Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ SỰ PHỤ THUỘC VÀO RỪNG CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC RỪNG PHÒNG HỘ PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ SỰ PHỤ THUỘC VÀO RỪNG CỦA NGƯỜI DÂN
KHU VỰC RỪNG PHÒNG HỘ PHÚ NINH
TỈNH QUẢNG NAM

LÊ THỊ UYÊN TRÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Sự Phụ
Thuộc Vào Rừng Của Người Dân Khu Vực Rừng Phòng Hộ Phú Ninh Tỉnh
Quảng Nam ” do Lê Thị Uyên Trâm, sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_____________________________.

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

_____________________________
Ngày

tháng



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________ ____________________________
Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và cũng là kết quả của sự
động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá nhân, tổ chức.
Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến cô TS. Phan Thị Giác Tâm lòng biết ơn sâu sắc. Cảm ơn Cô đã nhiệt
tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và đặc biệt sự hướng dẫn tận
tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi

Trường khóa 32 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các anh chị, cô chú trong Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh, Ủy ban
nhân dân xã Tam Sơn đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ tận tình cho tôi hoàn thành luận
văn này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn thôn Thuận Yên Đông
và thôn Phú Hòa xã Tam Sơn đã cung cấp cho tôi các số liệu cá nhân quý giá.
Đặc biệt, tôi không quên công ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại
vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con được bước tiếp con đường mà mình đã
chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ
tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2010
Sinh viên
Lê Thị Uyên Trâm


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ UYÊN TRÂM. Tháng 06 năm 2010. “Đánh Giá Sự Phụ Thuộc Vào
Rừng Của Người Dân Khu Vực Rừng Phòng Hộ Phú Ninh Tỉnh Quảng Nam”.
LE THI UYEN TRAM. June 2010. “Forest Dependency Of People In The
Area Of The Phu Ninh Flood Prevention Forest, Quảng Nam Province”.
Cộng đồng dân cư sống ở khu vực gần rừng có truyền thống dựa vào rừng.
Những lâm sản và sản phẩm từ trồng trọt trên đất rừng đóng góp quan trọng và đáng
kể cho tiêu dùng và thu nhập của các hộ vùng cao, đặc biệt là hộ nghèo. Đề tài tiến
hành đánh giá sự phụ thuộc vào rừng của người dân khu vực rừng phòng hộ Phú Ninh,
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phụ thuộc, qua đó tìm hiểu các loài cây bản
địa, những loại lâm sản mà cư dân địa phương thường khai thác sử dụng.
Đây là kết quả được dựa vào số liệu đã thu thập từ 73 hộ dân thuộc hai thôn
Thuận Yên Đông và thôn Phú Hòa của xã Tam Sơn. Bằng cách tính toán tỉ số giữa thu
nhập từ rừng, từ trồng trọt trên đất rừng so với tổng thu nhập của hộ để phản ánh sự

phụ thuộc vào rừng và sử dụng mô hình hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phụ thuộc đó.
Kết quả thu được trung bình có khoảng 45.7% sản lượng từ khai thác lâm sản
và sản phẩm trồng trọt trên đất rừng hằng năm dùng để bán, 46.0% phục vụ nhu cầu
thực phẩm, tiêu dùng trong gia đình và 17.7% đáp ứng cho sản xuất kinh tế hộ gia
đình. Sự phụ thuộc chia thành bốn mức, kết quả người dân có sự phụ thuộc rất cao vào
rừng chiếm đa phần, đạt tỉ lệ 46.57%. Đề tài xác định có bốn yếu tố ảnh hưởng đến sự
phụ thuộc, đó là yếu tố độ tuổi, thu nhập không phải từ rừng, quy mô hộ và số lao
động trong gia đình. Kết quả mà đề tài đạt được sẽ làm cơ sở để các cơ quan hữu trách
nhận diện vấn đề dưới góc độ kinh tế - môi trường, từ đó tìm kiếm phương thức phù
hợp để giảm sự phụ thuộc vào rừng cũng như hài hòa giữa lợi ích của người dân với
công tác bảo vệ rừng.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC


x

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

2


1.3.2. Phạm vi không gian

2

1.3.3. Phạm vi thời gian

2

1.4. Bố cục đề tài

3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan tài liệu liên quan đến nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

5

2.2.1. Giới thiệu sơ lược về hồ và rừng phòng hộ Phú Ninh

5

2.2.2. Điều kiện tự nhiên của xã Tam Sơn


6

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

12
12

3.1.1. Tài nguyên rừng

12

3.1.2. Rừng phòng hộ

13

3.1.3. Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của cộng đồng nông thôn

14

3.1.4. Sản phẩm trồng trọt trên đất rừng, lâm sản gỗ, lâm sản ngoài gỗ 15
3.1.5. Phân loại sản phẩm từ rừng
3.2. Phương pháp nghiên cứu

18
18

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
v


18


3.2.2. Phương pháp phân tích

20

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

4.1. Đặc điểm chung về kinh tế xã hội của hộ và người được phỏng vấn

24

4.2. Nhận thức của người dân về rừng

32

4.2.1. Nhận thức của người dân về lợi ích của rừng

32

4.4.2. Nhận thức về vai trò, chức năng của rừng

33

4.4.3. Nhận thức về mức độ quan trọng của rừng đối với con người

34


4.3. Các loại lâm sản và sản phẩm từ đất rừng người dân thu được

34

4.4. Sự phụ thuộc vào rừng của người dân

37

4.4.1. Mức độ khó khăn của hộ nếu không sống dựa vào rừng

38

4.4.2. Phản ứng lựa chọn công việc của hộ nếu không được vào rừng

39

4.4.3. Lợi ích hộ nhận được từ rừng

40

4.4.5. Mức độ phụ thuộc vào rừng của hộ

42

4.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phụ thuộc vào rừng của người dân

