Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

quản lý các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HOÀNG GIANG

QUẢN LÝ CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng
được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế và Phát triển nông thôn, khoa Quản lý Kinh tế - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ủy ban nhân dân và các phòng, ban,
đơn vị huyện Gia Lâm; đặc biệt là cán bộ và nhân dân xã Dương Xá, Phú Thị, Phù
Đổng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục
vụ cho luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Giang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ .............................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.


Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý lễ hội truyền thống ............................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan về lễ hội và quản lý lễ hội ................................. 4

2.1.2.

Giá trị của lễ hội truyền thống và vai trò của công tác quản lý các lễ hội
truyền thống ........................................................................................................ 7

2.1.3.

Nội dung của công tác quản lý lễ hội truyền thống .......................................... 12

2.1.4.


Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý lễ hội ........................................... 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 17

2.2.1.

Thực tiễn về công tác quản lý lễ hội ở Việt Nam hiện nay .............................. 17

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý lễ hội truyền thống của một số nước trên thế giới và
ở trong nước ...................................................................................................... 19

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm ......................................................................................... 22

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 23
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 23

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 23

3.1.2.


Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 23

3.1.3.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 25

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 26

iii


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 26

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ........................................................... 26

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 28

3.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 28


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 29
4.1.

Lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm và một số lễ hội tiêu biểu........... 29

4.1.1.

Khái quát chung về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm .............. 29

4.1.2.

Khái quát về một số lễ hội truyền thống tiêu biểu trên địa bàn huyện ............. 30

4.2.

Thực trạng công tác quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia
Lâm những năm qua ......................................................................................... 37

4.2.1.

Công tác lãnh đạo, quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên và của Huyện ..... 37

4.2.2.

Công tác tuyên truyền ....................................................................................... 38

4.2.3.

Công tác tổ chức nội dung hoạt động lễ hội ..................................................... 40


4.2.4.

Quản lý tài chính trong lễ hội ........................................................................... 47

4.2.5.

Công tác đảm bảo an ninh trật tự, môi trường an toàn tổ chức lễ hội .............. 50

4.2.6.

Công tác tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử ............................................................... 59

4.2.7.

Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.................................................. 61

4.2.8.

Đánh giá công tác quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm ........ 62

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý lễ hội truyền thống trên địa
bàn huyện Gia Lâm ........................................................................................... 64

4.3.1.

Yếu tố khách quan ............................................................................................ 64

4.3.2.


Yếu tố chủ quan ................................................................................................ 66

4.4.

Phương hướng, giải pháp tăng cường công tác quản lý lễ hội truyền
thống trên địa bàn huyện Gia Lâm ................................................................... 71

4.4.1.

Một số dự báo xu thế tiến triển của lễ hội truyền thống ở nước ta trong
thời gian tới ....................................................................................................... 71

4.4.2.

Phương hướng chung về tăng cường công tác quản lý lễ hội truyền thống
hiện nay............................................................................................................. 74

4.4.3.

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý lễ hội truyền thống trên địa
bàn huyện Gia Lâm ........................................................................................... 76

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 80
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 80

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................... 81

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 82
Phụ lục .......................................................................................................................... 85

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNV

Bộ Nội vụ

BVH

Bộ Văn hóa

CP

Chính phủ

DL

Du lịch

HD


Hướng dẫn

HĐND

Hội đồng nhân dân

LH

Lễ hội



Nghị định

NXB

Nhà xuất bản

PCCC

Phòng cháy chữa cháy



Quyết định

SVH

Sở Văn hóa


TT

Thông tư

TTLT

Thông tư liên tịch

UBND

Ủy ban nhân dân

VH

Văn hóa

VHTT

Văn hóa Thể thao

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đối tượng, nội dung tiến hành khảo sát ....................................................... 27
Bảng 4.1. Thống kê quy mô tổ chức các lễ hội trên địa bàn huyện Gia Lâm .............. 29
Bảng 4.2. Công tác xây dựng văn bản chỉ đạo của huyện Gia Lâm về quản lý và
tổ chức lễ hội truyền thống .......................................................................... 37
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền lễ hội Gióng từ

năm 2010 đến nay ........................................................................................ 39
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền lễ hội Đền Nguyên
phi Ỷ Lan ..................................................................................................... 39
Bảng 4.5. Công tác thu – chi tài chính Đền Nguyên phi Ỷ Lan năm 2014 .................. 48
Bảng 4.6. Công tác thu – chi tài chính Đền Nguyên phi Ỷ Lan năm 2015 .................. 49
Bảng 4.7. Công tác thu – chi tài chính lễ hội Đền Gióng năm 2016 ............................ 50
Bảng 4.8. Bảng đánh giá các tiêu chí thực hiện công tác phòng chống cháy nổ,
hỏa hoạn ....................................................................................................... 52
Bảng 4.9. Đánh giá của nhân dân và khách du lịch đối với công tác đảm bảo an
ninh trật tự, an toàn lễ hội (an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn giao
thông) trong thời gian tổ chức lễ hội ............................................................ 53
Bảng 4.10. Đánh giá của nhân dân địa phương và khách du lịch đối với công tác
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ............................................................. 55
Bảng 4.11. Đánh giá công tác đảm bảo vệ sinh môi trường của lễ hội .......................... 56
Bảng 4.12. Đánh giá của Ban quản lý di tích về chất lượng công trình vệ sinh tại
các khu di tích .............................................................................................. 57
Bảng 4.13. Kế hoạch, tiến độ thực hiện Dự án “Tu bổ, tôn tạo Khu di tích lịch sử
văn hóa Phù Đổng, huyện Gia Lâm” ........................................................... 60
Bảng 4.14. Tình hình tu bổ, tôn tạo, xây mới khu di tích Đền – Chùa Nguyên phi
Ỷ Lan ........................................................................................................... 60
Bảng 4.15. Đánh giá của nhân dân các địa phương về công tác tu bổ, tôn tạo di tích........ 61
Bảng 4.16. Đánh giá tác động của việc tổ chức lễ hội mang lại cho nhân dân .............. 68
Bảng 4.17. Điều tra cán bộ văn hóa xã, thị trấn ............................................................. 69
Bảng 4.18. Thống kê các hình thức sử dụng tiền lẻ khi đi lễ của khách du lịch và
nhân dân địa phương 3 xã Dương Xá, Phù Đổng, Phú Thị ......................... 70

