Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

LÂM VĂN ĐỨC

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NA DAI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

LÂM VĂN ĐỨC


PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NA DAI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

CHUYÊN NGÀNH

: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ

: 60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn


Lâm Văn Đức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh
Hiền - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi với sự
tận tâm, tinh thần trách nhiệm cao và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt là các thầy,
cô trong Bộ môn Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và có
những góp ý chân thành cho luận văn.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên,
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Lâm Văn Đức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii



MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục sơ đồ

x

Danh mục biểu đồ

x


Danh mục hộp

xi

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1

Mục tiêu chung

3

1.2.2

Mục tiêu cụ thể


3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu

3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

2.1

Cơ sở lý luận

5


2.1.1

Các khái niệm có liên quan

5

2.1.2

Đặc điểm của cây na

9

2.1.3

Nội dung đánh giá phát triển sản xuất na

12

2.1.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất na dai

13

2.2

Cơ sở thực tiễn

15


2.2.1

Tình hình phát triển sản xuất cây ăn quả trên thế giới

15

2.2.2

Tình hình phát triển sản xuất na dai ở Việt Nam

18

2.2.3

Các bài học kinh nghiệm

23

2.2.4

Một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển sản xuất 25

2.2.5

Các nghiên cứu có liên quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

26


Page iv


PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

27

3.1.1

Đặc điểm tự nhiên

27

3.1.2

Điều kiện kinh tế - xã hội

32

3.2

Phương pháp nghiên cứu

39


3.2.1

Phương pháp tiếp cận

39

3.2.2

Phương pháp thu thập thông tin

40

3.2.3

Phương pháp phân tích

41

3.2.4

Các chỉ tiêu phân tích

42

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

44

4.1


Thực trạng phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai

44

4.1.1

Thực trạng phát triển về diện tích, quy mô và cơ cấu sản xuất na dai

44

4.1.2

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất na dai

50

4.1.3

Phát triển kỹ thuật sản xuất và sử dụng đầu vào

61

4.1.4

Thực trạng cơ cấu giống và chất lượng na dai

66

4.1.5


Tình hình tiêu thụ sản phẩm

67

4.1.6

Kết quả và hiệu quả sản xuất na dai

70

4.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện
Võ Nhai

74

4.2.1

Chính sách và quy hoạch vùng trồng na dai

74

4.2.2

Tổ chức quản lý sản xuất na dai

76


4.2.3

Nguồn lực cho sản xuất

77

4.2.4

Giống và khoa học kỹ thuật

78

4.2.5

Thị trường tiêu thụ và quảng bá sản phẩm na dai

80

4.2.6

Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công

81

4.2.7

Yếu tố về tự nhiên

82


4.2.8

Yếu tố dịch bệnh

83

4.3

Đánh giá thuận lợi khó khăn trong phát triển sản xuất na dai

84

4.4

Định hướng và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất na dai trên địa bàn
huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

86
Page v


4.4.1

Căn cứ để đề xuất giải pháp

86

4.4.2


Định hướng phát triển sản xuất na dai ở huyện Võ Nhai

88

4.4.3

Các giải pháp phát triển sản xuất na dai ở huyện Võ Nhai

89

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

96

5.1

Kết luận

96

5.2

Kiến nghị

97

5.2.1

Đối với Nhà nước


97

5.2.2

Đối với các cấp chính quyền

97

5.2.3

Với các thành phần trung gian

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

99
101

Page vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CP


:

Chi phí

ĐVT

:

Đơn vị tính

HTX

:

Hợp tác xã

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

KIP (Key informant panel) :

Những người am hiểu cung cấp thông tin

NQ

:


Nghị quyết

NN&PTNT

:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

:

Ủy ban nhân dân

TN

:

Thu nhập

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng


Trang

3.1

Các yếu tố khí hậu huyện Võ Nhai

29

3.2

Một số loại đất của huyện Võ Nhai năm 2014

30

3.3

Các loại rừng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên năm 2014

31

3.4

Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Võ Nhai năm 2014

34

3.5

Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2012 - 2014)


38

3.6

Tổng hợp mẫu điều tra

41

4.1

Diện tích gieo trồng một số cây ăn quả chủ yếu ở Võ Nhai

44

4.2

Diện tích na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai năm 2012 – 2014

