mỹ Trúc

8


Thia.

TÀI LIỆU THAM KHAO
- Sử dụng PowerPoint soạn giáo án điện tử dạy học, biên soạn Ly Văn

- Sách thiết kế Toán 4 tập 1.
- Sách giáo viên Toán 4 tập 1.
- Sách giáo khoa Toán 4 tập 1.

- Sách hướng dẫn học Toán (sách thử nghiệm) tập 1B lớp 4 – Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam.
- Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Vệt Bỉ –
Bộ GD&ĐT.
- Mạng Internet: giaoandientu.com.vn; thuvientailieu.bachkim.com;
thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; ...

9


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đề và đáp án bài kiểm tra trước tác động
1. Bài kiểm tra trước tác động:
ĐỀ KIỂM TRA THÁNG 10, Năm học: 2017 - 2018
Môn: Toán
Ngày kiểm tra: 10 /11/2017

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng và thực hiện các câu còn lại
theo yêu cầu:
Câu 1: Góc nhọn như thế nào với góc vuông?
A.

Bé hơn.

B.

Lớn hơn.

C.


Bằng góc vuông.

D.

Bằng hai góc vuông.

Câu 2. Hai đường thẳng vuông góc sẽ tạo thành mấy góc vuông có chung
một đỉnh?
A.

2 góc vuông.

B.

3 góc vuông.

C.

4 góc vuông.

D.

5 góc vuông

Câu 3. Em hãy vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 4cm, chiều
rộng BC = 2cm.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Câu 4. Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 16cm, chiều dài hơn chiều rộng
4cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đó.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
10


2. Đáp án bài kiểm tra trước tác động
Câu 1: A (1.0 đ)
Câu 2: C (1.0 đ)
Câu 3:(3.0 đ)
+ Vẽ đúng hình chữ nhật ABCD có độ dài như yêu cầu ghi 3 điểm.
+ Vẽ đúng độ dài nhưng chưa ghi tên hình thì ghi 2 điểm.
Câu 4: (5 đ)
Tìm đúng chiều dài ghi 1 điểm.
Tìm đúng chiều rộng ghi 1 điểm.
Tìm đúng diện tích ghi 2 điểm.
Viết đúng đáp số ghi 1 điểm.
Bài giải:
Chiều dài hình chữ nhật đó là:
(16 + 4) : 2 = 10 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật đó là:
(16 - 4) : 2 = 6 (cm)
Diện tích hình chữ nhật đó là:
10 x 6 = 60 (cm2)

Đáp số: 60cm2
(Hoặc cách giải khác)

11


Phụ lục 2: Đề và đáp án bài kiểm tra sau tác động
ĐỀ KIỂM TRA THÁNG 01, Năm học: 2017 - 2018
Môn: Toán
Ngày kiểm tra: 19 /01/2018

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng và thực hiện các câu còn lại
theo yêu cầu:
Câu 1: Hình bình hành có đặc điểm gì?
A. Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện.
B. Hình bình hành có hai cặp cạnh song song.
C. Hình bình hành có hai cặp cạnh bằng nhau.
D. Cả 3 y trên đều đúng.
Câu 2. Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào?
A. Ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cung đơn vị đo).
B. Ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cung đơn vị đo).
C. Ta lấy chiều dài nhân với chiều cao (cung đơn vị đo).
D. Ta lấy độ dài đáy cộng với chiều cao rồi nhân với 2 (cung đơn vị
đo).
Câu 3. Tính diện tích hình bình hành, biết độ dài đáy là 4dm, chiều cao là
3dm.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
Câu 4. Một miếng kính hình bình hành có độ dài đáy là 17 cm và chiều
cao là 1dm. Tính diện tích miếng kính đó.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

12


2. Đáp án bài kiểm tra sau tác động
Câu 1: D ( 1.0 đ )
Câu 2: B ( 1.0 đ)
Câu 3: (3.0 đ)
Tính đúng diện tích ghi 2 điểm.
Viết đúng đáp số ghi 1 điểm.
Bài giải:
Diện tích hình bình hành là:
4 x 3 = 12 (dm2)
Đáp số: 12dm2.
Câu 4: (5 đ)
Đổi được chiều cao từ dm sang cm ghi 1 điểm.
Tìm đúng diện tích miếng kính ghi 3 điểm.
Viết đúng đáp số ghi 1 điểm.
Bài giải:
Đổi: 1dm = 10cm.

Diện tích miếng kính đó là:
17 x 10 = 170 (cm2)
Đáp số: 170cm2.

