Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện tân yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

DIÊM ĐĂNG HOẠT

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỦA
CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Ngô Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Diêm Đăng Hoạt

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích
định lượng; cảm ơn các thầy, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Thị Thuận đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Huyện uỷ - UBND huyện Tân Yên, Ban chỉ
đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới huyện Tân
Yên, Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới ở các xã Liên Sơn, Quang Tiến, Cao Xá,
Cao Thượng, Quế Nham và Lam Cốt; ...cùng các cán bộ thuộc Hội Nông dân, Đoàn
Thanh niên và người dân trong huyện đã tiếp nhận và nhiệt tình giúp, cung cấp các thông
tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ,
động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn này.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn,
đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của thầy, cô và bạn bè. Song,

do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên
nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm
đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Diêm Đăng Hoạt

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình và hộp ................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis Abstract ................................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3

1.5

Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới ...................... 5

2.1.1. Khái niệm và phân loại nguồn lực ........................................................................ 5
2.1.2. Nông thôn mới và yêu cầu nguồn lực cho nông thôn mới ................................... 9
2.1.3. Nội dung nghiên cứu giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong
XDNTM ............................................................................................................. 17

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới huy động nguồn lực của cộng đồng cho xây
dựng nông thôn mới ........................................................................................... 20
2.2.

Thực tiễn về huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trên thế giới
và Việt Nam ........................................................................................................ 23

2.2.1. Thực tiễn về huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trên
thế giới ............................................................................................................... 23
2.2.2. Thực tiễn về huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam............. 28

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 34
3.1.

Đặc điểm cơ bản huyện Tân Yên ....................................................................... 34

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................................... 34
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................... 35
3.1.3. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội ..................................................................... 37
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 39

3.2.1. Phương pháp chọn điểm khảo sát ....................................................................... 39
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................. 39
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin .......................................................... 42
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 44
4.1.

Thực trạng huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ............................................................................ 44

4.1.1. Tổng quan về chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Tân Yên..................... 44
4.1.2. Thực trạng huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn
mới huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang .................................................................. 48
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực của cộng đồng
trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang .................. 75

4.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện ..................................................... 75
4.2.2. Các yếu tố thuộc về phía cộng đồng ................................................................... 76
4.2.3. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách và Ban quản lý XDNTM ............................ 79
4.3.

Các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới tại huyện Tân Yên trong thời gian tới ................................................. 85

4.3.1. Các căn cứ đề ra giải pháp .................................................................................. 85
4.3.2. Định hướng xây dựng nông thôn mới của huyện Tân Yên ................................ 86
4.3.3. Các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực cho XDNTM ............................ 87
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 92
5.1.

Kết luận .............................................................................................................. 92


