Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 135 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN MẠNH QUÝ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Quý

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu
sắc đến:
- Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Các thầy cô giáo Khoa Kinh tế
& Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng đã truyền đạt các kiến thức, giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
- Thầy giáo PGS.TS. Phạm Văn Hùng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt cả quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn.
- Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo và các cán bộ Ban quản lý
các dự án đầu tư xây dựng thị xã Từ Sơn, phòng Quản lý đô thị và các phòng, ban có
liên quan đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra nghiên cứu đề tài.
- Cuối cùng, tôi xin biết ơn gia đình, bạn bè đã động viên và chia sẻ vật chất, tinh
thần những lúc tôi gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu cho đến khi tôi hoàn thành
Luận văn.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Quý

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................ vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ............................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract ................................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.


Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản .................................................................... 8

2.1.3.

Các bước quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ................................ 9

2.1.4.

Mục tiêu, nguyên tắc quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ............ 11

2.1.5.

Nội dung quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước........................................................................................... 12

2.1.6.

Công cụ quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ................................ 13

2.1.7.

Các phương pháp quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ................. 17

2.1.8.


Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ............................................................. 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 24

iii


2.2.1.

Kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương trong quản lý nhà nước đối
với xây dựng cơ bản ......................................................................................... 24

2.2.2.

Kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia trên thế giới trong quản lý nhà
nước đối với xây dựng cơ bản .......................................................................... 31

2.2.3.

Các bài học kinh nghiệm được rút ra ................................................................ 31

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 35

3.1.1.


Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 35

3.1.2.

Điều kiện kinh tế-xã hội ................................................................................... 35

3.1.3.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 37

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 39

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 39

3.2.2.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ............................................................ 41

3.2.3.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 41

3.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 42


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 44
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước trên địa bàn thị xã Từ Sơn................................................................. 44

4.1.1.

Công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà
nước trên địa bàn thị xã Từ Sơn ....................................................................... 44

4.1.2.

Thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa
bàn thị xã Từ Sơn.............................................................................................. 53

4.1.3.

Công tác thanh tra, kiểm tra; giám sát, đánh giá, nghiệm thu và thẩm định đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Từ Sơn .......... 64

4.1.4.

Công tác quản lý thanh quyết toán và giá xây dựng cơ bản từ vốn ngân
sách nhà nước ................................................................................................... 70

4.2.

Đánh giá về quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Từ Sơn ................................................ 76

4.2.1.

Những thành tựu ............................................................................................... 78

4.2.2.

Hạn chế ............................................................................................................. 79

4.2.3.

Những yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân ............................................................ 84

4.3.

Giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã từ sơn ....................... 87

4.3.1.

Các giải pháp về công tác quy hoạch ............................................................... 89

iv


4.3.2.

Các giải pháp về công tác tổ chức, cán bộ ........................................................ 90


4.3.3.

Các giải pháp về công tác cải cách hành chính ................................................ 93

4.3.4.

Các giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá ................ 94

4.3.5.

Các giải pháp khác ............................................................................................ 96

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 100
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 100

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 101

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 104

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BOT

: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

BQL

: Ban quản lý

BT

: Hợp đồng xây dựng - chuyển giao

CNH-HĐH

: công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐTXDCB

: Đầu tư xây dựng cơ bản

GDP

: Tổng sản phẩm nội địa

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

GTSXCN


: Giá trị sản xuất công nghiệp

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KBNN

: Kho bạc nhà nước

KCN

: Khu công nghiệp

KCS

: Hồ sơ quản lý chất lượng công trình

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

NGO

: Tổ chức phi chính phủ

NSNN

: Ngân sách nhà nước


ODA

: Hỗ trợ phát triển chính thức

QLDA

: Quản lý dự án

TKCS

: Thiết kế cơ sở

TKKT

: Thiết kế kỹ thuật

TSCĐ

: Tài sản cố định

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSIP


: Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore

XDCB

: Xây dựng cơ bản

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các thông tin, tài liệu và nguồn thu thập tài liệu, số liệu ............................. 39
Bảng 4.1. Kế hoạch bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm giai đoạn
2013-2015 .................................................................................................... 47
Bảng 4.2. Tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm ................... 48
Bảng 4.3. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo nguồn vốn ............................... 49
Bảng 4.4. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo lĩnh vực đầu tư ........................ 50
Bảng 4.5. Kết quả thẩm định dự án qua các năm ......................................................... 52
Bảng 4.6. Kết quả công tác giải phóng mặt bằng các dự án......................................... 55
Bảng 4.7. Các hình thức lựa chọn nhà thầu .................................................................. 57
Bảng 4.8. Giá gói thầu theo hình thức lựa chọn nhà thầu ............................................ 58
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện công tác đấu thầu các dự án ĐTXDCB giai đoạn
2013 - 2015 .................................................................................................. 58
Bảng 4.10. Số lượng các dự án đúng tiến độ, chậm tiến độ giai đoạn 2013-2015 ........ 61
Bảng 4.11. Các hạn chế mắc phải trong khâu nghiệm thu, thẩm định chất lượng,
bàn giao các dự án ĐTXDCB trên địa bàn thị xã giai đoạn 2013-2015 ...... 68

