Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ đến thay đổi lý, hóa tính của đất và sinh trưởng, phát triển giống chè kim tuyên 3 tuổi tại phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.47 MB, 98 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ BIỂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP CHE PHỦ
ĐẾN THAY ĐỔI LÝ, HÓA TÍNH CỦA ĐẤT
VÀ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN GIỐNG CHÈ
KIM TUYÊN 3 TUỔI TẠI PHÚ THỌ
Chuyên ngành:

Khoa học Cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguye(n Đı̀nh Vinh
TS. Nguyễn Thị Hồng Lam

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông tin trích dẫn
trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Biển

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các
thầy cô giáo giảng dạy, hướng dẫn khoa học, được sự giúp đỡ của cơ quan, các đồng
nghiệp và gia đình. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
TS. Nguyễn Đình Vinh – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
TS. Nguyễn Thị Hồng Lam – Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển
Chè - Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Ban giám đốc, Ban đào tạo, tập thể giáo viên của khoa Nông học - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam
Tập thể lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập, thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Biển


ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn.................................................................................................................... ii
Mục lục........................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................. vi
Danh mục bảng ........................................................................................................... vii
Danh mục hình............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ x
Thesis abstract ............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tà .................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài ......................................................................... 2

1.2.1.

Mục đích .......................................................................................................... 2

1.2.2.

Yêu cầu ............................................................................................................ 2


1.3.

Ý nghĩa khoa học của đề tài.............................................................................. 2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................. 4

2.2.

Tình hình nghiên cứu về các biện pháp che phủ cho cây trồng trong và
ngoài nước ....................................................................................................... 4

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu về các biện pháp che phủ cho cây trồng ngoài nước ............ 4

2.2.2. Tình hình nghiên cứu về các biện pháp che phủ cho cây trồng trong nước ............ 9
2.2.3.


Nghiên cứu về canh tác chè bền vững............................................................. 16

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 21
3.1.

Vật liệu nghiên cứu, thời gian và địa điểm...................................................... 21

3.1.1.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.................................................................... 21

3.1.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 21

3.1.3.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 21

3.2.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 21

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 22

3.4.

Các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................. 23


iii


3.4.1.

Các chỉ tiêu nghiên cứu về đất ........................................................................ 23

3.4.2.

Các chỉ tiêu nghiên cứu về cỏ dại trên vườn chè ............................................. 25

3.4.3.

Các chỉ tiêu nghiên cứu sinh trưởng cây chè ................................................... 25

3.4.4.

Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ............................................... 27

3.5.

Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 27

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .............................................................. 28
4.1.

Diễn biến thời tiết của địa điểm nghiên cứu ............................................... 28

4.2.


Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ bằng vật liệu hữu cơ đến
đất trồng của giống chè kim tuyên 3 tuổi ........................................................ 29

4.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp che phủ bằng vật liệu hữu cơ đến xói mòn
đất và cỏ dại .................................................................................................. 29
4.2.2.

Ảnh hưởng của biện pháp che phủ bằng vật liệu hữu cơ đến khả năng
giữ ẩm đất ...................................................................................................... 32

4.2.3.

Ảnh hưởng của biện pháp che phủ bằng vật liệu hữu cơ đến dung trọng,
tỷ trọng và độ xốp của đất .............................................................................. 33

4.2.4.

Khả năng phân hủy của các vật liệu hữu cơ che phủ và vi sinh vật trong
đất trên vườn chè............................................................................................ 34

4.2.5.

Ảnh hưởng của biện pháp che phủ bằng vật liệu hữu cơ đến hàm lượng
dinh dưỡng trong đất ...................................................................................... 36

4.2.6.

Ảnh hưởng của biện pháp che phủ vật liệu hữu cơ đến sinh trưởng phát
triển của giống chè Kim Tuyên, 3 tuổi ............................................................ 37


4.2.7.

Ảnh hưởng của biện pháp che phủ che phủ vật liệu hữu cơ đến sâu hại
trên giống chè Kim Tuyên .............................................................................. 38

4.2.8.

Ảnh hưởng của biện pháp che phủ che phủ vật liệu hữu cơ đến các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất chè Kim Tuyên ....................................... 40

4.2.9

Ảnh hưởng của biện pháp che phủ vật liệu hữu cơ đến phẩm cấp
nguyên liệu búp chè giống Kim Tuyên ........................................................... 42

4.2.10. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng các vật liệu che phủ cho giống
chè Kim Tuyên 3 tuổi ..................................................................................... 44
4.3.

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp trồng xen các loại cây họ đậu đến
thay đổi lý, hóa tính của đất và sinh trưởng, phát triển chè kim tuyên 3
tuổi ................................................................................................................ 45

iv


4.3.1.

Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen các loại cây họ đậu đến xói mòn

đất và cỏ dại trên vườn chè ............................................................................. 45

4.3.2.

Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen các loại cây họ đậu đến ẩm độ đất
trên chè Kim Tuyên 3 tuổi. ............................................................................. 47

4.3.3.

Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen các loại cây họ đậu đến độ xốp đất
trên vườn chè Kim Tuyên 3 tuổi ..................................................................... 48

4.3.4.

Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen các loại cây họ đậu đến các thành
phần dinh dưỡng đất trên vườn chè Kim Tuyên 3 tuổi. ................................... 49

4.3.5.

Khả năng sinh trưởng phát triển của các loại cây họ đậu trồng xen và hệ
vi sinh vật đất trong vườn chè Kim Tuyên tuổi 3 ............................................ 50

4.3.6.

Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen các loại cây họ đậu đến sinh
trưởng phát triển của giống chè Kim Tuyên 3 tuổi. ......................................... 51

4.3.7.

Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen các loại cây họ đậu đến sâu hại

trên giống chè Kim Tuyên 3 tuổi .................................................................... 52

4.3.8. Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen các loại cây họ đậu đến các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất giống chè Kim Tuyên 3 tuổi ............... 54
4.3.9.

Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen các loại cây họ đậu đến phẩm cấp
búp chè giống Kim Tuyên. ............................................................................. 56

4.3.10. Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen các loại cây họ đậu đến hiệu quả
kinh tế của giống chè Kim Tuyên 3 tuổi ......................................................... 57
Phần 5. Kết luận và đề nghị ..................................................................................... 60
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 60

5.2.

