Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng đầm phá ven biển thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 221 trang )



i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công
trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận án là trung
thực, nội dung trích dẫn ñều ñược
chỉ rõ nguồn gốc. Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng
ñược ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.

Tác giả luận án


Nguyễn Tài Phúc


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các cơ
quan, ñơn vị và cá nhân ñã trực tiếp giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
thực hiện luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh ñạo UBND tỉnh, Lãnh ñạo và
Chuyên viên các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế và 5 huyện Phú
Lộc, Phú Vang, Hương Trà, Quảng ðiền và Phong ðiền ñã nhiệt tình ñóng
góp ý kiến, cung cấp tài liệu và những thông tin cần thiết ñể tôi hoàn thành


ñề tài nghiên cứu luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh ñạo Nhà trường, Lãnh ñạo các
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Khoa Sau ñại học và tập thể các Nhà
khoa học kinh tế của Trường ðại học Nông nghiệp I ñã giúp ñỡ, ñóng góp
nhiều ý kiến khoa học quý giá trong quá trình hoàn thiện luận án. ðặc biệt
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất ñến PGS,TS Nguyễn Thị Tâm, Trưởng
bộ môn Kế toán, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường ðại học
Nông nghiệp I và PGS,TS Hoàng Hữu Hoà, Phó hiệu trưởng Trường ðại học
Kinh tế - ðại học Huế, ñã tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu ñề tài và hoàn chỉnh luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh ñạo ðại học Huế, Lãnh ñạo và các
ñồng nghiệp ở Trường ðại học Kinh tế Huế ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi và
giúp ñỡ tôi nhiều mặt ñể hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ, ñộng viên của
người thân và gia ñình trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận án

Nguyễn Tài Phúc



iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục các bảng viii
Danh mục các sơ ñồ, biểu ñồ xii
MỞ ðẦU 1
1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu ñề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 5
4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Những ñóng góp của luận án 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ðẦM PHÁ VEN BIỂN 7
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế 7
1.2 ðặc ñiểm và vai trò của phát triển nuôi trồng thuỷ sản 13
1.3 Nội dung, hình thức và các nhân tố tác ñộng ñến phát triển nuôi
trồng thuỷ sản 23
1.3.1 Nội dung của phát triển nuôi trồng thuỷ sản 23
1.3.2 Các hình thức nuôi trồng thủy sản 27
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng ñến phát triển nuôi trồng thuỷ sản 31
1.4 Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển 36
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển ở một
số nước trên thế giới 36
1.4.2 Phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và những bài học kinh
nghiệm 40
Chương 2 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
2.1 ðặc ñiểm vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế 49
2.2 Phương pháp nghiên cứu 68


iv

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 68

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 70
2.2.3 Phương pháp phân tích ñánh giá 70
2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 72
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
VÙNG ðẦM PHÁ VEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ 75
3.1 Hệ thống tổ chức quản lý nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven
biển Thừa Thiên Huế giai ñoạn 1998 - 2004 75

3.2 ðánh giá kết quả phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven
biển Thừa Thiên Huế 97
3.2.1 Sự tăng trưởng về diện tích nuôi trồng thủy sản 97
3.2.2 Sự tăng trưởng về sản lượng nuôi trồng thủy sản 100
3.2.3 Kết quả tăng trưởng giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản 102
3.3 ðánh giá hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven biển
Thừa Thiên Huế 106
3.3.1 Hiệu quả khai thác mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 106
3.3.2 Hiệu quả ñầu tư nuôi trồng thuỷ sản 110
3.2.3 Hiệu quả xã hội, môi trường và phát triển vùng ñầm phá ven biển
Thừa Thiên Huế 112
3.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ñến kết quả và hiệu quả nuôi
trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế 117
3.4.1 Tổng quan các hộ ñiều tra và tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên
ñịa bàn nghiên cứu 117
3.4.2 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố ñầu vào ñến kết quả nuôi
trồng thuỷ sản 120
3.4.3 Vận dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas nghiên cứu mối quan hệ
của các yếu tố ñầu vào với năng suất nuôi trồng thuỷ sản 123
3.5 ðánh giá thuận lợi, khó khăn và những vấn ñề ñặt ra trong phát



v

triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế 133
3.5.1 Những thuận lợi và thành tựu của phát triển nuôi trồng thuỷ sản
vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế 133
3.5.2 Những khó khăn, hạn chế và vấn ñề ñặt ra ñối với phát triển nuôi
trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế 134
Chương 4 ðỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI
TRỒNG THUỶ SẢN VÙNG ðẦM PHÁ VEN BIỂN THỪA
THIÊN HUẾ 138
4.1 Quan ñiểm, ñịnh hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm
phá ven biển Thừa Thiên Huế 138
4.1.1 Quan ñiểm phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven biển
Thừa Thiên Huế 138
4.1.2 ðịnh hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven biển
Thừa Thiên Huế 144
4.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng
ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế 151
4.2.1 Giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản 152
4.2.2 Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven biển
Thừa Thiên Huế 158
4.2.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng ñầm phá ven biển phục vụ phát
triển nuôi trồng thuỷ sản 162
4.2.4 Huy ñộng mọi nguồn vốn ñầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản 167
4.2.5 Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào nuôi trồng
thuỷ sản và làm tốt công tác bảo quản sau thu hoạch 170
4.2.6 Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất nuôi trồng thuỷ sản 176
4.2.7 ðổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế và tăng cường sự hỗ
trợ của Nhà nước 180
KẾT LUẬN 183

