Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

giải pháp huy động vốn tại ngân hàng hợp tác chi nhánh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THỦY

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH BẮC NINH
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS. TS. Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện, Ban Quản lý
đào tạo, Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo và cán bộ Ngân hàng Hợp Tác – Chi nhánh
Bắc Ninh và các khách hàng của Ngân đã cung cấp số liệu, thông tin giúp tôi hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thủy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................. v
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.4.1

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.2

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp huy động vốn tại ngân hàng
hợp tác chi nhánh Bắc Ninh............................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan ................................................................................ 4

2.1.2.


Sự cần thiết huy động vốn của NHTM ............................................................. 15

2.1.3.

Nguyên tắc huy động vốn ................................................................................. 18

2.1.4.

Nội dung huy động vốn của NHTM ................................................................. 21

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM ...................................... 30

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 32

2.2.1.

Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng .......................................... 32

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm ......................................................................................... 33

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35
3.2


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 40

3.2.1

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 40

3.2.2

Phương pháp điều tra thu thập số liệu, thông tin .............................................. 40

3.2.3.

Phương pháp xử lý, tính toán số liệu ................................................................ 41

iii


3.2.4

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 41

3.2.5.

Hệ thông chỉ tiêu phân tích ............................................................................... 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 43
4.1

Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng hợp tác - Chi nhánh Bắc Ninh ......... 43


4.1.1

Khái quát quá trình phát triển của Ngân hàng .................................................. 43

4.1.2

Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác – chi nhánh Bắc Ninh ......... 48

4.1.3

Đánh giá chung về huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác – Chi nhánh Bắc
Ninh .................................................................................................................. 59

4.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tại Ngân hàng hợp tác – chi
nhánh Bắc Ninh ................................................................................................ 63

4.2.1

Chính sách, pháp luật Ngân hàng ..................................................................... 63

4.2.2

Chính sách, chiến lược của ngân hàng ............................................................. 65

4.2.3

Lãi suất huy động ............................................................................................. 67


4.2.4

Năng lực cán bộ tín dụng .................................................................................. 69

4.2.5

Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................... 71

4.2.6

Tâm lý khách hàng ........................................................................................... 74

4.2.7

Mức độ tin cậy của ngân hàng .......................................................................... 75

4.2.8

Thương hiệu của ngân hàng.............................................................................. 77

4.3

Định hướng và giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng hợp tác chi
nhánh Bắc Ninh.................................................................................................. 78

4.3.1

Định hướng ....................................................................................................... 78

4.3.2


Các giải pháp chủ yếu ....................................................................................... 79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 88
5.1

Kết luận............................................................................................................. 88

5.2

Kiến nghị .......................................................................................................... 89

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 90
Phụ lục .......................................................................................................................... 92

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCN

Cụm công nghiệp

KCN

Khu công nghiệp


KTXH

Kinh tế xã hội

NH

Ngân hàng

NHHT

Ngân hàng Hợp tác

NHHTX

Ngân hàng Hợp tác xã

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NVHD

Nguồn vốn huy động

QTDND


Quỹ tín dụng nhân dân

QTDNDTW

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

TCTD

Tổ chức tín dụng

VHD

Vốn huy động

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình huy động vốn và đầu tư tín dụng của Ngân hàng Hợp tác chi
nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2013 – 2015 ....................................................... 47
Bảng 4.2. Kết quả huy động vốn theo đối tượng huy động.......................................... 52
Bảng 4.3. Kết quả huy động vốn theo thời gian huy động ........................................... 54
Bảng 4.4. Lãi suất huy động của Ngân hàng Hợp tác giai đoạn 2013 - 2015 .............. 57
Bảng 4.5. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh từ
2013 - 2015 .................................................................................................. 58
Bảng 4.6. Đánh giá của cán bộ, nhân viên NH vềchính sách và pháp luật tớihuy
động vốn....................................................................................................... 63
Bảng 4.7. Hoàn thiện một số nội dung của chính sách, pháp luật về huy động
vốn của ngân hàng ....................................................................................... 64

Bảng 4.8. Đánh giá của cán bộ, nhân viên NH về sự phù hợp của chiến lược kinh
doanh của NH .............................................................................................. 65
Bảng 4.9. Các chính sách ngân hàng cần hoàn thiện trong thời gian tới ..................... 66
Bảng 4.10. Đánh giá của khách hàng về năng lực cán bộ ngân hàng ............................ 70
Bảng 4.11. Nhu cầu đào tạo chuyên môn của cán bộ ngân hàng ................................... 71
Bảng 4.12. Đánh giá về địa điểm đặt các phòng giao dịch của ngân hàng .................... 72
Bảng 4.13. Các lựa chọn hình thức đầu tư của người dân.............................................. 73
Bảng 4.14. Các yếu tố ảnh hưởng tâm lý khách hàng .................................................... 75
Bảng 4.15. Thương hiệu Ngân hàng được khách hàng lựa chọn ngoài ngân hàng
Hợp Tác........................................................................................................ 78

