Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh kinh bắc tại thành phố bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THẢO

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH KINH BẮC
TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH

Chuyên ngành :

Quản lý kinh tế

Mã số :

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học :

TS. Lê Thị Long Vỹ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Bắc Ninh, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thảo

ii


LỜI CẢM ƠN
Đề tài là sản phẩm của sự kết hợp giữa kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tế
mà tôi đã có trong quá trình học tập tại Học viện nông nghiệp Việt Nam cũng như làm
việc tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Kinh Bắc. Để hoàn
thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS Lê Thị
Long Vỹ. Người đã dành nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng dẫn tôi suốt quá
trình thực hiện luận văn, bắt đầu từ việc chọn đề tài, thiết lập bảng câu hỏi cho tới
những công việc cuối cùng để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý
báu cho tôi trong suốt hai năm qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên ngân hàng
TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Kinh Bắc, đã tạo điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn tại chi nhánh.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần cũng
như những góp ý bổ ích để tôi có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng trong luận văn này vẫn không tránh khỏi những

hạn chế, thiếu sót nhất định. Kính mong quý thầy giáo, cô giáo, bạn bè tiếp tục đóng
góp ý kiến để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bắc Ninh, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thảo

iii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ iv
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hộp ................................................................................................................ viii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesic Abtract ................................................................................................................... x
Phần 1. Mơ đâu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3.2

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn............................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 4
2.1.

Lý luận cơ bản về quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ........... 4

2.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................... 4

2.1.2. Vai trò quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng ................................................ 7
2.1.3. Nội dung quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng ............................................ 8
2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng ................. 16
2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 19

2.2.1. Những chủ trương, chính sách về quản lý hoạt động cho vay của NHNN ............... 19
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng trên thế giới................ 19
2.2.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng ở Việt Nam ................ 22
2.2.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng ................... 23
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 25

iv


3.1.1. Lịch sử hình thành và hoạt động của ngân hàng BIDV chi nhánh Kinh Bắc ............ 25
3.1.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 26
3.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV Chi nhánh
Kinh Bắc tại thành phố Bắc Ninh ....................................................................... 32
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 39

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................. 39
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................................. 41
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 45
4.1.

Thực trạng quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng BIDV chi nhánh
Kinh Bắc ............................................................................................................. 45

4.1.1. Thực trạng của công tác quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng BIDV
Chi nhánh Kinh Bắc ............................................................................................ 45
4.1.2. Đánh giá công tác quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng BIDV
Chi nhánh Kinh Bắc ............................................................................................ 58
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra .................................................... 67

4.2.1. Các yếu tố khách quan ........................................................................................ 67
4.2.2. Các yếu tố chủ quan ............................................................................................ 69
4.2.3. Phân tích SWOT ................................................................................................. 71
4.2.4. Vấn đề đặt ra ....................................................................................................... 72
4.3.

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay tại BIDV
chi nhánh Kinh Bắc............................................................................................. 73

4.3.1. Định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng BIDV Chi nhánh Kinh Bắc ...... 73
4.3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng
BIDV chi nhánh Kinh Bắc .................................................................................. 73
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 80
5.1.

Kết luận ............................................................................................................... 80


5.2.

Kiến nghị............................................................................................................. 81

5.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ .............................................................................. 82
5.2.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước .............................................................. 82
5.2.3. Đối với BIDV Hội sở ........................................................................................... 83
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 84
Phụ lục ............................................................................................................................ 86

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BIDV

Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam

BIDV Kinh Bắc

Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam,
chi nhánh Kinh Bắc

CIC


Trung tâm tín dụng

GDKH

Giao dịch khách hàng

MHB

Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông
Cửu Long

NHNN
NHTM
PGD
PGĐ
QLRR
QTTD
QLKH
RRTD
TCTD
TCKT
TMCP

Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Phòng giao dịch
Phó giám đốc
Quản lý rủi ro
Quản trị tín dụng
Quản lý khách hàng

Rủi ro tín dụng
Tổ chức tín dụng
Tài chính kế toán
Thương mại cổ phần

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV Chi nhánh Kinh Bắc
giai đoạn 2013-2015 .................................................................................. 36

Bảng 3.2.

Tỷ trọng nguồn vốn của ngân hàng BIDV chi nhánh Kinh Bắc
giai đoạn 2013-2015 .................................................................................. 37

Bảng 3.3.