43

4.5.1. Kết quả hồi quy


43

4.5.2. Kiểm định mô hình ước lượng

45

4.5.3 Nhận xét và phân tích mô hình

46

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

48

5.1. Kết luận

48

5.2 Kiến nghị

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

52

PHỤ LỤC

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNQSĐ : Chứng nhận quyền sử dụng đất
PHPN

: Phòng hộ Phú Ninh

LSG

: Lâm sản gỗ

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

LN

:Lâm nghiệp

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Giải Thích Biến, Kỳ Vọng Dấu Cho Hệ Số Của Mô Hình

21

Bảng 4.1. Nhóm Tuổi Của Người Được Phỏng Vấn


24

Bảng 4.2. Giới Tính Của Người Được Phỏng Vấn

25

Bảng 4.3. Nghề Nghiệp Của Người Được Phỏng Vấn

26

Bảng 4.4. Quy Mô Gia Đình Của Người Được Phỏng Vấn

26

Bảng 4.5. Lao Động Trong Gia Đình Của Hộ Dân

27

Bảng 4.6. Diện Tích Đất Lâm Nghiệp Của Hộ

27

Bảng 4.7. Trình Độ Học Vấn Của Người Được Phỏng Vấn

28

Bảng 4.8. Tổng Thu Nhập Trong Năm Của Hộ Được Phỏng Vấn

29


Bảng 4.9. Nhận Thức Của Người Dân Về Lợi Ích Của Rừng

33

Bảng 4.10. Nhận Thức Của Dân Về Vai Trò, Chức Năng Của Rừng

34

Bảng 4.11. Nhận Thức Về Tầm Quan Trọng Của Rừng

34

Bảng 4.12. Danh Sách Lâm Sản Được Người Dân Khai Thác Sử Dụng 35
Bảng 4.13. Mức Độ Khó Khăn Của Hộ Nếu Không Được Vào Rừng

38

Bảng 4.14. Phản Ứng Của Hộ Nếu Không Được Phép Vào Rừng

39

Bảng 4.15. Lợi Ích Mà Hộ Nhận Được Từ Rừng

40

Bảng 4.16. Thu Nhập Từ Rừng Trong Năm Của Hộ Được Phỏng Vấn 41
Bảng 4.17. Mức Độ Phụ Thuộc Vào Rừng Của Hộ

42


Bảng 4.18. Bảng Thống Kê Đặc Điểm Các Biến Trong Mô Hình

44

Bảng 4.19. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình

44

Bảng 4.20. Kiểm Tra Dấu Các Thông Số Ước Lượng Trong Mô Hình 45

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Trình Độ Học Vấn Của Người Được Phỏng Vấn

29

Hình 4.2. Ước Tính Tổng Thu Nhập Nếu Không Bị Ảnh Hưởng Bão

31

Hình 4.3. Sơ Đồ Thời Vụ Khai Thác Lâm Sản Của Người Dân

37

Hình 4.4. Sự Phụ Thuộc Vào Rừng Của Hộ Dân

43


ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hình Ảnh Rừng và Hồ Phú Ninh
Phụ lục 2: Một Số Hình Ảnh Về Loài Vọc
Phụ lục 3: Hình Ảnh Một Số Loài Động Vật
Phụ lục 4: Hình Ảnh Cây Keo Lá Tràm
Phụ lục 5: Kết Xuất Eview
Phụ lục 6: Kết Xuất Kiểm Định Mô Hình
Phụ lục 7: Các kiểm định giả thiết cho mô hình
Phụ lục 8: Kiểm Định Các Vi Phạm Giả Thiết
Phụ lục 9: Bảng Giá Trị Thống Kê Mô Tả Các Biến
Phụ lục 10: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Rừng có vai trò vô cùng to lớn đối với con người, đặc biệt đối với cộng đồng
nông thôn. Trước hết nó cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu vô cùng cấp thiết
cho người dân khu vực để họ có thể sống và tồn tại được, những thứ như thực phẩm,
chất đốt, nguyên vật liệu, dụng cụ, cây thuốc… và ngoài ra nó cũng góp phần không
nhỏ vào việc tạo thu nhập cho các gia đình nghèo ở nông thôn. Bên cạnh đó, rừng còn
cung cấp những giá trị vô hình khác như bảo vệ môi trường sống, cải thiện khí hậu và
duy trì sự ổn định của của môi trường (Bounmy Somsoulivong, 2001)
Rừng được chia thành ba nhóm: rừng sản xuất, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ

(Nguyễn Văn Thêm, 2007). Rừng Phú Ninh thuộc địa phận hai huyện Núi Thành và
Phú Ninh tỉnh Quảng Nam là rừng phòng hộ đầu nguồn.
Cộng đồng dân cư sinh sống ở khu vực gần rừng phòng hộ Phú Ninh có truyền
thống dựa vào rừng một cách chặt chẽ và cho đến ngày nay đa số hộ vẫn còn có lối
sống như vậy. Sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng dường như được nhiều người
biết đến thế nhưng những yếu tố ảnh hưởng đến sự phụ thuộc tại địa bàn thì ít được đề
cập. Vì thế cần thiết phải xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến sự phụ thuộc vào
rừng của cộng đồng, tìm hiểu những loại cây bản xứ nào được người dân thường khai
thác, sử dụng hằng năm nhằm làm cơ sở để tìm ra các giải pháp hạn chế sự phụ thuộc
vào rừng của người dân, từ đó giảm áp lực đối với rừng.
Chính vì những lẽ trên, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra. Mức độ đóng góp của
rừng vào thu nhập hằng năm của người dân ở đây như thế nào? Những loại lâm sản gỗ
và lâm sản ngoài gỗ mà cư dân khu vực thường khai thác là gì? Những yếu tố nào ảnh
hưởng đến sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng của người dân khu vực rừng
phòng hộ Phú Ninh? Đây là những câu hỏi mà đề tài “Đánh giá sự phụ thuộc vào


rừng của người dân khu vực rừng phòng hộ Hồ Phú Ninh tỉnh Quảng Nam” quan
tâm, hướng tới. Bên cạnh đó, đề tài muốn đánh giá mức độ nhận thức của người dân về
vai trò, lợi ích và chức năng của rừng đối với sự sống của họ. Việc tìm ra những yếu tố
ảnh hưởng đến sự phụ thuộc và đánh giá nhận thức của người dân địa phương đối với
rừng với hi vọng sẽ giúp chính quyền địa phương trong việc tìm thấy những giải pháp
phù hợp, đúng đắn. Từ đó có thể giải quyết vấn đề hài hòa giữa việc đảm bảo quyền
lợi, lợi ích từ rừng vốn có xưa nay cho người dân địa phương với chính sách bảo vệ
rừng mang lại sự cân bằng môi trường sinh thái bền vững cho rừng và hồ Phú Ninh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá mức độ phụ thuộc vào rừng của người dân khu vực rừng phòng hộ Hồ
Phú Ninh và tìm các yếu tố có thể tác động đến sự phụ thuộc vào rừng của người dân
tại địa bàn.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nhận thức của người dân về lợi ích, vai trò, chức năng của rừng.
- Xác định các loại lâm sản, loài cây bản địa cũng như sản lượng của chúng
được người dân thường khai thác sử dụng trong năm.
- Đánh giá mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng của cộng đồng địa phương.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phụ thuộc.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những hộ dân sống ở khu vực gần rừng thuộc xã có diện tích rừng phòng hộ
Phú Ninh đi qua tương đối lớn.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại hai thôn Thuận Yên Đông và thôn Phú Hòa
thuộc xã Tam Sơn, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
1.3.3. Phạm vi thời gian
Phạm vi đề tài sử dụng số liệu thu nhập từ các hộ dân của năm 2009.
Đề tài được tiến hành từ 30/3 đến 20/7. Thời gian từ 30/3 đến 15/5 viết đề
cương nghiên cứu. Từ 20/5 đến 20/6 tiến hành phỏng vấn người dân để thu thập thông

2


tin tại địa bàn nghiên cứu. Thời gian còn lại tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu và viết
báo cáo.
1.4. Bố cục đề tài
Luận văn gồm 5 chương. Chương I: Tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục luận văn. Chương II :
Giới thiệu tổng quan về các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng như tổng
quan địa bàn nghiên cứu: Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu bao gồm tổng quan về rừng
phòng hộ Phú Ninh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tam Sơn. Chương III:
Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu, trình bày các khái niệm, định nghĩa, và

phương pháp được sử dụng trong đề tài. Chương IV: Đây là chương trình bày các kết
quả đạt được của đề tài. Phần này cho biết mức nhận thức của người dân về rừng, bên
cạnh đó thể hiện mức độ phụ thuộc vào rừng của người dân, danh sách các lâm sản
được người dân thường sư dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phụ thuộc. Chương V:
Dựa vào kết quả và thảo luận ở chương IV, tác giả kết luận và đưa ra một số kiến nghị
nhằm nâng cao giá trị lâm sản và khai thác lâm sản bền vững.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu liên quan đến nghiên cứu
Lâm sản, đặc biệt là lâm sản ngoài gỗ, rất được đề cao bởi vai trò và tầm quan
trọng của chúng đối với đời sống người dân nông thôn. Dựa vào sản lượng chúng được
khai thác hằng năm của mỗi hộ và dựa theo giá cả thị trường tại địa phương để tính
toán mức thu nhập từ rừng của hộ dân. Sau đó lấy con số vừa tính toán được so với
con số tổng thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau hằng năm của hộ để thấy sự phụ thuộc
vào rừng của từng hộ dân (Bounmy Somsoulivong, 2001).
Đa số người dân nông thôn sống dựa vào rừng vì rừng cung cấp các sản phẩm
tiêu thụ cần thiết trong nhà, phục vụ cho sản xuất nông hộ, mặc khác chúng còn được
dùng để bán tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình (Bounmy Somsoulivong, 2001; P.C.
Ravi, 2006). Lối sống của cư dân trong khu vực gần rừng vẫn còn mang đậm nét thôn
quê chính vì điều này đã ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất của họ. Đời sống của
người dân tuy đã có phần được cải thiện hơn so với trước đây như trong việc xây dựng
nhà cửa, họ biết đến và có sử dụng vật liệu công nghiệp. Nhưng do thói quen sử dụng
những lâm sản lâm sản ngoài gỗ như mây, tre, nứa, tranh, ...lấy từ rừng đã có từ xưa
đến nay và được người dân ưa chuộng bởi tính mát mẻ và sẵn có của chúng. Do vậy,
các hộ sống gần rừng vẫn vào rừng để khai thác những lâm sản phụ về xây dựng nhà

