Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG VIÊN TAO ĐÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.6 KB, 78 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG VIÊN TAO ĐÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
CHI PHÍ DU HÀNH

LƯƠNG THỊ BẢO TRI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Xác Định Giá Trị
Công Viên Tao Đàn Thành Phố Hồ Chí Minh Sử Dụng Phương Pháp Chi Phí Du
Hành TCM” do Lương Thị Bảo Tri, sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS. Nguyễn Văn Ngãi
Người hướng dẫn
________________________
Ngày

tháng


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
____________________________
Ngày

tháng

năm 2010

năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
___________________________
Ngày

tháng

năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt nghiên cứu ngày hôm nay ngoài sự cố gắng của bản thân tôi
đó là sự giúp đỡ rất tận tình của rất nhiều người. Đạt được kết quả này tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới:
Gửi đến thầy TS. Nguyễn Văn Ngãi lời cảm ơn chân thành nhất. Cảm ơn thầy
đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thành được
luận văn tốt nghiệp như ngày hôm nay.
Tiếp đến tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban Chủ
Nhiệm Khoa Kinh Tế cùng các bạn sinh viên lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
khóa 32 đã cùng gắn bó và giúp đỡ tôi trong thời gian 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn mọi người trong địa bàn nghiên cứu đã nhiệt tình trả lời, giúp tôi có

những thông tin quý báu để thực hiện nghiên cứu này.
Hơn cả lời cảm ơn con muốn gửi tới ba mẹ lòng biết ơn sâu sắc vì đã sinh thành
và nuôi dạy con nên người như ngày hôm nay. Con không thể nào quên công ơn lớn
lao đó và sự vất vả hy sinh của ba mẹ để con bước tiếp con đường con đường mình đã
chọn
Tôi xin gửi đến Ban giám đốc công ty công viên cây xanh và các anh chị phòng
quản lý cây xanh Sở Giao Thông Công Chính đã cung cấp cho tôi những tài liệu quý
giá để hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010
Sinh viên
Lương Thị Bảo Tri


NỘI DUNG TÓM TẮT
LƯƠNG THỊ BẢO TRI. Tháng 07 năm 2010. “Xác Định Giá Trị Công Viên
Tao Đàn Thành Phố Hồ Chí Minh Sử Dụng Phương Pháp Chi Phí Du Hành
TCM”.
LUONG THI BAO TRI, July 2010. “Value Of Pricing Tao Dan Park, Ho
Chi Minh City Used Travel Cost Method”.
Đề tài tiến hành định giá giá trị của công viên Tao Đàn bằng cách sử dụng
phương pháp chi phí du hànhTCM. Phương pháp chi phí du hành này dùng để định giá
giá trị những khu du lịch, tham quan hoặc giải trí bằng cách phỏng vấn thu thập các
thông tin về chuyến đi và các đặc điểm kinh tế- xã hội của du khách đến địa điểm đó.
Qua đó xây dựng đường cầu du lịch thể hiện số lượt du hành phụ thuộc vào chi phí du
hành.
Sau khi tiến hành thu thập thông tin về chuyến đi và đặc điểm kinh tế- xã hội
của 90 người được phỏng vấn ngẫu nhiên đề tài đã xây dựng được đường cầu du lịch
với giá trị của công viên Tao Đàn là 84,912 tỷ đồng.
Thông qua kết quả phân tích đường cầu và tình hình thực tế của công viên Tao

