Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 127 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯƠNG VĂN TÚ

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NA DAI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG

Ngành :

Kinh tế nông nghiệp

Mã số :

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học :

TS. Trần Văn Đức

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Lương Văn Tú

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi được sự
giúp đỡ tận tình của rất nhiều thầy cô giáo, các cơ quan và các địa phương. Tôi xin
được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tất cả các thầy cô giáo, các cơ
quan và các địa phương đã quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành bản
luận văn này.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Văn Đức, Bộ môn Kinh tế Nông
nghiệp, Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam là
người đã trực tiếp và nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập
để hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp, cùng
các Giáo sư, Tiến sĩ, các thầy cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu giúp
tôi hoàn thành khoá học và luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ trong UBND huyện Lục Nam, UBND các xã
và thị trấn trong huyện Lục Nam và những chủ hộ nơi tôi trực tiếp nghiên cứu, điều tra,
phỏng vấn đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin để tôi hoàn
thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên chia sẻ,
giúp đỡ nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lương Văn Tú

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các bảng viết tắ ............................................................................................... vi
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Danh mục hộp ................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Thesis extract ................................................................................................................. xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................... 4
2.1.


Những cơ sở lý luận cơ bản về phát triển sản xuất ............................................. 4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 4

2.1.2.

Vai trò, đặc điểm phát triển sản xuất Na dai ...................................................... 6

2.1.3.

Nội dung phát triển sản xuất Na dai ................................................................. 13

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất Na dai ........................................ 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 21

2.2.1.

Phát triển sản xuất cây Na dai ở một số nước trên thế giới .............................. 21

2.2.2.

Phát triển sản xuất Na dai ở Việt Nam những năm qua ................................... 25


2.2.3.

Các bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất Na dai huyện Lục Nam,
Bắc Giang ......................................................................................................... 32

iii


2.2.4.

Hệ thống các công trình nghiên cứu ................................................................. 33

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 35

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 35

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế- xã hội ................................................................................... 38

3.1.3.

Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất Na dai trên địa bàn
huyện Lục Nam................................................................................................. 43


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 44

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 45

3.2.3.

Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu............................................................ 47

3.2.4.

Phương pháp phân tích thông tin ...................................................................... 47

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu phân tích......................................................................... 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 49
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh
Bắc Giang ......................................................................................................... 49


4.1.1.

Sản xuất cây Na dai trên địa bàn huyện Lục Nam ............................................ 49

4.1.2.

Phát triển các loại hình tổ chức sản xuất Na dai ............................................... 52

4.1.3.

Thực trạng phát triển diện tích và năng suất, sản lượng Na dai trên địa
bàn huyện Lục Nam .......................................................................................... 55

4.1.4.

Thực trạng phát triển sản xuất Na dai ở hộ điều tra ......................................... 57

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất na dai huyện Lục Nam ............................. 64

4.2.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 64

4.2.2.

Quy hoạch phát triển cây Na dai....................................................................... 64

4.2.3.


Vốn ................................................................................................................... 66

4.2.4.

Cơ sở hạ tầng .................................................................................................... 68

4.2.5.

Nguồn giống Na dai .......................................................................................... 68

4.2.6.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái ..................................................................... 69

4.2.7.

Kỹ thuật sử dụng đầu vào ................................................................................. 70

4.2.8.

Thị trường ......................................................................................................... 74

4.2.9.

Chính sách phát triển cây Na dai ...................................................................... 80

iv



4.2.10. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển sản
xuất Na dai Lục Nam ........................................................................................ 81
4.3.

Các giải pháp phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh
Bắc Giang ......................................................................................................... 83

4.3.1.

Căn cứ đưa ra các giải pháp .............................................................................. 83

4.3.2.

Các giải pháp chủ yếu ....................................................................................... 87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 100
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 100

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 101

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 103
Phụ lục ........................................................................................................................ 103

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

CP

Chính phủ

CT

Chỉ thị

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

FDI

Đầu tư ngoại hối

HTX

Hợp tác xã

HU


Huyện ủy

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Nghị đinh

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NQ

Nghị quyết

PTSX

Phát triển sản xuất

QH

Quốc hội

TB

Trung bình


Trđ

Triệu đồng

TT

Thông tư

UBND

Uỷ ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Năng suất, sản lượng và diện tích Na dai một số nước trên thế giới ...... 24

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trong huyện Lục Nam giai
đoạn 2013- 2015 ..................................................................................... 37

Bảng 3.2.

