Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Nghiên cứu, đánh giá sự thay đổi sinh kế của người dân vùng đệm VQG Tam Đảo thời điểm trước và sau khi thành lập VQG Tam Đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.48 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.....................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH KẾ, SINH KẾ BỀN VỮNG.....................6
1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................6\
1.2. VQG Tam Đảo và vùng đệm..................................................................................11
1.2.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................14
1.2.2. Địa hình................................................................................................................ 14
1.2.3. Thổ nhưỡng..........................................................................................................17
1.2.4. Khí hậu................................................................................................................. 17
1.2.5. Thủy văn..............................................................................................................18
1.2.6. Thực vật...............................................................................................................18
1.2.7. Động vật............................................................................................................... 19
1.2.8. Vùng đệm VQG Tam Đảo....................................................................................21
CHƯƠNG II. SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN Ở VÙNG ĐỆM VQG
TAM ĐẢO...................................................................................................................... 21
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hóa của người dân ở Vùng đệm VQG Tam Đảo...21
2.1.1. Kinh tế.................................................................................................................. 21
2.1.2. Xã hội................................................................................................................... 22
2.1.3. Văn hóa................................................................................................................27
2.2. Sinh kế của người dân ở Vùng đệm VQG Tam Đảo trước khi thành lập VQG.......30
2.2.1 Nông nghiệp.........................................................................................................30
2.2.2. Lâm nghiệp........................................................................................................... 31
2.2.3. Thủy sản............................................................................................................... 31
2.2.4. Nguồn cung cấp từ rừng tự nhiên.........................................................................32
2.3. Sinh kế của người dân ở Vùng đệm VQG Tam Đảo sau khi thành lập VQG..........34
2.3.1. Ngành Nông – Lâm - Thủy Sản............................................................................34
2.3.2. Ngành Công nghiệp – Xây dựng - tiểu thủ công nghiệp.......................................35
2.3.3. Ngành Du lịch - Dịch vụ - Thương mại................................................................36
2.4. Những biến đổi sinh kế của người dân ở Vùng đệm VQG Tam Đảo......................37


1


2.4.1. Hoạt động dịch vụ du lịch....................................................................................37
2.4.2. Phát triển nghề chữa bệnh....................................................................................39
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG
CỦA NGƯỜI DÂN Ở VÙNG ĐỆM VQG TAM ĐẢO................................................41
3.1. Các qui hoạch liên quan..........................................................................................41
3.1.1. Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Đảo đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030...................................................................................................41
3.1.2. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Tam Đảo giai đoạn 2010
– 2020............................................................................................................................. 45
3.2. Một số giải pháp phát triển sinh kế bền vững của người dân ở Vùng đệm VQG Tam
Đảo 46
3.2.1. Giải pháp về nguồn vốn........................................................................................46
3.2.2. Giải pháp kỹ thuật.................................................................................................46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................47
Danh mục bảng

Bảng 1. Khí hậu vùng Tam Đảo......................................................................................17
Bảng 2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện.......................................21
Bảng 3. Một số chỉ tiêu về y tế trên địa bàn Huyện.........................................................22
Bảng 4. Một số chỉ tiêu cơ bản về giáo dục của huyện Tam Đảo....................................23

Danh mục hình

Hình 1 Khung sinh kế bền vững của DFID (2000)..........................................................10
Hình 2. Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu.............................................................13
Hình 3. Bản đồ địa hình Tam Đảo...................................................................................17
Hình 4 Bản đồ hiện trạng kinh tế - xã hội – văn hóa.......................................................27


2


Các chữ viết tắt
BQ

Bình quân

DFID Bộ phát triển quốc tế Anh
DLST

Du lịch sinh thái

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

VQG

Vườn quốc gia

TP

Thành phố


3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
VQG Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo được thành lập theo Quyết định
136/TTg, ngày 6/3/1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án khả thi đầu tư xây
dựng Vườn quốc gia Tam Đảo trên cơ sở nâng cấp và mở rộng rừng cấm quốc gia Tam
Đảo được thành lập theo Quyết định số 41/TTg ngày 24 tháng 1 năm 1977 của Thủ
tướng Chính phủ. Theo đó Vườn quốc gia Tam Đảo có tổng diện tích tự nhiên là 36.883
ha và diện tích vùng đệm là 15.515 ha.
Người dân sinh sống ở đây từ rất lâu đời, gồm có 6 dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Dao,
Sán Chay, Nùng và Hoa. Trong thời gian từ 1996 trở về trước (trước khi có quyết định
thành lập VQG Tam Đảo), người dân ở đây thường xuyên vào rừng khai thác các sản
phẩm như: măng, tổ kiến, mật ong, củi... Đồng bào các dân tộc sinh sống ở đây cho rằng
"mọi thứ đều do rừng đẻ ra" nên gặp gì khai thác nấy.
Từ sau khi thành lập Vườn quốc gia, người dân không được phép vào rừng khai
thác nữa, do chính sách quản lý và kiểm soát lâm sản chặt chẽ. Người dân thị trấn Tam
Đảo cho biết, dân địa phương nếu ai làm nhà thì phải làm đơn xin phép Sở nông nghiệp
và kiểm lâm và cũng chỉ được phép khai thác khoảng từ 2 đến 3 m 3 gỗ. Tuy nhiên, việc
khai thác gỗ để làm nhà đã bị cấm hoàn toàn trong thời gian gần đây; số lượng động vật
hoang dã ngày càng ít nên việc săn bắt đã giảm nhiều.
Người dân vùng đệm VQG Tam Đảo ngoài sản xuất nông nghiệp họ phải tự đi
kiếm việc làm hoặc đi làm thuê. Sản xuất nông nghiệp trong vùng còn gặp rất nhiều khó
khăn, đất canh tác lại manh mún bạc màu, nên sản lượng lương thực qui thóc bình quân
đầu người ở mức rất thấp.
Người dân ở đây vẫn lén lút khai thác các tài nguyên từ rừng, đặc biệt là phong
trào bắt côn trùng quý như: bướm, xén tóc... để bán cho khách nước ngoài với giá rất
cao, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo. Vì vậy,
kể từ sau khi thành lập VQG Tam Đảo, hoạt động sinh kế của người dân nơi đây đã có

nhiều thay đổi để phù hợp hơn với cuộc sống thực tại. Nhiều loại hình sinh kế cũ đã mất
đi, thay vào đó là những phương thức mưu sinh mới được hình thành. Song làm thế nào
để hoạt động sinh kế của người dân có thể phát triển bền vững ở vùng đệm VQG Tam
Đảo thì cần phải có những nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu để có thể hiểu rõ sự thích ứng
của họ trước những biến đổi, đồng thời để giúp chính quyền địa phương nơi đây có
những chiến lược, chính sách và giải pháp tối ưu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu tổng quát:
4