Những công trình của tác giả ñã công bố 186


vi

Tài liệu tham khảo 187
Phụ lục 196


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia ðông Nam Á
BOD5 Nhu cầu ô xy sinh hoá
BQ Bình quân
BTC Bán thâm canh
CN Công nghiệp
CNH-HðH Công nghiệp hóa - hiện ñại hóa
CN-TTCN Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
CN-XDCB Công nghiệp xây dựng cơ bản
CP Chi phí
CPPT Chi phí phòng trừ
CV Mã lực
DO Ô xy hoà tan
DT Diện tích
dt dẫn theo
ðVT ðơn vị tính
EU Liên minh Châu Âu
FAO Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc

FDI ðầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng giá trị sản phẩm quốc dân
GO Tổng giá trị sản xuất
IDRC Trung tâm phát triển và nghiên cứu quốc tế
LðNNBQ Lao ñộng nông nghiệp bình quân
MI Thu nhập hỗn hợp
NLN Nông lâm ngư
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
ODA Hổ trợ phát triển chính thức


viii
QC Quảng canh
QCCT Quảng canh cải tiến
SS So sánh
SL Sản lượng
SX Sản xuất
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TðPTBQ Tốc ñộ phát triển bình quân
TSXK Thủy sản xuất khẩu
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Uỷ ban nhân dân
USD ðô la Mỹ
VA Giá trị gia tăng
VðPVB Vùng ñầm phá ven biển
WB Ngân hàng thế giới
WCED Hội ñồng thế giới về môi trường và phát triển
XD Xây dựng
XDCB Xây dựng cơ bản





ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 GDP và tốc ñộ phát triển GDP của cả nước và ngành thủy
sản thời kỳ 1996 - 2002 20
Bảng 1.2 Quy mô, cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nuôi
trồng mười nước hàng ñầu thế giới 38
Bảng 1.3 Quy mô, tốc ñộ phát triển diện tích và sản lượng nuôi trồng
thủy sản ở nước ta giai ñoạn 1998 - 2004 40
Bảng 2.1 Dân số, lao ñộng vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế
năm 2001 và 2004 58
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng ñất ñai vùng ñầm phá ven biển Thừa
Thiên Huế năm 2001 và năm 2004 59
Bảng 2.3 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông Lâm Thủy sản
Thừa Thiên Huế giai ñoạn 1998 - 2004 61
Bảng 2.4 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản Thừa Thiên
Huế giai ñoạn 1998 - 2004 62
Bảng 2.5 Giá trị và tỷ trọng giá trị sản xuất vùng ñầm phá ven biển so
với cả tỉnh Thừa Thiên Huế giai ñoạn 1998 - 2004 64
Bảng 2.6 Kết quả chọn mẫu ñiều tra 69
Bảng 3.1 Hình thức tổ chức sản xuất nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm
phá ven biển ven biển Thừa Thiên Huế năm 2004 75
Bảng 3.2 Quy mô và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nuôi
trồng thuỷ sản Thừa Thiên Huế giai ñoạn 1998 - 2004 76
Bảng 3.3 Quy mô và kết quả sản xuất của trang trại nuôi trồng thuỷ
sản vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế giai ñoạn 1998

- 2004 77


x

Bảng 3.4 Quy mô và kết quả nuôi trồng thuỷ sản của hộ vùng ñầm phá
ven biển Thừa Thiên Huế giai ñoạn 1998 - 2004 79
Bảng 3.5 So sánh một số chỉ tiêu về quy mô ñầu tư, kết quả và hiệu
quả giữa các hình thức tổ chức sản xuất nuôi trồng thuỷ sản
vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế năm 2004 81
Bảng 3.6 Quy mô, cơ cấu diện tích các hình thức nuôi trồng thuỷ sản
vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế giai ñoạn 1998 -
2004 83
Bảng 3.7 Tình hình giao ñất nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ñầm phá ven
biển Thừa Thiên Huế giai ñoạn 1998 - 2004 86
Bảng 3.8 Vốn ñầu tư và cơ cấu nguồn vốn ñầu tư nuôi trồng thuỷ sản
vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế giai ñoạn 1998 -
2004 89
Bảng 3.9 Nhu cầu và mức ñộ ñầu tư vốn cho nuôi trồng thuỷ sản vùng
ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế năm 2004 90
Bảng 3.10 Thị trường các yếu tố ñầu vào của nuôi trồng thuỷ sản vùng
ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế năm 2004 92
Bảng 3.11 Thị trường tiêu thụ thuỷ sản nuôi trồng vùng ñầm phá ven
biển Thừa Thiên Huế năm 2004 93
Bảng 3.12 Diện tích và cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm
phá ven biển Thừa Thiên Huế giai ñoạn 1998 - 2004 98
Bảng 3.13 Diện tích nuôi tôm các ñịa phương vùng ñầm phá ven biển
Thừa Thiên Huế giai ñoạn 1998 - 2004 99
Bảng 3.14 Sản lượng và cơ cấu sản lượng nuôi trồng thuỷ sản vùng
ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế giai ñoạn 1998 - 2004 101



