HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN HẢI ANH
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN DINH DƯỠNG VÀ
SINH KẾ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành:
Quản lý kinh tế
Mã số:
60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Mai Thanh Cúc
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả luận văn
Nguyễn Hải Anh
i
năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS Mai Thanh Cúc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND xã Nam Mẫu đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả luận văn
Nguyễn Hải Anh
ii
năm 2016
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ .............................................................................................................. vii
Danh mục đồ thị ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 1
1.2.1.
Mục tiêu chung .................................................................................................... 1
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.5.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn của đề tài...................... 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về đánh giá tác động dự án ....................... 4
2.1.
Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4
2.1.1.
Các khái niệm liên quan ...................................................................................... 4
2.1.2.
Vai trò, đặc điểm của đánh giá tác động dự án .................................................... 5
2.1.3.
Nội dung đánh giá tác động dự án ....................................................................... 7
2.1.4.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của dự án .................................................. 14
2.2.
Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 15
2.2.1.
Kinh nghiệm đánh giá tác động dự án đã thực hiện trên thế giới ...................... 15
2.2.2.
Kinh nghiệm đánh giá tác động dự án đã thực hiện tại Việt Nam ..................... 19
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 24
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 24
3.1.1.
Đặc điểm tự nhiên .............................................................................................. 24
3.1.2.
Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................................... 26
iii
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 27
3.2.1.
Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................... 27
3.2.2.
Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................... 27
3.2.3.
Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu ............................................. 32
3.2.4.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 34
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 38
4.1.
Thực trạng tác động của dự án........................................................................... 38
4.1.1.
Tổng quan về dự án ........................................................................................... 38
4.1.2.
Đánh giá tác động của dự án.............................................................................. 44
4.2.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của dự án ............................... 86
4.2.1.
Yếu tố bên ngoài ................................................................................................ 86
4.2.2.
Yếu tố bên trong ................................................................................................ 94
4.3.
Giải pháp ............................................................................................................ 99
4.3.1.
Giải pháp tăng cường tác động tích cực của dự án ............................................ 99
4.3.2
Giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của dự án................................................ 102
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 104
5.1.
Kết luận ............................................................................................................ 104
5.2.
Kiến nghị ......................................................................................................... 106
5.2.1.
Đối với Liên minh châu Âu ............................................................................. 106
5.2.2.
Đối với chính quyền địa phương ..................................................................... 106
5.2.3.
Đối với người hưởng lợi .................................................................................. 106
5.2.4.
Đối với các dự án trong tương lai .................................................................... 106
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 108
Phụ lục ......................................................................................................................... 110
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CLB
DA
DD
DTTS
EU
FAO
GTSX
HGĐ
KHKT
M&E
NIAPP
NN & PNNT
NST
PCT
PROGRESA
PTCĐ
QLDA
RTCCD
SDD
TDTT
TNV
TTCN
TYT
UNDP
VAC
VH
Nghĩa tiếng Việt
Câu lạc bộ
Dự án
Dinh dưỡng
Dân tộc thiếu số
Liên minh châu Âu
Tổ chức Nông lương thế giới
Giá trị sản xuất
Hộ gia đình
Khoa học kỹ thuật
Giám sát và đánh giá
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhóm sở thích
Phó chủ tịch
Chương trình giáo dục, y tế và dinh dưỡng quốc gia
Phát triển cộng đồng
Quản lý dự án
Trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển cộng đồng
Suy dinh dưỡng
Thể dục thể thao
Tình nguyện viên
Tiểu thủ công nghiệp
Trạm y tế
Liên hợp quốc
Vườn ao chuồng
Văn hoá
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Loại và thời gian đánh giá trong chu trình dự án ........................................... 8
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Nam Mẫu ........................................................... 25
Bảng 3.2. Số hộ phỏng vấn chia theo thôn ................................................................... 30
Bảng 3.3. Phương pháp và cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................ 31
Bảng 3.4. Xác định chỉ số tác động của dự án ............................................................. 34
Bảng 3.5. Phương pháp xác định chỉ số tác động......................................................... 36
Bảng 4.1. Số hộ thiếu lương thực ................................................................................. 53
Bảng 4.2. Số tháng thiếu trung bình ............................................................................. 53
Bảng 4.3. Các loại cây trồng chính trong vườn nhà ..................................................... 55
Bảng 4.4. Mức độ cải thiện dinh dưỡng của vườn rau ................................................. 57
Bảng 4.5. Số tiền mua thêm rau trong 01 tuần ............................................................. 57
Bảng 4.6. Mặt tiêu cực của mô hình rau của một số hộ gia đình ................................. 58
Bảng 4.7. Hiện trạng chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm ............................................ 61
Bảng 4.8. Số tiền mua thêm thực phẩm trong 01 tuần ................................................. 62
Bảng 4.9. Số lần khám thai........................................................................................... 69
Bảng 4.10. Nhân viên hỗ trợ khi sinh con ...................................................................... 69
Bảng 4.11. Số trẻ 0-5 tuổi được cân, đo theo thôn và nhóm tuổi ................................... 73