Cơ cấu mẫu điều tra ................................................................................... 40

Bảng 4.1.

Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay tại ngân hàng BIDV
chi nhánh Kinh Bắc giai đoạn 2013-2015 ................................................. 53

Bảng 4.2.


Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn giai đoạn 2013-2015........................... 56

Bảng 4.3.

Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 2013-2015 ............................. 57

Bảng 4.4.

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2013-2015 ..................... 58

Bảng 4.5.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của khách hàng và cán bộ ngân hàng về
công tác xây dựng chính sách cho vay....................................................... 59

Bảng 4.7.

Tổng hợp ý kiến về đánh giá về của khách hàng và cán bộ ngân hàng
công tác tổ chức triển khai hoạt động cho vay........................................... 64

Bảng 4.8.

Tổng hợp ý kiến về đánh giá công tác tổ chức giám sát khoản vay và
thu hồi nợ tại ngân hàng BIDV Chi nhánh Kinh Bắc ................................ 66

vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.


Ý kiến Ban Giám đốc về xây dựng cơ chế chính sách cho vay .................... 45

Hộp 4.2.

Ý kiến của Ban giám đốc về việc triển khai và hướng dẫn của các
văn bản chính sách tại BIDV Kinh Bắc ........................................................ 60

Hộp 4.3.

Ý kiến của Ban giám đốc về công tác đào tạo cán bộ của BIDV Kinh Bắc . 61

Hộp 4.4.

Ý kiến của Ban giám đốc về hạn mức phê duyệt cho vay ............................ 63

Hộp 4.5.

Ý kiến của Ban giám đốc về cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin . 66

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức tại BIDV Kinh Bắc ............................................................... 27
Sơ đồ 4.1. Bộ máy tổ chức quản lý cho vay tại BIDV Kinh Bắc ................................... 46
Sơ đồ 4.2. Quy trình cho vay của BIDV ......................................................................... 48

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1. Tên tác giả: Nguyễn Thị Thảo
2.Tên luận văn: “Quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát
triển Việt Nam, chi nhánh Kinh Bắc tại thành phố Bắc Ninh”.
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã ngành: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam

Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu để tạo ra lợi nhuận của ngân hàng
thương mại nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bản thân tác giả là một cán bộ ngân hàng
do đó tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng
TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam , chi nhánh Kinh Bắc tại thành phố Bắc Ninh” để
nghiên cứu.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động cho vay tại ngân
hàng. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng BIDV chi nhánh
Kinh Bắc.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay và các vấn đề đặt
ra trong quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Kinh Bắc.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng
BIDV chi nhánh Kinh Bắc.
- Sử dụng phương pháp điều tra lãnh đạo, cán bộ ngân hàng, khách hàng giao dịch
với ngân hàng kết hợp với thu thập thông tin thứ cấp qua các báo cáo của NHNN,
BIDV, BIDV Kinh Bắc; các thông tin trên báo chí, internet…
- Áp dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phân tích
SWOT để xử lý và phân tích số liệu, đánh giá kết quả đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, bằng các phương pháp nghiên cứu, luận

văn đã đi sâu phân tích thực trạng kết quả và chất lượng của hoạt động quản lý hoạt
động cho vay tại BIDV Kinh Bắc. Giai đoạn 2013-2015 chất lượng của công tác quản lý
hoạt động cho vay của BIDV Kinh Bắc khá cao, rủi ro tín dụng ngày càng được hạn
chế; nợ xấu giảm mạnh năm 2014: 1,32%; năm 2015: 0,48% trong khi dư nợ tăng tương
đối cao (từ 589,56 tỷ đồng năm 2014 tăng lên 759,76 tỷ đồng năm 2015). Tuy nhiên do
môi trường kinh doanh của nước ta chưa tạo điều kiện cho các ngân hàng quản lý hoạt
động cho vay một cách chuẩn tắc; hành lang pháp lý và các chính sách tại Trụ sở chính
còn nhiều điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế của Chi nhánh; nguồn nhân lực của