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc
Ninh trong giai đoạn 2013 – 2015 ............................................................. 56
Biểu đồ 4.2. Đánh giá của khách hàng về mức lãi suất huy động tại Ngân hàng
Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh...................................................................... 68
Biểu đồ 4.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc
Ninh năm 2016 ........................................................................................... 69
Biểu đồ 4.4. Đánh giá về điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh ........................... 73
Biểu đồ 4.5. Mức độ yên tâm của khách hàng khi thực hiện giao dịch tại ngân
hàng Hợp Tác, chi nhánh Bắc Ninh .......................................................... 76

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thủy

Tên luận văn: "Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh"
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong bất kỳ nền kinh tế sôi động nào, vốn bao giờ cũng là nguồn lực khan
hiếm. Vì vậy, sử dụng vốn có hiệu quả là mục tiêu của bất kỳ nhà quản lý kinh tế nào,
dù ở tầm vĩ mô hay vi mô. Ở Việt Nam cũng vậy, vấn đề vốn đang là đòi hỏi cấp bách
trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nó đóng vai trò quyết định
đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Trong quá trình chuyển sang nền
kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng
nói riêng, đặt ra cho hệ thống ngân hàng Việt nam không ít những khó khăn và thách.
Do đó, muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế năng động đó thì việc quan tâm tìm
kiếm các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong đó nâng cao chất
lượng huy động vốn là một tất yếu khách quan đối với các ngân hàng nói chung và
Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh nói riêng.
Trong nghiên cứu này, tôi tập trung đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng Hợp Tác chi nhánh Bắc Ninh, từ đó đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường huy động vốn cho Ngân hàng. Tương
ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại; (2) Đánh giá thực trạng hoạt động
huy động vốn; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại Ngân
hàng Hợp Tác chi nhánh Bắc Ninh những năm gần đây; (3) Đề xuất một số giải pháp
tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Hợp Tác chi nhánh Bắc Ninh trong những
năm tới.
Đề tài sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích và đưa ra các
nhận định, đề xuất giải pháp. Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu dựa vào
những số liệu đã có ở quá khứ của Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh và các số
liệu từ các ấn phẩm khác của Nhà nước, sách báo, phương tiện truyền thông, tạp chí

chuyên ngành. Nguồn số liệu sơ cấp thu thập bằng cách phỏng vấn khảo sát các đối
tượng có liên quan như: Cán bộ quản lý trong ngân hàng, cán bộ tín dụng, giám đốc các
phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh quản lý, khách hàng của ngân hàng bao gồm cả
khách hàng cá nhân và tổ chức. Số liệu, thông tin được xử lý, phân tích bằng phương
pháp tổng hợp, thống kê mô tả.
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn các hoạt động huy động vốn tại
ngân hàng Hợp Tác, chi nhánh Bắc Ninh chúng tôi đã rút ra một số kết luận như sau:

viii


Lượng vốn huy động tăng nhanh và ổn định, trung bình nguồn vốn huy động tại Ngân
hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh tăng 43,75%/năm tương ứng với mức tăng từ 925,75
tỷ đồng năm 2013 lên 1913,08 tỷ đồng năm 2015, đây là một con số khá ấn tượng trong
bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Điều này chứng tỏ Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc
Ninh có chiến lược huy động vốn đúng đắn và có hiệu quả. Nghiên cứu cũng cho thấy
có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Hợp Tác chi
nhánh Bắc Ninh như: chính sách pháp luật của Nhà nước, lãi suất huy động, điều kiện
phát triển kinh tế xã hội, các điều kiện về cơ sở vật chất của ngân hàng, năng lực của
cán bộ ngân hàng và các yếu tố chủ quan về phía khách hàng.
Thông qua nghiên cứu, đề tài đưa ra những giải pháp nhằm đạt được các mục
tiêu chiến lược trong phát triển về chỉ tiêu huy động vốn và hoạt động kinh doanh của
ngân hàng Hợp Tác, chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian tới. Các giải pháp bao gồm: đa
dạng hình thức và thời gian huy động, cung cấp các dịch vụ mới, nâng cao chất lương
các dịch vụ của ngân hàng, xây dựng và quảng bá thương hiệu của ngân hàng, nâng cao
trình độ chuyên môn và năng lực của cán bộ ngân hàng, hiện đại hóa trang thiết bị phục
vụ hoạt động của ngân hàng, tìm kiếm khách hàng mới và duy trì lượng khách hàng
hiện có.

ix



THESIS ABSTRACT
Name of author: Nguyen Thi Thuy
Title of the thesis: "Solutions for capital mobilization in the Co-operative Bank of
Vietnam, Bac Ninh Branch"
Major: Economic Management