Bảng 4.12. Tình trạng dinh dưỡng theo cân nặng/tuổi chia theo độ tuổi ....................... 75
Bảng 4.13. Tình trạng dinh dưỡng theo chiều cao-dài/tuổi chia theo độ tuổi ................ 75
Bảng 4.14. Phần trăm hộ dân có nhà tiêu ....................................................................... 83
Bảng 4.15. Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc ........................................................ 87
Bảng 4.16. Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính xã Nam Mẫu ......... 88
Bảng 4.17. Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm xã Nam Mẫu ................................................... 89
Bảng 4.18. Số lượng hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm....................................................... 90
Bảng 4.19. Cơ cấu ngành kinh tế ................................................................................... 92
Bảng 4.20. Số hộ tiếp tục thu gom rác thải tại điểm tập trung ....................................... 94
Bảng 4.21. Các tập quán canh tác tại vùng Dự án.......................................................... 98
Bảng 4.22. Đánh giá hiệu quả của các lớp tập huấn....................................................... 98
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Nguyên tắc của phân tích tính phù hợp tổng thể ............................................. 9
Sơ đồ 2.2. Nguyên tắc phân tích hiệu quả ...................................................................... 10
Sơ đồ 2.3. Nghiên cứu tính hiệu quả của dự án .............................................................. 11
Sơ đồ 4.1. Quản Lý Dự Án ............................................................................................. 40
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Thảo dược lấy từ rừng .................................................................................... 55
Hình 4.2. Cá bắt từ hồ Ba Bể .......................................................................................... 53
Hình 4.3. Lợn gia đình nuôi trước khi có mô hình ......................................................... 64
Hình 4.4. Lợn mua sau khi có mô hình hỗ trợ ................................................................ 64
Hình 4.5. Nuôi lợn tại thôn Cốc Tộc .............................................................................. 89
Hình 4.6. Chuồng lợn tạm............................................................................................... 87
vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1.
Tỷ lệ hộ nghèo ............................................................................................ 52
Đồ thị 4.2.
Số hộ vào rừng kiếm thực phẩm ................................................................. 53
Đồ thị 4.3.
Tần suất vào rừng của các hộ tham gia dự án............................................. 54
Đồ thị 4.4.
Tần suất vào rừng của các hộ không tham gia dự án.................................. 54
Đồ thị 4.5.
Sản lượng của vườn rau .............................................................................. 56
Đồ thị 4.6.
Mục đích sử dụng rau ................................................................................. 55
Đồ thị 4.7.
Thực phẩm thông dụng ............................................................................... 62
Đồ thị 4.8.
Số đầu lợn của các hộ tham gia dự án ........................................................ 63
Đồ thị 4.9.
Thu nhập từ mô hình nuôi lợn .................................................................... 63
Đồ thị 4.10. Số lượng ao cá ............................................................................................ 66
Đồ thị 4.11. Địa điểm khám thai .................................................................................... 67
Đồ thị 4.12. Địa điểm sinh con ....................................................................................... 65
Đồ thị 4.13. Tình trạng ăn dặm ....................................................................................... 70
Đồ thị 4.14. Loại thức ăn cho ăn dặm............................................................................. 70
Đồ thị 4.15. Thời điểm ăm dặm ...................................................................................... 70
Đồ thị 4.16. Số lần ăn dặm ............................................................................................. 70
Đồ thị 4.17. Loại thức ăn cho ăn dặm............................................................................. 70
Đồ thị 4.18. Bị tiêu chảy trong 02 tuần gần nhất ............................................................ 71
Đồ thị 4.19. Mắc bệnh trong 06 tháng gần đây .............................................................. 71
Đồ thị 4.20. Địa điểm và số lần khám ............................................................................ 72
Đồ thị 4.21. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo cân nặng và chiều cao-dài ............................... 74
Đồ thị 4.22. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo cân nặng và chiều cao-dài chia theo độ tuổi .........76
Đồ thị 4.23. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo cân nặng và chiều cao-dài chia theo giới tính .......76
Đồ thị 4.24. Tỷ lệ tham gia quét dọn vệ sinh chung ....................................................... 77
Đồ thị 4.25. Tỷ lệ hộ gia đình tiếp tục thu gom, đốt rác tại bể xử lý rác tập trung
của thôn ...................................................................................................... 78
Đồ thị 4.26. Nước thải chăn nuôi và sinh hoạt ............................................................... 79
Đồ thị 4.27. Xử lý phế phụ phẩm từ trồng trọt ............................................................... 80
Đồ thị 4.28. Rác thải sinh hoạt ....................................................................................... 80
Đồ thị 4.29. Tình hình vệ sinh môi trường ..................................................................... 81
viii
Đồ thị 4.30. Mức độ phù hợp của hố rác công cộng....................................................... 82
Đồ thị 4.31. Phân loại nhà tiêu và nhà tiêu hợp vệ sinh ................................................. 83
Đồ thị 4.32. Khoảng cách từ nhà vệ sinh tới nhà ở và nguồn nước ................................ 84
Đồ thị 4.33. Sử dụng xà phòng để rửa tay ...................................................................... 84
Đồ thị 4.34. Thời điểm rửa tay ....................................................................................... 85
Đồ thị 4.35. Cách phổ biến kiến thức cho hộ khác ......................................................... 95
Đồ thị 4.36. Đánh giá nội dung tập huấn ........................................................................ 96
Đồ thị 4.37. Đánh giá tình hình áp dụng kiến thức vào thực tế ...................................... 98
ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hải Anh
Tên Luận văn: Đánh giá tác động của dự án Dinh dưỡng và sinh kế cho đồng bào
dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.01.10
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đánh giá tác động của dự án Dinh dưỡng và sinh
kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Bể, Bắc Kạn về các mặt kinh tế,
xã hội và môi trường. Đồng thời đề xuất giải pháp nhằm duy trì những tác động tích cực
và hạn chế những tác động tiêu cực của dự án.