Đề nghị .......................................................................................................... 60

Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 61

Phụ lục ..................................................................................................................... 65

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

C

Đối chứng

cs

Cộng sự

CT

Công thức

KTCB

Kiến thiết cơ bản

STPT

Sinh trưởng phát triển

PTNT

Phát triển nông thôn

TB

Trung bình


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Diễn biến thời tiết khí hậu tại Phú Hộ năm 2015 ..................................... 29

Bảng 4.2.

Ảnh hưởng của biện pháp phủ đất bằng vật liệu hữu cơ tới lượng
đất bị xói mòn và cỏ dại trên vườn chè giống Kim Tuyên ........................ 30

Bảng 4.3.

Ảnh hưởng của biện pháp che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ tới ẩm
độ đất trên vườn chè giống Kim Tuyên ................................................... 32

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của biện pháp phủ đất bằng vật liệu hữu cơ tới dung
trọng, tỷ trọng và độ xốp đất ................................................................... 33

Bảng 4.5.


Khả năng phân hủy của các vật liệu phủ trên vườn chè giống Kim
Tuyên tuổi 3............................................................................................ 35

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của biện pháp phủ đất bằng vật liệu hữu cơ tới hàm
lượng dinh dưỡng đất .............................................................................. 37

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của biện pháp che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ đến
sinh trưởng cây chè Kim Tuyên .............................................................. 38

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng của biện pháp che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ đến sâu
bệnh hại trên giống chè Kim Tuyên......................................................... 39

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của biện pháp che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất búp chè giống Kim Tuyên,
3 tuổi ...................................................................................................... 41

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của biện pháp phủ đất bằng vật liệu hữu cơ đến các chỉ
tiêu phẩm cấp nguyên liệu giống chè Kim Tuyên .................................... 43
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ........................................ 44
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen cây họ đậu tới lượng đất bị xói
mòn và cỏ dại trên vườn chè ................................................................... 46
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen cây họ đậu tới ẩm độ đất ................. 48

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen tới dung trọng, tỷ trọng và độ
xốp của đất.............................................................................................. 48

vii


Bảng 4.15. Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen cây họ đâu tới các thành phần
dinh dưỡng đất ........................................................................................ 50
Bảng 4.16. Sinh khối, độ sâu của rễ cây trồng xen và vi sinh vật trong đất trên
vườn chè Kim Tuyên tuổi 3..................................................................... 51
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen cây họ đậu đến sinh trưởng
giống chè Kim Tuyên 3 tuổi. ................................................................... 52
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen đến sâu bệnh hại trên giống
chè Kim Tuyên 3 tuổi.............................................................................. 53
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất búp giống chè Kim Tuyên 3 tuổi .................................. 54
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen đến các chỉ tiêu phẩm cấp
nguyên liệu búp chè giống Kim Tuyên .................................................... 56
Bảng 4.21. Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng xen trên vườn chè Kim
Tuyên 3 tuổi ............................................................................................ 58

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Khả năng kiểm soát xói mòn của các vật liệu phủ cho chè Kim
Tuyên tuổi 3 tại Phú Hộ ......................................................................... 31
Biểu đồ 4.2. Năng suất búp chè của các các công thức thí nghiệm che phủ................. 42
Biểu đồ 4.3. Lượng đất xói mòn của công thức thí nghiệm trồng xen cây
họ đậu ......................................................................................... 46

Biểu đồ 4.4. Năng suất búp chè Kim Tuyên tuổi 3 ở các công thức trồng xen ............ 55

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Thị Biển
Tên luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng biện pháp che phủ đến thay đổi lý, hóa tính của
đất và sinh trưởng, phát triển giống chè Kim Tuyên 3 tuổi Phú Thọ.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được ảnh hưởng của các vật liệu che phủ hữu cơ và cây trồng xen họ
đậu đến sự thay đổi một số chỉ tiêu lý hoá tính đất, sinh trưởng, phát triển, năng suất,
chất lượng nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên 3 tuổi. Xác định được công thức che
phủ bằng vật liệu hữu cơ và cây trồng xen thích hợp cho vườn chè giống Kim Tuyên 3
tuổi.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ bằng vật liệu hữu cơ đến thay
đổi một số chỉ tiêu lý, hóa tính của đất và sinh trưởng trưởng, phát triển, năng suất búp
của chè Kim Tuyên, 3 tuổi
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ bằng trồng xen các loại cây họ
đậu đến thay đổi một số chỉ tiêu lý, hóa tính của đất và sinh trưởng, phát triển, năng suất
búp của chè Kim Tuyên 3 tuổi.
Vật liệu nghiên cứu:

+ Che phủ bằng vật liệu hữu cơ: cỏ VA06; tế guột và rơm rạ.
+ Biện pháp trồng xen cây họ đậu gồm: Đậu slylo (Stylosanthes
guianensis), đậu lông (Calopogonium mucunoides), cây cốt khí (Tephorosia candida).
Phương pháp nghiên cứu: Các thí nghiệm được bố trí trên đồng ruộng theo khối
ngẫu nhiên đầy đủ RCBD với 4 công thức và 3 lần nhắc lại. Các số liệu thu thập được
xử lý thống kê bằng phần mền IRRSTAT 4.0.
Kết quả chính và thảo luận
1. Các công thức che phủ bằng các vật liệu hữu cơ có tác dụng giữ ẩm cho đất
(duy trì ẩm độ đất trong mùa khô 22,8-23,5%, đối chứng là 20,5%), làm tăng độ xốp đất
dao động từ 56,08-61,22 %, dung trọng đất đạt 0,95-1,12 (g/cm3), tỷ trọng đất là 2,45-