Code:60.34.04.10

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
In any effervescent economy, capital is always a scare resource. Hence, efficient
use of capital is the aim of any economic managers, whether at macro or micro levels.
In Vietnam, capital is also at the heart of the idustrialization-modernization of the
country, it plays the fundamental role in the national economic growth and
development. During the transition process to a market economy, the international
integration of the economy in general and of the banking system in particular poses
various difficulties and challenges for the Vietnamese banking system. Therefore, to
survive and thrive in that dynamic economy, it is indispensable to pay attention and
look for feasible solutions for improving economic efficiency, especially enhancing the
quality of the capital mobilization activities for banks in general and for the Cooperative Bank of Vietnam - Bac Ninh Branch in particular.
The general focus of this research is to assess the reality and the affecting factors
of capital mobilization at the Co-operative Bank of Vietnam - Bac Ninh Branch, and
then to propose some solutions to strengthen capital mobilization for the bank branch.
Therefore, there were several specific objectives set out, including (1) To clarify and
systemize basic theoretical and empirical literature of capital mobilization activities of
commercial banks; (2) To assess the reality of capital mobilization, and analyze the
affecting factors for capital mobilization at the Co-operative Bank of Vietnam - Bac
Ninh Branch over the past few years; (3) And finally, to propose some solutions to
improving the efficiency of capital mobilization activities at the Co-operative Bank of

Vietnam - Bac Ninh Branch in the coming years.
Both primary data and secondary data were employed for the analysis in order to
find out judgments and propose efective solutions. Secondary data collected mainly
consist of existing data of the Co-operative Bank of Vietnam - Bac Ninh Branch as well
as data from other publications of the government, books, media, and academic
journals. The primary data used in the study were collected through survey interview
with relating stakeholders such as managers at the bank, credit officers, directors of
different transaction offices at the branch, and customers including both individual
customers and organizations. The collected data and information were processed and
analyzed by using integrated approach, descriptive.

x


Based on the theoretical and empirical examination of capital mobilization
activities at the Co-operative Bank of Vietnam - Bac Ninh Branch, there were some
main findings as follows: the capital raised increased rapidly and steadily, on average
the capital raised at the Co-operative Bank of Vietnam - Bac Ninh Branch increased by
43.75% annually, corresponding to the increase from 925.75 billions VND in 2013 to
1913.08 billions VND in 2015, which was fairly impressive in the context of the current
economy. That suggests that the Co-operative Bank of Vietnam - Bac Ninh Branch had
employed effective and suitable strategies in mobilizing capital. The study also
suggested that there were many factors affecting the mobilization of capital at the Cooperative Bank of Vietnam - Bac Ninh Branch such as: legal policy of the government,
interest rates, conditions for socio-economic development, bank’s infrastructure,
capacities of bank staff and other subjective factors directly relating to the customers.
Based on the above key findings, the following solutions were put forward to to
achieve the target capital mobilization growth rates and meeting strategic objectives of
the Co-operative Bank of Vietnam, Bac Ninh Branch in the coming years. The main
measures include diversifying forms and time-periods for raising capital, offering new
bank services, enhancing quality of the current bank services, developing and

advertising the bank brand, enhancing capacities of the bank staff, modernizing bank
facilities and equipment, maintaining current customers and establishing future
customers.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bất kỳ nền kinh tế sôi động nào, vốn bao giờ cũng là nguồn lực
khan hiếm. Vì vậy, sử dụng vốn có hiệu quả là mục tiêu của bất kỳ nhà quản lý
kinh tế nào, dù ở tầm vĩ mô hay vi mô. Ở Việt Nam cũng vậy, vấn đề vốn đang là
đòi hỏi cấp bách trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nó
đóng vai trò quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
Nền kinh tế của một quốc gia chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có
chính sách tài chính, tiền tệ đúng đắn và hệ thống ngân hàng hoạt động đủ mạnh,
có hiệu quả cao. Có khả năng thu hút, tập trung các nguồn vốn và phân bổ có
hiệu quả các nguồn vốn vào sản xuất.
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế của
nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, đặt ra cho hệ thống ngân
hàng Việt nam không ít những khó khăn và thách thức cần phải xử lý như: Vốn,
trình độ công nghệ, năng lực đội ngũ cán bộ... Do đó, muốn tồn tại và phát triển
trong nền kinh tế năng động đó, mỗi ngân hàng cần phải xác định cho mình con
đường đi phù hợp và hiệu quả nhất, quan tâm tìm kiếm các giải pháp khả thi
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong đó nâng cao chất lượng huy động vốn
là một tất yếu khách quan, đồng thời cũng là một bài toán khó đói với các ngân
hàng để ổn định và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh được đánh
giá là nhạy cảm và nhiều cạnh tranh.
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường tài
chính ở Việt Nam ngày càng phát triển và sôi động với sự tham gia ngày càng

