Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

bài thu hoạch BDTX module 29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.33 KB, 20 trang )

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC: 2017– 2018
MODULE 29
GIÁO DỤC HỌC SINH THPT THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Phần 1: Lý Thuyết
1- Tên chuyên đề: MODULE 29 - GIÁO DỤC HỌC SINH THPT THÔNG QUA CÁC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
2. Lí do chọn chuyên đề
- Muốn giáo dục thì phải thông qua việc tổ chúc các hoạt động, không tổ chức hoạt
động tức là không giáo dục. Tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú là con đường giáo
dục học sinh hiệu quả nhất.
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) là lứa tuổi học sinh có sự trưởng
thành cơ bản về mặt thể chất, yếu tố cơ bản giúp các em có thể tham gia các hoạt động
phong phú, đa dạng, phức tạp của chương trình giáo dục; ngoài ra, các em còn có sự phát
triển về mặt tâm lí như trí tuệ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan đặc biệt là sự phát
triển cửa sự tự ý thúc. Nhu cầu giao tiếp ở lứa tuổi này cũng lất lớn, bởi vậy tạo lập môi
trường tốt, hoạt động phù hợp với sở thích, với năng lực học sinh có định hướng của nhà
trường, gia đình, xã hội sẽ giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.
- Các hoạt động trong nhà trường THPT hết sức đa dạng và phong phú. Ngoài hoạt
động đặc trưng là dạy học có thể kể đến rất nhiều hoạt động khác như: thể dục, thể thao;
văn hóa, văn nghệ; sinh hoạt tập thể; lao động sản xuất; vui chơi giải trí; tham quan, du
lịch, ngoại khoá, hướng nghiệp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp...
- Tuy nhiên, trong các trường THPT hiện nay, việc tổ chức các hoạt động giáo dục còn
nghèo nàn về nội dung, đơn điệu về hình thức... dẫn đến hiệu quả không cao, chưa phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lí của học sinh và xứng tầm với vai trò, vị trí của nó, có thể có nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó chắc chắn có nguyên nhân cơ bản là người giáo viên chưa có kĩ năng
tổ chức các hoạt động cho học sinh, thông qua đó để giáo dục các em. vì vậy, công tác bồi dưỡng
kiến thức và kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT là một việc làm hết
sức quan trọng.


3. Một số khái niệm liên quan
- Hoạt động và giao lưu vừa là nguồn gốc vừa là động lực của sự hình thành và phát triển
tâm lí, ý thức của cá nhân. Con người hoạt động và giao lưu như thế nào thì sẽ có bộ mặt tâm lí,
ý thức như thế. Chính vì vậy, để giáo dục thế hệ trẻ trở thành con người đáp ứng yêu cầu của xã
hội thì phải tổ chức các hoạt động giáo dục tương ứng.
- Hoạt động là đặc tính của giới tự nhiên, trong đó có con người, là phương tiện để giới tự
nhiên và con người sản sinh và phát triển.

1


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018

- Hoạt động giáo dục trong nhà trường là một bộ phận của quá trình giáo dục nhà
trường. “Hoạt động giáo dục là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch, chương
trình, điều hành và chịu trách nhiệm" .
3.1.Vai trò của việc giáo dục học sinh trung học phổ thông thông qua các hoạt động
3.2. Xây dựng các hoạt động giáo dục học sinh trong trường trung học phổ thông
3.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh trong trường trung học phổ thông
3.3.1. Nội dung 1: Vai trò của việc giáo dục học sinh trung học phổ thông thông qua các hoạt
động:
Muốn giáo dục thì phải thông qua việc tổ chức hoạt động, không tổ chức hoạt động
tức là không giáo dục. Tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú là con đường giáo dục
học sinh hiệu quả nhất. Việc xác định được vai trò của việc tổ chức hoạt động giáo dục sẽ
giúp giáo viên có cách nhìn nhận và định hướng đứng đắn trước khi xây dụng và tổ chức
các hoạt động giáo dục cho học sinh, đặc biệt là học sinh THPT.
- Mục tiêu:
+ Nâng cao hiểu biết về vai trò của việc tổ chúc các hoạt động giáo dục trong nhà
trường THPT.
+ Coi trọng việc tổ chức các hoạt động để tiến hành giáo dục học sinh trong nhà

trường.
- Hoạt động 1: Vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách.
- Hoạt động 2: Vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường đối với
quá trình giáo dục nhân cách cho học sinh THPT.
Các hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học và các lĩnh vực học tập khác
nhau.
Các hoạt động giáo dục ngoài các môn học và lĩnh vực học tập, có thể kể đến các
hoạt động giáo dục trong nhà trường như hoạt động giáo dục thể chất, trí tuệ, đạo đức,
thẩm mĩ, dân số, lao động...
3.3.2. Nội dung 2: Xây dựng các hoạt động giáo dục trong trường THPT
Xây dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của công tác giáo dục nhân cách học sinh. Việc xây dựng các hoạt động sao cho
vùa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
của nhà trường và địa phương là hết sức quan trọng. Lợi dụng các hoạt động giáo dục là
giáo viên tiến hành thiết kế nội dung, chương trình, hình thức tổ chúc, tính toán các điều
kiện thực hiện, lực lượng tham gia... trong một hoạt động cụ thể cho cá nhân hoặc tập thể
học sinh thực hiện.
- Hoạt động 1: Liệt kê các hoạt động giáo dục có thể có trong trường THPT hiện nay.
+ Hoạt động dạy học
+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

2


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018

Hoạt động văn hóa văn nghệ: Tổ chúc biểu diễn các loại hình nghệ thuật khác nhau như:
hát, múa, nhảy, kịch nói, hài, ngâm thơ, kể chuyện...Tổ chức cho học sinh đi xem phim, thưởng
thức các loại hình nghệ thuật, tham quan các di tích lịch sử, di sản văn hoá của địa phương và