5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................ 93

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 94

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BCĐ

Ban chỉ đạo

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế


BTCQG

Bộ tiêu chí quốc gia

BTXM

Bê tông xi măng



Cố định

CN

Công nghiệp

CNH - HĐH

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX


Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HH

Hiện hành

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế xã hội

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

MTQG

Mục tiêu quốc gia

N-LN-TS

Nông lâm nghiệp thủy sản


NN

Nông nghiệp

NTM

Nông thôn mới

NXB

Nhà xuất bản

NH

Ngân hàng

PTNT

Phát triển nông thôn

TNCS

Thanh niên cộng sản

TNTN

Thanh niên tình nguyện

TTCN


Tiểu thủ công nghiệp

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thu thập số liệu thứ cấp ................................................................................. 39
Bảng 3.2. Đối tượng và số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng ................................... 40
Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại
huyện Tân Yên đến năm 2015 ..................................................................... 47
Bảng 4.2. Quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng NTM ...... 48
Bảng 4.3. Kế hoạch tài chính cho XDNTM năm 2014 – 2015....................................... 49
Bảng 4.4. Kế hoạch tài chính cho 6 xã điểm thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới .............................................................................................. 50
Bảng 4.5. Phương pháp huy động nguồn lực cho XDNTM ........................................... 52
Bảng 4.6. So sánh kế hoạch và kết quả thực hiện huy động vốn ngân sách cho xây
dựng nông thôn mới huyện Tân Yên ........................................................... 53
Bảng 4.7. So sánh kế hoạch và kết quả thực hiện huy động vốn ngân sách cho xây
dựng nông thôn mới ở các xã ....................................................................... 55
Bảng 4.8. Vốn ngân sách huy động cho xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã điểm
trong chương trình xây dựng nông thôn mới (2014 – 2015) ........................ 56
Bảng 4.9. Kết quả huy động vốn ngân sách thực hiện các mô hình phát triển sản
xuất thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới (2014 và 2015).............. 57
Bảng 4.10. Kết quả huy động vốn ngân sách thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2014 – 2015 của huyện Tân Yên ......................... 58
Bảng 4.11. Đánh giá kết quả huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước cho xây
dựng nông thôn mới ..................................................................................... 60
Bảng 4.12. Kết quả huy động vốn đối ứng của nhân dân cho xây dựng cơ sở hạ
tầng thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới ....................................... 66
Bảng 4.13. Đánh giá kết quả huy động nguồn tài chính cho xây dựng NTM ................ 69

Bảng 4.14. Kết quả huy động vốn từ các chương trình phối hợp và lồng ghép cho
xây dựng nông thôn mới .............................................................................. 61
Bảng 4.15. Đánh giá việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại
huyện Tân Yên thời gian qua ....................................................................... 62
Bảng 4.16. Đánh giá kết quả sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại
huyện Tân Yên ............................................................................................. 64

vi


Bảng 4.17. Đánh giá kết quả huy động nguồn lực đất đai cho xây dựng NTM so
với kế hoạch đề ra ........................................................................................ 70
Bảng 4.18. Kết quả huy động nguồn nhân lực cho xây dựng nông thôn mới ................ 71
Bảng 4.19. Kết quả huy động ngày công lao động từ Hội Nông dân cho xây dựng
NTM ............................................................................................................. 72
Bảng 4.20. Kết quả huy động ngày công lao động từ Đoàn Thanh niên cho XD
NTM ............................................................................................................. 74
Bảng 4.21. Ý kiến của cán bộ người dân về huy động nguồn nhân lực cho xây
dựng NTM .................................................................................................... 75
Bảng 4.22. Trình độ dân trí của người dân ..................................................................... 76
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng đến huy động nguồn lực
cho xây dựng nông thôn mới........................................................................ 78
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của thu nhập của người dân đến kết quả huy động vốn cho
xây dựng nông thôn mới .............................................................................. 79
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của nhóm các yếu tố về cơ chế, chính sách và năng lực ban
quản lý chương trình xây dựng NTM .......................................................... 81
Bảng 4.26. Trình độ chuyên môn của cán bộ huyện....................................................... 83
Bảng 4.27. Phân tích SWOT trong huy động các nguồn lực xây dựng NTM của
huyện Tân Yên ............................................................................................. 85


vii


DANH MỤC HÌNH VÀ HỘP
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tân Yên ................................................................. 34
Hình 3.2: Cơ cấu GTSX theo ngành kinh tế theo giá hiện hành năm 2015.................... 37
Hộp 4.1: Xuất phát điểm của huyện là một xã nghèo ..................................................... 76
Hộp 4.2. Thiếu cán bộ chuyên trách ............................................................................... 82
Hộp 4.3. Thu chi chưa được công khai minh bạch ......................................................... 84

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài: Giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn
mới tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Học viên : Diêm Đăng Hoạt
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thị Thuận
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Sau 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới, nhiều xã trên địa bàn huyện Tân Yên đã đạt được những kết quả đáng ghi
nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình huy động
các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế về phát
triển nông thôn mới tại địa phương tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp huy
động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang”.

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng việc huy động nguồn lực của cộng
đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang. Từ đó, đề xuất
một số giải pháp tăng cường huy động nguồn lực để đẩy nhanh công tác xây dựng nông
thôn mới tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang theo hướng hiệu quả, bền vững và nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề
lý luận và thực tiễn huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại
huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang; đề tài chỉ nghiên cứu trên 6 xã điểm gồm: Liên Sơn,
Quang Tiến, Cao Thượng, Ngọc Lý, Quế Nham và Lam Cốt.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng


Sử dụng phương pháp chọn điểm khảo sát thực tế kết hợp với và phân tích các
dữ liệu thu thập được.