Đặc điểm dân số, lao động của huyện Lục Nam qua 3 năm 20132015 ........................................................................................................ 40


Bảng 3.3.

Giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn huyện giai đoạn 2013 2015 (Theo giá hiện hành) ...................................................................... 42

Bảng 3.4.

Phân bố mẫu điều tra .............................................................................. 46

Bảng 4.1.

Diện tích, năng suất, sản lượng của cây Na dai so với một số cây
ăn quả của huyện Lục Nam qua các năm................................................ 49

Bảng 4.2.

Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo hộ gia đình .................... 52

Bảng 4.3.

Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo Hợp tác xã ..................... 53

Bảng 4.4.

Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo hộ thu gom .................... 54

Bảng 4.5.

Diện tích trồng Na dai của các xã ở huyện Lục Nam qua các năm
2013-3015 ............................................................................................... 55


Bảng 4.6.

Năng suất,sản lượng Na dai biến động của 3 xã điểm tại huyện
Lục Nam qua các năm 2013-2015 .......................................................... 57

Bảng 4.7.

Thông tin chung của các nhóm hộ điều tra năm 2016 ............................ 58

Bảng 4.8.

Quy mô diện tích, sản lượng Na dai của các hộ điều tra năm 2015 ....... 58

Bảng 4.9.

Diện tích các hộ điều tra theo quy mô .................................................... 59

Bảng 4.10.

Kết quả sản xuất trung bình cho 1 ha Na dai phân theo đối tượng
hộ điều tra ............................................................................................... 60

Bảng 4.11.

Hiệu quả kinh tế sản xuất Na dai của các hộ theo quy mô diện
tích tính bình quân cho 1 ha .................................................................... 60

Bảng 4.12.

Hiệu quả kinh tế sản xuất Na dai của các hộ theo quy mô diện tích

và ở các xã khác nhau ............................................................................. 62

Bảng 4.13.

So sánh hiệu quả kinh tế của việc trồng Na dai so với trồng lúa
cao sản..................................................................................................... 63

Bảng 4.14 .

Kế hoạch phát triển Na dai huyện Lục Nam ........................................... 65

Bảng 4.15.

Các hình thức hỗ trợ vốn trong sản xuất Na dai ..................................... 67

vii


Bảng 4.16.

Nguồn mua giống Na dai cho các hộ nông dân huyện Lục Nam ........... 69

Bảng 4.17.

Tỷ lệ lượng phân bón giữa các giai đoạn bón phân sản xuất Na
dai............................................................................................................ 71

Bảng 4.18.

Cách phòng trừ sâu bệnh hại Na dai ....................................................... 73


Bảng 4.19.

Diễn biến giá cả đầu vào qua các năm qua điều tra ................................ 76

Bảng 4.20.

Tổng hợp SWOT về phát triển sản xuất Na dai ...................................... 83

Bảng 4.21.

Nhu cầu trong phát triển sản xuất Na dai................................................ 84

Bảng 4.22.

Kế hoạch xây dựng vùng sản xuất trồng Na dai trên địa bàn huyện
Lục Nam đến năm 2020 .......................................................................... 88

Bảng 4.23.

Mức phân bón cho Na dai theo tuổi cây ................................................. 90

Bảng 4.24.

Tổ chức chuyển giao KHKT cho hộ sản xuất Na dai ............................. 93

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình 4.1.

Diện tích trồng Na dai của huyện Lục Nam giai đoạn 2013 – 2015 ......... 50

Hình 4.2.

Sản lượng Na của huyện Lục Nam giai đoạn 2013 – 2015 ....................... 51

Hình 4.3.

Nguồn vốn của hộ phục vụ sản xuất Na dai .............................................. 67

Hình 4.4.

Diễn biến giá Na dai huyện Lục Nam qua một số năm ............................. 75

ix


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Quy hoạch vùng sản xuất còn gặp nhiều khó khăn ...................................... 66

Hộp 4.2.

Đi nghe kỹ thuật chăm sóc Na dai ............................................................... 70

Hộp 4.3.


Thực trạng công tác phòng trừ sâu bệnh hại ................................................ 72

Hộp 4.4.

Thực trạng sử dụng đất đai và lao động tại các hộ sản xuất Na dai ............. 74

Hộp 4.5.