Đề tài đi sâu vào mục tiêu cụ thể là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
đánh giá dự án nói chung và đánh giá tác động của dự án nói riêng, đánh giá tác động
của dự án “Dinh dưỡng và sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn” về mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến tác động của dự án đồng thời đề xuất giải pháp nhằm duy trì những tác động
tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của dự án.
Đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tác động dự án. Đi
sâu vào nghiên cứu 4 nội dung chính: các khái niệm liên quan; vai trò, đặc điểm của
đánh giá tác động dự án; nội dung đánh giá tác động dự án (dựa trên 5 tiêu chí phù hợp,
hiệu quả, hiệu suất, bền vững và đặc biệt là đi sâu vào tính tác động, trong đó tác động
thể hiện ở ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường); các yếu tố ảnh hưởng dến tác
động của dự án. Ngoài ra đề tài cũng rà soát lại một số đánh giá tác động dự án tại Việt
Nam cũng như trên thế giới.
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập dữ thứ cấp qua các báo cáo, thống kê, tin
tức trên sách báo, tạp chí, các nhận định, đánh giá của các chuyên gia kinh tế và thu
thập dữ liệu sơ cấp bằng điều tra qua bảng câu hỏi đối với các hộ gia đình, phỏng vấn
sâu với các trưởng thôn, cán bộ điều hành, lãnh đạo xã. Sau đó sử dụng ứng dụng Excel
để tổng hợp lại, phân tích và xử lý thông tin. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích
số liệu: Phương pháp phân tổ thông tin, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp chuyên gia và phương pháp đồ thị. Đánh giá tác động dự án qua hai
phép so sánh: so sánh trước khi có dự án và sau khi kết thúc dự án; so sánh giữa những
hộ tham gia dự án và những hộ không tham gia dự án.
Qua nghiên cứu đánh giá tác động của Dự án Dinh dưỡng và sinh kế cho đồng bào
dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, tác giả thấy rằng dự án đã giúp
địa phương cải thiện sinh kế, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao năng lực cho cán
x
bộ và người dân, giữ gìn vệ sinh môi trường. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn
chế cần khắc phục như áp dụng kiến thức tập huấn vào mô hình dự án, khả năng duy trì
các mô hình dự án sau khi dự án kết thúc.
Đề tài đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá tác động của dự án bao
gồm các yếu tố bên ngoài và bên trong. Các yếu tố bên ngoài là: Thiết chế xã hội; tình
hình kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương; điều kiện tự nhiên. Các yếu tố bên trong là:
Sự tham gia của người dân; Nhận thức, năng lực, trình độ của cán bộ địa phương và
nhân dân trong vùng dự án.
Căn cứ vào đánh giá tác động và các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của dự án
Dinh dưỡng và sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn. Đề tài đã đề xuất hai nhóm giải pháp: nhằm duy trì những tác động tích cực và
hạn chế những tác động tiêu cực của dự án trong thời gian tới.
xi
THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Hai Anh
Thesis title: Impact assessment of the project on Nutrition and Livelihood for
ethnic minorities in Ba Be district, Bac Kan Province
Major: Economic management
Course code: 60.34.04.10
University: Vietnam National University of Agriculture
The objective of study: Assessing the impact of the project of Nutrition and
Livelihoods for ethnic minorities in Ba Be district, Bac Kan province in the economic,
social and environmental and proposing solutions to maintain the positive impacts and
minimize negative impacts of the project.
Study going into specific objectives are codified theoretical basis and practical
evaluation of the project in general and the impact assessment of the project in
particular, evaluate the impact of the project on "Nutrition and livelihood designed for
ethnic minorities in Ba Be district, Bac Kan province" in terms of economic, social and
environmental. Look at the factors that affect the impact of proposed projects and
measures to maintain the positive impacts and minimize negative impacts of the project.
The study was systematized basis of theoretical and practical project impact
assessment. Going into the study four key issues: the concepts involved; the role and
characteristics of the project impact assessment; content project impact assessment
(based on 5 criteria fit, efficiency, performance, sustainability and especially going into
the impact, including the impact reflected in three aspects: economic, social and
environmental); factors also affect the impact of the project. In addition, the project also
revises some impact assessment projects in Vietnam and in the world.
Threads used method of secondary data collection through the reports, statistics,
information on books, magazines, the judgment, the assessment of economic experts
and primary data collected through survey through questionnaires to households, indepth interviews with village heads, executive officers, community leaders. Then use
Excel application to summarize, analyze and process information. Topics using data
analysis methods: Method disaggregated information, comparative method, statistical
method described, methods and method expert graph. Project impact assessment
through two comparisons: comparing before project and after the end of the project;
comparison between the participating households and households not involved in the
project.