Áp dụng các phương pháp thống kê kinh tế và giám sát đánh giá có sự tham gia
để xử lý số liệu và đánh giá kết quả đảm bảo yêu cầu khách quan và độ chính
xác cho phép với sự hỗ trợ của phần mềm Excel
Đề tài đã nghiên cứu được những kết quả chính sau:

Thứ nhất, nghiên cứu đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới: khái niệm và phân
loại nguồn lực, nông thôn mới và yêu cầu nguồn lực cho nông thôn mới, huy động

ix


nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới... Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn

của các nước trên thế giới và kinh nghiệm ở một số tỉnh thành ở Việt Nam về việc huy
động nguồn lực; vận dụng vào nghiên cứu việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Thứ hai, nghiên cứu đánh giá thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng
nông thôn mới tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang thời gian qua, bao gồm các nội dung:
huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, nguồn lực từ sức dân, từ các tổ chức đoàn
thể trong xã hội, nguồn lực từ các chương trình phối hợp lồng ghép; và việc sử dụng
nguồn lực; đánh giá kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
Thứ ba, nghiên cứu có đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy
động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Yên trong thời gian tới, bao
gồm: đa dạng hóa các hình thức huy động, huy động nguồn vốn, cần minh bạch công
khai trong việc thu chi, tạo sự công bằng trong hưởng lợi từ chương trình, phát động các
phong trào thi đua khen thưởng, cần có cơ chế huy động các nguồn lực từ địa
phương,đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ cơ sở.

x


THESIS ABSTRACT
Project title: Solution to mobilize community resources in the construction of new
countryside in Tan Yen district, Bac Giang province
Students: Hell Post Forum
Specialization: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Scientific Instructor: Assoc Ngo Thi Thuan
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The aim and object of study
Objective: To assess the state of the mobilization of community resources in

building a new countryside in Tan Yen district, Bac Giang province. Since then,
proposed a number of measures to enhance resource mobilization to accelerate the work
of building a new countryside in Tan Yen district, Bac Giang province towards
efficiency, sustainability and improve the quality of life of people .
Object and scope of the study: The object of this research is to study the
theoretical issues and practical mobilize community resources in building a new
countryside in Tan Yen district, Bac Giang province; only research topic over 6
communes including Lien Son, Quang Tien, Cao Thuong, Ngoc Ly, Que Nham and
Lam Cot.
The research methods used
• Use the method of selecting the actual survey and analysis combined with the
data collected.
• Application of economic statistical methods and monitoring and evaluation
with the participation to process data and evaluate the results against the requirements
of objectivity and accuracy allows for the support of Excel
The main results and conclusions
First, research has codified a number of theoretical issues and practical for the
community to mobilize resources in building new countryside: the concept and
classification of resources, new rural and resource requirements for new countryside,
mobilizing resources for new rural construction ... Based on the research experience of
the countries of the world and experience in a number of provinces in Vietnam on
resource mobilization; applied research on the mobilization of resources for new rural
construction in Tan Yen district, Bac Giang province.

xi


Second, studies assessing the situation to mobilize resources for the construction
of a new countryside in Tan Yen district, Bac Giang province over time, including the
following contents: mobilization of resources from the state budget and resources from

people power, from the mass organizations in society, resources from the integrated
coordination programs; and the use of resources; evaluating the results of mobilizing
resources for new rural construction.
Third, researchers have proposed a number of measures to improve the
efficiency of resource mobilization for the construction of a new countryside in Tan
Yen district in the near future, including the diversification of forms of mobilization,
mobilization capital, need public transparency in the collection and spending, create
fairness in the benefit from the program, launched the movement of emulation and
commendation, should be a mechanism to mobilize local resources, training the quality
of local staff.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chương trình xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gia
nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn,
nông dân. Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá X đã ra Nghị
quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhấn
mạnh: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 04/6/2010 Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình
mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, với mục
tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo
quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ

nghĩa” nhằm giải quyết các vấn đề trên và tạo bước phát triển mới về nông thôn.
Trong những năm qua mô hình phát triển nông thôn mới đã và đang được triển
khai và thực hiện ở nhiều địa phương trong cả nước, có rất nhiều thành tựu đã đạt
được: Diện mạo nông thôn thay đổi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được cải tạo và xây
dựng mới, cơ cấu sản xuất dần chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đặc biệt, đời
sống người dân nông thôn được cải thiện và nâng cao cả về tinh thần và vật chất.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều địa phương gặp không ít khó khăn,
bất cập. Từ phương pháp, cách làm đến các bước triển khai còn lúng túng. Các
nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới còn thiếu và yếu, nên kết quả đạt
được chưa cao. Bên cạnh đó, một số tiêu chí trong bộ tiêu chí đặt ra còn cứng
nhắc, không phù hợp với mỗi địa phương, mỗi vùng, miền. Chính vì vậy, cần có
sự tìm hiểu, nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học để tìm ra các giải pháp đồng
bộ, phù hợp, khắc phục khó khăn, thực hiện chương trình một cách có hiệu quả.
Sau khi triển khai thành công tại 11 xã điểm, hiện chương trình đang được
nhân rộng ra tại nhiều địa phương trong cả nước và huyện Tân Yên hiện đã có
6/22 xã đã được chọn để triển khai thực hiện mô hình xây dựng nông thôn mới

1


(trong đó 4 xã tỉnh và 2 xã huyện). Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm
vụ trọng tâm, UBND huyện Tân Yên đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành huy
động mọi nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn góp phần xây dựng nông
thôn mới.
Sau 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới, nhiều xã trên địa bàn huyện Tân Yên đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh trong quá
trình huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Điều này đã làm ảnh
hưởng tới việc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở huyện và Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của cả nước.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới ở huyện Tân Yên đã được triển khai như thế nào? Các nguồn lực sau
khi được huy động có thật sự được sử dụng một cách có hiệu quả? Việc huy
động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới của các địa phương trong
huyện chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Cần có giải pháp gì góp phần
nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện
Tân Yên trong thời gian tới. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế về phát triển
nông thôn mới tại địa phương tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp huy
động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng việc huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây
dựng nông thôn mới tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, từ đó, đề xuất một số
giải pháp tăng cường huy động nguồn lực để đẩy nhanh công tác xây dựng nông
thôn mới tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang theo hướng hiệu quả, bền vững và
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới và
huy động nguồn lực của cộng đồng để xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

2


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực của cộng đồng
để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn lực của cộng
đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghien cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn về các hoạt động
huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới được thể hiện ở các đối tượng
khảo sát sau:
- Các nguồn lực: đất đai, vốn, tài sản, công lao động.
- Các tác nhân chủ yếu: Người dân,ban chỉ đạo thực hiện chương trình
NTM...
- Các cơ chế chính sách huy động.
- Các hoạt động huy động.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về mặt không gian: Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi toàn huyện
Tân Yên. Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát ở một số xã đại diện.
* Về mặt thời gian:
- Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ 2011-2015.
- Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ 2015.
- Các giải pháp đề xuất đến 2020
* Về nội dung: Đề tài tập trung làm rõ thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng,
giải pháp để huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Nội dung của huy động nguồn lực của cộng đồng để xây dựng nông thôn
mới là gì?
- Thực trạng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ra sao?

3



- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến huy động nguồn lực của cộng đồng để
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang?
- Trong những năm tới cần thực hiện những giải pháp nào để tăng cường
huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang?
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã chỉ ra được các nguồn lực cần huy động, vai trò của nguồn lực
và cách thức huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.
Tìm hiểu, đánh giá được thực trạng huy động nguồn lực xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực của cộng đồng
để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong
những thời gian qua.
Từ đó đề ra những giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn lực của
cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tân Yên tỉnh,
Bắc Giang.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐỂ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Khái niệm và phân loại nguồn lực
a. Khái niệm và phân loại nguồn lực
* Khái niệm nguồn lực
Theo quan điểm hệ thống, “Nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương
tiện mà hệ thống có quyền chi phối, điều khiển, sử dụng để thực hiện mục tiêu của
mình. Đối với hệ thống kinh tế - xã hội, có thể chia nguồn lực ra các bộ phận khác
nhau như: nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực và nguồn thông tin”.

Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc có
khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được vào
sử dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem xét là nguồn
lực (Trương Văn Tuyển, 2007).
* Phân loại nguồn lực
Các nguồn lực được xem xét ở nhiều góc độ. Có nghĩa là dưới nhiều góc
độ, người ta chia các nguồn lực thành các loại khác nhau để có thái độ đúng đắn
và có cách ứng xử với chúng thích hợp. Với cách nhận thức như thế và trên quan
điểm thiết thực, việc phân chia các nguồn lực được tiến hành. Theo Phạm Huỳnh
Thanh Vân (2007) phân loại nguồn lực dựa vào các căn cứ sau.
+ Căn cứ vào nguồn gốc
- Vị trí địa lý: tạo ra thuận lợi hay khó khăn cho việc trao đổi, tiếp cận hay
cùng phát triển giữa các vùng trong một nước hay giữa các quốc gia với nhau.
- Nguồn lực tự nhiên: là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội: có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn
chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng quốc gia.
+ Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
- Nguồn lực trong nước (có ý nghĩa quyết định): nguồn lực trong nước còn
gọi là nội lực, bao gồm các nguồn lực tự nhiên, nhân văn, hệ thống tài sản quốc
gia, đường lối chính sách đang được khai thác.

5


- Nguồn lực nước ngoài (có vai trò quan trọng): nguồn lực nước ngoài còn
được gọi là nguồn ngoại lực, bao gồm khoa học, kỹ thuật và công nghệ, nguồn
vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất… từ nước ngoài.
+ Căn cứ vào tính chất
Nguồn lực còn được chia thành nguồn nhân lực và nguồn vật lực; trong
đó, nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực từ con người như sức mạnh, trí óc…

nguồn vật lực được hiểu là các nguồn lực từ tiền bạc, vật chất… khi con người
làm nên tất cả và quyết định tất cả nên nguồn lực con người được gọi là nguồn
lực của mọi nguồn lực.
Nguồn vật lực là những phần đất dành cho xây dựng nông thôn mới như
xây dựng đường giao thông nông thôn. Đó có thể là những hỗ trợ về vật chất
trang thiết bị cho văn phòng UBND các xã, các thiết bị hay phương tiện phục vụ
sự phát triển nông thôn ở các xã.
Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân
lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con
người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể
phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của
xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư
trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là
toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố
về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.
Nguồn tài lực (nguồn lực tài chính) là toàn bộ quá trình huy động và sử
dụng vốn được thể hiện dưới hình thức giá trị. Mọi hoạt động đều cần phải có
một nguồn lực tài chính nhất định để thực hiện các mục tiêu của hoạt động đó.
(Phạm Huỳnh Thanh Vân, 2007).
Nguồn vật lực (nguồn lực vật chất)
Nguồn lực vật chất gồm có tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất đai,
tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên thủy điện, tài nguyên nước, tài
nguyên khí hậu, vị trí địa lý kinh tế...) và cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng:
nhà cửa, công trình công cộng, đường sá, hệ thống cung cấp và thoát nước, hệ
thống viễn thông và truyền thông, hệ thống xử lý chất thải...(Phạm Huỳnh
Thanh Vân, 2007).
Đối với một quốc gia, nguồn lực là tổng thể vị trí, các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách,