x


BIDV Kinh Bắc còn hạn chế về cả chất; cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin
của chi nhánh còn chưa đáp ứng hết yêu cầu của công việc nên công tác quản lý hoạt
động cho vay tại BIDV Kinh Bắc vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: mô hình quản lý
còn cồng kềnh trong khi nguồn nhân lực lại hạn chế, các văn bản, quy định còn chưa đi
sát với tình hình thực tế... Để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, nâng cao chất lượng
công tác quản lý hoạt động cho vay tại BIDV Kinh Bắc trong thời gian tới tác giả đã đề
xuất là cần phải thực hiện đồng bộ một số giải cụ thể như: i) Nâng cao chất lượng xây
dựng các văn bản; ii) Hoàn thiện nâng cấp hệ thống thông tin; iii) Đào tạo nâng cao chất
lượng đôi ngũ cán bộ kinh doanh; iv) Nâng cao hiệu quả xử lý các khoản nợ quá hạn; v)
Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyễn Thị Thảo
Major: Economics management


Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Lending is primarily business to generate profits in commercial banks but there were
risks. The Author choose the research with the end title “Operations management of
lending in investment and development Vietnam commercial bank, branch Kinh Bac,
Bac Ninh province”. The research objectives included (1) To review the theoretical and
practical of management of lending in the bank; (2) To assess the situation of lending
management in BIDV; (3) To analyze the factors effecting to lending management in
BIDV- Kinh Bac; (4) To solution enhance the lending management in BIDV-Kinh Bac.
The research methods such as descriptive statistics, comparative and SWOT used
analyzed the database. Besides, collected the information in the internet, interview
bankers, the customer in the bank.
The results show that the period of 2013-2015 the quality of the lending
management was quite high in the BIDV-Kinh Bac, credit risks were decreased. The
bad debts fell sharply in 2014: 1.32%; 2015: 0.48%, while outstanding loans increased
relatively high (from VND 589.56 billion in 2014 rose to VND 759.76 billion in 2015).
However, the business environment has not created advantage conditions for manage
lending in the banks; the legal framework and policies have not fit; BIDV's human
resources and information technology systems were limited, management models are
bulky, the provisions have not come close with actual situation… To improve the
lending management in the bank, the author support the solutions such as Improving the
quality of documents; ii) Completing the information systems; iii) To improve the
quality of business staffs; iv) Improving the efficiency of handling overdue debts; v)
Strengthening the internal audit.
==============0/0==================

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự cạnh
tranh trên thị trường tài chính tiền tệ trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Với nỗ lực
giữ vững thị phần, ổn định tăng trưởng lợi nhuận, các ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam đã từng bước đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, nhằm đa dạng
hóa các hoạt động sinh lời của mình. Tuy nhiên, với một danh mục sử dụng vốn
trong đó hơn nửa phần là cho vay có thể thấy rằng với hầu hết các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay, cho vay vẫn đang là hoạt động sử dụng
vốn có tầm quan trọng bậc nhất. Với thực trạng đó, quản lý hoạt động cho vay
được xem là vấn đề quan tâm hàng đầu nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh
của ngân hàng thương mại.
Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, hệ
thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nói riêng đã có một số thành
công trong việc quản lý hoạt động cho vay. Song hoạt động cho vay của các ngân
hàng thương mại cổ phần vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do sự biến động liên tục,
không ngừng của nền kinh tế. Theo số liệu thống kê từ 21/11/2014 đến
20/11/2015, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và trên thế giới xảy ra 97 sự
cố rủi ro tác nghiệp trọng yếu, trong đó có 52 sự cố tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam, ước lượng tổn thất khoảng trên 13,119 nghìn tỷ VND, 45 sự cố rủi ro
tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại thế giới, ước lượng tổn thất trên 26,295
tỷ USD, 12 triệu GBP, 9,15 triệu EUR và 40.000 Nhân dân tệ (tương đương trên
607,021 nghìn tỷ VND). Các sự cố này xảy ra do gian lận từ bên ngoài chiếm tỷ
trọng 63,33%, gian lận nội bộ chiếm 62,67%, khách hàng, sản phẩm và các thông
lệ kinh doanh chiếm khoảng 10% (BIDV, 2015). Để hạn chế những rủi ro đó thì
các ngân hàng thương mại cần phải có biện pháp quản lý hoạt động cho vay đúng
đắn, kịp thời. Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động quản lý hoạt động
cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần, hơn nữa bản thân là một nhân
viên ngân hàng đồng thời qua tìm hiểu tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu nào
về “Quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và

