Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CAO SU TẠI XÃ MINH THÀNH, HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.02 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG
CAO SU TẠI XÃ MINH THÀNH, HUYỆN CHƠN THÀNH,
TỈNH BÌNH PHƯỚC

LÊ THỊ HÀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh
tế của nông hộ trồng cao su tại xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước”
do Lê Thị Hà, sinh viên khóa 32, ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

.

TS. Thái Anh Hòa
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn gia đình và người thân đã động viên và lo
lắng để tôi có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt kiến thức quí báu và dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm đại học.
Xin chân thành biết ơn thầy TS. Thái Anh Hòa đã tận tâm chỉ bảo, giúp tôi vượt
qua những khó khăn trong quá trình thực hiện khóa luận. Tạo cho tôi một cách nhìn
rộng và mới hơn về phương pháp thực hiện một đề tài nghiên cứu mà tôi có thể mang
theo bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình.
Xin chân thành cảm ơn quý cô chú, anh chị ở UBND và các chủ nông hộ xã

Minh Thành đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá điều tra thực hiện khóa luận.
Cuối cùng xin cảm ơn những người bạn cùng phòng, cùng lớp, và người bạn đã
luôn ở bên quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quãng đời sinh viên của mình.
Xin chân thành cám ơn!

TP.HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2010
Sinh viên
Lê Thị Hà


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ HÀ. Tháng 07 năm 2010. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế của Nông
Hộ Trồng Cao Su tại Xã Minh Thành, Huyện Chơn Thành, Tỉnh Bình Phước”.
LE THI HA. July 2010. “Evaluation The Economic Efficiency of Rubber
Farmers in Minh Thanh Commune, Chon Thanh District, Binh Phuoc province”.
Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của cây cao su trên cơ sở phân tích
những số liệu điều tra 90 hộ, gồm 60 hộ trồng cao su, 30 hộ trồng điều và thu thập số
liệu thứ cấp từ các phòng ban của xã Minh Thành. Từ đó, đánh giá hiệu quả kinh tế
tính trên một ha canh tác cao su và lợi nhuận thu được của người nông dân.
Kết quả so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây cao su và cây điều đang trồng phổ
biến trên địa bàn xã đã cho thấy cây cao su có hiệu quả kinh tế cao hơn cây điều, mang
lai thu nhập ổn định cho người nông dân. Đồng thời, tìm hiểu quá trình canh tác cao su
tại địa phương, đánh giá về kỹ thuật canh tác, nhu cầu và những vấn đề còn tồn đọng
của người dân trong quá trình trồng và chăm sóc cao su. Từ đó, đề tài đưa ra những
giải pháp để giải quyết các vấn đề tồn đọng:
- Cần chọn giống mới mà hiện nay đã được ngành cao su ứng dụng.
- Có chính sách phát triển cao su nông hộ cụ thể đến từng địa phương
- Có các chính sách quản lý, các hình thức tiêu thụ cũng như giá cả thu mua sản
phẩm cao su hợp lý.



MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

3

1.4. Cấu trúc khoá luận

3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu khái quát về cây cao su

4

2.2. Thị trường và tình hình tiêu thụ cao su trên thế giới

6

2.3. Điều kiện tự nhiên của xã


7

2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội

9

2.4.1. Điều kiện kinh tế

9

2.4.2. Điều kiện xã hội

10

2.5. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Minh Thành năm 2009

12

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

3.1. Cơ sở lí luận

15

3.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò kinh tế hộ

15


3.1.2. Một số chỉ tiêu xác định kết quả - hiệu quả sản xuất

16

3.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá dự án

18

3.2. Phương pháp nghiên cứu

20

3.2.1. Phương pháp mô tả

20

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

20

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

22

4.1. Đặc điểm của chủ hộ trồng cao su

22

4.2. Tình hình sử dụng giống của các hộ điều tra


26

4.2.1. Vai trò của việc chọn giống

26
v


4.2.2. Tình hình sử dụng giống

26

4.2.3. Các loại giống được sử dung trên địa bàn xã

27

4.2.4. Về mật độ và chế độ cạo

28

4.3. Kết quả - hiệu quả - bảng ngân lưu của cây cao su

29

4.3.1. Chi phí đầu tư cho một ha cao su thời kì KTCB

29

4.3.2. Chi phí đầu tư cho một ha cao su thời kì kinh doanh


30

4.3.3. Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kì kinh doanh

31

4.3.4. Kết quả - hiệu quả kinh tế trên 1 ha cao su giai đoạn SXKD

32

4.3.5. Đánh giá hiệu quả đầu tư 1 ha cao su

33

4.4. Đánh giá kết quả- hiệu quả của 1 ha điều

35

4.4.1. Đặc điểm chủ hộ trồng điều

35

4.4.2. Giới thiệu sơ lược về cây điều

37

4.4.3. Chi phí đầu tư cho một ha điều thời kỳ KTCB

38


4.4.4. Chi phí đầu tư cho một ha điều thời kỳ Kinh Doanh

39

4.4.5. Chi phí đầu tư cho 1 ha điều thời kỳ kinh doanh

39

4.4.6. Kết quả - hiệu quả kinh tế của 1 ha điều

40

4.4.7. Đánh giá hiệu quả đầu tư của 1 ha điều

41

4.5. So sánh các chỉ tiêu giữa cây cao su và cây điều

42

4.5.1. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây cao su và cây điều

42

4.5.2. So sánh chỉ tiêu về kết quả - hiệu quả kinh tế giữa cây cao su và cây điều

43

4.6. Phân tích độ nhạy


43

4.6.1. Phân tích độ nhạy của NPV, IRR theo giá bán và năng suất

44

4.6.2. Phân tích độ nhạy của lợi nhuận theo giá bán và năng suất

46

4.7. Kênh tiêu thụ sản phẩm

48

4.8. Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả canh tác cao su nông hộ

49

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

50

5.1. Kết luận

50

5.2. Kiến nghị

51


5.2.1. Đối với nhà nước

51

5.2.2. Đối với địa phương

51

5.2.3. Đối với nông hộ

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

52

PHỤ LỤC

53
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANRPC

Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (Natural Rubber
Producing Countries)




Cao đẳng

CPLĐ

Chi phí lao động

CPVC

Chi phí vật chất

ĐH

Đại học

DT/CP

Doanh thu/Chi phí

ĐVT

Đơn vị tính

Ha

Hecta

IRSG

Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (International Rubber Study
Group)


KQĐT

Kết quả điều tra

KTCB

Kiến thiết cơ bản.

LN/CP

Lợi nhuận/Chi phí

LN/DT

Lợi nhuận/Doanh thu

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TAGS

Thức ăn gia súc

TC


Trung cấp

TTTH

Tính toán tổng hợp

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Dân Số Của Xã Năm 2009

10

Bảng 2.2. Tình Hình Giáo Dục của Xã Năm 2009

11

Bảng 2.3. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Đai Của Xã Minh Thành Năm 2009

12

Bảng 2.4. Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Địa Phương Năm 2009

12


Bảng 4.1. Qui Mô Nhân Khẩu

22

Bảng 4.2. Độ Tuổi Chủ Hộ Điều Tra

23

Bảng 4.3. Số Năm Kinh Nghiệm Của Chủ Hộ

24

Bảng 4.4. Trình Độ Văn Hóa Của Chủ Hộ

24

Bảng 4.5. Nguồn Gốc Giống

26

Bảng 4.6. Các Loại Giống Được Sử Dụng Trên Địa Bàn Xã

27

Bảng 4.7. Mật Độ Trồng Trên Địa Bàn Xã

28

Bảng 4.8. Chi phí đầu tư cho một ha cao su thời kì KTCB


29

Bảng 4.9. Bảng Chi Phí Đầu Tư Cho 1 Ha Cao Su Thời Kỳ Kinh Doanh

30

Bảng 4.10. Bảng Chi Phí Đầu Tư 1 Ha Cao Su Năm 2009

31

Bảng 4.11. Kết Quả và Hiệu Qủa Kinh Tế trên 1 Ha Cao Su Năm 2009

32

Bảng 4.12. Bảng Ngân Lưu Cho Một Ha Cao Su

34

Bảng 4.13. Bảng Chiết Tính NPV – IRR – PP Cho Một Ha Cao Su

35

Bảng 4.14. Quy Mô Nhân Khẩu

35

Bảng 4.15. Độ Tuổi Chủ Hộ

36


Bảng 4.16. Số Năm Kinh Nghiệm Canh Tác Của Chủ Hộ

36

Bảng 4.17. Trình Độ Văn Hóa Của Chủ Hộ

37

Bảng 4.18. Chi Phí Đầu Tư Cho Một Ha Điều Thời Kì KTCB

38

Bảng 4.19. Chi Phí Đầu Tư Cho Một Ha Điều Thời Kì Kinh Doanh

39

Bảng 4.20. Bảng Chi Phí Đầu Tư Một Ha Điều Năm 2009

39

Bảng 4.21. Bảng kết quả - Hiệu Quả Kinh Tế Cây Điều

40

Bảng 4.22. Bảng Ngân Lưu Cho 1 Ha Điều

41

Bảng 4.23. Bảng Chiết Tính NPV – IRR – PP Cho 1 Ha Điều


42

Bảng 4.24. Bảng So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Giữa Cây Cao Su Và Cây Điều