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1. Công tác tổ chức thực hiện lễ hội Gióng (Hội chính) ................................... 42
Sơ đồ 4.2. Công tác tổ chức thực hiện lễ hội Đền Nguyên phi Ỷ Lan ........................... 45

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Hoàng Giang
2. Tên luận văn: “Quản lý các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội”
3. Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số:
60.34.04.10
4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Lễ hội truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam
từ lâu đời và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực,
tốt đẹp trong phục hồi và phát huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại, thì
cũng không ít các vấn đề nảy sinh khiến những nhà quản lý và cả xã hội cần xem xét
việc tổ chức các lễ hội dân gian phải làm sao vừa giữ gìn được những nét văn hóa
truyền thống, vừa đảm bảo văn minh, trật tự, từ đó nâng cao hơn nữa giá trị của lễ hội
truyền thống, làm phong phú hơn đời sống văn hóa của Việt Nam. Gia Lâm, một vùng
đất địa linh nhân kiệt hiện nay đang sở hữu nhiều lễ hội thu hút được số lượng lớn
khách thập phương. Tuy nhiên công tác quản lý các lễ hội trên địa bàn vẫn còn nhiều
bất cập, đặt ra yêu cầu phải tăng cường hơn nữa các giải pháp thiết thực nhằm đưa công
tác quản lý lễ hội truyền thống trở nên hiệu quả, phù hợp với xu thế chung và không làm
ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống vốn có của lễ hội. Trong điều kiện giới hạn
của luận văn, tôi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý các lễ hội
truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý các lễ hội truyền thống đó trong thời gian tới. Tương ứng với đó là
mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản

lý lễ hội truyền thống; (2) Đánh giá thực trạng công tác quản lý các lễ hội truyền thống
trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian qua; (3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia
Lâm cho những năm tiếp theo. Trong nghiên cứu này tôi kết hợp việc sử dụng số liệu
thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó, số liệu thứ cấp thu thập
từ thông tin, các văn bản của Nhà nước, các Bộ, ngành có liên quan, của Thành phố,
Huyện và địa phương về công tác quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống. Số liệu sơ cấp
được thu thập bằng các phương pháp điều tra, phỏng vấn đối tượng cán bộ văn hóa xã,
thị trấn, ban quản lý di tích đền, chùa, người dân địa phương và khách du lịch. Đề tài có
sử dụng các phương pháp phân tích như phương pháp mô tả, phương pháp phân tổ
thống kê để đánh giá thực trạng công tác quản lý các lễ hội, cũng như phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm.

viii


Qua đánh giá thực trạng công tác quản lý các lễ hội truyền thống tại huyện Gia
Lâm cho thấy việc tổ chức, quản lý các lễ hội đã thực hiện đúng các nội dung theo quy
định của Nhà nước, địa phương; nhân dân được giáo dục nhận thức về giữ gìn giá trị
văn hóa lịch sử và thực hiện tốt nếp sống văn mình nơi lễ hội. Các yếu tố chính ảnh
hưởng đến công tác quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Gia Lâm bao gồm: (1) Vị trí địa
lý, tình hình kinh tế - xã hội của huyện và địa phương có lễ hội; (2) Kinh phí và công
tác xã hội hóa để tổ chức lễ hội; (3) Thành phần dân cư, phong tục tập quán và trình độ
dân trí của Huyện và các địa phương nói riêng; (4) Cơ chế chính sách, văn bản chỉ đạo
của cấp trên đối với công tác quản lý lễ hội; (5) Cơ sở hạ tầng, vật chất của di tích lịch
sử nơi tổ chức lễ hội; (6) Công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội, giáo dục nhận thức;
(7) Công tác xây dựng kịch bản, tổ chức lễ hội; (8) Năng lực tổ chức, quản lý hoạt động
lễ hội. Trong những yếu tố này theo đánh giá chủ quan của tác giả thì yếu tố năng lực tổ
chức, quản lý hoạt động lễ hội là yếu tố có ảnh hưởng nhất tới công tác tổ chức các lễ
hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Thông qua nghiên cứu, tôi đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường công tác
quản lý các lễ hội truyền thống của huyện Gia Lâm như sau: (1) Đẩy mạnh công tác
thông tin, giáo dục; quan tâm tuyên truyền quảng bá với các lễ hội truyền thống quy mô
nhỏ nhưng có giá trị lịch sử lâu đời trên địa bàn; (2) Các cơ quan chức năng về quản lý
văn hóa cần nhanh chóng nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật đã ban hành theo hướng phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; (3)
Quản lý chặt chẽ việc quy hoạch, sắp xếp các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí hợp lý;
(4) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn hóa và cán bộ làm công tác quản lý lễ hội;
(5) Kịp thời quan tâm cải tạo cơ sở hạ tầng, vật chất đồng bộ đáp ứng nhu cầu của nhân
dân; (6) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác tổ chức lễ hội. Trong
đó, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn hóa và cán bộ làm công tác quản
lý lễ hội là giải pháp then chốt, nhằm tăng cường công tác quản lý các lễ hội truyền
thống trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội một cách bền vững.

