Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng phát triển và ra hoa của giống hoa lily belladonna trồng tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




ðẶNG THÀNH LONG



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ðẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ RA HOA
CỦA GIỐNG HOA LILY BELLADONNA TRỒNG
TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. HOÀNG MINH TẤN



HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn


Đặng Thành Long











Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn
nhận được sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
GS.TS Hoàng Minh Tấn, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện
đề tài và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Sinh lý thực
vật - Khoa Nông học – Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, Viện Nghiên cứu
Rau quả nơi tôi thực hiện đề tài và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành
luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn


Đặng Thành Long



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i


Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu v

Danh mục các bảng vi

Danh mục các hình viii

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích, yêu cầu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn đề tài 3

1.4 Giới hạn đề tài 3

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4


2.1 Giới thiệu chung về cây hoa lily 4

2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố lily 4

2.1.2 Hệ thống phân loại thực vật đối với lily 5

2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily trên thế giới và Việt
nam 7

2.2.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily trên thế giới qua các
thời kỳ sinh trưởng [28] 10

2.2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily ở Việt nam 22

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 27

3.1 Đối tượng nghiên cứu 27

3.3 Phương pháp nghiên cứu 29

3.3.1 Bố trí thí nghiệm 29

3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định 31


3.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 33

4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34

4.1 Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa
lily Belladonna 34

4.2 Ảnh hưởng của kích cỡ của củ giống đến sinh trưởng phát triển
của giống hoa lily Belladonna 39

4.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và chất
lượng hoa lily 45

4.4 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng phát triển và chất
lượng hoa lily 50

4.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến sinh
trưởng phát triển và chất lượng hoa 54

5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58

5.1 Kết luận 58

5.2 Đề nghị 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

PHỤ LỤC 63



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU


CT Công thức
Đ/C Đối chứng
ĐVT Đơn vị tính
Đ/K Đường kính
KT Kích thước
Gđ Giai đoạn
T
0
Nhiệt độ
TG Thời gian
TB Trung bình











Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang



2.1 Quan hệ giữa kích thước củ giống với số nụ hoa tạo thành và giá
thành củ giống 9

2.2 Nhiệt độ thích hợp với sinh trưởng của một số giống lily 10

2.3 Mật độ trồng với nhóm giống và kích thước củ (củ/m
2
) [28] 14

2.4 Nhiệt độ thấp (5
0
C) ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục
của lily (1992) [29] 17

2.5 Tiến độ phát dục giống Stagazer ở Quảng Châu 20

2.6 Các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho hoa lily [34] 21

2.7 Diện tích sản xuất hoa lily ở miền Bắc Việt Nam qua một số năm 23

4.1 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian sinh trưởng 34


4.2 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng 36

4.3 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa 37

4.4 Ảnh hưởng của kích cỡ của củ giống đến thời gian sinh trưởng
(vụ đông, 2011) 40

4.5 Ảnh hưởng của kích cỡ của củ giống đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng 41

4.6 Ảnh hưởng của kích cỡ của củ giống đến chất lượng hoa 43

4.7 Ảnh hưởng của kích cỡ của củ giống đến tỷ lệ bệnh cháy lá và tỷ
lệ hoa biến dạng 44

4.8 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của lily 46

4.9 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng 48

4.10 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng hoa 49

4.11 Ảnh hưởng của giá thể trồng một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát
triển của lily 52

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

4.12 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến chất lượng của hoa lily 53


4.13 Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng 55

4.14 Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến chất lượng hoa 57


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang


3.1 Giống hoa lily Belladonna 27

4.1 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian sinh trưởng 35

4.2 Ảnh hưởng của kích cỡ của củ giống đến thời gian sinh trưởng
(vụ đông, 2011) 40

4.3 Ảnh hưởng của kích cỡ của củ giống đến số nụ hoa/cây 43

4.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của lily 47

4.5 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến một số chỉ tiêu chất lượng của
hoa lily 53








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Từ xa xưa, chơi hoa, trồng hoa và thưởng thức hoa đã được coi là một
thú vui nghệ thuật độc đáo và thú vị. Ngày nay, nghề trồng hoa và kinh doanh
hoa đang ngày càng được chú trọng quan tâm và phát triển bởi nó không chỉ bó
hẹp trong giá trị thưởng thức mà còn mang lại giá trị kinh tế rất cao. Trong đó
lily là một trong các loại hoa cắt cành đẹp, có giá trị kinh tế cao, được xếp vào
nhóm hoa cao cấp. Nhu cầu sử dụng và tiêu dùng hoa lily ngày một tăng trong
khoảng 5 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa chủ động sản xuất được củ
giống. Các giống lily trồng ở Việt Nam chủ yếu được nhập từ Hà Lan, Đài
Loan hoặc Trung Quốc. Giá thành củ giống lily nhập nội cao (gấp 5-10 lần so
với các loại hoa trồng từ củ như loa kèn, lay ơn ), trong khi các nghiên cứu
về điều kiện ngoại cảnh tác động đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng
hoa của lily còn hạn chế, dẫn đến thực trạng là một số giống đưa vào trồng
cho chất lượng hoa kém, thu nhập của người trồng hoa thấp, có khi bị thất bại.
Trong những năm qua ở Việt Nam công tác nghiên cứu, chọn tạo, du
nhập giống, các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây hoa lily bước đầu cho một