xi

Bảng 3.15 Sản lượng tôm theo ñịa phương vùng ñầm phá ven biển
Thừa Thiên Huế giai ñoạn 1998 - 2004 102
Bảng 3.16 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản vùng ñầm
phá ven biển Thừa Thiên Huế giai ñoạn 1998 - 2004 103
Bảng 3.17 Tỷ trọng GO các lĩnh vực thủy sản vùng ñầm phá ven biển
so với GO các lĩnh vực thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế (1998
- 2004) 104
Bảng 3.18 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản vùng
ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế giai ñoạn 1998 - 2004 105
Bảng 3.19 Hiệu quả khai thác mặt nước nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm
phá ven biển Thừa Thiên Huế 107
Bảng 3.20 Phân tích lợi ích và chi phí việc chuyển hình thức nuôi tôm
từ quảng canh cải tiến sang bán thâm canh 109
Bảng 3.21 Hiệu quả ñầu tư nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven biển
Thừa Thiên Huế 111
Bảng 3.22 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội của nuôi trồng
thuỷ sảng vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế (1998 -
2004) 114
Bảng 3.23 Một số chỉ tiêu hiệu quả sự dụng tài nguyên môi trường của
nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên
Huế (1998 - 2004) 116
Bảng 3.24 Một số chỉ tiêu về tình hình chung của hộ ñiều tra 117
Bảng 3.25 Phân tổ hộ nuôi trồng ở hình thức quảng canh cải tiến theo
năng suất tôm 121
Bảng 3.26 Phân tổ hộ nuôi trồng ở hình thức bán thâm canh
theo năng suất tôm 122



xii
Bảng 3.27 Kết quả ước lượng hàm sản xuất ñối với nuôi tôm theo các
ñịa phương vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế 124
Bảng 3.28 Kết quả ước lượng hàm sản xuất ñối với nuôi tôm vùng
ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế 129
Bảng 3.29 Năng suất cận biên của một số yếu tố ñầu vào ñối với nuôi
tôm vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế 131
Bảng 4.1 Dự kiến chỉ tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá
ven biển Thừa Thiên Huế ñến năm 2010 150
Bảng 4.2 Dự kiến thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản
vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế ñến năm 2010 153
Bảng 4.3 Dự kiến diện tích nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven biển
Thừa Thiên Huế ñến năm 2010 159
Bảng 4.4 Dự kiến xây dựng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ phát triển
nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven biểnThừa Thiên Huế
ñến năm 2010 164
Bảng 4.5 Dự kiến vốn và nguồn vốn ñầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ
sản vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế ñến năm 2010 168
Bảng 4.6 Dự kiến một số chỉ tiêu về công tác chuyển giao kỹ thuật
nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên
Huế ñến năm 2010 171
Bảng 4.7 Dự kiến phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nuôi trồng
thuỷ sản vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế ñến năm
2010 177



xiii

DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ VÀ BIỂU ðỒ Trang

Biểu ñồ 2.1 Giá trị tổng sản phẩm theo ngành của Thừa Thiên Huế giai
ñoạn 1998 - 2004 60
Biểu ñồ 2.2 Cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành của Thừa Thiên Huế
giaiñoạn 1998 - 2004 60
Biểu ñồ 3.1 Diện tích, sản lượng và giá tôm giai ñoạn 1998 - 2004 95
Biểu ñồ 3.2 Mối quan hệ giữa giá bán với cở tôm 96
Biểu ñồ 3.3 Khung thời vụ nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven biển
Thừa Thiên Huế 119
Bản ñồ 1 Bản ñồ Thừa Thiên Huế 52
Bản ñồ 2 Bản ñồ Quy hoạch nuôi trồng thủy sản vùng ñầm phá ven
biển Thừa Thiên Huế (phụ lục 10) 214
Sơ ñồ 3.1 Khái toán chi phí sản xuất xã hội và luồng vật chất cho sản xuất
nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế 113


1
MỞ ðẦU

1 Tính cấp thiết của ñề tài
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện ñại hoá nông nghiệp,
nông thôn nói chung và vùng ven biển nói riêng ñòi hỏi phải coi trọng phát
triển các ngành kinh tế gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế tự nhiên, sinh thái
của từng vùng. Nuôi trồng thuỷ sản ñược coi là một trong những ngành mũi
nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế vùng ven biển nước ta. Sự phát triển
của nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua ñã tạo ra bước chuyển dịch
mạnh mẽ trong việc sử dụng ñất và cả ngành thuỷ sản, ñồng thời làm thay ñổi
cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ven biển theo hướng tích cực và bền vững.
Thừa Thiên Huế, một tỉnh duyên hải Bắc miền Trung, có hệ thống ñầm