42

viii


Bảng 4.25. Bảng So Sánh KQ - HQ Kinh Tế Giữa Cây Cao Su Và Cây Điều

43

Bảng 4.26. Độ Nhạy của NPV Theo Giá Bán và Năng Suất trên 1 Ha Cao Su

44

Bảng 4.27. Độ Nhạy của IRR Theo Giá Bán và Năng Suất trên 1 Ha Cao Su

45

Bảng 4.28. Độ Nhạy của NPV Theo Giá Bán và Năng Suất trên 1 Ha Điều

45

Bảng 4.29. Độ Nhạy của IRR Theo Giá Bán và Năng Suất trên 1 Ha Điều

46


Bảng 4.30. Độ Nhạy của Lợi Nhuận Theo Giá Bán và Năng Suất trên 1 Ha Cao Su 47
Bảng 4.31. Độ Nhạy của Lợi Nhuận Theo Giá Bán và Năng Suất trên 1 Ha Điều

ix

47


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sản Lượng Cao Su Tự Nhiên Trên Thế Giới

6

Hình 2.2. Tình Hình Tiêu Thụ Cao Su Tự Nhiên Trên Thế Giới

6

Hình 2.3. Xuất Khẩu Cao Su Việt Nam

13

Hình 4.1. Cơ Cấu Diện Tích Trồng Cao Su Của Nông Hộ

25

Hình 4.2. Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm

48

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục: Bảng câu hỏi

53

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh
và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Nông dân ở các tỉnh trồng
nhiều cao su như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Quảng Trị, Đăk Lăk,… cũng
giàu lên nhờ cây cao su. Sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam trong thời gian
gần đây tăng khá mạnh, từ chỉ có 220 ngàn tấn năm 1996 lên 550 ngàn tấn năm 2007.
Vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định.
Hiện nay, nước ta đang đứng ở vị trí thứ tư trên thế giới về xuất khẩu mặt hàng
cao su, góp phần đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
Bên cạnh sản phẩm chính là mủ, vườn cao su còn mang lại các sản phẩm khác
như: gỗ, hạt,…Và hơn thế nữa, cây cao su còn có tác dụng cải thiện môi trường sinh
thái, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.
Chính phủ đã ban hành QĐ 750/TTg về Quy hoạch phát triển cao su đến năm
2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, cả nước sẽ có
800.000 ha cao su và sản lượng mủ đạt 1,2 triệu tấn. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu
sẽ đạt 2 tỷ USD. Năm 2010, dự kiến ngành cao su sẽ phát triển thêm diện tích từ
30.000 - 40.000 ha, sản lượng sẽ đạt khoảng 770.000 tấn mủ và xuất khẩu 750.000 tấn

với trị giá 1,5 tỷ USD.
Minh Thành là một xã thuộc huyện Chơn Thành, nằm trong vùng miền Đông
Nam Bộ, có nhiều tiềm năng phát triển cây lâu năm và cây hàng năm có hiệu quả kinh
tế cao như: cao su, điều, mì, …Trong những năm vừa qua, do sự biến động của thị
trường thế giới cũng như nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới không ngừng
tăng, đã kéo theo gía cao su tăng. Do vậy, đời sống của người dân cũng ngày càng


