Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Tỷ lệ ĐTĐ và Rối loạn dung nạp đường huyết (RLDNĐH) qua sàng lọc ở nhóm đối tượng tuổi 3069 tại phường 8 – Thành phố Vũng Tà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 73 trang )

Trang 1

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
AUSDIAB:

Hiệp hội nghiên cứu đái tháo đường Australia (Australia Study

BMI:
BP:
CS:
CI95%:
CC:
ĐTĐ:
ĐTĐTK:
ĐTNC
ĐHLĐ:
HA:
PV:
RLDNG:
RLĐHLĐ:
RLĐH:
RLDNĐH:
RLDN:
RLMM:
RR:
THA:
TS:
TP.HCM:
TC:
TC-BP:
TW:


YTNC:
WHO:

Diabetes)
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index ).
Béo phì
Cộng sự
Khoảng tin cậy 95%(Confidence interval 95%)
Chiều cao
Đái tháo đường
Đái tháo đường thai kỳ
Đối tượng nghiên cứu
Đường huyết lúc đói
Huyết áp
Phỏng vấn
Rối loạn dung nạp glucose
Rối loạn đường huyết lúc đói
Rối loạn đường huyết
Rối loạn dung nạp đường huyết
Rối loạn dung nạp
Rối loạn mỡ máu
Tỷ số nguy cơ (Relative Risk)
Tăng huyết áp
Tiền sử
Thành Phố Hồ Chí Minh
Thừa cân
Thừa cân béo phì
Trung ương
Yếu tố nguy cơ
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization).



Trang 2

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Theo nhận định của tổ chức Y tế thế giới, thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh
không lây nhiễm. Trong khi các bệnh lây nhiễm từng bước được khống chế và đẩy
lùi thì các bệnh không lây như tim mạch, tăng huyết áp (THA), tâm thần, ung
thư...v.v., đặc biệt là bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2, đang là gánh nặng thực sự
cho sự phát triển kinh tế xã hội và sức khỏe của con người trong thế kỷ 21 [3],[15].
ĐTĐ là một hội chứng rối loạn chuyển hoá glucose do thiếu tuyệt đối hoặc
tương đối insulin gây tăng đường huyết mãn tính, gây nên nhiều biến chứng nặng
nề, nguy hiểm đến tính mạng, cả cấp tính lẫn mãn tính, làm giảm tuổi thọ của người
bệnh [8].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1995, thế giới có 135
triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm 4% dân số thế giới, dự báo năm 2010 sẽ là 221
triệu người và năm 2025 là 330 triệu người chiếm 5,4% dân số thế giới [15].
Việt nam là một quốc gia đang phát triển, sự phát triển nhanh chóng về kinh
tế xã hội, sự thay đổi nhanh về lối sống, kết hợp với yếu tố giống nòi, đang làm gia
tăng nhanh chóng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2. Năm 1991 điều tra tại Hà nội, Thành
phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Huế tỷ lệ mắc bệnh rất thấp, khoảng 1%, năm 2001
điều tra tại 4 thành phố lớn Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, TP.HCM tỷ lệ mắc là
4.9%. Theo điều tra quốc gia về tỉ lệ bệnh ĐTĐ năm 2008, tỉ lệ này ở các thành phố
lớn là 7-10% ở các đối tượng từ 30-64 tuổi. Như vậy chỉ sau 10 năm tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ gia tăng trên 300% [4].
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, cảng biển, dầu khí...
do đó là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tốc độ phát triển kinh tế, xã hội
và đô thị hóa. Nhằm phát hiện các đối tượng mắc bệnh ĐTĐ, các đối tượng có yếu
tố nguy cơ (YTNC) ĐTĐ còn đang tiềm ẩn trong cộng đồng, để đưa ra các biện
pháp can thiệp dự phòng, đồng thời tìm hiểu tỷ lệ bệnh ĐTĐ tại Bà Rịa-Vũng Tàu

qua sàng lọc ĐTĐ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Câu hỏi nghiên cứu:
1. Tỷ lệ ĐTĐ và Rối loạn dung nạp đường huyết (RLDNĐH) qua sàng lọc ở
nhóm đối tượng tuổi 30-69 tại phường 8 – Thành phố Vũng Tàu là bao nhiêu?
2. Liệu có mối liên quan giữa ĐTĐ và RLDNĐH với các YTNC hay không?


Trang 3

Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mục tiêu chung:
Xác định tỷ lệ bệnh đái tháo đường và Rối loạn dung nạp đường huyết ở đối
tượng 30 - 69 tuổi có yếu tố nguy cơ cao và tìm hiểu mối liên quan giữa đái tháo
đường với một số yếu tố nguy cơ tại phường 8, Thành phố Vũng Tàu.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Xác định tỷ lệ đái tháo đường và Rối loạn dung nạp đường huyết ở đối
tượng có yếu tố nguy cơ cao tuổi 30-69 tại phường 8 – Thành phố Vũng Tàu.
2.2. Xác định mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường và Rối loạn dung nạp
đường huyết với các yếu tố nguy cơ nhân khẩu học và hành vi ở đối tượng nghiên
cứu (ĐTNC).
Phương pháp nghiên cứu:
Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang với 1075 đối tượng cả nam và nữ tuổi từ
30-69 có các yếu tố nguy cơ cao với bệnh ĐTĐ, tại phường 8 – Thành phố Vũng
Tàu, từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2010.
Kết luận:
Nghiên cứu sàng lọc 1075 đối tượng tại phường 8 – Thành phố Vũng Tàu
cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ, RLDNG, RLĐHLĐ lần lượt là 8,4%; 6,0% và
10,1%. Yếu tố tuổi, tăng huyết áp, tăng vòng eo có liên quan đến bệnh đái tháo
đường. Tình trạng Rối loạn mỡ máu (RLMM), uống rượu bia và hút thuốc là yếu tố
nguy cơ của bệnh đái tháo đường. Yếu tố vòng eo tăng, thừa cân béo phì (TC-BP)
có liên quan đến tỷ lệ RLDNG.



Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Thông tin chung, lịch sử, khái quát
Khái niệm đái tháo đường: là tình trạng rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên
nhân khác nhau được đặc trưng bởi tăng đường huyết mãn tính cùng tình trạng rối
loạn chuyển hóa carbohydrate, lipid và protid do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc
giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai [5], [19], [34].
Theo WHO năm 1994, trên thế giới có khoảng 110 triệu người mắc, năm
2000 là 157,3 triệu người. Chính vì thế liên minh chiến lược phòng chống bệnh
ĐTĐ được thành lập, năm 2000 Việt Nam chính thức tham gia liên minh chiến lược
phòng chống bệnh ĐTĐ khu vực Tây Thái Bình Dương [5].
Qua cuộc điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ năm 1991 tại Hà nội, TP.HCM, Huế
cho thấy tỷ lệ mắc bệnh rất thấp, khoảng 1%, tuy nhiên năm 2001 điều tra tại 4
thành phố lớn Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, TP.HCM tỷ lệ mắc đã là là 4.9% [3].
Năm 2002, trước những cảnh báo về tình hình dịch bệnh ĐTĐ của WHO và
các chuyên gia trong nước, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 77/2002/QĐTTg về việc phê duyệt chương trình phòng chống một số bệnh không lây nhiễm
giai đoạn 2002 – 2010 trong đó nhấn mạnh mục tiêu: Giảm tỷ lệ mắc, biến chứng
và tử vong của bệnh, phòng chống bệnh ĐTĐ.
Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 172/2008/QD-TTg
ngày 19/12/2008 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống
một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 với
mục tiêu chung đến năm 2010 là giảm tỷ lệ mắc, biến chứng và tử vong của bệnh
ĐTĐ cụ thể là:
+ Phấn đấu đạt 50% người dân trong cộng đồng hiểu biết về bệnh ĐTĐ và
các YTNC đối với sức khỏe do bệnh ĐTĐ gây ra.
+ Giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường không được phát hiện trong cộng
đồng xuống dưới 60%.

+ Xây dựng, triển khai và duy trì mô hình quản lý bệnh đái tháo đường trên
phạm vi cả nước.


Trang 5

+ Theo dõi và điều trị có hệ thống 50% số người mắc bệnh ĐTĐ đã được
phát hiện theo phác đồ của Bộ Y tế quy định.
Một trong những hoạt động của dự án đang được triển khai đó là sàng lọc
bệnh ĐTĐ. Đây là một hoạt động hết sức có ý nghĩa vì sàng lọc cùng với các biện
pháp khác sẽ làm giảm Giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường không được phát hiện
trong cộng đồng góp phần vào thành công chung của dự án.
1.2. Tình hình ĐTĐ trên thế giới và trong nước:
1.2.1 Trên thế giới:
Theo WHO năm 1995 trên toàn thế giới có khoảng 135 triệu người bị mắc
bệnh ĐTĐ chiếm 4% dân số, dự báo năm 2010 số người mắc sẽ vào khoảng 221
triệu người và năm 2025 số người mắc sẽ là 330 triệu chiếm 5,4% dân số thế giới.
Trong vòng 20 năm tới tỷ lệ mắc ĐTĐ sẽ gia tăng trên 40% ở các nước công nghiệp
phát triển, tỷ lệ gia tăng tới 170% ở các nước đang phát triển.
Nghiên cứu ở các nước trong khu vực cho thấy: Tỷ lệ lưu hành ĐTĐ ở
Malaysia (1993) vào khoảng 8,2% ở thành thị và 6,7% ở nông thôn. Tại Nhật bản
10,9%, Singapore 8,9% ở quần thể người trưởng thành. Đặc biệt ở một số đảo thuộc
khu vực Tây Thái Bình Dương và Australia tỷ lệ lưu hành lên tới trên 20% (1994),
[5], [43].
Zimmet và cộng sự (CS) (1999) cho biết: Trong cuộc điều tra toàn quốc ở
Australia của Hiệp hội nghiên cứu đái tháo đường Autralia (AUSDIAB): Tỷ lệ
người ĐTĐ >25 tuổi được chẩn đoán và không được chẩn đoán là 1/1. Điều này
cho thấy trong quần thể còn nhiều bệnh nhân bị ĐTĐ mà không hề biết [43].
1.2.2. Tại Việt Nam:
Theo các số liệu điều tra năm 1990 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương (TW)

cho thấy, tại Hà Nội, Huế, TP. HCM tỷ lệ ĐTĐ tương ứng là 1,2%; 0,96%; 2,52%,
đến năm 2001 nghiên cứu tại 4 Thành phố lớn: Hà Nội – Hải Phòng – Đà Nẵng –
Hồ Chí Minh tỷ lệ ĐTĐ là 4,9% [3], [5].
Điều tra của Trần Hữu Đàng và CS tại Huế ở lứa tuổi >15 năm 1996 cho tỷ
lệ ĐTĐ là 0,96%, RLDNG là 1,45% [16].


Trang 6

Vũ Nguyên Lam, Nguyễn Văn Hoàn và CS – 2000 tại Vinh (Nghệ An) ở đối
tượng > 30 tuổi cho tỷ lệ ĐTĐ là 5,64%; RLDNG 7,88% [11].
Nguyễn Thị Kim Hưng và CS tại TP Hồ Chí Minh nghiên cứu năm 2001 ở
đối tượng >15 tuổi cho tỷ lệ ĐTĐ là 3,7%; RLĐHLĐ 2,4%; RLDNG 6,1% [9].
Điều tra của Bệnh viện Nội tiết TW (Tạ Văn Bình – Hoàng Kim Ước và
CS) năm 2002 tại các khu vực trên cả nước cho thấy: Khu vực Thành phố tỷ lệ
ĐTĐ là 4,4%; Đồng bằng 2,7%; Trung du 2,2%; Miền núi 2,1%. Trên 78% số
người được điều tra không có nhận thức về bệnh ĐTĐ và số người bị ĐTĐ không
được chẩn đoán chiếm 64,5% [9].
Theo nghiên cứu đánh giá tỷ lệ ĐTĐ và các yếu tố liên quan tuổi 30-64 (Vũ
Thị Mùi, Nguyễn Quang Chúy) tại Yên Bái năm 2003 cho thấy: Những người tuổi
càng cao, có THA, thừa cân (TC), tiền sử (TS) gia đình ĐTĐ có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao
hơn so với người bình thường. Cụ thể như: Tuổi 30-39; 40-49; 50-64 có tỷ lệ ĐTĐ
tương ứng là 1,2%; 2,1%; 5,7%, có THA và không THA tỷ lệ ĐTĐ tương ứng là
6,2%; 2,1%, có TC và không TC tỷ lệ ĐTĐ tương ứng là 9,7%; 1,9%, TS gia đình
có ĐTĐ và không ĐTĐ tỷ lệ ĐTĐ tương ứng là 12%; 2,5% [5].
Hoàng Kim Ước và CS năm 2004 nghiên cứu trên 9000 đối tượng ở nhiều
vùng sinh thái khác nhau cho thấy: Người có tiền sử ĐTĐ có nguy cơ bị ĐTĐ cao
gấp 2,68 lần so với nhóm không có tiền sử ĐTĐ. Nhóm cao huyết áp (HA) có nguy
cơ bị ĐTĐ cao gấp 4,13 lần so với nhóm không cao HA. ĐTĐ ở nhóm có BMI> 23
cao gấp 2,98 lần so với nhóm bình thường. Vòng eo lớn có nguy cơ ĐTĐ gấp 3,5

lần so với bình thường [26].
Phạm Ngọc Khái và CS 2004 cho thấy tỷ lệ ĐTĐ tăng dần theo nhóm tuổi
cao nhất là nhóm tuổi 50-70 tuổi là 12%, tỷ lệ ĐTĐ cao nhất ở nhóm có THA tối đa
là 16,1%, tỷ lệ ĐTĐ ở nhóm có Chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường thấp hơn
nhóm BMI>23 {ĐTĐ 4,6%, Rối loạn dung nạp đường huyết (RLDNĐH) 4,8%}
[10].
Nguyễn Thị Cúc và CS 2007 nghiên cứu trên 2100 đối tượng tuổi 30-69 tại
Đà Nẵng cho thấy: Tuổi càng cao tỷ lệ mắc ĐTĐ càng cao, tỷ lệ ĐTĐ tăng cao ở


