1i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, Ngày 08 tháng 12 năm 2015
Tác giả
Hà Ngọc Thái
ii
2
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới các thầy, cô giáo Khoa Sau đại
học, Khoa – trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi
mặt trong quá trình học tập và làm Luận văn tốt nghiệp cao học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ủy ban nhân dân, Phòng thống
kê, Phòng công thương, Phòng Nông nghiệp, Phòng tài nguyên và môi
trường, Ban dân tộc huyện Lang Chánh.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của Ủy ban nhân dân,
các ban, ngành đoàn thể xã Quang Hiến, xã Yên Khương, xã Giao Thiện các
cán bộ chuyên môn và sự giúp đỡ nhiệt tình hộ gia đình tại địa bàn điều tra.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn:
TS Lê Minh Chính, người đã định hướng và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện Luận văn tốt nghiệp chương trình cao học của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia
đình và bạn bè trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện Luận văn.
Hà Nội, Ngày 08 tháng 12 năm 2015
Tác giả
Hà Ngọc Thái
iii
3
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt...................................................................................vi
Danh mục các bảng.........................................................................................vii
Danh mục sơ đồ, hình....................................................................................viii
Danh mục biểu đồ.............................................................................................ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu: ........................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát:.................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể: ....................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................. 2
4. Nội dung nghiên cứu: ................................................................................. 2
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................. 3
1.1.Cơ sở lý luận về sinh kế và phát triển bền vững: ...................................... 3
1.1.1. Lý thuyết về phát triển bền vững: ......................................................... 3
1.1.2. Các khái niệm về sinh kế ...................................................................... 5
1.2.Cơ sở thực tiễn về cải thiện sinh kế của người dân: ................................ 15
1.2.1. Các chính sách hỗ trợ phát triển sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số
được áp dụng tại Việt Nam:.......................................................................... 15
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển sinh kế bền vững: .......................................... 20
iv4
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 29
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa ..................... 29
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 29
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa-xã hội: ...................................................... 38
2.2.Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................... 51
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: .................................................. 51
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu: ............................................................ 51
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: ............................................. 53
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn: .................................... 53
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 59
3.1.Thực trạng nguồn lực sinh kế của ĐBDTTS trên địa bàn huyện Lang
Chánh tỉnh Thanh Hóa: ................................................................................ 59
3.1.1. Nguồn vốn con người: ........................................................................ 59
3.1.2. Nguồn vốn tự nhiên: ........................................................................... 60
3.1.3. Nguồn vốn vật chất: ........................................................................... 62
3.1.4. Nguồn vốn tài chính: .......................................................................... 67
3.1.5. Nguồn vốn xã hội: .............................................................................. 68
3.2.Thực trạng các hoạt động sinh kế của ĐBDTTS huyện Lang Chánh tỉnh
Thanh Hóa: .................................................................................................. 69
3.3.Thực trạng việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sinh kế cho
ĐBDTTS trên địa bàn huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa: ......................... 73
3.3.1. Thực trạng việc thực hiện nghị quyết 30a của chính phủ về chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo:........... 73
3.3.2. Thực trạng việc thực hiện chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã
an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn:............................................... 78
3.4.Tính bền vững trong sinh kế của ĐBDTTS huyện Lang Chánh tỉnh Thanh
Hóa: ........................................................................................................... 82
5v
3.4.1. Sản xuất nông nghiệp ......................................................................... 82
3.4.2. Chăn nuôi: .......................................................................................... 84
3.4.3. Trồng rừng sản xuất: .......................................................................... 85
3.4.4. Kinh doanh nhỏ lẻ các loại mạt hàng thết yếu: ................................... 86
3.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững của ĐBDTTS
huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa: ............................................................. 88
3.5.1. Các nguồn lực sinh kế: ....................................................................... 88
3.5.2. Các hoạt động sinh kế:........................................................................ 90
3.5.3. Kết quả sinh kế: .................................................................................. 91
3.5.4. Thể chế và chinh sách:........................................................................ 91
3.5.5. Bối cảnh bên ngoài: ............................................................................ 92
3.6.Các giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững của ĐBDTTS trên địa bàn
huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa: ............................................................. 93
3.6.1. Phân tích SWOT trong sinh kế của ĐBDTTS huyện Lang Chánh tỉnh
Thanh Hóa: .................................................................................................. 93
3.6.2. Đề xuất các sinh kế bền vững cho ĐBDTTS trên địa bàn huyện Lang
Chánh tỉnh Thanh Hóa: ................................................................................ 97
3.6.3. Các giải pháp phát triển sinh kế bền vững của ĐBDTTS trên địa bàn
huyện Lang Chánh: .................................................................................... 101
3.7.Khuyến nghị để thực hiện các giải pháp phát triển sinh kế bền vững của