nhiều của các tổ chức tài chính nước ngoài, các ngân hàng thương mại cổ phần
và sự hiện diện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Do đó, tình hình cạnh
tranh trên thị trường tài chính ngày càng khốc liệt. Thêm vào đó, việc có thêm
nhiều kênh đầu tư hấp dẫn như thị trường chứng khoán, sàn giao dịch vàng đã thu
hút một phần vốn khá lớn trong dân cư và doanh nghiệp thì công tác huy động vốn
của các ngân hàng ngày càng khó khăn và đứng trước nhiều thách thức cạnh tranh.
Chính vì vậy, yêu cầu khai thác và sử dụng tối đa các nguồn vốn đang còn
tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế và dân cư luôn là một thách thức lớn. Nhận
thức được tầm quan trọng và đứng trước đòi hỏi của thực tiễn, tôi lựa chọn đề tài:
“Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Hợp Tác chi nhánh Bắc Ninh” làm
luận văn nghiên cứu của mình.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huy
động vốn của Ngân hàng Hợp Tác chi nhánh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm tăng cường huy động vốn cho Ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động vốn tại
Ngân hàng thương mại;
- Đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn; phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Hợp Tác chi nhánh Bắc Ninh
những năm gần đây;
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Hợp
Tác chi nhánh Bắc Ninh trong những năm tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại

là gì?
Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Hợp tác chi nhánh
Bắc Ninh như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh những năm gần đây?
Trong những năm tới, Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh cần những
giải pháp gì nhằm tăng cường huy động vốn?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
huy động vốn của ngân hàng, các hoạt huy động vốn của ngân hàng Hợp Tác, chi
nhánh Bắc Ninh.
Đối tượng điều tra là các cán bộ, nhân viên viên của ngân hàng và các
khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng Hợp Tác chi nhánh Bắc Ninh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động
huy động vốn của ngân hàng Hợp Tác chi nhánh Bắc Ninh.

2


+ Về không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu tại ngân hàng Hợp Tác chi
nhánh Bắc Ninh.
+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2013 – 2015, đề xuất
giải pháp đến 2020. Số liệu điều tra năm 2016.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài “Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc
Ninh” có một số đóng góp và ý nghĩa như sau:
1. Đề tài đã vận dụng lý luận, thực tiễn về hoạt động huy động vốn tại ngân
hàng thương mại và kinh nghiệm về hoạt động huy động vốn của một số ngân

hàng trên thế giới nhằm áp dụng thực tế phù hợp với tình hình và điều kiện của
Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh.
2. Đề tài đã đánh giá được thực trạng hoạt động huy động vốn của Chi
nhánh, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn cũng như xác định và phân tích các yếu
tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc
Ninh những năm gần đây.
3. Các giải pháp của đề tài được đề xuất trên cơ sở phân tích và đánh giá
thực trạng cũng như phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy
động vốn tại chi nhánh. Kết quả nghiên cứu và các giải pháp của đề tài có thể áp
dụng nhằm tăng cường huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh nói chung và Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh nói riêng.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP HUY
ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH BẮC NINH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Ngân hàng
a) Khái niệm
Ngân hàng được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền
sản xuất hàng hóa nhằm phục vụ cho nhu cầu trao đổi hàng hóa trong và ngoài
nước cũng như nhu cầu lưu thông tiền tệ. Có quan điểm khác nhau của nhiều tác
giả về khái niệm ngân hàng, dựa trên những khía cạnh nghiên cứu riêng biệt mà
ngân hàng được định nghĩa sao cho phù hợp nhất và phản ánh rõ nhất đặc điểm
của một loại hình kinh doanh đặc biệt, đó là kinh doanh tiền tệ. Theo Giáo sư
Peter Rose thì “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục
các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ
thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ

chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền
gửi và xác định kênh tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay, trực tiếp hoặc gián
tiếp thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng là kết nối giữa khách hàng có thâm
hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn (Phan Thị Thu Hà, 2013).
Theo luật ngân hàng của Pháp năm 1941 thì "Ngân hàng là những xí
nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình
thức kỷ thác hay hình thức khác, các số tiền mà họ dùng cho chính họ và các
nghiệp vụ chứng khoán tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Hay như ở Ấn Độ, luật
ngân hàng năm 1950 và được bổ sung năm 1959 đã nêu: "Ngân hàng là cơ sở
nhận các khoản tiền kỷ thác để cho vay, tài trợ, đầu tư”. Và theo luật ngân hàng
của Đan Mạch năm 1930 định nghĩa: "Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp
vụ nhận tiền kỷ thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa
ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân,
đứng ra bảo hiểm”.
Ở Việt Nam, theo quy định tại luật các tổ chức tín dụng thì Ngân hàng
được định nghĩa như sau: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ

4


mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách
nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu
và làm phương tiện thanh toán” (Quốc hội, 2010).
Mặc dù đã trải qua quá trình phát triển lâu dài, nhưng cho đến nay khái
niệm cụ thể về Ngân hàng thương mại vẫn chưa được thực sự thống nhất, mà vẫn
còn có nhiều khái niệm khác nhau. Theo cách tiếp cận trên phương diện các loại
hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì cho rằng: “Ngân hàng thương mại là một
loại hình tổ chức tài chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng
nhất, đặc biệt là tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài

chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Cũng có
một quan điểm khác cho rằng: “Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh
nghiệp hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng” (Trích bởi Vũ
Thị Lâm, 2010).
Ngân hàng thương mại cổ phần là cách gọi ở Việt Nam các ngân hàng
hoạt động kinh doanh, thương mại theo mô hình cổ phần và tuân theo các luật
riêng của Chính phủ và các quy chế, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam khi hoạt động. Gọi là ngân hàng thương mại cổ phần để phân biệt với các
ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại liên doanh và chi
nhánh NHTM nước ngoài tại Việt Nam.
Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và
hoạt động của Ngân hàng thương mại thì: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng
được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của
Nhà nước. Ngân hàng thương mại theo Nghị định này gồm ngân hàng thương
mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân”. Cũng
theo Nghị định này thì các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại bao
gồm: hoạt động huy động vốn; hoạt động tín dụng; dịch vụ thanh toán và ngân
quỹ (Chính phủ, 2009).
b) Vai trò của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ
biến nhất hiện nay. Đây là tổ chức nhận tiền gửi đóng vai trò là trung gian tài
chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp
cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp. Các
ngân hàng thương mại huy động vốn chủ yếu dưới dạng: tiền gửi thanh toán, tiền
gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn. Vốn huy động được dùng để cho vay: cho vay

5



thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản và để mua chứng khoán
chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương. Ngân hàng thương mại dù ở
quốc gia nào cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất, cũng là trung gian
tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất.
Với vị trí quan trọng đó, Ngân hàng thương mại đảm nhiệm những chức
năng khác nhau trong nền kinh tế như: Chức năng trung gian tín dụng Khi thực
hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối
giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng
thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay
và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay
và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi
vay: Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi dưới
hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa ngân hàng còn đảm bảo
cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi.
Đối với người đi vay, họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu vốn kinh doanh tiện lợi, chắc
chắn và hợp pháp, chi tiêu, thanh toán mà không chi phí nhiều về sức lực thời
gian cho việc tìm kiếm những nơi cung ứng vốn riêng lẻ. Đặc biệt là đối với nền
kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện
liên tục và mở rộng quy mô sản xuất (Phạm Thị Thúy, 2013).
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất
của ngân hàng thương mại. Chức năng tạo tiền, chức năng tạo tiền không giới
hạn trong hành động in thêm tiền và phát hành tiền mới của Ngân hàng Nhà
nước. Bản thân các ngân hàng thương mại trong quá trình thực hiện các chức
năng của mình vẫn có khả năng tạo ra tiền tín dụng thể hiện trên tài khoản tiền
gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ
phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch.
Theo tổ chức và mục tiêu hoạt động của các loại hình ngân hàng, hiện nay
hệ thống Ngân hàng Việt Nam bao gồm hai cấp: Ngân hàng thương mại và Ngân
hàng Trung ương, Ngân hàng thương mại ra đời với tính chất là nhận tiền gửi, sử

dụng vào nhiệm vụ cho vay, chứng khoán và các dịch vụ khác của ngân hàng,
ngày càng thể hiện rõ vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế. Với chức năng
của mình, Ngân hàng thương mại giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thể
hiện qua các nội dung sau:

6


Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế. Thực tế cho
thấy, để phát triển kinh tế các đơn vị kinh tế cần phải có một lượng vốn lớn đầu
tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Nhưng điều khó
khăn hơn lợi ích là cần có người đứng ra tập trung tiền nhàn dỗi ở mọi nơi mọi
lúc và kịp thời cung ứng cho nơi cần vốn. Bằng vốn huy động được trong xã hội
thông qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng thương mại đã cung cấp vốn cho mọi
hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất.
Nhờ có hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại và đặc biệt là hoạt động
tín dụng, các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy
móc, công nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất
lượng sản phẩm cho xã hội (Trần Thị Xuân Hương và Hoàng Minh Ngọc, 2011).
Ngân hàng thương mại là cầu nối các doanh nghiệp với thị trường. Bước
sang cơ chế thị trường, đòi hỏi sự phát triển của tín dụng Ngân hàng đã làm biến
đổi hoạt động rỗng nát trong các nhà máy, xí nghiệp khơi dậy sức sống bằng các
dây chuyền sản xuất hiện đại năng suất cao, thực hiện chuyển giao công nghệ từ
các nước tiên tiến. Điều không thể thực hiện bằng vốn tự có của các doanh
nghiệp vốn dĩ đã rất ít ỏi. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng còn cung cấp một
phần vốn không nhỏ trong việc tăng cường nguồn vốn lưu động của các doanh
nghiệp. Một vấn đề luôn là mối lo thường trực của các doanh nghiệp. Một khía
cạnh khác đòi hỏi sự có mặt của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp. Đó là
một ngân quỹ để dành cho việc đào tạo đội ngũ lao động phù hợp với sự phát
triển của khoa học - kỹ thuật - công nghệ cao. Đặc biệt trong điều kiện nước ta