Trang 7

những người có TS gia đình bị ĐTĐ. Người có tiền sử gia đình bị ĐTĐ có nguy cơ
bị ĐTĐ cao gấp 3 lần so với người gia đình không có tiền sử ĐTĐ. Người có cao
HA nguy cơ ĐTĐ cao gấp 2,7 lần so với người bình thường. Người có BMI>23 có
nguy cơ ĐTĐ gấp 2,35 lần so với người bình thường. Người có tiền sử ĐTĐTK có
nguy cơ ĐTĐ cao gấp 2,5 lần so với người bình thường. Người có vòng eo lớn có
nguy cơ ĐTĐ gấp 2,5 lần so với người có vòng eo bình thường [6].
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung:
Xác định tỷ lệ bệnh đái tháo đường và Rối loạn dung nạp đường huyết ở đối
tượng 30 - 69 tuổi có yếu tố nguy cơ cao và tìm hiểu mối liên quan giữa đái tháo
đường với một số yếu tố nguy cơ tại phường 8, Thành phố Vũng Tàu.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Xác định tỷ lệ Đái tháo đường và Rối loạn dung nạp đường huyết ở đối
tượng có yếu tố nguy cơ cao tuổi 30-69 tại phường 8 – Thành phố Vũng Tàu.
2.2. Xác định mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường và Rối loạn dung nạp
đường huyết với các yếu tố nguy cơ nhân khẩu học và hành vi ở đối tượng nghiên
cứu (ĐTNC).



Trang 8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về ĐTĐ
Có nhiều định nghĩa khác nhau - tùy thuộc vào mục đích của tác giả hoặc
nhóm các tác giả. Theo WHO, thì ĐTĐ “Là một hội chứng có đặc tính biểu hiện
bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu/hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc
là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin” [5], [14],
[31], [34].
Ngày nay người ta cho rằng ĐTĐ là một rối loạn của hệ thống nội tiết chuyển hóa; bệnh có thuộc tính là tăng glucose máu. Mức độ tăng glucose máu phụ
thuộc vào sự mất toàn bộ hay một phần khả năng bài tiết hoặc khả năng hoạt động
của insulin hoặc cả hai.
Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ đã đưa ra định nghĩa về ĐTĐ như sau:
“ Là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính sau: 1. Tăng glucose máu; 2.
Kết hợp với những bất thường về chuyển hoá carbonhydrat, lipid và protein; 3.
Bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh
và các bệnh tim mạch khác”.
Tháng 1 năm 2003, các chuyên gia thuộc “Uỷ ban chẩn đoán và phân loại
bệnh đái tháo đường Hoa kỳ”, đã đưa ra một định nghĩa mới về đái tháo đường
“Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là tăng glucose
máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm khuyết trong hoạt động của
insulin; hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự huỷ hoại,
sự rối loạn chức năng và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt,
thận, thần kinh, tim và mạch máu”.
1.2. Nguyên nhân của bệnh
Ngày nay người ta nói nhiều đến nguyên nhân của bệnh ĐTĐ týp 2 là có sự
tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế sinh bệnh. Đây là mối



Trang 9

quan hệ phức tạp tuy nhiên các giả thuyết đưa ra đều có đặc điểm chung của bệnh
[4], [13].
Yếu tố di truyền được nhiều tác giả đề cập đến và cho tới nay người ta đã
tìm thấy khoảng 10 gien có liên quan đến bệnh ĐTĐ týp 2, các gien này được gọi
chung là gien nhạy cảm ĐTĐ.
Thừa cân, béo phì và chế độ sinh hoạt ít vận động là điều kiện thuận lợi của
tình trạng kháng insulin tại các mô cơ và mô mỡ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ týp 2 tăng rõ rệt ở quần thể những người thừa cân béo phì.
Các yếu tố đặc biệt trong tiền sử như trẻ sinh ra có cân nặng thấp dưới 2500
gram, phụ nữ có TS đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng trên 4000 gram
(Việt nam trên 3600 gram), tiền sử được chẩn đoán có RLDNG hoặc rối loạn
glucose máu lúc đói, trong gia đình có bố, mẹ hoặc con ruột, anh, chị, em ruột (thế
hệ cận kề) bị mắc ĐTĐ và tăng huyết áp vô căn được xem là các yếu tố nguy cơ
gây bệnh.
Môi trường sống thay đổi, lối sống tĩnh tại ngày càng phổ biến, các đồ ăn
nhanh ngày càng được ưa chuộng trong các gia đình, văn phòng cùng với tuổi thọ
con người ngày càng tăng đang làm cho số lượng người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 ngày
càng lớn.
Ngày nay các nhà chuyên môn coi stress là một yếu tố làm gia tăng tỷ lệ
ĐTĐ týp 2 và được xếp thành một nhóm riêng bởi sự thường gặp của nó. Các stress
này thường xảy ra cả trong gia đình và xã hội.
1.3. Chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ
1.3.1. Chẩn đoán
1.3.1.1. Chẩn đoán ĐTĐ
* Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ, được Hiệp hội ĐTĐ của Mỹ kiến nghị
năm 1997 và được nhóm các chuyên gia về bệnh ĐTĐ của WHO công nhận vào
năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, gồm 3 tiêu chí:



Trang 10

- Có các triệu chứng của ĐTĐ (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời
điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l ( 200mg/dl).
- Mức glucose huyết tương lúc đói ≥7,0mmol/l (≥126mg/dl).
- Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l ( 200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau
nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 gram đường (loại anhydrous)
hoặc 82,5 gram đường (loại monohydrate). Như vậy sẽ có những người được chẩn
đoán là đái tháo đường nhưng lại có glucose huyết tương lúc đói bình thường.
Trong những trường hợp đặc biệt này, người ta phải ghi rõ chẩn đoán bằng phương
pháp nào. Ví dụ “ Đái tháo đường typ 2- Phương pháp tăng glucose máu bằng
đường uống”.
* Tháng 7 năm 2009, Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán mới
dựa vào mức HbA1C :
- Mức HbA1C 6,5% trở lên được chẩn đoán là ĐTĐ.
- Mức HbA1c từ 5,7% đến 6,4% đường xem như người mắc bệnh tiềm đái
tháo đường.
* Nếu theo tiêu chuẩn mới của ADA thì các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ từ năm
2010 sẽ là:
- Mức HbA1c từ 6,5% trở lên
- Mức glucose huyết tương lúc đói ≥7,0mmol/l ( ≥126mg/dl).
- Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau
nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
- Có các triệu chứng của ĐTĐ (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời
điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l ( 200mg/dl)
Cũng cần nhắc lại rằng, nếu thiếu các triệu chứng lâm sàng điển hình thì 3
tiêu chí đầu phải được làm lần thứ hai ở một thời điểm khác. Tiêu chí dựa vào
HbA1c hiện vẫn còn đang được tranh luận bởi chỗ HbA1c tuy có thuận tiện là

không phụ thuộc vào tình trạng no hay đói của người bệnh; tiết kiệm được thời gian
chẩn đoán; nhưng chỉ số này lại dễ bị thay đổi nếu người bệnh có thiếu máu, có
bệnh lý về huyết cầu, thậm chí HbA1c còn thay đổi theo tuổi [5].


Trang 11

1.3.1.2. Chẩn đoán tiền ĐTĐ ( Prediabetes).
Trước đây người ta hay dùng các thuật ngữ như “ĐTĐ tiềm tàng”, “Đái tháo
đường sinh hoá”, “ ĐTĐ tiền lâm sàng”, để chỉ các trường hợp có RLDNG mà chưa
có biểu hiện lâm sàng. Những trường hợp này chỉ được phát hiện khi tiến hành
nghiệm pháp tăng gánh glucose bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Ngày nay
người ta đưa ra hai khái niệm để chỉ các hình thái rối loạn này của chuyển hoá
carbohydrat của cơ thể.
- Rối loạn dung nạp glucose, nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ
sau nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uống từ 7,8mmol/l (140mg/dl) đến
11,0 mmol/l(126md/dl).
- Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói, nếu lượng glucose huyết tương
lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 5,6 mmol/l (100mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125mg/dl) và
lượng glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp tăng glucose máu
dưới 7,8mmol/l (< 140 mg/dl).
Hoặc theo HbA1c thì mức từ 5,7 đến 6,4% được chẩn đoán là tiền ĐTĐ.
1.3.2. Phân loại.
1.3.2.1. ĐTĐ týp 1. "Là hậu quả của quá trình huỷ hoại các tế bào beta của đảo
Tuỵ. Hậu quả là cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hoá, ngăn
ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong".
1.3.2.2. ĐTĐ týp 2.
1.3.2.3. Các thể đặc biệt khác.
- Khiếm khuyết chức năng tế bào beta, giảm hoạt tính của insulin do gen.
- Bệnh lý của tụy ngoại tiết.

- Do các bệnh Nội tiết khác.
- Nguyên nhân do thuốc hoặc hoá chất khác.
- Nguyên nhân do nhiễm trùng
- Các thể ít gặp, các hội chứng về gen,...
1.3.2.4. Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK).


Trang 12

1.4. Tình hình bệnh ĐTĐ
Trong những năm gần đây, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi, các bệnh
nhiễm trùng có xu hướng ngày một giảm thì ngược lại các bệnh không lây nhiễm
như: tim mạch, tâm thần, ung thư… đặc biệt là bệnh ĐTĐ và các Rối loạn chuyển
hoá ngày càng tăng [5], [21], [23].
Vào những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, các chuyên gia
của WHO đã dự báo "Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và rối loạn
chuyển hoá, đặc biệt bệnh ĐTĐ sẽ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất", bệnh
ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư ở các nước phát triển [5], [29],
[36], [43].
Bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới kéo theo những hậu
quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế đối với toàn xã hội. Số người mắc ĐTĐ
trên toàn thế giới tăng từ 171 triệu năm 2000 lên 194 triệu năm 2003, đã tăng vọt
lên 246 triệu năm 2006 và được dự báo tăng lên 380 - 399 triệu vào 2025. Trong đó
các nước phát triển tỷ lệ người mắc bệnh tăng 42% và các nước đang phát triển tỷ lệ
này là 170%. Trong đó chủ yếu là ĐTĐ týp 2 chiếm khoảng 85-95% tổng số người
mắc bệnh ĐTĐ. ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới,
gây giảm tuổi thọ trung bình từ 5 đến 10 năm, là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà
và suy thận giai đoạn cuối, nguyên nhân hàng đầu của cắt cụt chi không do chấn
thương. Cứ 10 giây lại có một người chết do nguyên nhân ĐTĐ và các biến chứng;
cứ 30 giây lại có một người ĐTĐ có biến chứng bàn chân bị cắt cụt chi. Chi phí cho

điều trị ĐTĐ của toàn thế giới năm 2007 ước tính 232 ngàn tỷ đô la Mỹ, dự báo
tăng lên 302 ngàn tỷ vào năm 2025 [4], [9], [15], [25], [44].
Thực tế cho thấy, số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ đến khám và điều trị tại các
cơ sở khám chữa bệnh hầu hết đã có biến chứng như tổn thương võng mạc, biến
chứng thần kinh, loét hoại tử chi, tổn thương thận…[5]. Nguyên nhân là do được
khám và phát hiện muộn, hoặc do tình cờ điều trị bệnh khác rồi mới phát hiện ra bị
mắc bệnh ĐTĐ. Bên cạnh đó do mức sống, lối sống thay đổi nên số người TC, BP
cũng ngày càng gia tăng, đây là nhóm người có YTNC cao nhất dẫn tới bị mắc bệnh