Phát triển Việt Nam, chi nhánh Kinh Bắc tại thành phố Bắc Ninh”. Do đó tác
giả quyết định lựa chọn đề tài này là đề tài nghiên cứu khoa học luận văn thạc sỹ
của mình.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Kinh Bắc tại thành
phố Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động cho vay tại
ngân hàng.
Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Kinh Bắc tại thành phố Bắc
Ninh.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay và các vấn
đề đặt ra trong quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Kinh Bắc tại thành phố Bắc Ninh
Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay tại ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Kinh Bắc tại
thành phố Bắc Ninh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các hoạt động quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Kinh Bắc tại thành phố
Bắc Ninh.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay của các

ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt
Nam, chi nhánh Kinh Bắc tại thành phố Bắc Ninh nói riêng.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại ngân hàng thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Kinh Bắc tại thành phố Bắc
Ninh (BIDV Kinh Bắc).
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến
tháng 10 năm 2016. Số liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính tại chi nhánh
qua 3 năm từ 2013 đến 2015. Số liệu điều tra năm 2015.

2


Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích thực trạng, nội dung, kết
quả, nguyên nhân, giải pháp quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Kinh Bắc Bắc Ninh qua 3
năm từ 2013 đến 2015.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Hiện nay vấn đề quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng trên thế giới và
ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Có những bài học kinh nghiệm nào cần
học hỏi?
Thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát
triển Việt Nam, chi nhánh Kinh Bắc tại thành phố Bắc Ninh như thế nào?
Những yếu tố nào có ảnh hưởng lớn đến quản lý hoạt động cho vay tại ngân
hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Kinh Bắc tại thành phố
Bắc Ninh?
Cần giải quyết vấn đề gì để tăng cường quản lý hoạt động cho tại ngân
hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Kinh Bắc tại thành phố
Bắc Ninh?
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Về mặt lý luận: Hệ thống hóa và luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về quản
lý hoạt động cho vay tại ngân hàng. Qua đó luận văn đưa ra bốn bài học kinh
nghiệm trong quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng.
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã tổng hợp một cách khoa học thực trạng quản
lý hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, chi
nhánh Kinh Bắc tại thành phố Bắc Ninh bao gồm các nội dung: Xây dựng chính
sách cho vay; tổ chức bộ máy quản lý cho vay ở chi nhánh; tổ chức triển khai
hoạt động cho vay; một số kết quả đạt được. Cùng với việc phân tích các yếu tố
ảnh hưởng, tác giả đã đề xuất tám nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt
động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam,
chi nhánh Kinh Bắc tại thành phố Bắc Ninh. Luận văn là tài liệu thiết thực để các
nhà khoa học, nhà quản lý, đặc biệt là Ngân hàng BIDV chi nhánh Kinh Bắc
tham khảo và vận dụng trong thực tế.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Theo định nghĩa tại điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định
1. Tổ chức tín dụng (TCTD) là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất
cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín
dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
2. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt
động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính
sách, ngân hàng hợp tác xã.

3. Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình ngân hàng được thực hiện
tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận (Quốc hội, 2010).
2.1.1.2. Khái niệm quản lý
"Quản lý là gì?" là câu hỏi mà bất cứ người học quản lý ban đầu nào cũng
cần hiểu và mong muốn lý giải. Vậy suy cho cùng quản lý là gì? Xét trên phương
diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công
việc nào đó.
Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa
rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề
nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với sự
phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức
của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lý càng
trở nên rõ rệt.
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và
ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Các trường phái
quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Theo F.W Taylor (1856-1915 ):là một trong những người đầu tiên khai sinh
ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”, tiếp
cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: Quản lý là hoàn thành

4


công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã
hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất (Nguyễn Thị Thúy An và
Hoàng Thị Lan Anh, 2013).
Theo Henrry Fayol (1886-1925): là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy
trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời
kỳ cận - hiện đại tới nay, quan niệm rằng: Quản lý là một tiến trình bao gồm tất