ix


THESIS ABSTRACT
1. Author: Nguyen Hoang Giang
2. Thesis title: “Management of traditional festivals in Gia Lam district, Hanoi city”
3. Major: Economic Management
Code:60.34.04.10
4. Training institution: Vietnam National University of Agriculture
Traditional festivals are historical and cultural phenomena which have been in
Vietnam for a long time. They have played an important role in social life such as
recovery and promotion of traditional festivals in contemporary social life. However, a
serious problem has arisen in recent years which related to festival organization process.
Gia Lam district is a well-know land with many attractive festivals. Currently, these
festivals have faced difficulties in management that requires real solutions to strengthen
the efficiency and suitability of management of traditional festivals. Hence, the

objectives of this study are: (1) to synthesize the theoretical basis and practical problems
of management of traditional festivals; (2) to evaluate the real situation of management
of traditional festivals in Gia Lam district; (3) to propose some solutions to strengthen
management of traditional festivals in Gia Lam district in coming years.
In order to get these purposes, the authors have combined the use of both
secondary and primary data. Secondary data on management of traditional festivals is
gathered from Ministries and other relevant authorities. A sample of local people,
historical monument management, local authorities and tourists are also selected for
direct interviewing. Descriptive statistics method and comparative analysis method are
used to describe the status of management of traditional festivals, as well as to analyze
the factors affecting management of traditional festivals in Gia Lam district.
The study revealed that the organization and management of traditional festivals
have obeyed all State and local regulations. People are educated about awareness of
preserving the cultural and historical values as well as fulfilling the civilized lifestyle
during festivals. There were eight factors affecting management of traditional festivals
in Gia Lam district including: (1) geographical location and local socio-economic
situation; (2) funds for festival organization and socialization activities; (3) residential
component, customs and educated population; (4) management mechanisms and
policies; (5) infrastructure, historical monument facilities; (6) propaganda and festival
promotion, awareness of the people; (7) construction of festival script; and (8) the
capacity of staff which is the most important factor.
Based on the situation, the research also proposed some solutions to improve the

x


efficiency of management of traditional festivals such as: (1) promoting information
about traditional festivals to people, especially the valuable traditional festivals; (2)
improving mechanisms, policies and enhancing the system of legal documents based on
the context of new reality; (3) keeping tight control on planning, organizing

entertainment activities suiting traditional festivals; (4) improving quality by training
for managerial festival staffs; (5) improving the festival infrastructure; (6) strengthening
inspection of the festival organization. Among those, the fourth solution is much more
important and should be given priority in order to intensify the efficiency of
management of traditional festivals in Gia Lam district in a sustainable way.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lễ hội truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt
Nam từ lâu đời và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội. Thông qua lễ hội,
con người thể hiện tình cảm, trí tuệ, lẽ sống, khuynh hướng thẩm mỹ và khát
vọng vươn tới các giá trị chân – thiện mỹ. Lễ hội còn là phương tiện hữu hiệu
nhất để biểu hiện những đặc trưng văn hóa của từng dân tộc, những giá trị tốt đẹp
đôi khi bị mất đi hay biến đổi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày nhưng bằng
cách nào đó, chúng vẫn được tái hiện trong các lễ hội truyền thống. Những năm
gần đây, trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của nước
ta, văn hóa truyền thống nói chung, trong đó có lễ hội truyền thống đã được phục
hồi và phát huy, làm phong phú hơn đời sống văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển về quy mô các lễ hội đã dần làm mất đi những nét đặc
trưng riêng, tạo nên bản sắc văn hóa của từng vùng; hay những hành vi làm sai
lệch đi giá trị của tâm linh, nét văn hóa tín ngưỡng trong mỗi lễ hội như tệ rải
tiền lẻ, nạn bán hàng tràn lan, lấn át di tích hay đến lễ hội theo trào lưu chứ chưa
hiểu được hết giá trị truyền thống của lễ hội mà mình tham gia… Những vấn đề
này hiện đã và đang có xu hướng gia tăng đặt ra yêu cầu cho những người làm
văn hóa cần phải nhìn nhận lại và tìm cách khắc phục để những mặt tinh hoa của
lễ hội cổ truyền được đẩy mạnh và phát huy, khắc phục dần các hạn chế, tiêu
cực. Để đạt được những mục tiêu đó, việc quản lý các lễ hội dân gian phải làm

sao vừa giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống, vừa đảm bảo văn minh,
trật tự, từ đó nâng cao hơn nữa giá trị của lễ hội truyền thống, làm phong phú hơn
đời sống văn hóa của Việt Nam.
Gia Lâm - vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm ở cửa ngõ phía Đông của Thủ
đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi giao thoa của dòng văn hoá Thăng Long và
Kinh Bắc, hiện nay đang sở hữu nhiều lễ hội thu hút được số lượng lớn khách
thập phương như: lễ hội đền Gióng tại xã Phù Đổng, lễ hội đền bà Tấm tại xã
Dương Xá, lễ hội Bông Sòng ở xã Phú Thị, Hội làng Nành ở Ninh Hiệp,... Tuy
nhiên công tác quản lý các lễ hội trên địa bàn hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, đặt
ra yêu cầu phải tăng cường hơn nữa các giải pháp thiết thực nhằm đưa công tác
quản lý lễ hội truyền thống trở nên hiệu quả, phù hợp với xu thế chung và không