và làm chuồng trại. Bên cạnh đó, rừng còn là nguồn cung cấp những lương thực, thực
phẩm có giá trị. Ngoài những loài động vật mà người dân thường săn bắn như chồn,
khỉ, sóc, bò cạp, gà rừng, ốc núi… Người dân còn vào rừng thu hái các loại rau quả,
măng tre, các loài nấm (như nấm mối, nấm mộc nhỉ) đây là những loại thực phẩm
cũng được người dân ưa chuộng vì chúng rất bổ dưỡng. Các lâm sản phụ từ rừng


không chỉ phục vụ cho nhu cầu vật chất hàng ngày mà còn phục vụ cho nhu cầu giải trí
của người dân nơi đây. Người dân vào rừng lấy các loài hoa, gốc cây, chim thú như
hoa lan, mai rừng, gốc cây cổ thụ, chim sáo, gà lôi… để phục vụ thú vui chơi giải trí
(Phạm Thanh Bình và các cộng sự, 2008).
Một mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng nhằm để xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phụ thuộc vào rừng của người dân. Biến phụ thuộc là biến “Phụ thuộc
rừng” và các biến độc lập được đưa vào mô hình gồm biến độ tuổi, quy mô hộ, thu
nhập, lao động gia đình, diện tích đất sở hữu và sự sung túc về lúa thóc. Ở tỉnh Bokeo
– Lào sự phụ thuộc này bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố, đó là quy mô hộ, thu nhập (thu
nhập không phải từ hoạt động liên quan đến rừng), lao động gia đình (Bounmy
Somsoulivong, 2001).
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về hồ và rừng phòng hộ Phú Ninh
Hồ Phú Ninh cách thành phố Tam Kỳ 7km về phía tây, cách thành phố Đà
Nẵng khoảng 70km, cách sân bay Chu Lai của tỉnh Quảng Nam khoảng 15km. Đập
chính nằm tại xã Tam Đại, huyện Phú Ninh. Công trình đại thủy lợi Phú Ninh được
khởi công vào năm 1977, đến 3/1986 thì hoàn thành. Trong gần 10 năm tiến hành đắp
đập, thanh niên xung phong và nhân dân Quảng Nam- Đà Nẵng đã bỏ ra hàng tỉ ngày
công để dựng hồ chứa nước nhằm biến hơn 23.000ha đất canh tác cằn cỗi của các
huyện Núi Thành, Thăng Bình, thị xã Tam Kỳ… thành những cánh đồng bội thu, đẩy
lùi cái đói. Vào 6/2009, hồ Phú Ninh được công nhận là di tích lịch sử- danh thắng cấp
quốc gia. Ngoài ra còn có nhà máy thủy điện quy mô nhỏ để tận dụng sức nước của
dòng kênh chính (lượng điện phát ra 1,5 – 3 triệu kWh/ năm). Sinh thái khu vực hồ đa

dạng. Trong hồ có khoảng 30 đảo nhỏ với cảnh quan đẹp được đầu tư phát triển du
lịch. Giữa hồ có nguồn nước khoáng thiên nhiên chứa hàm lượng khoáng chất cao.
Trước khi chặn dòng hồ, suối nước nóng này tự phun lên cao hơn mặt đất chừng 3m
với nhiệt độ đạt 60- 700C, công suất 100m3/ ngày.
Theo thống kê mới nhất rừng phòng hộ Phú Ninh có tổng diện tích là 22.915ha.
Diện tích thuộc địa phận huyện Núi Thành đi qua 6 xã và địa phận huyện Phú Ninh đi
qua 3 xã. Vùng phòng hộ có 34 loài thú, 26 loài bò sát và 14 loại động- thực vật được
ghi vào sách đỏ Việt Nam, là nơi bảo tồn hàng trăm loài thực vật, dược liệu quý.
5


Ngoài ra hệ động – thực vật vùng lòng hồ cũng vô cùng phong phú về loài và
chủng loại.
Về thực vật: gồm 369 loài thực vật, trong đó có 10 loài thực vật được ghi vào
sách đỏ Việt Nam.
Đánh giá chung giá trị tài nguyên thực vật nơi đây: có khoảng trên 250 loài có
giá trị tài nguyên, trong số đó thuộc nhóm làm thuốc có khoảng 21 loài, nhóm lấy gỗ
85 loài, nhóm cây cảnh và bóng mát 66 loài, cây cho quả và lương thực 50 loài, cây
cho sợi và thủ công 14 loài, nhóm cây cho nhựa, dầu, tinh dầu 22 loài.
Về động vật gồm 3 nhóm động vật chính:
Nhóm xương sống trên cạn :lưỡng cư, bò sát, chim thú với 148 loài thuộc 69
họ, 27 bộ của 4 lớp; động vât thủy sinh như tảo ( 20 loại của 8 họ, 3 ngành); động vật
nổi (13 loài), cá (14 loài); động vât đáy (11 loài), chủ yếu trai và ốc.
Nhóm không xương sống trên cạn: Hệ côn trùng vùng hồ có 150 loại thuộc 11
bộ phong phú và đa dạng, có nhiều côn trùng có màu sắc đẹp, có thể phục vụ du lịch.
Theo nghiên cứu của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2003, tại khu
vực có các loài quý hiếm sau: 11 loài thú có vú được ghi trong sách đỏ cần được bảo
vệ ( tê tê, khỉ đỏ, khỉ vàng, khỉ đuôi dài); 7 loài bò sát (trăn, rắn hổ mang) và 1 loài
chim có mào lông ( egretta garzetta).
Đánh giá giá giá trị tài nguyên động vật: Giá trị nguồn tài nguyên động vật ở