x


2,55 (g/cm3). Tạo môi trường thuận lợi cho một số loài VSV có ích trong đất hoạt động;
giảm lượng đất bị xói mòn từ 15,67-55,06 % so với không che phủ, hạn chế cỏ dại phát
sinh phát triển. Tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất (độ pH đất tăng từ 3,68 lên 4,12
đơn vị. Hàm lượng K2O dễ tiêu tăng từ 5,6 lên 6,87 mg/100ml) tốt cho cây chè sinh
trưởng, phát triển.
2. Các công thức trồng xen cây họ đậu trên vườn chè có tác dụng giữ ẩm cho đất
(duy trì ẩm độ đất trong mùa khô 22,4 - 23,1 %, đối chứng là 19,9 %), làm tăng độ xốp
đất dao động từ 54,06 - 61,22 %, dung trọng đất đạt 1,02 - 1,15 (g/cm3), tỷ trọng đất là
2,35 - 2,62 (g/cm3). Tạo môi trường thuận lợi cho một số loài VSV có ích trong đất hoạt
động; giảm lượng đất bị xói mòn từ 13,27 - 53,78 % so với không che phủ, hạn chế cỏ
dại phát sinh phát triển. Tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất như độ pH đất tăng từ
3,68 lên 4,12 đơn vị, K2O dễ tiêu tăng từ 5,6 lên 6,87 mg/100ml tốt cho cây chè sinh
trưởng, phát triển.
3. Che phủ bằng tế guột với lượng 20 tấn/ha cho giống chè Kim Tuyên ở tuổi 3
giúp cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt với chiều cao cây 55,4cm, rộng tán 70,3 cm
và đường kính gốc là 1,35 cm. Năng suất chè là 2.017 kg/ha (cao hơn đối chứng 401

kg/ha), phẩm cấp chè đạt loại A. Lợi nhuận đạt 12.437.000 đồng/ha, cao hơn so với biện
pháp không che phủ là 3.837.000 đồng/ha.
4. Che phủ đất bằng trồng xen cây cốt khí, cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, cho
năng suất búp cao: Chiều cao cây là 53,6 cm, rộng tán: 66,8 cm và đường kính gốc; 1,28
cm. Năng suất búp tươi đạt 1.856 kg/ha (đối chứng là 1.487 kg/ha), cho lợi nhuận cao
hơn đối chứng 4.170.000 đồng/ha.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bien Nguyen Thi
Thesis title: Studying the effects of cover measures to change the physical, chemical
properties of the soil and the growth, development of 3-year-old Kim Tuyen tea
varieties at Phu Tho.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educationnal organization: Vietnam Agriculture Institute
Research Objectives: Assessment of the impacts of organic covered material and
intercropping legume to change some physical and chemical indicators of soil, the
growth, development, yield and quality of raw materials 3-year-old Kim Tuyen tea
varieties at Phu Tho. Determine the covered formula with organic material and suitable
intercropping trees for 3 years old Kim Tuyen tea gardens.
Materials and Methods:
Research Contents:
- To study the effects of the covered measures by organic material to change a
number of indicators, soil chemistry and head growth, development, productivity of the
3-year-old Kim Tuyen tea bud.

- To study the effects of the covered measures by intercropping legumes to
change some physical, chemical properties of the soil and the growth, development,
productivity of the 3 years old Kim Tuyen tea bud.
Research materials:
+ Cover with organic materials: VA06 grass; guot and straw.
+ Measures of intercropping legume including: Slylo bean (Stylosanthes guianensis),
coat bean (Calopogonium mucunoides), tephrosia trees (Tephorosia candida),
Research Methods: Experiments were arranged in the field with complete randomized
block RCPD with 4 formulas and 3 replicates. The collected data is processed by
IRRSTAT statistics 4.0 shoftware.
Main findings and conclusions
1. The covered formulas with organic materials that keeps moist soil
(maintaining moist soil during the dry season from 22.8 to 23.5%, 20.5% control),
increase the porous soil ranged from 56.08 to 61.22%, reaching 0.95 to 1.12 soil density

xii


(g/cm3), the proportion of land is 2.45 to 2.55 (g/cm3). Creating a favorable environment
for a number of species beneficial soil microorganism activity; reducing soil erosion
from 15.67 to 55.06% compared with no coverage, limiting weeds grow. Increased
nutrient content in the soil (soil pH increased from 3.68 to 4.12 units. K2O content
increased from 5.6 to easily digestible 6.87 mg/100ml) good for the growth,
development of tea.
2. The recipe of intercropping legume on tea garden keeping moist soil
(maintaining soil moisture during the dry season from 22.4 to 23.1%, 19.9% control),
increase the porous soil ranged from 54.06 to 61.22%, reaching 1.02 to 1.15 soil density
(g/cm3), the proportion of land is 2.35 to 2.62 (g/cm3). Creating a favorable environment
for a number of species which is benificial for soil microorganism activity; reducing soil
erosion from 13.27 to 53.78% compared with no coverage, limitating weeds grow.

Increased nutrient content in the soil as soil pH increased from 3.68 to 4.12 units,
increased from 5.6 K2O bearable to 6.87 mg/100ml good for the growth, development
of tea.
3. Cover with the fact guot of 25 t/ha for Kim Tuyen tea varieties at age 3, tea
grows, thrives with 55,4cm height, 70,3 cm wide canopy and stem diameter is 1, 35 cm.
Tea yield is 2.017 kg/ha (higher than the control 401 kg/ha), the tea reaches level A.
Economic efficiency reached 12.437.000, higher than the measures not covered is
3.837.000 VND/ha.
4. Cover with intercropping tephrosia trees, the growth and development of tea
is good, high yielding buds: Plant height is 53.6 cm wide canopy: 66.8 cm and stem
diameter; 1,28 cm. Fresh buds yield reached 1.856 kg/ha (control is 1.487 kg/ha),
economic efficiency higher than the control 4.170.000 VND/ ha.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chè (Camellia Sinensis (L) O Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày, có giá
trị kinh tế cao, chính vì vậy trong những năm gần đây cây chè được quan tâm và
đầu tư phát triển trên mọi phương diện nhằm khuyến khích người trồng chè, tăng
thu nhập cho người sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của Nhà nước.
Việt Nam có 3/4 diện tích đất là đồi núi nên tiềm năng canh tác đất dốc rất
lớn. Hiện nay, trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra rất mãnh liệt, kèm
theo rất nhiều vấn đề như: Nhiệt độ trái đất tăng, nước biển dâng...dẫn đến diện
tích đất canh tác ở vùng trũng, đặc biệt là các vùng ven biển bị giảm mạnh.
Trước tình trạng trên, vấn đề khai thác hợp lý và bảo vệ đất dốc càng phải được
quan tâm. Canh tác đất dốc, nếu không có các biện pháp canh tác hợp lý sẽ phải
đối mặt với các vấn đề như xói mòn, rửa trôi… dẫn đến phá hủy tầng canh tác và
làm thoái hóa đất, đồng thời còn gián tiếp gây ra các hiện tượng tự nhiên như lũ