46

4.3

Năng suất sản lượng na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai năm 2012 – 2014

48

4.4

Tình hình sản xuất na dai của 3 xã La Hiên, Lâu Thượng, Liên
Minh giai đoạn 2012 – 2014


49

4.5

Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình

52

4.6

Thông tin cơ bản của các hộ trồng na dai chọn làm điều tra

52

4.7

Tình hình đất đai, lao động, vốn của các hộ trồng na dai tại 3 xã
điều tra

4.8

53

Diện tích, năng suất, sản lượng na dai bình quân 1ha điều tra tại 3
xã La Hiên, Liên Minh, Lâu Thương năm 2014

54

4.9


Đặc điểm hình thức tổ chức sản xuất theo Hợp tác xã

56

4.10

Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo hộ thu gom

57

4.11

Đặc điểm và quy mô hoạt động tổ chức thu gom

58

4.12

Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất them nhóm hộ

59

4.13

Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo trang trại

60

4.14


Diện tích, năng suất, sản lượng na dai của trang trại tại xã La Hiên
năm 2012 - 2014

61

4.15

Phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây na dai

63

4.16

Tình hình đầu tư trồng mới na dai tại 3 xã điều tra năm 2014

64

4.17

Tình hình đầu tư cho na dai 1 - 3 tuổi năm 2014 tai 3 xã

66

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


4.18


Tình hình sử dụng giống na trong phát triển sản xuất năm 2014

66

4.19

Tình hình tiêu thu na dai của huyện Võ Nhai năm 2012 – 2014

67

4.20

Tình hình tiêu thụ na dai của các hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2014

69

4.21

Chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất na dai của hộ nông
dân huyện Võ Nhai

71

4.22

Dự định phát triển sản xuất của các hộ gia đình

72


4.23

Một số khó khăn chủ yếu

77

4.24

Lượng bón phân cho na dai theo tuổi của cây

79

4.25

Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất na dai của các
hộ điều tra

87

Nhu cầu của hộ trong phát triển sản xuất na dai

88

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ix

4.26



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

4.1

Hệ thống tổ chức sản xuất và tiêu thụ na dai huyện Võ Nhai

51

4.2

Các hình thức tiêu thụ na dai của huyện Võ Nhai

70

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

4.1

Cơ cấu một số cây ăn quả chính năm 2014 ở Võ Nhai


45

4.2

Diện tích na dai Võ Nhai qua các năm 2012 – 2014

47

4.3

Tình hình tiêu thụ na dai năm 2012 - 2014

68

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page x


DANH MỤC HỘP

Số hộp

Tên hộp

Trang

4.1

Thuận lợi trong quá trình tổ chức sản xuất thu gom na dai


58

4.2

Việc sử dụng đúng phương pháp kỹ thuật trồng na dai sẽ mang lại
hiệu quả cao

4.3

63

Đầu tư cho phát triển sản xuất na dai giúp tạo công ăn việc làm
cho người lao động