đây đáng kể là nhóm động vật có xương sống trên cạn, tuy số loài không nhiều nhưng
có giá trị cao. Động vật quý hiếm có 14 loại ( ví như Khỉ mặt đỏ, chó sói, gấu ngựa,
sơn dương, tê tê, rồng đất, các loại rắn, chim…) số lượng còn ít. Động vật khác:
hoẵng, lợn rừng, kỳ đà, gà rừng, rắn, …Động vật cảnh: là những loại có hình dạng,
màu sắc đẹp, giọng hót hay…có thể khai thác cho hoạt động du lịch, thăm thú, tham
quan.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên của xã Tam Sơn
a. Vị trí địa lý
Tam Sơn là xã miền núi thuộc huyện Núi Thành của tỉnh Quản Nam, nằm cách
trung tâm thị trấn Núi Thành 30km về phía tây. Có tổng diện tích tự nhiên là 5.402ha.
Phía đông bắc giáp xã Tam Thạnh huyện Núi Thành, phía tây bắc và tây nam giáp xã
Tam Lãnh huyện Phú Ninh, phía đông nam giáp xã Tam Trà huyện Núi Thành.
6


b. Địa hình, thủy văn
Xã có địa hình đồi núi phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống thủy
văn. Địa hình có hướng thấp dần từ tây nam sang đông bắc.
Hồ Phú Ninh nằm trong ranh giới của xã với diện tích trên 250 ha. Ngoài ra còn
có một số khe, suối chảy vào hồ Phú Ninh và sông Thuận Yên như suối Con, suối cái,
suối Cây Chanh…
Sông Thuận Yên chảy qua địa bàn xã đổ vào hồ Phú Ninh với tổng chiều dài
khoảng 8km, lòng sông và lưu lượng nước thay đổi theo mùa. Vào mùa mưa mực nước
lòng hồ và sông Thuận Yên dâng cao gây ngập úng một số diện tích đất sản xuất nông
nghiệp dọc hai bên bờ sông và ven lòng hồ.
Nhìn chung với đặc điểm địa hình trên đã gây khó khăn cho việc xây dựng cơ
sở hạ tầng, bố trí dân cư và sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển kinh tế xã- hội.
c. Khí hậu
Theo tài liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Quảng Nam, yếu tố khí hậu

thời tiết đặc trưng của khu vực như sau: Nhiệt độ trung bình khoảng 25,70C, lượng
mưa trung bình hàng năm là 2.531,5 mm, lượng bốc hơi trung bình là 1.361 mm, độ
ẩm không khí trung bình 82%. Từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau có xuất hiện sương
mù. Gió có hai hướng chính: (1) gió mùa đông bắc, xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 2
năm sau, thường kèm theo mưa lớn, tập trung vào các tháng 10, 11 trong năm. (2) gió
mùa tây nam, đông nam, xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 9. Từ tháng 5 đến tháng 7 có
gió phơn tây nam, thời tiết nóng và khô.
Nhìn chung, đặc điểm khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt trong năm, nắng nhiều
vào mùa khô, mưa to kèm theo bão lớn vào mùa mưa gây rửa trôi, xói mòn và ngập
úng trên diện rộng cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời
sống nhân dân.
d. Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra của Viện quy hoạch thiết kế Bộ Nông Nghiệp
năm 1978, trên địa bàn xã có các loại đất như sau:

7


Đất phù sa được bồi (Fb): Diện tích 90,46 ha chiếm 1.67% tổng diện tích tự
nhiên, phân bố tiếp giáp với đồi núi cao, tập trung chủ yếu ở thôn Thuận Yên Tây và
khu vực Ủy ban thôn Thuận Yên Đông.
Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fs): Diện tích 2.565 ha, chiếm 47,47% tổng
diện tích, phân bố trên diện tích rộng thuộc các thôn Đức Phú, Phú Hòa, Thuận Yên
Đông, Mỹ Đông và một sô ít phân bố rải rác trên các đồi núi cao thuộc huyện thôn
Danh Sơn, Thuận Yên Tây.
Đất xói mòn trơ sỏi đá (Fa): Diện tích 1.495ha, chiếm 27.67% tổng diện tích
tự nhiên. Phân bố tập trung ở phía nam thôn Thuận Yên Tây và một ít phía bắc thôn
Danh Sơn.
Đất phù sa sông suối: Diện tích ven sông 265ha, chiếm 4.90% tổng diện tích

