Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng hạt giống của cây ban (hypericum perforatum l) tại mộc châu – sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.39 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG CỦA CÂY BAN
(HYPERICUM PERFORATUM L)
TẠI MỘC CHÂU – SƠN LA
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Ninh Thị Phíp

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng, công bố trong các luận
văn, luận án và các công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc, đảm bảo trích dẫn theo quy định
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự
giúp đỡ về mọi mặt của các thầy cô giáo, tập thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ninh Thị
Phíp, cô hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ và có những ý kiến, góp ý vô cùng quý báu để
tôi thực hiện và hoàn thiện tốt luận văn của mình.
Tôi xin trân trọng cám ơn sự đóng góp của các thầy cô trong bộ môn Cây công
nghiệp & cây thuốc - Khoa Nông học - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Trần Danh Việt, chủ nhiệm đề tài,
ThS. Đào Văn Núi thư ký đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và trồng khảo
nghiệm cây ban (Hypericum perforatum L.) di thực” đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện
tốt nội dung nghiên cứu của mình.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn tới lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa học và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được bảy tỏ lòng biết ơn của mình tới những người thân trong
gia đình, những người đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hùng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
1.2.
Mục đích và yêu cầu của đề tài ........................................................................ 2
1.2.1. Mục đích ......................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................ 2
1.3.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài ................................................................ 2

1.3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.
Giới thiệu chung về cây ban ............................................................................. 4
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại ................................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm thực vật học ..................................................................................... 5
2.1.3. Đặc điểm sinh thái nơi phân bố ........................................................................ 6
2.1.4. Thành phần hóa học ......................................................................................... 8
2.1.5. Tác dụng dược lý ............................................................................................. 8
2.2.
Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................................. 10
2.2.1. Cơ sở khoa học xử lý hạt bằng GA3 ............................................................... 10
2.2.2.
2.2.3.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.3.4.
2.3.5.

Cở sở khoa học để bố trí thời vụ gieo hạt hợp lý ............................................ 13
Cơ sở khoa học để xác định phương pháp, thời điểm thu hạt giống hợp lý .......... 15
Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ........................................... 17
Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................... 17
Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 21

Tổng quan khu vực nghiên cứu ...................................................................... 24
Vị trí địa lý .................................................................................................... 24
Địa hình ......................................................................................................... 24
Khí hậu .......................................................................................................... 25
Đất đai thổ nhưỡng ........................................................................................ 25
Thảm thực vật ................................................................................................ 26
iii


Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................... 27
3.1.
Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................... 27
3.2.
3.3.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................... 27
Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 27

3.4.
3.4.1.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27
Thí nghiệm 1:Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 và thời gian xử lý

3.4.2.

hạt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt ban (thực hiện trong phòng) ............................ 27
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến sinh

3.4.3.

3.4.4.
3.4.5.

trưởng, phát triển và tỷ lệ xuất vườn của cây ban. .......................................... 28
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt đến sinh
trưởng, phát triển của cây ban ........................................................................ 29
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hái đến chất
lượng hạt giống ban. ...................................................................................... 29
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp thu hái đến chất
lượng hạt giống ban ....................................................................................... 30

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 33
4.1.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ ga3 và thời gian xử lý hạt đến nảy
mầm của hạt ban ............................................................................................ 33
4.1.1
Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến nảy mầm của hạt ....................................... 33
4.1.2. Ảnh hưởng thời gian xử lý GA3 đến nảy mầm của hạt.................................... 34
4.1.3. Ảnh hưởng nồng độ GA3 và thời gian xử lý đến nảy mầm của hạt.................. 35
4.2.
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến sinh trưởng, phát triển và
tỷ lệ xuất vườn của cây ban ............................................................................ 38
4.2.1
Ảnh hưởng thời vụ đến khả năng nảy mầm và xuât vườn của cây ban ............ 38
4.2.2. Ảnh hưởng thời vụ đến thời gian ra hoa rộ và thu hạt của cây ban .................. 42
4.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây ban.................... 43
4.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất hạt .................... 44
4.2.5. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất hạt....................................................... 45
4.3.
Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt đến sinh trưởng, phát

triển cây ban .................................................................................................. 47
4.3.1
Ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt đến thời gian sinh trưởng và phát
triển của của cây ban...................................................................................... 47
4.3.2
Ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt đến các chỉ tiêu sinh trưởng của
cây ban .......................................................................................................... 48
4.3.3. Ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt đến năng suất dược liệu ...................... 49
4.3.4. Ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt đến các yếu tố cấu thành năng suất
hạt ban ........................................................................................................... 51

iv


4.3.5.
4.4.

4.4.2

Ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt đến năng suất hạt ban.......................... 52
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hái đến chất lượng hạt giống
cây ban .......................................................................................................... 53
Ảnh hưởng của thời điểm thu hái đến thời gian ra hoa và thời gian thu hạt
của cây ban .................................................................................................... 53
Ảnh hưởng của thời điểm thu hái đến các yếu tố cấu thành năng suất hạt ban ..... 54

4.4.3.
4.4.4

Ảnh hưởng của thời điểm thu hái đến năng suất hạt ban ................................. 55

Ảnh hưởng của thời điểm thu hái đến chất lượng hạt ban ............................... 56

4.5.

Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp thu hái đến chất lượng hạt
giống ban ....................................................................................................... 58
Ảnh hưởng của phương pháp thu hái đến thời gian thu hạt và kết thúc
thu hạt ........................................................................................................... 58

4.4.1

4.5.1
4.5.2.
4.5.3
4.5.4

Ảnh hưởng của phương pháp thu hái đến các yếu tố cấu thành năng suất
hạt cây ban..................................................................................................... 59
Ảnh hưởng của phương pháp thu hái đến năng suất hạt cây ban ..................... 60
Ảnh hưởng của phương pháp thu hái đến chất lượng hạt ban ......................... 60

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 63
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 63
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 63
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 64
Phụ lục ...................................................................................................................... 69
Phụ lục 1: hình ............................................................................................................ 71
Phụ lục 2: số liệu khí tượng ......................................................................................... 72

Phụ lục 3: xử lý kết quả ............................................................................................... 73

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CT

Công thức

CV (%)

Sai số thí nghiệm

KHL

Khối lượng hạt

NSTT

Năng suất thực thu

NSLT

Năng suất lý thuyết


Ha

Héc ta

GA3

Gibberellin

Kg

Kilogram

LSD0,05

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NL

Nhắc lại

NXB

Nhà xuất bản

RCB

Phương pháp tổng hợp khối ngẫu nhiên

TTDBKTTVTW


Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương

TGST

Thời gian sinh trưởng

TV

Thời vụ

TG

Thời gian



Nồng độ

TN

Thí nghiệm

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Đặc điểm khí hậu tại vùng nghiên cứu...................................................... ... 25
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến nảy mầm của hạt ................................... 33
Bảng 4.2. Ảnh hưởng thời gian xử lý GA3 đến nảy mầm của hạt ...............................34
Bảng 4.3. Ảnh hưởng nồng độ GA3 và thời gian xử lý đến nảy mầm của hạt .............36

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng nảy mầm và xuất vườn của cây ban .....39
Bảng 4.5. Ảnh hưởng thời vụ đến thời gian ra hoa rộ và thu hạt của cây ban .............42
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thời vụ đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây ban tại thời
điểm thu hoạch dược liệu ..........................................................................43
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thời vụ đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất hạt ................44
Bảng 4. 8. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất hạt ..................................................45
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt đến thời gian sinh trưởng và phát
triển của cây ban .......................................................................................47
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát
triển của cây ban tại thời điểm thu hạt giống..............................................49
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt đến các yếu tố cấu thành năng
suất dược liệu cây ban ...............................................................................50
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt đến các yếu tố cấu thành năng
suất hạt ban ...............................................................................................51
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt đến năng suất hạt ban .....................52
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của thời điểm thu hái đến thời gian ra hoa và thời gian thu
hạt của cây ban ..........................................................................................53
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của thời điểm thu hái đến các yếu tố cấu thành năng suất
hạt ban ......................................................................................................54
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của thời điểm thu hái đến năng suất hạt cây ban ......................55
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của thời điểm thu hái đến chất lượng hạt ban ..........................56
Bảng 4. 18. Ảnh hưởng của phương pháp thu hái đến thời gian thu hạt và kết thúc
thu hạt .......................................................................................................58
Bảng 4.19. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp thu hái đến các yếu tố cấu
thành năng suất .........................................................................................59
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của phương pháp thu hái đến năng suất hạt cây ban ................60
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của phương pháp thu hái đến chất lượng hạt ban .....................61

vii



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Pha chế nồng độ GA3 ................................................................................38
Hình 4.2. Hạt xử lý trong 6 giờ, nồng độ khác nhau ..................................................38
Hình 4.3. Hạt bắt đầu nảy mầm .................................................................................38
Hình 4.4. Hạt nảy mầm ở công thức 12 .....................................................................38
Hình 4.5. Thí nghiệm thời vụ ....................................................................................41
Hình 4.6. Cây ban ra lá thật ......................................................................................41
Hình 4.7.

Cây ban gieo thời vụ 15/10 sau 60 ngày ........................................................41

Hình 4.8. Hạt gieo trực tiếp ngoài đồng ruộng...........................................................48
Hình 4.9. Hạt gieo vào bầu .......................................................................................48
Hình 4.10. Hạt gieo trong vườn ươm ...........................................................................48
Hình 4.11. Thu cả cây khi lá 10% vàng và vỏ quả 100 vàng đều ..................................57
Hình 4.12. Thu cả cây khi lá 50% vàng và vỏ quả vàng chuyển sang nâu.....................57
Hình 4.13. Thu cả cây khi lá 100% vàng và vỏ quả 50% màu nâu................................58
Hình 4.14. Thu cả cây khi lá 100% vàng và vỏ quả 100% màu nâu..............................58
Hình 4.15. Thu theo cấp cành, chọn cành chín thu hái trước ........................................62
Hình 4.16. Thu cả cây, khi 2/3 quả chín tiến hành cắt cả cây .......................................62
Hình 4.17. Quả chuyển từ vàng sang nâu .....................................................................62
Hình 4.18. Phơi hạt trên bạt sau khi thu hoạch .............................................................62

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục đích:
Xác định được nồng độ, thời gian xử lý GA3 thích hợp cho hạt Ban nảy mầm

đồng thời xác định thời vụ gieo trồng, phương pháp gieo, thời điểm thu hái và phương
pháp thu hái thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và chất lượng hạt giống cao
góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống hữu tính cây ban, sản xuất hạt giống
đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng
Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 và thời gian xử lý hạt đến
tỷ lệ nảy mầm của hạt ban (thực hiện trong phòng)
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến sinh trưởng, phát
triển và tỷ lệ xuất vườn của cây ban.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt đến sinh trưởng,
phát triển của cây ban
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hái đến chất lượng hạt
giống ban
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp thu hái đến chất lượng hạt
giống ban
Kết luận:
1. Khi xử lý hạt cây ban bằng GA3 ở nồng đô 15ppm trong 6h đã rút ngắn được
thời gian nảy mầm của hạt và tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt 93%, gấp 1,48 lần so với
phương pháp hạt chỉ xử lý khi ngâm nước trong 2 giờ.
2. Thời vụ gieo ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ
xuất vườn của cây ban. Thời vụ gieo hạt hợp lý vào 15/10 có tỷ lệ nảy mầm cao 82,67
%, tỷ lệ xuất vườn đạt 77,67%, thời gian vườn ươm kéo dài 124 ngày, cây sau xuất
vườn sinh trưởng phát triển tốt chiều cao cây đạt trung bình 50,7cm, số cành cấp 1 đạt
8,4 và năng suất hạt 353,33 kg/ha.
3. Các phương pháp gieo hạt ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây ban.
Trong đó phương pháp gieo hạt trực tiếp ngoài đồng ruộng cho cây sinh trưởng, phát
triển cao nhất, năng suất dược liệu đạt 3,49 tấn/ha, năng suất hạt: 517,78 kg/ha.