73

4.4

Hiệu quả môi trường từ việc trồng na dai

73

4.5

Quy hoạch vùng sản xuất na dai tại xã La Hiên

75

4.6


Khó khăn bước đầu khi thực hiện sản xuất theo trang trại

76

4.7

Khó Khăn về vốn đầu tư cho phát triền na dai

78

4.8

Hỗ trợ về giống của Trạm khuyến nông

79

4.9

Thuận lợi trong việc tiêu thụ na dai

80

4.10

Khó khăn về cơ sở hạ tầng tại xã Lâu Thượng

82

4.11


Thời tiết ảnh hưởng đến trồng na dai

83

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page xi


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, sản xuất nông nghiệp luôn
giữ một vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần
vào sự ổn định, tăng trưởng kinh tế mỗi quốc gia. Từ khi Việt Nam gia nhập
WTO, thực hiện tự do hóa thương mại thì việc cạnh tranh sản xuất các loại mặt
hàng khác nhau trở nên rất quyết liệt, gay gắt hơn. Trồng trọt luôn là ngành quan
trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong nông nghiệp nước ta. Ngành trồng trọt nói
chung, cây ăn quả nói riêng luôn là ngành đóng góp lớn vào GDP của ngành
nông nghiệp nói riêng và kinh tế của quốc gia nói chung. Bên cạnh đó nước ta có
lợi thế về các loại hoa quả nhiệt đới, có nhiều loại quả đặc sản có giá trị dinh
dưỡng cao đang là một trong những hướng phát triển bền vững trong nông
nghiệp Việt Nam. Những năm gần đây, trước tình hình kinh tế hội nhập, ngành
trái cây Việt Nam được quan tâm sâu sắc để phục vụ nhu cầu trong nước và đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, diện tích cây ăn quả nước ta tăng khá nhanh
và là một trong những ngành đóng góp rất lớn vào GDP của nông nghiệp và đã
được hình thành ở nhiều vùng phù hợp với lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát
huy lợi thế vốn có của nó. Như vậy việc đẩy mạnh phát triển sản xuất cho các sản
phẩm nông sản là thiết yếu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013)

Huyện Võ Nhai là huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên. Đây là huyện
có diện tích lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên (845,1km2) và có mật độ dân số thấp
nhất (70 người/km2). Vì là huyện thuộc miền núi nên diện tích về các đồi núi rất
lớn. Điều đó sẽ khó khăn cho việc sản xuất lúa nước. Tuy nhiên đó lại là lợi thế
cho việc cây na phát triển. Na có vị thơm, ngọt nhẹ, múi trắng, hạt đen rất đẹp.
Thông thường người tiêu dùng thích ăn na dai hơn na bở. Na dai múi nhằn dễ
tróc ra khỏi hột và múi cũng dai hơn. Trên toàn huyện, cây na dai được người
dân trồng ở khắp các xã trong huyện. Nhưng na dai được trồng tập trung nhất tại
ba xã La Hiên, Lâu Thượng và xã Liên Minh. Sự xuất hiện của cây na đã giúp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


người dân nơi đây cải thiện được cuộc sống, tăng thu nhập cho người dân. Từ
năm 2001 trở lại đây tỉnh Thái Nguyên và huyện Võ Nhai đã có chủ trương tăng
diện tích trồng na, tập trung sản xuất ở các xã có điều kiện thuận lợi nhất cho na
phát triển tốt, nhằm mục tiêu phát triển sản xuất với quy mô lớn.
Na Võ Nhai quả không to nhưng đều và chắc nịch mang vị ngọt sắc như
gom cả tinh túy của vùng đất khô cằn trong từng trái na. Khi đến mùa na, hầu
như người dân nơi đây ít phải mang sản phẩm ra chợ, thường lái buôn đến tận
nhà đặt mua, thậm chí có nhà lái buôn còn đến “dấm” sẵn cả cây khi na còn chưa
mở mắt. Na, vì thế mà theo chân lái buôn đi về khắp các chợ lớn nhỏ trên địa bàn
Thái Nguyên, xuôi về Thủ đô ngàn năm văn hiến và nhiều vùng phụ cận khác.
Điều đó chứng tỏ đến nay sản phẩm na dai Võ Nhai đã được nhiều người tiêu
dùng biết đến.
Bên cạnh đó, những năm gần đây việc phát triển na dai tại huyện Võ Nhai
còn gặp nhiều khó khăn: Giống cây còn hạn chế, người dân chủ yếu tự chiết cành
hoặc chọn những hạt to để làm giống; từ những năm 2001 đến nay hầu như không

có sự thay đổi về giống na; các nguồn lực về đầu vào, đất đai, lao động, kỹ thuật
sản xuất na còn hạn hẹp; hệ thống cơ sở hạ tầng kênh mương tưới tiêu, đường giao
thông chưa được cải thiện; mạng lưới tiêu thụ còn hẹp, chủ yếu là tiêu dùng trong
tỉnh và các tỉnh lân cận; khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác cũng như sản
phẩm cùng loại càng thấp bởi na dai Võ Nhai chưa xây dựng được thương hiệu
riêng, cá biệt trên thị thị trường; tình hình sâu bệnh hại, thời tiết bất thường còn
ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, năng xuất na. Do vậy, nhưng năm gần đây diện
tích, năng suất na dai có sự chuyển biến không đều. Mặc dù có sự tăng lên về diện
tích nhưng rất nhỏ so với tổng diện tích cây ăn quả.
Vấn đề đặt ra là cần phải đẩy mạnh phát triển sản xuất cho sản phẩm na dai
Võ Nhai, nhằm mục tiêu mở rộng diện tích trồng na cho huyện Võ Nhai.
Như vậy, tình hình sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai như thế
nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất na dai? Giải pháp đẩy
mạnh phát triển sản xuất na dai là gì? Để trả lời các câu hỏi đó, tôi nghiên cứu đề
tài “Phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên”

