Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HUYỀN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG,
TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số :

60.62.01.15

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng
dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phƣơng Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Trần Đình Thao đã tận tình hƣớng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tƣ, Khoa Kinh tế và PTNT- Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức Sở Nông
nghiệp và PTNT Hải Dƣơng, Chi cục Thủy sản Hải Dƣơng, UBND huyện Cẩm
Giàng, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cẩm Giàng, Chi cục Thống kê
huyện Cẩm Giàng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi

hoàn thành luận văn
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phƣơng Huyền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract ................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Đóng góp mới của đề tài .................................................................................... 3


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận....................................................................................................... 4

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 4

2.1.2.

Vai trò của phát triển nuôi trồng thủy sản .......................................................... 6

2.1.3.

Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản ...................................................................... 7

2.1.4.

Nội dung phát triển nuôi trồng thủy sản ............................................................. 8

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển NTTS ....................................................... 9

2.2.

Cơ sở thực tiễn của phát triển nuôi trồng thủy sản ........................................... 13


2.2.1.

Tình hình nuôi trồng thủy sản của thế giới....................................................... 13

2.2.2.

Tình hình nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ................................................... 15

2.2.3.

Các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển nuôi trồng thủy sản ........... 20

2.2.4.

Các nghiên cứu về phát triển nuôi trồng thủy sản ............................................ 24

Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 25

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 25

iii


3.1.2.


Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 27

3.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 37

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu...................................................................................... 37

3.2.2.

Phƣơng pháp thu thập tài liệu ........................................................................... 37

3.2.3.

Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................ 39

3.2.4.

Phƣơng pháp phân tích số liệu ......................................................................... 39

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 40

3.3.1.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh về phát triển sản xuất ................................................ 40


3.3.2.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh liên kết sản xuất – tiêu thụ và thị trƣờng................... 40

3.3.3.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh tế ........................................... 40

3.3.4.

Nhóm chỉ tiêu về thị trƣờng ............................................................................. 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................... 42
4.1.

Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Cẩm Giàng ....................... 42

4.1.1.

Phát triển về diện tích, năng suất, sản lƣợng .................................................... 42

4.1.2.

Phát triển về cơ cấu giống nuôi, công thức nuôi và chất lƣợng sản phẩm ....... 47

4.1.3.

Phát triển về liên kết sản xuất – tiêu thụ và thị trƣờng trong nuôi trồng
thủy sản............................................................................................................. 55


4.1.4.

Hiệu quả nuôi trồng thủy sản của địa phƣơng theo quy mô và công thức
nuôi ................................................................................................................... 61

4.1.5.

Phân tích SWOT trong nuôi trồng thủy sản tại huyện Cẩm Giàng .................. 70

4.2.

Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản ...................... 71

4.2.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 71

4.2.2.

Điều kiện sản xuất ............................................................................................ 73

4.2.3.

Liên kết sản xuất – tiêu thụ .............................................................................. 81

4.2.4.

Nhu cầu thị trƣờng ............................................................................................ 82

4.2.5.


Vấn đề về cơ chế, chính sách, quy hoạch ......................................................... 83

4.3.

Định hƣớng và một số giải pháp chủ yếu phát triển nuôi trồng thủy sản
huyện Cẩm Giàng ............................................................................................. 87

4.3.1.

Định hƣớng phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Cẩm Giàng .................. 87

4.3.2.

Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ............................................... 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 97
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 97

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 98

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 100
Phụ lục ........................................................................................................................ 103

iv



v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ATTP
BQ
BMP
CC
CP
CoC

Nghĩa tiếng việt
:
:
:
:
:
:

Cs
ĐVT
FAO

:
:
:

GAP

GDP
GTSX

:
:
:

An toàn thực phẩm
Bình quân
Better Management Practices – Thực hành nuôi tốt hơn
Cơ cấu
Chính phủ
Cod of Conduct for Responsibe Aquaculture – Quy tắc ứng xử có
trách nhiệm trong nuôi trồng thủy sản
Cộng sự
Đơn vị tính
Food and Agriculture Organisation - Tổ chức lƣơng thực và nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc
Good Agriculture Production - Thƣ̣c hành nông nghiê ̣p tố t.
Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
Giá trị sản xuất


NTTS
PTNT

QM
STT
TĂCN
Tr. đ


:
:
:
:
:
:
:
:

Nghị định
Nuôi trồng thủy sản
Phát triển nông thôn
Quyết định
Quy mô
Số thứ tự
Thức ăn chăn nuôi
Triệu đồng

TS
TT
Tỷ đ
UBND
USD
VietGap

:
:
:
:

:
:

Thủy sản
Thị trƣờng
Tỷ đồng
Ủy ban nhân dân
United States dollar – Đô la
Vietnamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt ở Việt Nam

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất khu vực nông – lâm – thủy sản
giai đoạn 2010 - 2015 của tỉnh Hải Dƣơng theo giá cố định năm
1994............................................................................................................... 18
Bảng 2.2. Kết quả sản xuất thủy sản tỉnh Hải Dƣơng 5 năm 2011 – 2015 ..................... 19
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2013 - 2015 ........... 29
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2013 – 2015 ................... 31
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn huyện giai đoạn 20132015............................................................................................................... 36
Bảng 3.4. Cơ cấu mẫu điều tra ........................................................................................ 38
Bảng 4.1. Tình hình NTTS huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2013-2015 ............................. 42
Bảng 4.2. Diện tích NTTS phân theo loại hình mặt nƣớc .............................................. 44
Bảng 4.3. Diện tích vùng NTTS tập trung huyện Cẩm Giàng ........................................ 45
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lƣợng theo quy mô nuôi và công thức nuôi ................ 47
Bảng 4.5. Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo cơ cấu giống nuôi huyện
Cẩm Giàng giai đoạn 2013-2015 .................................................................. 48
Bảng 4.6. Phát triển về công thức nuôi của các hộ điều tra ............................................ 50