Bảng 4.12. Kết quả thực hiện công tác quyết toán giai đoạn 2013 – 2015 .................... 72
Bảng 4.13. Bảng giá trị đề nghị giảm trừ sau kiểm tra dự án đầu tư xây dựng hạ
tầng khu nhà ở dân cư dịch vụ phường Đình Bảng ..................................... 73
Bảng 4.14. Bảng đánh giá về QLNN đối với ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN trên
địa bàn thị xã Từ Sơn hiện nay .................................................................... 77
Bảng 4.15. Bảng tổng hợp nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý ĐTXDCB
từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thị xã ...................................................... 81

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng cơ bản ............................... 10

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ các hạn chế mắc phải trong khâu nghiệm thu, thẩm định chất
lượng, bàn giao các dự án ĐTXDCB trên địa bàn thị xã giai đoạn
2013-2015 .................................................................................................. 69
Biểu đồ 4.2. Tổng hơp ý kiến trả lời các nguyên nhân hạn chế của công tác quản
lý nhà nước ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thị xã ............... 82

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Mạnh Quý
2. Tên Luận văn: “Quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách
nhà nước trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”
3. Ngành: Quản lý kinh tế


Mã số: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Việc đầu tư, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
là một nhu cầu cấp thiết nhằm đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển,
xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ
bản ở nhiều địa phương tuy đã được quan tâm, hoàn thiện song trên thực tế vẫn tồn tại
những hạn chế, bất cập. Đề tài đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước trong đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc
Ninh, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đầu
tư xây dựng cơ bản trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu
này, đề tài đi sâu giải quyết 3 vấn đề cụ thể, đó là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về quản lý nhà nước trong ĐTXDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;đánh giá
thực trạng tình hình quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước trên địa bàn thị xã Từ Sơn,phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, đạt
được và chưa đạt được;đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước
trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Từ
Sơn khác trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng linh hoạt các số liệu thứ cấp có sẵn và số
liệu sơ cấp. Đối với số liệu thứ cấp, đề tài liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể
thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến đơn vị cung cấp
thông tin. Liên hệ với các đơn vị, phòng ban cung cấp thông tin. Tiến hành thu thập
bằng ghi chép, sao chụp. Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và
kiểm tra chéo.Để thu thập số liệu sơ cấp, đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu,
phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập số liệu sơ cấp về ĐTXDCB trên địa bàn nghiên cứu.
Xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn, với hệ thống các câu hỏi liên quan tới lĩnh vực
ĐTXDCB.Đề tài cũng sử dụng linh hoạt phương pháp thang đo Likert nhằm lượng hoá
số liệu sơ cấp thể hiện chất lượng QLNN trong ĐTXDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn

thị xã Từ Sơn thời gian vừa qua.Thang đo Likert chia làm 5 mức độ là 1, 2, 3, 4, 5. Đề
tài dựa vào thang đo này phân loại điểm <=1, mức độ rất kém, điểm <=2, mức độ kém,
điểm <=3 là mức độ trung bình, điểm <=4 là mức độ tốt, còn lại được đánh giá rất tốt.

ix


Kết quả, đề tài đã phần nào hệ thống hóa lại cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
nhà nước trong ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN. Đề tài đã làm rõ những nội dung cơ bản
trong quản lý ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN đối với một đơn vị hành chính cấp quận,
huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Đề tài cũng đã đề cập đến một số kinh nghiệm
thực tiễn một số địa phương khác trong nước và một số quốc gia có trình độ phát triển
kinh tế xã hội vượt bậc so với nước ta. Qua phân tích thực trạng tình hình quản lý nhà
nước trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã
Từ Sơn trong giai đoạn vừa qua, đề tài chỉ ra rằngsố lượng dự án ĐTXDCB, quy mô các
dự án, tổng số vốn đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Từ Sơn… ngày càng tăng qua các
năm. Tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Các dự án ĐTXDCB được thực hiện
bằng nguồn vốn NSNN trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng
trưởng kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH
dịch vụ; nâng cao chất lượng đáng kể đời sống vật chất và tinh thần người dân địa
phương, tình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế trên địa bàn thị xã ngày
càng được ổn định và nâng cao. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều địa phương khác, hiệu
quả công tác quản lý ĐTXDCB từ vốn NSNN trên địa bàn thị xã Từ Sơn còn chưa cao,
chưa đáp ứng được so với yêu cầu của xã hội. Nhiều dự án đầu tư chậm tiến độ, không
hiệu quả, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội và người dân. Với những hạn chế
này, đề tài mạnh dạn đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong
ĐTXDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Từ Sơn khác trong thời
gian tới. Đó là các giải pháp cụ thể, tập trung vào công tác lập quy hoạch, kế hoạch xây
dựng; công tác cải cách thủ tục hành chính; công tác tổ chức cán bộ; công tác thanh tra
kiểm tra, giám sát, đánh giá, thẩm định và một số giải pháp khác nhằm hạn chế những