tự nhiên. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lương thực và
cây công nghiệp ngắn ngày, cho năng suất cao.
+ Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước từ các khe, suối, sông Thuận Yên và hồ
Phú Ninh, chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân.
Nguồn nước ngầm: Hiện nay chưa có số liệu thăm dò về nguồn nước ngầm
trên địa bàn xã nhưng qua khảo sát thực tế nước ngầm nằm ở những độ sâu khác nhau
tùy theo khu vực, dao động từ 5 dến 10m. Đây là nguồn nước chính phục vụ cho nhân
dân.
+Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 3.090ha (Phòng hộ: 2.963ha, sản xuất 127ha).
Trong đó:
Đất có rừng tự nhiên: 1.316,12ha (Phòng hộ: 1.277,12ha, sản xuất 39ha).
Đất có rừng trồng: 901,88ha (Phòng hộ: 821,88ha, sản xuất 80ha).
Đất chưa có rừng: 872ha (Phòng hộ: 864ha, sản xuất 08ha).
Gồm 5 tiểu khu: TK 594, DT 978ha, TK 595- DT 1326ha, TK 596- DT 1234ha, TK
598 – DT 1181ha.

8


2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Tam Sơn
a. Điều kiện kinh tế
+ Thực trạng phát triển kinh tế
Tam Sơn là xã miền núi, hệ thống giao thông đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn.
Cơ cấu phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp –TTCN – TMDV, trong đó nông nghiệp là
ngành chủ đạo, TTCN và TMDV chưa phát triển.
Nhìn chung nền kinh tế của xã phát triển còn chậm, chủ yếu tập trung vào phát
triển nông nghiệp nhưng điều kiện tự nhiên không thuận lợi, địa hình phức tạp, đất đai
kém màu mỡ, thủy lợi không đảm bảo, nhiều vùng đất canh tác bị ngập úng vào mùa

mưa. Do đó đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
+ Cơ cấu kinh tế
Kinh tế nông – lâm nghiệp
Nông nghiệp hiện đang là ngành sản xuất chính, thu hút hơn 90% lực lượng lao
động trên toàn xã. Do địa hình đồi núi nên việc sản xuất nông nghiệp chỉ tập trung ở
những khu vực bằng phẳng, các giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao đã
dần thay thế các loại cây trồng địa phương như sắn công nghiệp, ngô lai, lúa lai…
Chăn nuôi
Chủ yếu phát triển tự phát trong hộ gia đình, chưa hình thành các mô hình chăn
nuôi mới. Trong những năm gần đây chăn nuôi gia súc có chiều hướng phát triển tốt,
tổng đàn gia súc tăng. Gia súc được người dân nuôi ở đây chủ yếu là trâu, bò, lợn.
Lâm nghiệp
Do xã Tam Sơn nằm trong khu vực rừng phòng hộ lòng hồ Phú Ninh nên diện
tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã chịu sự quản lý của BQL rừng phòng hộ Phú Ninh.
Ngoài diện tích 234.6ha rừng trồng theo phòng hộ theo dự án 327, 661 nhân dân đã
khai phá nương rẫy trồng được hơn 1000ha. Trong những năm gần đây công tác quản
lý bảo vệ rừng rất nghiêm ngặt nhằm hạn chế tình trạng chặt phá rừng.

9


Tiêu thủ CN – TTCN –TMDV
Chủ yếu kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ trong hộ gia đình cá nhân ở khu vực đông
dân cư với các ngành nghề chủ yếu: mộc, may mặc, rèn, vận tải, ăn uống, buôn bán tạp
hóa…
b.Đặc điểm xã hội
+ Phân bố dân cư và lao động
Toàn xã có 6 thôn với 1.116 hộ và 4.507 nhân khẩu, trong đó 2211 nam, 2296
nữ. Toàn xã có 2327 độ tuổi lao động, chiếm 51.63% dân số, lao động chủ yếu làm
nông. Thành phần dân tộc của xã: 100% dân tộc kinh. Có 2 tôn giáo là đạo phật và

Công giáo.
+ Giao thông
Ngoài các tuyến đường liên thôn, liên xóm, xã còn có các tuyến đường liên xã.
Đường bộ có 2 tuyến đường GT chính: DDH3 và 617. Đường thủy: đi về các bến đò
của xã Tam Ngọc, xã Tam Xuân, xã Tam Lãnh huyện Phú Ninh.
+ Điện
Sử dụng từ mạng lưới quốc gia, chất lượng hệ thống lưới điện đảm bảo, đáp
ứng được nhu cầu sử dụng điện trong nhân dân. Tổng số hộ sử dụng điện trên toàn xã
đạt trên 90%, một số sống rải rác, độc lập ở các đồi núi chưa có điều kiện sử dụng.
+ Nước sinh hoạt
Chủ yếu lấy từ giếng đào, giếng khoan nằm ở độ sâu giao động từ 5 đến 10m.
Ngoài ra một số hộ tận dụng nguồn nước tự chảy đưa vào sinh hoạt.
+ Thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc trên địa bàn xã chưa đáp ứng được nhu cầu cho người dân.
Toàn xã có một 1 trạm phát sóng truyền thanh và 7 cụm loa và 1 bưu điện văn hóa.
+ Y tế
Công tác y tế xã thường xuyên thực hiện các chương trình y tế quốc gia, y tế
cộng đồng, phòng khám và chữa một số bệnh thông thường. Cơ sở vật chất là nhà cấp
4, trang thiết bị y tế còn thiếu thốn nhiều.