ĐBDTTS trên địa bàn huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa......................... 111
3.7.1. Đối với nhà nước .............................................................................. 111
3.7.2. Đối với chính quyền địa phương: ..................................................... 112
3.7.3. Đối với ĐBDTTS: ............................................................................ 113
KẾT LUẬN ................................................................................................ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
6
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFAP: Quỹ Ôxtrâylia vì Nhân dân Châu Á và Thái Bình Dương
CERDA: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng cao
CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân
CNH - HĐH: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CSDM: Trung tâm Vì sự Phát triển Bền vững Miền núi
CSHT: Chính sách hỗ trợ
DFID: Bộ phát triển Quốc tế Anh
ĐBDTTS: Đồng bào dân tộc thiểu số
ĐDSH: Đa dạng sinh học
ĐVT: Đơn vị tính
GTNT: Giao thông nông thôn
QĐ: Quyết định
SRD: Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững
THPT: Trung học phổ thông
THCS:Trung học cơ sở
TW: Trung ương
UBND: Ủy ban nhân dân
7
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hìnhdân số trên địa bàn huyện Lang Chánh giai đoạn 20102014 ............................................................................................................. 30
Bảng 2.2. Mật độ dân cư trên địa bàn huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa năm
2014 ............................................................................................................. 32
Bảng 2.3. Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lang Chánh năm
2014 ............................................................................................................. 33
Bảng 2.4. Diện tích đất phi nông nghiệp huyện Lang Chánh năm 2014........ 35
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản huyện Lang
Chánh giai đoạn 2010-2014 .......................................................................... 40
Bảng 2.6. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng giai đoạn 2010 - 2014.44
Bảng 2.7. Giá trị vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Lang Chánh
giai đoạn 2011-2015 ..................................................................................... 47
Bảng 2.8. Phân bố phiếu khảo sát hộ ĐBDTTS trên địa bàn huyện Lang
Chánh tỉnh Thanh Hóa.....................................................................................52
Bảng 3.1. Diện tích đất nông nghiệp của ĐBDTTS huyện Lang Chánh tỉnh
Thanh Hóa.................................................................................................... 61
Bảng 3.2. Danh mục các dự án đường giao thông đã được xây dựng trên địa
bàn huyện Lang Chánh giai đoạn 2011-2014................................................ 62
Bảng 3.3. Danh mục các dự ánphát triển điện lưới quốc gia đến các thôn, bản
trên địa bàn huyện Lang Chánh giai đoạn 2011-2015 ................................... 65
Bảng 3.4. Ma trận SWOT phân tích sinh kế của ĐBDTTS huyện Lang Chánh
tỉnh Thanh Hóa............................................................................................. 96
Bảng 3.5. Thu nhập bình quân một năm của các hoạt động sinh kế chính của
ĐBDTTS tại huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa ......................................... 97
8
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 1.1. Khung sinh kế bền vững .............................................................. 11
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa. ............... 29
ix
9
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đô 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Lang Chánh giai đoạn 2010-2014........... 38
Biểu đồ 2.2. Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ trên địa bàn huyện Lang
Chánh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2014 ................................................ 45
Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của ĐBDTS huyện Lang Chánh .................... 60
tỉnh Thanh Hóa............................................................................................. 60
Biểu đồ 3.2. Tài sản vật chất của hộ ĐBDTTS trên địa bàn huyện Lang Chánh
tỉnh Thanh Hóa............................................................................................. 67
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hộ ĐBDTTS có người trong gia đình tham gia hoạt động
của các tổ chức, đoàn thể .............................................................................. 69
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu:
Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển, đời sống của nhân dân ngày
càng được cải thiện tốt hơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều vùng miền trên cả nước
còn nằm trong điều kiện khó khăn, nghèo đói nhất là những vùng có điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội hạn hẹp như miền núi, hải đảo. Việc lựa chọn
phương thức mưu sinh đối với các hộ nông dân khu vực đồng bằng đã khó, đối
với hộ đồng bào dân tộc thiểu số (sau đây sẽ được viết là ĐBDTTS) ở khu vực
miền núi càng khó khăn hơn. Do đó, vấn đề đảm bảo nguồn sinh kế lâu dài cho
hộ ĐBDTTS luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm thông qua các
chính sách hỗ trợ phát triển sinh kế. Đây là việc làm gắn liền với mục tiêu xoá
đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội của các vùng dân tộc thiểu số trên đất
nước ta. Chỉ có trên cơ sở đó mới khắc phục được tính tự cấp, tự túc, thúc đẩy
trao đổi hàng hóa và phân công lao động xã hội, hình thành, mở rộng và hoàn
thiện các loại thị trường, nâng cao mức sống cũng như chất lượng sống của
ĐBDTTS các tỉnh miền núi.
Huyện Lang Chánh là huyện miền núi thuộc một trong 7 huyện nghèo của
tỉnh Thanh Hóa, nằm trong chương trình 30A của chính phủ về hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trên cả nước. Dân số bao gồm
các dân tộc Thái, Mường, Kinh và một số dân tôc khác trong đó người dân tộc
thiểu số chiếm phần lớn, hầu hết sinh sống ở các vùng núi, gần rừng, thu nhập
chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác lợi ích từ rừng. Thực trạng cho thấy
tỷ lệ hộ nghèo trên toàn địa bàn huyện trong năm 2012 chiếm 45,54% tập trung
chủ yếu ở các vùng miền núi, xa trung tâm thị trấn như các xã Yên Khương, Yên
Thắng, Trí Nang, Tam Văn. ĐBDTTS trên địa bàn huyện đa phần có trình độ
hiểu biết thấp và chưa biết cách vận dụng các nguồn lực sinh kế một cách hợp lý
để cải thiện cuộc sống.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi nghiên cứu luận văn“Giải pháp phát triển
sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang
Chánh tỉnh Thanh Hóa” nhằm đề xuất một hệ thống giải pháp phát triển sinh
kế bền vững của ĐBDTTS phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Dựa trên kết quả đánh giá hoạt động sinh kế của ĐBDTTS trên địa bàn
huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa, đề xuất một hệ thống giải pháp phù hợp với
tình hình thực tiễn ở địa phương nhằm phát triển sinh kế bền vững cho
ĐBDTTS.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sinh kế bền
vững cho cộng đồng người dân tộc thiểu số.