mặt yếu kém, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả QLNN trong
ĐTXDCB qua từng giai đoạn, nội dung quản lý.

x


THESIS ABSTRACT
1. Author: Nguyen Manh Quy
2. Thesis: “State management in investment on basic construction from state budget in
Tu Son township, Bac Ninh province”
3. Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

4. Institution: Vietnam National University of Agriculture
Investment on construction to develop infrastructure from state budget is a vital
need in order to contribute into constructing social-economic structure, making good
environment for development of production, poverty reduction and improving living
standard of people. Management in basic construction investment in many area was
already appreciated and enhanced, however in reality, there are limitations and
concerns. The thesis evaluates status of management on basic construction investment
from state budget in Tu Son township, Bac Ninh provinc, based on that to recommend
solutions to improve state management effeciency on basic construction investment in
the area next future. In order to reach the objective, the thesis focuses on 03 specific
objectives including: To systemize theoretical and empirical base in management on
basic construction investment from state budget; To evaluate status of state management
in basic construction investment from state budget in Tu Son township; To analyze pros
and cons, achievement and limitation; To recommend system of solutins to enhance
state management on basic construction investment in Tu Son township in the future.
In this research, I combine both secondary and primary data in analysis. In

secondary data, the thesis lists data need to be collected, systemizes contend and
location for collecting and proposed information supplier, contacts to unit and
department for information supply. Collecting data is implemented by noting, copying
and shooting picture. Checking the data is implemented by direct survey and cross
check. To collect primary data, the thesis uses deep questionnaire, semi-structured
survey on basic construction investment in the research site. Building up questionnaire
with questions related to basic construction investment. The thesis also use Likert scale
to quantify primary data which shows quality of state management on basic
construction investment from state budget in Tu Son township recently. Liker scale is
with 5 level of 1, 2, 3, 4, 5. The thesis uses this scale to classify the point <=1 for very
bad level, <=2 for bad level, <=3 for medium, <=4 for good level, and the rest for very
good level.
In the resutl, the thesis partly systemizes theoretical and empirical base in state

xi


management on basic cosntruction investment from state budget. Thesis clarifies basic
contents of management on basic cosntruction investment from state budget in a unit of
district, township and city bureau under governance of province. Thesis also mentions
several experience lessons in other domestic area and several developed contries. By
analysis of state management on basic construction investment from state budget in Tu
Son township recent years, the thesis shows that number of projects in basic
construction investment, scale of those projects, total finance of basic construction
investment in Tu Son township are increasing. Growth rate is also increasing. Projects
in basic construction investment from state budget have contributed into economic
growth, strongly enhanced economic structure transfer toward industry, modern and
service; improved quality of living standard and spirit of people; economic, politic,
social and education status are stable and improved. However, like many other area,
management effeciency on basic construction investment from state budget in Tu Son

township is still limited, has not yet met social demand. Many projects do not reach the
time schedule, inefficient and makes concerns in society. With that limitations, the
thesis recommends solutions to enhance state management on basic construction
investment from state budget in Tu Son township in the future. They are specific
solutions focusing on master planning and construction planning; adjusting bureaucratic
procedure; personnel management; inspection, monitoring, and solutions to narrow
down litimations in order to step by step improving quality, efficiency in state
management on basic construction investment by stages and by management activities.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế, xã hội nước ta có nhiều bước
phát triển mạnh mẽ.Việc đầu tư, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn
ngân sách nhà nướclà một nhu cầu cấp thiết nhằm đóng góp quan trọng vào việc
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi, góp
phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân
dân. Cùng với xu hướng hội nhập khu vực hoá, toàn cầu hoá trong mọi lĩnh vực
kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản lý nhà nước trong đầu tư
xây dựng cơ bảnngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phát triển sâu
rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn, có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều
ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan để tránh thất thoát, lãng phí, đáp
ứng nhu cầu xây dựng cơ bản và đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhất
trong thời gian tới.
Thị xã Từ Sơn đã nhận thức rõ và quán triệt các yêu cầu tăng cường quản lý
nhà nước với đầu tư xây dựng cơ bản trong tất cả các khâu, từ quy hoạch, kế
hoạch, chuẩn bị đầu tư, xây dựng dự án, bố trí vốn đến triển khai, giám sát thực
hiện, kiểm toán quyết toán...; việc lựa chọn danh mục dự án, dự kiến phân bổ vốn