số kết quả khả quan. Việc nghiên cứu các giống nhập nội nhằm tuyển chọn
một số giống mới, có ưu điểm vượt trội, thay thế cho tập đoàn giống cũ kém
chất lượng trước đây, đồng thời tạo được một bước biến đổi về chất lượng
làm cơ sở cho nghề trồng hoa tiếp tục phát triển. Để góp phần vào công tác
nghiên cứu các giống lily mới nhập nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật ñến khả năng sinh
trưởng và ra hoa của giống hoa lily Belladonna tại Trâu Quỳ - Gia Lâm –
Hà Nội”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

1.2. Mục ñích, yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục ñích
Trên cơ sở nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển và ra hoa của giống hoa lily Belladonna để đề xuất các biện
pháp kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả kinh tế của việc sản xuất hoa lily ở miền
Bắc Việt Nam.
1.2.2. Yêu cầu
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển
và ra hoa của giống hoa lily Belladonna.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước củ giống đến sinh trưởng phát
triển và ra hoa của giống hoa lily Belladonna
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển và
ra hoa của giống hoa lily Belladonna
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng phát triển và
ra hoa của giống hoa lily Belladonna
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến sinh trưởng
phát triển và ra hoa của giống hoa lily Belladonna
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ñề tài

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến giống hoa lily Belladonna trồng
ở miền Bắc Việt Nam.
+ Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu
giống hoa lily Belladonna.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ñề tài
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp
kỹ thuật thích hợp cho
giống hoa lily Belladonna
làm tăng chất lượng và hiệu
quả kinh tế cho vùng sản xuất
giống hoa lily Belladonna.
1.4. Giới hạn ñề tài
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012
- Các thí nghiệm được tiến hành trên giống hoa lily: Belladonna.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại viện nghiên cứu rau quả Trung ương – Trâu
Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội.
- Do thời gian hạn chế nên chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung về
sự ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật như thời vụ, kích thước củ giống,
giá thể đến sự sinh trưởng phát triển và ra hoa của giống hoa lily Belladonna.
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây hoa lily
2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố lily
Theo Anderson [19], Daniels [22], Haw [23], Shimizu [26], hoa lily đã
được nghiên cứu và thuần hoá gần 100 năm nay từ các loài hoang dại phân bố
ở hầu hết các châu lục từ 10
0
- 60
0
vĩ bắc, châu Á có 50- 60 loài, Bắc Mỹ có
24 loài và châu Âu có 12 loài.
John M [24] cho rằng lily phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và hàn đới

Bắc bán cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới từ 1200 m như Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonesia. Trung Quốc là nước có nhiều chủng loại lily nhất và cũng
là trung tâm nguồn gốc lily trên thế giới.
Trung Quốc là nước trồng hoa lily sớm nhất. Theo sử sỏch ghi chộp
sớm nhất “ bản thảo cương mục” thì củ lily có tác dụng nhuận phế, giải nhiệt
và có thể để ăn, làm thuốc chữa bệnh [28], [29].
Ở các nước Phương Tây hoa lily là loại hoa được trồng lâu đời nhất.
Hoa lily trắng có màu sắc tinh khiết giản dị lên rất được ưa chuộng. Cho đến
nay công tác khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu tích hoa lily ở Hy Lạp, Ai Cập cổ
đại. Hoa lily có màu sắc phong phú. Người ta thường gắn hoa lily trắng với sự
ngây thơ trong trắng, thân thiết. Hoa lily trắng còn được coi là tượng trưng
của thuần khiết trong trắng của Maria. Hoa lily vàng tượng trưng cho lòng
biết ơn, sự vui sướng.
Cuối thế kỷ 16 các nhà thực vật học người Anh đã phát hiện và đặt tên
cho các giống lily. Đầu thế kỷ 17 lily được di thực từ Châu Âu đến Mỹ. Sang
thế kỷ 18 các giống lily của Trung Quốc được di thực sang Châu Âu và lily
được coi là cây hoa quan trọng của Châu Âu, Châu Mỹ.
Vào cuối thế kỷ 19 bệnh virut lây lan mạnh, tưởng chừng cây lily
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

sẽ bị huỷ diệt. Đến đầu thế kỷ 20, khi người ta phát hiện ra giống lily thơm ở
Trung Quốc (L. regane), giống này được nhập vào Châu Âu và chúng đã
được dùng vào việc lai tạo giống mới để tạo ra các giống có tính thích ứng
rộng, cây lily lại được phát triển mạnh mẽ [28].
Sau đại chiến thế giới thứ 2, các nước Châu Âu có cao trào tạo
giống lily, rất nhiều giống lily hoang dại của Trung Quốc đã được sử dụng
làm giống bố mẹ và người ta đã tạo ra nhiều giống mới có giá trị đến ngày nay.
2.1.2. Hệ thống phân loại thực vật ñối với lily

Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa lily phổ biến trong sản xuất
hiện nay có tên khoa học là Lilium spp., thuộc nhóm một lá mầm
(Monocotyendones), phân lớp hành (Lilidae), bộ hành (Liliales), họ hành
(liliaceae), chi (lilium) [2], [20], [28], [34].
Chi Lilium có rất nhiều loài khác nhau với những dạng hoa, màu
sắc hoa rất phong phú và hấp dẫn. Một số loài có dạng hình phễu như L.
longifloum, L. candidum; có loài có dạng hình chén như L. wallichianum với
những cánh hoa nhỏ hẹp; có loài lại có dạng hình chuông như L. cannadense;
hình nõ điếu L. auratum. Màu sắc của lily vô cùng phong phú, từ các loài có
màu trắng L. longiflorum, màu đỏ L. candidum, màu vàng cho tới các loài có
màu hồng, đỏ tím Hoa lily có hương thơm ngát như L. auratum đến các loài có
mùi rất khó chịu như L. matargon. Ngoài ra còn rất nhiều giống được lai tạo
thành công giữa các loài trong tự nhiên như Aarrelian, Backhause, Fista,
Olipie [28].
Hiện nay người ta có thể căn cứ vào màu sắc hoa, thời gian ra
hoa hoặc theo nguồn gốc và sự phát sinh để phân loại hoa lily
2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh cho sự sinh trưởng, phát triển của lily
Nhiệt độ: cây lily ưa khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp ban ngày từ
20-28
0
C, ban đêm 13-17
0
C, dưới 5
0
C và trên 30
0
C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


mù. Giai đoạn đầu nhiệt độ thấp có lợi cho sinh trưởng của rễ và sự phân hoá hoa.
Ánh sáng: là cây ưa cường độ ánh sáng trung bình, khoảng 70-80% ánh
sáng tự nhiên là tốt nhất, đặc biệt với cây con. Vì vậy nếu trồng vụ hè thu cần
phải che bớt ánh sáng, tạo cường độ ánh sáng thích hợp từ 12000-15000 lux
nhất là thời kỳ cây cao 20-30cm. Ngược lại, mùa đông trồng trong nhà thiếu
ánh sáng, nhị đực sản sinh ethylen dẫn đến nụ bị rụng nhiều, do vậy cần bỏ
bớt nilon che phủ hoặc lưới để tăng cường độ ánh sáng tự nhiên cho cây.
Nước: thiếu nước hoặc nước quá nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng,
phát dục của hoa lily. Thời kỳ đầu cây rất cần nước, khi ra hoa giảm bớt.
Nhiều nước dễ làm thối củ, rụng nụ. Cây hoa lily ưa không khí ẩm, thích hợp
nhất là 70-85% và cần ổn định. Nếu độ ẩm biến động lớn dễ dẫn đến hiện
tượng thối củ hoặc cháy lá.
Không khí: là cây khá mẫn cảm với ethylen, cây ưa không khí thoáng
mát có đầy đủ oxi để hô hấp tốt.
Đất: lily ưa nhiều loại đất nhưng đất cát pha dễ thấm nước, giàu mùn là
tốt nhất. Hoa lily rất mẫn cảm với muối, nồng độ muối trong đất cao, cây
không hút được nước ảnh hưởng tới sinh trưởng, ra hoa. Nói chung hàm
lượng muối trong đất không được cao quá 1,5mg/cm
2
, lượng hợp chất chlor
không được vượt 1,5mmol/lít.
Phân bón: hoa lily cần dinh dưỡng cao nhất là 3 tuần đầu sau khi trồng.
Thời gian này cây con dễ bị độc do muối. Muối trong đất do 3 nguồn: phân
bón, nước tưới và tồn dư sẵn có trong đất. Vì vậy để tránh bị ngộ độc muối,
trước khi trồng 6 tuần cần phải phân tích đất (Đặng Văn Đông, 2004) [4].
Sâu bệnh hại: Hoa lily thường bị một số sâu bệnh hại làm ảnh hưởng
đến năng suất, chất lượng hoa như: Rệp muội đen, bệnh thối gốc củ, vảy củ
(do nấm Fusarium), bệnh cháy lá (do nấm Botrytis ulipica)…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