Nghiên cứu, đánh giá sự thay đổi sinh kế của người dân vùng đệm VQG Tam Đảo
thời điểm trước và sau khi thành lập VQG. Từ đó đưa ra các giải pháp hữu ích cho người
dân sống ở khu vực này.
* Các mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu đặc điểm kinh tế - xã hội- văn hóa của người dân ở vùng đệm VQG Tam
Đảo
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong các phương thức mưu sinh của người dân
nơi đây
- Đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế bền vững của người dân ở vùng đệm VQG Tam
Đảo
3. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây trong quá trình thực hiện
Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp:
Đây là phương pháp được sử dụng nhằm thu thập và xử lý tài liệu sau khi đã thu
thập được từ nhiều nguồn khác nhau.
Phương pháp khảo sát thực địa:
Phương pháp này không thể thiếu được trong quá trình triển khai đề tài, khảo sát
thực tế, làm việc với các bên liên quan, thu thập bổ trợ các tư liệu, thông tin hữu ích từ
các nguồn ở địa phương.

Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS:
Trong quá trình nghiên cứu lãnh thổ, đặc biệt là những nghiên cứu liên quan tới Địa Lý
thì cần phải sử dụng phương pháp này để thể hiện một cách trực quan và tổng hợp các
vấn đề nghiên cứu. Từ đó, dễ dàng đưa ra được các giải pháp hữu ích mang tính khả thi
cao.
Nội dung nghiên cứu của đề tài

5


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH KẾ, SINH KẾ BỀN VỮNG
1.1.
-

Cơ sở lý luận
Sinh kế

Khái niệm sinh kế đã được nhiều học giả trên thế giới quan niệm khác nhau. Sinh
kế theo nghĩa thông thường là những cách thức mà con người kiếm sống và đáp ứng
những nhu cầu cơ bản của con người như: ăn, ở, mặc, sinh hoạt tinh thần….
Dưới góc độ Nhân học, ý tưởng về sinh kế được đề cập tới trong các tác phẩm
nghiên cứu của R.Chamber những năm 1980. Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều hơn
trong các nghiên cứu của F.Ellis, Barrett và Reardon, Morrison, Dorward,… Có nhiều
cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên có sự nhất trí rằng khái niệm
sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ
gia đình.
Trong nhiều nghiên cứu của mình F. Ellis cho rằng một sinh kế bao gồm những
tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những
hoạt động và cơ hội tiếp cận đến các tài sản và các hoạt động đó (đạt được thông qua các
thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá

nhân hoặc mỗi nông hộ (Ellis, 2000).
Trong đó khái niệm của học giả Robert H. Lavenda được sử dụng nhiều hơn cả, ông
quan niệm rằng: “ Khi nói đến sinh kế là hàm ý con người phải làm gì để có được của
cải vật chất như lương thực, quần áo, chỗ ở nhằm duy trì cuộc sống”.
Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID) thì cho rằng: sinh kế bao gồm khả năng, nguồn
lực (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) cùng các hoạt động cần thiết làm phương
tiện sống của con người.
Các khái niệm trên có thể thấy sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt động
của con người để đạt được mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có của con
người như nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển
của khoa học công nghệ. Như vậy, sinh kế là tất cả các nguồn lực (gồm các nguồn lực vật
chất và xã hội) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người.
Nhân học sinh kế có điểm khác biệt với kinh tế học: Kinh tế học nghiên cứu các
khía cạnh của vật chất với mục tiêu là tiết kiệm và lợi nhuận. Nhân học sinh kế không
chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn quan tâm đến các cách thức người ta làm ra lợi
6


nhuận, tại sao người ta làm thế, bản sắc văn hóa của chủ thể có các hoạt động sinh kế,
mối quan hệ giữa các loại hình sinh kế….
Sinh kế tộc người: Sinh kế tộc người là cách thức kiếm sống của một tộc người
(ethnic), do tộc người đó sáng tạo ra, duy trì cùng với quá trình tồn tại và phát triển của
tộc người đó, mang những bản sắc riêng, đặc điểm riêng biệt. Sinh kế tộc người luôn
nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với các thành tố văn hóa khác.
Ở Việt Nam hiện nay có 54 tộc người thiểu số sinh sống ở vùng miền núi khắp cả
nước. Tuy các mức độ, cách thức sinh kế, loại hình sinh kế có sự khác nhau nhưng đều
thống nhất ở 5 loại hình sinh kế chung:
Nhóm loại hình sinh kế liên quan đến kinh tế sản xuất: gồm 4 loại hình:
+ Trồng trọt: Đây là hoạt động quan trọng và then chốt, đảm bảo nguồn lương
thực thực phẩm chủ yếu cho con người. Sinh kế trồng trọt gồm nương rẫy, ruộng và