Bảng 4.7. Phân loại số hộ theo công thức nuôi ............................................................... 50
Bảng 4.8. Hiện trạng đầu vào sản phẩm NTTS của các hộ ............................................ 52
Bảng 4.9. Số lớp tập huấn về NTTS của huyện giai đoạn 2013 - 2015 .......................... 53
Bảng 4.10. Tình hình tập huấn của các hộ điều tra ......................................................... 53
Bảng 4.11. Số mô hình NTTS trên địa bàn huyện Cẩm Giàng 2013 -2015 ................... 55
Bảng 4.12. Hình thức tổ chức sản xuất NTTS của huyện Cẩm Giàng giai đoạn
2013-2015 ..................................................................................................... 57
Bảng 4.13. Hình thức tiêu thụ sản phẩm thủy sản của hộ ............................................... 58
Bảng 4.14. Tình hình liên kết giữa các hộ điều tra ......................................................... 60
Bảng 4.15. Khái quát nhóm hộ điều tra .......................................................................... 61
Bảng 4.16. Chi phí trung gian phân theo công thức nuôi trên 1 ha ................................ 62
Bảng 4.17. Chi phí trung gian phân theo quy mô nuôi trên 1 ha .................................... 64
Bảng 4.19. Giá bán các loại cá thƣơng phẩm ................................................................. 66
Bảng 4.20. Hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi theo công thức nuôi trên 1 ha/năm .......... 67
Bảng 4.21. Hiệu quả kinh tế của hộ nuôi theo quy mô nuôi trên 1 ha/năm .................... 71
vii


Bảng 4.22. Phân tích SWOT trong nuôi trồng thủy sản tại huyện Cẩm Giàng .............. 70
Bảng 4.23. Ảnh hƣởng của diện tích đến nuôi trồng thủy sản của hộ ............................ 71
Bảng 4.24. Thực trạng môi trƣờng ao nuôi..................................................................... 72
Bảng 4.25. Cơ cấu vốn đầu tƣ chính của hộ nuôi trồng thủy sản ................................... 74
Bảng 4.26. Ảnh hƣởng của trình độ lao động đến ứng xử của hộ .................................. 75
Bảng 4.27. Tình hình sử dụng thức ăn thủy sản huyện Cẩm Giàng giai đoạn
2013-2015 ..................................................................................................... 79
Bảng 4.28. So sánh tình hình liên kết giữa các hộ .......................................................... 82
Bảng 4.29. Diện tích NTTS tập trung trên 10 ha huyện Cẩm Giàng năm 2016.................. 85

viii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản toàn cầu theo vùng năm 2012 ................... 14
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 huyện Cẩm Giàng ...................................... 28
Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Cẩm Giàng 2015 ................ 44
Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ các hộ tham gia tập huấn.................................................................... 80
Biểu đồ 4.3. Tình hình nắm bắt thông tin thị trƣờng ...................................................... 83

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Tổ chức quản lý sản xuất ngành thủy sản huyện Cẩm Giàng ....................... 56
Sơ đồ 4.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm thủy sản ................................................................... 59

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Thị Phƣơng Huyền
2. Tên luận văn: Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng.
3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

4. Cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Thủy sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan
trọng trong cung cấp thực phẩm và tạo công ăn việc làm cho nhân dân, hiện nay
nuôi trồng thủy sản đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, từng
bƣớc trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa chủ lực. Hải Dƣơng là
tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển thủy sản, là một trong những tỉnh dẫn đầu về
nuôi trồng thủy sản ở khu vực miền Bắc, nổi bật trong phong trào nuôi trồng thủy

sản của tỉnh phải kể đến huyện Cẩm Giàng. Tuy nhiên nuôi trồng thủy sản của
huyện còn chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, đào tạo kỹ thuật còn yếu, chất lƣợng vệ
sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế nên chƣa tham gia thị trƣờng xuất khẩu
đƣợc. Vì thế nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình phát triển nuôi trồng thủy
sản tại huyện Cẩm Giàng từ đó đề xuất một số định hƣớng và giải pháp phát triển
nuôi trồng thủy sản. Với các mục tiêu cụ thể là: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở
lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản; (2) Đánh giá thực trạng
phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Cẩm Giàng; (3) Phân tích một số yếu tố
ảnh hƣởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện; (4) Đề xuất một số định
hƣớng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh
Hải Dƣơng.
Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn điểm nghiên cứu là 03 xã: Cẩm
Đoài, Cẩm Đông, Cẩm Hoàng là những xã có phong trào nuôi trồng thủy sản
phát triển của huyện. Sử dụng linh hoạt giữa số liệu sơ cấp và thứ cấp để đƣa ra
nhận định, số liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ điều tra 90 hộ nuôi trồng thủy sản
thuộc 3 xã đƣợc phân theo tiêu chí quy mô diện tích lớn, nhỏ, trung bình để đánh
giá tình hình phát triển chung của huyện. Với các phƣơng pháp phân tích số liệu
đƣợc dùng nhƣ phƣơng pháp hạch toán kinh tế, phân tổ thống kê, thống kê mô tả,
so sánh, phân tích SWOT để đánh giá, phân tích tình hình phát triển, các yếu tố
ảnh hƣởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện.

x


Qua nghiên cứu về thực phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện có thể
nhận thấy Cẩm Giàng đang phát triển sản xuất theo hƣớng tăng năng suất, chất
lƣợng, sản xuất theo hƣớng tập trung. Năng suất trong những năm gần đây có xu
hƣớng tăng, bình quân 2013-2015 tăng 1,03% trong khi diện tích tăng không
đáng kể. Cơ cấu giống nuôi của huyện chủ yếu là nuôi cá, trong tổng diện tích
nuôi trồng thủy sản của huyện năm 2015 là 1.250 ha thì diện tích nuôi cá chiếm