được cải thiện. Đồng thời, diện tích cao su ở xã trong những năm gần đây không
ngừng được mở rộng và trở thành cây trồng trọng điểm của xã.
Đầu tư sản xuất cao su là hoạt động kinh doanh nông nghiệp dài ngày cần có
kiến thức về giống, phương pháp trồng, khai thác thông thạo nhằm đạt hiệu quả kinh tế
cao. Vì thế việc trồng cao su làm sao cho phù hợp, sao cho đạt được sản lượng và chất
lượng cao đó là vấn đề mà người trồng luôn quan tâm.
Với mong muốn cây cao su phát triển vững mạnh và để thấy được sự phát triển
của cây cao sư như thế nào cũng như hiệu quả của nó ra sao, nhằm đưa ra những
khuyến cáo cho các hộ nông dân có nên tiếp tục duy trì, mở rộng hay giảm bớt diện
tích canh tác cao su, được sự đồng ý của Khoa Kinh tế Trường Đại Học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh và UBND xã Minh Thành, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh Giá
Hiệu Quả Kinh Tế Của Nông Hộ Trồng Cao Su Tại Xã Minh Thành, Huyện
Chơn Thành, Tỉnh Bình phước”.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế và bước đầu chập chững trong việc áp
dụng kiến thức vào thực tiễn, do đó đề tài không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế
xảy ra. Tôi rất mong sự đóng góp của thầy cô, cô chú anh chị trong UBND xã Minh
Thành và các bạn sinh viên đồng nghiệp góp ý cho tôi để đề tài của tôi hoàn thiện hơn
và có giá trị thực tiễn hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng cao su tại xã Minh Thành, huyện
Chơn Thành, tỉnh Bình phước.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát tình hình trồng cao su của các nông hộ trên địa bàn xã.
- Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất của việc trồng cây cao su so với
trồng cây điều.
- Tìm hiểu những khó khăn của hộ trồng cao su hiện nay và đề xuất hướng khắc
phục, giải quyết trong tương lai.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi không gian: địa bàn xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình
Phước.
Phạm vi thời gian: nghiên cứu từ ngày 1/04/2010 đến ngày 30/6/2010.
1.4. Cấu trúc khoá luận
- Chương 1: Mở đầu. Chương nêu lên lý do, ý nghĩa của việc chọn đề tài nghiên
cứu, được nêu cụ thể trong phần Đặt vấn đề. Ngoài ra còn mục tiêu nghiên cứu, phạm
vi và cấu trúc của khoá luận.
- Chương 2: Tổng quan. Chương nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội của xã và về các tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Gồm phần nội dung nêu
những khái niệm cơ bản có liên quan đến khoá luận, những khái niệm chung và cụ thể
có tính chuyên biệt do từng yêu cầu của vấn đề nghiên cứu như khái niệm cơ bản về
kinh tế nông hộ, giới thiệu khái quát về cây cao su, các vấn đề liên quan đến sự phát
triển của cây cao su… Phần phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập
và xử lý số liệu, phương pháp phân tích chung và các phương pháp có tính đặc thù của
dự án đầu tư, tính hiệu quả kinh tế của cây lâu năm…
- Chương 4: Kết quả và thảo luận. Đây là phần trọng tâm của khoá luận, nêu lên
kết quả đạt được trong quá trình thực hiện và phân tích các kết quả về thực tiễn và lý
luận. Qua quá trình điều tra chung về những hộ trồng cao su và trồng điều, đánh giá

được mô hình nào mang lại hiệu quả kinh tế khả quan hơn, cuối cùng là xem xét
những khó khăn chung và nêu ra những biện pháp tháo gỡ những vấn đề rút mắc.
- Chương 5: Kết luận và đề nghị. Rút ra kết luận chính đạt được và đề xuất các
kiến nghị có liên quan, các giải pháp cần thực hiện.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu khái quát về cây cao su
Đặc điểm cây cao su:
Cây cao su (Hevea Brasiliensis Muell.Ang) được du nhập vào Châu Á từ năm
1876 và trồng trên 9 triệu ha ở nhiều nước, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới như: Việt
Nam, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ,…nó đã và đang đóng góp vào nguồn xuất khẩu và
công ăn việc làm, nhất là ở các nước Đông Nam Á.
Cây cao su thuộc họ Euphorbiacea mọc hoang dại chủ yếu ở vùng phía Nam
của sông Amazon trải rộng đến vùng Acre, Matto Grosso và Parana của Brazil. Cây
cao su cũng được tìm thấy ở phía Bắc sông Amazon về phía Tây Nam của Manus cũng
như ở cực Nam của của Columbia.
Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20m, rễ ăn rất sâu để giữ vững
thân cây, hấp thụ chất dinh dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ màu nâu nhạt, lá
thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao
quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo vì hoa đực thường chín sớm hơn hoa cái.
Quả cao su là quả nang, có ba mảnh vỏ ghép thành ba buồng, mỗi nang một hạt hình
bầu dục hay hình cầu, có lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn.
Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 220C – 300C
(tốt nhất ở 260C – 280C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2000mm) nhưng không chịu được
sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4-5 tháng, tuy nhiên

năng suất mủ sẽ giảm. Tại Việt Nam, cây thích hợp với đất đỏ sẫm ở vùng Đông Nam
Bộ.
Cây sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm thành cây non. Khi trồng cây được 5-6
năm có thể khai thác mủ và cây thường tái sinh sau 18-20 năm.