phá ven biển với gần 22.000 ha, lớn nhất khu vực ðông Nam Á và ñược xếp
vào loại lớn của thế giới. Hệ thống ñầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô
chạy dọc suốt 5 huyện ven biển Thừa Thiên Huế từ Phong ðiền ñến Phú Lộc,
một vùng ñầm phá nước lợ với hệ sinh thái sông biển ñặc sắc, là ñiều kiện tự
nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại thủy sinh, một lợi thế cho
các ngành nông lâm, ngư nghiệp, ñặc biệt là nuôi trồng thủy sản phát triển.
Tuy nhiên, dân cư sống trong vùng ñầm phá ven biển còn nhiều khó
khăn, kinh tế chậm phát triển và thu nhập bình quân ñầu người thấp hơn mức
bình quân chung của tỉnh. Một trong những nguyên nhân chính của tình hình
ñó là do chưa có biện pháp khai thác tốt lợi thế của vùng ñể phát triển kinh tế.
Dân cư 5 huyện ven biển chiếm hơn 60% dân số tỉnh Thừa Thiên Huế,
trong ñó hai phần ba có ñời sống gắn với việc khai thác trực tiếp hoặc gián
tiếp nguồn lợi tài nguyên ñầm phá ven biển. Trong những năm gần ñây sự
phát triển nhanh các ngành khai thác nguồn lợi ñầm phá mà chủ yếu là ngành
nuôi trồng thủy sản, ñặc biệt là nghề nuôi tôm với nhiều hình thức và trình ñộ


2
sản xuất khác nhau ñã làm thay ñổi một phần diện mạo của toàn vùng, ñời
sống của một bộ phận dân cư ñã ñược cải thiện ñáng kể, bộ mặt nông thôn
vùng ñầm phá ven biển có nhiều khởi sắc.
Tuy nhiên, sự bùng nổ nuôi trồng thủy sản một cách tự phát và ồ ạt
cũng ñã dẫn ñến nhiều bất cập, làm cho không gian của hệ thống ñầm phát bị
chia cắt manh mún, ảnh hưởng ñến sự phát triển của các ngành kinh tế khác,
môi trường ñầm phá ñang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn lợi thủy sản trong
mấy năm gần ñây bị giảm sút, một bộ phận không nhỏ dân cư có ñời sống
thấp và bấp bênh, sống du canh du cư gặp nhiều rủi ro, ñây ñang là những vấn
ñề kinh tế, xã hội và môi trường bức xúc cần giải quyết [67].
Trong bối cảnh ñó nhiều câu hỏi lớn ñược ñặt ra liên quan ñến phát
triển nuôi trồng thuỷ sản ñể làm sao vừa khai thác hợp lý lợi thế so sánh, vừa

bảo ñảm tính hiệu quả, vừa phát triển bền vững vùng ñầm phá ven biển Thừa
Thiên Huế ñã thu hút sự quan tâm chú ý của các cấp, các ngành, các ñịa
phương, các nhà nghiên cứu và cả của người nuôi trồng thuỷ sản.
2 Tình hình nghiên cứu ñề tài
ðể góp phần giải quyết và trả lời những vấn ñề ñặt ra, trong những năm
gần ñây ñã có nhiều tổ chức trong nước, quốc tế và nhiều cá nhân tiến hành
nhiều chương trình, dự án phát triển và ñề tài nghiên cứu. Trong ñó, có thể kể
ñến một số công trình nghiên cứu chủ yếu sau ñây:
- ðề tài “ðánh giá tiềm năng và ñề xuất lựa chọn khu bảo vệ ñất ngập
nước hệ ñầm phá Tam Giang-Cầu Hai” do Trung tâm Khoa học tự nhiên và
Công nghệ Quốc gia - Phân viện Hải dương học Hải Phòng chủ trì và thực
hiện (tháng 5/1997). ðề tài ñã ñánh giá khái quát tiềm năng tài nguyên sinh
học và ñề xuất những biện pháp nhằm bảo vệ và bảo tồn một số vùng của hệ
thống ñầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Tuy nhiên, hệ thống ñầm phá ñã có
những biến ñổi rất lớn sau trận lụt lịch sử năm 1999, nên những vấn ñề này


3
cần phải tiếp tục nghiên cứu.
- ðề tài ñộc lập cấp nhà nước KT DL95.09 “Nghiên cứu khai thác sử
dụng hợp lý tiềm năng phá Tam Giang” do Trung tâm Khoa học tự nhiên và
công nghệ quốc gia - Phân viện Hải dương học Hải Phòng chủ trì và thực
hiện, Hải Phòng (tháng 6 năm 1996). ðề tài ñã ñề xuất những giải pháp mang
tính tổng quát và tổng hợp về kinh tế và kỹ thuật nhằm khai thác sử dụng hệ
thống ñầm phá Tam Giang vào các mục ñích khác nhau.
- ðề án “Nghiên cứu phục hồi, thích nghi cho vùng cửa sông ven biển
Thuận An - Tư Hiền và ñầm phá Tam Giang - Cầu Hai” do Thạc sĩ Nguyễn
Quang Trung Tiến chủ trì (tháng 4/2001). Tác giả ñã lý giải sự cần thiết và ñề
xuất những biện pháp phục hồi, thích nghi vùng cửa sông Thuận An và Tư
Hiền, một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống ñầm phá ven biển Thừa