Thứ hai: Đánh giá thực trạng sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa
bàn huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa.
Thứ ba: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của sinh kế của
ĐBDTTS huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa.
Thứ tư: Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển sinh kế bền vững cho
ĐBDTTS huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phát triển sinh kế bền vững của ĐBDTTS
trên địa bàn huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động phát triển
sinh kế bền vững của ĐBDTTS.
+ Phạm vi về không gian: Trên địa bàn huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa.
+ Phạm vi về thời gian: Trong vòng 5 năm từ 2010-2014; số liệu sơ cấp từ
điều tra hộ gia đình được khảo sát trong năm 2015.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế và phát triển sinh kế bền vững.
- Thực trạng sinh kế của ĐBDTTS huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững của ĐBDTTS.
- Các giải pháp phát triển sinh kế bền vững của ĐBDTTS trên địa bàn huyện
Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa.
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.
Cơ sở lý luận về sinh kế và phát triển bền vững:
1.1.1. Lý thuyết về phát triển bền vững:
Phát triển được định nghĩa khái quát trong Từ điển Oxford là: “Sự gia
tăng dần của một sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn...” (The gradual
grow of sth. so that it becomes more advanced, tronger...). Trong Từ điển Bách
khoa của Việt Nam, phát triển được định nghĩa là: “Phạm trù triết học chỉ ra tính
chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới”. Con người và mọi sự vật
đều thay đổi theo thời gian, nhưng sự phát triển được bao hàm cả khía cạnh thay
đổi theo hướng đi lên, hướng tốt hơn tương đối. (Sự phát triển theo hướng đi lên
như vậy, trong Sinh học được gọi đó là phát triển tiến bộ hay tiến hóa, và ngược
lại là phát triển thoái bộ - thoái hóa). .Phát triển học hay Khoa học phát triển là
một khoa học mới, ra đời khoảng những năm 40-50 và phát triển mạnh trong
thập kỷ 60. Trong quá trình phát triển, Phát triển học có những thay đổi về nội
hàm. Ở giai đoạn đầu, nội dung chủ yếu là Kinh tế học phát triển và sau đó càng
ngày càng phát triển theo hướng liên ngành. Ở mức cao hơn, môn Xã hội học
phát triển và Quản trị học phát triển ra đời, nhấn mạnh sự hài hòa giữa sự tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội có phần can thiệp của thể chế, chính trị. Ở
giai đoạn cao hơn nữa hiện nay, với sự bùng nổ của dân số và sự phát triển mạnh
mẽ của các nền kinh tế, con người đã khai thác tài nguyên và hủy hoại môi
trường một cách tàn bạo, đe dọa sự tồn tại của Trái đất, của nhân loại. Hàng loạt
các vấn đề môi trường bức xúc như biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học
(ĐDSH), suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy thoái tầng ôzôn, suy thoái đất và
hoang mạc hóa và ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy, v.v... đang
thách thức sự phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Chiến lược Phát triển bền vững
ra đời (1992) và trở thành Chiến lượcphát triển của toàn cầu trong thế kỷ XXI.
4
Phát triển là một quan điểm thuộc xã hội hiện đại khi quan niệm về phát
triển không đơn thuần chỉ là sự tăng trưởng về mặt kinh tế. Lý thuyết này ra đời
sau một thời gian dài, sự phát triển được hiểu thiên lệch là sự tăng trưởng về
mặt kinh tế đã gây nên những hậu quả nặng nề: Sự phân hóa giàu nghèo một
cách sâu sắc, biến đổi khí hậu, môi trường bị tàn phá nặng nề, sự nóng dần lên
của trái đất,… những hậu quả ấy do những hoạt động phát triển của con người
gây ra.
Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường những năm 70 của thế kỷ XX và được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau. Phát triển bền vững được hiểu như là: “Sự đáp ứng nhu cầu hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu
cầu của bản thân họ” (Báo cáo Bruland, 1987). Hoặc là “Sự cải thiện chất lượng
cuộc sống của con người trong khuôn khổ phạm vi sức chứa của hệ sinh thái trợ
giúp” chăm lo trái đất,…Phát triển bền vững cũng có thể được hiểu là một sự
phát triển lâu dài, phát triển đi đôi với việc làm phong phú các nguồn vốn sinh
kế để từ đó dẫn đến các tác động tích cực tới đời sống của con người. Sự phát
triển đó làm tăng khả năng chống chọi với những cú sốc, tổn thương do con
người và tự nhiên gây ra. Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống cho con
người trong quá trình phát triển. Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng
định ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio
de Janeiro (Braxin) năm 1992 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng
đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở fohannesburg (Cộng hoà Nam
Phi) năm 2002: "Phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt
chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất
là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là
xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng
chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên).
5
1.1.2. Các khái niệm về sinh kế
Khái niệm về sinh kế thường xuyên được sử dụng và trích dẫn trong các
nghiên cứu đều dựa trên ý tưởng về sinh kế của Chambers và conway (1991),
trong đó sinh kế được định nghĩa như sau: “Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn
lực và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người”
Khả năng tiếp cận của con người đối với các nguồn lực sinh kế được coi
là yếu tố trọng tâm trong cách tiếp cận sinh kế bền vững. Các nguồn lực sinh kế
của con người bao gồm:
- Nguồn vốn nhân lực
Nguồn nhân lực bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức
khoẻ con người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến
lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở
mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực
có sẵn.Những thay đổi này phụ thuộc vào quy mô hộ, trình độ kỹ năng, khả năng
lãnh đạo và bảo vệ sức khoẻ.