99,96%, trong đó tập trung phát triển nuôi ghép các loài các truyền thống, hình
thức nuôi chuyên canh cá rô phi cũng có xu hƣớng phát triển trong những năm
gần đây. Tuy nhiên hiện nay chất lƣợng sản phẩm thủy sản của địa phƣơng chƣa
đƣợc chú trọng, nâng cao; công tác đào tạo tập huấn về nuôi trồng thủy sản chất
lƣợng còn yếu; công tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ còn lỏng lẻo, đa phần
chỉ có liên kết giữa các hộ sản xuất để mua con giống, thức ăn giá thành rẻ hơn
và chủ yếu liên kết không có hợp đồng vì thế ngƣời dân chƣa mạnh dạn đầu tƣ,
ảnh hƣởng phát triển sản xuất. Điều tra 90 hộ NTTS của huyện nhận thấy các hộ
có quy mô sản xuất lớn thì hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn nhóm hộ có quy mô sản
xuất nhỏ, trung bình. Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến phát triển nuôi trồng thủy
sản của Cẩm Giàng bao gồm: (1) Điều kiện tự nhiên; (2) Điều kiện sản xuất; (3)
Liên kết sản xuất – tiêu thụ; (5) Nhu cầu thị trƣờng; (6) Cơ chế, chính sách của
nhà nƣớc.
Từ những nghiên cứu về thực trạng phát triển và yếu tố ảnh hƣởng đến
phát triển nuôi trồng thủy sản tại Cẩm Giàng chúng tôi đƣa ra những giải pháp
nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện nhƣ: (1) Giải pháp kỹ thuật, khoa
học công nghệ; (2) Giải pháp về vốn; (3) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng; (4) Giải pháp
về môi trƣờng và quản lý dịch bệnh; (5) Giải pháp về cơ chế chính sách; (6)
Nâng cao chất lƣợng vùng NTTS tập trung; (7) Giải pháp mở rộng thị trƣờng,
tăng cƣờng liên kết sản xuất – tiêu thụ.

xi


THESIS ABSTRACT

1. Author: Nguyen Thi Phuong Huyen
2. Title of the study: A study on developing aquaculture in Cam Giang
district, Hai Duong province.
3. Major: Agricultural Economics


Code: 60.62.01.15

4. Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
Aquaculture has been determined as one of the key economic sectors of
Vietnam. In addition to supplying food, creating jobs, it has gradually become
the country’s major commodity production industry. Hai Duong is stated as one
of the leading aquaculture provinces in the North of Vietnam. In particular, Cam
Giang – a district of the province has set as a typical example in aquaculture.
However, the district’s aquaculture has recently revealed a variety of
shortcomings, including the modest and scattered production scale, lack of
technical support and unguaranteed food safety. All of those difficulties have
challenged the exportation of the local fishery product.
In overall, on the basis of the evaluation of the aquaculture development
situation in Cam Giang district, the study seeks to propose several solutions to
making improvements in the local aquaculture. That general research objective is
decomposed into three specific ones, including: (1) To review the theoretical and
empirical basis for aquaculture development; (2) To evaluate the aquaculture
development situation in Cam Giang district; (3) To carry out an analysis of the
factors affecting the district aquaculture development; (4) To propose several
implications and solutions to developing the aquaculture in Cam Giang district,
Hai Duong province.
Three communes of Cam Giang district, namely Cam Doai, Cam Dong
and Cam Hoang, are selected to implement the study because of their strong
aquaculture movements. The research has collected and utilized both secondary
and primary data. The latter is collected by the survey carried out in 90
aquaculture households with varying scales, i.e. large, medium and small, in the
three chosen communes. Subsequently, with an aim to evaluating and analyzing
the district aquaculture development situation and its affecting factors, the
gathered data is processed and analyzed with the methods of economic

accounting, grouping data, descriptive statistics, comparison and SWOT tool.
xii


According to the research findings, Cam Giang district aquaculture is
developing toward enhancing the productivity, quality and specializing the
production. With respect to the productivity, it has been seen to experience an
upward trend between 2013 and 2015, with an average rate of 1.03% annually.
Regarding the production area, the total number has not increased significantly in
the surveyed period. Yet noticeably, among 1,250 ha in 2015, the area of fish
breeding accounts for 99.69%, which indicates the dominance of fish in the breed
structure. Regarding the aquaculture methods and practice, the studied district is
seen to currently pay attention to the polyculture of the traditional fish varieties,
and have a trend to develop intensive tilapia farming. It has been also found that
there are a lot of shortcomings in the aquaculture development, including the lack
of focus on the local fishery product development, low quality of the aquaculture
training, loose household linkage in production and consumption (the
cooperation aims at purchasing breeds and feed at the lower prices and there are
no official cooperation agreements), and the lack of farmers’ motivation to invest
in aquaculture. The result from the 90 surveyed households suggests that the
production efficiency of the large-scale aquaculture households is higher than
that of the medium and small-scale ones. The crucial factors affecting the
aquaculture development in Cam Giang district are: (1) The natural conditions;
(2) The production conditions; (3) The linkage in production and consumption;
(4) The market demand; (5) The governmental mechanisms and policies.
The findings on the aquaculture development situation and its affecting
factors in Cam Giang district serve as a basis to propose several solutions to
improving the local aquaculture development. They could be categorized into
seven groups of solutions in terms of: (1) Technology; (2) Capital; (3)
Infrastructure development; (4) Environment and epidemic management; (5)