Giá trị cây cao su:
Cùng với cao su nhân tạo, cao su thiên nhiên là một trong những nguyên liệu
chủ chốt của nền công nghiệp hiện đại, có rất nhiều mặt hàng làm từ cao su, có thể
chia công dụng của chúng thành những nhóm chính như sau:
- Cao su vỏ ruột xe, nhóm này rất quan trọng chiếm nhiều nhất trong lượng cao
su tiêu thụ trên thế giới.
- Cao su công nghiệp dùng làm các ống dẫn, các băng chuyền.
- Quần áo, giày, dép, áo mưa,…
- Cao su xốp, dùng làm gối, đệm, thảm trải sàn nhà,…
- Dụng cụ y tế, dụng cụ gia đình, chất cách điện,…
Vào những năm gần đây, ngành chế biến mủ cao su trong nước đã có những
bước tiến rõ rệt, nó không chỉ phục vụ cho các ngành công nghiệp chủ yếu mà còn cả
các mặt hàng dân dụng trong gia đình, trong công nghiệp. Cao su là nguyên liệu không
thể thiếu và xếp hàng thứ tư sau dầu mỏ, than đá và gang thép.
Ngoài sản phẩm chính là mủ, cao su còn cho hạt và gỗ là hai sản phẩm phụ có
giá trị kinh tế rất cao. Mỗi ha cao su trưởng thành có thể cho từ 250-500 kg hạt, hạt
cao su có thể ép dầu, phần bã còn lại có thể làm TAGS hoặc làm phân bón cho cây
trồng, do đặc tính mau khô nên người ta dùng dầu cao su để pha chế các loại sơn rất
tốt.
Gỗ cao su mềm, dễ gãy, dễ bị sâu mọt nên trước đây người ta thường làm củi
đốt trong gia đình, lò sấy, nung gạch ngói,…Nhưng ngày nay, với sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật, các công nghệ xử lý, tạo hình thì gỗ cao su là một trong những mặt hàng
gia dụng được ưa chuộng như bàn, ghế, tủ,…và đã được xuất khẩu sang nhiều nước
trên thế giới. Đồng thời, xuất khẩu cao su đem lại cho đất nước nguồn ngoại tệ lớn.


5


2.2. Thị trường và tình hình tiêu thụ cao su trên thế giới
Hình 2.1. Sản Lượng Cao Su Tự Nhiên Trên Thế Giới
Triệu tấn

10400

10500
10000

9876
9500

9500
9000
8500
8000

2008

E2009

E2010

Năm

Nguồn: ANRPC

Nguồn cung cao su tự nhiên năm 2009 sụt giảm và được dự báo tiếp tục khan
hiếm do El Nino gây khô hạn trong những tháng đầu năm 2010. Tuy nhiên, sản lượng
cao su tại các quốc gia Trung Quốc, Srilanka, Campuchia, Việt Nam lại có mức gia
tăng. Theo dự báo của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) năm 2010
sản lượng cao su tự nhiên toàn thế giới ước đạt 10,4 triệu tấn, cao hơn mức 9,5 triệu
tấn năm 2009.
Hình 2.2. Tình Hình Tiêu Thụ Cao Su Tự Nhiên Trên Thế Giới
Triệu tấn

10430

10500
10000

9726

9560

9500
9000
8500
8000

2008

E2009

E2010 Năm

Nguồn: IRSG

6


Theo dự báo của Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), từ năm 2010, nhu
cầu cao su tự nhiên sẽ tăng trưởng liên tục đến năm 2019. Trong đó, năm 2010 dự báo
mức tiêu thụ cao su tự nhiên khoảng 10,43 triệu tấn, tăng 8% so năm 2009
Nguồn cung khan hiếm, nhu cầu tiêu thụ gia tăng do sự phục hồi của nền kinh
tế thế giới đẩy giá cao su tự nhiên tăng liên tục trong thời gian qua. Kết thúc năm 2009
giá cao su tự nhiên giao dịch tại các thị trường Tokyo, Băng Cốc, Singapore đạt mức
tăng gần 100% so với thời điểm đầu năm.
(Nguồn: www.mhbs.vn/portal/.../cce2e3bd-7584-4995-bb3a-51a146fbc287.pdf)
2.3. Điều kiện tự nhiên của xã
a) Vị trí địa lý
Minh Thành là một xã trung du, nằm trên QL 14 về phía Đông thị trấn Chơn
Thành, huyện Chơn Thành và cách trung tâm huyện khoảng 10km. Xã có diện tích tự
nhiên là 5.203,12ha.
Ranh giới hành chính:
Phía Bắc Đông – Bắc giáp xã Nha Bích.
Phía Nam Đông – Nam giáp tỉnh Bình Dương.
Phía Bắc Tây – Bắc giáp xã Minh Hưng.
Phía Tây Tây – Nam giáp thị trấn Chơn Thành.
Minh Thành chiếm giữ vị trí khá quan trọng so với các xã khác trong toàn
huyện, nằm trên quốc lộ 14, thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa giữa địa phương với
các vùng lân cận. Xã cách thị trấn Chơn Thành 20km về hướng Tây. Với địa thế náy
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển KT-XH của địa phương trong tương lai
và từng bước hòa nhập vào quá trình phát triển chung của vùng Đông Nam Bộ.
b) Địa hình, địa mạo
Xã Minh Thành có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc tương đối nhỏ,
không quá 150, chủ yếu là địa hình đồi thoải, lượn sóng nhẹ, hầu hết là đồi thoải trên
bậc thềm phù sa cổ có độ cao từ 45-60m. Với điều kiện địa hình như trên khá thuận lợi

cho sản xuất nông nghiệp với các lọai cây trồng có giá trị kinh tế cao, tập trung (như
cao su, điều, tiêu, cây ăn trái,…) thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, lưu thông đi lại
của người dân trong vùng với các khu vực xung quanh.