10


+ Giáo dục
Hệ thống giáo dục trên địa bàn xã gồm: 1 trường trung học cơ sở, 5 trường tiểu
học và 7 trường mẫu giáo. Cơ sở vật chất của các trường là nhà cấp 4, thiết bị và đồ
dùng học tập còn thiếu.

11



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Tài nguyên rừng
Khái niệm thuật ngữ “rừng” thường khác nhau tùy theo mục đích. Là một thuật
ngữ cơ bản thì nó có nghĩa là một quần thể sinh vật được hình thành và phát triển theo
quy luật tự nhiên, là vùng đất có nhiều cây cối mọc lâu năm, có thú vật sinh sống, sự
tồn tại của chúng là cần thiết để duy trì môi trường, nguồn nước, đất, động vật hoang
dã và kế sinh nhai của nhiều tộc người (Prime Ministerial Decree No. 169/PM, 1993).
Theo khái niệm của FAO (1991) rừng là toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên, nơi mà các loài
cây cối và các bụi cây đóng thành phần quan trọng (Trích dẫn Bounmy Somsoulivong,
2001)
Khi xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng, rừng càng chịu tác động của con
người hơn. Lúc này sự sinh trưởng, phát triển của rừng không còn được tuân theo quy
luật tự nhiên như trước đây nữa mà bị ảnh hưởng nhiều bởi các quy luật kinh tế - xã
hội vì đó vừa là nguồn tài nguyên, vừa là tư liệu lao động, đối tượng lao động (Nguyễn
Lê Anh, 2008).
Ở nhiều nước đang phát triển, người dân có một lịch sử không bị ràng buộc hay
hạn chế họ vào rừng gì cả. Vì thế mọi người dễ dàng vào rừng để lấy củi, thực phẩm,
vật liệu xây dựng, và những sản phẩm khác có thể bán được. Đặc biệt, các hoạt động
liên quan tới rừng không được giới hạn đối với người nghèo, nên họ dựa chủ yếu vào
các hoạt động đó để mở rộng đất đai cho mình, một phần vì thế mà diện tích rừng ngày
càng suy giảm (Falconer and Arnold, 1991.Trích dẫn Bounmy Somsoulivong, 2001).


3.1.2. Rừng phòng hộ
a. Khái niệm
Rừng được chia làm 3 nhóm: rừng sản xuất, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

Trong đó rừng phòng hộ là rừng và đất rừng được xác định với mục đích chủ yếu là
bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ và chống xói mòn, hạn chế thiên tai, góp
phần điều hòa khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.
Nhóm rừng này bao gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ ven biển;
rừng phòng hộ chống gió hại, chống cát bay; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh
thái, rừng lục hóa (Nguyễn Văn Thêm, 2008).
Rừng phòng hộ hồ Phú Ninh là rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ hồ Phú Ninh
để cung cấp nước cho thủy điện Phú Ninh, cho thủy lợi Phú Ninh, và cung cấp các
chức năng phòng hộ cho khu vực và vùng hạ lưu thuộc các huyện lân cận Thăng Bình,
Quế Sơn, Duy Xuyên và thành phố Tam Kỳ.
b. Vai trò của rừng phòng hộ đầu nguồn
Theo tác giả Đặng Thanh Hà (2009), tài nguyên rừng cung cấp cho con người
chủ yếu hội tụ ở hai loại hình: (1) Rừng cung cấp nguồn sản phẩm dồi dào: gỗ; than,
củi; các sản phẩm ngoài gỗ như măng rừng, mây, tre, giang, nứa, mật ong, một số
động vật, thực vật khác, cây thuốc và các đặc sản rừng khác; (2) Rừng cung cấp các
dịch vụ môi trường: Bảo tồn nguồn nước; bảo tồn đa dạng sinh học; hấp thụ CO2; cảnh
quan du lịch.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của rừng trong việc phòng hộ
đầu nguồn liên quan đến hàng loạt dịch vụ cung cấp cho các lưu vực và bên ngoài. Đó
là khả năng điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ; có vai trò trong hình thành và bảo vệ đất,
do vậy rừng giữ được đất, chống xói mòn và quá trình lắng đọng bùn cát; điều tiết mực
nước ngầm, cung cấp nước đặc biệt vào mùa khô; duy trì chất lượng nước: kiểm soát
chất lượng nước, các chất nhiễm độc; duy trì điều kiện cư trú cho các loài động vật, kể
cả các loài thủy sinh trong lưu vực; là nơi ẩn trú của nhiều loài có lợi cho môi trường,
cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; hấp thụ cacbon v.v . Nếu tình trạng khai
thác gỗ bừa bãi hoặc sử dụng đất không hợp lý cứ tiếp diễn đến một thời điểm nào đó
lớp rừng che phủ này bị mất đi, không còn khả năng đảm nhận chức năng phòng hộ
nữa và lúc đó sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, và việc trả giá đắt cho sự suy
13