7

2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily trên thế giới và Việt nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily trên thế giới
* Tình hình sản xuất lily ở một số nước
Hoa lily cắt cành được phát triển rất nhanh trong những năm gần đây,
đặc biệt là ở Châu Âu. Diện tích sản xuất củ hoa lily giống trên thế giới
khoảng 4.500 ha, trong đó riêng Hà Lan là 3.700 ha. Hà Lan là nước có công
nghệ tạo giống và trồng lily tiên tiến nhất hiện nay. Mỗi năm, Hà Lan tạo ra
từ 15 – 20 giống mới và sản xuất khoảng 1.870 triệu củ giống cung cấp cho
35 nước khác nhau trên toàn thế giới. Trong khi đó, các nước Pháp, Chi Lê,
Niu Di Lân có diện tích sản xuất củ giống khoảng 800 ha, sản xuất 600 triệu
củ giống, tăng trưởng hàng năm 6,5% ( Nguyễn Văn Tỉnh, 2006) [5].
Ngoài công tác nhân giống, Hà Lan còn rất thành công trong việc điều
khiển sinh trưởng, đầu tư cơ giới hóa trong việc trồng và chăm sóc để làm tăng
chất lượng hoa và giảm giá thành sản xuất. Riêng năm 2001, Hà Lan đã sản
xuất 1 tỷ cành lily và tổng doanh thu được 1,5 tỷ USD. Hiện nay, mỗi năm Hà
Lan có 10.000 ha trồng hoa lily, đứng thứ 2 trong tổng diện tích hoa cắt trồng
bằng củ (sau tuylip), trong đó xuất khẩu 70% (Đặng Văn Đông, 2004) [4].
Tiếp theo Hà Lan là các nước xuất khẩu hoa lily truyền thống khác như
Mỹ, Nhật Bản… Tuy nhiên trong một số năm gần đây, các nước như Trung
Quốc, Braxin, Chi Lê, Đài Loan… cũng đã gia nhập thị trường xuất khẩu hoa
lily với thị phần chiếm khoảng 30-40% (Đặng Văn Đông, 2004) [4].
Ở Italia, Lilium là một trong những cây hoa cắt có giá trị kinh tế quan
trọng nhất, chiếm diện tích khoảng 280-300ha, với tổng giá trị sản xuất là 71
triệu đô la. Tất cả các củ giống, ước chừng khoảng 152 triệu, sử dụng cho sản
xuất hoa cắt chủ yếu nhập khẩu từ Hà Lan (Grassotti. A, 1996) [16].
Ở Hàn Quốc, lily là cây hoa cắt có vị trí quan trọng thứ 4. Diện tích sản
xuất đã tăng lên 223ha năm 1992 so với 32ha năm 1985. Khoảng 15% củ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

giống sử dụng cho sản xuất hoa cắt và các giống mới được nhập khẩu từ Hà
Lan. Năm 1992, 8 triệu củ (1,6 triệu đô la) được nhập khẩu cho sản xuất hoa
cắt trong khi đó xuất khẩu hoa cắt lần đầu là 580.000 cành hoa (1 triệu đô la)
tới Nhật Bản năm 1993 (Kim Y, 1996) [32].
Ở Nhật Bản, năm 1937, đã xuất khẩu 40 triệu củ giống. Con số này đã tăng
22,9 triệu vào năm 1972 và 1 triệu vào năm 2001. Nhật Bản nhập khẩu 173,7
triệu củ giống lily và hiện nay nước này sản xuất ra 34,8 triệu củ giống lily
cho thị trường nội địa (Shimizu M,1973) [26].
Do nhu cầu tiêu dùng hoa lily trên thế giới ngày càng tăng nên hoa lily
ngày càng trở nên phổ biến hơn. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều nước khác
như: Chile, Kenya, Brazil, Costa Rica… cũng đó mở rộng diện tích trồng hoa
lily với những thuận lợi như có điều kiện chiếu sáng phù hợp, chi phí sản xuất
và nhân công rẻ hơn so với Hà Lan. Những năm qua, nhờ áp dụng các phương
pháp chọn tạo giống truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học hiện đại,
trên thế giới đã tạo ra hàng nghìn giống hoa lily thương phẩm với đủ kích
thước, màu sắc, kiểu dáng và hương thơm dịu mát, quyến rũ. Có thể nói, hiện
nay hoa lily là một trong những loại hoa chiếm vị trí quan trọng trong các nhóm
hoa cắt cành ở các nước tiên tiến.
* Tình hình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh sản xuất hoa lily
trên thế giới.
Triệu Tường Vân, Vương Thu Đông [28], [29], khi nghiên cứu về đặc
điểm thực vật học của lily cho rằng, thân vảy (củ) là phần phình to của thân,
trên đĩa thân vảy có vài chục vảy hợp lại. Độ lớn của củ tương quan chặt với
số nụ. Ví dụ dòng lai hoa lily thơm có chu vi theo chiều ngang của củ là 10 -
12 cm có 1 - 2 nụ hoa. Khi chu vi củ là 12 - 14 cm có từ 2 - 4 nụ, chu vi 14 –
16 cm có 3 - 5 nụ, chu vi >16 cm có > 4 nụ. Các dòng lai Phương Đông, lai Á

Châu có số nụ tỷ lệ thuận với đường kính củ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