vẫn còn thiếu nhiều những chuyên gia đầu ngành, những cán bộ có năng lực và
những công nhân lành nghề (Nguyễn Minh Tuyết, 2013).
Ngân hàng thương mại là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền
kinh tế. Cùng với sự vận động của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng được chia
làm hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng
trung ương được Nhà nước cấp vốn cho hoạt động và sử dụng như công cụ để
quản lý hoạt động tiền tệ, điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia. Nhà nước điều tiết
ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường thông qua hoạt động tín dụng và thanh
toán giữa các Ngân hàng thương mại trong hệ thống từ đó góp phần mở rộng
khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông và thông qua việc cung ứng tín dụng
cho các ngành trong nền kinh tế, Ngân hàng thương mại thực hiện việc dẫn dắt
các luồng tiền tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một
cách có hiệu quả.

7


Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính
quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế quốc tế, sự hội nhập kinh tế
quốc gia với thế giới đem lại những lợi ích kinh tế to lớn, thúc đẩy nền kinh tế
phát triển nhanh và bền vững. Một trong các điều kiện quan trọng góp phần thúc
đẩy sự hội nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới đó là nền tài chính
quốc gia. Nền tài chính quốc gia là cầu nối với nền tài chính quốc tế thông qua
hoạt động của Ngân hàng thương mại trong các lĩnh vực kinh doanh như nhận
tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại hối và các nghiệp vụ
khác. Đặc biệt là các hoạt động thanh toán quốc tế, buôn bán ngoại hối, quan hệ
tín dụng với các ngân hàng Nhà nước của Ngân hàng thương mại trực tiếp hoặc
gián tiếp tác động góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và
thông qua đó Ngân hàng thương mại đã thực hiện vai trò điều tiết tài chính trong
nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế (Phạm Thị Thúy, 2013).

c) Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại nói chung thực hiện rất nhiều chức năng tài chính
khác nhau. Các hoạt động của ngân hàng thương mại được đa dạng hóa để đáp
ứng tốt nhất các nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong tình hình mới.
Các ngân hàng thương mại cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ nhằm đáp
ứng nhu cầu của các doanh nghiệp cũng như người dân, sự thành công trong
kinh doanh của một ngân hàng phụ thuộc vào khả năng cung cấp và xác định
nhu cầu về các dịch vụ tài chính của xã hội, thực hiện các dịch vụ đó một cách
có hiệu quả. Dưới đây là một số hoạt động chính của các ngân hàng thương mại
hoạt động tại Việt Nam.
+ Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động cơ bản nhất của các
ngân hàng thương mại. Mục đích là nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho các
doanh nghiệp và người dân, đây là hoạt động mang lại doanh thu đáng kể cho các
ngân hàng. Hoạt động cho vay biểu hiện dưới 3 hình thức chủ yếu là cho vay
thương mại, cho vay tiêu dùng và cho vay tài trợ các dự án. Thời hạn cho vay tùy
thuộc vào từng đối tượng và mục đích sử dụng vốn, nhưng có thể chia thành cho
vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn.
Cho vay thương mại là việc ngân hàng và người bán hàng liên kết với
nhau dựa trên nguyên tắc người bán chuyển các khoản phải thu cho khách hàng
để lấy tiền trước. Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay trực tiếp đối với người
mua để họ có vốn mua hàng hóa, thúc đẩy đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

8


Cho vay tiêu dùng là hình thức ngân hàng cho các cá nhân vay tiền để tiêu
dùng, mức độ cho vay phụ thuộc vào thu nhập của họ. Hình thức cho vay tiêu
dùng của các ngân hàng phát triển theo sự tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng
như thu nhập cá nhân tăng và mức tiêu dùng tăng. Trong giai đoạn của nền kinh