cả các khâu: Lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát các nỗ
lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của
tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra (Nguyễn Thị Thúy An và Hoàng Thị Lan
Anh, 2013).
J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich trong khi nhấn mạnh tới
hiệu quả sự phối hợp hoạt động của nhiều người đã cho rằng: Quản lý là một quá
trình do một người hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của
những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không
thể nào đạt được (Nguyễn Thị Thúy An và Hoàng Thị Lan Anh, 2013).
Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng
tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra (Nguyễn
Thị Thúy An và Hoàng Thị Lan Anh, 2013).
Từ những năm 1950 trở lại đây, do vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý
đối với sự phát triển kinh tế, đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về lý
thuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Từ những cách
tiếp cận khác nhau đó, có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý như:
Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thông qua nỗ lực của người khác.
Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các quyết định.
Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự
trong cùng một tổ chức.
Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục
đích của tổ chức. Hoặc đơn giản hơn nữa, quản lý là sự có trách nhiệm về một
cái gì đó...
Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị
sự nghiệp, doanh nghiệp...) đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân
hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động
trong môi trường nhất định (khách thể quản lý).

5



Từ đó có thể đưa ra khái niệm: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có
hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong
điều kiện môi trường luôn biến động (Nguyễn Thị Thúy An và Hoàng Thị Lan
Anh, 2013).
2.1.1.3. Khái niệm cho vay
Cho vay, còn gọi là tín dụng,là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn
tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài
chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi
suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi
là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Cho vay phản ánh mối quan hệ
giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ
giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế cho vay, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi
suất phải trả,…
Tại điểm 16 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật Số: 47/2010/QH12)
định nghĩa “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc
cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định
trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc
và lãi.” (Quốc Hội, 2010).
Tại Việt Nam quyết định 1627/2001_QĐ_NHNN ngày 31/12/2001 của
thống đốc ngân hàng về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối
với khách hàng qui định “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân
hàng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và
thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoản trả cả ngốc và lãi”
(Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2001).
Định nghĩa trên được các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác áp dụng để
làm tiền đề căn bản cho các hoạt động cho vay của mình.
2.1.1.4. Khái niệm quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng

Quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động thực hiện các
nghiệp vụ quản lý, kiểm tra và giám sát việc vận dụng các chính sách, quy định
của tổ chức tín dụng, pháp luật của nhà nước về hoạt động cho vay, đảm bảo hoạt
động cho vay tuân thủ các quy định và hạn chế mức thấp nhất những rủi ro trong
hoạt động này. (Quang Minh, 2012).

6


2.1.2. Vai trò quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng
- Nhận diện rủi ro: Nhận diện rủi ro trong hoạt động cho vay là quá trình
xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có rủi ro, việc
sớm nhận biết rủi ro và có các biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp
giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Những dấu hiệu cảnh
báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một
cách hiệu quả.
- Đo lường rủi ro: Việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ
các rủi ro cũng như biết được các xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi
ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận của ngân hàng.
- Kiểm soát và xử lý rủi ro: trên cơ sở những rủi ro được nhận diện, ngân
hàng đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro và xử lý những rủi ro phát sinh nhằm
hạn chế, giảm thiểu những tổn thất đối với ngân hàng.
+ Kiểm soát rủi ro: nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các rủi ro
có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và
cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các
chiến lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động
ngân hàng. Kiểm soát rủi ro cho vay bao gồm kiểm soát trước, trong và sau
khi cho vay.
Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập chính
sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm

định, kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan.
Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng cho vay;
kiểm tra quá trình giải ngân, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có
đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay…
Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát
cho vay nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách cho vay.
+ Xử lý rủi ro: Khi một khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu thì ngân hàng
sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu giải quyết. Bộ phận này sẽ thực hiện rà soát
khoản vay, lập phương án gặp gỡ khách hàng để tìm hướng khắc phục thông qua
các hình thức như: gia hạn nợ, chứng khoán hoá các khoản nợ. Nếu khách hàng
chấp thuận thực thi phương án khắc phục thì khoản nợ đó sẽ được chuyển sang
hình thức theo dõi nợ bình thường, còn không sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ
xấu. Hiện nay, đang tồn tại hai loại hình xử lý nợ: Một là, hình thức xử lý khai