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh thái Nguyên.
Qua đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất na dai trên địa
bàn huyện Võ Nhai tỉnh thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
na dai;
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất na dai trên địa bàn huyện Võ

Nhai tỉnh Thái Nguyên;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất na dai trên
địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất na dai trên địa bàn
huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
na dai trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Các đối tượng khảo sát là
các hộ nông dân sản xuất na dai, cán bộ quản lý, người tiêu dùng trên địa bàn
huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển sản xuất na dai trên
địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
sản xuất na dai. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản xuất na dai trên
địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
- Số liệu được thu thập trong 3 năm (2012 – 2014)
- Thời gian thực hiện đề tài: tháng 4/2014 – tháng 5/2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


1.3.2.3. Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển sản xuất na dai. Đề tài được
nghiên cứu tại một số xã thuộc huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên như xã La
Hiên, xã Lâu Thượng, xã Liên Minh.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm phát triển
Cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
phát triển, đó là đại diện cho mỗi cách đánh giá khác nhau về phát triển.
Theo Ngân hàng thế giới (WB) năm 1992: Phát triển là sự tăng trưởng về
kinh tế, bao gồm những thuộc tính liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ
hội, tự do về chính trị và các quyền tự do của con người (World Bank, 1992)
Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng, phát triển bên cạnh sự tăng
thu nhập bình quân đầu người còn bao gồm nhiều khía cạnh khác như: Sự tăng
trưởng cộng các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản
phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân
tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là những nội dung
của phát triển (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997) .
Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc
trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích
hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội
và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên
và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công
bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất
lượng cuộc sống của họ.
Có thể hiểu sự phát triển được hình thành bởi nhiều yếu tố, nó là một quá

trình thay đổi phức tạp của tập hợp các phạm trù: vật chất, tinh thần, sống, niềm
tin, các quan hệ xã hội khác… Tuy nhiên, phát triển kinh tế được hiểu là sự lớn
lên về mọi mặt như: tăng lên về số lượng, tốt hơn về chất lượng, cân đối, hiệu
quả, công bằng, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Về phát triển kinh tế, nó không
chỉ tạo ra nhiều hơn về số lượng của cải vật chất, tốt hơn về chất lượng mà còn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


bao gồm cả phân phối công bằng lợi ích xã hội. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế
cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi
thọ,…) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực thô sơ,
tăng tỷ trọng của khu vực chế biến và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình
hoàn thiện về kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định.
Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển,
tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt
lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế thường được quan
niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ
của nền kinh tế tạo ra. Còn phát triển có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay
tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao
gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu
kinh tế xã hội (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997).
Phát triển cũng được hiểu là đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng để đảm bảo
phát triển bền vững thì phát triển hiện tại phải không làm tổn thương đến nhu cầu
phát triển của tương lai. Do đó trên thế giới đã xuất hiện khái niệm mới về phát
triển, là “phát triển bền vững”. Như vậy phát triển bền vững phải lồng ghép các
vấn đề kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Năm

1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về
Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, phát triển bền vững được
định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng
không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau"
Phát triển kinh tế, xã hội và quản lý môi trường vững chắc là những mặt
bổ sung cho nhau trong một chương trình hành động, cho thế hệ tương lai được
thừa hưởng thành quả của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, khoa học, kỹ thuật,
kiến thức và các nguồn lực khác.
Hiện nay, mọi quốc gia đều nhấn mạnh mục tiêu phát triển và trải qua thời
gia, khái niêm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: “Phát triển kinh tế được
hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nên kinh tế trong một thời kỳ nhất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ
cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ về cuộc sống tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế được
hiểu là tăng lên về số lượng và chất và là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện
của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mọi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).
Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển,
tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt
lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế thường được quan
niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ
của nền kinh tế tạo ra. Còn phát triển có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay
tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao
gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu
kinh tế xã hội (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997).