Through impact assessment study of the project for nutrition and livelihoods of
ethnic minorities in the province of Ba Be district, Bac Kan province, the authors found
xii
that the project has helped improve local livelihoods, ensure food security, capacity
building for staff and residents, environmental hygiene. But there are still some
limitations to be overcome, such as training to apply knowledge into the project model,
the ability to maintain the model of the project after the project ends.
The study has analyzed the factors that affect the impact assessment of the project
including elements outside and inside. The external factors are: social institution;
economy, culture, society at local level; natural condition. The internal factors are: The
participation of the people; Awareness, capacity and qualifications of local officials and
the people in the project area.
Based on the impact assessment and the factors that affect the project's impact on
nutrition and livelihoods of ethnic minorities in the province of Ba Be district, Bac Kan
province. The study has proposed two solutions: to maintain the positive impacts and
minimize negative impacts of the project in the near future.
xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nhu cầu phát triển và cải thiện đời sống cho cư dân khu vực nông thôn rất lớn
và đa dạng. Khi muốn xây dựng một trường học, một bệnh xá, đường giao thông,
trạm tưới tiêu… hay một kế hoạch khuyến nông, một chương trình huấn luyện nghề
nghiệp cho thanh niên, chúng ta thường nói phải có một chương trình hay dự án.
Mỗi dự án đều có một cái tên và một số mục tiêu khác nhau. Cải thiện đời sống cho
người dân là một trong các mục tiêu tổng quát trong các dự án phát triển.Để biết
được dự án có hiệu quả hay không, cần có công tác kiểm tra, giám sát và đánh
giá. Từ đó có thể biết được mức độ ảnh hưởng, phạm vi tác động của dự án.
Nghiên cứu đánh giá tác động đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với
các Chương trình, chính sách và dự án phát triển. Nghiên cứu đánh giá tác động
sẽ giúp cho Chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế biết được các
chương trình, chính sách và dự án của mình có tác động như thế nào đến các
nhóm hưởng lợi. Ngoài ra, đánh giá tác động cũng giúp cho các dự án về sau rút
ra được những bài học kinh nghiệm quý giá để thực hiện dự án được tốt hơn.
Trong 2 năm 2013-2014, Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp (trực
thuộc Bộ NN & PNNT) phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát
triển Cộng đồng thực hiện dự án “Dinh dưỡng và Sinh kế cho đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” do Liên minh châu Âu (EU) tài
trợ. Sau khi dự án kết thúc vẫn chưa có bất kì một nghiên cứu nào đánh giá tác
động tại vùng dự án, để chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của dự án tới
địa phương, từ đó mới có thể giúp các bên liên quan rút ra được những bài học
kinh nghiệm cho các dự án khác trong tương lai.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc đánh giá các dự án phát triển tại Việt
Nam hiện nay, tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá tác động của dự án Dinh
dưỡng và Sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Bể,
tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của dự án Dinh dưỡng và sinh kế cho đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn huyện Ba Bể, Bắc Kạn về các mặt kinh tế, xã hội và môi
1
trường, từ đó đề xuất giải pháp nhằm duy trì những tác động tích cực và hạn chế
những tác động tiêu cực của dự án.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá dự án nói chung và
đánh giá tác động của dự án nói riêng.
- Đánh giá tác động của dự án “Dinh dưỡng và sinh kế cho đồng bào dân
tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” về mặt: kinh tế, xã hội và
môi trường.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của dự án “Dinh dưỡng và
sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”.
- Đề xuất giải pháp nhằm duy trì những tác động tích cực và hạn chế những
tác động tiêu cực của dự án “Dinh dưỡng và sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Những tác động chính của dự án tại địa phương là tích cực hay tiêu cực?
Giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của dự án là gì?
Giải pháp để duy trì những tác động tích cực của dự án là gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là cộng đồng tại xã Nam Mẫu, huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn: các hộ gia đình tham gia và các hộ gia đình không tham gia
dự án; Ban Phát triển cộng đồng; Trưởng thôn của 9 thôn trong vùng dự án; Cán
bộ điều hành câu lạc bộ, điểm ăn tập trung, nông nghiệp; Lãnh đạo xã; Trưởng
trạm y tế xã.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Đánh giá tác động của dự án “Dinh dưỡng và sinh kế cho
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” thông qua các
tài liệu, báo cáo của dự án; báo cáo kinh tế xã hội của xã thời gian hiện tại; phiếu
điều tra định lượng và định tính của học viên.
+ Về không gian: 9 thôn tại xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
+ Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ 30/9/2015 đến 30/9/2016
Tài liệu nghiên cứu từ tháng 1/2013 đến 30/9/2016
2
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC
TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá dự án nói
chung và đánh giá tác động của dự án nói riêng.
Ngoài việc đánh giá tác động của dự án, đề tài còn thể hiện được mối liên
hệ giữa sinh kế với dinh dưỡng, sức khoẻ của trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Đề tài cũng đưa ra được những giải pháp kỹ thuật cụ thể để phát triển các
mô hình sinh kế như trồng khoai tây, trồng rau, nuôi heo và thuỷ sản. Những giải
pháp kỹ thuật này nhằm giúp người dân địa phương bỏ được thói quen trồng trọt,
chăn nuôi cũ không hiệu quả trước đây.