Trang 13

rối loạn chuyển hoá lipid, THA, tim mạch, đột quỵ và nhất là bệnh ĐTĐ. Bệnh
ĐTĐ và các rối loạn chuyển hoá thực sự là mối quan ngại sâu sắc ở nhiều quốc gia
trên thế giới, nhất là ở các quốc gia đang phát triển như Việt nam [2], [8], [18], [23].
Thực trạng dịch tễ học bệnh ĐTĐ ở Việt nam
- Năm 1990, nghiên cứu dịch tễ học bệnh ĐTĐ đầu tiên đã được tổ chức ở
Hà nội, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà nội là 1,2% ở
những người từ 15 tuổi trở lên.
- Năm 2001, điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ theo chuẩn quốc tế mới với sự
giúp đỡ của các chuyên gia hàng đầu của WHO, được tiến hành ở 4 thành phố: Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh Kết quả điều tra này thực sự là tiếng
chuông cảnh báo về tình trạng bệnh ĐTĐ nói riêng và bệnh không lây nói chung ở
Việt Nam, đó là tỷ lệ mắc bệnh tại 4 thành phố lớn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải
Phòng và Đà Nẵng ở đối tượng lứa tuổi 30-64 tuổi là 4,0%, đáng lo ngại là có trên
64,9% số người mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện và không được hướng dẫn
điều trị [6], [7], [9], .
- Năm 2002, theo điều tra toàn quốc về ĐTĐ đã thu được kết quả: số người
mắc bệnh ĐTĐ tăng gần gấp ba lần với 10 năm trước.
- Năm 2008, theo tính toán sơ bộ của điều tra quốc gia năm 2008, tỷ lệ

bệnh trong lứa tuổi từ 30-69 khoảng 5,7% dân số, nếu chỉ ở khu vực thành phố, khu
công nghiệp tỷ lệ bệnh từ 7,0% đến 10%.
Điều đáng lo ngại hơn là bệnh xuất hiện ở lứa tuổi trẻ ngày càng nhiều. Tỷ
lệ TC, BP đang tăng nhanh ở lứa tuổi thiếu niên là nguồn bổ sung đáng lo ngại cho
bệnh ĐTĐ týp 2. Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy bệnh ĐTĐ đang tăng nhanh
không chỉ ở các khu công nghiệp, thành phố mà còn cả miền núi, trung du, nhận
thức chung của cộng đồng về bệnh ĐTĐ còn thấp [3], [4], [6], [7], [22], [24], [26].
Bệnh ĐTĐ tăng nhanh ở các nước có nền kinh tế đang phát triển là do có sự
thay đổi nhanh về lối sống, về thói quen ăn uống, nhất là lối sống ít hoạt động thể
lực. Nếu ở các nước đang phát triển ĐTĐ týp 2 thể TC-BP thường thấy ở lớp người
có thu nhập cao, lao động nhẹ nhàng, tĩnh tại, thì các nước phát triển ĐTĐ týp 2 thể


Trang 14

TC-BP lại thường thấy ở tầng lớp dân nghèo ít học, không có ý thức phòng bệnh
[4], [5].
1.5. Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh ĐTĐ:
1.5.1. Gia tăng theo thời gian:
ĐTĐ týp 2 là bệnh có tỷ lệ gia tăng theo thời gian, theo sự tăng trưởng kinh
tế. Đầu thế kỷ 20, tần suất mắc bệnh ĐTĐ týp 2 trên thế giới còn ở mức thấp,
nhưng đến nay bệnh đã trở thành một bệnh phổ biến. Theo dự báo thì năm 2010 số
người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn cầu sẽ trên 4% dân số. Trong đó, số người mắc
bệnh ĐTĐ ở Châu Á sẽ tăng 2-3 lần so với hiện nay; Đông Nam Á sẽ là 8,6 lên
19,5 triệu.
Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở Hà Nội năm 1991: 1,1% đến năm 2001 đã
là 3,62%.
Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 tăng dần theo thời gian, đồng thời nó
cũng thay đổi theo từng quốc gia, dân tộc và vùng địa lý khác nhau [5].
1.5.2. Gia tăng theo tuổi

Bệnh ĐTĐ týp 2 thường có một tỷ lệ đặc biệt cao ở nhóm người trung niên
trở lên. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc ĐTĐ týp 2 càng lớn.
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Trần Hữu Dàng và CS năm 1994 cho
thấy: tỷ lệ người mắc ĐTĐ tăng dần theo tuổi, thấp nhất ở độ tuổi < 30 (0,09%) và
cao nhất ở độ tuổi 60-70 (2,84%). Kết quả điều tra dịch tễ học ĐTĐ ở 4 thành phố
lớn năm 2001 cũng cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ thấp nhất ở độ tuổi < 35 tuổi
(0,9%) và cao nhất ở độ tuổi 55-64 tuổi (10,3%) [5].
1.5.3. Gia tăng theo thể loại
- Bệnh ĐTĐ týp 2 là bệnh chịu nhiều tác động của yếu tố môi trường, xã hội,
chiếm 90 - 95 % tổng số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ. Sự gia tăng số người mắc bệnh
ĐTĐ týp 2 có liên quan tới mức kinh tế cao, ít vận động, ăn quá nhiều năng lượng
kết hợp với yếu tố di truyền. Nền kinh tế càng phát triển, đời sống ổn định ở mức
cao liên quan với tăng tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ týp 2.


Trang 15

- ĐTĐTK gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội và chất
lượng giống nòi, tương lai của xã hội. Hiện nay, trên Thế giới số người mắc
ĐTĐTK chiếm 2-3% số phụ nữ mang thai. Sự gia tăng tỷ lệ người mắc ĐTĐTK là
một vấn đề lớn cần được quan tâm. ĐTĐTK không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế xã hội, mà còn ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi - tương lai của một xã
hội. Ở Việt Nam, mới có một vài nghiên cứu về tỷ lệ người mắc ĐTĐTK. Nghiên
cứu của Bệnh viện nội tiết tại Bệnh viện Phụ Sản TW và viện Phụ sản Hà Nội năm
2001 cho thấy tỷ lệ ĐTĐTK là 10% [5], [23].
1.5.4. Phân bố theo giới
Kết quả nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo giới rất khác nhau.
Đa số tác giả các nước châu Âu và châu Mỹ thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ
thường ở nữ nhiều hơn ở nam. Tuy nhiên, kết quả điều tra dịch tễ học ở Malaysia
lại cho thấy nam có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao hơn nữ. Ở Việt Nam, năm 2001, điều tra

dịch tễ học ĐTĐ ở 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh)
cho thấy: Ở nam, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là: 4,4%; Ở nữ, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là: 5,2%
[5], [23].
1.6. Một số yếu tố nguy cơ chính của bệnh ĐTĐ týp 2
1.6.1. Yếu tố tuổi
Yếu tố tuổi (đặc biệt là độ tuổi 45 trở lên) được xếp vị trí đầu tiên trong các
YTNC của bệnh ĐTĐ týp 2. Theo WHO, ở lứa tuổi 70 trở lên, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ
týp 2 tăng gấp 3 - 4 lần so với tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung ở người lớn, khoảng 17%
số người 80 tuổi trở lên bị mắc bệnh ĐTĐ týp 2 [2], [4], [5], [19], [24].
1.6.2. Yếu tố gia đình
Khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ týp 2 có bà con thân thuộc cũng bị
mắc bệnh ĐTĐ týp 2. Những đối tượng có mối liên quan huyết thống gần gũi với
người mắc bệnh ĐTĐ týp 2, có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 cao gấp 4 - 6 lần
người bình thường (trong gia đình không có người mắc bệnh ĐTĐ týp 2), đặc biệt
là những người mà cả bên nội và ngoại đều có người mắc bệnh ĐTĐ týp 2, con cái
có cả bố mẹ đều mắc bệnh ĐTĐ týp 2, thì 40% có nguy cơ bị mắc bệnh ĐTĐ týp 2.