1


làm ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống vốn có của lễ hội, để những thế hệ
sau này dù có đi đâu vẫn luôn có một chỗ dựa vững chắc về tinh thần và nhớ về
nguồn cội của mình.
Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý các lễ hội
truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” làm luận văn
thạc sỹ kinh tế của mình. Đề tài sử dụng các phương pháp: tra cứu tài liệu, khảo
sát thực tế, tổng hợp và phân tích dữ liệu để làm rõ được nội dung được đề cập,
cung cấp cho người đọc có một cái nhìn tổng quát về công tác gìn giữ, quản lý và
phát triển lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm, đóng góp một phần
công sức của mình cho sự phát triển văn hóa lễ hội quê hương.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý các lễ hội truyền thống tại
địa bàn huyện Gia Lâm trong những năm qua, từ đó đề xuất những giải pháp chủ
yếu nhằm tăng cường công tác quản lý các lễ hội truyền thống trên địa bàn cho

đến năm 2020.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý lễ
hội truyền thống
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý các lễ hội truyền thống trên địa bàn
huyện Gia Lâm trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý các
lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm cho những năm tiếp theo.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quản lý lễ hội truyền thống bao gồm những nội dung, nguyên tắc nào? Sử
dụng phương pháp nào?
- Thực trạng quản lý các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm
hiện nay đang diễn ra như thế nào? Có ưu điểm gì? Còn những tồn tại, hạn chế
gì? Những yếu tố khách quan, chủ quan nào ảnh hưởng đến công tác quản lý?
- Giải pháp nào giúp tăng cường công tác quản lý các lễ hội truyền thống
trên địa bàn huyện Gia Lâm?

2


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề quản lý liên quan tới lễ hội
truyền thống: các cơ chế chính sách liên quan đến bảo tồn phát huy giá trị lễ hội
truyền thống; quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý lễ
hội truyền thống hiện nay, các nội dung của công tác quản lý lễ hội (công tác
lãnh đạo, chỉ đạo; tổ chức thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; đảm bảo an
toàn, an ninh trật tự trong lễ hội; quản lý tài chính; công tác thanh tra, kiểm tra,
xử lý vi phạm…)
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác
quản lý các lễ hội truyền thống; phân tích ưu điểm, những tồn tại, hạn chế, các
yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý; qua đó đưa ra các
giải pháp tăng cường công tác quản lý các lễ hội truyền thống đó.
* Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Gia Lâm - thành phố
Hà Nội.
* Phạm vi về thời gian:
- Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được lấy từ năm 2012
đến 2015.
- Các dữ liệu sơ cấp được thu thập vào năm 2015, 2016.
- Các giải pháp đề xuất cho 2020.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác
quản lý lễ hội truyền thống, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá
trình quản lý các lễ hội truyền thống. Đề tài đã đánh giá thực trạng công tác quản
lý các lễ hội truyền thống của huyện Gia Lâm trong thời gian qua. Theo đó đã
đánh giá một cách khá chi tiết việc thực hiện các nội dung của công tác quản lý lễ
hội truyền thống. Trên cơ sở phân tích những yếu tố khách quan, chủ quan ảnh
hưởng đến công tác quản lý đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường công
tác quản lý các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội cho những năm tiếp theo.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan về lễ hội và quản lý lễ hội

- Lễ hội: là sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng, bao gồm 2 phần: Lễ và Hội.
+ Lễ: là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của
con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước
cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện được. (Hội đồng Quốc gia
chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, 2005)
Các nghi lễ trong lễ hội được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm
ngặt từ khi chuẩn bị lễ hội cho đến khi hết lễ hội. Thông thường một lễ hội có các
nghi lễ: lễ mộc dục, lễ tế gia quan, lễ rước, lễ tế khai hội và tế giã đám.
Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo
dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng náo nức.
Phần lễ trong lễ hội chính là thể hiện sự trang trọng, linh thiêng đó. Những nghi
lễ được tiến hành trong lễ hội giúp cho nhân dân được đến với lịch sử cha ông,
trở về với cội nguồn của dân tộc, tưởng nhớ lại những công ơn của người đi
trước, cầu mong những điều tốt lành.
+ Hội: là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ
như cầu cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu
cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá
nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi
nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ
ước chung vào bốn chữ "Nhân khang, vật thịnh" (Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên
soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, 2005).
Hội được thể hiện qua các trò chơi dân gian, những màn diễn xướng, thi tài
đầy tính khéo léo vừa rộn rã đầy ắp tiếng cười vừa nêu cao tinh thần thượng võ,
tính đoàn kết của cộng đồng.
Trong lễ hội không thể không nhắc tới những trò chơi dân gian, được coi là
nét đặc trưng tiêu biểu làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần các vùng miền.
Sự tái hiện các trò chơi dân gian là sự kết tinh của nhận thức và việc giữ gìn văn