3
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm liên quan
Nguyễn Thị Oanh (1995): “Dự án là sự can thiệp một cách có kế hoạch
nhằm đạt được một hay một số mục tiêu cũng như hoàn thành những chỉ báo
thực hiện đã định trước tại một địa bàn và trong một khoảng thời gian nhất định,
có huy động sự tham gia thực sự của những tác nhân và tổ chức cụ thể”.
Dự án: là tập hợp các hoạt động, qua đó để bố trí sử dụng các nguồn lực
khan hiếm, nhằm tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ, trong thời gian xác định,
nhằm thoả mãn mục tiêu nhất định và đầu tư một lần có tác dụng lâu dài. Dự án
bao gồm đầu vào (kinh phí, thời gian, nhân lực, vật lực), các hoạt động dự án
được thực hiện trong môi trường (tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội), các đầu ra
(sản phẩm, dịch vụ) để thoả mãn nhu cầu mong muốn (Đỗ Kim Chung, 2003).
Phát triển là quá trình biến đổi về số lượng, đó là sự tăng trưởng. Còn về
mặt phẩm chất thì nhất định phải có sự biến đổi về mặt chất lượng theo hướng
tiến bộ (Trần Thị Thanh Hà, 2009).
Dự án phát triển là cụ thể hóa một chương trình phát triển nhằm bố trí sử
dụng các nguồn lực khan hiếm để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển về
kinh tế, xã hội và môi trường góp phần thỏa mãn tốt nhất nhu cầu phát triển (Mai
Thanh Cúc, Nguyễn Thị Minh Hiền, Mai Lan Phương, 2012).
Đánh giá dự án là quá trình phân tích một cách có hệ thống về tính phù hợp,
khả năng thực hiện thành công dự án cũng như những tác động của dự án trên cơ
sở những thông tin xác thực và những phương pháp thống nhất được lựa chọn và
được các bên có liên quan chấp nhận (Nguyễn Văn Phúc, 2008).
Theo Mai Thanh Cúc và cộng sự (2012): “Phân tích tác động của dự án dựa
trên khả năng sinh lợi quốc gia và những ảnh hưởng tới tiêu dùng nội địa với
mục đích đánh giá những đóng góp của dự án đến các mục tiêu như:
+ Tăng trưởng kinh tế.
+ Cải thiện trao đổi bên ngoài.
+ Cải thiện tài chính công.
4
+ Phân phối thu nhập”.
Đánh giá tác động dự án là việc làm bao quát, phân tích và so sánh hiệu
quả của dự án đạt được với mục tiêu đề ra hay sự tác động của dự án có làm
chuyển hướng phát triển về các mặt so với mục tiêu đầu tư hay không (Vũ Hải
Triều, 2012).
Đánh giá tác động dự án là đánh giá sau khi dự án đã kết thúc nhằm xem
xét tác động của dự án đến các đối tượng hưởng lợi đã được xác định. Thông
thường loại hình đánh giá này thường được tiến hành sau khi dự án kết thúc ít
nhất là 6 tháng (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2012).
Theo Paul J.Gertler, Sebastian Martinez et al. (2011): “Đánh giá tác động
dự án là một loại đánh giá nhằm trả lời các câu hỏi về nguyên nhân và kết quả
của các tác động của dự án”. Ngoài ra, theo Judy L.Baker (2000): “Đánh giá tác
động dự án là một tiến trình nhằm xem xét dự án đã tác động như thế nào lên
các cá nhân, hộ gia đình hay thể chế. Đánh giá tác động cũng chỉ ra các hậu quả
tích cực hay tiêu cực ngoài dự kiến mà dự án đã tạo ra đối với các đối tượng
hưởng lợi”.
2.1.2. Vai trò, đặc điểm của đánh giá tác động dự án
2.1.2.1. Vai trò và ý nghĩa
Mặc dù mỗi năm có hàng tỉ USD được đầu tư để thực hiện các dự án phát
triển trên toàn thế giới, tuy nhiên có rất ít bằng chứng được chỉ ra để cho thấy
những tác động thực tế của các dự án này. Có rất nhiều bằng chứng về lợi ích của
tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và cải thiện điều kiên an sinh đến
từ các dự án phát triển. Tuy nhiên, cho một chương trình hay dự án cụ thể ở một
quốc gia cụ thể thì những câu hỏi thường được đặt ra như Các can thiệp của
chương trình hay dự án đã tạo ra lợi ích gì và chúng có tác động tổng thế như thế
nào đến các đối tượng hưởng lợi? Chương trình hay dự án có thể được thiết kế
tốt hơn để đạt được các kết quả mong đợi? Các nguồn lực của chương trình hay
dự án đã được quản lý và sử dụng hiểu quả chưa? Những câu hỏi này chỉ có thể
được trả lời thông qua một đánh giá tác động của chương trình hay dự án. Như
vậy, đánh giá tác động của dự án phát triển có có vai trò và ý nghĩa hết sức quản
trọng trong việc đo lường các kết quả và tác động mà dự án đã tạo ra cho các đối
tượng hưởng lợi. Nó không chỉ tập trung vào các kết quả hay tác động có tính
tích cực mà nó còn có thể chỉ ra những thiếu sót hay hạn chế của những kết quả
hay tác động của mỗi dự án. Bên cạnh đó, đánh giá tác động không chỉ tập trung
5
vào đo lường hay lượng hóa những kết quả hay tác động của mỗi dự án mà nó
còn là cơ hội để đánh giá tất cả các yếu tố liên quan khác của dự án như quá trình
quản lý, thực thi, giám sát. Những thông tin đầu ra của đánh giá tác động có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong việc kết luận tính hiệu quả và bền vững của mỗi
dự án. Ngoài ra những thông tin này cũng là nguồn thông tin đầu vào quan trọng
cho việc thiết kết, triển khai, quản lý cho những dự án tiếp sau.