Công ty VWS (một công ty chuyên sản xuất củ giống hoa lily của Hà
Lan) khuyến cáo: tuỳ theo nhu cầu và thị hiếu của khách hàng mà sử dụng củ
lily để trồng với các kích thước củ khác nhau. Củ có kích thước càng lớn thì
số nụ hoa càng nhiều và giá thành củ giống thường tăng theo sự tăng của kích
thước củ. Với giống hoa lily Sorbonne, số nụ hoa có quan hệ với kích thước
củ giống như sau:
Bảng 2.1. Quan hệ giữa kích thước củ giống với số nụ hoa tạo thành và
giá thành củ giống
Chu vi củ (cm) 18 - 20 16 – 18

14 – 16

12 – 14

10 - 12
Số nụ hoa (nụ hoa/cây) 4 - 7 3 – 6 2 – 5 1 – 3 1 - 2
Giá củ giống (EURO) 0,3459 0,2742 0,2025 0,1093 -
Ghi chú: giá ở thời ñiểm tháng 3 năm 2007 [33]
Năm 1970, Lin cũng cho rằng vẩy củ có tác dụng trong quá trình sinh
trưởng phát dục và số lượng vẩy tỷ lệ thuận với số lá và số hoa. Tức là vẩy
càng nhiều thì sự hình thành lá và hoa càng nhiều. Bóc bớt vẩy thì tăng tốc độ
nảy mầm củ mới nhưng làm giảm sự hình thành cơ quan mới và giảm tốc độ
lớn của cơ quan, giảm số lượng lá, hoa và làm cho hoa ra muộn hơn [28].
Triệu Tường Vân [28] khi nghiên cứu về đặc điểm rễ của lily cho rằng rễ
của lily có hai tầng là rễ gốc và rễ thân. Củ giống thương phẩm cần được bảo

vệ tốt rễ gốc, đó là rễ có ý nghĩa rất quan trọng trong thời gian sinh trưởng của
lily. Mầm mới nẩy và thời kỳ sinh trưởng đầu của mầm chủ yếu nhờ rễ này để
hút nước và chất dinh dưỡng. Rễ gốc trồng trong đất (hoặc chất nền khác) sẽ
sinh ra rễ bên hút nước và chất dinh dưỡng. Vì vậy bảo vệ rễ gốc là rất quan
trọng. Rễ gốc tốt hay xấu quyết định bởi các khâu thu hoạch, đóng gói, bảo
quản lạnh. Rễ gốc có thể mọc mới sau khi trồng, nhưng sức ra rễ của các giống
khác nhau, các dòng lai lily thơm, lily Á Châu, lily Phương Đông dễ ra rễ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

Rễ thân là rễ quan trọng nhất với sự sinh trưởng phát dục của lily, đó là
rễ được sinh ra sau khi củ giống nẩy mầm từ 20-30 ngày. Sự sinh trưởng, phát
dục của bộ phận trên mặt đất chủ yếu quyết định bởi sự phát dục của rễ thân.
Vì vậy các biện pháp kỹ thuật trồng trọt như độ sâu gieo trồng, độ ẩm đất…
tất cả phải nhằm làm cho rễ thân phát triển tốt.
Ngoài việc nghiên cứu về các đặc điểm thực vật học và đề xuất các biện
pháp thâm canh cho lily, Triệu Tường Vân cùng các tác giả khác cũng đã
nghiên cứu khá kỹ về yêu cầu ngoại cảnh tác động đến sinh trưởng, phát triển
của hoa lily.
Hiện nay, các giống lily được trồng ở các nước chủ yếu nhập từ vùng
có vĩ độ cao (Hà Lan) nên có tính chịu rét khoẻ, chịu nóng kém, ưa khí hậu
mát và ẩm.
Theo Triệu Tường Vân [28], nhiệt độ thích hợp cho lily sinh trưởng ban
ngày 20 – 25
0
C, ban đêm 13 – 17
0
C, dưới 5
0

C và trên 28
0
C sự sinh trưởng bị
ảnh hưởng.
Bảng 2.2. Nhiệt ñộ thích hợp với sinh trưởng của một số giống lily
qua các thời kỳ sinh trưởng [28]
Thời kỳ phân hoá hoa Thời kỳ phát dục mầm hoa
Nhóm giống
T
0
ngày T
0
ñêm T
0
ñất T
0
ngày T
0
ñêm T
0
ñất
Ra rễ nhú
mầm
(
0
C)
Dòng lai Á
Châu
18 10 12-15


23-25 12 12-15 12-13
Dòng lai
Phương Đông

20 15 15 25 15 15 12-13
Dòng lai thơm

25-28 15-18 15-18

25-28 15-18 15-18 12-13
Đây là điều kiện rất lý tưởng cho lily sinh trưởng, phát triển. Với điều
kiện thời tiết khí hậu ở nước ta, kể cả các nước trồng hoa trên thế giới khác
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

cũng rất khó đạt được yêu cầu trên. Nhưng nếu nhiệt độ biến động không quá
lớn cũng chỉ ảnh hưởng đến chất lượng hoa chứ không đến nỗi không trồng
được.
Nhiệt độ có ảnh hưởng tương đối rõ tới sự nảy mầm của lily. Năm
1996, Roh [28] đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ với hoa lily L.
formolongi: đặt hạt giống ở các nhiệt độ 14
0
, 17
0
, 20
0
, 23
0
, 26