đất nước…
Hoạt động thể dục thể thao: Thể dục giữa giờ, trò chơi giải trí vận động, tổ chức các ngày
hội thi đấu thể thao, luyện tập thể thao…
Hoạt động vui chơi giải trí, chính trị xã hội, lao động sản xuất…
- Hoạt động 2: Vị trí, vai trò, nội dung, cách thức tổ chức, điều kiện thực hiện của từng hoạt
động giáo dục trong trường THPT.
- Hoạt động 3: Nêu và phân tích thực trạng những mặt mạnh và mặt hạn chế trong việc xây
dụng các hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT.
- Hoạt động 4: Thực hành xây dựng một hoạt động giáo dục cụ thể.
3.3.3. Nội dung 3: Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh trong trường THPT
Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục là khâu quan trọng nhất trong quá trình tiến hành
giáo dục học sinh. Để làm tốt công việc này người giáo viên phải có các kĩ năng tổ chức giáo
dục. vì, nếu giáo viên không có kĩ năng này thì quá trình giáo dục học sinh không hiệu quả. Kĩ
năng tổ chức giáo dục là khả năng điều hành một hoạt động đạt đuợc mục tiêu giáo dục đề ra.
- Mục tiêu
+ Giáo viên THPT phải xác định được đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhà
trường.
+ Mô tả được quy trình tổ chức một hoạt động giáo dục ở cấp độ lớp học và cấp độ toàn
trường. Có kĩ năng tổ chức một hoạt động giáo dục cụ thể.
- Hoạt động 1: Xây dựng quy trình tổ chức một hoạt động giáo dục cụ thể.
- Hoạt động 2: Tiến hành mô phỏng quá trình tổ chức một hoạt động giáo dục.
- Hoạt động 3: Tập xử lí các tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức một hoạt động giáo dục
học sinh.
- Hoạt động 4: Thực hành tổ chức một hoạt động giáo dục học sinh.
+ Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường
Để tổ chức hoạt động giáo dục, cần có sự hỗ trợ của trang thiết bị và nguồn kinh phí. Bởi
hoạt động giáo dục diễn ra rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, cùng một chủ đề giáo
dục có thể có nhiều hoạt động. Mỗi hoạt động lại cần có nhiều phương tiện hỗ trợ. Hình thức tổ
chức như hội thi, thảo luận, giao lưu, diễn văn nghệ, vui chơi, thi đấu tham quan,... Giáo viên
cần căn cứ vào thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường để có sự lựa chọn về hình

thức tổ chức hoạt động giáo dục hợp lí.
+ Năng lực của giáo viên
Tổ chức hoạt động giáo dục, không chỉ đòi hỏi giáo viên phải nắm rộng và sâu kiến thức
của các lĩnh vực khác nhau, sự nhiệt tình và tận tâm với nghề, tính tự chủ, kiên nhẫn, nhạy cảm,
nhanh trí, sáng tạo và sự nhất quán về nguyên tắc thực hiện. Giáo viên cần phải rèn luyện và

3


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018

hình thành những kỹ năng tổ chức hoạt động. Theo đó, giáo viên cần có những kỹ năng như:
1. Kỹ năng xác định mục tiêu hoạt động.
2. Kỹ năng thiết kế chương trình hoạt động.
3. Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục.
4. Kỹ năng triển khai hoạt động giáo dục.
5. Kỹ năng thể hiện nắm chắc nội dung, điều hành các lực lương tham gia hoạt động giáo
dục.
6. Kỹ năng nắm vững nội dung cách thức tiển hành, yêu cầu của phương pháp tổ chức
hoạt động giáo dục (phương pháp thảo luận; phương pháp đóng vai; phương pháp giải quyết vấn
đề; phương pháp giao nhiệm vụ).
7. Kỹ năng tiếp cận và huy động các lực lượng giáo dục.
8. Kỹ năng kiểm tra, đánh giá.
*Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT
Hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT rất đa dạng và phong phú. Mỗi hoạt động sẽ
có cách thức tổ chức riêng. Tuy nhiên, quy trình tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường
THPT thường theo các bước:
Bước 1: Khởi động
Bước này nhằm thu hút sự chủ ý của học sinh vào hoạt động chung của tập thể và giúp
các em cám thấy thoải mái, tự nhiên khi cùng nhau tiến hành hoạt động.

1. Bước khởi động thưởng bắt đầu bằng trò chơi, bài hát...
2. Người điều khiển hoạt động sẽ tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình và đối tượng tham gia.
Bước 2: Tổ chức các hoạt động cụ thể
Tuỳ vào từng hoạt động sẽ có các cách thức tổ chức khác nhau. Giáo viên cần xác định
các bước cho mỗi hoạt động.
Tuy nhiên, mỗi hoạt động đều cần có những bước cơ bản như: giới thiệu hoạt động đó:
mục đích, yêu cầu và cách thức tiển hành hoạt động, số lượng tham gia, cách đánh giá...Sau đó,
tổ chức và điều khiển cho các đổi tượng tham gia.
Bước 3: Kết thúc hoạt động
1. Kết thúc hoạt động cũng rất đa dạng. Tùy vào nội dung và hình thức tổ chức mà chúng
ta có cách kết thúc khác nhau. Kết thúc bằng một bài hát, bài thơ, một bài văn hoặc cũng có thể
bằng trò chơi tập thể.
2. Giáo viên hoặc người điều khiển nhận xét chung về tổ chức hoạt động và rút kinh
nghiệm.
* Kết quả
- Đánh giá vai trò của hoạt động trên hai phương diện:
+ Đối với sự phát triển nhân cách nói chung và phát triển nhân cách của học sinh THPT
nói riêng.
+ Đối với xã hội.

4


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018

- Mục tiêu tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh THPT.
+ Nội dung thực hiện các hoạt động giáo dục.
+ Quy trình thực hiện các hoạt động giáo dục.
+ Đánh giá về các lực lượng tham gia.
+ Học sinh.