lụt, hạn hán.
Cây chè có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng vùng trung du miền
núi Việt Nam. Thời gian qua, sau khi nhà nước có hàng loạt chính sách phát triển
các loại cây trồng để nâng cao đời sống đồng bào vùng trung du miền núi, cây
chè ngày càng khẳng định được vị thế xứng đáng của nó trong quá trình phát
triển kinh tế vùng. Trong những năm gần đây, ngành chè Việt Nam đã đạt được
những bước tiến vượt bậc. Đến hết năm 2014, nước ta đã có khoảng 135.000 ha
chè, trong đó diện tích chè kinh doanh khoảng 105.000 ha, năng suất bình quân
khoảng 8,5 tấn búp tươi/ ha; có trên 455 cơ sở chế biến chè với tổng công suất
chế biến trên 450.000 tấn chè khô/năm, sản lượng chè khô khoảng 180.000 tấn;
xuất khẩu 145.000 tấn (hơn 80%), kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 250.000.000
USD; tiêu thụ trong nước khoảng 35.000 tấn, doanh thu khoảng 3.000 tỷ đồng.
Sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ và đã đứng
vào hàng thứ 6 trên thế giới về sản lượng và thứ 5 về xuất khẩu (Tổng cục thống
kê, năm 2014).
Mỗi giống chè có đặc điểm sinh trưởng khác nhau, có các phản ứng khác
nhau với điều kiện khô hạn hoặc với những biến đổi về nhiệt độ trên bề mặt đất
trong điều kiện che phủ…dẫn đến có những động thái sinh trưởng khác nhau.

1


Giống chè Kim Tuyên được nhập nội từ Trung Quốc, là nguyên liệu để chế biến
các sản phẩm chất lượng cao, đặc biệt là chè Olong. Tuy nhiên đây là giống
sinh trưởng và phát triển chậm hơn các giống chè khác và đòi hỏi phải có chế
độ thâm canh cao. Trong các biện pháp thâm canh ngoài vấn đề phân bón và
các biện pháp kỹ thuật kèm theo, thì vấn đề che phủ cho vườn chè KTCB là một
biện pháp quan trọng trong canh tác chè bền vững. Vì vậy việc xác định vật liệu
thích hợp là cần thiết đối với cây chè. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng biện pháp che phủ đến thay

đổi lý, hóa tính của đất và sinh trưởng, phát triển giống chè Kim Tuyên 3 tuổi
tại Phú Thọ”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Đánh giá được ảnh hưởng của các vật liệu che phủ hữu cơ và cây trồng
xen họ đậu đến sự thay đổi một số chỉ tiêu lý hoá tính đất, sinh trưởng, phát triển,
năng suất, chất lượng nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên 3 tuổi. Xác định
được công thức che phủ bằng vật liệu hữu cơ và cây trồng xen thích hợp cho
vườn chè giống Kim Tuyên 3 tuổi.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được ảnh hưởng của các biện pháp che phủ vật liệu hữu cơ đến
sự thay đổi một số chỉ tiêu lý, hóa tính của đất và sinh trưởng trưởng, phát triển
và năng suất búp của giống chè Kim Tuyên 3 tuổi.
- Đánh giá được ảnh hưởng của các biện pháp trồng xen cây họ đậu đến sự
thay đổi một số chỉ tiêu lý, hóa tính của đất và sinh trưởng trưởng, phát triển và
năng suất búp của giống chè Kim Tuyên 3 tuổi.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đánh giá một cách có khoa học về ảnh hưởng các biện pháp che phủ
đất, trồng xen cây họ đậu đến các chỉ tiêu lí, hoá tính của đất và sinh trưởng phát
triển, năng suất, chất lượng búp của vườn chè Kim Tuyên 3 tuổi trong hệ thống
canh tác chè bền vững tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi
phía Bắc.

2


Kết quả nghiên của đề tài là dẫn liệu khoa học, làm cơ sở bước đầu để xây
dựng kỹ thuật canh tác chè bền vững trên những vùng đất dốc.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài thành công đưa ra được biện pháp kỹ thuật trồng xen, che phủ bằng
vật liệu hữu cơ, áp dụng cho các vườn chè trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Góp
phần bảo vệ đất, tăng độ ẩm, độ phì đất, góp phần, nâng cao khả năng sinh
trưởng, năng suất, chất lượng vườn chè giai đoạn kiến thiết cơ bản.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm những tài liệu khoa học
phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục
vụ sản xuất chè ở Việt Nam.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Vườn chè giai đoạn kiến thiết cơ bản do cây chè chưa khép tán để lại
khoảng đất trống rất lớn giữa hai hàng chè. Dưới tác động của các điều kiện về
nhiệt độ, ánh sáng làm cho lượng nước trong đất bị bốc hơi nhiều dẫn đến độ ẩm
đất bị suy giảm, đặc biệt trong điều kiện khô hạn. Mặt khác, đất trống tạo điều
kiện rất tốt cho các loài cỏ dại phát triển, cạnh tranh dinh dưỡng với cây chè, làm
giảm hiệu quả sử dụng phân bón. Đặc biệt ở những vườn chè có độ dốc lớn, việc
tạo những khoảng đất trống rất dễ gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi dưới tác
động cơ học của nước mưa..
Áp dụng các biện pháp che phủ cho vườn chè giai đoạn kiến thiết cơ bản
có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì độ ẩm đất, hạn chế cỏ dại phát triển và giảm
xói mòn, sạt lở đất (ở những vùng đất có độ dốc lớn). Mặt khác, các vật liệu hữu
cơ tủ trên đất trồng chè còn có tác dụng cải thiện lý, hóa tính đất do hoạt động
của các vi sinh vật phân giải, làm tăng độ xốp, tăng hàm lượng mùn của đất,
đồng thời bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây từ nguồn dinh dưỡng sẵn có trong
các vật liệu hữu cơ sau khi bị phân hủy.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC BIỆN PHÁP CHE PHỦ CHO
CÂY TRỒNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.2.1. Tình hình nghiên cứu về các biện pháp che phủ cho cây trồng
ngoài nước
Đối với miền đồi núi, việc mất sức sản xuất của đất gò đồi do xói mòn và
thoái hóa đất là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất do con người gây ra
(Dregne, 1992). Mất rừng, hiệu ứng nhà kính, lũ lụt gia tăng, thiếu nước tưới và
nước sinh hoạt, hiệu quả sử dụng đất dốc giảm đang là tiêu điểm cho những
nghiên cứu hiện nay về nông nghiệp bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Nông nghiệp bảo tồn đòi hỏi phải bảo vệ và nuôi dưỡng đất thông qua một số
biện pháp nông nghiệp sinh thái, giảm dần liều lượng phân vô cơ và thuốc bảo vệ
thực vật. Lal R. (1977) báo cáo rằng che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ làm giảm
xói mòn đất từ 236,2 tấn/ha xuống còn 0,2 tấn/ha và giảm dòng chảy bề mặt từ
42,1% xuống còn 2,4%. Trong 3 thập kỷ qua, nhiều nước tiên tiến trên thế giới
đã tập trung nghiên cứu phương thức tiếp cận sinh thái (hay nông nghiệp bảo tồn