vườn.
+ Chăn nuôi: là loại hình sinh kế quan trọng thứ hai nhưng chỉ mang tính bổ trợ,
đảm bảo lương thực, đảm bảo cho các hoạt động nghi lễ, tín ngưỡng.
+ Nghề thủ công: Ít hình thành làng thủ công, phần lớn chỉ là nghề thủ công gia
đình, có quy mô nhỏ. Các loại hình nghề thủ công thường thấy: đan lát, dệt, rèn, làm
gốm…
+ Trao đổi mua bán: Là loại hình kinh tế ít phát triển ở các tộc người thiểu số
miền núi với hình thức trao đổi hàng – hàng trong làng hoặc hàng – tiền – hàng ở các
phiên chợ.
Nhóm loại hình sinh kế liên quan đến kinh tế chiếm đoạt: gồm 01 loại hình là
kinh tế khai tác nguồn lợi tự nhiên.
Vai trò hoạt động của từng loại hình sinh kế có sự khác nhau, mức độ và tỉ lệ đảm
bảo cuộc sống cũng có sự khác nhau.
Ngày nay, do nhiều yếu tố tác động như: Luật (Luật đất đai, Luật bảo vệ môi
trường, luật bảo vệ rừng….) chính sách kinh tế - xã hội, tác động của kinh tế thị trường,
vấn đề di dân nên các loại hình sinh kế kể trên có sự biến đổi như suy giảm nương rẫy,
phát triển mạnh ruộng nước và đa dạng loại hình vườn, phát triển về chăn nuôi gia súc
7


lớn với cách thức và phương pháp chăn nuôi thay đổi, nhiều nghề thủ công truyền thống
bị suy giảm hay thậm chí bị biến mất, phát triển trao đổi hàng hóa…. Bên cạnh 5 loại
hình trên còn có thêm nhiều loại hình sinh kế mới như: trồng cây ăn quả, trồng cây công
nghiệp lâu năm, đi làm thuê, đi xuất khẩu lao động…
-

Biến đổi sinh kế

Biến đổi được hiểu là quá trình vận động, phát triển của tất cả các xã hội (biến đổi
xã hội). Biến đổi có tư cách như là ‘thích nghi’ khi các thay đổi phụ thuộc bối cảnh xuất

hiện ở dạng biểu lộ của các biến thể riêng biệt mà không thay thế chính thức cho các mối
quan hệ chức năng giữa các biến thể và bối cảnh bộc lộ. Biến đổi có tư cách như là
‘chuyển đổi’ khi các mối quan hệ giữa các biến thể thay thế cho những biến đổi định tính
suy ra trong cấu trúc đồng bộ như một tổng thể (Minnegal & Dwyer 1997; 2001). Những
biến đổi thích nghi không chắc là để tiếp tục tồn tại nếu các tình huống trở về với một
hiện trạng trước đó hoặc thay đổi lại một lần nữa. Các biến đổi chuyển đổi thì có vẻ là để
tồn tại trong các hoàn cảnh bị biến đổi và chắc chắn là để cung cấp một cơ sở nền tảng
cho các phản ứng thích nghi mới với những tình huống nảy sinh.
Trong nghiên cứu nhân học, Raymond Firth đã khẳng định rằng: ‘có một sự khác
biệt được chỉ ra giữa biến đổi cấu trúc (trong đó các yếu tố cơ bản của xã hội thay đổi)
và biến đổi chi tiết, trong đó hành động xã hội khi không chỉ đơn thuần lặp đi lặp lại,
không thay đổi các dạng thức xã hội cơ bản’.
Thuật ngữ ‘biến đổi xã hội’ là ở nghĩa rộng, biến đổi sinh kế ở một nghĩa hẹp.
Những thay thế đối với các hệ thống sinh kế hoặc sản xuất sẽ luôn luôn chứa đựng sự
thay thế cho một hoặc nhiều về kích cỡ và kết cấu của nhóm công việc, và việc lên kế
hoạch đối với các nhiệm vụ theo thời gian và không gian (Dwyer 1986). Vì vậy, biến đổi
sinh kế không thể không xảy ra dưới tác động của quá trình giao lưu, hội nhập và phát
triển.
-

Sinh kế bền vững

Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID) xác định sinh kế bền vững với định nghĩa như
sau: “ Sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể vượt qua những biến động trong cuộc
sống hoặc có khả năng phục hồi, duy trì và tăng cường khả năng và nguồn lực hiện tại
và tương lai mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên”.

8



Trong các nghiên cứu về sinh kế thì khung sinh kế bền vững của DFID – 2000 là
khung sinh kế được sử dụng nhiều nhất hiện nay và trở thành một công cụ phổ biến
trong các nghiên cứu phát triển, cũng như các chính sách và kế hoạch phát triển.

TÀI SẢN SINH KẾ
Bối cảnh
dễ bị tổn
thương
- Các xu
hướng
-Tính
vụ

thời

H
S

N
P

F

Ảnh hưởng
và khả
năng tiếp
cận

Thể chế và chính sách


Thể chế
quản lý:
- Các cấp
chính
quyền
- Đơn vị tư
nhân

Chính sách:
- Luật lệ
- Chính sách
- Văn hóa
- Thể chế tổ
chức

CHIẾN
LƯỢC
SINH
KẾ

KẾT QUẢ
SINH KẾ
- Tăng thu nhập
- Tăng sự ổn
định
- Giảm rủi ro
- Nâng cao an
toàn lương thực
- Sử dụng bền
vững các nguồn

tài nguyên

-Các cú sốc

H: Nguồn lực con người
S: Nguồn lực xã hội
N: Nguồn lực tự nhiên
P: Nguồn lực vật chất
F: Nguồn lực tài chính