ix



4. Thời điểm thu hái có tính chất quyết định lớn đến năng suất và chất lượng hạt.
Thời điểm thu hái thích hợp khi lá 100% vàng và vỏ quả 50% màu nâu cho năng suất
hạt thu được đạt 517,78 kg/ha, tỷ lệ nảy mầm cao đạt trên 86,67%.
5. Các phương pháp thu hái khác nhau ảnh hưởng đến năng suât, chất lượng hạt
sau thu hái khác nhau. Trong đó, phương pháp thu hái theo cấp cành, chọn cành chín
thu hái trước cho tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt trên 84,67% và năng suất hạt thu được đạt
580,00 kg/ha.

x


THESIS ABSTRACT
Objective:
Determining the concentration, processing time of GA3 to Ban (Hypericum
perforatum L) seeds germination, Beside, determining the seasonal planting, the method
of cultivate, the time of harvesting and suitable harvesting methods for good
development and high quality of seeds, contribute to building technical process sexual
breeding Ban, seeds production to ensure quality standards.
Methodology:
Treatment 1: Study effect of concentration and processing time of GA3 to
germination rate of Ban.
Treatment 2: Study effect of seasonal planting to growth and development of Ban.
Treatment 3: Study effect of sowing method to growth and development of Ban.
Treatment 4: Study effect of the time of harvesting to quality of Ban seeds.
Treatment 5: Study effect of harvesting methods to quality of Ban seeds
Conclusion:
When processing seeds at GA3 concentrations 15 ppm during 6 hours effected
reduce the time of germination and increase germination rate to 93%. This treatment
increases 1.48 times as the germination rate as soaking seeds in water for two hours.

Ban’s seasonal planting has strong influence on the growth and development rate
and the seedlings standards. Ban has suitable seasonal planting on 15/10 with high
germination rate to 92,67% and seedling standard rate to 77,67%, seedling period is 124
days. Seedlings grow and develop well with average height is 50.7 cm, the number of
level 1 branches reached 8.4 and seeds yield gains 353.33 kg/ha.
The research show that seeding methods affect growth and development of Ban.
Ban’s development is the highest with Ban’s material medicinal yield gains 3.49 tonnes/
ha and seed yield reach 517.78 kg / ha when Ban are planted directly in the field.
Harvest time has major decisive productivity and quality of Ban seeds. Harvest
time is the most appropriate and seeds yield gains 517.78 kg/ ha and, high germination
rate above 86.67% when yellow leafs is 100%, brown fruit peel is 50%.
The different harvesting methods affect the yield and quality of seeds after
harvesting are different. In particular, Level branches harvesting method with selecting

xi


branches have brown fruit peel to harvesting before make germination rate gains above
84.67% and seeds yield gains 580 kg/ha.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Ban (Hypericum perforatum L.) còn được biết đến với tên khác như cỏ
Tipton, cỏ Thánh John (St. John’s Wort). Cây có nguồn gốc tự nhiên ở Châu Âu,
sau đó được du nhập vào Mỹ, Australia và mọc hoang dại trên nhiều đồng cỏ.
Cây phân bố địa lý tự nhiên theo nhiệt độ ở vùng cận nhiệt đới hoặc Bắc Mỹ,
Châu Âu, Tiểu Á, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Ban là cây thân thảo sống một năm hoặc lâu năm hay cây bụi, cao từ 0,3m
đến 1m. Thân cây thẳng, thân gỗ, nhiều nhánh, từ một gốc có thể mọc ra nhiều
thân. Cây có rất nhiều hoa, thường xuất hiện từ cuối xuân đến đầu hoặc giữa hè.
Cây ban có bộ phận sử dụng làm thuốc là phần trên mặt đất của cây đã được phơi
khô (thu hoạch vào mùa hoa nở). Cây có tác dụng trong điều trị bệnh trầm cảm,
tác dụng điều trị ung thư, tác dụng chống vi rút, tác dụng làm giảm sự thoái hóa
thần kinh gây ra bởi bệnh Parkinson (Blank et al., 2001). Ngoài ra dầu của cây
ban còn được sử dụng để làm liền sẹo, làm thuốc chống viêm, làm lành vết
thương và làm dịu chỗ đau nhanh chóng (Guevich A.I et al., 1971).
Hiện nay ban được biết đến nhiều nhất như một loài thảo mộc điều trị chính
bệnh trầm cảm, tác dụng phụ của nó ít hơn tác dụng phụ của một vài loại thuốc
trị trầm cảm khác. Tại Châu Âu, đặc biệt ở Đức, cây ban thường là loại thuốc
được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bị bệnh trầm cảm mức độ nhẹ và vừa,
thông thường nó được dùng để điều trị bệnh trầm cảm nhẹ, đặc biệt đối với trẻ
em, thanh thiếu niên và những vùng dân nghèo. Ở Mỹ, cây ban được rất nhiều
người dùng để chữa trầm cảm vì được coi là an toàn, công hiệu, rẻ tiền và không
cần bác sĩ kê đơn. Các chế phẩm từ ban được bán ở khắp các siêu thị và nhà
thuốc ở Mỹ và châu Âu. Lượng sản phẩm từ cây ban được tiêu thụ trong những
thập niên gần đây ngày càng tăng làm cho nó trở thành một trong 10 thảo dược
được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Chỉ riêng năm 2007, ở Mỹ doanh số thu
được từ các sản phẩm ban là 8,1 triệu USD.
Cây ban đã được di thực vào Việt Nam từ năm 2005, bước đầu đánh giá cây
sinh trưởng, phát triển tốt ra hoa, kết quả, thu được hạt làm giống với điều kiện
khí hậu và đất đai của các vùng có khí hậu mát như Sapa (Lào Cai), Tam Đảo
(Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, diện tích trồng cây ban tại Việt Nam còn hạn chế, đặc
1