7


c) Khí hậu
Xã Minh Thành mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Đông Nam Bộ, nằm
trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh
năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và
đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, với các cây trồng nhiệt đới điển hình. Trong đó nổi
bật một số đặc điểm sau có ảnh hưởng đến sử dụng đất và phát triển nông nghiệp:
Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước và phân bố khá đều trong năm, thuận lợi
cho cây trồng phát triển quanh năm.
Lương mưa tương đối cao và phân thành hai mùa rõ rệt.
Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp:
mùa mưa cây cối phát triển tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô, cây cối
khô cằn phát triển kém. Là một vùng đầu nguồn, song khả năng cung cấp nước tưới
cho nông nghiệp rất khó khăn, chưa đầy 10% diện tích đất nông nghiệp có tưới, vì vậy
trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử dụng những loại hình sử dụng đất ít hoặc không
cần nước tưới như cao su, điều, một số cây ăn trái , mì, …
d) Thủy văn
Trên địa bàn xã có Sông Bé và suối Sa Cát chạy dọc theo ranh giới phía Đông
Nam. Còn lại là những con suối nhỏ như suối Nhỏ, suối Đồng Lai, lưu lượng nước
không đáng kể. Nước ở đây thường chảy xiết và mạnh vào mùa mưa, kiệt vào mùa khô
nên khả năng cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hiện nay còn rất
hạn chế.
Nhận xét về điều kiện tự nhiên
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ tương đối cao quanh năm, địa

hình bằng phẳng, giao thông thuận tiện, nguồn nước phong phú, tiềm năng đất đai rất
thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của cây cao su. Tuy nhiên cần lưu ý yếu tố khí hậu
hạn chế đến cây trồng, vào mùa mưa như gió lớn có khả năng gây hại cho cây do đó
cần chú ý trong việc chọn giống chịu gió cũng như chú ý về mật độ trồng và chế độ
phân bón tạo cho cây cứng, khỏe và chịu gió. Ngoài ra cũng cần chú ý vấn đề chống
cháy do nhiệt độ khá cao trong mùa khô.

8


2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.4.1. Điều kiện kinh tế
a) Cơ cấu kinh tế xã Minh Thành
Minh Thành là một xã trung du, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp với các cây
trồng có giá trị kinh tế cao như tiêu, cao su, cà phê, cây ăn trái. Ngành công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ một vài năm nay mới phát triển nhưng còn
ở quy mô nhỏ, nền kinh tế hầu như phụ thuộc cả vào nông nghiệp.
b) Cơ sở hạ tầng
Giao thông
Hệ thống giao thông là hệ thống quyết định cho sự phát triển kinh tế nông
nghiệp nông thôn. Do đó, hệ thống giao thông của huyện luôn được chú trọng phát
triển.
Đất giao thông hiện tại có 98,53 ha, bao gồm:
- Đường do TW quản lý có QL14, chiều dài qua xã 2,9 km, lộ giới 100 m, diện
tích bao chiếm 29 ha.
- Đường giao thông nông thôn có tổng chiều dài 60,5 km, lộ giới từ 4-12 m,
diện tích bao chiếm 69,53 ha.
Các tuyến đường giao thông trong xã rất ngắn chỉ 1-2 km tập trung ở khu trung
tâm, còn lại chỉ có những tuyến đường nhỏ do dân tự xây dựng để đi rẫy.
Nhìn chung, hệ thống giao thông của xã trong những năm qua không ngừng

được đấu tư nâng cấp nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc đị lại đồng thời tạo điều kiện
phát triển kinh tế trong tương lai.
Thông tin liên lạc
Ủy ban nhân dân xã đã từng bước củng cố, đồng thời tiếp âm thường xuyên
chương trình tin tức của đài Trung ương, Tỉnh, Huyện. Do đó loa phát thanh ở xã và
hầu hết các hộ có radio, casset hay tivi để nắm bắt về thông tin kinh tế - xã hội cũng
các chương trình khuyến nông, khuyến ngư… nên sự hiểu biết của người dân ngày
càng được cải thiện.