Nguồn nhân lực là một yếu tố cấu thành nên kế sinh nhai. Nó được xem
là nền tảng hay phương tiện để đạt được mục tiêu thu nhập. Việc hỗ trợ nguồn
nhân lực có thể thực hiện cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Trong cả hai cách thực hiện
đó kết quả thực sự mang lại chỉ khi con người, chính bản thân họ sẵn sàng đầu
tư vào vốn nhân lực của họ bằng cách tham gia vào các khoá đào tạo hay trường
học. Tiếp cận với các dịch vụ phòng ngừa dịch bệnh. Trong trường hợp con
người bị ngăn cản bởi những việc làm trái với lẽ thường (những tiêu chuẩn xã
hội hay chính sách cứng nhắc ngăn cấm phụ nữ tới trường) thì việc hỗ trợ gián
tiếp vào việc phát triển vốn con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong
nhiều trường hợp ta nên kết hợp cả hai hình thức hỗ trợ.Cơ chế phù hợp nhất
cho việc kết hợp hỗ trợ là thực hiện các chương trình trọng điểm.Các chương
trình trọng điểm có thể hướng vào việc phát triển nguồn nhân lực, đế xuất những
thông tin thông qua việc phân tích các phương thức kiếm sống để chắc chắn
rằng các nỗ lực tập trung vào nơi cần thiết nhất. Cải thiện phương thức tiếp cận
6
với giáo dục chất lượng cao, thông tin, công nghệ và đào tạo nâng cao dinh
dưỡng và sức khoẻ sẽ góp phần làm phát triển nguồn vốn con người.
- Nguồn vốn tự nhiên
Vốn tự nhiên là những yếu tố được sử dụng trong các nguồn lực tự nhiên.
Nó cung cấp và phục vụ rất hữu ích cho phương kế kiếm sống của con người.
Có rất nhiều nguồn lực hình thành nên vốn tự nhiên. Từ các hàng hoá công vô
hình như không khí, tính đa dạng sinh học đến các tài sản có thể phân chia được
sử dụng trực tiếp trong sản xuất như: đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi,
mùa màng... Trong khung sinh kế bền vững. Mối quan hệ giữa nguồn vốn tự
nhiên và các tổn hại có sự gắn kết thực sự. Nhiều thảm hoạ tàn phá kế sinh nhai
của người nghèo thường xuất phát từ các tiến trình của tự nhiên, tàn phá nguồn
vốn tự nhiên (cháy rừng, lũ và động đất làm thiệt hại về hoa màu và đất nông
nghiệp) Và tính mùa vụ thì ảnh hưởng lớn đến những biến đổi trong năng suất
và giá trị của nguồn vốn tự nhiên qua các năm.
Mục tiêu sinh kế hướng đến một tầm rộng lớn hơn, chú trọng vào con
người và hiểu tầm quan trọng của các quy trình và cấu trúc (những cách thức
phân phối đất, các quy tắc rút ra từ việc đánh bắt cá) trong quá trình xác định
cách mà các nguồn vốn tự nhiên được tạo ra và sử dụng.Những tiến trình và cấu
trúc điều chỉnh các phương cách tiếp cận đối với nguồn lực tự nhiên và có thể
khuyến khích, hoặc ép buộc khi cần thiết để cải thiện việc quản lý các nguồn
lực. Nếu các thị trường hoàn thiện hơn thì giá trị các nguồn lực cũng được cao
hơn, việc xúc tiến quản lý tốt hơn (trong một vài trường hợp, thị trường phát triển
có thể dẫn đến sự sụt giảm doanh số bởi vì nghèo đói có thể làm tăng sự cơ cực).
Việc hỗ trợ gián tiếp đối với vốn tự nhiên thông qua sự chuyển đổi các
tiến trình và cấu trúc thì có ý nghĩa rất quan trọng .Sự hỗ trợ trực tiếp tập trung
vào các nguồn lực mà chính các nguồn lực đó có thể chống lại khả năng sử dụng
các nguồn lực đó của con người vẫn có sự tái tạo cho nhu cầu sử dụng trong
tương lai. Một trong các thành phần chính của mục tiêu sinh kế bền vững là tin
và theo đuổi mục tiêu ổn định nhiều loại nguồn lực khác nhau. Sao cho không
7
ảnh hưởng đến sự ổn định của môi trường (ổn định nguồn vốn tự nhiên và các
dịch vụ của nó, như giảm khí cacbon và quản lý sự xói mòn).
- Nguồn vốn tài chính
Vốn tài chính thể hiện nguồn lực tài chính được con người sử dụng để
hướng tới mục tiêu sinh kế của họ. Định nghĩa được sử dụng ở đây không mang
tính chất kinh tế mà nó bao gồm những dòng tích trữ và có thể góp phần vào
việc tiêu dùng sản phẩm. Tuy nhiên, nó phải được thực hiện để đạt được một
nền tảng sinh kế quan trọng, đó là sự giá trị của tiền mặt hoặc tính thanh khoản,
người ta có thể làm theo những cách sinh kế khác.
Có hai nguồn vốn tài chính chủ yếu.
+ Vốn sẵn có: Tiết kiệm là loại vốn tài chính được ưa thích vì nó không
bị ràng buộc về tính pháp lý. Chúng có thể có nhiều hình thức: tiền mặt, tín dụng
ngân hàng, hoặc tài sản thanh khoản khác như vật nuôi, nữ trang.... Nguồn lực
tài chính có thể tồn tại dưới dạng các tổ chức cung cấp tín dụng.