Đi nghe hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc Na dai ................................... 80

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả:
Tên đề tài:

Lương Văn Tú
Phát triển sản xuất Na dai trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh

Bắc Giang.
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số:

60 62 01 15

Khoa :

Kinh tế và Phát triển nông thôn


Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nền nông nghiệp Việt Nam đang chuyển dần từ nền sản xuất manh mún, tự cung
tự cấp sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, trong đó phải kể đến sự phát triển sản
xuất của cây ăn quả, nó đã từng bước đi vào sản xuất và khẳng định được vị trí, vai trò
của mình trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Lục Nam là một trong những huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có điều kiện
khí hậu, đất đai, kinh tế - xã hội rất thuận lợi cho phát triển trồng cây ăn quả, điển hình
là phát triển sản xuất cây Na dai. Phát triển sản xuất Na dai đã mang lại hiệu quả kinh tế
cao, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, trở thành một loại cây
xoá đói giảm nghèo cho bà con huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, góp phần đáng kể vào
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm tăng giá trị sử dụng ruộng đất giúp tăng thêm thu
nhập, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi sinh. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển sản xuất Na dai ở Lục Nam vẫn còn tồn tại những bất cập đó là: Một số xã, hộ
đã phát triển (mở rộng diện tích Na dai) theo phong trào, chưa theo quy hoạch, chưa
thực hiện đúng qui trình kỹ thuật, đầu tư chưa phù hợp, chất lượng sản phẩm chưa cao,
thị trường bấp bênh… dẫn đến thu nhập đời sống của người dân trồng Na dai chưa ổn
định, chưa thực sự bền vững. Vì vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho vùng sản xuất Na
dai của Bắc Giang nói chung và Na dai huyện Lục Nam nói riêng là phải xác định được
tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Tăng
cường lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy việc phát triển một loại cây có giá trị kinh tế cao,
tăng thu nhập cho người dân để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
sản xuất của cây Na dai trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả tiến hành
hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản xuất Na dai trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang” với mục đích phân tích các vấn đề lý luận về phát triển sản xuất Na dai,
đánh giá thực tiễn phát triển sản xuất Na dai của các hộ nông dân tại địa phương, từ đó
đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất Na dai tại huyện Lục Nam.

xi



Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất Na
dai, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Na dai và các bài hoc kinh nghiệm
quý báu có thể áp dụng để phát triển sản xuất Na dai trên địa bàn huyện Lục Nam.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
như: phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, đề tài đã
tiến hành điều tra với ba đối tượng: thứ nhất là hộ gia đình sản xuất Na dai; thứ hai là
cán bộ khuyến nông huyện; thứ ba là cán bộ khuyến nông xã. Với số lượng mẫu là 99
mẫu; phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; phương pháp thu xử lý, tổng hợp dữ liệu;
phương pháp phân tích số liệu, các chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển sản xuất Na
dai cả về chất và lượng.
Sau khi phân tích các nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất Na dai trên địa
bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, đề tài rút ra được một số kết quả như sau: Hiện
nay, trên địa bàn huyện Lục Nam đã xây dựng vùng quy hoạch sản xuất sản xuất Na dai
ở từng vùng tại 3 xã Nghĩa Phương, Đông Phú, Huyền Sơn, phát triển các loại hình sản
xuất Na dai; Diện tích, năng suất, sản lượng của Na dai của huyện đều được phục hồi và
tăng qua 3 năm gần đây; Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ qua 2 luồng phân phối chính
là: Tiêu thụ trực tiếp từ hộ sản xuất đến người tiêu dùng (còn gọi là kênh trực tiếp hay
kênh không cấp) kênh này chiếm 18% tổng sản lượng Na dai hàng năm và tiêu thụ
thông qua thương lái và các hộ thu gom chiếm khoảng 82% tổng sản lượng Na dai hàng
năm. Giá bán sản phẩm Na dai là một trong những yếu tố chi phối quan trọng đến hoạt
động phát triển sản xuất trồng Na dai. Giá Na dai trong những năm gần đây có giá trị
cao và ổn định qua 3 năm 2013 - 2015.
Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đã đạt được, phát triển sản xuất Na dai trên địa
bàn huyện Lục Nam vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau: quy hoạch và hoàn thiện
vùng sản xuất Na dai còn gặp khó khăn ruộng do đất còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán,
các hộ nông dẫn vẫn tự sản xuất trên thửa ruộng của mình; khối lượng thu hoạch lớn
nhưng khâu tiêu thụ vẫn chưa bắt kịp được với tốc độ vào mùa của sản phẩm, dẫn đến
tình trạng Lục Nam bị rớt giá do bị tư thương chèn giá, mở rộng thị trường còn hạn chế;
biện pháp bảo quản chưa hữu hiệu, sản phẩm dễ bị dập nát, diện tích Na dai bị thoái hóa
hàng năm có dấu hiệu mở rộng, không nắm vững quy trình áp dụng kỹ thuật vào sản

xuất; một số hộ dân do thiếu vốn nên hiệu quả cây trồng thấp,…..
Để phát triển sản xuất Na dai huyện Lục Nam, đề tài đề xuất năm giải pháp như
sau: (i) giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất Na dai; (ii) giải pháp về vốn cho sản xuất
kinh doanh; (iii) giải pháp về kỹ thuật sản xuất Na dai (iv) giải pháp về vấn đề thị
trường tiêu thụ; (v) giải pháp về chính sách và thể chế.