6



vốn, thị trường… ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm
phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
b. Khái niệm nguồn lực của cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới
Nguồn lực của cộng đồng chi cho xây dựng nông thôn mới được hiểu là
tập hợp các yếu tố mà chương trình xây dựng nông thôn mới sử dụng để thực
hiện các mục tiêu của chương trình. Nguồn lực của cộng đồng cho XDNTM bao
gồm: Nguồn nhân lực, nguồn vật lực và thể hiện trong đó nguồn nhân lực đóng
vai trò quyết định.
Thuật ngữ nguồn nhân lực (hurman resourses) xuất hiện vào thập niên 80
của thế kỷ XX khi mà có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng
con người trong kinh tế lao động. Nếu như trước đây, phương thức quản trị con
người (personnel management) với đặc trưng coi con người là lực lượng thừa
hành, phụ thuộc, và cần khai thác tối đa sức lao động của họ với chi phí tối thiểu
thì từ năm 80 đến nay với phương thức mới, quản lý nguồn nhân lực (hurman
resourses management) với tính chất mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, tạo điều kiện
tốt hơn để người lao động có thể phát huy ở mức cao nhất các khả năng tiềm
tằng, vốn có của họ thông qua tích lũy tự nhiên trong quá trình lao động phát
triển. Có thể nói sự xuất hiện của thuật ngữ “Nguồn nhân lực” là một trong
những biểu hiện cụ thể cho sự thắng thế của phương thức quản lý mới đối với
phương thức quản lý cũ trong việc sử dụng nguồn lực con người (Phạm Huỳnh
Thanh Vân, 2007).
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về “nguồn nhân lực”:
- Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô,
loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình
phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu
vực, thế giới. Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quan niệm coi nguồn
lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự
phát triển nói chung của tổ chức;

- Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá
nhân bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công, đạt
được mục tiêu của tổ chức (Bùi văn Hưng và cs., 2009).
Tuy có những định nghĩa khác nhau tùy theo giác độ tiếp cận nghiên cứu
nhưng điểm chung mà ta có thể dễ dàng nhận thấy qua các định nghĩa trên vê
nguồn nhân lực là:

7


- Số lượng nhân lực. Nói đến nguồn nhân lực của bất kỳ một tổ chức, một
địa phương hay một quốc gia nào câu hỏi đầu tiên đặt ra là có bao nhiêu người và
sẽ có thêm bao nhiêu người nữa trong tương lai. Đây là những câu hỏi cho việc
xác định số lượng nguồn nhân lực. Sự phát triển về số lượng nguồn nhân lực dựa
trên hai nhóm yếu tố bên trong (ví dụ: nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi phải tăng
số lượng lao động) và những yếu tố bên ngoài của tổ chức như sự gia tăng về dân
số hay lực lượng lao động do di dân (Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới, 2014).
- Chất lượng nhân lực. Chất lượng nhân lực là yếu tố tổng hợp của nhiều
yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khỏe,
thẩm mỹ… của người lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai
yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
(Trương Văn Tuyển, 2007).
- Cơ cấu nhân lực. Cơ cấu nhân lực là yếu tố không thể thiếu khi xem xét
đánh giá về nguồn nhân lực. Cơ cấu nhân lực thể hiện trên các phương diện khác
nhau như cơ cấu trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi… Cơ cấu nguồn nhân lực của
một quốc gia nói chung được quyết định bởi cơ cấu đào tạo và cơ cấu kinh tế
theo đó sẽ có một tỷ lệ nhất định nhân lực. Chẳng hạn như cơ cấu nhân lực lao
động trong khu vực kinh tế tư nhân của các nước trên thế giới phổ biến là 5 – 3 –
1 cụ thể là 5 công nhân kỹ thuật, 3 trung cấp nghề và 1 kỹ sư; đối với nước ta cơ

cấu này có phần ngược tức là số người có trình độ đại học, trên đại học nhiều hơn
số công nhân kỹ thuật. Hay cơ cấu nhân lực về giới tính trong khu vực công của
nước ta cũng có những biểu hiện của sự mất cân đối (Trương Văn Tuyển, 2007).
Tóm lại, nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố về số
lượng, chất lượng và cơ cấu phát triển người lao động nói chung cả ở hiện tại
cũng như trong tương lai, là tiềm năng của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi
quốc gia, khu vực và thế giới.
c. Khái niệm về huy động nguồn lực của cộng đồng cho XDNTM
Huy động nguồn lực: là tất cả các hoạt động, chính sách và các quyết định
quản lý liên quan và có ảnh hưởng số lượng và chất lượng nguồn lực. Huy động
nguồn lực đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược và gắn với các hoạt động cụ thể
(Tạ Đăng Giang, 2013).
Huy động nguồn lực: Là một quá trình trong đó sử dụng cách thức nhất