ngân sách, bổ sung có mục tiêu đã tạo quyền chủ động trong việc bố trí kế hoạch
đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư; bố trí vốn tập trung
hơn cho các dự án đã hoàn thành, các dự án quan trọng, cấp bách, hạn chế khởi
công mới các dự án chưa thật sự cần thiết; công tác rà soát, thẩm định dự án,
trong đó có thẩm định về nguồn vốn và cân đối vốn được chú trọng hơn, hầu hết
các dự án được triển khai thực hiện có đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định
của pháp luật; các dự án đầu tư về cơ bản được thực hiện đúng theo mức vốn kế
hoạch đã giao, góp phần hạn chế nợ đọng xây dựng cơ bản.
Tuy công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của thị xã Từ Sơn đã được
quan tâm, hoàn thiện song trên thực tế vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập.Những
vấn đề nổi bật trong công tác quản lý nhà nước như quản lý cấp phát vốn, quản lý
thanh quyết toán vốn công trình còn chậm, thủ tục rườm rà; công trình thi công
không đúng tiến độ, không quyết toán được; công trình, dự án xây dựng chưa
thực sự đáp ứng yêu cầu đầu tư hay hiệu quả đầu tư các công trình, dự án xây

1


dựng cơ bản của địa phương chưa cao gây lãng phí và thất thoát vốn ngân sách
nhà nước. Để nghiên cứu, đánh giá công tác quản lý nhà nước với đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh,từ đó chỉ ra các hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước với đầu tư xây dựng cơ bản ở các đơn vị hành chính cấp huyện
trong giai đoạn sắp tới, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước trongđầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn ngân sách nhà nước, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường hiệu

lựcquản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bảntrên địa bàn nghiên cứu trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước
trong ĐTXDCBtừ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Đánh giá thực trạng tình hình quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ
bảntừ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Từ Sơn.Phân tích những
điểm mạnh, điểm yếu; đạt được và chưa đạt được;
- Đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cườngquản lý nhà nước trong đầu tư
xây dựng cơ bảntừ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Từ Sơn
kháctrong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quản lý nhà nước là gì, đầu tư xây dựng cơ bản là gì, quản lý nhà nước
trongđầu tư xây dựng cơ bản là gì?
- Vốn ngân sách nhà nước là gi? đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách
nhà nước là gì? Vai trò của vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản?
- Vai trò của Quản lý nhà nước trongđầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân
sách nhà nước?
- Kinh nghiệm một số quốc gia trong việc quản lý nhà nước đối với đầu tư
xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước?

2


- Tình hình quản lý nhà nước trongđầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách
nhà nước trên địa bàn thị xã Từ Sơn đang diễn ra như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước trongđầu tư xây
dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước?
- Yêu cầu quản lý nhà nước vềđầu tư xây dựng cơ bảntừ vốn ngân sách nhà
nước trong thời kỳ tới?

- Giải pháp nào cần thiết để tăng cườngquản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
cơ bảntừ nguồn vốn ngân sách nhà nước áp dụng trên địa bàn thị xã Từ Sơn?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước về kinh tế, cụ thể là các nội dung quản lý nhà
nướcvà vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản của một địa
phương đơn vị hành chính cấp huyện.
Các dự án đầu tư xây dựng cơ bảnđã và đang được triển khai thực hiện trên
địa bàn thị xã Từ Sơn.Cụ thể hơn là các dự án đã được triển khai và hoàn thành
trong giai đoạn 2013-2015 để tiến hành phân tích và so sánh. Riêng nội dung
quản lý thanh quyết toán, đề tài chỉ lựa chọn đối tượng là các dự án được thanh,
quyết toán trong giai đoạn 2013-2015.
Các cán bộ đang trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước đầu tư xây dựng
cơ bản, triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.Đây chính là đối
tượng khảo sát của đề tài, tập trung vào các cán bộ quản lý xây dựng cơ bản,
doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản. Đó là
các cán bộ của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, các
doanh nghiệp nhà thầu tham gia thực hiện các dự án xây dựng cơ bản. Ngoài ra
làcác quy định của pháp luật, các quy trình quản lý, trình tự thực hiện và quá
trình thực hiện các bước trong quy trình quản lý đó.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu nội dungquản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn ngân sách nhà nước, những vấn đề còn tồn tại và đưa ra giải pháp trong
thời gian tới.Quản lý nhà nước trải rộng từ cấp trung ương đến địa phương. Đề
tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước ở cấp huyện, thị xã, thành phố