Trang 16

Nghiên cứu trên những gia đình bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ týp 2 thấy: có khoảng
6% anh chị em ruột cùng mắc bệnh ĐTĐ týp 2 và khi bố mẹ bị bệnh ĐTĐ týp 2, thì
5% con cái của họ sẽ mắc bệnh ĐTĐ týp 2. Hai trẻ sinh đôi cùng trứng, một người
mắc bệnh ĐTĐ týp 2, người kia sẽ bị xếp vào nhóm đe doạ thực sự sẽ mắc bệnh
ĐTĐ týp 2 [2], [4], [5], [19], [24].
1.6.3. Yếu tố chủng tộc
Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 gặp ở tất cả các dân tộc, nhưng với tỷ lệ và mức độ hoàn
toàn khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 rất thấp ở người Wamigela ở Papua
New Guinea - nơi có lối sống truyền thống, còn tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 cao nhất
gặp ở người Pima.

Ở các dân tộc khác nhau, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐTK cũng khác nhau, những
dân tộc có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 cao, thì cũng có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐTK
cao [2], [4], [5], [19], [24].
1.6.4. Yếu tố môi trường và lối sống
Quá trình đô thị hoá có vai trò quan trọng trong sự gia tăng tỷ lệ bệnh
ĐTĐ týp 2. Đô thị hoá đã chuyển từ lối sống, thói quen ăn uống truyền thống
sang kiểu sống, thói quen ăn uống hiện đại. Khi ăn uống không hợp lý sẽ dẫn
đến sự mất cân bằng nghiêng và dư thừa năng lượng kết hợp với lối sống tĩnh
tại, ít hoạt động thúc đẩy nhanh quá trình tiến triển của bệnh BP, làm tăng
nhanh tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 [2], [4], [5], [19], [24].
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 tại các nước đang phát triển đồng biến với tốc độ
đô thị hoá và sự phát triển kinh tế. Một nghiên cứu điều tra 1769 người từ 25 tuổi
trở lên ở nông thôn và 1806 người ở thành thị phía bắc Ấn Độ cho thấy: tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ týp 2 khác nhau rất ý nghĩa (nông thôn 2,8%, thành thị 6,4%).
Ở Việt Nam, người sống ở đô thị có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 cao hơn ở
nông thôn: Hà Nội, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 khu vực thành thị 1,4% so với nông
thôn 0,96%. Ở Huế, tỷ lệ trên là 1,05% so với 0,60%. Như vậy, sự đô thị hoá là
YTNC quan trọng và độc lập của ĐTĐ týp 2 [2], [4], [5], [19], [24].
1.6.5. Tiền sử sinh con nặng trên 4 kg


Trang 17

Trẻ mới sinh nặng > 4 kg là một YTNC của bệnh ĐTĐ týp 2 cho cả mẹ và
con. Các bà mẹ này có nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 cao hơn so với phụ nữ bình thường.
Những trẻ này thường bị BP từ nhỏ, RLDNG và bị ĐTĐ týp 2 khi lớn tuổi [5], [19],
[24].
1.6.6. Tiền sử giảm dung nạp glucose
Những người có tiền sử giảm dung nạp glucose, thì khả năng tiến triển thành
bệnh ĐTĐ týp 2 rất cao. Tỷ lệ RLDNG và rối loạn đường huyết lúc đói (RLĐHLĐ)

là một chỉ số của giai đoạn dịch bệnh ĐTĐ týp 2 tiềm tàng trong dân số. Tỷ lệ
RLDNG và RLĐHLĐ là một yếu tố dự đoán sự gia tăng của ĐTĐ týp 2. Những
người bị RLDNG và RLĐHLĐ nếu biết sớm chỉ cần can thiệp bằng chế độ ăn và
luyện tập sẽ giảm hẳn nguy cơ chuyển thành bệnh ĐTĐ týp 2 thực sự [5].
1.6.7. Tăng huyết áp
THA được coi là nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ týp 2. Đa số bệnh nhân ĐTĐ
týp 2 có THA và tỷ lệ ĐTĐ týp 2 ở người bệnh THA cũng cao hơn rất nhiều so với
người bình thường cùng lứa tuổi. Tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đều tăng theo
tuổi đời, tuổi bệnh, BMI, nồng độ glucose máu… [2], [5],
1.6.8. Béo phì
Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên quan tương đồng giữa bệnh
BP và bệnh ĐTĐ týp 2. Từ năm 1985, bệnh BP đã được WHO ghi nhận là một
YTNC cao của bệnh ĐTĐ týp 2, trong đó bệnh BP dạng nam có vai trò đặc biệt
quan trọng.
Ở Việt Nam, điều tra dịch tễ học ở Huế cho thấy: BP chiếm 12,5% tổng số
người bị bệnh ĐTĐ, trong đó BP dạng nam chiếm 35,42% [2], [4], [19].
1.6.9. Chế độ ăn và hoạt động thể lực
Nhiều công trình nghiên cứu dịch tễ học cho thấy: những người có thói quen
dùng nhiều đường sacarose, ăn nhiều chất béo sẽ có nguy cơ bị ĐTĐ týp 2. Tình
trạng ăn quá nhiều chất béo đã được nhiều tác giả chứng minh là những YTNC gây
bệnh ĐTĐ týp 2 ở người. Những người có thói quen uống nhiều rượu, có nguy cơ
mắc bệnh ĐTĐ týp 2 lớn hơn những người uống ít rượu và uống điều độ.


Trang 18

Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, việc tập luyện thể lực thường
xuyên có tác dụng làm giảm nồng độ glucose huyết tương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2,
đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, HA, cải thiện tình trạng kháng
insulin, và cải thiện tích cực về mặt tâm lý.