0
, 29
0
C dù có
qua xử lý nhiệt độ thấp hay không thì ở 14
0
C tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Nhưng
xử lý 5
0
C, 2 tuần, gieo hạt khi 20
0
C thì nảy mầm được 50% chỉ cần 21 ngày.
Xử lý 4,5
0
C hạt giống lily lai thơm 6 tuần sẽ kích thích lá sinh trưởng,
đốt dài ra và tăng sức sinh trưởng (1,62 lá/ngày) nhưng làm thân nhỏ đi, giảm
số lá và số nụ. Xử lý 18 tuần làm giảm số lá và sức sinh trưởng rõ rệt. Từ khi
cây nhú khỏi mặt đất đến khi ra hoa, tốc độ ra lá, tốc độ sinh trưởng của thân
tương quan thuận với nhiệt độ.
Ví dụ: Nhiệt độ 13
0
/10
0
C (ngày/đêm) ra được 18 lá, nhiệt độ 24
0
/18
0
C ra
32 lá. Nếu nhiệt độ đất cao (24 - 30
0

C) càng có lợi cho sự sinh trưởng của thân.
Nhiệt độ 17 - 21
0
C có lợi cho sinh trưởng của rễ, nhiệt độ từ 12 - 13
0
C
hoặc 27 - 28
0
C làm rễ sinh trưởng chậm lại, cao hơn nữa thì củ con sẽ ngủ nghỉ.
Từ khi ra nụ cho đến khi ra hoa nhiệt độ chênh lệch ngày đêm ảnh
hưởng tới sinh trưởng của cây, sai khác từ -16 đến 16
0
C, chiều cao cây từ 14,2
cm đến 27,0 cm.
Sự phát dục của nụ và sự ra hoa chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại
cảnh. Nếu sau khi trồng nhiệt độ vượt quá 30
0
C thì hoa dễ bị mù tức là tất cả
nụ đều bại dục, teo đi, nhiệt độ 25-30
0
C thì rụng nụ.
Nhiệt độ còn điều tiết sự phân hoá hoa và ra hoa. Các dòng lai thơm, lai
Á Châu đều yêu cầu phải có thời gian nhiệt độ lạnh nhất định mới ra hoa. Kết
quả nghiên cứu của Roh năm 1972 - 1973 [28] cho thấy liên tục xử lý củ ở
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

12,8
0

C với 2 giống Ace và Nellie White làm thân mọc nhanh. Xử lý củ giống
Ace ở nhiệt độ 1,7/12,8
0
C; 1,7/7,2
0
C hoặc 7,2
0
C/1,7
0
C làm nụ ra rất nhiều.
Về ánh sáng, lily là cây ưa ánh sáng nhưng trời thiếu nắng càng thích
hợp với nhiều giống, khoảng 70-80% ánh sáng tự nhiên là tốt nhất, đặc biệt
với cây con. Đối với các giống thuộc dòng lai Á Châu, dòng lai thơm, che bớt
50% ánh sáng, dòng lai Phương Đông 70% là tốt nhất. Mùa đông trồng trong
nhà thiếu ánh sáng, mầm hoa, nhị đực trao đổi ethylen mạnh, nụ bị rụng
nhiều. Đặc biệt là dòng Á Châu lai rất mẫn cảm với thiếu sáng, sau đó là dòng
lai thơm và dòng lai Phương Đông [27],[28].
Lily là cây ngày dài, thiếu ánh sáng chẳng những ảnh hưởng tới phân
hoá hoa mà còn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát dục của hoa. Mùa đông
nếu không có chiếu sáng bổ sung thì hoa sẽ bị bại dục. Vào mùa đông mỗi
ngày chiếu sáng thêm 8 giờ (3.350 lux) kéo dài thời gian chiếu sáng lên 16
giờ - 24 giờ thì cây sẽ lùn đi nhiều, ra hoa nhanh hơn và giảm số hoa bị bại
dục. Khi nụ lớn bằng 0,5 cm, xử lý ánh sáng dài ngày 3 tuần lợi hơn 1 tuần, 2
tuần. Các giống thuộc dòng lai Phương Đông (Casa Blanca, Star Gazer…) bắt
đầu từ tháng thứ nhất, mỗi ngày chiếu sáng bổ sung một số giờ trong 6 tuần
thì ra hoa rất nhanh. Vừa chiếu sáng bổ sung và tăng thêm nhiệt độ (16 -
18
0
C) có thể rút ngắn thời gian ra hoa với tất cả các giống. Điều này có thể áp
dụng ở nước ta trong điều kiện mùa đông để điều khiển sinh trưởng ra hoa của