+ Đánh giá những thuận lợi và khỏ khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục ờ
nhà trường THPT.
- Liệt kê các hoạt động giáo dục trong nhà trường hiện nay:
+ Hoạt động xã hội.
+ Hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật.
+ Hoạt động văn hoá, văn nghệ.
+ Hoạt động vui chơi, giải trí, trải nghiệm sáng tạo.
+ Hoạt động lao động công ích.
- Coi trọng việc tổ chức các hoạt động để tiến hành giáo dục học sinh trong nhà
trường.
4. Mục tiêu cần đạt sau khi bồi dưỡng
* Mục tiêu chung: Module 29 giúp giáo viên THPT nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò
của hoạt động giáo dục trong nhà trường và có kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục đa
dạng đó.
* Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu kiến thức: liệt kê và phân tích được vai trò của việc tổ chức các hoạt động
giáo dục trong nhà trường.
- Mục tiêu kĩ năng:
+ Có kĩ năng xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo
dục.
+ Có kĩ năng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cho học sinh trong nhà
trường một cách hiệu quả.
- Mục tiêu thái độ: Có thái độ nghiêm túc, khoa học và hứng thú với việc tổ chức các
hoạt động giáo dục cho học sinh.
5. Hình thức bồi dưỡng
- Nghiên cứu tài liệu về Module 29 Giáo dục học sinh THPT thông qua các hoạt động
giáo dục.
- Vận dụng một số phương pháp, nội dung module 29 vào tổ chức hoạt động giáo dục
từng phần, hoặc cả bài kiến thức, hoặc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống… cho phù hợp.
6. Kế hoạch tự bồi dưỡng

- Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về PPDH tổ chức hoạt động giáo dục.

5


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018

- Lên kế hoạch về thời gian, địa điểm, lựa chọn bài dạy, nội dung giáo dục, … để thiết kế,
tổ chức hoạt động giáo dục hợp lí, hiệu quả.
- Thực hiện hoạt động giáo dục, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động, rút kinh nghiệm.
- Viết bài thu hoạch.
7. Quá trình tự bồi dưỡng
- Nghiên cứu tài liệu về Module 29 Giáo dục học sinh THPT thông qua các hoạt động
giáo dục.
- Tìm hiểu thêm các tư liệu về PP giáo dục HS THPT và phương pháp, cách thức tổ chức
các hoạt động giáo dục.
- Lựa chọn hoạt động, nội dung muốn giáo dục HS.
- Thiết kế hoạt động gắn liền, phù hợp với nội dung giáo dục.
- Tổ chức hoạt động, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động và rút kinh nghiệm.
- Viết bài thu hoạch.
8. Những kết quả đạt được sau bồi dưỡng
- Nắm được vai trò và nội dung cơ bản, các đặc trưng của phương pháp Giáo dục học sinh
THPT thông qua các hoạt động giáo dục.
- Khẳng định sự cần thiết của việc giáo dục học sinh thông qua các hoạt động giáo dục.
- Tổ chức hoạt động giáo dục, giáo dục HS.
PHẦN 2. VẬN DỤNG THỰC TIỄN
1. Mô tả quá trình vận dụng kết quả bồi dưỡng vào thực tiễn hoạt động giáo dục, giảng
dạy.
Tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú là con đường giáo dục học sinh hiệu quả
nhất.

Thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường được lập kế hoạch và triển khai
thường xuyên theo từng tháng.
- Lập kế hoạch
- Phân công chuẩn bị, lên nội dung chương trình.
- Tổ chức thực hiện.
- Rút kinh nghiệm.
2. Kết quả vận dụng
Các hoạt động trong nhà trường THPT hết sức đa dạng và phong phú. Ngoài hoạt
động đặc trưng là dạy học có thể kể đến rất nhiều hoạt động khác như: thể dục, thể thao;
văn hóa, văn nghệ; sinh hoạt tập thể; lao động sản xuất; vui chơi giải trí; tham quan, du
lịch, ngoại khoá, hướng nghiệp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp...
2.1. Hoạt động dạy học
Trong nhà trường, hoạt động dạy học vẫn là hoạt động đặc trưng cơ bản bảo đảm sự tồn
tại của nhà trường. Hoạt động dạy học cũng là hoạt động có khả năng giáo dục học sinh hiệu

6


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018

quả nhất. Dạy học là con đường thông qua dạy chữ để dạy người, thông qua truyền thụ tri thức,
rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo để giáo dục nhân cách; dạy học là con đường hiệu quả nhất để rèn
luyện trí tuệ, hình thành tình cảm, thái độ đổi với tụ nhiên, xã hội và những người xung quanh...
cho học sinh.
Tuy nhiên, hoạt động dạy học cũng có những hạn chế nhất định như tính đơn điệu, gò bó,
nội dung chương trình chậm thay đổi so với thực tiễn, không gian hoạt động thường “đóng
khung" trong lớp học... chính vì vậy, bên cạnh hoạt động dạy học nhà trường cần tổ chúc nhiều
hoạt động khác, càng đa dạng, càng phong phú càng tốt.
- GV thiết kế các hoạt động dạy học theo phương pháp dạy học tích cực:
+ Phương pháp gợi mở- vấn đáp.

+ Dạy học giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp dạy học hợp tác.
+ Phương pháp luyện tập và thực hành:…
- GV thiết kế các hoạt động dạy học có sử dụng các kĩ thuật dạy học đa dạng, hiệu quả:
+ Kĩ thuật động não
+ Kĩ thuật mảnh ghép
+ Kĩ thuật khăn phủ bàn
+ Kĩ thuật dùng sơ đồ tư duy…
2.1.1. Ví dụ thiết kế hoạt động dạy học theo phương pháp nhóm
Bước 1: Làm việc chung cả lớp:
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập
- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm
- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
- GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo
* Ví dụ minh họa
Bài HỢP CHẤT CỦA CACBON lớp 11
GV chia 2 nhóm HS nghiên cứu nội dung về CO và CO2 và làm bài tập trong phiếu học tập
BÀI 1. Điền kí hiệu Đ (đúng), S(sai) vào các thông tin sau:
a.
1. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử cacbon có hai electron độc thân ở phân lớp ngoài cùng.