4


– Conservation Agriculture) trong sử dụng đất dốc để phát triển bền vững sản
xuất nông lâm nghiệp. Những nội dung cơ bản của cách tiếp cận này là không
làm đất hoặc làm đất tối thiểu, luôn duy trì lớp che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ
(che phủ bằng xác thực vật khô, bằng lớp thực vật sống, luân canh và xen canh)
và gieo thẳng trên nền đất được che phủ không thông qua làm đất. Những kỹ
thuật này đã giúp tăng năng suất cây trồng, đa dạng hoá thu nhập, tăng độ phì đất
và bảo vệ đất khỏi xói mòn. Những kết quả nghiên cứu của Trung tâm hợp tác
quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển (CIRAD) của Pháp trong lĩnh
vực này, đứng đầu là Lucien Seguy, Francis Forest, v.v... đã được triển khai áp
dụng các kỹ thuật của nông nghiệp bảo tồn trên phạm vi toàn cầu, đi đầu là các
nước Mỹ La Tinh và Bắc Mỹ. Tiếp sau là các nước châu Phi và châu Âu. Ở châu
Á, Ấn Độ là nước đi đầu áp dụng nông nghiệp bảo tồn với diện tích áp dụng 1,8
triệu ha. Theo Rolf Derpsch (trích dẫn Hà Đình Tuấn và Lê Quốc Doanh, 2005)

các kỹ thuật canh tác bảo tồn đã được áp dụng diện tích 95 triệu ha trên toàn thế
giới, đứng đầu là Mỹ (25 triệu ha), tiếp đến là Brasil (24 triệu ha), Argentina (18
triệu ha), Canada (12 triệu ha), Úc (9 triệu ha) và Paraguay (1,9 triệu ha). Theo
các nhà nghiên cứu của Úc, trong ba năm khô hạn 2000 đến 2002, nhờ áp dụng
nông nghiệp bảo tồn mà sản lượng cây trồng đã tăng được 12 triệu tấn (3 triệu
tấn năm 2000; 5 triệu tấn năm 2001 và 4 triệu tấn năm 2002), tức đã tăng sản
lượng lên 20 - 30 %. Ngoài ra, các biện pháp này đã hạn chế tối đa lượng đất bị
mất đi do xói mòn và tăng đáng kể hàm lượng hữu cơ trong đất, trong khi giảm
công làm đất, giảm đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
2.2.1.1. Nghiên cứu che phủ bằng xác thực vật
Theo kết quả nghiên cứu của Othieno C.O. and P.M. Ahn (1980): Độ ẩm
đất và hàm lượng nước của cây chè bị tác động khác nhau khi che phủ bằng 5
loại vật liệu tủ: mảng nhựa đen, mảnh đá vụn, cỏ Eragrostic Curvula, cỏ Napier
và cỏ Guatemala. Trong điều kiện khô hạn kéo dài, độ ẩm đất nhìn chung đạt cao
nhất ở diện tích che phủ bằng cỏ Napier và mảng nhựa đen. Tất cả các công thức
nói chung đều tốt hơn so với công thức không được che phủ khi đánh giá độ ẩm
đất ở độ sâu 90cm. Vào thời điểm bắt đầu mưa sau một mùa khô hạn kéo dài bất
thường, tính thấm nước của đất nhanh hơn khi che phủ bằng các loại cỏ. Sau 4
năm liên tục áp dụng biện pháp che phủ bằng cỏ cho thấy hầu hết đều có tác
dụng về khả năng giữ nước.

5


Adetunji I.A (1990), khi nghiên cứu các vật liệu tủ là mùn cưa, thân cây kê,
vỏ lạc trong điều kiện có tưới với tần suất 3 lần (3 ngày, 7 ngày và 11 ngày) cho
cây rau diếp trong điều kiện mùa khô ở vùng đất bán khô hạn đã kết luận: việc
che phủ đã làm giảm nhiệt độ đất ban ngày và duy trì được độ ẩm đất; sinh
trưởng và năng suất của rau diếp ở công thức che phủ bằng thân kê và vỏ lạc cao
hơn hẳn so với công thức che phủ bằng mùn cưa và công thức không che phủ