Institutional solutions regarding mechanisms and policies; (6) Intensive
aquaculture development; (7) Market development solutions and productionconsumption linkage.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thủy sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan
trọng trong cung cấp thực phẩm và tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Nhu cầu
thủy sản trên toàn cầu ngày càng tăng do sự phát triển của dân số thế giới trong
khi nguồn tài nguyên khai thác có giới hạn, hơn nữa sản phẩm thủy sản có nhiều
ƣu điểm hơn so với các sản phẩm động vật. Vì vậy ngành nuôi trồng thủy sản
phát triển để bù đắp những thiếu hụt đó, làm giảm áp lực đối với thủy sản tự
nhiên và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
Hiện nay, nuôi trồng thủy sản đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn
của Việt Nam, từng bƣớc trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa
chủ lực. Nuôi trồng thủy sản không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với việc gia
tăng sản lƣợng thuỷ sản, mang lại nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời sống mà
còn giúp tái tạo và bảo vệ nguồn gen và môi trƣờng sinh thái. Trong xu thế hội
nhập và toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, việc sản xuất các sản phẩm có chất lƣợng
cao, đáp ứng đƣợc sở thích của ngƣời tiêu dùng là một yêu cầu có tính sống còn
của nền kinh tế. Vì vậy phải nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung
và sản xuất thủy sản nói riêng, áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật, tìm
ra những giải pháp phát triển sản xuất bền vững để các sản phẩm thủy sản có thể
cạnh tranh đƣợc với thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài. Nhiều chính
sách lớn khuyến khích phát triển sản xuất thủy sản đã ra đời, trong đó có Nghị
định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát
triển thủy sản, Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 về việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

đó là những yếu tố hết sức thuận lợi cho sự phát triển thủy sản trong tƣơng lai.
Hải Dƣơng là tỉnh có tiềm năng về đất đai, mặt nƣớc, điều kiện tự nhiên,
lao động và lợi thế để phát triển toàn diện về thuỷ sản. Là một trong những tỉnh
đi đầu về chuyển đổi diện tích từ trồng lúa sang nuôi thủy sản ở miền Bắc, mang
lại lợi nhuận lớn cho ngƣời dân. Trong những năm qua, thực hiện chủ trƣơng
chuyển dịch kinh tế của Tỉnh uỷ, đặc biệt là thực hiện những đề án, dự án phát
triển thủy sản tập trung, chuyển đổi đất trũng, kém hiệu quả sang đào ao nuôi
trồng thuỷ sản và trồng cây ở khắp các địa phƣơng trong tỉnh, cộng với việc áp
dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, phƣơng thức nuôi, thị trƣờng...
ngành thuỷ sản đã có tốc độ phát triển cao cả về diện tích, năng suất, sản lƣợng.
1


Cẩm Giàng có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Nằm ở phía Tây của
tỉnh Hải Dƣơng, cách trung tâm tỉnh 8 km về phía Tây và cách Thủ đô Hà Nội 50
km về phía Đông. Đây là một trong những huyện có phong trào nuôi trồng thủy
sản phát triển của tỉnh. Năm 2015, diện tích đất nông nghiệp của huyện là
6.035,65 ha, trong đó, diện tích nuôi trồng thủy sản là 1.250 ha, giá trị sản xuất
thủy sản theo giá hiện hành là 245.712 triệu đồng (Phòng Nông nghiệp và PTNT
huyện Cẩm Giàng, 2015). Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc thì
nuôi trồng thủy sản của huyện trong những năm gần đây còn gặp nhiều khó khăn
nhƣ: hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, sản
phẩm hàng hoá không tập trung; chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn
chế nên chƣa tham gia thị trƣờng xuất khẩu đƣợc, dịch bệnh trên đàn cá ngày
càng có xu hƣớng tăng kể cả trên đàn cá trắm cỏ, việc sử dụng thuốc phòng trị
bệnh cá chƣa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, hƣớng dẫn của cán bộ kỹ thuật...
gây thiệt hại cho nông dân, đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành thuỷ sản còn
thiếu và yếu.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Cẩm Giàng,
tỉnh Hải Dƣơng từ đó đề xuất một số định hƣớng và giải pháp phát triển nuôi
trồng thủy sản tại địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng
thủy sản.
- Đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Cẩm Giàng,
tỉnh Hải Dƣơng.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản tại
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng.
- Đề xuất một số định hƣớng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản
tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Phát triển thủy sản tại địa phƣơng có những thuận lợi và khó khăn gì?
2


- Những hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nào trong nuôi
trồng thủy sản ở Cẩm Giàng? Ƣu nhƣợc điểm của các hình thức này trong thời
gian qua?
- Yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất đến phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa
phƣơng là gì?
- Đâu là giải pháp giải nhằm thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa
phƣơng trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Các hộ nuôi trồng thủy sản, cán bộ quản lý nhà nƣớc về thủy sản, các tác

nhân có liên quan khác nhƣ cung ứng đầu vào, thu gom sản phẩm…
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu về quy mô, số hộ nuôi trồng thủy sản, sản lƣợng nuôi.
+ Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản
tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng.
- Về địa bàn nghiên cứu:
Tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng.
Về thời gian: Tập trung nghiên cứu thực trạng trong 3 năm (2013-2015)
và số liệu điều tra.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát
triển nuôi trồng thủy sản.
- Đề tài hệ thống hóa toàn bộ thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản và
các yếu tố ảnh hƣởng chính đến phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Cẩm
Giàng tỉnh Hải Dƣơng. Đây là cơ sở thực tiễn cho các nghiên cứu liên quan đến
địa bàn huyện.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu cho các
nghiên cứu về phát triển nuôi trồng thủy sản nói riêng và phát triển nông nghiệp
nói chung.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm phát triển
Phát triển là khuynh hƣớng vận động đã xác định về hƣớng của sự vật,
hƣớng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn... Nhƣng nếu

hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự
bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với
nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện (Đoàn Quang Thọ
và cs, 2007).
Phát triển là một quá trình vận động của sự vật, dựa vào các yếu tố bên
trong, bản thân của sự vật và các yếu tố bên ngoài để hoàn thiện hơn, đổi mới
hơn, đạt đƣợc những kết quả nhất định.
- Khái niệm nuôi trồng thủy sản
Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản đƣợc sử dụng tƣơng đối rộng rãi để chỉ tất
cả các hệ thống, phƣơng thức, hình thức nuôi động vật và trồng thực vật ở các
môi trƣờng nƣớc ngọt, lợ, mặn. Nuôi trồng thủy sản không bao gồm việc canh
tác các loại cây trồng chính trên cạn cũng nhƣ nuôi các động vật chủ yếu trên
cạn. Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản đƣợc dùng để chỉ một kiểu hình kỹ thuật hay
một hệ thống nuôi trồng nào đó; một đối tƣợng nào đó; môi trƣờng mà nghề nuôi
đang đƣợc thực hiện; đặc điểm riêng của môi trƣờng nuôi. Nuôi trồng thủy sản là
sự tác động của con ngƣời vào ít nhất một giai đoạn trong chu trình sinh trƣởng,
phát triển của đối tƣợng nuôi trồng nhằm tăng tỉ lệ sống, tốc độ sinh trƣởng để
đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao (Kim Văn Vạn, 2009).
Nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong môi trƣờng nƣớc ngọt
và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng
suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. Một số tác giả khái niệm nuôi thủy sản
đơn giản hơn đó là nuôi hay canh tác động và thực vật dƣới nƣớc do xuất xứ từ
thật ngữ aqua (nƣớc) và culture (nuôi) (Nguyễn Thanh Phƣơng và cs, 2009).
Nuôi thủy sản nƣớc ngọt là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong
vùng nƣớc ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ƣơng nuôi các loài thuỷ sản
(nơi sinh trƣởng cuối cùng của chúng là trong nƣớc ngọt) để chúng đạt tới kích
4


cỡ thƣơng phẩm. Ở đây, nƣớc ngọt đƣợc hiểu là môi trƣờng nƣớc có độ mặn thấp

hơn 0,5‰.
Nuôi thủy sản nƣớc lợ là hoạt động kinh tế ƣơng, nuôi các loài thuỷ sản
trong vùng nƣớc lợ ở vùng cửa sông, ven biển. Ở đây “nƣớc lợ” đƣợc hiểu là môi
trƣờng có độ mặn dao động mạnh theo mùa.
Nuôi thủy sản nƣớc mặn là hoạt động kinh tế ƣơng nuôi các loài thuỷ sản
mà nơi sinh trƣởng cuối cùng của chúng là ở biển. Hình thức nuôi chủ yếu là
lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều. Đối tƣợng nuôi chính là tôm, tôm hùm, cá biển
(cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam…), nhuyễn thể nhƣ nghêu, sò huyết, ốc hƣơng,
trai ngọc…(Nguyễn Quang Linh và cs, 2006).
Nuôi trồng thủy sản là phƣơng thức, hình thức mà con ngƣời tác động vào
đối tƣợng thực vật dƣới nƣớc trong ít nhất một giai đoạn phát triển để tạo ra sản
phẩm thủy sản, đem lại giá trị kinh tế cho ngƣời nuôi.
- Khái niệm về phát triển nuôi trồng thủy sản
Phát triển nuôi trồng thủy sản có thể diễn ra theo hai xu hƣớng là phát
triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
+ Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều rộng là nhằm tăng sản lƣợng
thuỷ sản nuôi trồng bằng cách mở rộng diện tích đất đai, mặt nƣớc, với cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thuỷ sản thấp kém, sử dụng những kỹ thuật sản
xuất giống giản đơn, kết quả nuôi trồng thuỷ sản đạt đƣợc chủ yếu nhờ vào độ
phì nhiêu đất đai, thuỷ vực và sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, hiệu quả
sản xuất thấp.
+ Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu là tăng sản lƣợng nuôi
trồng thuỷ sản dựa trên cơ sở đầu tƣ thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ
mới, xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với mỗi hình thức nuôi.
Nhƣ vậy phát triển nuôi trồng theo chiều sâu là làm tăng sản lƣợng và hiệu quả
nuôi trồng thuỷ sản trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tƣ thêm vốn, kỹ thuật
và lao động (Phùng Huy Đại, 2011).
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung
khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu là phát triển các hình thức tổ chức sản
xuất, quản lý nuôi trồng thuỷ sản, phƣơng thức khai thác và sử dụng các yếu tố

nguồn lực, tổ chức các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nuôi trồng thuỷ
sản. Do đó khi đánh giá sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu tập trung xem
5