7



Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018

2. Trong phân tử CO, nguyên tử cacbon và oxi liên kết với nhau bằng liên kết ba, gồm ba liên
kết cộng hóa trị.
3. Liên kết trong phân tử CO phân cực về phía nguyên tử C.
4. Liên kết cho - nhận trong phân tử CO gồm nguyên tử C là nguyên tử cho, nguyên tử O là
nguyên tử nhận.
b.
1. Ở trạng thái kích thích, nguyên tử cacbon có bốn electron độc thân ở lớp ngoài cùng.
2. Do có cấu tạo thẳng nên phân tử CO2 là phân tử phân cực.
3. Liên kết C-O trong phân tử CO2 là liên kết cộng hóa trị không có cực.
4. Trong phân tử CO2, nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hóa sp.
BÀI 2. Cho các thông tin sau:
1. Chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí.
2. Chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí.
3. Rất ít tan trong nước.
4. Tan không nhiều trong nước.
5. Không độc, không duy trì sự sống.
6. Hóa rắn ở -205,20C.
7. Gây nên hiệu ứng nhà kính.
8. Rất độc và rất bền với nhiệt.
9. Hóa thành khối rắn, trắng gọi là "nước đá khô" khi làm lạnh đột ngột ở -760C.
10. Hóa lỏng ở -191,50C.
Ghép các thông tin trên vào bảng dưới đây cho phù hợp:
CACBON MONOOXIT (CO)

CACBON ĐIOXIT (CO2)

2.1.2. Ví dụ thiết kế hoạt động dạy học theo phương pháp trực quan

a. Quy trình thực hiện
- GV treo những đồ dùng trực quan hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kỹ
thuật…Nêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của HS.
- GV trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ… tiến hành làm thí nghiệm, trình chiếu
các thiết bị kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh…
- Yêu cầu HS trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì thu nhận được
qua thí nghiệm hoặc qua những phương tiện kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh.
- Từ những chi tiết, thông tin HS thu được từ phương tiện trực quan, GV nêu câu hỏi yêu cầu HS
rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần chuyển tải.
b. Một số lưu ý khi sử dụng PP trực quan:

8


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018

- Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu GD của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng
thích hợp.
- Có PP thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan.
- HS phải quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan. Phát huy tính tích cực của HS khi sử dụng đồ dùng
trực quan.
- Đảm bảo kết hợp lời nói sinh động với việc trình bày các đồ dùng trực quan.
- Tuỳ theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách sử dụng khác
nhau.
- Cần xác định đúng thời điểm để đưa đồ dùng trực quan.
- Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theo một quy trình hợp lí. Cần chuẩn bị câu hỏi/ hệ thống
câu hỏi dẫn dắt HS quan sát và tự khai thác kiến thức.
c. Ví dụ minh họa
Bài HỢP CHẤT CỦA CACBON lớp 11


2.2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) cũng là một hoạt động khá đặc trưng
và có nhiều ý nghĩa trong công tác giáo dục của nhà trườmg. Các chủ đề được thiết kế phù hợp
với đặc điểm lứa tuổi học sinh vừa có tính khả thi, gắn liền với thực tiễn cuộc sống xã hội: ví dụ,
thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thanh
niên với tình bạn, tình yêu và gia đình; thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Hình thức tổ chức hoạt động này cần phải hết sức mềm dẻo và linh hoạt tuỳ theo điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể của tùng trường. Để hoạt động này có hiệu quả giáo dục cao cần sáng tạo
hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, tránh sự trùng lặp, nhàm chán, đơn điệu. Phải làm sao

9


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018

cho mỗi hoạt động đều có yếu tố mới mẻ, hấp dẫn học sinh.
2.2.1.Ví dụ thiết kế hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp
THI HÙNG BIỆN
TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN HỌC SINH TRONG SỰ NGHIỆP "CÔNG
NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC"
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Hiểu sâu sắc về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên HS về sự nghiệp CNH HĐH.
- Biết xác định trách nhiệm cụ thể của mình, từ đó lập kế hoạch phấn đấu, tự giác học
tập, rèn luyện.
- Rèn tính mạnh dạn, tự tin trình bày vấn đề trước tập thể: sẵn sàng tham gia các hoạt
động với tinh thần trách nhiệm cao.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
 Các đề tài hùng biện:
1. Vai trò, quyền và trách nhiệm của HS trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
2. Yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đối với đất nước.

3. Nhiệm vụ của thanh niên HS trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Họp cán bộ lớp, BCH chi đoàn, giao trách nhiệm.
- Gợi ý tìm các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động, cần vận động các điều 12,
13, 19 trong Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em để học sinh hiểu mình có quyền được thể
hiện ước mơ, khát vọng.
- Nêu mục đích yêu cầu, kế hoạch. Thời gian hoạt động cho cả lớp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị // Giải đáp những vướng mắc kiến thức cho HS.
2. Học sinh:
- Thành lập Ban tổ chức cuộc thi (theo đội).
- Trang trí lớp, kê bàn ghế phù hợp với hình thức hoạt động.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, trò chơi, phim ảnh minh hoạ.
- Mời đại biểu, Ban giám khảo. Phân công chủ toạ chương trình.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Người phụ
trách
MC

Nội dung chương trình hoạt động
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình.
+ Giới thiệu đại biểu, ban cố vấn.
+ Khai mạc cuộc thi.

10

PP&P.
tiện


Thời lượng
4'

Kịch bản


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018

(Giới thiệu các đội thi, BGK, cách thi và
cho điểm).
II. XEM PHIM:
Phim máy
(Một số đoạn phim về thành tựu khoa
chiếu
học của thế giới: Về các chế phẩm sinh học
Đại diện nhóm mới, công nghệ hoá dầu, chế tạo máy bay,
luyện kim màu...).
III. TIẾN HÀNH THI HÙNG BIỆN:
Hùng
1. Thi theo từng nhóm:
biện
(Chia lớp thành 3 nhóm để thi theo 3 đề tài)
Micrô
Các hình thức hoạt động cụ thể:
- Lời chào.
- Đại diện giới thiệu về nhóm mình.
1 HS hoặc cả
- 1 tiết mục văn nghệ - cá nhân phù hợp hát
nhóm
nhóm.

(Gợi ý chọn bài có nội dung phù hợp: VN
gấm hoa, Tiếng hát trên công trường, Mùa
nhạc
xuân từ những giếng dầu...)
- Phần hùng biện (HS đã chuẩn bị, có cho bổ
Tiểu
sung. Có thể minh hoạ bằng Tiểu phẩm).
phẩm
ĐỀ TÀI:
a. Là TNHS, bạc xác định được vai trò gì,
quyền và trách nhiệm gì trong sự nghiệp CNH
- HĐH của đất nước?
Trả lời:
Vai trò: Lực lượng xung kích, chủ chốt...
Quyền và trách nhiệm: Thể hiện những ước
mơ chính đáng, làm giàu cho bản thân và tổ
quốc, vươn lên khẳng định khả năng của tuổi
trẻ.
b. Muốn sự nghiệp CNH - HĐH thành
công, thế hệ TNHS phải đáp ứng được những
yêu cầu cụ thể nào?
Trả lời:
Theo 6 ý gợi ở tài liệu // Trân trọng ý tưởng
mới, sáng tạo và chân tình của HS.
BGK
c. Xác định nhiệm vụ trước mắt của HS
hiện nay?