Như vậy phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng về mọi mặt của nền
kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về
chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế
và xã hội ở mỗi quốc gia. Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người,
còn bao gồm cả các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các tiêu
chuẩn sống, cải thiện giáo dục, cải thiện sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng
như quyền công dân. Phát triển còn là sự tăng bền vững về các tiêu chuẩn sống,
bảo gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Phát triển là
những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội,
sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của con người.
2.1.1.2. Khái niệm sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đầu
ra. Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất không có sẵn trong tự nhiên
nhưng lại rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất,
thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống
con người. Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố như lao động, đất đai, máy móc,
nguyên vật liệu... Các yếu tố tác động qua lại với nhau.
Đầu ra là kết quả của quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như sản phẩm na
Mối qua hệ giữa đầu vào và đầu ra được thể hiện
Theo Philip Wicksteed: Hàm sản xuất được nhằm chuyển đổi các yếu tố
đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm cụ thể.
Y = f(x1,x2,...xn)

Trong đó:
Y: Mức sản lượng đầu ra
x1, x2,...xn: Các yếu tố đầu vào
Việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra hợp lý, tuân theo quy luật mới
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Như vậy trong quá trình sản xuất ta cần chú ý đến
mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra để kịp thời tác động đến nhằm nâng cao hiệu
quả và năng suất sản phẩm na dai được nâng cao.
Trong quá trình sử dụng đầu vào này thường kéo theo việc sử dụng đầu
vào khác. Đó là quan hệ bổ trợ giữa các yếu tố đầu vào.
Quan hệ thay thế được thể hiện: Khi ta tăng sử dụng đầu vào này thì đồng
thời sẽ giảm sử dụng đầu vào khác.
2.1.1.3. Khái niệm về tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung
gian giữa một bên là người sản xuất và một bên là người tiêu dùng. Hiểu theo
nghĩa rộng, thì coi tiêu thụ là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu mà các
khâu đó có quan hệ mật thiết với nhau để cùng thực hiện một mục tiêu là chuyển
hàng được đến người tiêu dùng. Hiểu theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá
trình chuyển hoá từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị (H-T).
Tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất quan trọng, là hoạt động gắn người sản xuất với
người tiêu dùng, nhằm vào mục tiêu thoả mãn người tiêu dùng và lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Trong các ngành sản xuất, sản phẩm sản xuất ra rất đa dạng do
vậy cần nghiên cứu thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm hợp lý để nâng cao hiệu
quả sản phẩm sản xuất ra (Dương Văn Hiểu, 2010).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


2.1.1.4. Khái niệm phát triển sản xuất

Phát triển sản xuất (PTSX) là một quá trình sản xuất tăng tiến về quy mô
sản lượng và hoàn thiện về cơ cấu. Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh
nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa
chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất
như thế nào?
PTSX cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng, trong đó quy
mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường chấp nhận.
PTSX có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và
phát triển theo chiều sâu. Trong đó:
PTSX theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện tích
đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX không đổi, sử dụng kỹ thuật
giản đơn. Kết quả PTSX đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện tích và độ
phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên.
PTSX theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể
bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân,
hoặc cả hai.
PTSX theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện
sản xuất thực tế. Như vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm
và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm
giống, vốn, kỹ thuật và lao động.
Trong qúa trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về
sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về qui mô sản xuất, về hình thức tổ chức sản
xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng bước về cơ
cấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo (Dương Văn Hiểu, 2010).
2.1.2. Đặc điểm của cây na
- Đặc tính của nai
Na ưa đất thoáng, không nên trồng ở đất thấp úng. Na là cây trồng chịu được đất
cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm nếu đất nhiều màu, nếu không bón phân thì


