Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

van hoa kinh doanh kinh te buu chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.01 KB, 2 trang )

Nhóm 1
Câu hỏi:
Bên cạnh ba nhân tố triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh
nhân, văn hóa kinh doanh của một chủ thể kinh doanh còn được cấu thành bởi các
hình thức văn hóa nào?
Bài làm
Ngoài triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nhân. Văn hóa
kinh doanh của một chủ thể kinh doanh còn được cấu thành bởi các nhân tố khác
đó là nhân tố bao gồm các giá trị trực quan hay phi trực quan điển hình
Trực quan
+Giá trị sử dụng, hình thức, mẫu mã sản phẩm: không những đáp ứng những
giá trị vật chất mà song song với nó là tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật trong giá trị
và hình thức của sản phẩm cũng k ngừng được nâng cao.
VD: Dòng điện thoại Iphone thay đổi thao từng năm, từ Ịphone 2 đến Iphone X
+ Kiến trúc nội và ngoại thất: biểu thị một ý nghĩa hay giá trị nào đó hoặc là biểu
tượng cho phương châm và chiến lược kinh doanh hoặc nhằm mục tiêu tạo ấn
tượng thân quen, thiện chí và ấm áp với các thành viên
+ Biểu tượng: Là công cụ biểu thị đặc trưng của văn hóa kinh doanh, nó biểu thị
niềm tin giá trị mà chủ thể kinh doanh muốn gửi gắm, ngoài ra một hình thức khác
của biểu tượng cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc gửi gắm thông điệp chính là
Logo
VD: Logo của Misumitshi với ý nghĩa 3 viên kim cương chụm lại với ý nghĩa
thể hiện sự sang trọng, tin tưởng , logo trên nền màu đỏ tạo nổi bật gây chú ý người
nhìn
 Phi trực quan
+ Nghi lễ kinh doanh: là những hoạt động được dự kiến trước và chuẩn bị kĩ
lưỡng, thường được tổ chức dưới hình thức sự kiện và hoạt động văn hóa xã hội
với hình thức nghiêm trang với mục đích thắt chặt mối quan hệ và lợi ích của
những người tham dự, là cơ hội cho việc giới thiệu những giá trị



+ Các giai thoại và truyền thuyết: Giai thoại và truyền thuyết thường được thêu
dệt từ những sự kiện có thực được mọi thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ và
nhắc lại với những thành viên mới. Có tác dụng duy trì sức sống cho giá trị ban
đầu và giúp thống nhất về nhận thức của tất cả các thành viên
+ Ngôn ngữ khẩu hiệu: Trong quá trình hoạt động , chủ thể kinh doanh có thể lựa
chọn một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau, chính vì thế cách thức lựa chọn và sử
dụng ngôn ngữ trong giao lưu, giao tiếp kinh doanh cũng là một khía cạnh biểu
trưng quan trọng của văn hóa kinh doanh. Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm ngắn
gọn, xúc tích, dễ nhớ và là cách diễn đạt ngắn gọn nhất của triết lý kinh doanh
VD: Slogan của Viettel : “ Hãy nói theo cách của bạn”
+ Ấn phẩm điển hình: Là một biểu trưng quan trọng và là căn cứ quan trọng để
nhận biết văn hóa kinh doanh
+ Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa : Đây là một nhân tố cấu thành có
vai trò quan trọng trong việc xây dựng các đặc trưng mới của văn hóa kinh doanh



×