Sự phối hợp hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể
giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 một cách rất đáng kể [5], [23], [41],
[42].
1.7. Sàng lọc ĐTĐ týp 2
1.7.1. Sự cần thiết
Số lượng người mắc bệnh ĐTĐ đang tăng lên nhanh chóng trên thế giới, đặc
biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam. Bệnh ĐTĐ gây những hậu
quả nặng nề về sức khỏe do các biến chứng của bệnh, chi phí điều trị và quản lý
bệnh rất tốn kém, vì vậy ĐTĐ thực sự trở thành gánh nặng kinh tế cho cả xã hội,
bản thân và gia đình người bệnh.
Trên thế giới khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không được chẩn đoán, còn
tại Việt Nam theo kết quả điều tra Dịch tễ học Quốc gia năm 2002 và 2008 có tới
65-70% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không được chẩn đoán và quản lý điều trị.
ĐTĐ có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng chủ yếu gặp ở đối tượng
mang YTNC. Điều tra đối tượng mắc YTNC cho thấy tỷ lệ mắc giao động từ 1520%.
Vì lý do kinh tế không thể sàng lọc cho mọi đối tượng trong cộng đồng,
người ta thường tiến hành khám sàng lọc, xét nghiệm đường huyết nhằm phát hiện
sớm bệnh nhân mắc ĐTĐ ở những đối tượng mang YTNC để quản lý, điều trị nhằm
làm chậm sự xuất hiện các biến chứng do ĐTĐ [5].
1.7.2. Cơ sở khoa học của sàng lọc ĐTĐ týp 2
Bệnh ĐTĐ týp 2 là bệnh di truyền đa gen. Vì thế người có người thân trong
gia đình thuộc dòng dõi huyết thống mắc ĐTĐ, đặc biệt nếu là trực hệ như bố, mẹ,


Trang 19

anh chị em ruột mắc ĐTĐ thì các thành viên khác có nguy cơ mắc ĐTĐ tăng từ 3-8
lần so với người bình thường.
Người bị THA, rối loạn chuyển hóa lipid, BP, mắc bệnh tim mạch vv… thì
cơ có hiện tượng đề kháng insulin, vì thế dễ mắc ĐTĐ.

Người có TS rối loạn đường huyết (RLĐH) được gọi là tiền ĐTĐ có nguy cơ
cao chuyển thành mắc bệnh thực sự.
Người có TS đẻ con to, cân nặng từ 3800g trở lên, hoặc mắc ĐTĐTK, sau
này dễ mắc quá cân hoặc BP nên có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ sau này.
ĐTĐ là bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng, là gánh nặng cho gia đình
và cộng đồng.
ĐTĐ là bệnh có khả năng phòng được.
Bệnh ĐTĐ trong đó chủ yếu là ĐTĐ týp 2 chiếm 85 - 95%. Đây là bệnh do
tác động qua lại của cả 2 yếu tố là di truyền và môi trường. Việc loại trừ các YTNC
hoàn toàn có thể ngăn ngừa, làm chậm phát triển bệnh, làm chậm biến chứng bệnh
như thay đổi lối sống, kiểm soát tốt đường huyết, HbA1c, HA, rối loạn lipid máu đã
được chứng minh rõ ràng qua nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới [5], [24].
1.7.3. Mục đích và ý nghĩa sàng lọc
- Phát hiện sớm bệnh ĐTĐ, để quản lý điều trị nhằm làm chậm sự xuất hiện
và tiến triển các biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ĐTĐ.
- Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ, tiền ĐTĐ ở đối tượng có YTNC.
- Lập kế hoạch quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người bệnh ĐTĐ và
đối tượng có YTNC.


Trang 20

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm: Phường 8 – Thành phố Vũng Tàu
- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2010
2.3. Đối tượng nghiên cứu:

ĐTNC gồm 1075 người độ tuổi từ 30-69 có YTNC cao với bệnh ĐTĐ, tại
phường 8 – Thành phố Vũng Tàu.
2.3.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu:
* Tiêu chí đưa vào:
Tất cả các đối tượng 30 - 69 tuổi có YTNC cao (được xác định bằng phiếu
đánh giá YTNC ĐTĐ) đồng ý tham gia nghiên cứu. Bao gồm:
- Tất cả những người ≥ 55 tuổi (nhóm 1)
- 45 – 54 tuổi có ≥ 1 YTNC (nhóm 2)
- 30 – 44 tuổi có ≥ 2 YTNC (nhóm 3)
Các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ bao gồm:
+ Thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23)
+ Vòng eo ≥ 80 cm với nữ và ≥ 90cm với nam
+ Tăng huyết áp (HA tối đa ≥140 và/hoặc HA tối thiểu ≥ 90 mmHg);
hoặc các biến chứng tim mạch
+ Rối loạn Lipid máu
+ TS gia đình có người thân thuộc thế hệ cần kề bị bệnh ĐTĐ.
+ Có TS đẻ con to ≥ 4000g


Trang 21

+ Những người bị RLDNG
+ Người bị RLĐHLĐ
+ Phụ nữ bị ĐTĐTK
* Tiêu chí loại ra:
- Đối tượng không biết tiếng việt
- Đối tượng không đồng ý tham gia
- Đối tượng đã ăn trước khi đến khám hoặc ăn sau 21giờ
- Các đối tượng đang mắc bệnh cấp tính
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:

2.3.2.1. Cỡ mẫu: Đây là nghiên cứu sàng lọc nên chúng tôi chọn phương pháp lấy
mẫu toàn bộ theo địa giới hành chính và theo nhóm đối tượng cần nghiên cứu.
2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu:
Bước 1:
- Lập danh sách các đối tượng 30-69 tuổi trên địa bàn phường, phân loại các
đối tượng theo ba nhóm tuổi bao gồm: nhóm 30-44 tuổi, nhóm 45-54 tuổi, nhóm ≥
55 tuổi.
- Cộng tác viên phát phiếu đánh giá YTNC cho tất cả các đối tượng có trong
danh sách, các đối tượng tự điền vào phiếu tự đánh giá, cộng tác viên thu phiếu đã
được điền đầy đủ các thông tin lại để tiến hành đánh giá.
Bước 2: Đánh giá, lựa chọn nhóm đối tượng có YTNC ĐTĐ
- Được xác định bằng phiếu đánh giá YTNC.
- Các đối tượng có YTNC được lựa chọn vào nghiên cứu là:
+ Tất cả những người ≥ 55 tuổi (nhóm 1)
+ 45 – 54 tuổi có ≥ 1 YTNC (nhóm 2)
+ 30 – 44 tuổi có ≥ 2 YTNC (nhóm 3)
Bước 3:
- Viết thư mời (mẫu 1) những ĐTNC đến Trạm Y tế phường 8 để tiến hành
phỏng vấn, khám bệnh và xét nghiệm đường huyết.