(đối chứng). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: cây rau diếp yêu cầu độ ẩm ở
tầng đất sâu 12cm tương ứng > 60% lượng nước sẵn có trong cây để đạt được
năng suất tối ưu. Trong điều kiện che phủ có thể giúp cung cấp một nửa lượng
nước so với khi không che phủ.
Sugiyato (2009), khi nghiên cứu che phủ trên khoai lang với công thức che
phủ bằng thân ngô và công thức đối chứng (không che phủ) đã kết luận: việc sử
dụng thân ngô để che phủ đã làm tăng chỉ số đa dạng sinh học của các động vật
không xương sống 44% (trên bề mặt đất) – 73% (ở độ sâu dưới đất) so với công
thức đối chứng. Công nghệ che phủ hữu cơ có thể làm tăng đa dạng sinh học về
các loài động vật không xương sống có ích ở trong đất.
Theo kết quả nghiên cứu của Adeoye K. B. (1984): Che phủ cỏ cho ngô ở
Nigeria làm giảm nhiệt độ đất ở giai đoạn cây con ở độ sâu 5cm là 50C so với
không che phủ trong mùa nắng. Năng suất ngô ở công thức tủ cỏ tăng trung bình
là 657 kg/ha so với công thức không che phủ.
Theo kết quả nghiên cứu của Wirat M. and Wina S. (1980): Che phủ cho lạc
trên đất dốc, chịu nước trời làm tăng năng suất lạc cả những năm hạn hán. Mặt
khác đây là kỹ thuật cho hiệu quả kinh tế cao, chống xói mòn, đồng thời cũng cải
thiện lý tính và hoá tính đất.
Patra D.D. et al. (1993), khi nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ
bằng các vật liệu như: rơm rạ, bã cây xả (sau khi chiết xuất tinh dầu) đến cây họ
hòa thảo và năng suất tinh dầu, hiệu suất sử dụng phân đạm trên cây kê Nhật Bản
đã kết luận: năng suất chất khô của cây họ hòa thảo tăng 17% khi che phủ bằng
rơm rạ, tăng 31% khi che phủ bằng bã cây xả và ở cả 2 công thức che phủ đều
cho năng suất cao hơn so với công thức đối chứng (không che phủ). Che phủ đã
làm cho năng suất tinh dầu của cây kê tăng một cách có ý nghĩa. Che phủ làm độ
ẩm đất tăng 2- 4% so với không che phủ. Che phủ bằng rơm rạ, khả năng hấp thụ
đạm của cây tăng 17%, tương ứng tăng 25% khi che phủ bằng bã cây xả.

6



Firoz Z.A. et al. (2009), khi nghiên cứu các phương pháp che phủ khác
nhau (che phủ 1 tháng trước khi trồng, che phủ ngay sau khi trồng và không che
phủ) và thời gian trồng (01 tháng 10, 16 tháng 10 và 01 tháng 11) đến năng suất
và các thuộc tính năng suất của cây cà chua trên đất đồi dốc đã kết luận: năng
suất đạt cao nhất (21,43 tấn/ha) khi tiến hành che phủ 1 tháng trước khi trồng;
che phủ 1 tháng trước khi trồng kết hợp trồng vào 01 tháng 10 cho năng suất cà
chua cao nhất trên đất đồi dốc (28,06 tấn/ha).
2.2.1.2. Nghiên cứu che phủ bằng sử dụng các loại cây trồng xen
Kết quả nghiên cứu hợp tác giữa Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam (VASI) và Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp vì sự
phát triển của Cộng hòa Pháp (CIRAD) cùng Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế
(IRRI) đã chỉ rõ:
Cải tạo đất đã bị thoái hóa ở những vùng đất trống đồi trọc bằng các loài
cây che phủ có bộ rễ khoẻ và cây họ đậu cố định đạm: giúp cải tạo lý tính của
đất, chống xói mòn và cải tạo đất, lưu thông dinh dưỡng, nước và không khí,
giúp cây trồng phát triển bộ rễ để hấp thụ nhiều dinh dưỡng và nâng cao năng
suất. Tăng cường hoạt động sinh vật đất, làm giàu đất nhờ giun, dế, vi sinh vật cố
định đạm, phân giải lân và xenlulo, v.v...
Hạn chế xói mòn trên đất dốc bằng cây phủ đất, ngoài ra cây che phủ đất
còn có tác dụng tốt trong cải thiện cấu trúc và lý tính của đất. Đất được che phủ
sẽ cho năng suất cao và ổn định hơn. Cây che phủ có thể được trồng thuần trên
các bãi đất trống, luân canh trong hệ thống cây ngắn ngày, các hàng đồng mức,
trong vườn cây ăn quả, trong rừng thưa hoặc rừng mới trồng chưa khép tán.
Tác giả Obaga and C.O. Othieno (1987) khi nghiên cứu tác dụng chống xói
mòn của một số loại cây phân xanh cho biết: đất trồng chè sau 4 năm, không
được trồng cây phân xanh lượng đất bị mất 143 tấn/ha do xói mòn, khi trồng xen
cây Crolataria lượng đất bị mất 15 tấn/ha, còn trồng cây Cymbopogon lượng đất
chỉ mất có 10 tấn (dẫn theo Hà Đình Tuấn và Lê Quốc Doanh, 2005)
Raintree JB. and Warner K. (1986) cho rằng việc khôi phục độ phì của đất

nhờ áp dụng các biện pháp tích luỹ các chất hữu cơ là rất quan trọng, trong đó
việc gieo trồng các loại cây họ đậu đóng vai trò rất quan trọng.
Anja B. and A. Alain (2005) đã nghiên cứu vấn đề bảo vệ đất nước thông
qua luân canh với cây họ đậu (Cốt khí - Tephrosia candida và Súc sắc Graham –