8


định nhằm phát huy tối đa các nguồn lực tài chính phục vụ mục tiêu phát triển.
Các hoạt động huy động bao gồm: Xây dựng kế hoạch huy động, tăng cường đề
nghị hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, ngân sách tỉnh, hoạt động tuyên truyền nang
cao nhận thức của con người trong XDNTM, vận động người dân địa phương
tham gia đóng góp nguồn lực cho XDNTM, tăng cường huy động hỗ trợ từ các
doanh nghiệp (Vũ Hà Thanh, 2013).
d. Giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng cho XDNTM
Theo Tạ Đăng Giang (2013) giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng
cho XDNTM gồm:
(1) Huy động nguồn lực tài chính hộ gia đình (từ người dân địa phương):
Tài chính của các hộ gia đình chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dùng của
gia đình. Một phần của quỹ này có thể tham gia vào quỹ Ngân sách nhà nước
dưới hình thức nộp thuế, phí, lệ phí; tham gia vào các quỹ bảo hiểm theo các mục

đích bảo hiểm khác nhau; tham gia vào các quỹ tín dụng dưới hình thức gửi tiền
tiết kiệm,… Phần tài chính tạm thời nhàn rỗi của quý này có thể được sử dụng để
đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong phạm vi kinh tế hộ gia đình, tham gia thị
trường tài chính ( góp cổ phần, mua cổ phiếu, trái phiếu,…).
(2) Huy động nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp: Tài chính doanh
nghiệp là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính quốc gia. TCDN có các nhiệm vụ:
+ Bảo đảm vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của sản xuất
kinh doanh.
+ Tổ chức cho vốn chu chuyển một cách liên tục và có hiệu quả.
+ Phân phối thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp theo đúng quy định
của Nhà nước
+ Kiểm tra mọi quá trình vận động của các nguồn tài chính trong doanh
nghiệp, đồng thời, kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các
quá trình đó.
2.1.2. Nông thôn mới và yêu cầu nguồn lực cho nông thôn mới
2.1.2.1. Giới thiệu nội dung và mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, là một
chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc
phòng, bao gồm 11 nội dung.

9


(1) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
* Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới. Đến năm 2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn
cả nước làm cơ sở đầu tư xây dựng nông thôn mới, làm cơ sở để thực hiện mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
* Nội dung
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông

nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các
khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã (Trịnh
Quang Hưng, 2013).
(2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Theo Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (2014)
gồm những nội dung sau:
* Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí
quốc gia nông thôn mới.
* Nội dung
- Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao
thông trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được
nhựa hoá hoặc bê tông hoá) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường
thôn, xóm cơ bản cứng hoá);
- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh
hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí NTM và
năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn
hoá thể thao trên địa bàn xã. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hoá xã, thôn đạt
chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về y tế trên
địa bàn xã. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt
chuẩn;
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về giáo
dục trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có

10


75% số xã đạt chuẩn;

- Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Đến 2015 có 65% số xã
đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn;
- Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số
xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hoá). Đến 2020 có 77% số
xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hoá hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch)
(3) Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Theo Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (2015)
gồm những nội dung sau:
* Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới. Đến năm 2015 có 20% số xã đạt, đến 2020 có 50% số xã đạt
* Nội dung
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng
phát triển sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao;
- Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp;
- Cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp;
- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm "mỗi
làng một sản phẩm", phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương;
- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công
nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao
động nông thôn.
(4) Giảm nghèo và an sinh xã hội
Theo Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (2015)
gồm những nội dung sau:
* Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
* Nội dung:
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho
62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới;


11


- Tiếp tục triển khai Chương trình MTQG về giảm nghèo;
- Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
(5) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở
nông thôn
Theo Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (2014)
gồm những nội dung sau:
* Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới. Đến 2015 có 65% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.
* Nội dung:
- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã;
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình
kinh tế ở nông thôn.
(6) Phát triển giáo dục – đào tạo ở nông thôn
Theo Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang khóa XVIII, kỳ họp thứ 4 (2015),
phát triển giáo dục – đào tạo ở nông thôn như sau:
* Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới. Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn.
* Nội dung:
Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
(7) Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn
Theo Thủ tướng chính phủ (2010) về Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư
dân nông thôn như sau:
* Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.

* Nội dung:
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực Y tế,
đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
(8) Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn
Theo Thủ tướng chính phủ (2010) về Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư

12


×