Nhiều chính phủ, các tổ chức và nhà quản lý dự án miễn cưỡng thực hiện
đánh giá tác động dự án vì họ coi việc này là tốn kém, tốn thời gian và kỹ thuật
phức tạp, và vì phát hiện từ đánh giá tác động có thể nhạy cảm, đặc biệt là các tác
động tiêu cực như tham nhũng, kém hiệu quả. Nhiều đánh giá tác động cũng bị
chỉ trích là thiếu chính xác không phản ánh đúng các kết quả và tác động mà dự
án đã tạo ra. Tuy nhiên, với vai trò và ý nghĩa của nó với một sự đầu tư tương đối
nhỏ so với chi phí tổng thể của mỗi dự án thí việc đánh giá tác động là hết sức
cần thiết. Đánh giá tác động của các chương trình hay dự án có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng tại các nước nghèo hay các quốc gia đang phát triển nơi mà các nguồn
lực khan hiếm và mỗi một khoản đầu tư bỏ ra đều nhằm tối đa hóa tác động mà
nó mang lại. Tóm lại, đánh giá tác động có 2 mục đích chính đó là học hỏi và
trách nhiệm giải trình. Có nhiều bài học sẽ được rút ra và việc giải trình kết quả
và tác động của dự án được thể hiện trong các phát hiện của đánh giá tác động
(Nguyễn Hữu Tiến, 2014).
2.1.2.2. Đặc điểm của đánh giá tác động dự án phát triển
Sự tham gia là một đặc điểm chính của đánh giá tác động dự án phát triển.
Mỗi một chương trình hay dự án phát triển thường có nhiều bên liên quan như
nhà quản lý, người thực hiện hay các đối tượng hưởng lợi… Do vậy, để đảm bảo
chất lượng của việc đánh giá tác động dự án phát triển thì sự tham gia của các
bên là quan trọng và cần thiết. Các thông tin do các bên liên quan cung cấp sẽ là
cơ sở quan trọng để đánh giá hay lượng hóa các tác động của mỗi dự án phát
triển. Vì tính chất quan trọng của nó nên trong suốt tiến trình đánh giá tác động
sự tham gia luôn phải được đề cao từ quá trình lập kế hoạch, thực hiện các bước
đánh giá.
Đánh giá tác động dự án là một hoạt động kỹ thuật phức tạp, nó yêu cầu
phải được thực hiện trong một sự tổ chức và lập kế hoạch hết sức khoa học. Do
vậy, tính tổ chức là một đặc điểm quan trong của đánh giá tác động dự án. Tính
tổ chức cao được thể hiện qua việc đánh giá tác động được lên kế hoạch chi tiết,
việc này giúp cho tiến trình đánh giá được thực hiện hợp lý.
6
Tính trung thực và minh bạch. Vì đánh giá tác động của dự án phát triển
có vai trò và ý nghĩa quan trọng nên mọi thông tin hay phát hiện phải có tính
trung thực và minh bạch. Khi mà các thông tin bị sai lệch hay thiếu minh bạch
dẫn đến kết quả đánh giá tác động không phải ánh đúng thực tế, những thành
tựu hay hạn chế của dự án không được phát hiện một cách chính xác. Hệ lụy
của việc này là kết quả hay tác động của dự án không mang lại ý nghĩa sử
dụng cho các bên liên quan (Nguyễn Hữu Tiến, 2014).
2.1.3. Nội dung đánh giá tác động dự án
2.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá dự án
Trước khi đi vào nội dung đánh giá tác động dự án, trước hết chúng ta cần
tìm hiểu nội dung của đánh giá dự án, bởi đánh giá tác động dự án là một trong
năm chỉ tiêu đánh giá dự án.
Phân tích và đánh giá dự án cung cấp những thông tin chuẩn về sản xuất
giúp cho việc hiểu rõ cơ chế thực hiện, ứng xử của các tác nhân và việc ra quyết
định thực hiện. Nó chỉ dẫn dựa trên những mong đợi khác nhau từ dự án:
- Khả năng thực hiện: So sánh giữa kết quả của dự án và mục tiêu cụ thể.
- Phù hợp: Xây dựng mối quan hệ giữa mục tiêu cụ thể của dự án, các kết
quả, các tác động và mục tiêu chung, các yếu tố ràng buộc về môi trường kinh tế.
- Hiệu quả: So sánh giữa kết quả đạt được với việc sử dụng các phương tiện
thực hiện (phân tích khả năng sinh lợi của đầu tư).
- Hiệu lực: Việc thực thi tất cả các qui định mà dự án phải tuân thủ cả về
thời gian, mục tiêu và các điều kiện ràng buộc về qui trình, thủ tục, tính pháp lý
đã được ghi trong Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, việc thực thi các
điều khoản đã cam kết giữa các bên liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện
dự án.