3



trực thuộc tỉnh nhằm phân biệt với các cấp cao hơn và các cấp thấp hơn. Toàn bộ
các dự án phân cấp về cho các xã, phường quản lý đề tài không đề cập tới nhằm
tập trung làm sáng tỏ vai trò công tác quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hành chính huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh.
b. Phạm vi không gian
Đề tài chỉ tập trung điều tra, đánh giá công tác quản lý nhà nước đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đó là công tác quản lý
đối với các dự án ĐTXDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được triển khai
trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
c. Phạm vi về thời gian
Đề tài tập trung phân tích công tác quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng
cơ bản giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn thị xã Từ Sơn.Các dự án chuyển tiếp,
các dự án xây dựng mới, các kế hoạch đầu tư xây dựng được triển khai và hoàn
thành trong giai đoạn này.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Thứ nhất, luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước. Điểm mới trong phần này là những yếu tố ảnh hướng tới quản lý nhà nước
trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hiện nay.
Thứ hai, luận văn đã đánh giá thực trạng tình hình quản lý nhà nước trong
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Từ
Sơn. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu; đạt được và chưa đạt được. Luận
văn đã thu thập, tổng hợp và phân tích sự đánh giá của các cá nhân tham gia công
tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. So
sánh các ý kiến trả lời của các đối tượng khác nhau.
Thứ ba, luận văn đã mạnh dạn đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường
quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
trên địa bàn thị xã Từ Sơn khác trong thời gian tới. Các giải pháp này là sự vận
dụng linh hoạt giữa công cụ và phương pháp trong quản lý nhà nước tác động

trực tiếp vào các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng cơ bản.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
a. Nhà nước
Theo cách hiểu thông thường, nhà nước vừa là cơ quan thống trị của một
(hoặc một nhóm) giai cấp này đối với một hoặc toàn bộ các giai cấp khác trong
xã hội; vừa là cơ quan quyền lực công đại diện cho lợi ích cộng đồng xã hội thực
hiện những hoạt động nhằm duy trì và phát triển xã hội. Nhà nước có hai thuộc
tính cơ bản là thuộc tính giai cấp và thuộc tính xã hội (Nguyễn Thị Lệ Thúy và
Bùi Thị Hồng Việt, 2012).
b. Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước (QLNN) là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định
hướng và bằng pháp quyền của bộ máy Nhà nước đối với các quá trình xã hội,
các hành vi hoạt động của công dân và mọi tổ chức trong xã hội, nhằm duy trì và
củng cố trật tự xã hội, bảo toàn, củng cố và phát triển quyền lực của Nhà nước,
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội (Nguyễn Thị Lệ Thúy và Bùi Thị
Hồng Việt, 2012).
c. Đầu tư xây dựng cơ bản
Theo quan điểm tài chính cá nhân: Đầu tư là sự hy sinh của một cá nhân
trong việc tiêu dùng hiện tại để tích lũy tài sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
trong tương lai.
Theo kinh tế học: Đầu tư được hiểu là việc bỏ vốn vào các hoạt động kinh
tế xã hội để đạt mục đích (mục tiêu) nhất định trong tương lai.
Đầu tư còn được hiểu với nhiều khía cạnh rộng lớn hơn, khi đề cập đến rủi
ro bất trắc, Paul Samuelson đã quan niệm rằng “đầu tư là đánh bạc với tương

lai”. Theo Adam Smith thì “ Đầu tư là một hoạt động làm gia tăng tích tụ tư bản
của cá nhân, công ty, xã hội với mục đích cải thiện và nâng cao mức sống…”
Đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các
công trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất
tạo ra các tài sản cố định (TSCĐ) và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội.
ĐTXDCB là một hoạt động kinh tế(Bùi Mạnh Cường, 2006).

5


Theo tác giả Trịnh Thị Thúy Hồng, xây dựng cơ bản (XDCB) là hoạt động
có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các TSCĐ có tổ chức
sản xuất và không có tổ chức sản xuất các ngành kinh tế thông qua các hoạt động
xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khôi phục các
TSCĐ. Từ đó tác giả đưa ra khái niệm ĐTXDCB là bộ phận của hoạt động đầu
tư, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản
đơn và tái sản xuất mở rộng các TSCĐ nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
cho nền kinh tế quốc dân (Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012).
ĐTXDCB là một hoạt động bỏ vốn, do vậy quyết định đầu tư thường trước
hết là quyết định tài chính, thể hiện ở các chỉ tiêu: Tổng mức đầu tư, nguồn vốn
đầu tư, cơ cấu tài chính, khả năng hoàn vốn,... (Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012).
ĐTXDCB là hoạt động có tính chất lâu dài, kết quả của ĐTXDCB là những
sản phẩm có giá trị lớn, thậm chí có những dự án kéo dài hàng chục năm. Đây là
một điểm khác biệt so với những loại hình đầu tư khác. Do tính chất lâu dài nên
phải trù liệu dự tính được những thay đổi ảnh hưởng đến những quá trình thực
hiện dự án. Cũng vì giá trị công trình rất lớn nên người sử dụng không thể “mua”
toàn bộ công trình trong một lúc mà phải “mua” từng phần (từng hạng mục hay
bộ phận công trình hoàn thành). Việc cấp vốn ĐTXDCB phải phù hợp với đặc
điểm này. Điều đó được thể hiện qua việc chủ đầu tư tạm ứng và thanh toán từng
phần cho nhà thầu trong quá trình thi công xây lắp (Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012).