xii


THESIS EXTRACT
Author: Luong Van Tu
Thesis title: Production Custard apple fruit at Luc Nam District, Bac Giang Province.
Major: Agricultural economics
Code: 60 62 01 15
Faculty: Economic and Rural Development
Training facility: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Vietnam agriculture is gradually shifting from the fragmented production, selfsufficiency to the production of goods agriculture, including the development of
production of fruit trees, it has gradually come into production and confirmed the
location, its role in the economic structure of agriculture.
Luc Nam is one of the mountain district of Bac Giang, has climatic conditions,
land, social-economic development is very convenient for the planting of fruit trees,
typically produce trees Custard apple . Production of Custard apple has brought high
economic efficiency, plays an important role in economic development, become a
poverty reduction fruits for her children in Luc Nam District, Bac Giang Province,
contributing significantly to the conversion of the plant, increasing the value of using
their land to help raise more revenue , greening the bare soil Bare hills, improve the
environment .However, in the process of developing the production of Custard apple in
Luc Nam District still exists the inadequacies which are: A the number of communes,
households developed (extended area Custard apple) according to the movement, yet
according to the master plan, have yet to make the right technical, investment process

not yet fit, yet higher quality product , precarious market ... lead to people's life
income growing Custard apple is not yet stable, not really sustainable. So, a request
set out for the production of Custard apple of Bac Giang province and Luc Nam
district in particular, Custard apple is to determine the age and place name on the
domestic market as well as overseas markets. Enhance competitive advantage,
promote the development of a type of tree has high economic value, increase income
for people to contribute to improving productivity, quality and production efficiency
of the tree the to Custard apple. Comes from the fact that, the authors conducted
research project: "Development of the production of Custard apple at Luc Nam
District, Bac Giang Province" with the purpose of analyzing the arguments about

xiii


development issues produce Custard apple, reviews development practices produce
Custard apple of the local farmers , from which suggest solutions in order to develop
the production of Custard apple in Luc Nam District.
The subject focuses on the theoretical and practical basis of production
development Custard apple, the factors affecting the production of Custard apple and
the post hoc valuable experience can be applied to production of Custard apple in Luc
Nam District.
In the process of studying the subject has used a number of methods, such as:
research studies point selection methods; the method of primary data collection, the
subject has conducted the investigation with three subjects: the first is household
produce Custard apple; the second is the agricultural extension officers of the
district; the third is the social agricultural extension officers. With the number of
samples is 99 patterns; the method of secondary data collection; method of collecting
data, aggregate processing; methods of data analysis, indicators reflecting the reality of
developing production of Custard apple and both.
After analyzing the content of research on production of Na in Luc Nam District,

Bac Giang Province, the subject draws are some of the results are as follows: at present,
the Mainland South District has built the production planning production of Custard
apple in 3 communes:Nghia Phuong, Dong Phu, Huyen Son, develop the production
type Custard apple , Area, yield, production of Custard apple of districts were to be
recovered and rose through 3 years; main products are consumed over 2 main
distribution flow, are: direct consumption from household production to consumers
(also known as direct channel or channel is not granted) channel occupies 18% of the
total production every year and through traders and collectors make up about 82% of the
households total production Custard apple annually. The selling price of products
Custard apple is one of the dominant factors important to developing activities produce
growing Custard apple. Price Custard apple in recent years have high and stable value
over 3 years 2013-2015.
However, besides the accomplishment was achieved, production of Custard
apple in Luc Nam District still exists some disadvantages: the planning and improve the
production of Custard apple also had difficulty remaining land fragmented by paddy
fields, small, scattered, agricultural households lead still self-produced on his rice; the
large harvest volumes but sewn consumed yet caught up with the speed of the fall