Thiên Huế.
- Báo cáo chuyên ñề “ðánh giá và phân tích những thay ñổi lịch sử
trong sử dụng vùng ñầm phá vào mục ñích nông nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên
Huế” (2001) của dự án Quản lý tổng hợp vùng ven bờ Việt Nam Hà Lan -
nghiên cứu thí ñiểm ở Thừa Thiên Huế. Báo cáo ñã mô tả khá chi tiết quá
trình khai thác, sử dụng vùng ñầm phá vào các mục tiêu nông nghiệp, sự thay
ñổi sinh kế của người dân vùng ñầm phá qua các thời kỳ, ñưa ra những biện
pháp nhằm tăng thu nhập cho dân cư trong vùng và giữ vững môi trường hệ
thống ñầm phá Tam Giang, Cầu Hai.
- Báo cáo tổng kết dự án “Nghiên cứu quản lý nguồn lợi sinh học hệ
ñầm phá Tam Giang” của tổ chức IDRC Canada tài trợ, do Trường ñại học
Nông lâm, Trường ñại học Khoa học, Sở Thủy sản Thừa Thiên Huế phối hợp
thực hiện 1997 - 2001. Kết quả nghiên cứu cho rằng, phát triển cộng ñồng gắn
với quản lý tài nguyên vùng ñầm phá là giải pháp phù hợp, cần ñược mở rộng


4
trong vùng. Một số mô hình quản lý nguồn lợi ñầm phá dựa vào cộng ñồng ñã
ñược xây dựng và trình diễn bước ñầu ñánh giá thành công.
- Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản ñã có nhiều công
trình nghiên cứu về vùng ñầm phá, vùng ñất ngập nước ven biển miền Trung.
Trong ñó, có một số công trình liên quan ñến vùng ñầm phá ven biển Thừa
Thiên Huế gồm quy hoạch tổng thể khai thác các vùng ñầm phá, quy hoạch
tổng thể nuôi trồng thuỷ sản trên các vùng ñất ngập nước, quy hoạch tổng thể
vùng nuôi tôm có tính công nghiệp của Thừa Thiên Huế. ðây là những ñịnh
hướng mang tính khoa học và thực tiễn sâu sắc cho việc khai thác, sử dụng có
hiệu quả và bền vững vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế.
- Báo cáo tổng kết ñề tài khoa học cấp Bộ "Nghiên cứu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế theo hướng xuất khẩu và
bền vững" - của PGS. TS Hoàng Hữu Hoà mã số: B2001 - 12.08, (2003). ðề

tài nghiên cứu ñã phân tích thực trạng, xu hướng và các nhân tố tác ñộng ñến
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ñồng thời cũng ñề xuất một số giải pháp thúc
ñẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên
Huế theo hướng xuất khẩu và bền vững.
Từ năm 1999 ñến nay, ñã có nhiều hội thảo khoa học về vùng ñầm phá
ven biển Thừa Thiên Huế do Bộ Khoa học công nghệ, Trung tâm khoa học và
công nghệ quốc gia, Bộ Thủy lợi và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ
chức. Các hội thảo này chủ yếu tập trung vào các chủ ñề quản lý, bảo vệ
nguồn lợi và ña dạng sinh học vùng ñầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô.
Ngoài ra, còn có nhiều ñề tài nghiên cứu của các nhà khoa học của ðại học
Huế, Trường ðại học Thủy sản Nha Trang, Trường ðại học Thủy lợi Hà Nội,
ðại học Quốc gia Hà Nội, Phân viện Hải dương học Hải Phòng.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu chủ yếu ñề cập ñến
những khía cạnh cụ thể mang tính kỹ thuật, kinh tế xã hội hoặc về môi trường


5
sinh thái, nguồn lợi sinh học hoặc về kỹ thuật nuôi trồng các loại thuỷ sản của
vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế. ðến nay chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách tổng thể và hệ thống về phát triển nuôi trồng thủy sản
vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế với tư cách là công trình khoa học
ñộc lập.
Xuất phát từ những lý do và tình hình nghiên cứu nêu trên, chúng tôi
chọn ñề tài "Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ñầm phá ven
biển Thừa Thiên Huế" làm ñề tài luận án tiến sỹ khoa học kinh tế của mình.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích, ñánh giá một cách hệ thống thực trạng, tiềm năng, nhân tố
tác ñộng ñến phát triển nuôi trồng thủy sản, ñề xuất ñịnh hướng và những giải
pháp phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác tiềm năng vùng ñầm phá

ven biển Thừa Thiên Huế có hiệu quả và bền vững.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn ñề lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi
trồng thủy sản vùng ñầm phá ven biển.
- ðánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản, phân tích những
nhân tố ảnh hưởng ñến kết quả và hiệu quả nuôi trồng một số loài thuỷ sản
chủ yếu gắn với tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của vùng ñầm phá
ven biển Thừa Thiên Huế.
- ðề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển nuôi trồng thủy sản của
vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế một cách hiệu quả và bền vững.
4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu


6
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là những vấn ñề lý luận và thực tiễn về phát
triển nuôi trồng thủy sản với các chủ thể là các ñịa phương, cơ sở, ñơn vị, hộ gia
ñình nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế.
Phạm vi nghiên cứu
Vấn ñề có thể ñược xem xét từ nhiều góc ñộ và phạm vi khác nhau.
Tuy nhiên, ph
ạm vi nghiên cứu chủ yếu của ñề tài này chỉ giới hạn bởi các
khía c
ạnh cụ thể sau ñây:
- Về thời gian: ðánh giá sự phát triển nuôi trồng thủy sản trong những
năm 1998 - 2004; ñề xuất ñịnh hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển
nuôi trồng thủy sản ñến năm 2010.
- Về không gian: Vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế.
- Về nội dung: ðánh giá hệ thống tổ chức quản lý, quy mô, kết quả
sản xuất và hình thức nuôi trồng thuỷ sản; xác ñịnh và phân tích các nhân tố

tác ñộng ñến kết quả và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản; ñề xuất một số giải
pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng ñến năm 2010.
5 Những ñóng góp của luận án
- Luận án ñã hệ thống hoá, bổ sung các vấn ñề lý luận về phát triển nuôi
trồng thủy sản, ñúc kết kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản của một số
nước trên thế giới và một số ñịa phương trong nước có ñiều kiện tương ñồng
với vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế.
- Luận án ñã ñánh giá ñược quá trình phát triển, chỉ rõ nguyên nhân và
lượng hoá các nhân tố chủ yếu tác ñộng ñến kết quả và hiệu quả nuôi trồng
thuỷ sản của các ñịa phương, cơ sở và hộ gia ñình ở vùng ñầm phá ven biển
Thừa Thiên Huế.
- ðề xuất những ñịnh hướng và giải pháp chủ yếu có cơ sở khoa học và
mang tính khả thi cao thúc ñẩy phát triển nuôi trồng thủy sản có hiệu quả và
bền vững ở vùng ñầm phá ven biển Thừa Thiên Huế ñến năm 2010.


7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ðẦM PHÁ VEN BIỂN
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế
1.1.1 Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm và vai trò của tăng trưởng kinh tế
Trong thực tế người ta thường sử dụng ñịnh nghĩa giản ñơn về tăng
trưởng kinh tế do Simon Kuznets, nhà kinh tế học ñạt giải Nobel ñưa ra. Ông
cho rằng tăng trưởng là sự gia tăng liên tục về sản phẩm tính theo ñầu người
hoặc theo từng công nhân [dt 30]. ðịnh nghĩa của Kuznets tương tự như ñịnh
nghĩa do Douglass North và Robetrt Paul Thomas ñưa ra: "Tăng trưởng kinh
tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số" [dt 30]. Dĩ nhiên, ở ñây có thể
coi "sản lượng" là bao gồm tất cả hàng hoá và dịch vụ mà người dân thụ

hưởng, cho dù thông thường chúng có ñược ghi nhận như các thước ño chính
thức của sản phẩm quốc dân hay không. ðiều ñó có nghĩa tăng trưởng kinh tế
là toàn bộ quá trình dẫn ñến sản lượng tính theo ñầu người cao hơn. Vì thế, ñể
biểu thị sự tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng mức tăng lên của tổng
sản phẩm hay tổng sản phẩm bình quân ñầu người. Mức tăng lên này ñược thể
hiện cả bằng số tuyệt ñối và số tương ñối. Tuy nhiên, khi xem xét tăng trưởng
kinh tế trong phạm vi không gian của một vùng hay một ngành thì việc sử
dụng chỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân ñầu người (GDP) là rất khó thực
hiện. Vì thế, ñể ñánh giá ñúng mức tăng trưởng kinh tế của vùng, ngành phải
sử dụng các chỉ tiêu sản lượng (Q), giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA)
hay thu nhập hỗn hợp (MI) tính trên ñầu người ñể thay thế [33]. Dĩ nhiên sự
thay thế này không hoàn toàn chính xác mà chỉ ñánh giá ñược ở những khía
cạnh chủ yếu nhất ñịnh, do vậy khi ñánh giá sự tăng trưởng kinh tế người ta
thường sử dụng hệ thống nhiều chỉ tiêu kết hợp nhằm bổ trợ cho các chỉ tiêu
chủ yếu như thu nhập bình quân ñầu người.


8
Từ các vấn ñề ñã ñề cập, chúng tôi cho rằng: tăng trưởng kinh tế là một
phạm trù kinh tế diễn tả ñộng thái biến ñổi về mặt số lượng sản phẩm hàng
hoá dịch vụ của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mô,
sản lượng hàng hóa, dịch vụ trong một thời kỳ nhất ñịnh (thường là 1 năm).
Nếu tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của một ñịa phương, một ngành, một
vùng hay của một quốc gia tăng lên, nó ñược coi là tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng bởi lẽ vấn ñề quan tâm của mọi
nền kinh tế chung quy lại chính là khả năng thoả mãn nhu cầu của con người
ngày càng tăng.
Sự tăng trưởng kinh tế sẽ làm thay ñổi cơ cấu kinh tế, bởi khi thu nhập
của người dân tăng lên sẽ làm cho thói quen tiêu dùng của họ thay ñổi. Những
người có thu nhập thấp thường chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu như lương thực,