Nguồn: DFID (2000)
Hình 1 Khung sinh kế bền vững của DFID (2000)
9


Khung sinh kế bền vững, chủ yếu lấy con người làm trung tâm và bao gồm 4
yếu tố: bối cảnh dễ bị tổn thương, một ngôi sao 5 cánh, thể chế, chính sách và các
chiến lược sinh kế. Các yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ với nhau để tạo ra các hiệu
quả sinh kế bền vững. Kết quả sinh kế sẽ phản ánh hướng lựa chọn phát triển của từng
lĩnh vực cụ thể. Có thể thấy, đây là một công cụ để các nhà quản lý và những người dân
cùng nghiên cứu, đánh giá nhằm tìm ra một giải pháp hợp lý, vừa thỏa mãn được yêu
cầu của sự phát triển với việc nhấn mạnh sự tham gia của người dân, đặt con người làm
trung tâm của hoạt động phát triển và coi giảm nghèo là kết quả chính, vừa đảm bảo an
ninh môi trường.
Thực tế, khung sinh kế trên có thể áp dụng rộng rãi cho bất cứ đối tượng nào và
ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng đặc biệt hiệu quả là áp dụng trong phát triển nông
thôn, đối với rừng và khu bảo tồn thiên nhiên, khung sinh kế được phân tích thông qua
việc tìm hiểu những vấn đề kinh tế - xã hội và quản lý các nguồn tài nguyên dựa trên
nền tảng sự phát triển của loài người. Cần có những phân tích cụ thể đối với từng loại
rừng và khu bảo tồn thiên nhiên sao cho phù hợp với bối cảnh xã hội và trình độ của

người dân, cũng như khả năng đáp ứng các nguồn lực hỗ trợ để đảm bảo mục tiêu
chung của công tác bảo tồn và sinh kế. Khi tiến hành phân tích khung sinh kế bền vững
cần xác định rõ những tác nhân chính ảnh hưởng đến sinh kế: những nguồn lực quan
trọng đối với sinh kế địa phương; chất lượng những nguồn lực; ai sử dụng và có quyền
quyết định những nguồn lực này; đánh giá những rủi ro, biến động của phương thức
sinh kế; đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của các dự án phát triển ở cả ba mặt
kinh tế, xã hội và môi trường địa phương.
Có 5 nguồn vốn sinh kế chính:
+ Vốn con người: Kỹ năng, kiến thức, khả năng và tiềm năng lao động, sức khỏe
tốt, tất cả tạo cho con người khả năng theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau.
+ Vốn xã hội: Các nguồn lực xã hội mà con người khai thác để theo đuổi các
mục tiêu sinh kế, bao gồm các mạng lưới, thành viên các nhóm và mối quan hệ tin cậy.
+ Vốn tự nhiên: Các kho dự trữ tài nguyên thiên nhiên nơi bắt nguồn các nguồn
lực là cần thiết cho sinh kế.
+ Vốn vật chất: Cơ sở hạ tầng và hàng sản xuất để hỗ trợ sinh kế.

10


+ Vốn tài chính: Những nguồn tài chính có sẵn để con người tiếp tục sinh kế,
bao gồm cả tiết kiệm và tận dụng.
1.2.

VQG Tam Đảo và vùng đệm

Theo nhiều tài liệu dãy núi Tam Đảo hình thành cách đây 230 triệunăm vào
giữa kỷ Trias do hoạt động của núi lửa phun trào dung nham làm nhiều đợt chồng lên
nhau. Dãy núi này chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, nằm trên địa bàn
ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang với chiều dài khoảng 80 km và rộng từ
10 đến 15 km.

Tam Đảo là tên của 3 đỉnh Thiên Thị, Thạch Bàn và Phú Nghĩa nổi lên trên biển
mây trắng trong dãy núi Tam Đảo. Dãy Tam Đảo rộng từ 10 - 15km, chạy dài trên 80km
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trên địa bàn 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên
Quang, cách thủ đô Hà Nội 75 km về phía Bắc1.
Tài nguyên rừng quốc gia Tam Đảo rất phong phú và đa dạng với trên 2.000 loài
thực vật và hàng trăm loài động vật, côn trùng tạo nên tính đa dạng sinh học cao; trong
số đó có nhiều loài quí hiếm và đặc hữu không chỉ riêng cho Tam Đảo còn cho Việt
Nam. Vườn quốc gia Tam Đảo gắn liền với 2 khu nghỉ mát nổi tiếng khu nghỉ mát Tam
Đảo và Khu danh thắng Tây Thiên và một loạt hệ thống đền, chùa cổ được xây dựng từ
thế kỷ XX để thờ cúng những người có công dựng nước và giữ nước.

1 Giới thiệu VQG Tam Đảo – www.tamdaonp.com.vn

11


Hình 2. Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu

12


VQG Tam Đảo được thành lập theo Quyết định 136/TTg, ngày 6/3/1996 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo trên
cơ sở nâng cấp và mở rộng rừng cấm quốc gia Tam Đảo được thành lập theo Quyết định
số 41/TTg ngày 24 tháng 1 năm 1977 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó Vườn quốc gia
Tam Đảo có tổng diện tích tự nhiên là 36.883 ha và diện tích vùng đệm 15.515 ha.với
các nhiệm vụ chính sau đây:


Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng trên núi Tam Đảo.



Bảo vệ nguồn gen các loài động, thực vật rừng quý hiếm. Đặc biệt là các
loài động, thực vật đặc hữu và cảnh quan thiên nhiên.


Thực hiện công tác nghiên cứu, thực nghiệm khoa học và dịch vụ khoa
học; tạo môi trường tốt phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, du lịch và
nghỉ mát.



Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục phổ cập cho nhân dân lòng yêu
thiên nhiên và ý thức bảo vệ rừng.



Thực hiện vai trò giữ và điều tiết nước của khu vực đầu nguồn, góp phần
cải thiện môi sinh cho vùng đồng bằng, trung du bắc bộ và thủ đô Hà Nội.



Tham gia tổ chức việc tham quan du lịch và nghỉ mát.



Góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng đệm.

Vườn quốc gia Tam Đảo được chia thành 3 phân khu chức năng sau đây:
-


Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
+ Diện tích 17.295 ha,
+ Ranh giới: Tính từ độ cao 400 m (so với mặt nước biển) trở lên;

-

Phân khu phục hồi sinh thái:
+ Diện tích là 17.286 ha;
13


-

Phân khu nghỉ mát, du lịch:
+ Diện tích: 2.302 ha (bao gồm cả diện tích đất thị trấn Tam Đảo)
+ Nằm ở sườn núi Tam Đảo thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc.