4



hóa Việt muốn tìm về cội nguồn dân tộc vốn có, muốn mọi người được quay về
với các trò chơi đã có từ lâu đời. Bên cạnh đó là những màn hát lễ nghi cầu mong
những điều tốt đẹp, cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.
- Lễ hội là hoạt động tập thể thường có liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng
(nhất là lễ hội cổ truyền). Tôn giáo thông qua lễ hội để phô trương thanh thế, lễ
hội nhờ tôn giáo để thần linh hóa những thứ trần tục. Thông qua lễ hội, con người
bày tỏ niềm mong ước của mình vào các vị thần linh trên trời, đồng thời thỏa
mãn khát vọng trở về cội nguồn và đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cũng như
nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Lễ hội truyền thống là một bộ phận những giá trị tốt đẹp trong lễ hội cổ
truyền của dân tộc được các thế hệ sau nối tiếp các thế hệ trước tái tạo và khẳng
định để bảo tồn và phát huy theo hướng tích cực trong đời sống xã hội. Như vậy,
lễ hội truyền thống được coi như là một thành tố quan trọng cấu thành nên hình
thái sinh hoạt văn hóa lịch sử tương ứng với những mô hình xã hội được tổ chức
theo những giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong Hán Việt từ điển, Đào Duy Anh
(2005) đã định nghĩa truyền thống như sau: "Thống gồm có nghĩa là mối tỏ,
đường mối, đầu gốc; còn truyền là trao lại, trao cho và chúng luôn đi liền với
nhau mang ý nghĩa đời nọ truyền xuống đời kia".
Có nhiều định nghĩa khác nhau về lễ hội truyền thống, tùy thuộc vào các tác
giả tiếp cận ở khía cạnh nào và theo phương thức nào. Tuy nhiên, các nhà nghiên
cứu văn hóa đều cho rằng, lễ hội truyền thống là hình thái văn hóa có tính chất
hai mặt trong một chỉnh thể thống nhất. Lễ hội truyền thống là một hệ thống hành
vi nghi thức biểu đạt thế ứng xử của cộng đồng hướng tới một đối tượng thần
linh nhất định và những hoạt động văn hóa để minh họa cho các hành vi nghi lễ.
Lễ càng thiêng thì hội càng đông, hội càng đông thì lễ càng thiêng. Lễ hội truyền
thống là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến của cộng đồng cư dân
nông nghiệp nước ta. Tính nguyên hợp của lễ hội thể hiện ở chỗ lễ hội vừa là
hoạt động tín ngưỡng thờ cúng các vị thần linh, vừa là hoạt động vui chơi giải trí,
là sinh hoạt văn hóa tinh thần gắn bó trực tiếp với hoạt động sản xuất vật chất.

Như vậy, có thể hiểu: Lễ hội truyền thống là lễ hội được sáng tạo và lưu
truyền theo phương thức dân gian, được hình thành trong các hình thái văn hóa
lịch sử, được truyền lại trong các cộng đồng nông nghiệp với tư cách một phong
tục tập quán.

5


Gần đây trong các lễ hội tính tôn giáo giảm bớt, chỉ mang nặng tính văn
hóa. Theo thống kê đến năm 2015 cả nước có 8.902 lễ hội, trong đó có: 7.069
lễ hội dân gian; 409 lễ hội lịch sử; 1.399 lễ hội tôn giáo; 25 lễ hội du nhập vào
Việt Nam.
Một số lễ hội chi phối trên mọi miền như Tết Nguyên Đán, lễ Vu Lan, tết
Trung thu, lễ hội Đền Hùng, lễ hội chùa Bái Đính, Giáng sinh, Phật đản. Một số
lễ hội ảnh hưởng cả vùng lớn như Hội Gióng, lễ hội Chùa Hương, lễ hội bà chúa
Xứ (An Giang), gần đây là lễ hội pháo hoa (Đà Nẵng), lễ hội hoa Đà Lạt…
- Lễ hội truyền thống: là lễ hội mang một nghi thức tôn giáo - tâm linh,
được ra đời do nhu cầu tinh thần của một cộng đồng nông thôn. Nó được vận
hành bởi tính tự nguyện và các 'luật lệ' cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tinh thần và
cũng được coi là một thương hiệu tạo bản sắc.
- Quản lý: Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn
tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ một nhóm
nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia ,quốc tế và đều phải thừa nhận,
chịu một sự quản lý nào đó. Như vậy, quản lý là một khái niệm được sử dụng
rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, luật học, điều khiển học… Vì
thế, các nhà nghiên cứu ở từng lĩnh vực đã đưa ra những quan niệm khác nhau về
quản lý.
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường.
+ Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra những tác động quản lý nhằm dẫn dắt

đối tượng quản lý đi đến mục tiêu (có thể là một người, một bộ máy quản lý gồm
nhiều người)
+ Đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý.
Có nhiều cách định nghĩa khái niệm quản lý khác nhau tùy theo cách tiếp
cận khác nhau. Nhìn chung, quản lý là một khái niệm gắn với quyền lực ở một
mức độ nhất định. Trong Từ điển Tiếng Việt (2002) có nêu: Quản lý là “tổ chức
và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”. Khái niệm quản lý ở
đây là muốn nói đến quản lý con người, quản lý xã hội và biểu hiện cụ thể nhất là
ở quản lý nhà nước.
Theo Paul Hersey và Ken Blanc Hard (1995), “Quản lý là một quá trình

6


cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bị quản lý nhằm thông qua hoạt động
của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác nhau để đạt mục tiêu của
tổ chức”.
Ở Việt Nam, tác giả Trần Kiểm (2006) cho rằng: ”Quản lý là những hoạch
định của chủ thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều
phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là
nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”.
Cho dù cách tiếp cận thế nào thì bản chất của hoạt động quản lý là cách
thức tác động (tổ chức, điều khiển, kiểm tra) hợp quy luật của chủ thể quản lý
đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu
quả mong muốn và đạt mục tiêu đã đề ra. Quản lý vừa là một khoa học, vừa là
một nghệ thuật.
- Dưới góc độ quản lý, việc bảo tồn lễ hội truyền thống là làm thế nào để lễ
hội và những giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội tồn tại và phát huy tác dụng trong
đời sống đương đại. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc này ở Việt Nam đứng nhiều
thách thức, đòi hỏi các nhà quản lý phải xác định rõ nguyên nhân và giải pháp