xiv


season's products, leading to the Luc Nam status to be dropped by the private
commercial insert price, expanding markets; conservation measures are not yet viable,
easy to put on the docks, the area of Custard apple degenerated and annually sign an
extension, do not understand the process of applying the technique to production; a
number of households due to lack of capital, low plant effective. ...
To develop the production of Custard apple in Luc Nam district, subject of
proposed solutions are as follows: (i) regional planning solutions produce Custard
apple; (ii) working capital solutions for production and business;(iii) technical solutions
produce Custard apple (iv) solution on the issue of market; (v) solutions and

institutional policy.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ những năm đổi mới đến nay, nông nghiệp Việt Nam phát triển với tốc
độ khá, đã và đang chuyển dần từ nền sản xuất manh mún, tự cung tự cấp sang
nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đời sống của đại bộ phận nông dân ngày
càng được cải thiện, nâng lên một bước đáng kể và bộ mặt nông thôn không
ngừng được đổi mới.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp, cây ăn quả đã
từng bước đi vào sản xuất và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong cơ
cấu kinh tế nông nghiệp.
Lục Nam là một trong những huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có điều
kiện khí hậu, đất đai, kinh tế - xã hội rất thuận lợi cho phát triển trồng cây ăn quả,
đa dạng về chủng loại như Vải, Na, Nhãn, Hồng…trong đó đặc biệt phát triển
cây Na dai.
Những năm gần đây, cây Na dai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao góp
phần rất lớn vào công cuộc phát triển kinh tế, trở thành một loại cây xoá đói giảm
nghèo cho bà con huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, góp phần đáng kể vào việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm tăng giá trị sử dụng ruộng đất giúp tăng thêm
thu nhập, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi sinh. Tuy nhiên trong quá
trình sản xuất Na dai ở Lục Nam trong mấy năm gần đây đã nảy sinh những bất
cập đó là: Một số xã, hộ đã phát triển ra (mở rộng diện tích) theo phong trào,
chưa theo quy hoạch, chưa thực hiện đúng qui trình kỹ thuật, đầu tư chưa phù
hợp, chất lượng sản phẩm chưa cao, thị trường bấp bênh… Thu nhập đời sống
của người dân trồng Na dai chưa ổn định, chưa thực sự bền vững.
Với xu thế hội nhập của nền kinh tế thị trường đang ngày càng đòi hỏi các

sản phẩm có chất lượng cao, có sự đảm bảo về chất lượng, giá cả ổn định. Chính
vì vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho vùng sản xuất Na dai của Bắc Giang nói
chung và Na dai huyện Lục Nam nói riêng phải xác định được tên tuổi và chỗ
đứng trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Tăng cường lợi
thế cạnh tranh, thúc đẩy việc phát triển một loại cây có giá trị kinh tế tăng thu
nhập cho người dân để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản
xuất của cây Na dai trong thời gian tới.
1


Phát triển cây Na dai dựa trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của
vùng là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu. Luôn coi trọng công nghiệp hoá - hiện đại
hoá nông nghiệp nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá
đa dạng, phong phú, phát triển nhanh, với năng suất, chất lượng, khả năng cạnh
tranh cao, đảm bảo phát triển bền vững.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển
sản xuất Na dai trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển và các yếu tố ảnh
hưởng tới phát triển sản xuất Na dai của các hộ nông dân ở huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất Na
dai của huyện Lục Nam trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
Na dai.
- Đánh giá thực trạng để phát triển sản xuất Na dai của huyện Lục Nam

giai đoạn 2013-2015;

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Na dai trên địa
bàn huyện Lục Nam.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất Na dai của huyện trong

thời gian tới.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Khi nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất Na dai trên địa bàn huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang” nhằm trả lời các câu hỏi:
(1) Tại sao phải phát triển sản xuất Na dai và Phát triển sản xuất Na dai
bao gồm những nội dung nào?
(2) Cần có những bài học nào cho phát triển sản xuất Na dai trên địa bàn
huyện Lục Nam?
(3) Thực trạng phát triển sản xuất Na dai trên địa bàn huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang như thế nào trong những năm qua? Những yếu tố ảnh hưởng nào
2


đến phát triển sản xuất Na dai?
(4) Huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã áp dụng những giải pháp nào để
phát triển sản xuất Na dai trong những năm qua?
(5) Để phát triển sản xuất Na dai trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc
Giang trong thời gian tới cần đề xuất những giải pháp cụ thể nào?