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


cây trồng sẽ nhanh già, quả rất nhiều hạt, ít thịt. Vì vậy phải chăm sóc cây từ khi trồng
để cây được khỏe mạnh, nhiều nhựa thì mới cho trái ngon (Việt Hùng, 2009).
Cây trồng na chống úng kém nhưng chống hạn rất tốt. Cây thường rụng hết
lá khi gặp mùa khô, mùa mưa trở lại thì lại ra lá ra hoa. Thường thì lứa na đầu tiên
hoa sẽ rụng nhiều, sau đó bộ lá đã khỏe, quang hợp tốt thì đậu quả. Những lứa hoa
cuối, vào tháng 7 - 8 cũng rụng nhiều; quả đậu được cũng nhỏ vì vậy na dai thuộc
loại trái có mùa không như chuối, dứa, đu đủ. Cũng do nhịp độ sinh trưởng như
vậy, na không cần tưới. Tuy vậy, nếu ta thường tưới, chăm bón cho cây trồng thì
mùa ra trái kéo dài hơn (Việt Hùng, 2009).
Na tương đối chịu rét. Mùa đông cây trồng ngừng sinh trưởng và sẽ rụng
hết lá. Đến mùa xuân ấm áp cây na lại ra đợt lá mới, nhờ đó na dai không những
trồng được ở miền Bắc mà còn ở Nam Trung Quốc, Đài Loan.
Về hình thái quả na: Quả na có hình tim, cuống hơi lõm, có đường kính 80
– 95cm, trọng lượng trung bình 150 – 300g. Đặc biệt có quả có thể lên tới 700g.
Thịt quả mềm màu trắng sữa, biểu hiện khi sắp chín thì mắt na màu trắng hoặc
màu hồng phấn, khe giữa các mắt na mở to, có mùi thơm hấp dẫn, mã quả đẹp,
màu sắc và hình dáng đẹp. Cây na thường thu hoạch vào tháng 6 đến cuối tháng
8 âm lịch (Việt Hùng, 2009).
- Trồng và chăm sóc na dai
Khi phải đánh bầu, đi trồng. Nếu ương cây giống bằng cách gieo hạt ở
trong bầu nên đợi tới khi cây khoảng 1 năm tuổi cao khoảng 40 - 50 cm đem
trồng thì dễ sống hơn.
Ở đất cát ven biển đất xấu, người ta thường trồng quá dày và thường
không bón phân do đó trái bé, hạt nhiều. Nên trồng với khoảng cách 4m ở đất
xấu, 5m ở đất tốt kết hợp chăm bón để trái to, cơm nhiều.

Thời vụ trồng: đầu mùa xuân và có thể kéo dài đến tháng 8, 9. Nhất thiết
phải tưới đẫm nước khi vừa trồng, dù là cây ương trong bầu, hay cây đánh đi
trồng cho đến khi cây xanh trở lại, phải tưới nếu nắng hạn. Sau này khi cây đã ra
trái, tưới bổ sung khi gặp trời hạn cũng có lợi (Trịnh Thị Thu Hương, 2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


- Bón phân cho cây trồng na dai
Nên bón 20 - 30 kg phân chuồng khi trồng cho mỗi cây. Sau đó khi cây
lớn bón phân cho 1 cây như sau: Phân chuồng hai năm đầu bón 20 kg/năm, sau
đó từ năm thứ ba trở đi 30 kg/năm. Phân chuồng nên bón làm một lần hoặc hai
lần trước mùa mưa và sau khi thu trái. Phân khoáng (bón thêm với phân chuồng)
năm đầu bón phân NPK 16 -16 - 8 : 0,5 kg cho mỗi cây. Từ năm thứ hai trở đi cứ
thêm 1 năm tuổi bón thêm 0,5 kg (Trịnh Thị Thu Hương, 2013).
- Sâu bệnh hại na
Na dai ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các
vườn ít chăm sóc. Khi na dai chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở
màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó. Khi có trái thì bám vào
trái hút nhựa, từ khi trái còn non đến tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai
múi vì chỗ này vỏ mỏng, không những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn
làm giảm chất lượng do vị nhạt.
Trị bằng thuốc: Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipcin,... Xịt vào cuối vụ,
khi không còn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, không xịt
nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ (Trịnh Thị Thu Hương, 2013).
- Thu hoạch na dai
Dấu hiệu na dai chín là màu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa 2 mắt,
và các kẽ này đầy lên, đỉnh múi thấp xuống (na dai mở mắt). Ở một số giống xuất

hiện những kẽ nứt. Nên lót lá tươi, lá chuối khô để trái khỏi sát vào nhau, vỏ nát
thâm lại, mã xấu đi, khó bán. Hái xong nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ vì
khi chín rồi, dù là na dai, vẫn dễ nát (Trịnh Thị Thu Hương, 2013).
- Bảo quản sau thu hoạch
Trái cây chín nhanh thường do quá trình hô hấp mạnh (hút khí O2 và thải
khí CO2). Ngoài ra, trong quá trình chín, trái cây còn thải khí etylen và chính khí
này quay trở lại kích thích trái cây mau chín hơn. Cách hữu hiệu để bảo quản trái
cây không chín nhanh là dùng nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, đối với một số loại trái cây
nhiệt đới, khi nhiệt độ quá thấp sẽ bị tổn thương lạnh (trái nhũn, bị chấm đen).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