biệt tại Tam Đảo do diện tích đất canh tác nhỏ, diện tích trồng cây ban từ 200300 m2, khó có thể phát triển vùng sản xuất hạt giống. Bên cạnh đó, nhu cầu về
dược liệu ngày càng cao, đòi hỏi cần có vùng sản xuất hạt giống, phát triển

nguồn nguyên liệu, vùng trồng thích hợp để cây cho năng suất cao và hoạt chất
tốt nhất, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm “Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện
pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng hạt giống
của cây ban (Hypericum perforatum L.) tại Mộc Châu – Sơn La”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Xác định được nồng độ, thời gian xử lý GA3 thích hợp cho hạt ban nảy
mầm đồng thời xác định thời vụ gieo trồng, phương pháp gieo, thời điểm thu hái
và phương pháp thu hái thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và chất
lượng hạt giống cao, góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống hữu tính
cây ban, sản xuất hạt giống đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ GA3 và thời gian xử lý đến tỷ lệ nảy
mầm hạt ban.
- Đánh giá ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến sinh trưởng, phát triển và tỉ
lệ xuất vườn của cây giống.
- Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất hạt ban.
- Đánh giá ảnh hưởng của thời điểm thu hái đến chất lượng hạt giống cây
ban.
- Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp thu hái đến chất lượng hạt giống
cây ban.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung được những hiểu biết về ảnh hưởng của nồng độ GA3, thời gian sử
lý hạt đến khả năng nảy mầm của hạt. Thời vụ gieo hạt, phương pháp gieo hạt
đến sinh trưởng, phát triển của cây ban. Những hiểu biết về thời điểm thu hái và
phương pháp thu hái đến chất lượng hạt giống cây ban.

2



Các kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy
trình nhân giống hữu tính và sản xuất hạt giống cây ban tại Mộc Châu- Sơn La.
Kết quả của đề tài làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về
nhân giống của cây sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Làm cơ sở để xây dựng quy trình nhân giống hữu tính cây ban tại Mộc
Châu – Sơn La.
Làm cơ sở để khuyến cáo người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật để
nâng cao hiệu quả nhân giống hữu tính khi mở rộng vùng sản xuất nguyên liệu.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY BAN
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Cây ban có tên khoa học là Hypericum perforatum L. Ngoài ra cây ban còn
được biết đến với một số tên khác tên khác như cỏ Tipton, cỏ Klamath, St.John
wort (Viện Dược Liệu, 2002).
Theo các nghiên cứu cho thấy, có xấp xỉ 370 loài thuộc chi Hypericum tồn
tại hoang dại và nhiều loài không còn tồn tại do những biến đổi tự nhiên của địa
lý như biến đổi nhiệt độ ở vùng cận nhiệt đới thuộc Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á,
Nga, Trung Quốc, Ấn Độ. Các loài trong chi này phân bố rộng rãi khắp các vùng
ôn đới ấm, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Trong số vài chục loài đã biết ở vùng Đông
Nam Á có gần 10 loài được dùng làm thuốc. Ở Việt Nam có khoảng 6 đến 7 loài
thuộc chi này. Trong số 4 loài được dùng làm thuốc, cây ban là loài có kích
thước nhỏ nhất nhưng lại được dùng phổ biến hơn. Cây phân bố ở hầu hết các
tỉnh, từ vùng đồng bằng đến trung du và miền núi phía Bắc. Ở các tỉnh phía nam

thường thấy ở các vùng núi cao. Độ cao phân bố chúng đến trên 1500m. Cây còn
thấy ở nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nêpa, Srilanca, Niudilan, Malaysia,
Thái Lan, Lào. Cây dùng để chữa bệnh viêm gan vàng da, trẻ em lên sởi, chữa
rắn độc cắn, viêm thận cấp, viêm niêm mạc miệng. Ngoài ra còn có tác dụng
thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm đau… Ban (Hypericum perforatum L.) được
biết đến nhiều nhất như một loại thảo mộc được nghiên cứu để điều trị các chứng
suy nhược cơ thể (He Y Y et al., 2004).
Xét về nhiều mặt của một cây trồng, ban được coi như là loài hoa dại, cỏ
dại và thảo mộc. Vì Ban là cây trồng có lợi cho sức khỏe nên đã được các nhà
nghiên cứu về thảo dược quan tâm từ khi là loài thảo mộc có mặt sớm nhất tại
Hy Lạp. Bác sỹ người Hy Lạp ở thế kỷ thứ nhất GaLen và Dioscorides đã giới
thiệu nó là một loại thuốc lợi tiểu, chữa lành vết thương và điều chỉnh sự rối
loạn kinh nguyệt.
Từ nhiều thế kỷ trước, cây ban được coi như có thể chữa được bệnh u sầu,
nhiễm độc tiểu tiện, tiêu trừ vi trùng, mau lành vết thương ngoài da. Ban được
Hippocrates, Dioscorides giới thiệu rồi bị rơi vào lãng quên cho đến vài chục
4


năm mới đây một loại trà từ cây này được tung ra thị trường quảng cáo là trị
được trầm cảm, lo âu.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
Ban là cây thuốc lưu niên, có thể cao tới 1,5m nhưng thông thường chỉ cao
từ 0,3m đến 1m tùy từng chủng loại. Thân cây thẳng, thân gỗ, nhiều nhánh và
phân nhánh từ nửa thân phía trên của cây. Từ một gốc có thể mọc ra nhiều thân
(có thể lên tới 30 thân).
Lá cây mọc đối, không cuống, hình dạng hơi thuôn, dài 1,5cm đến 3cm,
rộng 1,5mm đến 5mm. Lá màu vàng xanh với những chấm nhỏ trong suốt xuyên
qua mô và có một vài chấm đen ở mặt dưới của lá.
Cây có rất nhiều hoa (một thân có khoảng 25 hoa đến 100 hoa) mọc thành