giảm rừng đầu nguồn là điều khó tránh khỏi. Việc tàn phá rừng đầu nguồn góp phần
làm tăng các thảm họa thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt, gió bão… gây ảnh hưởng lớn
đến đời sống con người và sản xuất như: bệnh tật, thiệt mạng do thiên tai, mất mác tài
sản (Đặng Thanh Hà, 2009).
3.1.3. Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của cộng đồng nông thôn (nguồn :
Bounmy Somsoulivong, 2001)
Sự phụ thuộc vào rừng của người dân là sự sống phải nhờ vào các loài cây hoặc
những thực phẩm lấy từ trong rừng, đồng thời có dấu hiệu dễ bị tổn thương một khi
rừng hoặc cách thức vào rừng bị thay đổi theo chiều hướng xấu (Longhurt, 1991).
Hay sự phụ thuộc vào rừng là toàn bộ số lượng, khối lượng hoặc phần trăm số
lượng sản phẩm thu được của các hộ có nguồn gốc từ rừng cũng như từ đất rừng
(Poffenberger, 1990).
Sự phụ thuộc vào rừng của cộng đồng nông thôn vì các lý do chính yếu sau đây:
(1) Tự cung tự cấp. Người dân nông thôn sinh sống từ lâu đã có về truyền thống
sử dụng sản phẩm từ rừng. Toàn bộ kế sinh nhai của họ đều liên quan đến rừng. Đối
với những vùng hẻo lánh của những nước đang phát triển, nơi mà cơ sở hạ tầng còn
nghèo nàn lạc hậu vẫn còn lượng lớn người dân lệ thuộc nặng nề vào rừng để làm
nguồn cung cấp thực phẩm, các vật dụng tiêu dùng rong gia đình.
(2) Thu nhập và việc làm. Nhìn chung đa số người dân nông thôn có trình độ
học vấn thấp, dễ bị thất nghiệp vì khó tìm được một công việc ở vùng nông thôn. Vì
vậy việc cung cấp những sản phẩm từ rừng ở địa phương cho các nhu cầu chính yếu
như thực phẩm, vật liệu, dược phẩm, các sản phẩm khác dùng trong gia đình, thì việc
thu hoạch và phân phối chúng ( tức mua bán, thương mại lẫn nhau) cũng là một hoạt
động tạo ra thu nhập cho người dân.
Hàng triệu người dân nông thôn dựa vào tiền kiếm được từ việc thu lượm, chế
biến và bán các lâm sản để mua thức ăn và các thứ cần thiết khác (FAO, 1989). Đặc
biệt, cùng với sự tăng lên về việc làm trong thương mại lâm nghiệp, thì việc làm trong
việc cung cấp nhiên liệu, than củi đến các thị trường ở thành thị cũng tăng lên nhanh
chóng (FAO, 1987).


14


Như vậy, sự đóng góp trực tiếp của rừng cho kinh tế gia đình ở vùng nông thôn
là tạo thu nhập và việc làm từ công việc mua bán các sản phẩm từ rừng (Falconer and
Arnold, 1991).
(3) Đầu vào cho hệ thống sản xuất hộ gia đình. Ngoài sự ổn định môi trường để
tiếp tục sản xuất nông nghiệp, rừng còn là một đầu vào quan trọng đối với hệ thống
sản xuất nông nghiệp như nguồn cung cấp thức ăn bổ dưỡng cho đàn gia súc, là nơi đất
tốt để trồng trọt cũng như có những bãi cỏ để người dân chăn thả đàn súc vật của mình
(Arnold, 1992). Bên cạnh cung cấp nguồn thức ăn cho vật nuôi, người dân còn thu
được từ rừng một lượng lớn phân xanh rất tốt ủ từ lá cây để bón ruộng, chúng phân
giải nhanh nên không làm hại môi trường (Waring and Schlesinger, 1985). Nhiều loài
cây rừng còn là nguồn thức ăn tuyệt vời của các loài côn trùng có lợi. Không những
thế, rừng còn cung cấp nhiều vật liệu cần thiết khác dùng cho những mục đích khác
nhau như: vật liệu xây kho chứa thóc, làm chuồng cho vật nuôi, làm hàng rào chắn
xung quanh nông trại, dựng lều ở nông trại, các dụng cụ, công cụ quan trọng khác
dùng cho mục đích sản xuất.
Theo kết quả nghiên cứu 100 hộ dân thuộc cộng đồng dân cư của 12 làng ở tỉnh
Bokeo, Lào, có 67% hộ thuộc nhóm mức phụ thuộc rất cao vào rừng, 25% thuộc nhóm
phụ thuộc cao, 5% thuộc nhóm phụ thuộc ở mức trung bình và chỉ có 3% thuộc nhóm
phụ thuộc ở mức thấp.
3.1.4. Sản phẩm từ trồng trọt trên đất rừng, lâm sản gỗ và lâm sản ngoài gỗ
(nguồn : Bounmy Somsoulivong, 2001).
a. Sản phẩm trồng trọt từ trên đất rừng
Sản phẩm trồng trọt trên những mảnh đất rừng bao gồm tất cả các sản phẩm
được gieo trồng và thu hoạch từ việc canh tác trên đất rừng. Nó là một hệ thống thu
hoạch quan trọng ở vùng cao. Chúng được trồng trên những vùng đất rừng đã được
dọn sạch và phần lớn sản phẩm thu đựơc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong gia đình. Số

còn lại được dùng làm thức ăn vật nuôi hoặc đem bán tạo thu nhập. Các loại cây được
trồng như lúa, ngô, dưa, bí ngô, củ cải, sắn, lang, đậu phộng, khoai môn, khoai tây,
mè, ớt, rau…
Ở phía Bắc Việt Nam, vì ở những vùng đồi núi, đất làm nông nghiệp rất hạn
chế nên người dân phải chuyển đổi lên đất rừng trồng trọt nhằm thu nhiều sản phẩm
15


×