phù hợp để lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát triển.
2.1.2. Giá trị của lễ hội truyền thống và vai trò của công tác quản lý các lễ hội
truyền thống
2.1.2.1. Giá trị của lễ hội truyền thống
Thứ nhất, lễ hội truyền thống thực hiện chức năng liên kết cộng đồng, dù
dưới hình thức nào lễ hội truyền thống vẫn là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân
dân, là “cuộc vui chơi đông người” được tổ chức sau thời gian lao động, sản xuất
hay nhân dịp kỷ niệm một sự kiện xã hội quan trọng liên quan đến sự tồn tại của
một cộng đồng hoặc để quần chúng tìm đến một cái gì đó. Người đi hội không cảm
thấy mình là người ngoài cuộc, chính điều đó đã đem lại niềm an ủi, sự xúc động
thật sự và là nguồn động viên sâu sắc cho những thân phận nhỏ bé ngày thường
trong xã hội phong kiến xa xưa. Ta thấy hầu như toàn bộ lễ hội truyền thống nào
cũng đều phản ánh chức năng này, từ lễ hội chùa Hương (Hà Tây), lễ hội Nghinh
Ông (Bình Thuận) đến lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang)… (Bùi Hoài Sơn, 2009).
Thứ hai, lễ hội truyền thống có chức năng phản ánh, bảo lưu và truyền bá
các giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện ở sự ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền
thống đã qua (như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Gióng…) (Bùi Hoài Sơn, 2009).

7


Thứ ba, lễ hội truyền thống còn thể hiện chức năng đáp ứng nhu cầu đời
sống tinh thần, tâm linh, giải quyết những khát khao, những ước mơ của cộng
đồng các dân tộc ở địa phương như lễ hội Dinh Thầy Thím, Cầu Ngư (Bình
Thuận), Chùa Bà (Bình Dương), Núi Bà Đen (Tây Ninh)… Thông qua đó, lễ hội
truyền thống tạo cho con người niềm lạc quan yêu đời, yêu chân lý, trọng cái
thiện và làm cho tâm hồn, nhân cách mỗi con người như được sưởi ấm tình nhân
đạo, nhân văn để rồi thẩm thấu vào cuộc sống đời thường, đáp ứng nhu cầu đời
sống văn hóa tinh thần, tâm linh về giao lưu, làm cho đời sống có ý nghĩa hơn,
tốt đẹp hơn (Bùi Hoài Sơn, 2009).

Thứ tư, chức năng hưởng thụ và giải trí là chức năng cuối cùng của lễ hội
truyền thống. Đến với lễ hội truyền thống ngoài sự “hòa nhập” hết mình trong
các hoạt động của lễ hội, được “hóa thân” đóng một vai trong hội hay “nhập
thân” vào một trò chơi, tất cả mọi người đều được hưởng những lễ vật mà mình
dâng cúng, đều được tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí trong quá trình
tổ chức hoạt động lễ hội. Trong lễ hội truyền thống, người dân không chỉ hưởng
thụ mà còn là người sáng tạo văn hóa, là chủ nhân thực sự trong đời sống văn hóa
của chính bản thân mình (Bùi Hoài Sơn, 2009).
2.1.2.2. Vai trò của công tác quản lý các lễ hội truyền thống
Theo Bùi Quang Thanh (2016), quản lý lễ hội truyền thống ở Việt Nam
đóng vai trò quan trọng xuất phát từ hiện trạng không gian văn hóa lễ hội đa dạng
và phức tạp lâu nay. Cụ thể vai trò của công tác quản lý lễ hội truyền thống đó là:
Thứ nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng
của người dân. Lễ hội nước ta rất đa dạng và phong phú. Mỗi lễ hội mang một
nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng linh
thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người
có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân
độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, những
lễ hội trên khắp cả nước được diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là
cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao
tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước mình. Trong vòng 10
năm qua, thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Bộ VH, TT&DL
và chủ trương xã hội hóa hoạt động lễ hội mà nhiều lễ hội cổ truyền được phục
dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người
dân và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc (Bùi Quang Thanh, 2016).

8


Thứ hai, góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển của các lễ hội

truyền thống. Trong nhiều năm vừa qua, lễ hội truyền thống ở Việt Nam có
những thăng trầm, có khi lắng xuống, có khi lại phát triển ồ ạt, thiếu tính tổ chức.
Trong những nguyên nhân của thời kỳ lắng xuống ấy có thể kể đến những
nguyên nhân khách quan như chiến tranh hay kinh tế nước nhà còn nhiều khó
khăn; trong những nguyên nhân chủ quan phải kể đến nhận thức và cách thức
quản lý của các nhà quản lý văn hóa-xã hội. Họ đã có lúc coi lễ hội là một sự
lãng phí, tốn kém tiền của của nhân dân, là mê tín dị đoan… nên đã đưa ra những
quyết định quản lý lễ hội nặng về cấm đoán hành chính, thiếu căn cứ khoa học.
Chính vì thế, nhiều lễ hội truyền thống không được vận hành theo đúng quy luật
của văn hóa, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội theo đó cũng bị mai một.
Trong những năm gần đây, tình hình dường như có xu hướng ngược lại, lễ hội
phát triển ồ ạt, không được định hướng, và hàng loạt các yếu tố ngoại lai đi kèm
xuất hiện trong lễ hội. Các nhà quản lý văn hóa đã nhận thức được đây là nhu cầu
thực, khách quan của nhân dân. Nhu cầu này phải được thỏa mãn một cách chính
đáng. Từ đó, việc quản lý các lễ hội truyền thống dân tộc đòi hỏi các nhà quản lý
văn hóa phải đưa ra những quyết định giúp định hướng, điều chỉnh tình trạng
phát triển ồ ạt của lễ hội hiện nay; để đạt được sự "tồn tại và phát triển bền vững"
hàng nghìn lễ hội dân gian ở Việt Nam, phát huy được mặt tích cực và xử lý triệt
để những tiêu cực, phản văn hóa trong hoạt động lễ hội hiện tại và lâu dài (Bùi
Quang Thanh, 2016).
Thứ ba, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, chính trị của đất nước,
đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân:
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Trong kho tàng di sản văn hóa của Việt
Nam, lễ hội là một thành tố văn hóa đặc biệt có giá trị du lịch rất lớn bởi lễ hội
được coi như một bảo tàng văn hóa dân gian, nơi chứa đựng, lưu giữ nhiều hình
thức sinh hoạt văn hóa do các thế hệ tiền nhân để lại. Du khách đến lễ hội không
chỉ để tham gia lễ hội mà còn tham gia vào hàng loạt các hoạt động khác như hội
chợ, triển lãm văn hóa lịch sử và các dịch vụ giải trí đi kèm. Điều này có lợi cho
cả du khách và cư dân bản địa. Những quan hệ kinh tế sẽ xuất hiện, đem đến sự
tăng thu nhập cho mỗi cá nhân khi tham gia vào hoạt động phục vụ khách, tạo