- Tác động (ảnh hưởng):
+ Xác định và đo lường các hậu quả tới nền kinh tế quốc gia.
+ Theo tổ chức Nông lương thế giới FAO thì đánh giá tác động của dự
án về mặt kinh tế thường tập trung phân tích lợi ích và chi phí xã hội nên các
lợi ích và các chi phí xã hội phải tính suốt cả thời gian mà sản phẩm dự án
chưa có đoạn kết.
+ Đánh giá tác động về mặt xã hội: tính toán cả các mặt số lượng, chất
lượng và lợi ích kinh tế liên quan đến xã hội.
7
+ Đánh giá tác động về môi trường: là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo
ảnh hưởng đến môi trường của dự án, đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ
môi trường.
- Bền vững: xác định và đo lường các kết quả (các lợi ích) sau khi dự án
kết thúc.
Đánh giá là việc xem xét định kỳ tính phù hợp, tính hiệu suất, tính hiệu quả,
tính tác động và tính bền vững của một dự án. Đánh giá cung cấp cho các bên
liên quan thông tin về kết quả và tác động của dự án và bằng chứng cho thấy các
kết quả này có khả năng bền vững hay không. Các thông tin cũng được sử dụng
để rút ra các bài học kinh nghiệm khi hoạch định chiến lược, lập kế hoạch và
chuẩn bị cho các dự án đầu tư mới trong tương lai.
Bảng 2.1. Loại và thời gian đánh giá trong chu trình dự án
Loại đánh giá
Thời gian
Đối tượng dự án
Đánh giá đầu kỳ
Đánh giá giữa kỳ
Đánh giá sau dự án
Giám sát sau dự án
Trước khi phê duyệt vốn
5 năm sau khi tiến hành dự án
2 năm sau khi dự án hoàn thành
7 năm sau khi dự án hoàn thành
Tất cả các dự án
Một số dự án điển hình
Tất cả các dự án
Một số dự án điển hình
Nguồn: JBIC (2008)
a. Tính phù hợp của dự án
Định nghĩa: Để đánh giá sự phù hợp về kinh tế trong nền kinh tế quốc gia,
người ta thiết lập mối quan hệ giữa vấn đề cần phải giải quyết (nhu cầu) và các
mục tiêu cụ thể của dự án (Mai Thanh Cúc, Nguyễn Thị Minh Hiền, Mai Lan
Phương, 2012).
Chỉ tiêu:
- Mục tiêu kinh tế:
+ Chính sách kinh tế
+ Cải cách cấu trúc
- Mục tiêu ngành:
+ Chiến lược ngành
+ Chương trình ngành
8
Trong thực tế, sự phù hợp về kinh tế thể hiện thông qua so sánh giữa:
- Mục tiêu chính sách phát triển phù hợp và sự thay đổi cấu trúc thể chế.
- Kết quả của dự án liên quan tới các chỉ tiêu ảnh hưởng, tính bền vững
được tính toán.
* Chính sách kinh tế
* Cải cách cấu trúc
Kết quả
Mục tiêu kinh tế
Mục tiêu ngành
Chiến c có chuyển biến khả quan sau khi dự án kết thúc, số hộ thiếu
lương thực đã giảm, đặc biệt số tháng thiếu trung bình cũng giảm, các tháng thiếu
lương thực chủ yếu là các tháng giáp hạt, tuy nhiên, người nông dân đã dần biết
cách dự trữ lương thực để bước sang mùa vụ mới.
Thông qua mô hình vườn rau dinh dưỡng hầu hết các thôn đã tiết kiệm
được tiền mua rau, tăng cường dinh dưỡng bữa ăn cho gia đình; Mặc dù
vậy,người dân vẫn mang tâm lý tiểu nông, do đó khi thực hiện mô hình khoai tây,
mặc dù đã cam kết bán sản phẩm cho công ty, nhưng thấy giá thị trường cao hơn,
người dân đã tự ý đem bán bên ngoài; Đối với mô hình nuôi lợn, để đạt được
thành công là nhờ những yếu tố sau: thứ nhất là do các hộ gia đình được trang bị
kĩ thuật đầy đủ trước khi triển khai mô hình, thứ hai là được hỗ trợ thêm nguồn
lực để sản xuất(giống, thuốc thú y, phân vi sinh…), thứ ba là có sự giám sát kịp
thời của dự án. Ao cá hầu hết do người dân dựa vào địa hình tự nhiên hình thành
nên, vì vậy nguồn nước cấp cho ao cá vẫn phụ thuộc tự nhiên dẫn đến việc chăn
nuôi thủy sản còn rất bấp bênh. Điều này thể hiện người dân trong vùng chưa
thực sự đầu tư vào các hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Thông qua các lớp tập huấn, nhận thức, kỹ năng và thái độ của người dân
đã có chuyển biến rất tích cực so với trước đây. Tuy nhiên, khi sản xuất, họ vẫn
104
áp dụng phương pháp canh tác truyền thống. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử
dụng các nguồn lực sẵn có trong gia đình, bao gồm sức lao động, gia súc, và các
công cụ canh tác. Việc sử dụng các máy móc nông nghiệp không phổ biến trong
vùng. Sản lượng nông sản thấp, cùng mạng lưới đường giao thông xa và khó
khăn, vì vậy không thu hút được thương lái đến thu mua nông sản. Người dân
thường mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ phiên, được tổ chức thứ 5 hàng tuần,
cách trung tâm xã Nam Mẫu 5 km.