tế hiện nay, cho vay tiêu dùng của các ngân hàng có phần giảm sút nhưng vẫn là
một trong những hoạt động quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các
NHTM. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng có mức rủi ro cao nên các ngân hàng
thường áp dụng các điều kiện cụ thể với từng đối tượng vay.
Cho vay tài trợ cho các dự án là hình thức cho vay mới hình thành và phát
triển trong thời gian gần đây. Hoạt động cho vay này hàm chứa nhiều rủi ro nên
cần có sự thẩm định kỹ lưỡng và có sự hợp tác của các Công ty hoặc các ngân
hàng. Cho vay tài trợ cho các dự án như xây dựng nhà máy, phát triển công nghệ
cao, một số ngân hàng còn tham gia vào hoạt động cho vay để đầu tư vào đất.
+ Hoạt động huy động vốn
Thực chất của huy động vốn là ngân hàng đi vay tiền của người dân qua
các khoản tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của khách hàng, đây là hoạt động sinh
lời cao nhất của các NHTM. Các NH đưa ra mức lãi suất tương ứng với từng thời
hạn cụ thể và cam kết trả đúng hạn cho khách hàng. Nguồn vốn đi vay này là một
trong những nguồn vốn quan trọng giúp các ngân hàng mở rộng khả năng cho
vay hoặc đầu tư. Tuy nhiên, lãi suất huy động của các NH thường thấp hơn khá
nhiều so với lãi suất cho vay, sự chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay
là cơ sở hình thành doanh thu của các NHTM. Việc ấn định lãi suất huy động
phụ thuộc từng NH, từng thời điểm hoặc phải theo sự chỉ đạo của Ngân hàng
Nhà nước.
+ Hoạt động mua bán ngoại tệ
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay mua bán ngoại tệ trở nên rất
quan trọng đối với thương mại quốc tế, đặc biệt là đối với ngành du lịch. Mua
bán, trao đổi ngoại tệ là một trong những dịch vụ đầu tiên mà ngân hàng thực
hiện. Các ngân hàng thương mại sử dụng nguyên tắc mua một loại ngoại tệ này
để đổi lấy một loại ngoại tệ khác, từ đó thu về chênh lệch và hưởng phí giao dịch.
Đồng thời, dịch vụ này còn là một kênh huy động vốn cho ngân hàng trong việc
cho vay bằng ngoại tệ, đảm bảo khả năng điều tiết cung cầu ngoại tệ trong những
trường hợp cần thiết (Trần Thị Xuân Hương và Hoàng Minh Ngọc, 2011).
+ Hoạt động quản lý quỹ


9


Đây là việc NHTM mở tài khoản và tiền gửi của phần lớn các doanh
nghiệp và cá nhân qua đó các ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với
nhiều khách hàng. Đây cũng chính là điều kiện để ngân hàng tích lũy kinh
nghiệm trong việc quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân. Các ngân
hàng thực hiện cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó
ngân hàng đồng ý quản lý việc thu chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành
đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng
ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.
+ Cung cấp các dịch vụ thanh toán
Hoạt động này là việc ngân hàng thanh toán các khoản chi tiêu của khách
hàng dựa trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại các NHTM. Hoạt động này
đã mở đầu cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không
cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách hàng, sau
đó khách hàng chỉ việc mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Phương thức
thanh toán không dùng tiền mặt có rất nhiều những tiện ích như: an toàn, nhanh
chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí, được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng.
+ Các dịch vụ khác
Không chỉ thực hiện các hoạt động truyền thống, hiện nay các NHTM còn
thực hiện rất nhiều dịch vụ khác nhau, phù hợp với nhiều loại đối tượng và đáp
ứng các yêu cầu của sự phát triển. Ngoài các hoạt động đã nêu ở trên các NHTM
còn thực hiện các hoạt động khác như: bảo lãnh, cho thuê tài chính, cung cấp các
dịch vụ tư vấn, ủy thác, môi giới chứng khoán, đầu tư kinh doanh bảo hiểm.
2.1.1.2. Huy động vốn của NHTM
Huy động vốn là một nghiệp vụ cơ bản của các NHTM nhằm thu hút
vốn từ các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, nhằm phục vụ mục đích kinh
doanh của mình.

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính, ở mỗi nước khác nhau
các trung gian tài chính lại được phân chia khác nhau. Tuy nhiên, luôn tồn tại
một điểm chung là vai trò chủ đạo của các ngân hàng thương mại đóng góp khối
lượng tài sản và tầm quan trọng đối với nền kinh tế. Để có được vị trí đó ngân
hàng thương mại phải đặt yếu tố lợi nhuận lên hàng đầu và công cụ duy nhất mà
các ngân hàng thương mại phải có trước tiên là vốn.
Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng
thương mại tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc để thực

10


hiện các dịch vụ kinh doanh khác.Vốn của ngân hàng được hình thành qua các
nguồn khác nhau. Để bắt đầu hoạt động của ngân hàng thì chủ ngân hàng phải có
một lượng vốn nhất định, được gọi là vốn ban đầu. Trong quá trình hoạt động,
ngân hàng gia tăng khối lượng vốn của mình thông qua các hoạt động huy động
vốn như nghiệp vụ tiền gửi, nghiệp vụ đi vay và các nghiệp vụ khác.
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được từ các
tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các
nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác…Vốn huy động
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại, nó
đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nguồn vốn huy động
Nguồn tiền gửi
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân
hàng thương mại. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là
mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách
đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân
cư.Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền
của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có nguồn

tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều
hình thức huy động khác nhau.
+ Phân loại theo thời hạn
Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là khoản tiền đúng như tên gọi của nó là thời
gian gửi tiền không xác định, khách hàng (cá nhân, tổ chức) có quyền rút tiền ra
bất cứ lúc nào. Mục đích của khách hàng đối với loại tiền này là hưởng những
tiện ích trong thanh toán khi có nhu cầu chi trả trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng. Vì vậy đây là bộ phận tiền chỉ nhàn rỗi tạm thời chứ không
phải là khoản để dành.
Tiền gửi có kỳ hạn:Ngược với khoản tiền gửi không kỳ hạn, đây là khoản
tiền gửi với thời gian xác định. Nguyên tắc tiến hành khoản tiền gửi này là người
gửi chỉ được rút tiền khi đến thời hạn như đã thoả thuận có thể là 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm hoặc trên thế nữa. Theo quy định, ngân hàng có
quyền từ chối việc rút tiền trước thời hạn của người gửi tiền. Tuy nhiên, ở một số
nước, quy định này đã được nới lỏng: các ngân hàng cho phép người gửi tiền được

11


rút ra trước hạn nhưng phải báo trước cho ngân hàng một khoảng thời gian nhất
định, nếu không báo trước người gửi sẽ không được hưởng lãi suất hoặc rất thấp.
+ Phân loại theo đối tượng
Tiền gửi của dân cư: Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm
thời chưa sử dụng đến.Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ
đều có thể gửi tiết kiệm với mục tiêu đảm bảo an toàn và sinh lời đối với các
khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền
tiết kiệm, các ngân hàng đều khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và
tiền mặt tại nhà bằng cách ở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy
động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn …
Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội:Các doanh nghiệp do

yêu cầu của hoạt đông sản xuất kinh doanh nên các đơn vị này thường gửi một
khối lượng lớn tiền vào ngân hàng để hưởng tiện ích trong thanh toán. NHTM là
một trung gian tài chính, nó quan hệ với các đối tượng này thông qua việc mở tài
khoản, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và đáp ứng yêu cầu thanh toán của
họ. Do có sự đan xen giữa các khoản phải thu và các khoản phải thanh toán nên
ngân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi nhất định, điều này lí giải vì sao ngân
hàng huy động được nhiều nguồn vốn nhất trong lĩnh vực này, có chi phí thấp và
được sử dụng cho vay không chỉ ngắn hạn mà còn cả trung hạn. Tuy nhiên nguồn
này có hạn chế là tính ổn định và độ lớn phụ thuộc vào quy mô, loại hình của
doanh nghiệp.
+ Phân loại theo mục đích
Tiền gửi tiết kiệm:Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi cá
nhân được gửi vào ngân hàng, nhằm hưởng lãi suất theo qui định. Tiền gửi tiết
kiệm là bộ phận thu nhập bằng tiền của các cá nhân chưa sử dụng được gửi vào
các tổ chức tín dụng. Nó là một dạng đặc biệt của tích luỹ tiền tệ, trong tiêu dùng
cá nhân. Khi gửi tiền người gửi được giao một sổ tiết kiệm coi như giấy chứng
nhận tiền gửi vào ngân hàng. Đến thời hạn khách hàng rút tiền ra được nhận một
khoản tiền lãi trên tổng số tiền lãi trên tổng số tiền gửi tiết kiệm.Có hai loại tiền
gửi tiết kiệm là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán: Đây là khoản tiền của doanh
nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ.
Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp hoặc cá

12


nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp
hoặc cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Lãi suất
của khoản tiền này rất thấp, thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các
dịch vụ của ngân hàng với mức phí thấp.

Tiền gửi “lai”: Đây là loại tiền gửi mà người gửi vừa có thể yêu cầu ngân
hàng thanh toán hộ, vừa có thể hưởng lãi suất định kỳ như một khoản tiền gửi tiết
kiệm.Tuy nhiên, lãi suất của khoản tiền này thường không cao như lãi suất tiền
gửi tiết kiệm bởi tính cố định của khoản gửi, ngân hàng có thể không sử dụng
được hoặc sử dụng rất ít số vốn huy động này để cho vay hoặc đầu tư.
* Nguồn đi vay
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên
khi cần các ngân hàng thường vay mượn thêm. Tại nhiều nước, ngân hàng Trung
ương thường quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn của chủ. Do vậy
nhiều ngân hàng vào những giai đoạn cụ thể phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu
cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế.
+ Vay NHNN
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của các
ngân hàng thương mại. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, ngân hàng thương
mại thường vay ngân hàng Nhà nước. Hình thức cho vay chủ yếu của ngân
hàng nhà nước là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn). Thông thường, ngân hàng
Nhà nước chỉ chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng (thời gian đáo
hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng Nhà
nước trong từng thời kỳ. Trong điều kiện chưa có thương phiếu, ngân hàng nhà
nước cho ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức
tín dụng nhất định.
+ Vay các tổ chức tín dụng khác
Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín
dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có lượng dự trữ
vượt yêu cầu sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất
cao hơn. Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn
tức thời để đảm bảo thanh khoản. Như vậy nguồn vay các ngân hàng khác là để
đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung
hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ ngân hàng Nhà nước.


13


×