Đàn hiện nay khóa luận đã đề xuất một số ý kiến


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề


1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

4

1.2.1. Mục tiêu chung

4

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

4

1.3. Phạm vi nghiên cứu

4

1.3.1. Về không gian

4

1.3.2. Về thời gian

4

1.3.3. Về nội dung

4


1.4. Cấu trúc luận văn

4

CHƯƠNG 2

6

TỔNG QUAN

6

2.1. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu

6

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

6

a) Vị trí địa lý

6

b) Đặc điểm địa hình

6

c) Đặc điểm khí hậu


7

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội

8

a) Đặc điểm dân số

8

b) Tăng trưởng kinh tế

9

2.2. Giới thiệu chung về cây xanh đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

13

2.2.1. Cây xanh đô thị

13
v


a) Cây xanh đường phố

15

b) Cây xanh trong khuôn viên và ven kênh rạch


15

2.2.2. Quản lý cây xanh đô thị theo từng loại đất cây xanh

16

a) Sự cần thiết phải tổ chức quản lý cây xanh

16

b) Quản lý theo từng loại đất

16

2.3. Giới thiệu chung về công viên ở TP.Hồ Chí Minh và công viên Tao Đàn nói riêng
19
2.3.1. Công viên nói chung

19

2.3.2. Giới thiệu công viên Tao Đàn

20

CHƯƠNG 3

22

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


22

3.1. Cơ sở lý luận

22

3.1.1 Một số khái niệm

22

a) Công viên

22

b) Khái niệm về định giá tài nguyên môi trường

22

3.1.2. Định nghĩa phương pháp TCM

23

3.2. Phương pháp nghiên cứu

26

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

26


a) Số liệu sơ cấp

26

b) Số liệu thứ cấp

27

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

27

3.2.3. Phương pháp hồi quy

27

3.2.4. Phương pháp xây dựng đường cầu du lịch đến công viên Tao Đàn

28

CHƯƠNG 4

31

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

31

4.1. Phân tích các nhân tố nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch công viên Tao Đàn


31

4.1.1. Những đặc điểm kinh tế- xã hội của du khách

31

a) Giới tính

31

b) Độ tuổi

31

c) Trình độ học vấn

33
vi


d) Nghề nghiệp

34

e) Thu nhập

34

4.1.2. Phân tích những hành vi của khách đến tham quan công viên


35

a) Mục đích đến công viên của du khách

35

b) Phân loại du khách theo phương tiện

36

c) Những nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn đi tới công viên của khách tham quan37
d) Những hoat động của du khách vào thời gian rảnh

37

4.1.3. Đánh giá chất lượng công viên Tao Đàn

39

a) Chất lượng công viên (bao gồm cây cối, vệ sinh,…)

39

b) Mức độ an toàn

39

4.2. Xác định giá trị công viên Tao Đàn bằng phương pháp TCM


41

4.2.1. Ước lượng các tham số của mô hình dạng log-log

41

4.3.Xác định giá trị du lịch công viên Tao Đàn

42

a) Hàm cầu du lịch

42

b) Xác định đường cầu và tính toán giá trị du lịch của Tao Đàn

43

c) Xác định giá trị của điểm du lịch.

44

CHƯƠNG 5

46

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

46


5.1. Kết luận

46

5.2. Kiến nghị

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

49

PHỤ LỤC

51

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPDH

Chi phí du hành

ITCM

Phương pháp chi phí du hành cá nhân

NPV


Hiện giá ròng (Net Present Value)

SLDL

Số lần du lịch trong năm

TCM

Phương pháp chi phí du hành

TDVH

Trình độ văn hóa

TN

Thu nhập

TDVH

Trình độ học vấn

MDHL

Mức độ hài lòng

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


GTCC

Giao Thông Công Chính

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Dân số trung bình từ 2000-2006

9

Bảng 3.1. Tóm Tắt Số Liệu Thống Kê Mô Tả Các Biến

29

Bảng 4.1. Khách tham quan phân theo thu nhập

34

Bảng 4.2. Phân chia du khách theo những công viên lựa chọn thay thế cho công viên.
38
Bảng 4.3. Nhận xét về cảnh quan trong công viên

39

Bảng 4.4. Nhận xét về mức độ an toàn

39


Bảng 4.5. Nhận xét về các hình thức giải trí

40

Bảng 4.6. Tỷ lệ du khách nhìn thấy cây xanh được chăm sóc cây xanh trong công viên
40
Bảng 4.7. Các Thông Số ước Lượng của Hàm Cầu theo Dạng Log-Log