11


6'

60'
mỗi đội có
khoảng 20'

10'


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018

MC & đội 3
HS

BGK
GVCN

Trả lời:
Phấn đấu toàn diện // chuyên sâu.
Có định hướng học tập rõ, không dao động,
không mất niềm tin...
2. BGK nhận xét: Về cách thể hiện ý tưởng,
tác phong hùng biện, sức thuyết phục... (có thể
lấy biểu quyết trong cả lớp, nếu cân cho bổ
sung).
Cho điểm: 3 mức (30đ, 20đ, 10đ).
Đội nào có minh hoạ Tiểu phẩm + 10đ.
3. Trò chơi tập thể:
- Sau phần thi của 2 đội, xen 1 trò chơi.
"Hiểu ý nhau. Tên; Tôi là ai - Tôi làm việc

ở đâu".
- Cách chơi: Mỗi đội cử 3 HS, phối hợp
nhau.
+ Sau khi nhận đề tài, HS mô tả bằng động
tác.
+ 01 HS đoán nghề nghiệp.
+ 01 HS đoán nơi làm việc.
(2 HS nầy chọn trong những tấm bảng có
ghi sẵn, đưa tên - đúng 1 ý được 10đ. Ghép
đúng 20đ).
4. BGK công bố kết quả // Hát bài tập
thể "Thanh niên thế hệ HCM".
5. GVCN nhận xét chung về quá trình
thực hiện:
Củng cố mục tiêu tiết HĐ: Khẳng định đây
là sự nghiệp của toàn dân, phải có niềm tin,
xác định nhiệm vụ học tập, rèn luyện, kiên trì
phấn đấu...// phát thưởng.

18 bảng
ghép cho
9 lượt
(mỗi đội
3 lượt
chơi)

7'

Quà


V. ĐƯA ĐỀ TÀI HĐ MỚI : (3')
- Đánh giá, xếp loại hoạt động của học sinh (loại A, B, C theo sự tích cực tham gia hoạt
động)
- Chuẩn bị hoạt động tiết sau.
2.2.2.Ví dụ thiết kế hoạt động giáo dục Hướng nghiệp.

12


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018
CHỦ ĐỀ
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ ĐỊA CHẤT
/
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1) Kiến thức : Biết được vị trí tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo. Triển vọng và nhu
cầu của hai ngành giao thông vận tải và địa chất. Hiểu được một số thông tin cần thiết của một
số nghề thuộc hai ngành giao thông vận tải và địa chất.
2) Kỹ năng : Trình bày được thông tin hai nghề giao thông vận tải và địa chất.
3) Thái độ : Có ý thức và chủ động tìm hiểu thông tin về nghề.
II/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Tài liệu liên quan, SGK, Giáo án, họa đồ nghề
2. Chuẩn bị của học sinh : Tìm hiểu các nghề đã nêu trên.
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
Kết hợp các hình thức :Trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý, diễn giảng, tạo tình huống
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
3. Giới thiệu bài học mới : GTVT của một quốc gia như là mạch máu trong cơ thể con người,
mạch máu ấy lưư thông tốt sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh, ngược lại hệ thống GTVT của một quốc gia
không phát triển, lạc hậu thì kinh tế – xã hội đó trì trệ, kém phát triển, lạc hậu.
THỜI
NỘI DUNG CẦN ĐẠT

HOẠT ĐỘNG
GIAN
THẦY và TRÒ
A. NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. VỊ TRÍ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TRONG XÃ HỘI :
A. Một số nét lịch sử phát triển ngành giao thông vận tải VN
- Nước ta là nước có nhiều hệ thống sông ngòi chằng chịt, bờ biển
dài trên 3500km nên từ lâu giao thông có vị trí rất quan trọng và
phát triển khá sớm. >> Đến nay………….
- Bên cạnh đó ta còn có hệ thống giao thông đường bộ nối liền các
Tỉnh và nhiều đường giao thông nhỏ, giao thông đường bộ nước ta
bắt đầu phát triển thời Pháp thuộc…> đến nay…………
- Đường sắt cũng được xây dựng (1880) từ thời Pháp thuộc……..đến
nay…….
- 15-11-1956 Cục hàng không dân dụng VN được thành lập…..đến
nay
B. Vị trí vai trò ngành giao thông vận tải :
- Nhu cầu đi lại, di chuyển con người ngày càng cao.
- Nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng lớn.
Vì thế hế thống giao thông phát triển, tốt sẽ quyết định sự phát triển
của nền kinh tế _ xã hội, đồng thời góp phần xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.
II. CÁC NHÓM NGHỀ CƠ BẢN CỦA NGÀNH GIAO THÔNG
VẬN TẢI :
1. Nhóm nghề xây dựng công trình giao thông :
- Xây dựng công trình giao thông bộ.
- Xây dựng những công trình cảng.
- Xây dựng những công trình ngầm.
2. Nhóm nghề vận tải :
- Vận tải đường bộ.

- Vận tải đường sắt.
- Vận tải đường sông, biển.
- Vận tải đường hàng không.
- Vận tải đường ống.
3. Nhóm nghề công nghiệp giao thông vận tải :
- Công nghiệp sản xuất vật liệu và cấu kiện xây lắp.

13

Thầy :
Ngành GTVT ta
có các phương
tiện nào ?
Trò : trả lời - bổ
sung ý…
Thầy : nhận xét –
định hướng
Theo em ngành
GTVT có vai trò
vị trí như thế nào
trong xã hội ?
Trò : trả lời - bổ
sung ý…
Thầy : nhận xét –
định hướng
- Nhóm nghề XD
công trình giao
thông gồm có
nhóm XD công
trình gì ?

- Nhóm nghề vận
tải gồm có nhóm
nghề vận tải gì ?
- Nhóm nghề
công nghiệp giao
thông gồm có
nhóm nghề công
nghiệp gì ?