thực phẩm, còn những người có thu nhập cao thường tiêu dùng những sản
phẩm hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao, từ ñó tạo ra nhu cầu mới cao
hơn, thúc ñẩy sản xuất phát triển và làm thay ñổi cơ cấu kinh tế. Vì thế, ñẩy
nhanh tốc ñộ tăng trưởng của vùng, của ñịa phương có ý nghĩa quan trọng
trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, của ñịa phương ñó theo
hướng công nghiệp hoá, hiện ñại hoá tích cực và hiệu quả hơn.
Tăng trưởng kinh tế sẽ làm thay ñổi cơ cấu sản xuất, bởi vì nền kinh tế
tăng trưởng cao sẽ hướng tới việc tiến hành sản xuất kinh doanh những lĩnh
vực hiệu quả hơn, áp dụng những phương pháp và công nghệ tiên tiến hơn ñể
nâng cao sức sinh lời của các yếu tố sản xuất. Một ñiều rất dễ thấy là trong
một nền kinh tế phát triển cao, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ, nhưng một nền kinh tế kém phát triển lại phải giành phần lớn
nguồn lực của mình cho sự phát triển nông nghiệp [9]. Khi nền kinh tế tăng
trưởng, lao ñộng phải chuyển từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang khu vực
công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, việc chuyển ñổi của họ có thể gặp khó


9
khăn vì chi phí tốn kém, sự ñổ vỡ của yếu tố truyền thống như gia ñình, làng
xã và ñặc biệt họ phải di chuyển từ nơi này sang nơi khác mà chủ yếu là từ
nông thôn ra thành thị. Vì vậy, sự tăng trưởng kinh tế làm thay ñổi cơ cấu nền
kinh tế, có tác ñộng ñến lối sống của con người dưới nhiều hình thức khác
nhau, có lẽ sự thay ñổi ñáng chú ý nhất là sự gia tăng nhanh chóng tỷ trọng và
mật ñộ người dân sống ở khu vực ñô thị. Xuất phát từ ñiều này, cần thiết phải
có những chính sách phát triển các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn
như công nghiệp chế biến, dịch vụ hậu cần các yếu tố ñầu vào, ñầu ra cho quá
trình sản xuất.
1.1.1.2 Phát triển kinh tế
Cho ñến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về phát triển kinh tế.
ðã có nhiều tranh luận về ñịnh nghĩa nền kinh tế "thành công nhất" là nền

kinh tế ñem ñến cho người dân của mình nhiều phúc lợi cao nhất hay là một
nền kinh tế cải thiện với tốc ñộ nhanh nhất. Tuy nhiên, không thể phủ ñịnh
một ñiều rằng: sự thành công của một nền kinh tế bằng cách này hay cách
khác có quan hệ trực tiếp ñến phúc lợi con người. Adam Smith ñã chỉ ra ñiều
này từ những năm 1776. Ông ta khẳng ñịnh rằng của cải của một quốc gia
ñược xác ñịnh không phải bằng lượng vàng trong ngân khố quốc gia, quy mô
hải quân và lục quân hoặc sự thành công của một số ngành công nghiệp của
ñất nước, mà ñược xác ñịnh bằng lượng hàng hoá và dịch vụ mà toàn bộ dân
số của quốc gia ñó có thể có ñược [dt 30]. Nói cách khác của cải của một
quốc gia là một số hàng hoá và dịch vụ nhất ñịnh mà những cá nhân sinh sống
tại quốc gia ñó ñược thụ hưởng. Nền kinh tế vận hành tốt là nền kinh tế cung
cấp mức phúc lợi cao nhất cho nhiều người nhất. Có thể không bao giờ có
ñược sự nhất quán hoàn toàn về cách ñể ño lường phúc lợi cá nhân một cách
chính xác, bởi có thể cái làm tăng mạnh phúc lợi của người này lại có thể hầu
như không làm tăng gì cả ñối với người khác. Thậm chí, nếu có thể thống nhất


10
chính xác cái gì quyết ñịnh phúc lợi của con người thì vẫn còn gặp nhiều khó
khăn trong việc ño lường chính xác từng yếu tố một làm tăng phúc lợi của con
người [30]. Tất nhiên, chúng ta có thể sử dụng các thước ño chung, từ ñó cho
phép có những nhận xét ñánh giá về mức sống và chất lượng cuộc sống của
con người ñược thay ñổi như thế nào theo thời gian. Như vậy, nếu tăng trưởng
kinh tế gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường thì người ta
coi ñó như là sự phát triển kinh tế, nghĩa là tăng trưởng cả về lượng và về chất.
Tóm lại, phát triển kinh tế là là phạm trù kinh tế diễn tả ñộng thái biến
ñổi cả số lượng và chất lượng của cuộc sống. Nó ñặt tăng trưởng kinh tế trong
mối quan hệ với các vấn ñề xã hội và môi trường. Như vậy, phát triển kinh tế
có thể hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, trong một
thời kỳ nhất ñịnh, trong ñó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và

sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế, xã hội và môi trường. ðó là sự tiến bộ, thịnh
vượng và chất lượng cuộc sống tốt ñẹp hơn.
1.1.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng và phát triển kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Tăng trưởng là ñiều kiện cần ñối với sự phát triển nhưng nó chưa phải là ñiều
kiện ñủ. Tăng trưởng mà không phát triển sẽ dẫn ñến phân hoá giàu nghèo,
khủng hoảng xã hội, ngược lại phát triển mà không tăng trưởng là không thực
tế và không tồn tại [30]. Nền kinh tế có tốc ñộ tăng trưởng cao liên tục sẽ có
ñiều kiện nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, có
tích luỹ ñể tái ñầu tư, mở rộng sản xuất, thu hút lao ñộng ñồng thời có khả
năng ñầu tư cao cho giáo dục và ñào tạo, y tế ñể không ngừng nâng cao chất
lượng lao ñộng, có ñiều kiện ñể ñầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
và có ñiều kiện thực hiện các chính sách xã hội ñối với những người thuộc
diện bảo hiểm xã hội và những người có công. Kết quả này là ñiều kiện ñủ
cho việc khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tạo ra sự phát triển kinh