9


2.4.2. Điều kiện xã hội
a) Dân số
Bảng 2.1. Tình Hình Dân Số Của Xã Năm 2009
Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

Cơ cấu (%)

1. Dân số

Người

5.608

100


Nam

Người

2.804

50

Nữ

Người

2.804

50

Người

3.630

64,73

1. Lao động nông nghiệp

Người

2.838

78,18


2. Lao động phi NN

Người

792

21,82

Hộ

1.311

100

Hộ nông nghiệp

Hộ

1.021

77,88

Hộ phi nông nghiệp

Hộ

290

22,12


2. Lao động

4. Số hộ

Nguồn: UBND xã Minh Thành
Theo bảng thống kê của xã Minh Thành thì dân số trong xã có 5.608 nhân khẩu,
bao gồm 1.311 hộ dân, có tỉ lệ nam, nữ là 1:1 thể hiện cơ cấu giới tính khá đồng đều.
Riêng về lực lượng lao động tương đối nhiều, trong xã có tới 3.630 người trong độ tuổi
lao động chiếm 64,73% so với tổng dân số. Phần lớn lao động hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp chiếm 78,18% trong tổng số lao động. Điều này cho thấy, cuộc sống
của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính. Còn lao động phi nông
nghiệp có khoảng 792 người, chiếm 21,82%, các hộ này thường kinh doanh, làm trong
các ngành kinh tế nhà nước, làm công nhân trong các nhà máy, tham gia trong ngành y
tế, giáo dục và một số trẻ đang ở độ tuổi đến trường.
Trong 1.311 hộ thì đa phần là các hộ nông nghiệp, bao gồm 1.021 hộ chiếm
77,88% trong tổng số hộ, còn lại là các hộ phi nông nghiệp khoảng 290 hộ chiếm
22,12%.

10


b) Giáo dục
Bảng 2.2. Tình Hình Giáo Dục của Xã Năm 2009
Số học sinh

Số phòng

(học sinh)


(phòng)

STT

Trường

1

Mầm non

188

6

2

Tiểu học Minh Thành

437

17

3

Trung học Minh Thành

318

10


4

Tổng

943

33
Nguồn: UBND xã Minh Thành

Những năm qua UBND xã, nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền,
giảng dạy và đảm bảo cơ sở vật chất và giữ gìn vệ sinh trường lớp, kết hợp chặt chẽ
giữa 3 môi trường trong công tác giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội). Kết quả
trong năm học 2008 – 2009 tỉ lệ học sinh lên lớp ở 2 trường tiểu học và THCS đạt
98%. Tốt nghiệp tiểu học đạt 100%.
Nhìn chung, trong những năm qua UBND xã không ngừng đầu tư xây dựng
thêm phòng học, nhà tập thể cho giáo viên, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao tư tưởng
chính trị, chuyên môn ngiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên,…giúp cho sự nghiệp
giáo dục ngày càng phát triển.
c) Y tế
Trong năm 2009, xã có 1 trạm y tế, 2 y sĩ và 5 cán bộ y tế luôn đảm bảo giờ
trực để kịp thời khám chữa bệnh cũng như điều trị bệnh cho bà con. Ngoài ra, trạm y tế
thường kết hợp với trung tâm y tế huyện kiểm tra các công trình vệ sinh gia đình,
chuổng trại chăn nuôi để phát hiện nguồn bệnh xử lý kịp thời và tuyên truyền các biện
pháp phòng ngừa các bệnh dễ lây nhiễm.
Nhận xét về điều kiện kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế xã hội đã có những bước phát triển đáng kể, sản xuất và kinh
doanh ngày càng phát triển và đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cùng với những bước
thay đổi đáng kể về đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đây là một trong những
lợi thế cho sự phát triển cao su trên diện tích rộng.


11


2.5. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Minh Thành năm 2009
Bảng 2.3. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Đai Của Xã Minh Thành Năm 2009
Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Tỷ trọng (%)

Tổng diện tích

5.203,12

100

1. Đất nông nghiệp

4.207,66

80,87

995,46

19,13

0

0


2. Đất phi nông nghiệp
3. Đất chưa sử dụng

Nguồn: UBND Xã Minh Thành
Thông qua bảng thống kê thì tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 5.203,12 ha
và được đưa vào sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, đất nông nghiệp có
diện tích lớn nhất là 4.207,66 ha chiếm 80,87% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Kế
đến là đất phi nông nghiệp có diện tích là 995,46ha, chiếm 19,13% trong tổng diện tích
đất tự nhiên.
Như vậy, hầu như đất đai trong xã được dùng cho sản xuất nông nghiệp là
chính, chủ yếu là trồng trọt. Thế mạnh trong nông nghiệp của xã thuộc về các cây công
nghiệp dài ngày (cao su, điều, cây ăn trái,…), sau đó là cây công nghiệp ngắn ngày.
Bảng 2.4. Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Địa Phương Năm 2009
Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