+ Dòng tiền đều: Ngoại trừ thu nhập hầu hết loại này là tiền trợ cấp, hoặc
sự chuyển giao. Để có sự tạo lập rõ ràng vốn tài chính từ những dòng tiền này
phải xác thực (trong khi sự đáng tin cậy hoàn toàn không bao giờ được đảm bảo
có sự khác nhau giữa việc trả nợ một lần với sự chuyển giao thường xuyên vào
kế hoạch đầu tư).
Những chi nhánh ngân hàng phát triển không giao tiền cho người nghèo (
hỗ trợ trực tiếp vốn tài chính). Người nghèo ít có khả năng vay, vì ít tài sản thế
chấp, đồng thời cho người nghèo vay rủi ro thường cao hơn, đó là việc không trả
được nợ. Do đó tiếp cận vốn tài chính đối với người nghèo chỉ có thể thông qua
các tổ chức, trung gian gián tiếp. Có thể là:
+ Mang tính tổ chức: Tăng tiết kiệm và dòng tài chính nhờ sự hỗ trợ để
phát triển sản xuất hiệu quả thông qua những tổ chức dịch vụ tài chính cho
người nghèo. Bằng cách truyền đạt cho họ phương thức sản xuất hiệu quả, đồng
thời các dịch vụ tài chính này, cần phải đảm bảo nguồn hỗ trợ không bị thất
thoát, người nhận cuối cùng phải là người nghèo.
8
+ Có tính chất cơ quan: Tăng sự tiếp cận dịch vụ tài chính, vượt qua rào
cản liên đới những người nghèo với nhau ( cung cấp cho họ sự bảo đảm hoặc máy
móc đồng nhất để họ có được những loại tài sản hoạt động song song nhau).
+ Lập pháp/ sự điều chỉnh – cải thiện môi trường dịch vụ tài chính để tổ
chức hoặc giúp đỡ chính phủ cung cấp tốt hơn độ an toàn cho những người
nghèo (như trợ cấp).
Vấn đề có tính tổ chức của sự bền vững là sự gia nhập quan trọng của bộ
phận tài chính vi mô. Trừ khi người ta tin tưởng rằng những tổ chức dịch vụ tài
chính sẽ tồn tại theo thời gian và sẽ tiếp tục đưa ra lãi suất hợp lý, họ không thể
giao phó tiết kiệm của họ cho những tổ chức đó hoặc tin rằng sẽ được trả nợ.
Khi tiết kiệm không theo một hình thức rõ ràng, đặc biệt đến nhu cầu và văn hoá
của chính người sử dụng, cách thức hỗ trợ khác nhau có thể thích hợp. Ví dụ,
người chăn nuôi có được lợi nhuận từ việc cải tiến sức khoẻ vật nuôi và hệ thống
tiếp thị, thị trường giảm rủi ro khi kết hợp với tiết kiệm của họ (ở hình thức vật
nuôi) hơn là thiết lập ngân hàng địa phương.
- Nguồn vốn vật chất
Vốn vật chất gồm các cơ sở hạ tầng xã hội, tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho
sinh kế như: giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống ngăn, tưới tiêu, cung
cấp năng lượng, nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin.
Trước đây DFID đã khuyến khích việc dự trữ trực tiếp hàng hoá sản xuất
cho người nghèo. Có thể là vấn đề của một số nguyên nhân:
• Hoạt động nhỏ một nhà cung ứng trực tiếp hàng hoá sản xuất dẫn đến
sự phụ thuộc và phá vỡ thị trường tư nhân.
• Dự trữ trực tiếp có thể làm giảm sự tham gia cải thiện cơ cấu và quy
trình thể chế để đảm bảo những gì đạt được là bền vững và hàng hoá sản xuất
được sử dụng là tốt nhất.
Vì vậy mục tiêu sinh kế tập trung vào việc giúp đỡ tiếp cận thích hợp,
những thứ giúp ích cho sinh kế của người nghèo. Tiến tới việc tham gia là cần
thiết để thiết lập sự ưu tiên và cần thiết cho những người sử dụng.Vốn vật
9
chất(in particular infrastructure) có thể là đắt đỏ. Nó không chỉ yêu cầu nguồn
vốn đầu tư ban đầu mà còn cung cấp tài chính cho những gì đang diễn ra và
nguồn lực con người đáp ứng những hoạt động và duy trì chi phí cho dịch vụ.Vì
vậy, việc nhấn mạnh cung cấp một dịch vụ không chỉ đáp ứng những nhu cầu
trung gian của người sử dụng mà còn phải đủ trong thời gian dài. Nó không chỉ
quan trọng để cung cấp sự khuyến khích cùng một lúc đến phát triển kĩ năng,
năng lực để đảm bảo việc quản lý có hiệu quả của dân chúng địa phương.Cơ sở
hạ tầng là một trong những loại tài sản hỗ trợ trực tiếp người dân, đặc biệt là
người nghèo. Tài sản này có thể giúp người nghèo thoát nghèo một cách nhanh
chóng, nếu được đầu tư đúng, và phù hợp với sinh kế hộ nghèo. Như hệ thống
đường xá, vận tải, y tế.