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Là các nội dung về phát triển sản xuất Na dai trên
địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

- Chủ thể nghiên cứu: Là các hộ nông dân sản xuất Na dai, hộ tiêu thụ Na

dai, cán bộ khuyến nông trạm khuyến nông, Phòng nông nghiệp, UBND huyện.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

1) Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và các giải
pháp phát triển sản xuất Na dai trên địa bàn huyện Lục Nam.
2) Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang.
3) Về thời gian: Số liệu sử dụng để đánh giá thực trạng phát triển sản
xuất Na dai trên địa bàn huyện Lục Nam được thu thập trong 03 năm từ năm
2013-2015, khảo sát chuyên sâu năm 2015, đề xuất các giải pháp cho giai đoạn
đến năm 2016 và tầm nhìn đến năm 2020.
Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng thế giới (1992), phát triển trước hết là sự tăng trưởng về kinh
tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là
sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người.
Theo tác giả Raaman Weitz (1995), “Phát triển là một quá trình thay đổi
liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội”
- Tác giả Phạm vân Đình và CS (1997), cho rằng “Phát triển là sự tăng

lên về số lượng và sự tăng lên về chất của một sự vật hiện tương, thu nhập bình
quân đầu người còn bao gồm nhiều khía cạnh khác như: Sự tăng trưởng cộng
các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc
dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của
một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là những nội dung của
phát triển”
Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn
sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền của
công dân. Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng bền vững về tiêu chuẩn sống,
bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Tăng
trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Tăng trưởng diễn tả động thái của nền kinh tế, còn phát triển phản ánh sự
thay đổi về chất lượng của nền kinh tế xã hội để phân biệt các trình độ khác nhau
trong sự tiến bộ xã hội.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều
cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá
trị trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các
4


quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi
người dân.
2.1.1.2. Khái niệm phát triển sản xuất
- Phát triển sản xuất: là một quá trình tăng tiến về qui mô (sản lượng) và
hoàn thiện về cơ cấu(Phạm vân Đình và CS, 1997).
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức
kinh tế khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản
đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Những vấn đề này
liên quan đến việc xác định thị trường và phân phối sản phẩm đúng đắn để kích
thích sản xuất phát triển.

Phát triển sản xuất cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng,
trong đó qui mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường
chấp nhận.
Phát triển sản xuất (PTSX) có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển
theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Trong đó:
PTSX theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện
tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX không đổi, sử dụng kỹ
thuật giản đơn. Kết quả PTSX đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện
tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên.
PTSX theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể
bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân,
hoặc cả hai.
PTSX theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện
sản xuất thực tế. Như vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm
và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm
giống, vốn, kỹ thuật và lao động.
Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về
sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về qui mô sản xuất, về hình thức tổ chức sản
xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng bước về cơ
cấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo.Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất
phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản xuất tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho

5


bền vững nhất và không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên.
Hiệu quả sản xuất phản ánh quy mô sản lượng sản phẩm và dịch vụ sản
xuất ra trong 1 thời gian nhất định thường là 1 năm.
2.1.1.3. Hộ nông dân

Hộ nông dân là tổ chức kinh tế phổ biến nhất cho mọi nền nông nghiệp,
chiếm đại đa số trong cư dân nông nghiệp. Hộ nông dân tồn tại cả ở chế độ
phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Khái niệm và bản chất của hộ
nông dân được nhiều học giả trên thế giới thảo luận và có các cách nhìn khác
nhau, nhưng các học giả đều có quan điểm chung là: Hộ nông dân là hộ có
phương tiện kiếm sống dựa trên ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình
vào sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được
đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ không hoàn hảo
(Đỗ Kim Chung và CS, 2009)
2.1.2. Vai trò, đặc điểm phát triển sản xuất Na dai
2.1.2.1. Vai trò của phát triển sản xuất Na dai
Hiện nay, khi nền kinh tế đã phát triển hơn, đời sống được nâng cao,
người dân đã có nhu cầu được ăn ngon hơn, tìm đến những quả Na dai thơm
ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao. Vì thế, việc phát triến sản xuất Na dai sẽ đưa
giá trị của ngành Nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất cây ăn quả ngày càng
tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn càng tăng về loại quả chất lượng cao
của người tiêu dùng, dẫn đến tỷ trọng hàng hóa lớn tăng lên. Đồng thời, phát
triển sản xuất Na dai còn góp phần tạo cảnh quan, môi trường sinh thái thúc đẩy
nghành du lịch dịch vụ nông nghiệp phát triển như tham quan mô hình, nghỉ
dưỡng... (Trần Đăng Khoa, 2010).
Trước đây, cây Na dai được trồng ít, chủ yếu là để phục vụ sinh hoạt và
tận dụng đất trống, lao động dư thừa, tăng thu nhập cho nhân dân. Sau đó được
nhân rộng. Ngày nay, rất nhiều hộ gia đình trồng Na dai quy mô lớn, được quy
hoạch thành vùng, mô hình trồng Na dai cho hiệu quả nâng suất cao. Vì vậy, cây
Na dai rất có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp thành
ngành sản xuất hàng hoá. Cây Na dai được tiến hành sản xuất trong điều kiện
thời tiết khí hậu lạnh, khô và diễn biến phức tạp. Khí hậu lạnh và khô là điều kiện
thuận lợi cho sản xuất Na dai do hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh hại,
nhưng sự diễn biến phức tạp của thời tiết lại gây ra những rủi ro lớn cho Na dai.