lily vào đúng thời điểm cần thiết [28].
Boontjes (1973) [28] cũng cho rằng mỗi ngày chiếu sáng thêm 8 giờ có
thể làm cho ra hoa sớm hơn 3 tuần, ngoài ra còn kích thích sinh trưởng và
tăng số lượng hoa.
Miller (1989) [28] cho biết ánh sáng ít (ngày ngắn) làm tăng chiều cao
cây, làm cho đốt và cuống hoa dài ra, phẩm chất hoa giảm. Các giống thuộc
dòng lai Á Châu như Connecticut King, Enchantment nếu không chiếu sáng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

bổ sung vào mùa đông thì mầm hoa sẽ bị bại dục, củ có chu vi 9-10 cm tăng
lên nhiều. Van Tuyl (1983) [27] nghiên cứu mối liên quan giữa chiếu sáng và
tỷ lệ bại dục của nụ với 5 giống của dòng lai Á Châu Connecticut King,
Enchantment, Pirat, Tobasco, Uncle Sam… cho biết khi cường độ chiếu sáng
tăng lên thì tỷ lệ bại dục của nụ giảm đi rõ rệt.
Cường độ ánh sáng mạnh cũng làm cho nụ bị mù và dễ bị cháy lá, che
nắng sẽ giảm được rụng nụ. Ngược lại vào mùa đông thiếu ánh sáng, nụ càng
dễ bị rụng.
Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của củ
lily. Suk (1996) [28], đã nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng xanh (lam), đỏ,
hồng ngoại đối với sự hình thành củ và sự ngủ nghỉ của củ, kết quả là tia hồng
ngoại (FR) làm tăng số củ con lên nhiều, tia đỏ (R) hoặc tia hồng ngoại (FR)
có thể dẫn đến sự ngủ nghỉ của giống Connecticut King nhưng chất lượng ánh
sáng không ảnh hưởng đến độ lớn của củ.
Từ việc nghiên cứu các đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại
cảnh của hoa lily, nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm
canh nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của việc trồng hoa lily.
Các tác giả Cầu Vân Đạt [27], Triệu Tường Vân, Vương Thu
Đông [28], [29] đều cho rằng mật độ trồng lily tuỳ theo giống và độ lớn củ

giống. Nếu trồng vào lúc nhiệt độ cao, ánh sáng đủ thì mật độ trồng cao, còn
trồng vào vụ ánh sáng yếu hoặc thiếu nắng thì trồng thưa ra. Thông thường,
cây cách cây 10 - 15cm, hàng cách hàng 15 – 20 cm, nói chung dòng lai Á
Châu và lily thơm củ to 12 - 14 cm, thì mật độ trồng 55 - 65 củ/m
2
, dòng lai
Phương Đông kích thước 16 – 18 cm là 25 - 35 củ/m
2
.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

Bảng 2.3. Mật ñộ trồng với nhóm giống và kích thước củ (củ/m
2
) [28]
Độ lớn

của củ (cm)

Loại hình
10 - 12 12 - 14 14 - 16 16 – 18 18 - 20
Lai Á Châu 60 - 70 55 - 65 50 - 60 40 – 50 25 - 35
Lai Phương Đông 40 - 50 35 - 45 30 - 40 25 – 35 25 - 35
Lai lily thơm 55 - 65 45 - 55 40 - 50 35 – 45 25 - 35
Kết luận này cũng trùng với khuyến cáo của các công ty chuyên sản
xuất củ giống hoa lily lớn của Hà Lan như Zapoplant, Onings, VWS

Độ lớn của củ giống ngoài việc liên quan đến mật độ trồng, nó còn có ý
nghĩa quyết định đến số lượng nụ hoa/cành và chất lượng hoa. Theo tác giả
Triệu Tường Vân [28], sự lựa chọn kích thước củ cũng phụ thuộc vào yêu cầu
về số lượng hoa, quy tắc chung là củ càng nhỏ thì càng ít nụ hoa hơn và các
bộ phận của cây thấp hơn, khi đó cây hoa sẽ nhẹ hơn. Tuy vậy, trồng củ có
kích thước lớn, sự sinh trưởng của cây giai đoạn đầu sẽ quá mức, dẫn đến
hiện tượng cháy lá (bệnh sinh lý), nụ hoa bị thui làm giảm chất lượng cành
hoa. Cơ chế trên được tác giả giải thích là củ có kích thước càng to, các chất
dinh dưỡng tiềm tàng trong củ để cung cấp cho sự sinh trưởng của cây ở giai
đoạn đầu càng nhiều. Chính vì thế, sau khi xử lý và đưa ra trồng củ có kích
thước càng to thì tốc độ sinh trưởng của cây trong giai đoạn đầu càng nhanh,
lá thoát hơn nước nhiều, bộ rễ lúc này vẫn chưa đủ để hút nước bù lại lượng
mất đi dẫn đến tế bào ở lá (nhất là các lá non gần ngọn cây) bị thiếu canxi, bị
tổn thương và chết (cháy lá). Hiện tượng cháy lá và nụ hoa bị biến dạng còn
do độ ẩm không khí biến động lớn dẫn đến sự thoát hơi nước của cây không
ổn định và mất cân bằng giữa sự hút nước của rễ và thoát hơi nước của lá,
trồng củ càng to mức độ gây hại càng nhiều.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