41

Giải thích hàm cầu

41

Bảng 4.8. Kiểm Tra Dấu Kỳ Vọng Mô Hình

42

Bảng 4.9. Giá Trị Công Viên Tao Đàn Được Thể Hiện ở Các Mức Suất Chiết Khấu 45

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Đường cầu số lần du lịch

23


Hình 4.1. Tỷ Lệ Giới Tính Đến Công Viên

31

Hình 4.2. Khách du lịch phân theo độ tuổi

32

Hình 4.3. Khách du lịch phân theo trình độ học vấn

33

Hình 4.4. Khách du lịch phân theo nghề nghiệp

34

Hình 4.5. Tỷ lệ khách tham quan đến công viên để thể dục, nghỉ ngơi

35

Hình 4.6. Khách tham quan phân theo phương tiện

36

Hình 4.7. Phân chia du khách theo những lý do chọn công viên Tao Đàn

37

Hình 4.8. Phân chia du khách theo những hoạt động thay thế


37

Hình 4.9. Đường cầu du lịch đến công viên Tao Đàn

43

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hàm Cầu Du Lịch Tao Đàn dạng Log-log
Phụ Lục 2. Kết Xuất Các Mô Hình Phụ
Phụ Lục 3. Kết Xuất Kiểm Định White
Phụ Lục 4. Kết xuất kiểm định LM
Phụ Lục 5. Kiểm Tra Các Vi Phạm Giả Thiết Cho Mô Hình
Phụ Lục 6. Các Kiểm Định Giả Thiết Cho Mô Hình
Phụ Lục 7. Bảng Giá Trị Thống Kê Mô Tả Các Biến Trong Mô Hình Đường Cầu
Phụ Lục 8. Bảng Câu Hỏi Điều Tra

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Với quá trình phát triển kinh tế không ngừng, TP Hồ Chí Minh đã phát triển trở
thành trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. TP Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất Việt
Nam-là nơi tập trung nhiều đầu mối kinh tế, giao thông quan trọng, nơi có dân cư đông
đúc với hơn 7 triệu dân. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6% dân số

so với cả nước, là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu cả nước về tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Ngoài ra trong quá trình phát triển và hội nhập, TP Hồ Chí Minh luôn
khẳng định là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và quan trọng hơn cả là
vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước trong quá trình
công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Đi đôi với sự phát triển vượt bậc về kinh tế đã kéo theo
không ít những vấn đề tiêu cực và một trong số đó chính là ô nhiễm môi trường, đặc
biệt là ô nhiễm không khí. Theo kết quả quan trắc từ đầu năm 2009 đến nay nồng độ
chì và NO2 đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép(lần lượt dao động ở mức 0,22-0,38g/m2;
0,19-0,34mg/m2). Khí thải ô tô, xe máy là một trong những nguyên nhân chính gây
nên tình trạng ô nhiễm không khí này, theo thống kê của Chi cục bảo vệ môi trường
mỗi ngày trên địa bàn thành phố có trên dưới 5 triệu xe cơ giới lưu thông trong khu
vực 500 km2 nội thành làm cho nồng độ ô nhiễm không khí ở đây nghiêm trọng hơn ở
các khu vực khác.
Ngoài ra còn một nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí của TP Hồ Chí
Minh đó là do hoạt động sản xuất của các nhà máy công nghiệp nằm ở khu vực ngoại
thành cũng như nội thành như KCX Linh Trung, KCX Tân Thuận, KCX Tân
Bình…..và rất nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong đó có rất


nhiều doanh nghiệp chưa trang bị hệ thống xử lý khí thải, khói bụi. Những doanh
nghiệp này đang ngày đêm thải ra lượng khói bụi rất lớn mang nhiều chất gây độc hại
gây ô nhiễm môi trường và nhất là ô nhiễm không khí. Hiện nay TP có hơn 30.000 cơ
sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong đó chỉ có khoảng 20% lượng
khí thải được xử lý.
Sự gia tăng các loại khí thải CO2, CH4, N2O, HCFs, ngày càng cao không chỉ
gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng trong khu vực mà nó còn là nguyên nhân
chính gây ra biến đổi khí hậu-đây là một vấn đề đang được mọi người quan tâm hiện
nay. Biến đổi khí hậu được định nghĩa là “sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo". Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự

gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá
mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển,
ven bờ và đất liền khác. Hậu quả của biến đổi khí hậu là rất to lớn đó chính là mực
nước biển dâng cao và hậu quả trước mắt đó chính là thời tiết nắng nóng tại TP HCM
như hiện nay. Trong những ngày qua, nền nhiệt độ của TP.HCM liên tục tăng cao,
nhiều lúc nhiệt độ lên đến 38-39 độ C. Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ,
đây mới chỉ là thời điểm bắt đầu của mùa nắng nóng. TP.HCM sẽ có thể đạt lên đỉnh
điểm 40 độ C trong khoảng 1 tháng tới. Tức cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2010. Theo
các chuyên gia, TP.HCM đang có nền nhiệt độ nóng lên từng ngày và sẽ tiếp tục tăng
lên trong những năm tới. Một trong những nguyên nhân khiến nhiệt độ tăng cao được
xác định là do mảng xanh của TP.HCM đang bị “teo” so với tốc độ phát triển đô
thị. Cây xanh có vai trò rất to lớn trong đời sống đô thị:
Hệ thống cây xanh giúp cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn và
lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất và độ ẩm không
khí. Ngoài ra nó còn ngăn chặn gió bão mạnh, hạn chế gây thiệt hại nhà cửa và các
công trình
Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường vì chúng hấp thị CO2 và thải khí O2,
có tác dụng hạn chế tiếng ồn nhất là ở khu vực nội thành. Ngoài ra còn có nhiều tác
dụng rất to lớn khác. Khi đề cập đến cây xanh trong đô thị chúng ta không thể không
2