1.2.1. Vị trí địa lý
VQG Tam Đảo nằm trải dài từ 21 o21’- 21o42’ độ vĩ Bắc và từ 105o23’- 105o44’ độ
kinh Đông, nằm trên địa phận của 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Đây
là dãy núi lớn dài 80 km, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Phía Bắc giáp xã Quân Chu;
Phía Nam giáp xã Hướng Đạo;
Phía Đông giáp xã Minh Quang;
Phía Tây giáp xã Tam Quan.
Phía Đông Bắc khu Tam Đảo giới hạn bởi quốc lộ 13A, từ ranh giới huyện Phổ
Yên - Đại Từ (Thái Nguyên) đến Đèo Khế (Tuyên Quang). Phía Tây Nam là đường ôtô
mới mở kéo dài từ quốc lộ 13A chỗ gần chân Đèo Khế dọc chân núi Tam Đảo đến xã Mỹ
Khê, ranh giới huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc).

Trung tâm VQG Tam Đảo cách Thủ đô Hà Nội 75 km về phía Tây Bắc và cách
Thành phố Vĩnh Yên 13 km về phía Bắc.
1.2.2. Địa hình
Tam Đảo là phần cuối của dãy núi cánh cung thượng nguồn sông Chảy. Đặc điểm
địa hình sườn Tam Đảo là các dãy núi nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu và dày bởi
nhiều dông phụ hầu như vuông góc vói dông chính. Các suối ở vùng Đông Bắc đều đổ
vào sông Công tạo nên vùng bồn địa Đại Từ. Bên sườn Tây Nam, các lưu vực suối đều
đổ vào sông Phó Đáy.
Núi Tam Đảo chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, gồm trên 20 đỉnh núi
được nối với nhau bằng đường dông sắc, nhọn. Nó như một bức bình phong chắn gió
mùa Đông Bắc cho vùng đồng bằng. Các đỉnh có độ cao trên dưới 1000 m. Đỉnh cao
nhất là Tam Đảo Bắc (ranh giới giữa 3 tỉnh) cao 1.592 m. Ba đỉnh núi nổi tiếng của Tam
Đảo là Thiên Thị (1.375 m), Thạch Bàn (1.388 m) và Phù Nghĩa (1.300 m). Chiều ngang
của khối núi rộng 10 – 15 km, sườn rất dốc và chia cắt mạnh. Độ dốc bình quân từ 16 035o, nhiều nơi độ dốc trên 35o. Độ cao của núi giảm nhanh về phía Đông Bắc xuống lòng
14


chảo Đại Từ tạo nên những mái dông đứng. Hướng Đông Nam có xu hướng giảm dần
đến giáp địa phận Hà Nội.
Địa hình Tam Đảo được chia thành 4 kiểu địa hình chính:
-

Thung lũng giữa núi và đồng bằng ven sông suối có độ cao tuyệt đối dưới 100m,
độ cao tương đối trên 10m. Độ dốc dưới 7 o. Đây là vùng dưới chân núi và ven
sông suối.

-

Đồi cao trung bình có độ cao tuyệt đối 100 - 400m, độ cao tương đối trên 25m.
Độ dốc từ cấp hai trở lên. Phân bố chung quanh núi, tiếp giáp với đồng bằng.


-

Núi thấp có độ cao tuyệt đối từ 400 - 700m, độ cao tương đối trên 400m. Độ dốc
trên cấp 3, phân bố giữa địa hình đồi núi cao đồi cao và trung bình.

-

Núi trung bình có độ cao tuyệt đối trên 700, độ cao tương đối trên 700m. Phân bố
ở phần trên của khối núi. Các đỉnh dông đều sắc nhọn và hiểm trở.

15


Hình 3. Bản đồ địa hình Tam Đảo

16


1.2.3. Thổ nhưỡng
Trong quá trình điều tra lập địa 4 loại đất chính ở Tam Đảo đã được phát hiện là:
Đất Feralit mùn vàng nhạt phân bố ở độ cao trên 700 m.
Đất Feralit mùn vàng đỏ phân bố ở các sườn núi độ cao từ 400 – 700 m.
Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá khác nhau như: Shale, Mica,
Phillite và đá cát. Phân bố ở độ cao từ 100 – 400 m.
Đất phù sa dốc tụ phân bố dưới chân núi và các thung lũng hẹp ven sông suối lớn.
Loại đất này có thành phần cơ giới trung bình, tầng dày, độ ẩm cao, màu mỡ được sử
dụng để trồng lúa và các loại hoa màu.
1.2.4. Khí hậu
Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu ẩm nhiệt đới gió mùa. Điều kiện khí tượng thuỷ

văn ở mỗi khu vực là có sự khác biệt. Có thể coi trạm khí tượng Tuyên Quang và Vĩnh
Yên đặc trưng cho khí hậu sườn phía Tây, trạm Đại từ đặc trưng cho sườn phía Đông,
trạm Thị trấn Tam Đảo ở độ cao 900 m đặc trưng cho khí hậu vùng cao. Lượng mưa
trung bình hàng năm đạt đến 2.800 mm và tập trung trong mùa mưa từ tháng 4 đến tháng
10 với khoảng 90% tổng lượng mưa của năm. Các số liệu đo được tại các trạm được thể
hiện trong bảng sau:
Bảng 1. Khí hậu vùng Tam Đảo
Trạm
Yếu tố
Nhiệt độ bình quân năm (0oc)
Nhiệt độ tối cao tương đối
Nhiệt độ tối thấp tương đối
Lượng mưa bình quân năm (mm)
Số ngày mưa/ năm
Lượng mưa cực đại trong ngày
(mm)
Độ ẩm trung bình (%)
Độ ẩm cực tiểu
Lượng bốc hơi (mm)