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018
- Công nghiệp đóng mới và sửa chữa các thiết bị làm đường, cầu, xếp
dỡ.
- Công nghiệp đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải.
- Công nghiệp sửa chữa và bảo dưỡng máy bay.
- Công nghiệp đóng mới và sửa chữa các thiết bị hệ thống thông tin
liên lạc.
III. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG VÀ YÊU CẦU NGÀNH GIAO
THÔNG VẬN TẢI.
1. Đối tượng lao động :
- Các công trình giao thông đường bộ, sắt, thủy, hàng không.
- Các phương tiện vận tải giao thông đường bộ, sắt, thủy, hàng
không.
- Các thiết bị, vật liệu và cấu kiện xây lắp công trình giao thông.
2. Nội dung lao động : gồm 3 giai đoạn
- Giai đọan chuẩn bị : thiết kế, giám định, dự tóan, điều tra, khảo sát,
chuẩn bị vật tư, thiết bị thi công…..
- Giai đoạn thi công : tiền hành thực hiện thi công dự án theo thiết kế
- Hoàn thiện và đưa vào khai thác, sử dụng và bảo dưỡng.
3. Công cụ (phương tiện) lao động :

- Tùy theo chuyên môn từng nghề, từng ngành sẽ cần những công cụ
lao động khác nhau từ thô sơ đến hiện đại.
4. Yêu cầu của nghề đối với người lao động :
a. Kiến thức :
b. Kỹ năng :
c. Đạo đức nghề nghiệp.
d. Yêu cầu tâm – sinh lý.
e. Yêu cầu sức khỏe.
5. Điều kiện lao động :
- Chú ý lọai hình lao động của một số nhóm nghề đã nêu.
- chú ý một số nhóm nghề làm việc ngòai trời, công trình kéo dài,
luôn di chuyển địa điểm, nặng nhọc, độc hại……
6. Chống chỉ định nghề :
Có bệnh tim mạch, thần kinh, thấp khớp, lao phổi, dị ứng thời
tiết……
IV. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ :
Do yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH hóa đất nước và sự hội nhập giao
lưu khu vực, quốc tế nên ngành giao thông vận tải sẽ phát triển
mạnh.
V. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TUYỂN
SINH :
1. Hệ Trung cấp chuyên nghiệp. (“Những điều cần biết về tuyển
sinh Trung cấp chuyên nghiệp” do Bộ GD & ĐT ban hành cho từng
năm học)
2.Hệ Cao đẳng, Đại học. (“Những điều cần biết về tuyển sinh Cao
đẳng, Đại học” do Bộ GD & ĐT ban hành cho từng năm học)

Trò : Hội ý - trả
lời - bổ sung ý…
Thầy : nhận xét –

định hướng

Cho biết đối
tượng lao động
ngành GTVT ?

Thầy : diễn giảng
Công cụ lao động
của ngành
GTVT ?
Người hành nghề
GTVT cần có
những yêu cầu
nào ? giải thích ?
Trò : Hội ý - trả
lời - bổ sung ý…
Thầy : nhận xét –
định hướng.
Diễn giảng
Diễn giảng

Diễn giảng
và định hướng

B. NGÀNH ĐỊA CHẤT
I. VỊ TRÍ NGÀNH ĐỊA CHẤT TRONG XÃ HỘI :
A. Một số nét lịch sử phát triển ngành Địa chất VN
- Nhân dân ta biết khai thác và sử dụng nguyên liệu khóang sản từ rất
lâu ( trống đồng Đông sơn, mũi tên đồng Cổ Loa…..).
Diễn giảng

- Cuối TK XIX CP. PHÁP thành lập cơ quan điều tra khóang sản tại và định hướng
VN.

14


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018
- Từ những năm 50 thế kỷ XX ngành Địa chất bắt đầu phát triển và
nhanh chóng trưởng thành, hiện nay là thành viên chính thức của
hiệp hội địa chất Đông Nam Á.
B. Vị trí vai trò ngành Địa chất :
Góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
II. CÁC NHÓM NGHỀ CƠ BẢN CỦA NGÀNH ĐỊA CHẤT :
- Địa chất tìm kiếm, thăm dò khóang sản.
- Địa chất vật lý.
- Địa chất dầu khí.
- Địa chất kỹ thuật.
- Địa chất đô thị.
- Địa chất môi trường.
- Địa chất du lịch
- Khai thác và chế biến nguyên liệu khóang sản.

CỦNG
CỐ :

III. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA NGÀNH ĐỊA CHẤT :
1. Đối tượng lao động :
- Cấu trúc địa chất VN.
- Tài nguyên, khóang sản cơ bản VN.
- Các trường địa lý khu vực.

- Các trường địa trường, địa chấn kiến tạo.
2. Nội dung lao động :
- Điều tra, nghiên cứu, lập bản đồ, khai thác, chế biến…… địa chất
và khóang sản.
3. Công cụ lao động :
- Các lọai công cụ tìm kiếm, thăm dò.
- Các lọai thiết bị điều tra, phân tích, thăm dò, khai thác.
4. Yêu cầu của nghề đối với người lao động :
a. Kiến thức :
b. Kỹ năng :
c. Đạo đức nghề nghiệp.
d. Yêu cầu tâm – sinh lý.
e. Yêu cầu sức khỏe.
5. Điều kiện lao động :
- Công việc nặng nhọc, thường xuyên đi xa, làm việc ngòai trời, hiểm
trở, nguy hiểm…..
6. Chống chỉ định nghề :
Có bệnh tim mạch, thần kinh, thấp khớp, lao phổi, dị ứng thời
tiết……
IV. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ :
- VN có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng.
- Nhà nước thực hiện chính sách hợp tác, liên doanh đầu tư với
nước ngòai có trình độ tiên tiến trên thế giới.
- VN là thành viên của LHQT các khoa học địa chất (IUUGS).
V. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TUYỂN
SINH :
1. Hệ Trung cấp chuyên nghiệp. (“Những điều cần biết về tuyển
sinh Trung cấp chuyên nghiệp” do Bộ GD & ĐT ban hành cho từng
năm học)
2.Hệ Cao đẳng, Đại học. (“Những điều cần biết về tuyển sinh Cao

đẳng, Đại học” do Bộ GD & ĐT ban hành cho từng năm học).
Em nêu một số nhóm nghề tại địa phương có liên quan đến
ngành GTVT và Địa chất ?