6


Do đó cần có biện pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ kịp thời để vừa
đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa tránh được rủi ro thị trường.
- Khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực. Việc trồng tăng thêm Na dai
đã góp phần làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, tận dụng được nguồn lao động
nông nhàn.
Ngoài ra, sản xuất Na dai còn cho phép sử dụng có hiệu quả các tư liệu
sản xuất khác và các cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa
phương.
- Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của nông dân.Với việc phát
triển các cây Na dai có giá trị kinh tế cao, tỷ suất hàng hoá lớn, Na dai đang dần
trở thành cây trồng sản xuất chính và có vị trí quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp tại một số địa phương. Na dai đã cung cấp cho thị trường một lượng nông
sản hàng hoá có giá trị tiêu dùng cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người
nông dân.
- Sản xuất Na dai là nguồn cung cấp loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao cho con người. Sản phẩm Na dai còn được xuất đi nhiều nước ở Châu Á.
- Góp phần thúc đẩy quá trình cải tạo và bồi dưỡng đất. Sản xuất cây Na
dai một mặt làm tiêu hao dinh dưỡng đất, mặt khác do đặc tính sinh học và đặc
tính canh tác của cây Na dai đã tạo nên sự kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng đất
với bồi dưỡng cải tạo đất lâu dài. Cây Na dai thường là cây trồng cạn và được
ứng dụng kỹ thuật canh tác của nghề làm vườn nên đã góp phần cải thiện chế độ
dinh dưỡng của đất.
Phát triển sản xuất Na dai còn thúc đẩy việc tìm tòi áp dụng các biện pháp
khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Việc phát triển sản xuất Na dai đã mở ra một hướng đi mới chi phát triển
kinh tế vùng trong giai đoạn hiện nay ngày càng đặt ra những yêu cầu cao về mặt
chất lượng nông sản hàng hóa.

2.1.2.2. Đặc điểm cây Na dai
*Đặc điểm sinh học:
Na dai thuộc nhóm cây ăn quả rụng lá một phần trong mùa đông, thân gỗ
cao từ 3 - 5m, có nhiều cành. Cành na dai nhỏ, mềm kiểu cành la. Lá mỏng hình
thuẫn dài hoặc hình trứng, mặt lá màu xanh lục, lá non có lông thưa, lá già thì

7


nhẵn, khi vò lá có mùi thơm. Cuống lá ngắn có lông ngắn, chiều dài từ 1,5 1,8cm, lá rụng xong trơ cuống và lúc đó mới mọc mầm mới.
Hoa mọc đơn hoặc mọc thành chùm từ 1 - 4 hoa trên nách lá hoặc ở đỉnh
của các cành năm trước, hoặc mọc trên đoạn cành dưới của các cành già. Chiều
dài hoa từ 2 - 4cm màu xanh vàng, mọc chúc ngược, cuống hoa ngắn 1,4 - 2,0cm.
Quả thuộc quả kép, do kết hợp nhiều quả nhỏ lại với nhau mà thành. Quả
hình tim có cuống hơi lõm, trọng lượng quả từ 100 - 250g, vỏ quả xù xì (mắt na),
thịt quả mềm màu trắng sữa, khi chín ăn rất ngọt, có mùi thơm đặc biệt, bên
trong có nhiều hạt cứng màu đen hoặc màu nâu đen.
Na dai thụ phấn chéo bởi hoa cái có khả năng tiếp nhận hạt phấn trước 1 2 ngày lúc hoa đực nở (tung phấn). Thời gian thụ phấn ngắn, cây thụ phấn tốt
nhất vào khoảng 9 - 12 giờ hoặc 14 giờ 30 – 17 giờ 30 trong ngày.
* Thời vụ trồng:
Trồng vào mùa xuân: tháng 2, tháng 3
Trồng vào mùa thu: tháng 8, tháng 9
* Thời kỳ phát triển một đời Na dai như sau:
- Thời kỳ cây non là thời kỳ kiến thiết cơ bản: tính từ khi trồng đến khi bắt
đầu thu hoạch quả
- Thời kỳ mới thu hoạch sản lượng cao: là 3 năm đầu mới thu quả.
- Thời kỳ thu hoạch sản lượng cao: là 6 năm tuổi, cây đã ổn định về sinh
trưởng và cho năng suất thu hoạch cao.
- Thời kỳ suy yếu và tàn lụi: 12 năm
Sự phân chia các thời kỳ như trên chỉ có tính chất tương đối để quản lý,