xét kết quả tạo ra của quá trình sản xuất nhƣ quy mô diện tích nuôi trồng, sản
lƣợng, giá trị sản xuất, doanh thu. Phân tích sự tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu
trong nội bộ của các yếu tố đó theo thời gian, đồng thời đánh giá chất lƣợng tăng
trƣởng bằng các hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
2.1.2. Vai trò của phát triển nuôi trồng thủy sản
- Cung cấp thực phẩm cho nhân dân: sản phẩm của ngành thuỷ sản rất
phong phú và đa dạng, là nguồn thực phẩm có chất lƣợng có thể đáp ứng đƣợc
nhu cầu dinh dƣỡng cho dân cƣ. Hầu hết các loại thuỷ sản là thực phẩm giàu
đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý của mọi lứa tuổi (Nguyễn Quang Linh và
cs, 2006).
- Cung cấp thức ăn chăn nuôi, phân bón cho nông nghiệp: phát triển nuôi
trồng thuỷ sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là cho chế biến
thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thuỷ sản chế
biến là nguồn thức ăn giàu đạm để chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc,
gia cầm. Ngoài chức năng dinh dƣỡng thông thƣờng, ngày nay một số thực phẩm
thuỷ sản đang đƣợc nghiên cứu và sử dụng vào chữa trị một số bệnh cho con
ngƣời nhƣ: Vây cá nhám, bong bóng cá sƣ, bào ngƣ...
- Tạo việc làm cho người lao động: phát triển nuôi trồng thuỷ sản góp
phần nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Ao hồ nhỏ
là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt Nam. Ngƣời
nông dân sử dụng ao hồ nhỏ nhƣ một cách tận dụng đất đai và lao động. Cơ cấu
lao động nuôi trồng thủy sản trong cơ cấu lao động nông nghiệp ngày càng tăng
bởi diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên. Chủ trƣơng mở rộng diện tích nuôi
trồng thủy sản, thâm canh cao hơn, sâu hơn trong nông nghiệp sẽ tạo thêm việc
làm cho nông dân, nhất là lao động tuổi trung niên.

- Tạo nguồn xuất khẩu quan trọng: Xuất khẩu thủy sản là một trong
những thế mạnh của Việt Nam. Việt Nam hiện đƣợc xếp vào nhóm các quốc gia
có khả năng và năng lực cạnh tranh cao trong ngành thủy sản. Với lợi thế chiều
dài bờ biển 3.260 km và 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam hiện đứng
thứ top 10 thế giới về thủy sản, với kim ngạch xuất khẩu đạt 7,9 tỷ USD năm
2014. Trong 10 năm qua, ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu của
Việt Nam không ngừng phát triển và đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn,
ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với giá trị
gia tăng cao, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chiếm 6-7% giá trị kim
6


ngạch xuất khẩu toàn quốc (đứng thứ 5 sau điện tử, may mặc, dầu thô và dagiày). Thủy sản Việt Nam đã đƣợc xuất khẩu sang 165 thị trƣờng, với 612 nhà
máy chế biến quy mô công nghiệp đạt quy chuẩn ATTP, trong đó 461 nhà máy
đạt điều kiện xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) (chiếm hơn 75%). Hai loại
thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra (Trung tâm Thông tin
Công nghiệp và Thƣơng mại, 2015).
- Tạo thị trường cho các sản phẩm công nghiệp: phát triển thủy sản cung
cấp nguyên liệu cho các ngành khác nhƣ công nghiệp, y dƣợc, công nghiệp quốc
phòng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan. Sản phẩm thủy sản
làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến đông lạnh, nguyên liệu cho xí nghiệp
dƣợc phẩm, là dƣợc liệu quý, làm nguyên liệu sản xuất đồ mỹ nghệ; phát triển
thủy sản tạo thị trƣờng cho công nghiệp đóng tàu, dệt lƣới, động cơ nổ…
2.1.3. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản
- Nuôi trồng thủy sản là một ngành phát triển rộng khắp đất nƣớc và tƣơng
đối phức tạp. Do vậy công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của ngành cần chú ý
đến các vấn đề nhƣ: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu kế
hoạch, triển khai thực hiện chính sách,... phải phù hợp và đồng bộ với từng khu
vực lãnh thổ hay từng vùng.
- Đối tƣợng sản xuất là các sinh vật sống trong nƣớc: Đối tƣợng nuôi

trồng thuỷ sản rất đa dạng và phong phú, chúng là những cá thể sống trong môi
trƣờng nƣớc nên luôn tuân theo những quy luật sinh trƣởng và phát triển riêng
của nó (Nguyễn Kim Phúc, 2011).
- Nuôi trồng thủy sản mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào điều kiện khí
hâu, địa lý, sinh thái, điều kiện kinh tế - xã hội, thị trƣờng. Tính thời vụ đòi hỏi
mỗi doanh nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện
tốt sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.
- Thâm canh trong nuôi trồng thủy sản đòi hỏi đầu tƣ ban đầu lớn, độ rủi
ro cao.
Phân loại diện tích nuôi trồng thủy sản gồm nhiều loại, cụ thể:
+ Theo phƣơng thức nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản bao gồm:
- Nuôi thâm canh: là hình thức nuôi trồng thuỷ sản tuân thủ theo qui tắc kỹ
thuật chặt chẽ (từ khâu chuẩn bị ao nuôi, phải đạt tiêu chuẩn chất lƣợng, chọn
con giống thuần, đủ kích cỡ, thả giống với mật độ cao, áp dụng nghiêm ngặt các
7


biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ nhƣ cho ăn thức ăn công nghiệp và quản
lý ao nuôi thƣờng xuyên, phòng chọn giống, chăm sóc, bảo vệ đến khi thu
hoạch). Các thông số kỹ thuật của ao nuôi có khả năng phòng trừ dịch bệnh tốt
;cơ sở hạ tầng hoàn thiện gồm hệ thống ao đầm, thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát
nƣớc, máy sục khí.
- Nuôi bán thâm canh: là hình thức nuôi trồng thuỷ sản ở mức độ đầu tƣ
sản xuất và áp dụng kỹ thuật kết hợp giữa nuôi thâm canh và quảng canh: cho ăn
thức ăn tự nhiên hoặc công nghiệp. Hệ thống ao đầm nuôi đƣợc đầu tƣ một phần
để có thể chủ động cung cấp nguồn nƣớc, xử lý môi trƣờng nhƣ bơm nƣớc, sục
khí và phòng trừ dịch bệnh.
- Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến, là hình thức nuôi trồng thuỷ sản
ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít tác động đến quá trình phát triển, sinh trƣởng của
đối tƣợng nuôi, thả giống ở mật độ thấp hoặc không thả giống, lấy nguồn giống