Sản phẩm ĐTXDCB có tính đơn chiếc, nên chi phí cho mỗi sản phẩm
thường là khác nhau. Đây là một đặc điểm cần được lưu ý trong quá trình quản lý
đầu tư. Quản lý đầu tư xây dựng công trình phải dựa vào dự toán chi phí đầu tư
xác định cho từng công trình.
ĐTXDCB là hoạt động mang tính rủi ro cao do thời gian đầu tư dài, hoạt
động phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên. Do vậy, ĐTXDCB phải thực
hiện nghiêm ngặt các bước: chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư; nghiệm thu bàn
giao giai đoạn. Để tránh rủi ro, ở mỗi giai đoạn đều có khâu kiểm tra kỹ lưỡng. Ở
giai đoạn chuẩn bị đầu tư, người quyết định đầu tư phải thẩm định dự án đầu tư
trược khi phê duyệt; Ở giai đoạn thực hiện đầu tư, chủ đầu tư phải thẩm định
thiết kế kỹ thuật (hoặc bản vẽ thi công), thẩm định dự toán; Ở giai đoạn nghiệm
thu, người quyết định đầu tư phải thẩm định và phê duyệt báo cáo quyết toán
(Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012).

6


d. Quản lý nhà nước với đầu tư xây dựng cơ bản
Là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng và bằng pháp quyền
của bộ máy Nhà nước (Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu, 2005)đối với
ĐTXDCB, nhằm đảm bảo cho dự án ĐTXDCB có đóng góp tích cực vào nền
kinh tế, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
Như vậy, có thể hiểu QLNN đối với dự án ĐTXDCB là sự vận dụng những
hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều
phối và kiểm soát một dự án kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đạt được
những mục tiêu về thời gian, chi phí, kỹ thuật và chất lượng từ dự án ĐTXDCB.
e. Ngân sách nhà nước
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời,
tồn tại và phát triển trên cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Luật
NSNN được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002 đã xác

định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. NSNN là một hệ thống thống
nhất, bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa
phương (gọi chung là ngân sách địa phương). NSNN được quản lý thống nhất
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp
quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm (Quốc hội, 2002).
Theo giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc
dân, NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình (Đỗ Hoàng Toàn và Mai
Văn Bưu, 2005). Vốn NSNN được hiểu bao gồm ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương, được hình thành từ sự tích luỹ của nền kinh tế, vốn khấu hao cơ
bản và một số nguồn khác dành cho đầu tư. Một định nghĩa khác, vốn NSNN
được hình thành từ tích lũy của nền kinh tế và được nhà nước bố trí trong kế
hoạch ngân sách để cấp cho chủ đầu tư thực hiện các công trình theo kế hoạch
hàng năm (Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012).
Theo Luật, NSNN có vị trí và vai trò cơ bản sau:
- Với chức năng phân phối, NSNN có vai trò huy động nguồn tài chính để
đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện cân đối thu, chi tài chính

7


của Nhà nước. Đó là vai trò truyền thống của NSNN trong mọi mô hình kinh tế,
nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của
mình (Quốc hội, 2002).
- NSNN là công cụ tài chính của Nhà nước góp phần thúc đẩy sự tăng
trưởng của nền kinh tế, điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Nhà nước sử dụng NSNN như
là công cụ tài chính để kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường, cũng như