13


Phụ lục 3: Bảng điểm kiểm tra trước và sau tác động
1. Bảng điểm lớp thực nghiệm:
LỚP 4A (THỰC NGHIỆM)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

20

Điểm kiểm tra
trước tác động

Họ và Tên
Phạm Hồ Ý
Lê Quốc
Lê Hà Bảo
Trần Lê Gia
Đặng Nguyễn Minh
Trương Hà
Trần Thị Kiều
Nguyễn Khánh
Đặng Lực
Trương Thị Thúy
Nguyễn Võ Khắc
Huỳnh Tấn
Lê Thị Kim
Trần Thủy
Võ Nguyễn Huyền
Lê Quỳnh
Lê Thanh Như
Giáp Tấn
Lê Nguyễn Anh
Võ Thị Phương

Diệu
Đạt
Hân

Hân
Huy
Liêm
Linh
Ly
Mạnh
Na
Nam
Phát
Sang
Tiên
Trâm
Trân
Trúc
Tuy
Vũ
Thảo

9
6
7
8
5
5
5
6
8
6
7
7

8
8
8
5
7
7
9
9

14

Điểm kiểm
tra sau tác
động
10
8
9
10
7
6
7
7
10
7
8
7
9
9
10
7

8
8
10
10


2. Bảng điểm lớp đối chứng:
LỚP 4B ( ĐỐI CHỨNG)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20


Họ và Tên
Nguyễn Nhật Bảo
Văn Hà
Lê Thị Hồng
Trần Ngọc
Đinh Ái Mỹ
Nguyễn Thành Năm
Lê Trịnh Mỹ
Vỏ Hoàng
Phạm Thị Ngọc
Nguyễn Thị Thu
Nguyễn Thị Kim
Nguyễn Võ Hoàng
Nguyễn Thị Kiều
Phạm Thị Phương
Đặng Thị Thảo
Nguyễn Thái
Nguyễn Thị Xuân
Cao Thành
Đào Nguyễn Thuy
Phạm Long

An
Anh
Diệu
Diệu
Huyền
Khá
Lệ
Nam

Ngà
Ngân
Ngọc
Nhi
Oanh
Vy
Vy
Bình
Mai
Phú
Quyên
Sơn

Điểm kiểm tra
trước tác động
9
8
8
6
7
7
7
9
7
8
6
9
5
8
7

5
6
7
6
5

15

Điểm kiểm tra
sau tác động
9
8
8
6
7
9
7
9
7
8
6
9
5
9
6
6
7
8
6
5



Phụ lục 5: Kê hoạch bài học
Thứ tư ngày 10 tháng 01 năm 2018
Môn: Toán
Tiết: 93
Bài : HÌNH BÌNH HÀNH
I – MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài, HS có khả năng :
-Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
-Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
-Biết nhận dạng các hình đã học trong thực tế .
* BT cần làm: 1; 2.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
- GV: Chuẩn bị bảng phụ có vẽ một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình
bình hành, hình tứ giác.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV
1 - Kiểm tra bài cũ : 4-5 phút
- 2 HS lên bảng làm bài tập, lớp làm bảng
con:
2
21dm = …..cm2
10km2
=…..m2
- Cho lớp nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:

a.Giới thiệu bài :1-2 phút
-GV nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài lên
bảng.
b. Tìm bài mới :31-32’
Hoạt động 1: (12-13’) Tìm hiểu đặc điểm
hình bình hành.
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ rồi nhận xét
hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu
tượng về hình bình hành.
-GV giới thiệu tên gọi hình bình hành.
- Yêu cầu HS tìm các cạnh song song với
nhau trong hình bình hành.
-Yêu cầu HS đo độ dài các cạnh đối diện và
trả lời: Em thấy hai cạnh đối diện trong hình
bình hành như thế nào với nhau?
- Gọi 1HS lên bảng kiểm tra lại.
-GV nhận xét câu trả lời của HS.
-GV rút ra ghi nhớ SGK/ 102.
16

Hoạt động của HS
- 2HS lên bảnglàm, lớp làm
bảng con.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.

- Lắng nghe và nhắc tên bài.

-HS quan sát hình vẽ và nhận
xét.

-HS lắng nghe.
- HS quan sát và trả lời, lớp
nhận xét bổ sung.
-1HS lên bảng đo độ dài các
cạnh, sau đó HS phát biểu.
- 1HS lên bảng kiểm tra và nhận
xét.
- HS nghe.


-Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
Hoạt động 2: (16-17’) Luyện tập.
Bài1/102:
- Gọi HS đọc đề.
-Cho HS thảo luận nhóm 2 nhận dạng hình
và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập.
- Gọi đại nhóm trình bày kết quả, lớp nhận
xét.

-HSKK nhắc lại ghi nhớ.
- HSKK đọc.
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp
nhận xét.
-HS lắng nghe.