Tuyên
Quang

Đại từ

Vĩnh Yên

Tam Đảo

22,9

41,4
4,0
1.641,4
143,5
150,0

22,9
41,3
3,0
1.906,2
193,4
352,9

23,7
41,5
3,2
1.603,5
142,5
284,0

18,0
33,1
- 0,2
2.630,3
193,7
299,5

84,0
15,0
760,3


82,0
16,0
985,5

81,0
14,0
1.040,1

87,0
6,0
561,5
17


Nguồn: Số liệu Dự án thành lập VQG Tam Đảo
1.2.5. Thủy văn
VQG Tam Đảo nằm trong vùng phân thuỷ của hai con sông chính: ở phía đông
bắc của khối núi là lưu vực sông Công, trong khi phía tây nam của khối núi nằm trong
đường phân thủy của sông Đáy.
Hầu hết các sông suối bên trong Vườn quốc gia đều dốc và chảy xiết, mạng lưới
sông suối hai sườn Tam Đảo dồn xuống chân núi, lưu lượng nước lớn. Khi xuống tới các
chân núi, suối thường chảy dọc theo các chân thung lũng dài và hẹp trước khi đổ ra vùng
đồi và vùng đồng bằng. Sông suối trong vùng không có khả năng vận chuyển thuỷ, chỉ
có khả năng làm thuỷ điện nhỏ. Việc đắp đập tạo hồ được thực hiện ở nhiều nơi quanh
chân núi để phục vụ sản xuất.
1.2.6. Thực vật
Vườn Quốc gia Tam Đảo có 5 kiểu rừng chính2:
1)
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố ở độ cao dưới 800m. Do ảnh

hưởng của độ dốc nên kiẻu rừng này còn thấy trên độ cao 900-1000m. Trong đó có
3nhiều loài gỗ quí có giá trị kinh tế: Chò Chỉ, Giổi. Re và Trường Mật.
2)
Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới trên núi thấp phân bố ở độ cao từ
800m trở lên. Thực vật bao gốm các loài thuộc họ: Re, Giẻ, Chè, Mộc Lan và Sau Sau.
Độ ẩm không khí ở đây luôn luôn cao nên rất thuận lợi cho rêu và địa y phát triển. ở độ
cao trên 1000m thường gặp các loài thuộc ngành thực vật hạt trần: Thông nàng, thông
tre, pơmu và sam bông.
3)
Rừng lùn trên đỉnh núi là kiểu phụ rừng đặc thù của kiểu rừng kín thường xanh
mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp được hình thành trên đỉnh dông dốc hay các đỉnh núi cao,
đất xương xẩu, tránh nắng gió và có mây mù thường xuyên bao phủ. Ở kiểu rừng này
cây gỗ thường có kích thước bé nhở với thân xoắn, vặn. Đất dưới tán rừng mỏng nhưng
có tầng thảm thực vật dày có khi tới một m như ở đỉnh Rùng Rình. Thực vật gồm giổi
nhung, hồi núi, gối thuốc và các loài cây thuộc họ đỗ quyên.

2 Hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên: Du lịch sinh thái VQG Tam Đảo

18


4)
Rừng tre nứa là loại rừng phục hồi sau nương rầy hoặc khai thác. Tre nứa mọc
xen vào rừng cây gỗ đã bị chặt phá, nhiều nơi tre nứa mọc át các loài cây gỗ nhỏ trở
thành rừng thuần tre nứa. mật độ cao dưới 500m thường là nứa, 500-800 thường là giang
và từ 800 trở lên chủ yếu là vầu và sặt gai.
5)
Rừng phục hồi sau nương rẫy thường gồm các loài cây gỗ ưa sáng, mọc nhanh:
Ba Bét, Ba soi, Bồ cu vẽ, Thẩu tấu, Dền, Dung và Màng tang.
Vườn Quốc gia Tam Đảo đã xác định được 904 loài thuộc 478 chi, 213 họ thực

vật bậc cao. Trong đó:
Ngành thông đất: 2 loài, 1 chi, 1 họ
Ngành tháp bút: 1 loài, 1 chi, 1 họ
Ngành dương xỉ: 57 loài; 27 chi, 22 họ
Ngành thực vật hạt trần: 12 loài, 7chi, 7 họ
Ngành thực vật hạt kín 832: loài, 442 chi, 182 họ.
Theo sách đỏ Việt Nam (phần thực vật), 1996, Vườn Quốc gia Tam Đảo có 64
loài có tên trong danh sách các loài quí hiếm. Trong đó:
7 loài ở mức đang nguy cấp (E)
9 loài ở mức sẽ nguy cấp (V)
23 loài hiếm (R)
11 loài ở mức bị đe doạ (T)
14 loài chưa biết rõ mức nguy cấp (K).
Có 42 loài thực vật được coi là đặc hữu của Vườn Quốc gia Tam Đảo.
1.2.7. Động vật
Khu hệ động vật hoang dã Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm 307 loài. Trong đó có:
Thú: 64 loài thuộc 48 giống
Chim: 239 loài thuộc 140 giống
Bò sát: 76 loài của 46 giống
Lưỡng cư: 28 loài của 11 giống
Côn trùng: 437 loài của 271 giống thuộc 46 họ và 7 bộ
Những loài động vật đặc hữu của miền Bắc Việt Nam gặp ở Vườn Quốc gia Tam
Đảo có 23 loài. Trong đó:
19