- Nguồn vốn xã hội
Vốn xã hội là những nguồn lực xã hội dựa trên những gì mà con người vẽ
ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm: Các tương tác và
mạng lưới, cả chiều dọc (người bảo lãnh/khách hàng quen) và chiều ngang (giữa
các cá nhân có cùng mối quan tâm) có tác động làm tăng cả uy tín và khả năng
làm việc của con người, mở rộng tiếp cận với các thể chế, như các thể chế chính
trị và cộng đồng. Là thành viên trong một nhóm ảnh hưởng hoặc kế thừa triệt để
các quyết định chung, các quy tắc được chấp nhận, các tiêu chuẩn và mệnh lệnh.
Uy tín của các mối quan hệ, sự nhân nhượng và sự trao đổi khuyến khích kết
hợp, cắt giảm các chi phí giao dịch và có thể tạo ra một mạng lưới không chính
thức xung quanh vấn đề nghèo đói.Trong năm yếu tố cơ bản của kế sinh nhai,
nguồn vốn xã hội có quan hệ sâu sắc nhất đối với sự chuyển dịch quá trình và
chuyển dịch cơ cấu. Thực sự có thể là hữu ích nếu xem vốn xã hội như sản phẩm
của một tiến trình hoặc cấu trúc, thông qua các mối quan hệ đơn giản này các
tiến trình và cấu trúc trở thành sản phẩm của nguồn vốn xã hội. Mối quan hệ này
đưa ra hai con đường và có thể làm cho nó phát triển hơn.
Ví dụ: Khi người ta sẵn sàng liên kết các tiêu chuẩn và mệnh lệnh thông
thường chúng có thể làm cho việc hình thành các hoạt đông mới dễ dàng hơn để
theo đuổi các mối quan tâm của họ.
10
+ Những người có địa vị trong xã hội giúp chúng ta gọt giũa các chính
sách và bảo đảm rằng các mối quan tâm của họ được thể hiện trong luật pháp.
Hầu hết những nỗ lực xây dựng vốn xã hội đều tập trung vào các thể chế
địa phương, ngay cả hoạt động trực tiếp (thông qua việc tạo ra các khả năng,
huấn luyện đào tạo hay phân phối các nguồn lực) hoặc gián tiếp thông qua việc
tạo ra một môi trường dân chủ thông thoáng.Trong khi việc trao quyền cho các
nhóm có thể xem như một mục tiêu chính, vốn xã hội có thể được xem là sản
phẩm phụ trong các hoạt động khác (tham gia nghiên cứu sự hình thành nên các
nhóm để phát triển và kiểm tra các công nghệ có khả năng nâng cao đời sống
của họ). Thông thường, những biến động gia tăng nguồn vốn xã hội được theo
đuổi cần phải có sự hỗ trợ từ các lĩnh vực khác. Do đó cần gắn chặt trách nhiệm
của các tổ chức tiết kiệm và tín dụng vào nguồn vốn xã hội. Cũng như việc kết hợp
quản lý các tai hoạ cần phải dựa vào việc kết nối các hành động để hạn chế chúng.
Hoạt động sinh kế là cách mà hộ gia đình sử dụng các nguồn lực sinh kế
sẵn có để kiếm sống và đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.Các nhóm dân cư khác
nhau trong cộng đồng có những đặc điểm kinh tế-xã hội và các nguồn lực sinh
kế khác nhau nên có những lựa chọn về hoạt động sinh kế không giống nhau.
Các hoạt động sinh kế có thể thực hiện là: Sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, nuôi
trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ, buôn bán, du lịch, di dân,…
Khái niệm sinh kế bền vững về cơ bản được dựa trên nền tảng của phát
triển bề vững. Một sinh kế được coi là bền vững “khi có thể giải quyết được
hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng
cường khả năng và nguồn lực, tạo ra các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ
tương lai và mang lại lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cả cấp địa phương và
cấp toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn”. Khung sinh kế bền vững bao gồm
những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của con người, và những mối quan
hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động
phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt
động hiện tại. Cụ thể là:
11
- Cung cấp bảng liệt kê những vấn đề quan trọng nhất và phác hoạ mối
liên hệ giữa những thành phần này.
- Tập trung sự chú ý vào các tác động và các quy trình quan trọng.
- Nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố khác nhau, làm ảnh
hưởng tới sinh kế.
Khung sinh kế bền vững có dạng như sau:
Sơ đồ 1.1. Khung sinh kế bền vững
Ý tưởng của khung sinh kế nêu trên là: Các hộ gia đình, dựa vào nguồn
lực sinh kế hiện có (bao gồm nguồn vốn con người, tự nhiên, tài chính, vật chất
và xã hội) trong bối cảnh thể chế và chính sách nhất định ở địa phương, sẽ thực
hiện các hoạt động sinh kế (như sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng, du
lịch, đa dạng hóa các loại hình sinh kế,...) nhằm đạt được các kết quả sinh kế bền
vững (như tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, giảm rủi ro và các khả năng tổn
thương, cải thiện an ninh lương thực, sử dụng bền vững hơn các nguồn tài
nguyên,...) dưới sự tác động của bối cảnh bên ngoài (các cú sốc, các xu hướng
12
và tính mùa vụ). Như vậy, dựa vào phân tích khung sinh kế bền vững có thể
nhận thấy 5 yếu tố tác động đến sinh kế của người dân gồm:
- Các nguồn lực sinh kế: Vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn
tài chính, vốn xã hội.