giải quyết những nguy cơ tiềm ẩn bất ổn định về kinh tế - xã hội. Muốn thực hiện
tốt vai trò này NSNN phải có quy mô đủ lớn để Nhà nước thực hiện các chính
sách tài khoá phù hợp (nới lỏng hay thắt chặt) kích thích sản xuất, kích cầu để
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội (Quốc hội, 2002).
- NSNN là công cụ tài chính góp phần bù đắp những khiếm khuyết của kinh
tế thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy nền kinh tế
phát triển bền vững. Trong nền kinh tế thị trường thì mặt trái của nó là phân hoá
giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội, tạo ra sự bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định xã hội... Vì vậy, Nhà nước sử dụng NSNN
thông qua công cụ là chính sách thuế khoá và chi tiêu công để phân phối lại thu
nhập giữa các tầng lớp dân cư và cung cấp hàng hoá dịch vụ công cho xã hội,...
(Quốc hội, 2002).
Quỹ NSNNlà toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, có trên
tài khoản của NSNN các cấp; quỹ NSNN được quản lý tại Kho bạc Nhà nước
(Quốc hội, 2002).
f. Quản lý nhà nước với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước
Là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng và bằng pháp quyền của
bộ máy Nhà nước đối với ĐTXDCB mà cụ thể là các dự án XDCB sử dụng
nguồn vốn được tích lũy từ nền kinh tế, được bố trí trong kế hoạch ngân sách
hàng năm.
2.1.2. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Vai trò và ý nghĩa của ĐTXDCB có thể nhìn thấy rõ từ sự đóng góp của lĩnh
vực này trong quá trình tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân
thông qua các hình thức xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lớn hoặc khôi phục các
công trình hư hỏng hoàn toàn. Cụ thể hơn, ĐTXDCB là một trong những lĩnh
vực sản xuất vật chất lớn của nền kinh tế quốc dân, cùng các ngành sản xuất

8



khác, trước hết là ngành công nghiệp chế tạo và ngành công công nghiệp vật liệu
xây dựng, nhiệm vụ của ngành xây dựng là trực tiếp thực hiện và hoàn thành
khâu cuối cùng của quá trình hình thành tài sản cố định (thể hiện ở những công
trình nhà xưởng bao gồm cả thiết bị và công nghệ lắp đặt kèm theo) cho toàn bộ
các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế quốc dân và các lĩnh vực phi sản xuất khác.
Ở đây nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị xây dựng là kiến tạo các kết cấu công
trình để làm vật bao che, nâng đỡ lắp đặt máy móc cần thiết để đưa chúng vào sử
dụng. Công trình xây dựng có ý nghĩa rất lớn về mặt kỹ thuật, kinh tế, chính trị,
xã hội, nghệ thuật (Phạm Thị Nhung, 2012).
- Về mặt kỹ thuật: các công trình sản xuất được xây dựng lên là thể hiện
cụ thể của đường lối phát triển khoa học kỹ thuật của đất nước là kết tinh hầu hết
các thành tựu khoa học kỹ thuật đã đạt được ở chu kỳ trước và sẽ góp phần mở ra
một chu kỳ phát triển mới của khoa học và kỹ thuật ở giai đoạn tiếp theo (Phạm
Thị Nhung, 2012).
- Về mặt kinh tế: các công trình được xây dựng lên là thể hiện cụ thể
đường lối phát triển kinh tế của nền kinh tế quốc dân, góp phần tăng cường cơ sở
vật chất kỹ thuật cho đất nước, làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế quốc dân, đẩy
mạnh tốc độ và nhịp điệu tăng năng xuất lao động xã hội và phát triển của nền
kinh tế quốc dân (Phạm Thị Nhung, 2012).
- Về mặt chính trị và xã hội: các công trình được xây dựng lên sẽ góp
phần mở rộng các vùng công nghiệp và các khu đô thị mới.Việc hình thành các
vùng công nghiệp, khu công nghiệp và các khu đô thị sẽ góp phần thu hút lao
động vào các ngành công nghiệp, dịch vụ, từ đó gián tiếp nâng cao thu nhập cho
người lao đông và đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn (Phạm Thị Nhung,
2012).
- Về mặt văn hóa và nghệ thuật: các công trình được xây dựng lên ngoài
việc góp phần mở mang đời sống cho nhân dân, đồng thời còn làm phong phú
thêm cho nền nghệ thuật của đất nước (Phạm Thị Nhung, 2012).


- Về mặt quốc phòng:các công trình được xây dựng lên góp phần tăng
cường tiềm lực quốc phòng của đất nước, mặt khác khi xây dựng chúng đòi hỏi
phải tính toán kết hợp với vấn đề quốc phòng (Phạm Thị Nhung, 2012).
2.1.3. Các bước quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng và đặc điểm của sản xuất xây dựng chi

9


phối nên hoạt động đầu tư đòi hỏi phải tuân thủ quy trình các bước theo từng giai
đoạn nhất định. Vi phạm trình tự đầu tư xây dựng sẽ gây ra lãng phí, thất thoát và
tạo sơ hở cho phát sinh các tiêu cực trong hoạt động ĐTXDCB. Trên cơ sở quy
hoạch đã phê duyệt, trình tự thực hiện dự án đầu tư bao gồm ba giai đoạn và thực
hiện theo từng bước cụ thể (Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012).
Giai đoạn 1: Chuẩn
bị đầu tư

Nghiên
cứu cơ hội
đầu tư

Nghiên cứu
tiền khả thi

Nghiên cứu
khả thi

Thẩm định
và phê
duyệt dự án


Giai đoạn 2: Thực hiện
đầu tư

Thiết kế,
lập tổng dự
toán, dự
toán

Ký kết hợp
đồng, xây
dựng, thiết
bị

Thi công
xây lắp
công trình

Chạy thử,
nghiệm thu
và quyết
toán

Giai đoạn 3: Đưa vào
khai thác, sử dụng

Sơ đồ 2.1. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Nguồn: Trịnh Thị Thúy Hồng (2012).