chùm ở ngọn và đỉnh cành. Đường kính hoa khoảng 2cm, có 5 cánh, màu vàng
sáng với những chấm đen nổi bật. Đài hoa nhọn với những tuyến chấm nhỏ trong
mô. Hoa có nhiều nhị tập hợp tại đế hoa trong 3 túi. Hoa thường xuất hiện từ cuối
xuân đến đầu hoặc giữa hè. Khi hoa và vỏ hạt bị ép sẽ tạo thành dịch lỏng màu
đỏ nhạt hay đỏ tía (Vickery.A.R, 1981).
Nhờ những đặc điểm đặc biệt trên của lá và hoa mà người ta có thể dễ dàng
nhận biết được loại cây này.
Quả dài 5mm đến 10mm, chia làm 3 ngăn, có nhiều hạt, là dạng quả có đầu
dính. Hạt dài 1mm. Trung bình 1 cây có khoảng 15.000 hạt đến 34.000 hạt và
biến động do các yếu tố địa lý, điều kiện thời vụ và khả năng cạnh tranh của cây
trong quần thể. Hạt có thể phát tán nhờ gió, nước, con người và các động vật.
Chủ yếu phát tán nhờ nước và động vật. Hạt có thể tồn tại trong đất trên 50 năm.
Tỷ lệ nảy mầm của hạt phụ thuộc vào tuổi hạt, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, dinh
dưỡng và kết hợp phản ứng của nhiều yếu tố. Các nghiên cứu cho thấy hạt cần
một chu kỳ ngủ nghỉ từ 4 đến 6 tháng trước khi nảy mầm, sau khi thu hoạch 12
tháng sẽ cho tỷ lệ nảy mầm tối đa.
Một cây riêng lẻ có 1 hay rất nhiều rễ khí sinh gắn vào thành một hệ thống rễ
cọc và rễ chùm. Rễ cọc của cây đâm sâu vào đất từ 0,6m đến 1m phụ thuộc vào
thành phần đất và ẩm độ. Rễ chùm thường mọc rộng và có độ sâu từ 1cm đến 8cm.
Vào mùa thu hoặc mùa xuân hay sau khi cây bị thương tổn, hệ thống rễ chùm sẽ
phát sinh chồi để tạo thành thân mới. Nếu những rễ liên kết bị thối thì những thân
này sẽ phát triển thành cây độc lập xung quanh cây mẹ với số lượng lớn.
5


Cây ban có thể tái sinh bằng hạt và chồi mọc từ rễ phụ. Một số nghiên cứu
chỉ ra rằng ban là cây sinh sản sinh dưỡng không bắt buộc. Ở Châu Âu, 97% sự
tái sinh của cây là sinh sản sinh dưỡng. Cây có khả năng tự thụ và thụ phấn nhờ
côn trùng (F.Chittendon, 1956).
2.1.3. Đặc điểm sinh thái nơi phân bố

Cây ban là loài cây bản xứ từ Châu Âu, đã được du nhập vào Mỹ và mọc
hoang dại trên nhiều đồng cỏ. Cây được trồng với quy mô thương mại ở một số
vùng thuộc đông nam Châu Âu (Camila, 2002).
Cây phân bố địa lý tự nhiên theo nhiệt độ ở vùng cận nhiệt đới hoặc Bắc
Mỹ, Châu Âu, Tiểu Á, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Ban có một chu kỳ sống phức tạp bao gồm giai đoạn sinh trưởng sinh
dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Ban yêu cầu khí hậu ấm áp và mùa
sinh trưởng dài cho chu trình phát triển. Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy
cây phát triển tốt ở độ cao vài trăm mét so với mực nước biển, ở độ cao 1.100 m
cây bắt đầu kém phát triển. Ở độ cao trên 1.500 m thì nhiệt độ quá thấp, mùa sinh
trưởng ngắn nên hạn chế sự sinh trưởng và tồn tại của cây.
Ở Idaho, nhiệt độ thấp nhất vào tháng giêng (nhiệt độ trung bình tháng dao
động từ -3 oC đến 1oC), nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 (nhiệt độ trung bình tháng
dao động từ 19 oC đến 25oC) là nơi thích hợp cho Ban sinh trưởng phát triển
(Christopher A, 1988).
Cây phát triển mạnh ở những vùng có lượng mưa nhiều vào mùa mưa hoặc
mùa hè. Tuy nhiên, sự phân bố của cây bị chi phối bởi nhiệt độ rất thấp cho hạt
nảy mầm hoặc hạt đang nảy mầm sống sót. Độ cao trên 1.500 m, lượng mưa ít
hơn 500 mm và nhiệt độ từ 1oC đến 24oC được xem là giới hạn ngưỡng cho cây
phát triển.
Ban có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất
ở vùng đất có cấu trúc thô, thoát nước tốt, đất có độ chua nhẹ đến trung tính (pH
5 – 6,5). Ở Washington, cây phát triển ở những vùng đất cằn cỗi, xói mòn, đất
thịt nhẹ và đồng cỏ có chân đất tốt.
Cây đòi hỏi ánh sáng nhiều để phát triển nên chúng phát triển tốt ở những
đồng cỏ trống, rừng thưa…Thí nghiệm ở nhà kính cho thấy khi giảm 50% ánh
sáng ban ngày thì quần thể cây giảm sức sống sau 10 ngày và chết gần như toàn
bộ sau 15 ngày.