7


Crotalaria grahamiana) ở Kenya. Kết quả cho thấy lượng đất bị xói mòn giảm từ
70 đến 90% trên đất thịt và 45 đến 65% trên đất cát pha.
2.2.1.3. Nghiên cứu che phủ bằng màng phủ hữu cơ
Việc áp dụng kỹ thuật che phủ nilon ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã làm
tăng năng suất lạc 36,6%. Năm 1984, kỹ thuật phủ nilon đã được áp dụng trên
260.000 ha lạc ở Trung Quốc (Cheng Dong Wean, 1990).
Năm 1984, ở Trung Quốc, kết quả khảo nghiệm kỹ thuật che phủ nilon
trên 16 tỉnh thành cho thấy năng suất lạc đạt bình quân từ 37 - 45 tạ/ha. Đến năm
1993, tổng diện tích sử dụng kỹ thuật che phủ nilon ở Trung Quốc đã lên tới 2,37
triệu ha. Ước tính đến năm 1995, diện tích trồng lạc có che phủ nilon đã chiếm
tới 80 – 90% và đây là kỹ thuật có hiệu quả nhất trong việc cải thiện năng suất
lạc ở Trung Quốc (Sun Yanhao et al., 1995).
Theo Cheng Dong Wean (1990) cho biết ở các tỉnh miền Bắc Trung Quốc
kỹ thuật trồng lạc có che phủ nilon đã mở ra thời vụ trồng lạc xuân sớm khi nhiệt
độ còn thấp, mặc khác kỹ thuật này đã tăng năng suất lạc lên 36,6%.
Ở Ấn Độ, nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định năng suất lạc
trong các thí nghiệm che phủ nilon đã đạt từ 5,4 đến 9,5 tấn/ha. Trong khi đó
năng suất trung bình khi trồng đại trà không áp dụng che phủ chỉ đạt 2,6
tấn/ha (IAN, 1977).
Tại Hàn Quốc, nhờ kết hợp giống mới cùng các biện pháp kỹ thuật canh
tác, đặc biệt kỹ thuật che phủ nilon. Đầu năm 1990 năng suất lạc của Hàn Quốc
đã tăng gấp 4 lần so với năm 1960. Hiện này, trên những nông trại lớn sử dụng

các giống lạc mới và áp dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác đã đưa năng suất lạc đạt
trên 6 tấn/ha (Ngô Thế Dân, 2000).
Khi nghiên cứu về kỹ thuật che phủ nilon cho lạc, Duan Shunfen (1998)
đã khẳng định kỹ thuật che phủ nilon làm tăng nhiệt độ đất, duy trì ẩm độ, cải
thiện kết cấu đất, tạo điều kiện thuật lợi cho vi sinh vật hoạt động, hạn chế sự
thoát hơi nước và dinh dưỡng, tăng khả năng phát triển của hệ thống rễ, làm cho
cây lạc sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao.
Tác giả Tabagari et al. (1987) (dẫn theo Đinh Thị Ngọ, 1996) nghiên cứu
dùng than bùn để tủ gốc cho chè trên đất Podzolic tại Grudia cho thấy: cây chè
được tủ gốc bằng than bùn có sinh khối phần trên mặt đất cao nhất, sau đó đến tủ
gốc bằng màng mỏng PE màu đen, công thức đối chứng không tủ cho sinh khối

8


thấp nhất. Khối lượng bộ rễ đặc biệt là rễ hút tăng 63% ở công thức tủ bằng than
bùn, tăng 27% ở công thức tủ bằng màng mỏng PE màu đen (so với đối chứng),
khối lượng rễ hút phân bố nhiều ở tầng đất 0 – 10cm (công thức tủ bằng than bùn
chiếm 46%, công thức tủ bằng màng mỏng PE màu đen chiếm tới 64%, công
thức không tủ chỉ có 7%).
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về các biện pháp che phủ cho cây trồng trong nước
2.2.2.1. Nghiên cứu che phủ bằng xác thực vật
Vai trò của che phủ đất bằng lớp phủ thực vật: Độ che phủ bề mặt đất và
tính liên tục của lớp phủ là hai yếu tố cơ bản để chống xói mòn, tăng cường hoạt
tính sinh học và tăng cường các quá trình tái tạo dinh dưỡng, tái tạo những tính
chất cơ bản của đất như cấu tượng đất, hàm lượng hữu cơ, độ xốp, hoạt tính sinh
học, tăng độ pH, giảm độ độc của nhôm, sắt...
Cụ thể, che phủ bề mặt đất có những lợi ích sau:
+ Lợi ích tại chỗ: Giảm xói mòn đất do mưa gió; đất tơi xốp, tăng độ hấp
thu nước, giảm dòng chảy bề mặt, giảm bốc hơi nước, tăng ẩm độ đất; dung hoà

nhiệt độ bề mặt đất; tăng độ ổn định các cấu trúc bề mặt đất, chống kết vón và
đóng váng; giảm cỏ dại, tăng hiệu quả sử dụng phân bón; tăng hàm lượng chất
hữu cơ và dinh dưỡng trong đất, giảm độc tố gây hại cho cây trồng; tăng và ổn
định năng suất, chất lượng cây trồng một cách bền vững.
+ Lợi ích về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên: Hạn chế du canh,
tạo điều kiện cải thiện nguồn tài nguyên đất, nước và rừng; giảm lũ lụt, chống
lắng đọng các lòng sông hồ, đặc biệt là hồ thuỷ điện; việc không đốt vật liệu hữu
cơ sẽ giảm nguy cơ cháy rừng, giảm lượng CO2 phát thải vào không khí; giảm
nhu cầu sử dụng phân vô cơ, cũng có nghĩa là giảm ô nhiễm nguồn nước, tiết
kiệm năng lượng và giảm thải khí gây hiệu ứng nhà kính khi sản xuất ra chúng.
+ Lợi ích về xã hội: Nông dân vùng cao sẽ được tiếp cận tới kiểu canh tác
cải tiến trên đất dốc, hiệu quả hơn nhưng vẫn bảo tồn được tài nguyên thiên
nhiên (đất, nước, rừng) và bảo vệ môi trường; đời sống nông dân vùng cao được
cải thiện, giảm đầu tư trong trồng trọt, góp phần tăng thu nhập; những lao động
nặng nhọc như làm đất, làm cỏ được giảm nhẹ cho phụ nữ và trẻ em, giúp họ có
điều kiện hơn để chăm sóc bản thân và gia đình.
Nhìn chung, sử dụng lớp phủ thực vật cho cây trồng mang lại nhiều lợi ích
và đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về tính bền vững trong canh tác đất dốc,
góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân miền núi và bảo vệ môi trường.