- Các hoạt động sinh kế: Là cách mà hộ gia đình sử dụng các nguồn lực
sinh kế sẵn có để kiếm sống và đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Các nhóm
dân cư khác nhau trong cộng đồng có những đặc điểm kinh tế-xã hội và các
nguồn lực sinh kế khác nhau nên có những lựa chọn về hoạt động sinh kế không
giống nhau. Các hoạt động sinh kế có thể thực hiện là: sản xuất nông nghiệp,
chăn nuôi, trồng rừng sản xuất, buôn bán,…
- Kết quả sinh kế: Là những thành quả mà hộ gia đình đạt được khi kết
hợp các nguồn lực sinh kế khác nhau để thực hiện các hoạt động sinh kế. Các
kết quả sinh kế chủ yếu bao gồm tăng thu nhập, cải thiện phúc lợi, giảm khả
năng bị tổn thương, tăng cường an ninh lương thực, sử dụng bền vững các loại
tài nguyên thiên nhiên.
- Thể chế và chính sách: Các thể chế (cơ quan/ tổ chức ở khu vực công và
tư nhân) và luật pháp, chính sách đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện
thành công các chính sách sinh kế. Các thể chế, chính sách được xây dựng và
hoạt động ở tất cả các cấp; từ cấp hộ gia đình đến các cấp cao hơn như cấp vùng,
cấp quốc gia và thế giới. Các thể chế và các chính sách quyết định khả năng tiếp
cận các nguồn lực sinh kế và việc thực hiện các hoạt động sinh kế của các cá
nhân, hộ gia đình và các nhóm đối tượng khác nhau.
- Bối cảnh bên ngoài: Sinh kế bị ảnh hưởng rất lớn bởi 3 yếu tố thuộc bối
cảnh bên ngoài là:
+ Các xu hướng về về dân số, nguồn lực sinh kế, các hoạt động kinh tế
cấp quốc gia và thế giới, sự thay đổi công nghệ.
+ Các cú sốc về sức khỏe do bệnh dịch, về tự nhiên do thời tiết và thiên
tai, về kinh tế do khủng hoảng, về mùa màng/vật nuôi.
13
+ Tính mùa vụ như sự thay đổi về giá cả, hoạt động sản xuất, các cơ hội
việc làm có tính thời vụ.
Đây là khung giúp cho người sử dụng hiểu được các loại hình sinh kế hiện
hữu và dùng nó làm cơ sở để lập kế hoạch cho các hoạt động phát triển và các
hoạt động khác. Điều này kéo theo việc phân tích và sử dụng nhiều loại công cụ
hiện có như phân tích xã hội và phân tích các bên liên quan, các phương pháp
đánh giá nhanh và đánh giá kinh tế về:
- Bối cảnh sống của người dân, trong đó bao gồm những ảnh hưởng của các
xu hướng bên ngoài với họ (xu hướng về kinh tế, xu hướng phát triển dân số).
- Khả năng tiếp cận của người dân đối với các loại tài sản sinh kế và khả
năng sử dụng chúng vào sản xuất.
- Những thể chế, những chính sách và tổ chức định hình cho các loại hình
tài sản sinh kế của người dân.
- Các chiến lược mà người dân áp dụng để theo đuổi mục đích của mình.
Khung sinh kế giúp ta sắp xếp những nhân tố gây cản trở hoặc tăng cường
các cơ hội sinh kế, đồng thời cho ta thấy cách thức chúng liên quan với nhau
như thế nào. Nó không phải là mô hình chính xác trong thực tế mà nó chỉ đưa ra
một cách tư duy về sinh kế, nhìn nhận nó trên góc độ phức hợp và sâu rộng
nhưng vẫn trong khuôn khổ có thể quản lý được.Khung sinh kế luôn được đặt
trong trạng thái động, nó không có điểm đầu, điểm cuối.Giá trị của một khung
sinh kế giúp cho người sử dụng nhìn nhận một cách bao quát và có hệ thống các
tác nhân gây ra nghèo khổ và mối quan hệ giữa chúng.Có thể đó là những cú sốc
và các xu hướng bất lợi, các chính sách và thể chế hoạt động kém hiệu quả hoặc
việc thiếu cơ bản các tài sản sinh kế.
Mục đích sử dụng khung sinh kế là để tìm hiểu những cách thức mà con
người đã kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm kiếm sống cũng như
để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Mà những mục tiêu và ước
nguyện mà con người đạt được nhờ sử dụng và kết hợp các nguồn lực khác nhau
có thể gọi là kết quả sinh kế. Đây là những thứ mà con người muốn đạt được
trong cuộc sống kể cả trước mắt cũng như lâu dài.
14
Nghiên cứu kết quả sinh kế sẽ cho chúng ta hiểu được động lực nào dẫn
tới các hoạt động mà họ đang thực hiện và những ưu tiên của họ là gì.Đồng thời
cũng cho thấy phản ứng của người dân trước những cơ hội và nguy cơ mới. Kết
quả sinh kế thể hiện trên chỉ số như cuộc sống hưng thịnh hơn, đời sống được
nâng cao, khả năng tổn thương giảm, an ninh lương thực được củng cố và sử
dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó cần phải kết hợp và sử
dụng nhiều nguồn lực khác nhau như đất đai, vốn, khoa học công nghệ.
Tính bền vững của sinh kế được Chambers và Conway (1992) đánh giá
dựa trên hai phương diện là bền vững về môi trường (đề cập đến khả năng của
sinh kế trong việc bảo tồn hoặc tăng trưởng các nguồn lực tự nhiên, đặc biệt cho
các thế hệ tương lai) và bền vững về xã hội (đề cập đến khả năng của sinh kế
trong việc giải quyết những căng thẳng và đột biến). Sau này, Scooners (1998),
Ashley, DFID (2001) và Solesbury (2003) đã phát triển tính bèn vững của sinh
kế trên cả phương diện kinh tế và thể chế, đi đến đánh giá thống nhất đánh giá
tính bền vững của sinh kế trên bốn phương diện: Kinh tế, xã hội, môi trường và
thế chế.