2.1.3. Nội dung đánh giá phát triển sản xuất na
2.1.3.1. Phát triển diện tích, năng suất, sản lượng na
- Đó là việc tăng diện tích trồng na, gia tăng cả về khối lượng sản phẩm na,
gia tăng tổng giá trị sản xuất na và nâng cao năng xuất trồng na.
- Các tiêu chí đánh giá phát triển diện tích, năng xuất, sản lượng na
+ Diện tích trồng na
+ Sự gia tăng về sản lượng na
+ Năng suất cây trồng na
2.1.3.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
Các hình thức tổ chức sản xuất bao gồm:
- Sản xuất theo hộ gia đình
- Hợp tác xã sản xuất kinh doanh
- Sản xuất theo trang trại
- Doanh nghiệp sản xuất và chế biến
Ngoài ra còn có các hình thức tổ chức sản xuất phi chính thống:

- Sản xuất theo nhóm hộ
- Tổ thu gom sản phẩm
- Câu lạc bộ sản xuất
2.1.3.3. Phát triển kỹ thuật và sử dụng đầu vào
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng cần chăm sóc đúng
theo kỹ thuật sẽ đảm bảo cho cây trồng phát triển mạnh, hiệu quả kinh tế cao. Bên
cạnh đó là việc sử dụng các đầu vào hợp lý sẽ tạo đà cho cây trồng phát huy được
hiệu quả và phát huy được tiềm năng phát triển của cây trồng na
Việc sử dụng đầu vào trong sản xuất bao gồm đất đai, lao động, vốn, giống
và phân bón. Đây là các điều kiện điển hình, quan trọng nhất trong phát triển sản
xuất na đảm bảo ổn định năng suất cũng như chất lượng của na. Với mục đích nâng
cao hiệu quả sản xuất cây trồng việc sử dụng đầu vào trong phát triển sản xuất na có
sự liên kết của các trung tâm, trạm khuyến nông, các viện, các cá nhân có kinh
nghiệm trong việc trồng na cùng thực hiện, kết hợp với nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


2.1.3.4. Giống và chất lượng sản phẩm
Sử dụng chuẩn giống na sẽ ảnh hưởng tốt đến chất lượng quả na của các hộ
gia đình. Để có được giống tốt cần phải mua giống ở các trung tâm giống tin cậy,
hoặc mua tại trạm khuyến nông của huyện, nơi cung ứng giống đảm bảo an toàn.
Như vậy, việc sử dụng giống tốt, giống an toàn sẽ quyết định chất lượng sản
phẩm na.
2.1.3.5. Tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Tiêu thụ
sản phẩm là thực hiện được mục đích đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đó
là khâu lưu thông sản phẩm, bán trên thị trường một bên là các hộ trồng na và

một bên là tiêu dùng.
Tiêu thụ sản phẩm na dai có thể qua nhiều hình thức khác nhau:
+ Tiêu dùng trực tiếp
+ Bán cho các thương lái buôn
+ Bán tại các chợ
2.1.3.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất
Việc đánh giá được kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất na dai cần sử
dụng một số các chỉ tiêu sau
- Kết quả, hiệu quả kinh tế
- Kết quả, hiệu quả xã hội
- Kết quả, hiệu quả môi trường
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất na dai
- Chính sách và quy hoạch
Các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển cây trồng nông nghiệp có
vai trò qua trọng trong việc thúc đẩy quá trình sản xuất. Thể hiện qua các chính sách về
đất đai, vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng và hàng loạt các chính sách khác liên quan
đến sản xuất nông nghiệp. Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
nói chung. Các chính sách đủ mạnh, phù hợp sẽ gắn các yếu tố trong sản xuất với nhau
để sản xuất phát triển.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


×