- GV chữa bài và kết luận.
Bài2/102:
- HS theo dõi.
-GV giới thiệu cho HS về các cặp cạnh đối

diện của hình tứ giác ABCD.
- Gọi HS trả lời, lớp nhận xét .
-Yêu cầu HS nhận dạng và nêu được hình
bình hành MNPQ có các cạnh đối diện song
song và bằng nhau.
- HS nghe.
- GV nhận xét.
- HSKK nhắc lại.
- Gọi HSKK nhắc lại.
c.Củng cố-dặn dò:(3-4’)
- HS trả lời, lớp nhận xét.
-Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình bình
- HS nghe.
hành.
- Dặn HS về học thuộc ghi nhớ, HS nổi trội - Lắng nghe.
xem thêm bài 4. Chuẩn bị : Diện tích hình
bình hành.
- Nhận xét tiết học.
IV/RÚT KINH NGHIỆM
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Thứ năm ngày 11 tháng 01 năm 2018
Môn: Toán
Tiết:94
Bài : DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I – MỤC TIÊU :
Sau khi học xong bài , giúp HS :
-Biết cách tính diện tích hình bình hành.
-Nắm rõ công thức tính diện tích hình bình hành để vận dung vào giải toán có
liên quan.

-Biết vận dụng tính toán trong thực tế.
* BT cần làm: 1;3a.
-II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Chuẩn bị các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
17


Hoạt động của GV
1 - Kiểm tra bài cũ: 4-5 phút
- Gọi 1HS nêu tính chất của hình bành hành.
- Nhận xét.
- Cho hình bình hành và yêu cầu HS xác
định cặp cạnh đối diện song song và bằng
nhau.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài :1-2 phút
- GV nêu mục tiêu bài học, sau đó viết ten
bài lên bảng.
b. Tìm hiểu bài mới: 31-32 phút
Hoạt động 1: (14-15’) Hình thành công
thức tính diện tích của hình bình hành.
- GV giới thiệu đáy và chiều cao của ình
bình hành.
-GV nêu: hình bình hành ABCD có độ dài
đáy là a; chiều cao là h. Tính diện tích của
hình bình hành.
- H: Em đã học cách tính diện tích các hình

nào rồi?
- Chốt: hình vuông, hình chữ nhật.
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: đưa
hình bình hành về dạng hình đã học để tính
diện tích. (2’)
-Cho đại diện HS phát biểu y kiến vế cách
ghép của mình.
- GV chốt: có thể ghép thành hình chữ nhật.
-Vậy ta có thể tính diện tích hình bình hành
thông qua cách tính diện tích hình chữ nhật.
GV sẽ hướng dẫn dựa vào cách tình hình
chữ nhật.
- Cho HS thảo luận nhóm 5, điền vào chỗ
chấm cho thích hợp trong phiếu học tập để
tìm diện tích hình bình hành. Theo dõi, rèn
cho HS kĩ năng hợp tác khi làm nhóm.
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày.

Hoạt động của HS
- 1HS trả lời,lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1HS nêu, lớp nhận xét.
- Lắng nghe.

-HS theo dõi, nhắc lại tên bài.

- Theo dõi. HS nghe.
- Đọc thầm bài toán.
- Trả lời.
- HS lắng nghe.

- HS thực hành theo nhóm đôi.
- Đại diện HS nêu cách làm của
nhóm mình.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 5.

- 1 nhóm trình bày, các nhóm
nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
- Theo dõi, phát biểu.

- Nhận xét, kiểm tra các nhóm khác.
- Nêu: Ta có a là độ dài đáy và h là chiều cao
của hình bình hành. Vậy muốn tính diện tích
hình bình hành ta làm thế nào?
- Lắng nghe
-Chốt: Vậy ta có thể tính diện tích của hình
bình hành bằng cách lấy độ dài đáy nhân với
18


chiều cao (cung đơn vị đo).
- GV nếu: Nếu ta kí hiệu S là diện tích hình
bình hành, a là độ dài đáy và h là chiều cao
của hình bình hành thì bạn nào có thể viết
cho cô công thức tính diện tích hình bình
hành.
- Chốt kết quả, yêu cầu HS ghi vào vở.
Hoạt động 2: (16-17’) Luyện tập

Bài1/104:
-Gọi HS nêu yêu cầu.
-HS làm bài vào phiếu bài tập. 3 HS làm
bảng nhóm. HSKK làm 2 hình đầu.
-Gọi HS đọc kết quả, HS khác nhận xét.

- HS phát biểu.

- Lắng nghe, ghi vở.
-HS nêu yêu cầu.
-HS làm bài.
-HS nêu kết quả, HS khác nhận
xét.
- HS theo dõi.
- HS nêu.