việc làm cho các ngành có liên quan đến du lịch (như thủ công mỹ nghệ, cung
cấp thực phẩm, phương tiện vận chuyển, nhà hàng…), tăng ngân sách địa
phương và cải thiện cơ sở hạ tầng. Lễ hội tạo lợi thế cho địa phương, khu/điểm

9


du lịch: giúp nhiều du khách biết tới điểm du lịch, tạo ra nguồn du khách cho
riêng lễ hội, từ đó tạo dựng hình ảnh về một cộng đồng, một khu vực, một đất
nước; tạo giá trị quảng cáo rất lớn cho điểm đến, địa phương và quốc gia. Các lễ
hội được tổ chức còn giúp kéo dài mùa du lịch tại các điểm, giúp khai trương một
mùa du lịch mới hoặc trở thành một dạng du lịch thay thế/tiêu biểu của điểm du
lịch hay của các địa phương (Bùi Quang Thanh, 2016).
Tuy nhiên, khi khai thác các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch hiện nay,
để tạo sức hút đối với du khách và thoả mãn những nhu cầu của khách, phần lớn
các lễ hội truyền thống đã biến đổi những giá trị gốc và bản chất vốn có của nó.
Những hình thức văn hóa và di sản không thể thay thế được sẽ bị mất đi do mong
muốn hiện đại hóa phục vụ nhu cầu thực tại. Đây là một thách thức mà các lễ hội
truyền thống đang phải đối mặt. Thương mại hóa di sản văn hóa luôn có hai
mặt. Đối với lễ hội truyền thống, nếu các hoạt động lễ hội được quản lý tốt, có
thể đem lại những lợi ích cho cộng đồng, nhưng nếu không được quản lý, điều
hành tốt, những vấn đề nảy sinh sẽ gia tăng. Bản chất lễ hội sẽ mất đi, sự hỗ
trợ từ phía cộng đồng và những đóng góp tự nguyện sẽ không còn, lễ hội
truyền thống dần trở thành lễ hội hiện đại với những diễn viên đóng thế do
những chủ nhân của nó không muốn tham dự. Lễ hội sẽ như một chương trình
chạy tự động, “đến hẹn lại lên” để phục vụ du khách, không còn là lễ hội cộng
đồng (Bùi Quang Thanh, 2016).
Mối quan hệ giữa di sản và du lịch tốt hay xấu tuỳ thuộc vào cách chúng
ta xử lý chúng như thế nào. Sẽ rất lý tưởng nếu lễ hội truyền thống kết hợp được
hai mục tiêu: phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa. Cách thức quản lý của con

người đóng vai trò quyết định xem du lịch có lợi hay có hại trong vấn đề bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đối với quản lý lễ hội, điều cơ bản là làm sao
phát triển du lịch khi vẫn giữ gìn được bản sắc của lễ hội; làm cho du lịch và lễ
hội không xung đột nhau mà bổ trợ, phục vụ lẫn nhau.
Phát triển bền vững đất nước, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường
chính trị: Sự vận động của xã hội luôn luôn chi phối và tác động mạnh mẽ đến
các hoạt động xã hội như chính trị. Từ khi ra đời, vấn đề văn hóa và con người
luôn được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng. Đảng ta nhận định
tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi, mặt trái của cơ chế thị trường
và hội nhập quốc tế đã tác động to lớn, sâu sắc đến nhiều lĩnh vực, trong đó có
văn hóa. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nhấn mạnh tầm quan

10


trọng của việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam với nhiệm vụ
tổng quát “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. (Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII, 2016). Là một bộ phận của văn hóa Việt Nam, lễ hội truyền
thống mang trong mình những giá trị của dân tộc. Việc quản lý các lễ hội không
chỉ góp phần xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc mà còn đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng;
trên cơ sở đó xây dựng văn hóa trong chính trị, góp phần xây dựng hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh (Bùi Quang Thanh, 2016).
Trong quá trình phát triển thì du lịch là mục tiêu đáng quan tâm của Đảng
và Nhà nước ta. Du lịch mang lại một nguồn thu lớn đóng góp cho sự phát triển
về kinh tế, thu hút khách du lịch không chỉ trong nước mà cả quốc tế, tạo điều
kiện thể hiện sự ổn định chính trị của quốc gia. Lễ hội mang tính đối ngoại, là
một phần trong chương trình hoạt động của chính phủ với khẩu hiệu "Việt Nam

muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới". Trong giai đoạn hội nhập kinh tế
hiện nay, đặt ra những yêu cầu, thách thức đối với Nhà nước ta về công tác quản
lý, phát triển các lễ hội truyền thống, để có cơ hội đưa lễ hội truyền thống quảng
bá đến bạn bè quốc tế, giới thiệu về nét tinh hoa văn hóa của dân tộc, để lại ấn
tượng tốt đẹp trong lòng du khách quốc tế, từ đó nâng tầm vị thế của Việt Nam
trên bản đồ thế giới.
Nâng cao đời sống văn hóa - tinh thần của nhân dân: Lễ hội không chỉ là
tấm gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc, mà còn là môi trường bảo tồn, làm
giàu và phát huy nền văn hóa dân tộc ấy; lễ hội đã xóa nhòa những cách biệt xã
hội, mọi người chan hòa trong không khí thiêng liêng, hứng khởi, cùng sáng tạo
và hưởng thụ những giá trị văn hóa của mình. Trong tâm thức của mỗi người dân
Việt, đến với lễ hội trước hết để thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với công
đức tiền nhân, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng; bên
cạnh đó là cầu mong mọi điều may mắn, tốt đẹp đến với bản thân, gia đình, quê
hương, đất nước. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người đi lễ hội dường như không
hiểu điều này nên đã vô tình biến những hành vi văn hóa mang ý nghĩa hướng tới
chân - thiện - mỹ thành việc “mua bán” với thần thánh. Tín ngưỡng của một bộ
phận người dân đang bị biến tướng thành mê tín dị đoan dẫn tới những lệch lạc
trong hành vi, nhận thức, tạo điều kiện cho một số thành phần lợi dụng để kiếm

11


tiền, trục lợi. Để khắc phục tình trạng trên, cần thiết phải có chỉ đạo, kế hoạch
hành động cụ thể cùng những chế tài xử phạt nghiêm khắc của các cấp, các
ngành có liên quan đối với các hành vi phản cảm, để lễ hội phát huy được giá trị
văn hóa tâm linh, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc (Bùi Quang
Thanh, 2016).
2.1.3. Nội dung của công tác quản lý lễ hội truyền thống
Theo Quyết định số 486/QĐ-BVHTTDL ngày 12/02/2015 của Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch ban hành tiêu chí, thang điểm đánh giá thực hiện công tác
quản lý và tổ chức lễ hội dân gian bao gồm các nội dung sau:
2.1.3.1. Công tác lãnh đạo, quán triệt các văn bản chỉ đạo
Các địa phương tổ chức phổ biến, quán triệt nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị
quyết, Nghị định, Quyết định của Trung ương, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch và của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội về tăng cường
công tác quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội. Trên cơ sở đó các cơ quan, ban, ngành
chuyên môn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ
chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra đối với công tác quản lý, tổ chức các hoạt
động lễ hội trên địa bàn; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với
công tác tổ chức, quản lý lễ hội đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, thiết
thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục và các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2015).
2.1.3.2. Công tác tuyên truyền
Tuyên truyền, giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa của di tích, lễ hội; những
nét đẹp truyền thống trong hoạt động lễ hội, gắn với bảo tồn di sản văn hóa dân
tộc. Quảng bá xây dựng thương hiệu, phối hợp với các phương tiện thông tin đại
chúng phát sóng, đưa tin, bài, phóng sự, phim tài liệu… tuyên truyền về lịch sử,
văn hóa, du lịch của địa phương. Đối với những lễ hội có quy mô lớn, tổ chức dài
ngày và thu hút đông người tham gia, Ban Tổ chức lễ hội phải tổ chức họp thông
báo về kế hoạch tổ chức và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho cơ quan báo
chí theo quy định của pháp luật.
Tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của cấp trên và của huyện về quản lý lễ
hội và thực hành nếp sống văn minh trong lễ hội: Tuyên truyền các văn bản luật,
dưới luật về tổ chức lễ hội; thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng,
tôn giáo; các quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công

12



cộng;… Hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt văn
hóa, tín ngưỡng và lễ hội (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2015).
2.1.3.3. Công tác tổ chức nội dung hoạt động lễ hội
Công tác xây dựng kế hoạch: chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức và quản
lý lễ hội đối với các hoạt động lễ hội diễn ra trên địa bàn; ban hành quyết định
thành lập Ban tổ chức lễ hội để quản lý, điều hành lễ hội đúng quy chế, phù hợp
với quy mô, tính chất của lễ hội; quy hoạch, quản lý và tổ chức tốt các dịch vụ
diễn ra trong lễ hội; xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự phòng chống
cháy nổ, đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn và công tác vệ sinh môi trường
trước, trong và sau lễ hội.
Công tác tổ chức đảm bảo trang nghiêm, thành kính, tiết kiệm, hiệu quả.
Ban Tổ chức có trách nhiệm quản lý, điều hành lễ hội theo đúng chương trình đã
thông báo hoặc xin phép; thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành của Nhà
nước về quản lý và tổ chức lễ hội; báo cáo kết quả tổ chức lễ hội gồm công tác
chỉ đạo điều hành, công tác tổ chức, thực hiện, đánh giá ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân, những kiến nghị, đề xuất (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2015).
2.1.3.4. Quản lý tài chính trong lễ hội
Người phụ trách (trụ trì), Ban Tổ chức lễ hội, Ban Quản lý di tích phải có
phương thức thu, nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tiền được huy động từ
nguồn xã hội hóa, tài trợ để tổ chức lễ hội đảm bảo công khai, minh bạch, có sổ
sách rõ ràng, chi tiêu đúng mục đích theo quy định tại Thông tư liên tịch số
04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 35/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch và Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín
ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác có liên quan về tài chính (Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, 2015).
2.1.3.5. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, môi trường an toàn tổ chức lễ hội
Thực hiện các nội dung đảm bảo an ninh trật tự, môi trường an toàn tổ
chức lễ hội theo Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL về Quy định tổ chức lễ
hội; Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BVHTTDL hướng dẫn việc thực
hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; Quyết định

số 486/QĐ0BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tiêu
chí, thang điểm đánh giá thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội dân gian,
bao gồm:

13


×