6



Tùy thuộc vào môi trường và điều kiện khí hậu, cây ban có khả năng tự
thích nghi để sinh trưởng và phát triển. Mưa mùa hè hoặc sự ăn lá của côn trùng
và động vật chăn thả có tác động đặc biệt dẫn tới sự sinh trưởng sinh dưỡng
mạnh của cây.
Theo một số tác giả thì sự thay đổi quần thể cây chịu ảnh hưởng của hỗn
hợp phản ứng bên trong với một số yếu tố gây stress như khô hạn, tầng đất nông
sâu, cấu tạo đất,… và các yếu tố tích cực như lượng mưa hàng năm. Ví dụ: Đất
có tầng canh tác dày thích hợp cho bộ rễ cọc phát triển và các chồi tồn tại trong
thời gian dài, còn đất có tầng canh tác mỏng thì kích thích hệ thống rễ chùm phát
triển và các chồi tồn tại trong thời gian ngắn. Đặc điểm đất, khí hậu, độ cao…
không những ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây mà còn ảnh hưởng
đến thời gian sống của cây. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy ở những vùng đất
tốt, tầng canh tác dày, khí hậu và độ cao phù hợp thì thời gian sống của cây có
thể kéo dài 3 năm đến 6 năm.
Hạt ban nảy mầm vào mùa thu, mùa đông và xuân. Cây thường nở hoa và
thụ phấn vào cuối xuân đến đầu hè. Vào giữa mùa hè, cánh hoa bị héo, vỏ quả
ẩm, xanh và nhớt, hạt màu xanh. Đầu thu, vỏ quả khô và đỡ nhớt. Cuối thu, quả
chín. Ở Bắc Idaho, hầu hết hạt chín vào trung tuần tháng 9 và người ta gieo hạt
giống trong suốt tháng 10 đến tháng 11 (F.Chittendon, 1956).
Cây con nhỏ, phát triển rất chậm so với các loài khác vì chúng rất mẫn cảm
khi cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng, không gian và độ ẩm với những cây trưởng
thành cùng loài và khác loài. Kết quả nghiên cứu ở Victoria cho thấy chỉ dưới
1% trong số 40.000 cây con sống sót được sau 3 năm trong điều kiện tự nhiên
không có tác động của con người. Nghiên cứu sự phát triển và tồn tại của cây
Ban trên đồng ruộng tại Idaho cho thấy, giai đoạn khủng hoảng cho sự sống sót
của cây là cuối tháng 7, đầu tháng 8. Đó là giai đoạn lượng mưa thấp và nhiệt độ
đất, nhiệt độ không khí cao nhất. Những cây tồn tại được qua mùa khô hạn
thường cao 5cm – 10cm, rễ đâm sâu khoảng 30cm hoặc hơn. Tỷ lệ cây chết cũng

tăng lên qua mùa đông năm đầu tiên, đặc biệt là những nơi có tuyết phủ. Kết quả
nghiên cứu của Sampson và Parket ở California cũng cho thấy tỷ lệ cây ban nảy
mầm cao hơn khi những cây xung quanh bị phá bỏ. Tỷ lệ cây con sống sót để
thành cây trưởng thành rất thấp trừ khi không có bất cứ sự cạnh tranh nào của các
cây xung quanh (Christopher A, 1988).
7


2.1.4. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của cây ban đã được xác định bằng phương pháp sắc
ký lỏng cao áp và định lượng bằng quang phổ khối. Ban chứa nhiều dạng
flavonoid, tỷ lệ flavonoid trong cây được tìm thấy khoảng 3,2%. Flavonoid
thường được định khu ở lá, cuống và nhị hoa (Christopher B. John Son and
Chlowig Franz, 2002). Tỷ lệ này cao ở những ngọn hoa non.
Trong các thành phần có ý nghĩa sinh học của cây, hypericin là thành phần
quan trọng có nhiều tác dụng dược lý rất đáng quan tâm và cũng là thành phần có
tính quang động trong cây. Hypericin được tìm thấy trong những tiểu phần màu
tối định khu ở thân, lá, cánh hoa, đế hoa, noãn của cây tươi với Pseudohypericin
và dạng tiền Hypericin và tiền Pseudohypericin. Trong họ Clusiaceae, hầu hết
các loài đều chứa cả hai thành phần Hypericin và Pseudohypericin,
Pseudohypericin thường có hàm lượng nhiều hơn Hypericin. Một số loài như
Hypericumhirsutum và Hypericum empetrifolium chỉ chứa Pseudohypericin, trái
lại Hypericum formosissimum chỉ chứa Hypericin. Hàm lượng Hypericin biến đổi
từ 0,09% đến 0,512% (0,09% trong Hypericum mpetrifolium và 0,512% trong
Hypericum boiseri). Chức năng của các thành phần này trong cây chưa được biết
nhiều (Piette et al., 2003).
Theo các nghiên cứu, khi có ánh sáng tiền Hypericin được tổng hợp thành
Hypericin. Bước sóng cực thuận cho sự biến đổi của các tiền sắc tố trong dịch
chiết ngọn hoa của cây là 515nm (Blank et al., 2001).
Hyperforin cũng là một trong những thành phần chính trong dịch chiết của

ban. Nó là thành phần chính công hiệu, có giá trị quan trọng của thuốc chống suy
nhược cơ thể. Người ta cho rằng Hyperforin ức chế sự hấp thu Neurotransmitters
Serotonin, Dopamine, Noradrenalin, GABA và Glutamate. Hyperforin được coi
như một chất kháng sinh.
2.1.5. Tác dụng dược lý
2.1.5.1. Tác dụng điều trị bệnh trầm cảm
Trong cây Hyperforin là thành phần Lipopholic phong phú nhất được dùng
trong việc chữa bệnh trầm cảm. Hyperforin tác động vào hệ thống Setotonergic,
Noradrenergic, Dopaminergic, Cholinergic và Opioip. Các nhà khoa học cho
rằng Hyperforin có tác dụng ức chế sự hấp thu Neurotransmitters Serotonin,
Dopamine, Noradrenalin, GABA và Glutamate (Phạm Thị Nguyệt Hằng, 2011)
8