nhắc đến những công trình xây dựng công viên cho thành phố. Ngoài việc là lá phổi
xanh cho thành phố công viên còn cung cấp không gian rộng rãi thoáng mát cho mọi
người vui chơi, giải trí, đời sống vật chất càng tăng cao thì nhu cầu thư giãn về tinh
thần ngày càng đòi hỏi cao hơn.
Theo tiêu chuẩn năm 2006 của Bộ xây dựng, đô thị đặc biệt có quy mô từ 1,5
triệu dân trở lên, bình quân diện tích cây xanh phải đạt từ 12-15 m2/người. Để đạt chỉ
tiêu này, TP.HCM đã đề ra phương án đến năm 2010 sẽ đạt 6-7m2/người, đến 2020 là
20-25m2/người. Tuy nhiên, con số này hiện nay chỉ đạt khoảng gần 1m2/người. Theo

Sở GTVT, công tác phát triển mảng xanh của TP.HCM đang gặp nhiều khó khăn. Bởi
thực tế, quỹ đất trong các quận nội thành để dành xây công viên thì không còn. Trong
khi đó, các khu vực ngoài trung tâm, quỹ đất dành cho vườn hoa, khu công viên lại
không được quan tâm đúng mức. Đồng thời, tốc độ phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng lại
tăng lên chóng mặt trong những năm qua đã khiến mật độ phủ xanh bị giảm xuống
đáng kể. So với các thành phố lớn trên thế giới, tỉ lệ cây xanh trên đầu người ở
TP.HCM quá thấp. Tại TP.HCM chỉ 1m2/người thì bình quân diện tích cây xanh ở
Berlin (Đức) là 50 m²/người; ở Paris (Pháp) là 25 m²/người; ở Moscow (Nga) là 44
m²/người hay ở London (Anh) là 9 m2/người. Mảng xanh ở TP.HCM còn có nguy cơ
bị “teo” dần do các hạng mục dự án công trình. Thậm chí các công viên cũng bị "xẻ
thịt" khiến cho chỉ tiêu tăng mảng xanh lên 6-7m2/người của thành phố rất khó thực
hiện được.
Công viên Tao Đàn được coi là một công viên văn hóa và có thể coi là công
viên cây xanh lớn nhất thành phố về diện tích và quy mô. Nó không chỉ là lá phổi xanh
của thành phố mà còn là nơi tham quan của du khách trong nước và du khách ngoài
nước khi đặt chân đến TP.Hồ Chí Minh. Công viên có riêng khu trò chơi cho trẻ em và
có nhiều cây xanh tán rộng lâu năm để che mát hơn so với các công viên khác. Tuy
nhiên hiện nay nó chưa được quan tâm đúng mức điển hình là việc diện tích công viên
bị lấn chiếm bởi các cơ sở kinh doanh, các quán ăn và cà phê. Hiện nay các cơ quan
chức năng cũng chưa có biện pháp gì để giải quyết tình trạng này. Chính vì vai trò to
lớn của công viên Tao Đàn và thực trạng nói trên nhất thiết cần xác định giá trị của
công viên để từ đó có những biện pháp cải thiện cũng như phát triển chất lượng của
3


công viên nhằm gìn giữ những giá trị mà công viên Tao Đàn mang lại từ trước đến
nay.
Xuất phát từ nhận thức về vai trò quan trọng của công viên Tao Đàn hiện nay
tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Xác Định Giá Trị Công Viên Tao Đàn Thành
Phố Hồ Chí Minh Sử Dụng Phương Pháp Chi Phí Du Hành TCM”