sẵn có trong tự nhiên và khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ. Thức ăn của đối tƣợng
nuôi lấy từ nguồn lợi tự nhiên là chủ yếu. Hình thức này còn gọi là nuôi truyền
thống, có ƣu điểm là phù hợp với quy luật tự nhiên, ít gây tổn hại đến môi trƣờng
nhƣng năng suất nuôi đạt thấp (Tổng cục Thống kê, 2013).
+ Theo hình thái mặt nƣớc, diện tích nuôi thủy sản bao gồm
- Nuôi ao hồ nhỏ; nuôi ruộng trũng; nuôi trong hồ, đập thủy lợi; nuôi trên
đầm, vịnh phá ven biển; nuôi đăng quầng; nuôi vèo (nuôi bằng mùng, lƣới trên
sông), nuôi cá lồng (thâm canh) (Tổng cục Thống kê, 2013).
+ Theo hình thức kết hợp, diện tích nuôi thủy sản bao gồm
- Nuôi chuyên canh, là diện tích chỉ nuôi một loại thủy sản.
- Nuôi kết hợp, là diện tích nuôi một loại thủy sản kết hợp với một hay
nhiều loại thủy sản khác hoặc nuôi thủy sản kết hợp với sản xuất của các ngành
khác nhƣ cá – lúa, tôm – lúa, nuôi cá/tôm/thủy sản khác trong rừng ngập mặn
(Tổng cục Thống kê, 2013).
Vì vậy có rất nhiều hình thức nuôi trồng thủy sản khác nhau, cần căn cứ
vào đặc điểm tự nhiên, sinh học của từng đối tƣợng nuôi, môi trƣờng nuôi và
điều kiện nuôi để áp dụng các phƣơng thức nuôi hợp lý.
2.1.4. Nội dung phát triển nuôi trồng thủy sản
- Phát triển về diện tích, năng suất, sản lƣợng: Chuyển đổi những vùng sản
xuất nông nghiệp không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản sẽ tạo điều kiện tăng
8


thu nhập, cải thiện đời sống của ngƣời dân. Xây dựng những vùng nuôi trồng
thủy sản tập trung diện tích lớn để áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản
xuất, phòng trừ dịch bệnh, liên kết sản xuất và tiêu thụ. Tăng năng suất và sản
lƣợng thủy sản nuôi trồng bằng cách áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật,
đƣa các giống mới năng suất cao, chất lƣợng tốt.
- Xác định cơ cấu nuôi, công thức nuôi hợp lý: tập trung nghiên cứu quy
mô nuôi, hình thức nuôi phù hợp. Loại thủy sản nào phù hợp với điều kiện tự

nhiên của Cẩm Giàng, phù hợp nhu cầu thị trƣờng, công thức nuôi nào thích hợp,
hiệu quả kinh tế cao.
- Nâng cao chất lƣợng sản phẩm, an toàn thực phẩm: áp dụng đúng các
biện pháp kỹ thuật, quy trình kỹ thuật an toàn theo các tiêu chuẩn VietGap nhằm
đáp ứng các yêu cầu của thị trƣờng, cạnh tranh đƣợc với các sản phẩm trong
nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất: bằng các biện pháp nghiên cứu, áp dụng mô
hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, Tăng cƣờng
phát triển công nghệ NTTS sản theo hƣớng thâm canh và công nghệ cao. Đẩy
mạnh nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong NTTS
đến ngƣời dân kịp thời thông qua các hình thức: xây dựng, chuyển giao nhân
rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất tập
trung, chủ động phòng trừ dịch bệnh, tăng cƣờng thực hiện các biện pháp phòng
chống bệnh, quản lý môi trƣờng ao nuôi, tăng cƣờng cán bộ kỹ thuật phổ biến
hƣớng dẫn phòng trừ, kiểm tra tình hình dịch bệnh thƣờng xuyên.
- Phát triển về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, mở rộng thị trƣờng: Đẩy
mạnh các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại gắn với
từng đối tƣợng nuôi. Tăng cƣờng phối hợp, liên kết phát triển thị trƣờng tiêu thụ
nội địa (kết nối hệ thống các chợ đầu mối, hình thành kênh phân phối hàng thủy
sản từ ngƣời sản xuất, doanh nghiệp đến các chợ, các siêu thị), mở rộng xuất
khẩu đƣợc sang thị trƣờng nƣớc ngoài.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển NTTS
2.1.5.1. Điều kiện tự nhiên
- Diện tích đất: là một yếu tố quan trọng trong phát triển nuôi trồng thủy
sản, diện tích lớn thuận lợi cho phát triển nuôi trồng, áp dụng các biện pháp kĩ
thuật, khoa học công nghệ cao, giảm giá thành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế
9