Hiện nay cây ban được biết đến nhiều nhất như một loài thảo mộc điều trị
chính của bệnh trầm cảm. Ở một số nước như Đức, Ailen thông thường nó được
dùng để điều trị bệnh trầm cảm nhẹ, đặc biệt đối với trẻ em, thanh thiếu niên và
những vùng dân nghèo (Brondz et al., 1983).
2.1.5.2. Tác dụng điều trị ung thư
Hypericin là thành phần chính có tác dụng điều trị ung thư. Về bản chất,
Hypericin là sắc tố thực vật đỏ nhạy cảm mạnh với ánh sáng huỳnh quang. Photo
nhạy cảm là một phân tử phát sinh từ gốc superoxide tự do, có thể ở dạng
peroxide, gốc hydroxyl hoặc oxy phân tử đơn không gốc. Hypericin kích thích
hình thành các gốc tự do dưới sự có mặt của ánh sáng và chính sự sản xuất các
gốc tự do này dẫn tới phản ứng gây độc trong tế bào ung thư (Agostinis et al.,
2002). Do đó, nó được dùng trong liệu pháp quang động điều trị ung thư.
2.1.5.3. Tác dụng chống virus
Mới đây, ban được các chuyên viên về bệnh AIDS của Viện Ung Thư Quốc
Gia Hoa Kỳ nghiên cứu vì một dược chất của cây này có tác dụng chống một vài
loại siêu vi trùng, trong đó có HIV.

Hypericin là thuốc thử chống virus mạnh và được dùng để ức chế
Murinecyomegalo virus (MCMV), Sindbis virus, HIV loại 1, đặc biệt trong khi
có mặt của ánh sáng huỳnh quang.
Trong tác dụng chữa HIV, protein p27SJ là một loại protein mới được chiết
từ mô sẹo nuôi cấy của cây có khả năng ức chế modul phiên mã của promoter
HIV-1 ở một số tế bào động vật. Trong thí nghiệm, p27SJ đã ức chế hoạt động
của virus thông qua nhân tố phiên mã C/EBPβ.
2.1.5.4. Tác dụng làm giảm sự thoái hóa thần kinh gây ra bởi bệnh Parkinson
Dịch chiết từ cỏ St. John làm giảm tác hại của Rotenone trên mô hình động
vật. Các thông số về nồng độ các enzyme chống oxi hóa như Superoxide
Dismutase, Catalase, Glutathione Peroxidase chứng tỏ dịch chiết từ cỏ St. John
làm tăng nồng độ các loại enzyme này. Tác động bảo vệ neuron thần kinh ở vùng
chất đen (Substantia Nigra) cao nhất ở lô thí nghiệm với dịch chiết tổng hợp chứa
0,3% Hypercerin. Điều này cho thấy hoạt tính chống oxi hóa của cây là do nhiều
thành phần hợp thành.
Ngoài ra dầu của cây ban còn được sử dụng để làm liền sẹo, làm thuốc
chống viêm, làm lành vết thương và làm dịu chỗ đau nhanh chóng. Nó dùng để
điều trị sẹo, bong gân, vết bỏng, sưng tấy da bên ngoài hay những vết thương của

9


mô thần kinh. Chính phủ Đức cho phép các chất của Ban được gắn nhãn mác để
điều trị các vết thương trầy da hay các cơn đau, chứng đau cơ, vết bỏng. Kết quả
điều trị bằng chất này đều cho tác dụng tốt (Brolis et al., 1998).
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Cây ban có nguồn gốc từ Nhật Bản (xuất xứ từ miền trung Nhật Bản như
Nagoya, Tokyo, Kyoto..) thích hợp với điều kiện khí hậu các vùng như Tam Đảo
và Sapa Việt Nam. Cây sinh trưởng phát triển tốt ra hoa vào cuối tháng 4 đầu
tháng 5 và kết quả vào tháng 6, hạt chín và thu hoạch làm giống đầu tháng 7. Thu

dược liệu vào trung tuần tháng 6. Lúc cây ra hoa rộ cũng là thời điểm động thái
tích lũy hàm lượng Hypericin cao nhất kết hợp năng suất sinh học của cây cao
nhất vào trung tuần tháng 6 hàng năm.Cây ban (Hypericum perforatum L) đã
nhập nội thành công ở Việt Nam. Vùng trồng thích hợp là các vùng có khí hậu
mát mẻ nhiệt độ bình quân năm khoảng 250C, lượng mưa 1800-2200mm/năm.
Nhiệt độ tối cao không quá 320C và tối thấp không dưới 50C (Nguyễn Thượng
Dong và cs., 2011)
Mộc Châu- Sơn La nằm trong vùng Đông bắc Việt Nam mang khí hậu đặc
trưng nhiệt đới gió mùa. Các đặc điểm về khí hâu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng
mưa giữa các tháng trong năm tương đương với các khu vực khác như Sa PaLào Cai, Tam Đảo – Vĩnh Phúc. Nhiệt độ trung bình từ 15,0ºC đến 22,0ºC, lượng
mưa trung bình hàng năm là 1400 mm rất thích hợp cho cây Ban sinh trưởng,
phát triển. Do đó việc nghiên cứu cây Ban để đưa vào trồng trọt, nhân giống phát
triển tại Mộc Châu hoàn toàn có sơ sở.
2.2.1. Cơ sở khoa học xử lý hạt bằng GA3
a. Lịch sử nghiên cứu
Gibberellin là nhóm phytohormon thứ hai được phát hiện sau auxin. Từ
việc nghiên cứu bệnh lí “bệnh lúa von” do loài nấm Gibberella fujikuroi gây nên,
giai đoạn gây bệnh nấm này có tên là Fusarium moniliforme.
Năm 1962, nhà bệnh lí thực vật Kurosawa (Nhật) đã thành công trong thí
nghiệm “bệnh von” nhân tạo cho lúa và ngô. Nhưng cho đến năm 1955 các nhà
nghiên cứu Anh, Mỹ mới chiết xuất được acid gibberellin (GA).
Hiện nay người ta đã xác định được trên 126 loại gibberellin. Trong đó loại
quan trọng, có tác dụng sinh lí mạnh nhất là GA3 (Hoàng Minh Tấn và cs,. 2006).
10


b. Vai trò sinh lí của Gibberellin
Gibberellin xúc tiến hoạt động của auxin, hạn chế sự phân giải auxin. Do
chúng có tác dụng kìm hãm hoạt tính xúc tác của Enzim phân giải auxin
(auxinoxydaza, flavinaxydaza) khử tác nhân kìm hãm hoạt động của auxin.