11
tế. Như vậy, tăng trưởng chỉ nói ñến sự gia tăng của sản lượng trong khi phát
triển bao hàm tất cả những thay ñổi trong nền kinh tế như những thay ñổi về
xã hội, chính trị và ñịnh chế ñi kèm với sự thay ñổi sản lượng [33]. Tuy nhiên,
không nên bàn nhiều ñến những lập luận về mặt ngữ nghĩa, mà chỉ nên thống
nhất và khẳng ñịnh không thể có tăng trưởng bền vững nếu không có những
thay ñổi rộng khắp trong toàn bộ nền kinh tế và xã hội, và thật sự khó nhận
thấy sự phát triển kinh tế nào ñáng kể mà lại không có gia tăng của nền kinh
tế trong việc sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ.
Khái niệm của Học viện Phát triển châu Á - Thái Bình Dương của Liên
hiệp quốc cho rằng phát triển là sự tăng trưởng có tổ chức, trong ñó tăng
trưởng ñược gắn với yếu tố kinh tế và hiệu quả. Phát triển ñược xem là sự
tăng trưởng cộng với sự thay ñổi về xã hội. Phát triển còn ñược xem như là sự

phát huy hiệu quả của tăng trưởng thông qua một hệ thống kế hoạch và chính
sách phát triển [dt 33].
ðịnh nghĩa của Ngân hàng thế giới (WB) trong báo cáo phát triển thế
giới năm 1992: Nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống,
nâng cao dịch vụ giáo dục, y tế và bình ñẳng về cơ hội là tất cả những thành
phần cơ bản của phát triển kinh tế. Ngoài ra, bảo ñảm các quyền chính trị và
công dân là mục tiêu phát triển rộng hơn [dt 30].
Tóm lại, có rất nhiều quan ñiểm về phát triển và chúng ngày càng trở
nên phức tạp hơn. ðể dễ hiểu, có thể xem phát triển kinh tế là một quá trình
lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất ñịnh. Trong ñó bao
gồm có sự tăng lên về quy mô sản lượng tạo ra, sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế
xã hội và môi trường ñược giữ vững.
Từ những vấn ñề nêu trên có thể rút ra nhận xét cơ bản về mối quan hệ
giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế. ðó là, cần phân biệt sự khác nhau giữa
tăng trưởng và phát triển, sự phân biệt này không phải là vấn ñề thuật ngữ mà


12
chính là vấn ñề nhận thức về sự tiến bộ của mỗi quốc gia và rộng hơn nữa là
sự tiến bộ của nền văn minh thế giới. Tăng trưởng chưa là phát triển nhưng
không thể nói phát triển mà không có sự tăng trưởng.
Phát triển ñược hiểu một cách ñúng ñắn nhất là phát triển bền vững.
ðiều quan trọng trong phát triển bền vững là quan tâm ñến thế hệ tương lai
trong khi ñang tìm cách ñáp ứng nhu cầu hiện tại. Vấn ñề này càng có ý nghĩa
quan trọng ñối với phát triển nuôi trồng thủy sản, bởi nó cho phép giảm bớt
việc khai thác nguồn lợi, tài nguyên môi trường sinh thái của vùng và của
quốc gia, góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Chúng ta biết rằng ñồng hành với sự phát triển của nền văn minh nhân
loại trong thế kỷ 20 ñã nảy sinh nhiều vấn ñề nổi cộm như dân số tăng nhanh,
ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức nguồn tài nguyên, thiên tai bão lụt

ngày càng trầm trọng và gia tăng. ðứng trước những áp lực này con người
cần phải xem xét lại những hành vi ứng xử của mình với thiên nhiên, phương
sách phát triển kinh tế xã hội ñể giải quyết vấn ñề mang tính tổng thể nhằm
phát triển bền vững ở mỗi quốc gia. Phát triển bền vững là khái niệm mới xuất
hiện gần ñây, năm 1987 trong báo cáo của Hội ñồng thế giới về môi trường và
phát triển (WCED) với nhan ñề “Tương lai chung cho chúng ta” ñưa ra khái
niệm phát triển bền vững và ñược sử dụng một cách chính thức trên quy mô
quốc tế: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm ñáp ứng những nhu cầu
của hiện tại mà không làm tổn hại ñến khả năng ñáp ứng các nhu cầu của thế
hệ tương lai" [dt 30]. Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà cả
về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường và tài nguyên thiên thiên ñể ñáp ứng
nhu cầu về ñời sống vật chất, tinh thần của thế hệ hiện tại và các thế hệ
tương lai, là sự phát triển không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người. Vì vậy, phát triển kinh tế phải vận dụng các quy luật khách
quan về xã hội, tự nhiên và môi trường nhằm biến ñổi cấu trúc nền kinh tế

×