Chim: 2 loài
Bò sát: 4 loài
Lưỡng cư: 3 loài
Côn trùng: 6 loài

Những loài động vật đặc hữu hẹp của Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm 11 loài
Bò sát: 2 loài
Lưỡng cư: 1 loài
Côn trùng: 8 loài
Những loài đặc hữu của Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm 6 loài trong đó có 5 loài
chim và một loài lưỡng cư.
Những loài có tên trong danh sách Việt Nam động vật rừng cấm săn bắn (theo
nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của chủ tịch Hội đồng bộ trưởng) có ở Vườn Quốc
gia Tam Đảo gồm 20 loài. Trong đó có 10 loài thuộc phụ lục IB:
Thú: 8 loài
Bò sát: 1 loài
Lưỡng cư: 1 loài
Những loài động vật quí hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam, 1992 gặp ở Vườn Quốc
gia Tam Đảo gồm 56 loài. Trong đó:
Thú: 22 loài
Chim: 9 loài
Bò sát: 17 loài
Lưỡng cư: 7 loài
Côn trùng: 1 loài
Trong đó:
Mức đang nguy cấp (E): 5 loài thú, 1 loài bò sát, 1 lưỡng cư và 1 côn trùng
Mức sẽ nguy cấp (V): 12 loài thú, 4 bò sát và 1 lưỡng cư
Mức Hiếm (R): 4 loài thú, 2 loài chim, 5 bò sát và 2 loài lưỡng cư
Mức bị đe doạ (T): 1 loài thú, 7 loài chim, 7 loài bò sát và 3 loài lưỡng cư.
Những loài động vật quí hiếm có tên trong phụ lục CITES có 8 loài:
Thú: 4 loài ( 3 loài ở phụ lục 1 và 1 loài ở phụ lục 2)
Bò sát: 4 loài (1 loài ở phụ lục 1 và 3 loài ở phụ lục 2)
20



Những loài quí hiếm có tên trong Red List của IUCN gặp ở Vườn Quốc gia Tam
Đảo gồm 18 loài:
14 loài thú (EN: 1 loài, LR: 2 loài, VU: 11 loài)
3 loài bò sát (EN: 1 loài, LR: 2 loài)
1 lưỡng cư (VU)
1.2.8. Vùng đệm VQG Tam Đảo
Vùng đệm của Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm 23 xã, thị trấn thuộc 7 huyện, thị xã:
Tam Đảo, Tam Dương, Bình Xuyên, TP. Vĩnh Yên, Lập Thạch(Vĩnh Phúc), Sơn Dương
(Tuyên Quang), Đại Từ (Thái Nguyên). Vùng đệm bao gồm 183.996 nhân khẩu, mật độ
dân số trung bình là 209 người/km 2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,66%. Thành phần
dân cư gồm 6 dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Dao và Hoa. Người dân ở vùng đệm thường sống
tập trung ở các bãi bằng gần nguồn nước ven chân núi hoặc ven các trục đường giao
thông. Người dân các dân tộc thiểu số có truyền thống khai thác tài nguyên rừng từ lâu
đời đã tạo nên sức ép đáng kể đối với công tác bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia.
CHƯƠNG II. SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN Ở VÙNG ĐỆM VQG
TAM ĐẢO
2.1.

Đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hóa của người dân ở Vùng đệm VQG Tam Đảo

2.1.1. Kinh tế
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội
của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và của huyện Tam Đảo nói riêng, huyện Tam Đảo đã đạt
được các kết quả kinh tế khả quan, giá trị sản xuất tăng bình quân 18,22%, giá trị tổng
sản phẩm trên địa bàn tăng bình quân 18,53%/năm.
Bảng 2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện
Ngành kinh tế
Nông - lâm nghiệp, thủy sản

2010

798.992

2011
1.969.802

2012
1.019.057

2013
996.256

Công nghiệp – xây dựng
Thương nghiệp – dịch vụ

280.856
368.836

386.108
490.540

412.847
567.336

502.735
724.646

Triệu đồng
2014
1.016.77
4

563.063
901.040

21


Sự biến động trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện theo xu hướng trên do xuất
phát điểm của công nghiệp và xây dựng thấp, sau khi tái lập huyện, các công trình xây
dựng được tăng cường, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được triển khai.
Nhìn chung, trên toàn huyện Kinh tế nhà nước có qui mô rất nhỏ, kinh tế tập thể
chưa được củng cố và phát triển. Sản xuất nông lâm nghiệp vẫn mang tính tự cấp, tự túc
là chủ yếu. Sản xuất hàng hóa trong nông, lâm nghiệp và thủy sản mới bước đầu phát
triển trong những năm gần đây. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác thấp. Các
ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Ngành trồng trọt vẫn
chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực chăn nuôi,
thuỷ sản, lâm nghiệp chưa phát triển tương ứng với tiềm năng.
2.1.2. Xã hội
+ Y tế
Huyện Tam Đảo đã đầu tư khá đầy đủ về cơ sở vật chất y tế để chăm sóc sức khoẻ
cho nhân dân, đặc biệt với sự đầu tư đầy đủ, đồng bộ cho hệ thống cơ sở y tế xã, thị trấn
có thể chăm sóc sức khỏe ngay tại địa phương cho bà con nông dân, giảm bớt rủi ro về
con người, tiết kiệm được tài chính khi phải đi khám và chữa bệnh ở tuyến trên. Với đội
ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn và tay nghề khá cao có thể chữa trị được hầu hết
các loại bệnh thông thường nên các cấp chính quyền huyện Tam Đảo cần có chính sách
đãi ngộ xứng đáng để họ yên tâm công tác, tránh hiện tượng chảy máu chất xám.
Bảng 3. Một số chỉ tiêu về y tế trên địa bàn Huyện
Chỉ tiêu
1. Cơ sở khám chữa bệnh
2. Số giường nằm
3. Cán bộ y tế

Trong đó: Bác sĩ
4. Cán bộ dược
5. Dân số trung bình
6. Chỉ tiêu BQ/10.000 dân
- Giường nằm
- Cán bộ y tế ngành y
Trong đó: Bác sĩ

Đ.vị

2008
2009
2010
2004 2005 2007
Cơ sở
10
10
11
11
11
13
Giường
75
85
105
115
125
135
người
85

85
89
139
145
172

10
10
10
15
18
22
người
5
5
9
14
16
16
Người 67,611 67,990 69,099 69.414 69.699 70.587
Giường
Người
Người

11,09
12,50
1,00

12,50
12,50

1,00

15,20
12,80
1,00

16,56
26,19
2,16

17,93
20,80
2,58

17,79
24,36
3,10

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Đảo các thời kỳ
22


Hoạt động y tế tập trung vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng phòng ngừa
dịch bệnh, khám chữa bệnh phục vụ nhân dân tại địa phương và làm tốt chương trình mục
tiêu y tế quốc gia. Đến năm 2010, trên địa bàn huyện đã hoàn thành 100% chuẩn y tế quốc
gia giai đoạn I và là huyện hoàn thành sớm nhất chương trình xây dựng chuẩn y tế quốc
gia. Mặc dù cơ sở vật chất đã được đầu tư, 100% các trạm y tế đã có bác sỹ, song trang
thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh đang được tiếp tục đầu tư đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh cho nhân dân, đồng thời cũng là điều kiện cần thiết phục vụ phát triển du
lịch của Huyện.