7


thác: bao gồm cho vay thêm, bổ sung tài sản bảo đảm, chuyển nợ quá hạn,
thực hiện khoanh nợ xoá nợ, chỉ định đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp.
Hai là, hình thức xử lý thanh lý: bao gồm xử lý nợ tồn đọng (bao gồm nợ tồn
đọng có tài sản bảo đảm (TSBĐ), và không TSBĐ), thanh lý doanh nghiệp,
khởi kiện, bán nợ, sử dụng dự phòng rủi ro (DPRR) và sự trợ giúp của Chính
phủ (Quang Minh, 2012).
2.1.3. Nội dung quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng
2.1.3.1. Xây dựng chính sách cho vay
Chính sách cho vay thể hiện đường lối cho vay của ngân hàng. Nó có tác
dụng trong việc hướng dẫn cán bộ tín dụng thực hiện mục tiêu trong hoạt động
cho vay. Chính sách cho vay thường bao gồm các nội dung chính sau:
Một là, xác định phạm vi, khu vực ngân hàng phục vụ. Tất cả các ngân
hàng đều mong muốn có thị trường rộng lớn, rải khắp các khu vực. Tuy nhiên do

ràng buộc về nguồn lực nên để có hiệu quả thì các ngân hàng phải lựa chọn cho
mình một phân khúc thị trường nhất định. Ở phân khúc đó ngân hàng hoạt động
tốt nhất và thu lại lợi nhuận cao nhất. Vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý phải xác
định ngay từ đầu phạm vi, khu vực mà ngân hàng có thể phục vụ nhu cầu vay
vốn của khách hàng.
Hai là, Các loại hình cho vay mà ngân hàng sẽ triển khai thực hiện. Nhà
quản lý phải xác định các loại hình cho vay cụ thể phù hợp với nguồn lực sẵn có
của ngân hàng và phù hợp với nhu cầu của phân khúc thị trường đã lựa chọn.
Ba là, các điều kiện cần thiết để ngân hàng có thể chấp thuận cho khách
hàng vay vốn.
Bốn là, quy định về hạn mức cho vay, thời gian cho vay và thời gian trả nợ.
Dựa trên các quy định về hoạt động cho vay của ngân hàng nhà nước, các ngân
hàng phải tiến hành thiết lập cho mình một danh mục hạn mức cho vay, thời gian
cho vay và thời gian trả nợ đối với các đối tượng khách hàng khác nhau của
mình. Đồng thời là việc quy định quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ ngân
hàng trong từng hạn mức trong danh mục trên.
Năm là, các quy định về theo dõi giám sát các khoản vay và các khoản vay
có vấn đề.
Sáu là, các quy định khác theo quy định của ngân hàng nhà nước. (Phan Thị
Thu Hà, 2004).

8


2.1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý cho vay của ngân hàng
Tổ chức bộ máy quản lý cho vay phải dựa trên mục tiêu, chính sách, quy
trình cho vay để sắp xếp về lực lượng, bố trí về cơ cấu, xây dựng mô hình và làm
cho toàn bộ hệ thống quản lý cho vay của ngân hàng hoạt động như một là chỉnh
thể có hiệu lực nhất. Hiện nay, phương thức tổ chức bộ máy quản lý cho vay của
NHTM là tách bạch giữa 3 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý

rủi ro tín dụng (RRTD) và chức năng tác nghiệp.
+ Bộ phận kinh doanh thực hiện chức năng phát triển kinh doanh thông qua
việc thiết lập, củng cố và phát triển khách hàng có khả năng đem lại lợi nhuận
cho ngân hàng.
+ Bộ phận quản lý RRTD thực hiện phân tích, đánh giá và giám sát mọi rủi
ro phát sinh trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế RRTD có thể chấp nhận được.
+ Bộ phận tác nghiệp có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tác
nghiệp liên quan đến số liệu trên hệ thống, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp
đúng với số liệu trên hồ sơ, lưu giữ hồ sơ đầy đủ và an toàn đảm bảo các khoản
vay đều tuân thủ nghiêm ngặt các bước quy định trong quy trình tín dụng. Bên
cạnh đó để đảm bảo tính thống nhất trong mối quan hệ ràng buộc kiểm soát lẫn
nhau và trong các quyết định về tín dụng, quản lý RRTD, các ngân hàng còn
thành lập ủy ban quản lý rủi ro và hội đồng tín dụng.
+ Bộ phận quản lý rủi ro được thành lập nhằm hỗ trợ cho Hội đồng quản trị
trong công tác quản lý rủi ro trong đó các thành viên của bộ phận này là những
người phụ trách các phòng quản lý các hoạt động lớn của ngân hàng. Bộ phận
này có chức năng ban hành chính sách, chế độ hoặc đề ra các biện pháp nhằm
quản lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng có hiệu quả.
+ Hội đồng tín dụng được thành lập nhằm hỗ trợ Ban giám đốc trong việc
cung ứng sản phẩm đến khách hàng. Nhiệm vụ của bộ phận này là xét duyệt giới
hạn tín dụng, xét duyệt các khoản vay vượt hạn mức phán quyết của Giám đốc
hoặc khoản vay phức tạp cần thẩm đinh, đánh giá lại (Phan Thị Thu Hà, 2004).
2.1.3.3. Lập kế hoạch cho vay
Đối với một tổ chức mới khởi đầu hay đang phát triển, một kế hoạch kinh
doanh được hoạch định kỹ càng luôn là phương tiện hữu ích để dẫn đến thành
công. Đối với một ngân hàng cũng vậy, từng thời kỳ, từng giai đoạn luôn cần
có một kế hoạch, chiến lược kinh doanh được hoạch định chặt chẽ và chu đáo.