cao. Ngƣợc lại diện tích nhỏ, manh mún khó đƣa công nghệ tiên tiến vào, khó

quy hoạch vùng sản xuất.
- Môi trường nước: vai trò của yếu tố môi trƣờng nƣớc với nuôi trồng thủy
sản rất quan trọng thậm chí là quyết định, bởi vì nghề nuôi trồng thủy sản trƣớc
hết là nghề “nuôi nƣớc”. Môi trƣờng ao nuôi là nguồn lây nhiễm bệnh chính và
ảnh hƣởng đến sức khỏe của động vật nuôi, do vậy quản lý tốt môi trƣờng ao
nuôi sẽ nâng cao sức khỏe của động vật nuôi, giúp động vật nuôi lớn nhanh, giảm
chi phí sản xuất. Giảm thiểu sử dụng nƣớc là điều kiện thiết yếu của mô hình
nuôi tiên tiến và có trách nhiệm với môi trƣờng do giảm đƣợc chi phí bơm nƣớc,
giảm khả năng đƣa chất độc hại vào môi trƣờng ao nuôi.
- Khí hậu: Yếu tố khí hậu cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến phát triển thủy
sản, nó có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho vật
nuôi. Ngày nay, biến đổi khí hậu là vấn đề rất đáng lo ngại đối với ngành thủy
sản. Khí hậu biến đổi mạnh mẽ làm nảy sinh nhiều hiện tƣợng thời tiết cực đoan
khiến nƣớc biển dâng, biên độ nhiệt thay đổi, axit hóa nƣớc biển, hệ sinh thái đại
dƣơng bị thay đổi… nó tác động to lớn đến trữ lƣợng thủy sản. Thậm chí tác
động của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng đã đƣợc đề xuất vào danh mục bảo
hiểm rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.
2.5.1.2. Điều kiện sản xuất
- Vốn đầu tư: Vốn đầu tƣ là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện
các hoạt động đầu tƣ theo hình thức đầu tƣ trực tiếp hoặc đầu tƣ gián tiếp. Đối
với phát triển nuôi trồng thủy sản, vốn là nhân tố ảnh hƣởng đến việc mở rộng
quy mô và nâng cao trình độ thâm canh. Phát triển thủy sản yêu cầu có vốn đầu
tƣ ban đầu lớn. Năng suất, chất lƣợng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ
chức quản lý sản xuất theo đúng yêu cầu của quy trình kỹ thuật. Vì vậy, đòi hỏi
ngƣời nuôi phải có đủ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tƣ con giống tốt, xây
dựng hệ thống ao nuôi đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật, tất cả các khâu phải thực
hiện đồng bộ, hợp lý.
- Lao động, trình độ của người lao động : Yếu tố lao động ảnh hƣởng lớn
đến phát triển nuôi trồng thủy sản. Việc quản lý môi trƣờng nuôi đòi hỏi tính
cộng đồng, xã hội hóa cao và trƣớc hết phải đƣợc ngƣời nuôi nhận thức đầy đủ,

đúng đắn và thực hiện nghiêm chỉnh. Hiện nay, nhiều vùng nuôi trồng thủy sản
phát triển tự phát, không theo quy hoạch, không tƣơng xứng với trình độ quản lý,

10


điều này dẫn đến dịch bệnh dễ dàng xuất hiện và lây lan, làm mất cân bằng sinh
thái, hủy hoại môi trƣờng. Trình độ của ngƣời lao động có ảnh hƣởng nhiều đến
việc tiếp thu các thông tin kinh tế, thị trƣờng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến... trong quá trình phát triển nuôi thuỷ sản.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng và chế biến thủy sản: Cơ sở hạ tầng
phục vụ nuôi trồng và chế biến thủy sản là điện, nƣớc, giao thông, hệ thống xử lý
nƣớc thải, hệ thống kênh cấp, thoát nƣớc, ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển sản
xuất thủy sản. Hiện nay, ở nhiều nơi ngƣời dân phát triển diện tích nuôi trồng
thủy sản ồ ạt nhƣng không có ao xử lý, thoát nƣớc thải, cơ sở hạ tầng không đồng
bộ gây ra dịch bệnh trên diện rộng, ảnh hƣởng lớn đến sản xuất thủy sản và kinh
tế của ngƣời dân. Chất lƣợng con giống sản xuất ra bấp bênh, không kiểm soát
đƣợc, thiếu cơ sở chế biến thủy sản.
- Hệ thống khuyến nông, phòng trừ dịch bệnh: Hệ thống khuyến nông với
nhiều hình thức hoạt động nhƣ tuyên truyền, phổ biến tiến bộ kỹ thuật, xây dựng
và nhân rộng mô hình công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, xây dựng những trang
trại, gia trại, có hiệu quả kinh tế cao. Tập trung vào các lĩnh vực tập huấn chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật, đào tạo nghề, xây dựng mô hình, tuyên truyền nhân rộng
mô hình góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển nuôi
trồng thủy sản nói riêng. Thông qua hệ thống khuyến nông và khuyến nông viên
cấp xã ngƣời dân đƣợc hƣớng dẫn nhiều quy trình kỹ thuật, mô hình sản xuất
hiệu quả áp dụng trong sản xuất, đƣợc đào tạo, nâng cao tay nghề thúc đẩy phát
triển sản xuất thủy sản của hộ nói riêng và của tỉnh nói chung.
2.5.1.3. Liên kết sản xuất – tiêu thụ
Liên kết trong sản xuất, tiêu thụ là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hiện

đại, nó ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển thủy sản. Sản xuất thủy sản hiệu quả phải
gắn liền với vấn đề đầu ra chế biến, tiêu thụ
Có nhiều vấn đề ảnh hƣởng đến liên kết đó là tình trạng sản xuất nhỏ lẻ,
manh mún; thiếu vốn; tập quán canh tác lạc hậu; trình độ học vấn thấp; thiếu
kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là năng lực quản lý kinh tế hộ, kinh tế tập thể của
nông dân, các tổ, nhóm, HTX cũng ảnh hƣởng rất lớn đến các mô hình liên kết.
Hiện nay, việc liên kết giữa doanh nghiệp và ngƣời sản xuất chƣa bền vững do
chƣa có cơ chế chia sẻ lợi nhuận, rủi ro, chủ yếu vẫn liên kết theo hình thức
thƣơng thảo thuận mua vừa bán. Tình trạng tiêu thụ sản phẩm vẫn còn qua nhiều

11


×