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Định giá giá trị công viên Tao Đàn bằng phương pháp chi phí du hành (TCM)
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Giới thiệu thực trạng cây xanh đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh
Giới thiệu thực trạng chung về công viên thành phố nói chung và công viên
Tao Đàn nói riêng.
Xây dựng đường cầu thể hiện số lượt người đến công viên phụ thuộc vào chi
phí du hành.
Định giá giá trị công viên Tao Đàn bằng phương pháp chi phí du hành TCM.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Về không gian
Tiến hành điều tra ngẫu nhiên những người dân tới công viên Tao Đàn.
1.3.2. Về thời gian
Thời gian nghiên cứu từ 24/3/2010 đến 24/6/2010
Thời gian thu thập số liệu từ 1/4/2010 đến 15/4/2010
Thời gian hoàn chỉnh luận văn từ 15/4/2010 đến 17/7/2010
1.3.3. Về nội dung
Đề tài tập trung vào định giá giá trị công viên Tao Đàn và phân tích thực trạng
của công viên, đề xuất những giải pháp để công viên có thể phục vụ du khách tốt hơn.
1.4. Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1 giới thiệu đề tài nghiên cứu , mục tiêu, phạm vi và nội dung nghiên
cứu
4


Chương 2 trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, cơ sở lý luận về
giá trị cây xanh. Mô tả chi tiết phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp kinh tế
lượng, phương pháp thu thập và xử lý số liệu.

Chương 3 giới thiệu điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của thành phố HCM
và công viên Tao Đàn.
Chương 4 nêu ra những kết luận của nghiên cứu : các đặc điểm cũng như hành
vi của ngững người dân tới công viên Tao Đàn, phản ánh thực trạng hệ thống cây xanh
và công viên ở thành phố, xây dựng đường cầu số lượt du hành dựa vào chi phí du
hành, tính giá trị du lịch công viên Tao Đàn, một số đề xuất nhằm phát triển công viên
để phục vụ cho du khách tốt hơn.
Chương 5 tóm lược kết quả đã nghiên cứu và đề xuất kiến nghị.

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10010’- 10038’ vĩ độ
Bắc và 106022’- 106054’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp
tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đồng Nam giáp tỉnh Bà RịaVũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Chiều dài của thành
phố theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam là 150 km từ Củ Chi đến Cần Giờ, chiều
rộng theo hướng từ Đông sang Tây là 50km từ Thủ Đức đến Bình Chánh. Diện tích
toàn thành phố là 2.095,2 km2.
b) Đặc điểm địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh có vùng cao ở phía Bắc với cao độ 10- 25m có nơi cao
đến 32m so với mực nước biển. Vùng thấp nhất ở phía Nam có cao độ trung bình lớn
hơn 1m, ngoài ra khu vực trung tâm và Hóc Môn có cao độ từ 15- 20m.
Thành phố Hồ Chí Minh là vùng tiếp giáp giữa miền gò, đồi thuộc miền Đông
Nam Bộ và đồng bằng song Cửu Long, một phần tiếp giáp ven biển. Xu thế địa hình

thấp dần từ Bắc- Đông Bắc xuống Tây- Tây Nam. Có thể chia ra làm các vùng địa
hình như sau:
Vùng triền gò: ở Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, một phần Tân
Bình, Quận 1, Quận 3. Địa hình vùng này khá phức tạp, lồi lõm dạng lượn sóng, có độ
dốc lớn.


Vùng thấp: nằm ở phía Nam và Đông Nam thành phố, bao gồm: Đông Hóc
Môn, Nam Bình Chánh, Nam Thủ Đức, Nhà Bè, Quận 4, Quận 6, Quận 8. Địa hình
vùng này tương đối thấp và bằng phẳng, mặt đất bị chia cắt bởi mạng lưới kênh rạch
chằng chịt. Khu vực này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thủy triều, phải san nền với
khối lượng lớn khi xây dựng.
Vùng trũng rất thấp: Nằm ở phía Tây và Tây Nam thành phố, là vệt trũng vên
kênh Thầy Cai, An Hạ. Đây là nơi giáp nước lại chịu ảnh hưởng của lũ ngoại lai từ
Đồng Tháp đổ về nên thường bị ngập úng vào mùa mưa.
Nước ngầm có nhiều trên lưu vực và khá ổn định, thông thường nước ngầm
xuất hiện ở độ sâu từ 1,5- 2,5m so với mặt đất.
Đất đai ở Thành phố Hồ Chí Minh do phù sa cũ và mới tạo nên, đất phèn chiếm
40%, đất xám phát triển trên phù sa cổ chiếm 19,3%, đất ngập mặn chiếm 12,2%, còn
đất cồn cát biển là 3,2%, đất phù sa nước ngọt chiếm 2,6%, còn lại các loại đất khác và
sông ngòi chiếm 22,7%.
c) Đặc điểm khí hậu
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng
như các tỉnh ở Nam Bộ, đặc điểm chung của khí hậu- thời tiết ở TP.HCM là nhiệt độ
cao đều trong năm và có hai mùa mưa- khô rõ ràng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Những đặc trưng khí hậu thành phố Hồ Chí
Minh như sau:
Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Nhiệt độ không
khí trung bình 27,550C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C.
Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung

bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C).
Lượng mưa cao, bình quân trong năm là 1,949 mm. Số ngày mưa trung bình
trong năm là 155,6 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao
nhất.

7


Độ ẩm tương đối của không khí bình quân là 79,5%/năm, bình quân mùa mưa
80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%, bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối
xuống tới 20%.
Về gió, thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và
chủ yếu là gió mùa Tây- Tây Nam và Bắc- Đông Bắc. Gió Tây- Tây Nam từ Ấn Độ
Dương thổi vào trong mùa mưa , khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình
3,6m/s. Gió Bắc- Đông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11
đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam- Đông
Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5, tốc độ trung bình 3,7m/s. Về cơ bản TP.HCM
thuộc vùng không có gió bão.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
a) Đặc điểm dân số
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung
tâm kinh tế văn hóa giáo dục quan trọng của Việt Nam. Theo kết quả điều tra dân số
ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.123.340 người, mật độ dân số là
3.401 người/km², gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới
tính: Nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9% .
Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố
tăng thêm 2,086.185 người, bính quân tăng gần 209.000 người/năm, tốc độ tăng
3,53%/năm, chiếm 22% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Quận Bình
Tân có dân số lớn nhất với 572.796 người, tương đương với dân số một số tỉnh như:

Quảng Trị, Ninh Thuận; huyện Cần Giờ có dân số thấp nhất với 68.213 người. Theo số
liệu thống kê năm 2004, 85,24% dân cư sống trong khu vực thành thị và Thành phố
Hồ Chí Minh cũng có gần một phần năm là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân
tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%,
còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer... Những người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh cư
trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có
những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.

8


Bảng 2.1. Dân số trung bình từ 2000-2006
Đơn vị: Người
Năm

2000

2001

2004

2005

2006

Toàn thành

5.248.701

5.449.203


6.062.993

6.239.938

6.424.59

Các quận

4.259.322

4.372.985

5.094.733

5.240.516

5.387.38

989.380

1.076.218

968.260

999.422

1.037.11

Các huyện


Nguồn: Niên giám Thống kê 2006
Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các
quận nội thành. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000
người/km² thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện
ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km². Về mức độ gia
tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%.
Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, có số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu. Nó
trở thành một áp lực to lớn đối với hoạt động giao thông trong thành phố đặc biệt là hệ
thống giao thông đường bộ với số lượng phương tiện cá nhân phát triển rất nhanh và
hệ quả là vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn.
b) Tăng trưởng kinh tế
Năm 1976, Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở thủ đô Sài Gòn
cũ của Việt Nam Cộng Hòa gồm ba khu là Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định. Sau khi đổi
tên Sài Gòn thành TP.HCM, thành phố được chia làm 13 quận và 5 huyện.
Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh là một trong năm thành phố trực thuộc trung
ương của Việt Nam, được mở rộng và chia thành 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại
thành; cấp quận được chia thành nhiều phường, cấp huyện chia thành nhiều xã và thị
trấn.
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành
Phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng
sản phẩm , 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài.
9


Nền kinh tế Thành phố đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông
nghiệp chế biến, xây dựng đến dịch vụ, tài chính…
Về thương mại, dịch vụ: thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước.
Thành phố có hệ thống nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng. Cơ sở vật chất