15

Ngành địa chất
gồm có những
nhóm nghề nào ?
Trò : Hội ý - trả
lời - bổ sung ý…
Thầy : nhận xét –
định hướng.

Cho biết đối
tượng lao động
ngành ĐC ?
Trò : Hội ý - trả
lời - bổ sung ý…
Thầy : nhận xét –
định hướng.
Công cụ lao động
của ngành ĐC ?
Người hành nghề
ĐC cần có những
yêu cầu nào ? giải
thích ?
Trò : Hội ý - trả
lời - bổ sung ý…
Thầy : nhận xét –

định hướng.
Diễn giảng

Diễn giảng

Diễn giảng _ định
hướng


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018

2.2.3. Ví dụ thiết kế Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp

Chủ đề tháng 9
THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ
"BẠN HIỂU GÌ VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC"
Hoạt động 1
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Học sinh hiểu được nội dung cơ bản và bày tỏ ý kiến về sự nghiệp CNH-HĐH.
- Biết xác định quyền và trách nhiệm của thanh niên HS là tích cực, chủ động, tự giác học tập,
rèn luyện để sau này góp phần cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- Tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước do Đảng lãnh đạo.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
 Thảo luận chuyên đề:
1. Công nghiệp hoá là gì? Vì sao phải tiến hành CNH-HĐH?
Có thể xây dựng và phát triển đất nước dựa vào nền sản xuất nông nghiệp như hiện hay được
không? Con người sống trong thời đại CNH-HĐH sẽ như thế nào? (Năng động hơn, có tác phong và lối
sống công nghiệp...).
Để trả lời câu hỏi này, người dẫn CT gợi ý: Muốn phát triển đất nước phải làm cho nền sản
xuất nhỏ, thủ công nghiệp hiện nay trở thành nền sản xuất công nghiệp với các máy móc, thiết bị và

phương tiện hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo
ra năng suất lao động xã hội cao. Đó chính là công nghiệp hoá. Nhưng nước ta đi lên từ một nước nông
nghiệp lạc hậu, muốn phát triển nhanh, theo kịp các nước trong khu vực, chúng ta phải hiện đại hoá nền
công nghiệp. Hiện đại hoá là gì? Đó là nền công nghiệp được áp dụng các thành tựu khoa học, công
nghệ hiện đại nhất ở các khâu,các lĩnh vực sản xuất. Toàn bộ nền sản xuất công nghiệp từng bước được

16


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018
tự động hoá, tin học hoá... trong đó hàm lượng trí tuệ này càn chiếm tỉ trọng lớn trong các sản phẩm
được sản xuất ra.
2. Mục tiêu của CNH-HĐH:
"Xây dựng đất nước ta thành 1 nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống
vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu... văn minh".
 Đến năm 2020 phấn đấu thành 1 nước công nghiệp.
3. Vai trò của CNH-HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước:
- Làm cho tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, của cải làm ra nhiều hơn, chất lượng tốt
hơn, giá rẻ hơn.
- Từ đó có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho các công trình công cộng như bệnh viện, trường học,
đường giao thông, các công trình văn hoá... nâng cao đời sống nhân dân về cả vật chất lẫn tinh thần. Học
sinh có điều kiện học tốt hơn, có đầy đủ các điều kiện để phát triển tối đa cả về thể chất lẫn tinh thần.
4. Quan điểm cơ bản:
- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế.
- Xem đây là sự nghiệp của toàn dân.
- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố phát triển.
- Lấy khoa học - công nghệ làm động lực.
- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển.
 Ngoài các điều kiện về vốn, khoa học, công nghệ, cơ sở hạ tầng... thì điều kiện đặc biệt

quan trọng là phải có nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu CNH - HĐH. Con đường tốt nhất và
duy nhất giúp chúng ta có điều kiện này là đầu tư cho giáo dục.
5. Trách nhiệm, vai trò xung kích của thanh niên...?
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tìm các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động, cần vận dụng các điều 12, 13, 29 trong
Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ việc thực hiện các
quyền nói trên trong thực tế.
- Nêu mục đích yêu cầu, kế hoạch. thời gian hoạt động cho cả lớp.
Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động. Câu hỏi có thể
đưa ra dưới dạng câu hỏi - đáp hoặc dưới dạng xử lý tình huống.
- Giao cán bộ lớp phân công các tổ chuẩn bị câu trả lời (theo nhóm hoặc cá nhân).
2. Học sinh:
- Nhận vấn đề (câu hỏi), hội ý thống nhất nội dung, hình thức hoạt động. tiến hành phân nhóm,
thu thập những tài liệu cần thiết, chuẩn bị đáp án.
- Trang trí lớp, kê bàn ghế phù hợp với hình thức hoạt động.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
- Phân công chủ toạ chương trình.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Người phụ trách
Người điều khiển

Nội dung chương trình hoạt động
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình.

17

PP&P. tiện
Chương trình


Thời lượng
3'


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018

Đóng tiểu phẩm

Đại diện nhóm

Đại diện nhóm

Đại diện nhóm
Xung phong

+ Giới thiệu đại biểu, ban cố vấn.
II. THẢO LUẬN:
1. Tiểu phẩm dẫn ý
2. Chia nhóm (từ 3 đến 5 nhóm)
Chuẩn bị phương tiện
Các nhóm trình bày ý kiến, bổ sung.
Nội dung:
- Nhóm 1: Bàn "Hiểu thế nào là CNH,
HĐH?".
- Nhóm 2: Bàn "Mục tiêu của CNH, HĐH
đất nước".
- Nhóm 3: Bàn "Vai trò của CNH, HĐH
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước?".

- Nhóm 4: Nêu tóm tắt quan điểm của nhà
nước ta trong việc thực hiện CNH, HĐH.
- Nhóm 5: Vai trò, trách nhiệm của thanh
niên, HS trong công cuộc này. Thể hiện cụ thể
?
3. Thảo luận nhóm --> cả lớp
4. Xen các tiết mục văn nghệ
- Bài ca xây dựng
- Mùa xuân từ những giếng dầu..
III. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
1. Lời kết cho tiểu phẩm
2. Đại biểu có ý kiến
3. Đúc kết nội dung: khẳng định niềm tin
về CNH, HĐH. Hưởng thành quả \\ Có nghĩa
vụ đóng góp (nâng cao trình độ, rèn thể chất,
đạo đức...)