1. Cây hàng năm

Tỷ trọng (%)

79,5

1,89

2. Cây lâu năm

4.128,16


98,11

- Cao su

3.833,17

92,85

- Điều

201,9

4,89

- Tiêu

34

0,82

59,09

1,43

- Cây ăn trái

Nguồn: UBND xã Minh Thành
Trong tổng số diện tích đất nông nghiệp thì phần lớn đất đai được sử dụng cho
việc trồng các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao. Diện tích được dùng cho cây lâu
năm là 4.128,16 ha chiếm 98,11% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, diện tích

trồng cây cao su với 3.833,17 ha chiếm 92,85% trong tổng diện tích trồng cây lâu năm.
12


Còn các loại cây khác là rất ít do năng suất thấp, biến động giá cả không ổn định nên
trong những năm gần đây diện tích các loại cây điều, tiêu,… hầu như bị giảm nhiều và
gần như không trồng nữa.
2.6. Tình hình sản xuất và thị trường cao su trong nước
a) Sản xuất
Hình 2.3. Xuất Khẩu Cao Su Việt Nam
SL:1000 tấn
GT: 1000000 USD

1600
1200

2008
2009
E2010

800
400
0

Số lượng

Giá trị

Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê sản xuất cao su trong nước trong

năm 2009 có chiều hướng tăng cả về diện tích và sản lượng. Diện tích tăng 6,8% và
sản lượng tăng 9,7% so với năm 2008.
Ngoài diện tích cao su trồng mới ở những vùng truyền thống, hiện nay cây cao
su đã được trồng mới tại một số tỉnh Tây Bắc và đầu tư trồng mới tại Lào và
Campuchia, Nam Phi và Myanmar. Trong đó, tại Lào đã trồng được gần 30.000 ha, tại
Campuchia đã trồng được khoảng 2.000 ha. Các đơn vị đang tiến hành mở rộng diện
tích trồng cao su sang các nước láng giềng Lào, Campuchia với mục tiêu đạt 100.000
ha ở mỗi quốc gia. Theo kế hoạch, diện tích cao su của nước ta sẽ đạt 800.000 ha vào
năm 2015.

13


b) Xuất khẩu
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm
2009 đạt 731.393 tấn với kim ngạch 1,2 tỉ USD, tăng 11% về lượng nhưng giảm
23,5% về kim ngạch do giá xuất khẩu bình quân giảm so với năm 2008. Theo Hiệp hội
Cao su Việt Nam, trong năm 2010, Việt Nam dự kiến sẽ xuất khẩu 750.000 tấn cao su,
với kim ngạch đạt 1,5 tỷ USD.
Đầu năm 2010 giá cao su xuất khẩu tiếp tục tăng cùng xu thế tăng của cao su
thế giới. Theo dự báo của tập đoàn cao su Việt Nam giá cao su tự nhiên xuất khẩu sẽ
đạt trên 3.000 USD/tấn trong năm 2010
Hiện Trung Quốc vẫn giữ vị thế là nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới và là
thị trường dẫn đầu về xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2009, đạt 510.245 tấn với
kim ngạch 856,7 triệu USD, chiếm 69,8% tổng lượng cao su xuất khẩu cả nước, tăng
18,4% về lượng nhưng giảm 19% kim ngạch so với năm 2008. Dự báo, giá cao su xuất
khẩu của Việt Nam sẽ tăng trong thời gian tới khi thị trường Trung Quốc vừa giảm
thuế nhập khẩu cao su khiến các doanh nghiệp nước này tăng cường mua vào.
(Nguồn: www.mhbs.vn/portal/.../cce2e3bd-7584-4995-bb3a-51a146fbc287.pdf)
2.7. Tình hình sản xuất cao su trên địa bàn xã

Xã Minh Thành hiện là một trong những xã có diện tích trồng cao su lớn trong
tỉnh Bình Phước. Trong những năm qua, cao su được giá nên diện tích cao su không
ngừng được mở rộng, đồng thời năng suất mủ cũng không ngừng tăng lên. Năng suất
bình quân toàn xã đạt từ 1,2 tấn đến trên 2 tấn/ha. Những vùng đất hoang và khô cằn
trước đây dần dần được khai thác để trồng cao su góp phần giải quyết việc làm và bảo
vệ môi trường.
Trong tổng diện tích trồng cao su hiện có, phần lớn là diện tích cao su đã cho
thu hoạch. Những vườn cao su đã cho thu hoạch đều từ 10 năm tuổi trở lên.

14


×