Trang 22

- Lấy tất cả các đối tượng đến tham gia nghiên cứu nếu đáp ứng các tiêu
chuẩn chọn mẫu.
2.4. Phương pháp thu thập thông tin:
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu:
+ Phỏng vấn (PV) theo bộ câu hỏi
+ Thăm khám lâm sàng
+ Cân đo chiều cao (CC), cân nặng, vòng eo, HA

+ Xét nghiệm đường huyết lúc đói (ĐHLĐ) và 2 giờ sau làm nghiệm pháp
dung nạp Glucose máu.
2.4.2. Kỹ thuật thu thập số liệu:
2.4.2.1. Cách tính nhóm tuổi:
- Nhóm 1: 55 - 69 tuổi: Là những người sinh từ năm 1941 đến năm 1955
- Nhóm 2: 45 - 54 tuổi: Là những người sinh từ năm 1956 đến năm 1965
- Nhóm 3: 30 - 44 tuổi: Là những người sinh từ năm 1966 đến năm 1980
2.4.2.2. Đo chiều cao đứng:
- Dụng cụ: Thước đứng Microstoise với độ chính xác 0,1cm.
- Cách đo: Đối tượng được đo bỏ guốc, dép, đứng thẳng với tư thế thoải mái,
hai chân chụm hình chữ V, gót chân sát mặt sau của cân, mắt nhìn thẳng về phía
trước, đảm bảo ba điểm cơ sở chạm vào thước đo là vùng chẩm, mông và gót chân..
Kéo Eker gắn sẵn trên thước đo cho lên quá đầu, hạ dần xuống đến khi chạm đỉnh
đầu. Đọc kết quả và ghi số centimét với một số lẻ.
2.4.2.3. Đo cân nặng:
- Dụng cụ: Cân bằng cân điện tử SECA với độ chính xác 0,1 kg. Cân được
kiểm tra và hiệu chỉnh trước khi sử dụng.
- Cách cân: Đối tượng điều tra cởi bỏ giày, dép, áo khoác đứng giữa bàn cân,
không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng dồn đều cả hai chân. Kết quả cân được
ghi theo đơn vị kg với 1 số lẻ.
2.4.2.4. Đo vòng eo:


Trang 23

- Dụng cụ: Đo bằng thước dây có chia vạch đến hàng mm.
- Cách đo: Đối tượng được đo đứng thẳng, hai chân chụm. Người đo đứng
nghiêng sang bên theo chiều vuông góc với người được đo, dùng thước dây đo
ngang qua mép trên mào chậu hai bên, đảm bảo rằng thước đo ở vị trí nằm ngang,
đọc số đo đến mm.

2.4.2.5. Đo HA:
- Dụng cụ: Máy đo HA kế đồng hồ, hiệu ALP K2 ADULT CUFF do Nhật
bản sản xuất. Được kiểm tra và hiệu chỉnh trước khi sử dụng.
- Cách đo: Đối tượng điều tra được nghỉ ngơi trước khi đo ít nhất 15 phút,
nằm ngửa, nới rộng quần áo, nằm im không cử động, không nói chuyện, cánh tay
trái hoặc phải dang ra một góc khoảng 75o. Cán bộ đo tiến hành đo 2 lần.
2.4.2.6. Đo đường huyết:
- Dụng cụ: Đường huyết được xét nghiệm bằng máy đo đường huyết One
Touch SureStep Hospital – Johnson & Johnson và que thử cùng hãng, cùng code.
Nghiệm pháp dung nạp Glucose: Sử dụng uống 75 gr đường Glucose khan.
- Cách đo: Đối tượng điều tra được nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi đo, sau khi
đo lần 1 xong đối tượng điều tra được uống 75gr đường Glucose khan và sau 2 giờ
đo lại lần 2 nhằm làm Nghiệm pháp dung nạp Glucose.
2.4.2.7. Tổ chức triển khai PV, khám và xét nghiệm đường huyết:
Bàn 1: Ghi phần thủ tục hành chính
Bàn 2: Cân, đo CC, cân nặng, vòng eo, đo HA
Bàn 3: Thử đường huyết lúc đói và làm nghiệm pháp tăng đường huyết
(uống 75 gram đường)
Bàn 4: Phỏng vấn đối tượng bằng bộ câu hỏi đã soạn sẵn (mẫu 2)
Bàn 5: Khám lâm sàng; sau khi kết thúc đối tượng phải nghỉ ngơi và đợi làm
lại xét nghiệm máu lần 2, hai giờ sau khi đã uống đường ở bàn 3.
2.4.2.8. Thời gian bữa ăn cuối cùng trước khi làm xét nghiệm đường huyết của
ĐTNC.


Trang 24

Thời gian bữa ăn cuối cùng là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ đường
huyết của ĐTNC. Để đánh giá đúng đường huyết lúc đói và đường huyết sau 2 giờ
làm nghiệm pháp tăng đường huyết, các đối tượng đã được yêu cầu phải nhịn ăn từ

21 giờ tối hôm trước và 5 giờ sáng hôm sau tiến hành khám và làm nghiệm pháp
tăng đường huyết, thời gian nhịn đói của đối tượng phải ≥ 8 giờ mới bảo đảm đúng
kết quả điều tra. Đối với những đối tượng nếu không tuân thủ theo đúng hướng dẫn
là phải nhịn ăn thì cho về hẹn ngày hôm sau hoặc không làm xét nghiệm.
2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá:
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và các dạng Rối loạn dung nạp (RLDN) dựa
vào Glucose máu huyết tương tĩnh mạch theo WHO-IDF 2008:

Các dạng tăng
glucose máu

ĐTĐ

Nồng độ
Thời điểm lấy máu

tĩnh mạch
Glucose lúc đói
Glucose bất kỳ hoặc sau 2 giờ làm

nghiệm pháp dung nạp glucose máu
Rối loạn dung nạp Glucose máu lúc đói và
Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp
glucose máu
Suy giảm dung nạp Glucose máu lúc đói và
glucose máu lúc đói

Glucose

Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp


≥ 7 mmol/L
≥ 11,1 mmol/L
< 7 mmol/L
7,8 – 11 mmol/L
5,6 – 6,9 mmol/L
< 7,8 mmol/L


Trang 25

- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK:

Thời điểm xét nghiệm

Lúc đói
2 giờ sau làm nghiệm pháp tăng
đường máu

Bình thường mmol/L

ĐTĐTK mmol/L

(mg/dL)

(mg/dL)

< 5,3 (95)

≥ 5,3 (95)


< 8,6 (155)

≥ 8,6 (155)

- Phân loại TC–BP dành cho người trưởng thành châu Á (theo IDI và
WPRO, 2000). BMI (Chỉ số khối cơ thể) = Cân nặng(kg)/[Chiều cao(m)] 2.
Phân loại
Thiếu cân
Bình thường
Thừa cân

BMI
< 18,5
18,5 – 22,9
≥ 23,0

Tiền béo phì

23,0 – 24,9

Béo phì độ I

25,0 – 29,9

Béo phì độ II

≥ 30,0

- Tiêu chuẩn chẩn đoán cao HA theo (WHO 1999 – WHO/NCD/NCS/99.2)

+ Cao HA: HA tâm thu ≥ 140 mmHg, HA tâm trương ≥ 90mmHg
+ Cao HA tâm thu: HA tâm thu ≥ 140 mmHg, HA tâm trương < 90mmHg
+ Cao HA tâm trương: HA tâm thu < 140 mmHg, HA tâm trương ≥
90mmHg.


×