V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG : (2')
- HS vieát thu hoaïch: Chương trình hành động của bản thân
- GV nêu nội dung hoạt động tiết sau.

2.3. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao
Ví dụ thiết kế hoạt động văn hóa
KẾ HOẠCH
HỘI THI “MISS & MR”
năm học 2017 - 2018

18

Kịch bản


15'

Thảo luận

Giấy viết

15'
5'
Nhạc, micro

5'


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018

Căn cứ vào kế hoạch hoạt động năm học của Ban chấp hành tỉnh đoàn, Đoàn khối các
cơ quan tỉnh và đoàn trường THPT về việc tổ chức hoạt động phong trào thanh niên năm
2018;
Ban chấp hành Đoàn trường THPT xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi “MISS & MR
Chu Văn An” năm học 2017 – 2018, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 87 năm ngày thành lập đoàn TNCS Hồ
Chí Minh( 2/3/1931- 26/3/2018)
- Tạo cầu nối cho Đoàn viên, thanh niên trong nhà trường yêu thích các hoạt động xã hội,
văn hóa văn nghệ; tạo cơ hội giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, tính sáng tạo năng động, tăng
cường tinh thần đoàn kết trong học đường, qua đó góp phần giáo dục phẩm chất đạo đức toàn
diện cho đoàn viên, thanh viên của Trường.
- Thông qua hoạt động, tìm kiếm ra những nhân tố tích cực, có năng khiếu tham gia vào
các hoạt động của Đoàn trường.

II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
- Tất cả đoàn viên, thanh niên trường THPT.
- Mỗi cặp thí sinh dự thi gồm 1 nam - 1 nữ.
- Tất cả các chi đoàn đều phải có thành viên tham gia (không giới hạn số lượng và được
phép liên quân các chi đoàn).
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM GIA
1.Thời gian: Dự kiến từ 06/03/2018 đến 25/03/2018.
Nộp đơn đăng kí: từ ngày 6/3/2018 đến 10/3/2018.
2. Địa điểm: Sân trường.
3. Thành phần tham gia:
- Toàn thể giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Toàn bộ học sinh nhà trường.
IV. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI
1. Vòng sơ loại:
- Thời gian: 14h, thứ 7 ngày 17/03/2018.
- Địa điểm: Nhà đa năng trường THPT.
- Nội dung: thi 2 nội dung
+ Nội dung 1: Trình diễn trang phục tự chọn.
+ Nội dung 2: Mỗi cặp TS trình bày phần thi năng khiếu.
Ban tổ chức chọn ra 5 cặp thí sinh có điểm số cao nhất vào vòng chung kết.
2. Vòng chung kết:
- Thời gian: 19h giờ, thứ 7, ngày 24/03/2018.
- Địa điểm: Sân trường THPT.
- Nội dung:
+ Trình chiếu clip.
TS nộp clip (dài 5 phút) ngày 20/3; bình chọn online từ 21/3/2018-23/3/2018.
+ Trình diễn trang phục tự chọn.
+ Năng khiếu: mỗi cặp đôi có 5 phút để thể hiện phần thi của mình.
+ Hiểu biết: các cặp đôi bốc thăm để lựa chọn câu hỏi, thời gian 2 phút/ 1 cặp đôi.
V. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

- Giải Mr & Miss: 500.000 VNĐ
- Giải phần thi hiểu biết xuất sắc nhất: 300.000 VNĐ
- Giải cặp đôi có trang phục đẹp nhất: 300.000 VNĐ
- Giải phần thi năng khiếu hay nhất: 300. 000 VNĐ
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

19


Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018

1. Đoàn trường
- Lên kế hoạch, triển khai tới GV, học sinh nhà trường.
- Lên danh sách đề nghị Ban giám hiệu thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo, tổ tư vấn.
- Dự trù kinh phí, giải thưởng và chi phí phục vụ công tác tổ chức trong thời gian diễn ra
hội thi.
- Chỉ đạo cơ sở các chi đoàn xây dựng chương trình, kế hoạch tập luyện và huy động lực
lượng tham gia.
2. Ban văn nghệ, các tổ chuyên môn
- Tư vấn, hỗ trợ Ban chấp hành đoàn trường trong việc tổ chức hội thi.
- Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Ban giám hiệu và đề nghị hỗ trợ của đoàn
trường
3. Các chi đoàn
- Phát động đoàn viên, thanh niên chi đoàn tích cực tham gia cuộc thi.
- Tích cực tham gia cổ vũ bạn học đi thi.
4. Giáo viên chủ nhiệm
- Lựa chọn, tư vấn học sinh lớp chủ nhiệm tham gia cuộc thi.
- Chủ động đề nghị phụ huynh hỗ trợ học sinh tập luyện và đi thi..
- Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Ban giám hiệu và đề nghị của đoàn trường
5. Thí sinh tham gia thi

- Tích cực tập luyện và chuẩn bị các nội dung của cuộc thi.
3. Đánh giá hiệu quả
3.1. Ưu điểm
Các hoạt động trong nhà trường được tổ chức phong phú đa dạng, thu hút học sinh tham gia và
đạt được các mục tiêu cần đạt của các hoạt động giáo dục. Từ đó có nhiều tác động đến việc phát
triển toàn diện cho HS THPT góp phần phát triển nhân cách học sinh.
3.2. Hạn chế
- Còn gặp nhiều khó khăn về khâu tổ chức, kinh phí và thời gian hoạt động.
- Một bộ phận HS chưa tích cực, Phụ huynh chưa quan tâm sát đáng.
4. Bài học kinh nghiệm
Trong quá tự nghiên cứu và bồi dưỡng chuyên đề Tôi nhận thấy nội dung chuyên đề hoàn
toàn phù hợp với thực tiễn trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục cho HS ở trường phổ
thông, giúp bản thân mỗi giáo viên có cách nhìn tổng quan cũng như thấy rõ vai trò của việc
giáo dục HS các hoạt động giáo dục từ đó có sự linh hoạt trong tổ chức và sáng tạo trong hoạt
động đáp ứng được yêu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội
5. Kiến nghị, đề xuất: Không

20



×