9



Kế hoạch cho vay của các ngân hàng được lập dựa trên các chỉ tiêu kế hoạch
kinh doanh. Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh là công cụ trong quản trị điều hành
nhằm định hướng hoạt động kinh doanh, đảm bảo hoạt động kinh doanh an
toàn, hiệu quả.
 Chỉ tiêu về giới hạn cho vay
Giới hạn cho vay nhằm cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo
tăng trưởng của từng chi nhánh cũng như toàn hệ thống an toàn, hiệu quả. Giới
hạn cho vay được xây dựng trên cơ sở kết quả hoạt động năm trước và dự kiến
giải ngân thu nợ cụ thể đến từng khách hàng trong năm, kết hợp với chất lượng
cho vay của từng chi nhánh để đảm bảo tăng trưởng cho vay an toàn, hợp lý.
Trên cơ sở giới hạn cho vay của cả năm được phân giao cụ thể giới hạn cho
vay theo từng quý để đảm bảo thực hiện mục tiêu kế hoạch tăng trưởng cuối năm
và kiểm soát tăng trưởng cho vay. (Phan Thị Thu Hà, 2004).
 Chỉ tiêu về cơ cấu cho vay
- Cơ cấu cho vay theo ngành nghề
Cơ cấu cho vay theo ngành nghề được xây dựng đảm bảo phân tán rủi ro,
tránh cho vay tập trung quá nhiều vào một số ngành, lĩnh vực, đảm bảo hoạt động
cho vay an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.
Căn cứ trên diễn biến kinh tế thế giới và trong nước, tín hiệu thị trường, chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước, BIDV đưa ra các ngành nghề, lĩnh vực
tiếp tục gia tăng thị phần và các lĩnh vực quản lý rủi ro để định hướng hoạt động
cho vay phù hợp theo từng thời kỳ. (Phan Thị Thu Hà, 2004).
- Cơ cấu cho vay theo thời hạn
Tăng trưởng cho vay được kiểm soát theo cơ cấu cho vay ngắn hạn và trung
dài hạn theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung
dài hạn nhằm cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn trung dài hạn và
giảm thiểu rủi ro, tránh đầu tư tràn lan vào các dự án trung dài hạn tiềm ẩn nhiều
rủi ro. (Phan Thị Thu Hà, 2004).
- Cơ cấu cho vay theo loại hình khách hàng

Việc xây dựng một nền khách hàng vững chắc, ưu tiêu hướng vào thị
trường mới là khối khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tránh tập trung
đầu tư vốn quá nhiều vào một số khách hàng lớn, đảm bảo phân tán rủi ro và tăng
trưởng cho vay an toàn, hiệu quả. (Phan Thị Thu Hà, 2004).

10


c. Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
- Mục đích:
+ Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho vay nhằm thực
hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho vay của ngân hàng theo
thông lệ quốc tế, phù hợp với quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Đánh giá chính xác chất lượng khoản vay và khả năng xảy ra tổn thất
trong hoạt động cho vay do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
+ Xác định số tiền dự phòng rủi ro cần trích lập để dự phòng cho những tổn
thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.
- Ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro để bù đắp các tổn thất có
thể xảy ra do khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng
rủi ro bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể. (Phan Thị Thu Hà, 2004).
2.1.3.4. Tổ chức triển khai hoạt động cho vay
a. Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ
Lập hồ sơ cho vay là khâu căn bản đầu tiên của quy trình cho vay, nó
được thực hiện ngay sau khi cán bộ cho vay tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu
vay vốn.
Lập hồ sơ là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để
thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định vay.
Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và
quy mô tín dụng, cán bộ cho vay hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những

thông tin, yêu cầu khác nhau. Nhìn chung một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần
thu thập từ khách hàng những thông tin sau:


Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng.



Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng.



Thông tin về bảo đảm tín dụng.

Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, ngân hàng thường yêu
cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị cấp tín dụng;
- Phương án sử dụng vốn;

11


- Hồ sơ pháp lý: giấy phép thành lập, giấy phép đăn ký sản suất kinh
doanh,quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động…
- Hồ sơ tài chính: bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của thời kỳ gần nhất;
- Hồ sơ về phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ;
- Hồ sơ về tài sản đảm bảo: các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm
cố, bảo lãnh nợ vay;
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng (Phan Thị Thu Hà, 2004).

b. Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình
Thẩm định là việc thu thập và xử lý những thông tin liên quan đến khách
hàng, phương án vay vốn, tài sản đảm bảo nợ vay… để làm cơ sở ra quyết định
cho vay.
 Thông tin sử dụng trong công tác thẩm định:
- Thông tin do khách hàng cung cấp;
- Thông tin đã được lưu trữ tại ngân hàng;
- Thông tin từ các đối tượng khác cung cấp.
 Thẩm định khách hàng
 Kiểm tra tư cách pháp lý: thẩm định các giấy tờ thể hiện tính pháp lý của
khách hàng như: giấy pháp thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký chữ ký và con dấu của
khách hàng, chứng minh nhân dân, hộ khẩu…Thẩm định các giấy tờ sẽ cho biết
khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định
của pháp luật hay không.
 Đánh giá khả năng tài chính: Đó là đánh giá tình hình tài chính của
khách hàng vay vốn thông qua các chỉ tiêu tài chính như: đánh giá qua các tỉ số
tài chính, đánh giá qua sơ đồ tài chính, đánh giá sử dụng vốn và tài trợ vốn.
 Đánh giá xếp hạng khách hàng: Các ngân hàng hiện nay sử dụng hệ
thống xếp hạng cho vay nội bộ bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính
dùng để đánh giá toàn diện về khách hàng bao gồm tình hình tài chính, khả năng
trả nợ, chiều hướng phát triển,….
- Mục đích:

12


+ Phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Tính toán dự phòng rủi ro phải trích,
hỗ trợ tính dự phòng rủi ro theo phương pháp chiết khấu dòng tiền;
+ Xác định mức tổn thất cho vay theo từng dòng sản phẩm hoặc ngành

kinh tế;
+ Cơ sở xây dựng quy trình cho vay và chính sách khách hàng;
+ Kiểm soát rủi ro cho vay.
- Đối tượng: Khách hàng là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và cá nhân.
(Phan Thị Thu Hà, 2004).
 Thẩm định phương án vay vốn: Đánh giá phương án sản xuất kinh
doanh: thị trường, doanh thu chi phí lợi nhuận, vốn đầu tư, nguồn tài trợ…; đánh
giá dự án đầu tư: loại đầu tư, vốn đầu tư, dòng tiền của dự án, hiệu quả kinh tế
của dự án…nhằm mục đích chỉ chọn lựa nhứng phương án sản xuất kinh doanh
hoặc dự án đầu tư có hiệu quả và khả thi và sẽ loại phương án hoặc dự án đầu tư
không hiệu quả
 Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay: Tài sản đảm bảo nợ vay có thể là: tài
sản thế chấp, tìa sản cầm cố, tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, hoặc dưới
hình thức đảm bảo bằng bảo lãnh của bên thứ ba.
Giá trị đảm bảo phải thỏa mãn: có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo,
có thể tạo ra tiền, có cơ sở pháp lý để người cho vay có thể sử lý tài sản
đảm bảo.
 Lập tờ trình
Tờ trình thẩm định là báo cáo kết quả công tác thẩm định và ý kiến đề xuất
của nhân viên thẩm định (Thùy Linh và Việt Trinh, 2014).
c. Quyết định
Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ
vay của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình cho vay vì nó
ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt
động cho vay của ngân hàng.
Đây là khâu quan trọng và cũng là khâu dễ phạm phải sai lầm nhất. Có hai
loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này:
 Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt;
 Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt.


13


×