+ giáo dục
Có thể đánh giá huyện Tam Đảo rất chú trọng công tác đầu tư cho giáo dục. Tuy
còn gặp nhiều khó khăn về đầu tư cho giáo dục, chính quyền huyện cùng với người dân đã
rất nỗ lực hết sức để đáp ứng cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ quản lý, giáo viên để đáp
ứng nhu cầu học tập của con em trong huyện. Số trường đạt chuẩn các cấp tiểu học và
trung học cơ sở có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, cần xem xét và quan tâm đến các trường mầm non. Hiện tại, toàn huyện mới
chỉ có một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Bảng 4. Một số chỉ tiêu cơ bản về giáo dục của huyện Tam Đảo
Chỉ tiêu
1. Giáo dục mầm non
+ Số trường mầm non
+ Lớp mẫu giáo
+ số học sinh
+ số giáo viên
2. Giáo dục phổ thông
a - Tiểu học
+ Số trường
+ Lớp
+ Học sinh
+ Số giáo viên
b - Trung học cơ sở
+ Trường
+ Lớp
+ Học sinh

Đơn vị tính

Số lượng


Trường
lớp
cháu


15
200
5518
247

Trường
Lớp
H/sinh
GV

14
254
6400
337

Trường
Lớp
H/sinh

12
144
4130
23



+ Số giáo viên
GV
c -Trung học phổ thông
+ Trường
Trường
+ Lớp
Lớp
+ Học sinh
H/sinh
+ Số giáo viên
GV
Số trường đạt chuẩn quốc gia
Mẩm non
Trường
Tiểu học
Trường
Trung học cơ sở
Trường
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Đảo, năm 2012

310
2
47
1716
108
8
1
6
1


+ cơ sở hạ tầng
Do nằm ở vùng đệm thấp (dưới chân núi) nên hệ thống đường giao thông Tam
Đảo tương đối thuận tiện. Có 6 tuyến đường bộ liên tỉnh, ngoài ra con có các tuyến
đường sắt và đường thuỷ. Với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao, cùng với sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước cho vùng đệm, hệ thống đường giao thông được nâng
cấp. Ngoài đường liên tỉnh, liên huyện, ở các xã đã có đường cấp phối nối liền giữa các
xã, các thôn. Các xã Hồ Sơn, Đạo trù, Thị trấn Tam đảo đều có đường giao thông vào
đến tận thôn, thuận lợi cho du lịch và buôn bán... Phương tiện vận chuyển cũng rất đa
dạng, từ phương tiện vận chuyển thô sơ như xe quệt, xe bò, xe ngựa, đến nay người dân
thường dùng công nông, ô tô để chuyên chở các mặt hàng nông thổ sản. Do trong vùng
có điều kiện thuận lợi về giao thông vận tải nên đây cũng chính là một trong những
nguyên nhân kích thích việc khai thác lâm thổ sản khiến tài nguyên rừng ngày càng cạn
kiệt.
Vòng quanh chân núi Tam Đảo có một số hồ, đập nước đã được xây dựng nhằm
dự trữ nước và tưới tiêu cho nông nghiệp trong vùng như hồ Xạ Hương, hồ Làng Hà I.
Ngoài các hồ, đập trong vùng còn được hỗ trợ bởi các con suối có đầu nguồn từ rừng
Tam Đảo. Tuy nhiên với các nguồn đã có này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nước
tưới cho nông nghiệp.
Các huyện, thị đều có lưới điện quốc gia 35KV hoặc 10KV tới xã, thị trấn. Toàn
bộ các xã trong vùng đều có điện sử dụng thông qua mạng lưới phân phối điện là các
trạm hạ thế và mạng đường dây hạ thế. Ngoài ra, tại một số cơ sở có nhu cầu phải sử
dụng điện liên tục đã trang bị các trạm phát hoặc máy phát điện (dự phòng). Một số thôn,
24


bản sát chân núi Tam Đảo còn có nguồn thủy điện nhỏ do các hộ gia đình tự xây dựng,
cung cấp điện cho sinh hoạt hàng ngày: thắp sáng, chạy ti vi...
Nước cho sinh hoạt trong vùng gồm có 3 nguồn: nước mưa, nước mặt, nước
ngầm. Nhân dân trong vùng, trong đó có nhân dân 2 xã nghiên cứu là Hồ Sơn và Đạo
trù, chủ yếu sử dụng nước cho sinh hoạt hàng ngày từ giếng đào. Một số ít dân cư ven

sông hoặc tại các thôn vùng trũng không đào được giếng (nguồn nước không đảm bảo vệ
sinh), phải dùng nước sông hoặc giếng tập thể phục vụ cho nhu cầu hàng ngày. Người
dân các thôn, xã giáp chân núi Tam Đảo sử dụng nguồn nước được dẫn từ các khe suối
trong rừng.
Trong toàn vùng, mạng lưới phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông về cơ
bản đã được phủ kín và rất thuận lợi, trong đó một số nơi đã được tăng cường các tổng
đài tự động có thể liên lạc trong nước và quốc tế thuận tiện. Tại ba địa điểm tiến hành
nghiên cứu, hầu hết các hộ gia đình đã có tivi và đài rađio, vì vậy người dân có thể tiếp
cận thông tin trong nước cũng như trên thế giới một cách dễ dàng.

25


×