Ngoài việc dọn dẹp vệ sinh hàng tháng, dự án đã hỗ trợ xã xây dựng bể thu
gom rác thải tại các thôn. Đây là một trong những hoạt động hữu ích, toàn bộ
người dân trong vùng dự án đều được hưởng lợi từ hoạt động này. Số lượng hộ
tiếp tục tham gia thu gom rác thải tại bể thu gom vẫn được duy trì tốt, hầu như
toàn bộ người dân đều tham gia hoạt động này, chỉ có những hộ gia đình ở xa bể
thu gom mới không tham gia.Một điều đáng mừng là các hộ gia đình đã biết tái
sử dụng phế phẩm nông nghiệp. Phế phẩm nông nghiệp có thể kết hợp cùng phân
chuồng thô để sản xuất phân hữu cơ, giúp cải tạo đất, bảo vệ môi trường và tiết
kiệm chi phí mua phân bón hóa học.
Mặc dù tất cả các bà mẹ ghi nhận có đi khám thai trong thời kỳ mang thai,
nhưng hành vi sinh con tại nhà vẫn rất phổ biến tại các thôn vùng cao như Khâu
Qua, Nà Nghè, Đán Mẩy, Nà Phại. Đáng chú ý là gần như 100% số ca sinh tại
các thôn vùng cao này không có sự giúp đỡ của cán bộ y tế thôn.
Có đến 58,62% số hộ tham gia dự án đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm sản
xuất cho các hộ gia đình khác; trong đó hầu hết các hộ đều chủ động chia sẻ kiến
thức cho các hộ khác như thông qua sản xuất hàng ngày (43%), thông qua họp
nhóm, câu lạc bộ, hội nông dân, hội phụ nữ (43%)…và chỉ có 14% số hộ phổ
biến kiến thức một cách thụ động khi các hộ gia đình khác chủ động hỏi họ kiến
thức. Điều này cho thấy dự án không chỉ tác động trực tiếp đến người dân thông
qua các lớp tập huấn mà còn gián tiếp tác động đến những hộ gia đình không
tham gia dự án thông qua nhiều hình thức khác nhau như đã nêu ở trên.
Trong tương lai, các dự án tương tự nên tập trung vào những lĩnh vực cần
cải thiện như tìm đầu ra cho sản phẩm của nông dân, tập trung vào phương pháp
có sự tham gia của người dân thông qua các nhóm sở thích, kết hợp với các
chương trình hỗ trợ của Nhà nước để gia tăng hiệu quả, tăng nguồn lực phát triển.
105
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với Liên minh châu Âu
Tổ chức Liên minh châu Âu cần tổ chức một cuộc rà soát, đánh giá nhu cầu
của vùng dự án, để tiếp tục hỗ trợ cho vùng dự án giai đoạn tiếp theo. Lần hỗ trợ
này sẽ kế thừa những điểm tích cực của các hoạt động cũ và cải thiện những hạn
chế đã mắc phải.
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương chủ động bố trí nguồn nhân lực tham gia vào các
chương trình dự án phát triển như thế này, đầu tiên là để giám sát tình hình phát
triển kinh tế xã hội tại địa phương, thứ hai là để học tập kinh nghiệm, nâng cao
năng lực cán bộ thông qua những lớp tập huấn, những kiến thức mới mà các dự
án mang lại.
5.2.3. Đối với người hưởng lợi
Đối với các hộ gia đình được hưởng lợi từ dự án, cần chủ động và tích cực
tham gia vào các hoạt động chung của dự án. Cố gắng duy trì thực hiện hiệu quả
các mô hình, bảo vệ môi trường chung của vùng dự án; chia sẻ những kinh
nghiệm của bản thân đúc rút được cho những hộ gia đình khác tại địa phương.
5.2.4. Đối với các dự án trong tương lai
Xây dựng dự án cần phù hợp với chính sách chung của Nhà nước, đó sẽ là
cơ sở cho chính quyền ủng hộ và giúp đỡ khi thực hiện.
Các mục tiêu phải được trình bày rõ ràng và cụ thể. Mục tiêu của dự án phải
thực tế và có khả năng áp dụng hiện thực. Kết quả của dự án phải mang tính bền
vững và ổn định lâu dài, kể cả khi dự án đã chấm dứt một thời gian dài.
Dự án cần xem xét các liên quan đến mức độ lao động với chi phí thấp, hạn
chế việc phải nhập khẩu nguyên vật liệu bên ngoài, không gây ô nhiễm.
Dự án phải thỏa mãn nhu cầu phát triển dân số và bảo vệ môi trường
Dự án cần thiết phải nằm trong khả năng quản lý, vận hành và bảo dưỡng
của cộng đồng địa phương.
Dự án cần được thừa nhận và đồng tình cao của cộng đồng và có sự tham
gia càng nhiều càng tốt của cư dân, cố gắng huy động được nguyên vật liệu tại
chỗ,…
106