-GV nhận xét, kết luận.
- Cho HS nêu quy tắc tính diện tích hình
bình hành.
-HS nêu yêu cầu.
Bài tập 3a/ 104
- HS theo dõi.
-Gọi HS nêu yêu cầu.
-HS làm bài vào vở, 2 HS nổi
- GV hướng dẫn.
trội làm bài trên bảng.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở câu a, HS nổi
trội hoàn thành cả bài theo dõi giúp HSKK, - Lớp nhận xét bài làm của bạn.
2 HS làm bài trên bảng lớp.
- HS theo dõi sửa bài.

- Cho lớp nhận xét.
- HS nghe.
-GV nhận xét, sửa bài.
- GV chốt nội dung cần nắm.
-2 HS nêu, lớp nhận xét.
c.Củng cố-dặn dò:(3-4’)
- YC HS nêu quy tắc tính diện tích hình bình - HS nghe.
hành – Nhận xét.
- Dặn HS về học thuộc quy tắc và công thức
tính diện tích hình bình hành, HS nổi trội
- HS nghe.
làm thêm bài tập 2. Chuẩn bị : Luyện tập
-Nhận xét tiết học.
IV/RÚT KINH NGHIỆM
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Thứ sáu ngày 12 tháng 01 năm 2018
19


Môn: Toán
Tiết: 95
Bài: LUYỆN TẬP
I – MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài, HS có khả năng :
- Nhận biết đặc điểm hình bình hành .Tính được chu vi và tính diện tích của hình
bình hành.
- Rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích 1 hình.
- HS tính toán cẩn thận.

* BT cần làm: 1;2;3a.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 - Kiểm tra bài cũ: 3-4 phút
- 1 HS lên bảng viết công thức tính diện tích - 3 lên bảng thực hiện sau đó
của hình bình hành sau đó nêu quy tắc.
trình bày, lớp nhận xét.
- 2 HS lên bảng tính diện tích hình bình
hành ở bài 1.
-GV nhận xét.
- Lắng nghe.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : 1-2’
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe.
b. Tìm hiểu bài mới : 31-32’
Bài1/104:
-Yêu cầu HS nhận dạng hình: Hình chữ -HSKK nhận dạng, lớp nhận xét.
nhật, hình bình hành, hình tứ giác.
- HS thảo luận nhóm 2 làm bài.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi nêu tên các
cặp cạnh đối diện trong từng hình.
- Đại diện HS trình bày kết quả,
- Cho HS trình bày kết quả, lớp nhận xét.
các nhóm còn lại nhận xét.
- HS nghe.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

- HS phát biểu.
- Hỏi thêm: Hình nào có cặp cạnh đối diện
song song và bằng nhau.
- HS nghe.
- GV nhận xét, chốt.
Bài2/104:
-HS nêu yêu cầu.
-Gọi HS nêu yêu cầu.
-HS trả lời.
-Nêu quy tắc tính diện tích hình bình hành. - HS theo dõi.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cả lớp làm bài.
-Yêu cầu cả lớp làm bài, 2 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét bài làm của bạn.
-GV và cả lớp nhận xét.
- HS theo dõi, sửa sai nếu có.
-GV chốt lại lời giải đúng.
Bài3a /105:
-HS quan sát thao tác của GV.
-GV vẽ hình bình hành trên bảng.
- Theo dõi.
20


-GV giới thiệu hình bình hành có cạnh lần
lượt là a, b, GV viết công thức tính chu vi
hình bình hành:
P = (a + b) x 2
- HS nêu.
-Gọi vài HS nhắc lại công thức.

-HS nổi trội nêu.
-Yêu cầu HS nhắc lại bằng lời.
-HS làm bài vào vở.
-HS vận dụng để làm bài tập a, HS nổi trội
làm thêm câu b, 2 HS lên bảng.
- HS trình bày, lớp nhận xét.
- Cho HS trình bày kết quả, lớp nhận xét.
- HS theo dõi, sửa sai nếu có.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
c.Củng cố-dặn dò:(3-4’)
-HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích hình
bình hành. Nêu công thức tính chu vi hình
bình hành.
- HS nghe.
- Dặn HS về học thuộc kĩ quy tắc tính diện
tích hình bình hành, HSG xem thêm bài tập
4. Chuẩn bị bài: Phân số
- HS nghe.
-Nhận xét tiết học.
IV/RÚT KINH NGHIỆM
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

21


Phụ lục 7: Anh chụp bài kiểm tra của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng


Hình 1: bài kiểm tra trước tác động của nhóm thực nghiệm

Hình 2: bài kiểm tra trước tác động của nhóm đối chứng

Hình 3: bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm

Hình 4: Bài kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng

22



×