9


Trong báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu của kĩ thuật tủ rác, tưới
nước đến năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất chè an toàn tại Thái Nguyên”
với thí nghiệm trên giống chè Trung du trồng bằng hạt tuổi 7 đã kết luận: Che
phủ gốc chè có tác dụng giữ ẩm tốt, giảm nhiệt độ đất vườn chè, chống xói ṃòn
và tăng năng suất chè, với nguyên liệu tủ gốc là cây cỏ dại, vật liệu hữu cơ... Nếu
như đất được che phủ thì sẽ giảm được cường độ ánh sáng chiếu trực tiếp xuống
mặt đất, quá trình phân giải mùn và các chất hữu cơ được kìm hãm lại, chất hữu

cơ dự trữ được duy trì, độ phì của đất được bảo vệ và đất không ngừng được bồi
dưỡng (Nguyễn Thị Ngọc Bình và Nguyễn Văn Toàn, 2005).
Khi nghiên cứu các biện pháp che tủ đất phục vụ phát triển nông nghiệp
bền vững với vật liệu che phủ là vật liệu hữu cơ như rơm rạ, thân lá ngô, thân lá
đậu đỗ, cỏ Stylosanthes, lạc dại, đậu nho nhe, các loại cây họ đậu hoang dại...các
nhà khoa học cho thấy: Các kỹ thuật nâng cao độ che tủ đất và canh tác theo kiểu
làm đất tối thiểu trên đất dốc có thể hạn chế được xói mòn rửa trôi đất và giảm cỏ
dại; cải tạo độ phì và các đặc tính của đất, đồng thời làm tăng năng suất cây
trồng; tiết kiệm chi phí lao động (Nguyễn Quang Tin và cs., 2005).
Lê Quốc Doanh và cs. (2015) khi sử dụng các loại vật liệu che phủ đất
phục vụ sản xuất ngô bền vững trên đất dốc ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái đã
chứng minh tính ưu việt của việc che tủ đất: Che tủ đất dốc bằng xác thực vật có
tác dụng tích cực đến sinh trưởng phát triển của ngô, đồng thời khắc phục được
các yếu tố hạn chế của đất dốc và tăng năng suất ngô từ 8,9% lên 54,42%; tùy
từng điều kiện cụ thể của địa phương mà có thể sử dụng các vật liệu khác nhau
như thân ngô, xác cỏ dại hoặc vật liệu hỗn hợp để che tủ. Khối lượng tủ 10 tấn/ha
cho năng suất cao nhất, tuy nhiên trong trường hợp hiếm vật liệu thì lượng phủ 7
tấn/ha cũng có thể chấp nhận được vì hiệu quả đầu tư cao. Che phủ bằng xác hữu
cơ là một biện pháp canh tác trên đất dốc hiệu quả tăng thu nhập cho người nông
dân từ 782.000 đ/ha đến 1.245.000 đ/ha tuỳ từng loại vật liệu và mức độ che phủ.
Từ đó góp phần cải thiện đời sống của người dân vùng cao mà vẫn bảo tồn được
tài nguyên thiên nhiên.
Theo Hà Đình Tuấn và Lê Quốc Doanh (2005), khi nghiên cứu trên nhiều thí
nghiệm che phủ bằng vật liệu hữu cơ như rơm rạ, thân lá ngô, thân lá đậu đỗ và thực
vật sống như lạc dại, đậu nho nhe, các loại cây họ đậu hoang dại... ở các địa điểm
khác nhau như: Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Bắc Kạn đã có các kết quả tổng hợp sau:

10



- Thí nghiệm ảnh hưởng của kĩ thuật che phủ đất đến năng suất cây trồng
trên đất dốc. Các cây trồng trong thí nghiệm gồm: ngô, lúa, sắn, lạc và chè; các
vật liệu được sử dụng để che phủ như: rơm rạ, thân lá ngô, mía; thân lá cây đậu
đỗ; công thức đối chứng là không che phủ. Che phủ đất là một biện pháp hữu
hiệu trong việc tăng suất cây trồng, năng suất tăng thấp nhất là 13,9% đối với lạc
đồi và cao nhất 278% đối với giống chè Phúc Vân Tiên tuổi 2, trung bình là
62,6%, 83,3% và 46,2% tương ứng với ngô, lúa, sắn.
- Thí nghiệm ảnh hưởng của che phủ đất đến độ xói mòn đất. Thí nghiệm
tiến hành che phủ bằng vật liệu hữu cơ cho ngô, lúa và che phủ bằng thảm thực
vật cho cây ăn quả. Các ô che phủ mức độ xói mòn đất giảm từ 73% đến 94% so
với các ô không che phủ.
- Thí nghiệm ảnh hưởng của che phủ đất đến độ ẩm đất: ngô, chè tuổi 1 và
2 được che phủ bằng vật liệu hữu cơ, vườn cây ăn quả được che phủ bằng lạc dại.
Tất cả các ô có che phủ độ ẩm đất luôn luôn cao hơn so với ô đất trống. Lý do là
nước do mao dẫn đưa lên mặt đất được lớp che phủ bảo vệ khỏi bốc hơi do tác
động của nhiệt độ và gió.
- Thí nghiệm ảnh hưởng của che phủ cho ngô trên đất dốc đến khối lượng
cỏ dại. Các công thức thí nghiệm gồm: khối lượng che phủ tăng dần từ 5 tấn, 7
tấn và 10 tấn trên 1 ha. Số công làm cỏ giảm đáng kể: Số công làm cỏ giảm từ 60
ngày/ha/vụ xuống còn 20, 10, 5 ngày tương ứng cho các vật liệu 5, 7, 10 tấn
khô/ha.
- Thí nghiệm ảnh hưởng của che phủ cho ngô trên đất dốc đến độ phì của
đất: chỉ sau 1 vụ áp dụng, che phủ đất đã tăng độ pH, hàm lượng các chất hữu cơ
tăng, đặc biệt là lân và kali dễ tiêu tăng 262% và 89% so với đối chứng không
che phủ, trong khi đó hàm lượng nhôm di động giảm được 71% so với đối
chứng.
2.2.2.2. Nghiên cứu che phủ bằng sử dụng các loại cây trồng xen
+ Theo Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (2002) trồng cây che phủ cho đất
có vai trò rất quan trọng trong việc cải tạo, bảo vệ đất:
- Tạo một lớp phủ nhanh chóng bảo vệ đất, chống xói mòn và dòng chảy

trên mặt đất;
- Giữ chất dinh dưỡng và nước bớt rửa trôi theo chiều sâu và kéo chất dinh
dưỡng ở dưới sâu lên tầng đất canh tác;

11


×