Để khắc phục một phần hiện tượng cháy lá khi trồng củ có kích thước
lớn trên, tác giả Triệu Tường Vân cũng đã đưa ra một số biện pháp khắc phục
đó là quản lý không để nhiệt độ và độ ẩm trong nhà lưới biến động lớn, cố
gắng duy trì độ ẩm khoảng 75%. Để tránh hiện tượng cây sinh trưởng quá
nhanh nên khống chế nhiệt độ đất từ 10-12
0
C (nhóm giống Á Châu) trong 4
tuần đầu và 15
0

C trong 6 tuần với nhóm giống lai Phương Đông.
Bên cạnh đó, tác giả Triệu Tường Vân [28], Đặng Văn Đông [5] đưa ra
biện pháp khắc phục rất có hiệu quả đến sự cháy lá và hoa bị biến dạng ở củ
có kích thước lớn đó là phương pháp trồng cây 2 giai đoạn: giai đoạn khống
chế nhiệt độ để kích thích rễ nảy mầm và giai đoạn trồng cho ra hoa.
Giai ñoạn 1: kích thích ra rễ, nảy mầm
Sau khi mua củ giống về, dỡ bỏ nilong, lấy củ giống ra xếp vào thùng
được chuẩn bị sẵn, đặt mầm lên trên sau đó lấp giá thể lên trên 10 cm. Đặt
trong kho lạnh 13
0
C cho ra rễ nảy mầm.
Có thể xếp chồng các thùng lên nhau xong phải chú ý xếp chéo nhau
cho thoáng khí. Thùng nảy mầm có thể tận dụng các loại thùng dưới đáy lót
nilon rồi cho một lớp giá thể dày 2-3 cm, giá thể có thể là mùn cưa, sơ dừa.
Độ ẩm giá thể có thể kiểm tra bằng cách dùng tay nắm chặt, thấy nước
ướt ra nhưng không chảy thành giọt là được.
Giai đoạn này khoảng 3 tuần, mầm dài khoảng 15cm, rễ lúc này mới
xuất hiện hoặc mới nhú dài 0,5-1mm, rễ rất mềm yếu không có rễ bên, không
có lông hút, chỉ cần có rễ nhú ra như vậy là đủ tiêu chuẩn trồng.
Giai ñoạn 2: giai ñoạn cho ra hoa
Lấy củ đã nẩy mầm, có rễ ra khỏi thùng và phân loại, kỹ thuật mật độ
trồng giống như cách trồng phổ biến.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16

Đây là phương pháp trồng tiên tiến rất lên mở rộng, đặc biệt là với các
dòng giống có thời gian sinh trưởng dài như dòng Phương Đông, dòng lily
thơm. Tuy vậy có khó khăn là đòi hỏi đầu tư thiết bị kho lạnh.
Lily là một loại hoa có giá trị rất cao nếu như thu hoạch vào đúng các dịp lễ

tết, chỉ cần hoa nở chậm hơn ngày lễ tết vài ngày thì giá trị kinh tế bị giảm đi rất
nhiều, chính vì thế đã có nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu các biện pháp để
điều khiển sinh trưởng cho hoa lily.
Theo tác giả Cầu Vân Đạt [29], để điều khiển sự ra hoa của lily cần
nắm vững hai nguyên lý then chốt: mối quan hệ giữa xử lý lạnh củ giống và
sự điều tiết ra hoa và mức độ phản ứng của giống với quang chu kỳ.
- Quan hệ giữa xử lý lạnh củ giống và ra hoa
Xử lý lạnh củ giống là điều kiện tiên quyết để điều tiết ra hoa. Củ giống
lily có tập tính ngủ nghỉ, củ mới đào lên không thể nảy mầm, phải trải qua
một thời gian rất dài mới có thể nảy mầm, nhưng nảy không đều. Xử lý lạnh
phá vỡ ngủ nghỉ mới có thể nảy mầm được vì vậy ta nói xử lý lạnh là điều
kiện tiên quyết cho sự ra hoa.
Nhiệt độ xử lý lạnh khác nhau có liên quan chặt chẽ đến thời gian ra hoa.
Với dòng Á Châu nhiệt độ thích hợp là 5
0
C. Từ 2-8
0
C xử lý 8 tuần là
vừa, xử lý ở 2
0
C so với xử lý ở 8
0
C ra hoa muộn hơn nhưng chất lượng hoa
cao hơn. Với giống Lilium formolongi, xử lý củ giống ở 15
0
C ra hoa nhanh và
có xu thế nhiệt độ xử lý càng thấp thì ra hoa càng muộn. Giống Bạch Sơn, xử
lý ở 15
0
C, 9

0
C, 3
0
C thì thời gian sinh trưởng lần lượi là 3
0
C > 9
0
C > 15
0
C,
giống Lilium formolongi cũng có xu hướng như vậy.

×