chăm bón vườn quả. Thời gian mỗi chu kỳ dài hay ngắn tùy thuộc vào các điều
kiện thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật thâm canh, giống.
Tại Lục Nam, trong điều kiện trồng và chăm sóc bình thường thì đến năm
thứ 2 Na dai bắt đầu cho thu hoạch. Năng suất trung bình ở tuổi này là 10 30kg/cây. Mức này tăng dần lên qua các năm nhưng sang đến năm thứ 8 bắt đầu
suy giảm.
* Yêu cầu về vốn đầu tư
Trong PTSX Na dai, tập trung qui mô lớn đòi hỏi phải có một lượng đầu
8


tư nhất định về vốn. Ngoài việc chuyển giao kỹ thuật, đầu tư xây dựng qui hoạch
hệ thống hoàn chỉnh, đầy đủ còn cần một nguồn vốn khá lớn để mua cây giống,
phân bón, thuốc BVTV, thuê nhân công lao động. Do vậy, để PTSX Na dai cần
có một sự đầu tư tập trung lớn về vốn cho sản xuất.
* Yêu cầu về kỹ thuật
Kỹ thuật trồng mới: Hố trồng được đào có kích thước 50cmx50cmx50cm;
khoảng cách mỗi cây là 4m, mật độ khoảng 600cây/1ha hoặc 22 cây/360 m2.
Đối với vườn cây đang thời kỳ sung sức nhưng phát triển quá rậm rạp, ít
quả thì cắt toàn bộ những cành nhỏ mọc trong tán, chừa lại những cành to bằng
ngón tay út trở lên. Sau đó, kết hợp bón phân bổ sung, vườn Na dai cho nhiều
hoa hơn, quả đậu nhiều hơn, năng suất cao hơn.
Đối với vườn cây già, nhiều sâu bệnh, cây quá cao,… dùng cưa hoặc dao
đốn ở độ cao cách gốc khoảng 150cm với vết cắt nghiêng 45 độ, không xơ xước.
Bón bổ sung phân chuồng, khoáng, tưới đủ ẩm cây sẽ chồi, hình thành tán khỏe
mạnh, thuận lợi cho chăm sóc, thuc hoạch, cho nhiều quả to, đẹp, chất lượng tốt.
Na dai là cây trồng cạn và là cây lâu năm, thời kỳ kiến thiết cơ bản thường
kéo dài 2 – 3 năm. Trong thời kỳ này có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày
như cây họ đậu, vừa có tác dụng che phủ mặt đất, chống xói mòn, vừa tăng độ
phì cho đất, vừa có thu nhập thường xuyên.
Na dai cần được chăm sóc tốt, đốn tỉa cành hợp lý, có biện pháp thu quả

đúng kỹ thuật để không ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng lâu dài của cây.
Na dai có thể trồng phân tán trong các vườn nhà hoặc trồng tập trung
trong các trang trại chuyên canh, cây thường trồng một lần và cho thu hoạch
hàng năm (thường tập trung vào khoảng tháng 8 và tháng 9) nên các lao động
chính và phụ trong gia đình có thể làm việc thêm khi thời gian dỗi, tạo ra nguồn
thu nhập ổn định cho gia đình.
Sản phẩm Na dai có lượng sinh khối lớn, thủy phần cao, màu sắc đẹp, có
hương vị đặc trưng, rất giàu dinh dưỡng. Chính vì vậy đây cũng là đối tượng xâm
nhập của nhiều loại sâu bệnh làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản
phẩm, sản phẩm có tính chất hàng hóa cao. Chính vì những đặc điểm này trong
quá trình phát triển cây Na dai chúng ta phải luôn chú ý tới khâu chế biến, bảo
quản sau thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.
9


×