Sơ đồ này chỉ rõ, bước trước là cơ sở thực hiện bước sau, giai đoạn trước

là cơ sở thực hiện giai đoạn sau. Tuy nhiên, tùy tính chất quy mô của dự án mà
các bước trên có thể được rút ngắn lại. Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đối với
những dự án vừa và nhỏ có thể không cần bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và
bước nghiên cứu tiền khả thi mà xây dựng luôn dự án khả thi, thậm chí chỉ cần
lập báo cáo kinh tế kĩ thuật đối với những dự án có thiết kế mẫu (Trịnh Thị
Thúy Hồng, 2012).

10


2.1.4. Mục tiêu, nguyên tắc quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Mục tiêu cơ bản của quản lý ĐTXDCB nói chung là hoàn thành các công
việc theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong đó phạm vi ngân sách được
duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép. Về mặt toán học, ba mục tiêu này liên
quan chặt chẽ đến nhau và có thể biểu diễn theo công thức sau:
C=f(P,T,S)
Trong đó:

C: Chi phí
P: Mức độ hoàn thành công việc (kết quả)
T: Thời gian
S: Phạm vi dự án

Ba yếu tố thời gian, mức độ hoàn thành công việc và chi phí có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các
dự án, giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án/ công trình, nhưng nói chung, đạt
được kết quả tốt đối với mỗi một dự án/ công trình phải hi sinh một trong các
mục tiêu. Trong quá trình quản lý dự án/ công trình thường phải diễn ra hoạt
động đánh đổi mục tiêu. Đó là chi phí cơ hội cho từng dự án/ công trình. Mỗi dự
án/ công trình hi sinh mục tiêu không giống nhau (Từ Quang Phương, 2012).

Bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất với một nguồn lực hạn chế của
địa phương qua từng thời kỳ phát triển. Các dự án cần được nhà nước đặt trong
tổng thể việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ,
ở từng địa phương.
Bảo đảm định hướng thống nhất cho các dự án trong phạm vi quốc gia,
phạm vi ngành, phạm vi địa phương. Đề tài nghiên cứu tính định hướng thống
nhất cho các dự án trong phạm vi địa phương đơn vị hành chính cấp huyện, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội để các dự án được hình
thành, thực hiện và phát huy hiệu quả. Muốn thu hút nhiều hơn nữa các dự án
đầu tư nước ngoài hay các nhà đầu tư lớn,… không thể thiếu vai trò của Nhà
nước trong việc tạo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội.
Bảo đảm các chủ dự án thực hiện đúng pháp luật về đầu tư và quản lý dự
án. Công tác thanh, kiểm tra của nhà nước có vai trò đặc biệt để thực hiện mục
tiêu này.

11


Bảo đảm sự liên kết trong tất cả các hoạt động của dự án, bảo đảm phát hiện
sớm và giải quyết nhanh chóng những khó khăn, vướng mắc, nảy sinh. Bảo đảm
thời gian xây dựng và thực hiện dự án. Bảo đảm giảm chi phí, tăng khả năng
doanh lợi cho dự án. Bảo đảm tạo ra sản phẩm và dịch vụ là các dự án chất lượng
cao (Mai Văn Bưu, 2001).
Nguyên tắc QLNNĐTXDCB:
- Thống nhất chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa giữa kinh tế và xã hội;
- Tập trung dân chủ;
- Quản lý theo ngành, kết hợp với quản lý theo địa phương, lãnh thổ;
- Kết hợp hài hòa các lợi ích trong quản lý các dự án ĐTXDCB;
- Tiết kiệm và hiệu quả.

2.1.5. Nội dung quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước
Chức năng QLNN là những công việc khác nhau mà chủ thể QLNN phải
thực hiện trong quá trình hình thành, thực hiện và hoạt động của công trình xây
dựng nhằm đạt được mục tiêu của công trình đó. QLNNĐTXDCB bao gồm các
chức năng sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch
phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
xây dựng;
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng;
- Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự
án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá
xây dựng;
- Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất
lượng công trình xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây
dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu
trong hoạt động xây dựng; quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường
trong thi công xây dựng công trình;
- Cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tư
xây dựng;

12


×