Một sinh kế được coi là bền vững về kinh tế khi nó đạt được và duy trì
một mức phúc lợi kinh tế cơ bản và mức phúc lợi kinh tế này có thể khác nhau
giữa các khu vực.Tính bền vững về xã hội của sinh kế đạt được khi sự phân biệt
xã hội được giảm thiểu và công bằng xã hội đạt được tối đa. Tính bền vững về
môi trường đề cập đến việc duy trì hoặc tăng cường năng suất của các nguồn tài
nguyên thiên nhiên vì lợi ích của các thế hệ tương lai. Một sinh kế có tính bền
vững về thể chế khi các cấu trúc hoặc quy trình hiện hành có khả năng thực hiện
chức năng của chúng một cách liên tục và ổn định theo thời gian, để hỗ trợ cho
việc thực hiện các hoạt động sinh kế.
Theo các tác giả trên, cả bốn phương diện này đều có vai trò quan trọng
như nhau và cần tìm ra một sự cân bằng tối ưu cho cả bốn phương diện. Cùng
trên quan điểm đó, một sinh kế bền vững khi có khả năng thích ứng và phục hồi
trước những cú sốc hoặc đột biến từ bên ngoài, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ
15
bên ngoài, duy trì được năng suất trong dài hạn của các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và không làm phương hại đến các sinh kế khác.
1.2.
Cơ sở thực tiễn về cải thiện sinh kế của người dân:
1.2.1. Các chính sách hỗ trợ phát triển sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số
được áp dụng tại Việt Nam:
Nghị quyết số 30/A/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ
giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. là một chương trình
phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam nhằm tạo ra sự chuyển biến
nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo, người các dân tộc
thiểu số ở 64 huyện nghèo trong cả nước (những huyện có tỷ lệ hộ nghèo trong
tổng số hộ của huyện lớn hơn 50%) sao cho đến năm 2020 có thể ngang bằng
với các huyện khác trong khu vực. Ngày 27 tháng 12 năm 2008, Chính phủ Việt
Nam ra Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP bắt đầu chính thức triển khai Chương
trình này.Ngày 12 tháng 2 năm 2009, Chính phủ tổ chức tại thành phố Thanh
Hóa một hội nghị triển khai Nghị quyết nói trên. Theo Mục tiêu của chương
trình được xác định trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, tỷ lệ hộ nghèo ở các
huyện giảm xuống còn 40% vào năm 2010, xuống bằng mức trung bình của tỉnh
vào năm 2014, và xuống bằng mức trung bình của khu vực vào năm 2020. Thu
nhập bình quân của các hộ ở huyện nghèo vào năm 2020 sẽ cao gấp 5,6 lần hiện
nay. Tỷ lệ lao động nông thôn được tập huấn và đào tạo đạt trên 25% vào năm
2010, trên 40% vào năm 2014, trên 50% vào năm 2020. Đến năm 2020, giao
thông sẽ thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các
thôn, bản đã được quy hoạch; điện sinh hoạt được cung cấp cho hầu hết dân cư;
điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc được cơ bản đảm bảo. Chính phủ đã đề ra 4 nhóm biện pháp để thực
hiện các mục tiêu đã đề ra bao gồm: Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập
(bao gồm cả đưa người lao động ở huyện nghèo đi lao động ở nước ngoài); đào
tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; bổ sung nguồn lực con người ở các cấp quản lý
và các tổ công tác; đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả cấp thôn/bản, xã, huyện; ngoài ra
16
còn có các biện pháp như đề nghị các tập đoàn kinh tế nhà nước "đỡ đầu" các
huyện nghèo.Chính phủ đã giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ
quan thường trực thực hiện Chương trình.Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh chủ trương vận động thanh niên tình nguyện về giúp đỡ các
huyện nghèo.
Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh
hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn thực hiện theo Quyết
định 134/2004/QĐ-TTg: Chương trình 134 được xây dựng nhằm mục đích đẩy
nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, bao gồm các
mục tiêu: Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số có tối thiểu 0,5 ha đất nương, rẫy
hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ
để sản xuất nông nghiệp; đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số ở nông thôn có tối
thiểu tối thiểu 200 m² đất ở, Riêng hộ dân tộc Khmerở đồng bằng sông Cửu
Long có chính sách riêng; chính quyền trung ương cùng chính quyền địa phương
sẽ trợ cấp cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ để
họ xây nhà; chính quyền trung ương sẽ trợ cấp bằng 0,5 tấn xi măng cho mỗi hộ
dân tộc thiểu số để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc cấp 300.000 đồng để đào
giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt đối với các hộ dân tộc thiểu số sống phân
tán tại vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt, đối với các
thôn, bản có từ 50% số hộ là người dân tộc thiểu số trở lên, chính quyền trung
ương sẽ trợ cấp 100% kinh phí xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập
trung, đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ người dân tộc thiểu
số, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 50% kinh phí xây dựng công trình cấp
nước sinh hoạt tập trung. Nguồn tài chính thực hiện chương trình này do chính
quyền trung ương đảm nhiệm. Chính quyền địa phương, tùy điều kiện, có thể
cấp thêm tài chính cho phần chương trình thực hiện tại địa phương mình, nhưng
tối đa 20% so với phần kinh phí của chính quyền trung ương chịu tại địa
phương.Việc thiết kế và thực hiện các nhiệm vụ chi của chương trình được phân
cấp cho chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.