Hiệu quả rõ rệt nhất của GA là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng về chiều
cao của thân, chiều dài của cành, rễ, sự kéo dài của lóng cây hòa thảo. Hiệu quả
này có được là do ảnh hưởng kích thích đặc trưng của GA lên sự giãn theo chiều
dọc của tế bào (tăng auxin về vùng sinh trưởng mạnh).
GA có hiệu quả trong việc phân hóa giới tính, ức chế sự hình thành hoa cái
và kích thích hình thành hoa đực. Có thể sử dụng GA để tăng tỉ lệ hoa đực cho
cây có hoa đực hoa cái riêng biệt như bầu bí...
Gibberellin kích thích sự nảy mầm, chồi của hạt và củ. Do nó có tác dụng
phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. GA có tác dụng hoạt hóa sự hình thành các
enzim thủy phân trong hạt như α -amylaza. Enzim này sẽ xúc tác phản ứng biến
đổi tinh bột thành đường, tạo điều kiện cho sự nảy mầm..
Trong nhiều trường hợp, GA có hiệu quả kích thích sự ra hoa. Theo học
thuyết của Trailakhian thì GA là một trong hai thành phần của horcmon ra hoa
(florigen) là GA và antesin. GA cần cho sự hình thành và phát triển của cuống
hoa, còn antesin cần cho sự phát triển của hoa. Xử lý GA có thể làm cho cây
ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn hoặc làm cho bắp cải, su hào ra hoa
trong điều kiện Việt Nam.
Gibberellin ảnh hưởng rõ rệt đến trao đổi chất và các hoạt động sinh lí trong
cây do chúng có tác dụng điều hòa sinh tổng hợp tế bào, nảy mầm, ra hoa.
Trong sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt thì GA có vai trò gần
giống với auxin. Một số cây trồng có phản ứng đặc hiệu với GA như nho, anh
đào...Trong việc sản xuất nho, biện pháp xử lý GA có ý nghĩa quan trọng việc
tăng tỉ lệ đậu quả và quả không hoặc ít hạt, tăng năng suất quả.
Gibberellin được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Người ta
tổng hợp GA bằng cách nuôi cấy nấm Gibberellin fujikura trong môi trường rồi
chiết thành gibberellin dạng thương phẩm (Vũ Văn Vụ, 1993).
c, Nguyên tắc và phương pháp sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
Nguyên tắc sử dụng
11



Nguyên tắc về nồng độ: Hiệu quả của chất điều hòa sinh trưởng lên cây
trồng hoàn toàn phụ thuộc vào nồng độ sử dụng. Nồng độ thấp thường gây hiệu
quả kích thích, nồng độ cao thường gây ảnh hưởng ức chế, còn nồng độ rất cao
có thể gây chết. Tùy theo chất sử dụng và loại cây trồng mà nồng độ kích thích,
ức chế và hủy diệt khác nhau. Vì vậy, tùy theo mục đích sử dụng mà ta chọn
nồng độ xử lý thích hợp.
Nguyên tắc không thay thế: Các chất điều hòa sinh trưởng chỉ có tác dụng
hoạt hóa quá trình trao đổi chất và sinh trưởng mà không có ý nghĩa về dinh
dưỡng nên không thể thay thế chất dinh dưỡng. Muốn áp dụng đạt kết quả tốt,
cần phải thỏa mãn nhu cầu về dinh dưỡng, nước cho cây.
Nguyên tắc đối kháng sinh lí: Khi xử lý các chất ngoại sinh phải quan tâm
đến các phytohormon trong cây có hoạt tính sinh lý đối kháng nhau thì mới có
hiệu quả tốt được. Sự đối kháng thường xảy ra giữa chất kích thích và chất ức
chế sinh trưởng. Ví dụ xử lý GA thúc đẩy nảy mầm cần quan tâm đến hàm lượng
abcixic acid trong cây.
Nguyên tắc chọn lọc: Khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cho mục đích
diệt cỏ dại thì phải quan tâm đến tính độc chọn lọc của thuốc. Đảm bảo chất sử
dụng không có hại cho cây trồng, thậm chí tính độc chọn lọc cho từng loại cỏ dại.
Vì vậy, phải chọn thuốc diệt cỏ không có hại cho cây trồng hoặc sử dụng đồng
thời nhiều loại thuốc để diệt được nhiều loại cỏ dại có tính mẫn cảm với các loại
thuốc khác nhau (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006).
Phương pháp sử dụng
Phun lên cây: Dùng để phun cho các cây trồng lấy lá, hoa, quả và thân.
Nồng độ phun được tính bằng mg/lít (ppm). Tùy từng giai đoạn phát triển của
cây mà có nồng độ phun thích hợp.
Ngâm (hoặc nhúng) hạt, củ, cành vào dung dịch thuốc: Thường áp dụng để
phá ngủ nghỉ, kích thích nảy mầm cho hạt và củ, nhân nhanh các cây bằng
phương pháp giâm cành để kích thích ra rễ.
Tiêm, chích lên cây: Thường dùng trong chiết cành cây giống, làm cho

cành mau ra rễ. Áp dụng trong công tác nghiên cứu để so sánh, xác định hiệu quả
của chất điều hòa sinh trưởng ở các nồng độ khác nhau.
Bôi lên cây: Khi các phương pháp trên không thực hiện được thì người thực
hiện phương pháp bôi trực tiếp dung dịch lên cây. Chất điều hòa sinh trưởng có
12


×