ngành thương mại được tăng cường với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung
tâm thương mại, 3 chợ đầu mối và chợ Bến Thành là một biểu tượng về giao lưu
thương mại từ xa xưa của thành phố. Khu vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất – kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm tiêu thụ lớn với các mức tiêu dùng hàng hóa
dịch vụ gấp 10 – 13 lần so với các tỉnh Tây Bắc, 6 lần các tỉnh Tây Nguyên, gấp 1,5
lần Hà Nội. Lĩnh vực kinh doanh địa ốc, đặc biệt là các tòa nhà cao tầng phục vụ cho
kinh doanh thương mại, văn phòng đang được đầu tư ồ ạt. Nguồn nhân lực chất lượng
cao của thành phố cũng là một nguồn động lực quan trọng để Thành phố Hồ Chí Minh
đạt được mục tiêu trở thành trung tâm phần mềm và có thể là trung tâm thương mại,
dịch vụ, tài chính của khu vực.
Về giao thông: là trung tâm thương mại của cả nước nên thành phố Hồ Chí
Minh luôn là đầu mối giao thông lớn và quan trọng. Từ thành phố Hồ Chí Minh mạng
lưới giao thông đường bộ tỏa đi khắp nơi, mối quan hệ với các vùng phụ cận được nối
bằng hệ thống quốc lộ, liên tỉnh lộ đến các nơi từ miền Tây ra miền Trung, miền Bắc
nước ta.
Đường bộ: hệ thống đường bộ dày đặc nhưng do sự tăng dân số quá nhanh và
quy hoạch chưa hợp lý nên chưa đáp ứng được yêu cầu. Để giải quyết vấn nạn tắc
nghẽn giao thông, thành phố đã triển khai và hoàn tất nhiều dự án giao thông quan
trọng như: Đại lộ Đông Tây, cầu Thủ Thiêm… và đặc biệt là dự án đường cao tốc Bắc
- Nam với tổng số vốn dự kiến lên tới trên 30 tỷ đô la. Khi dự án này hoàn thành sẽ kết
nối thành phố với tất cả các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước.
Đường thủy: các hệ thống cảng Sài Gòn, Tân Cảng đáp ứng được yêu cầu tiếp
nhận các tàu trọng tải lớn. Tuy nhiên, do nằm trong nội bộ nên ảnh hưởng lớn đến giao
thông đô thị và đang được đề nghị di dời ra khỏi nội thành. Các cảng container mới,
hiện đại đang được triển khai có: cụm cảng Hiệp Phước, cảng Cát Lái…
10


Đường sắt: ga Sài Gòn là đầu mối giao thông quan trọng và nhộn nhịp nhất

nước, phục vụ các tuyến vận tải Bắc – Nam . Do mật độ giao thông nội thị cao, việc
xây dựng các tuyến tàu điện ngầm và đường sắt trên cao được đề nghị như các tuyến:
Bến Thành – Biên Hòa, Bến Thành – Bến xe miền Tây… và đang được các đối tác
nước ngoài như: Nhật, Pháp, Nga, Đức đệ trình phương án đầu tư.
Đường hàng không: Thành phố có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân bay lớn
nhất Việt Nam với diện tích 850 ha, công suất nhà ga là 15 – 17 triệu khách/năm. Năm
2008, lượng khách quốc tế đến bằng đường hàng không chiếm 2/3 tổng số lượng
khách đến các sân bay quốc tế tại Việt Nam, sân bay này phục vụ 11 triệu khách chiếm
55% trong tổng số 20 triệu khách sử dụng sân bay tại Việt Nam. Nhà ga quốc tế mới
T2 với năng lực 15 – 17 triệu khách/năm vừa hoàn thành vào tháng 8 năm 2008 là nhà
ga hàng không lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay.
Các phương tiện giao thông công cộng ở thành phố ít phát triển, không đáp ứng
được nhu cầu vận chuyển cùng với sự gia tăng quá nhiều phương tiện giap thông cá
nhân và các phương tiện giap thông thô sơ. Do đó, thành phố đang đầu tư vào hệ thống
xe buýt, với hỗ trợ hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ UBND TP.HCM, xe buýt ở thành
phố Hồ Chí Minh hoạt động với mục tiêu giảm thiểu số lượng phương tiện giao thông
cá nhân.
Trong năm 2008, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện các loại quy
hoạch phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế(CDCCKT); bãi bỏ những
thủ tục không cần thiết, tập trung xử lý nhanh các thủ tục trong đầu tư, đăng ký kinh
doanh, thuế, hải quan và các dịch vụ hành chính; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu xây dựng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố trong giai đoạn mới; quy hoạch
phát triển các ngành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Trong giai đoạn 2008 - 2010, Thành phố sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ triển
khai các nhóm giải pháp chủ yếu về cải thiện môi trường đô thị; hoàn tất ban hành các
chương trình, đề án và dự án của chương trình hỗ trợ CDCCKT để đưa vào hoạt động;
trong quý 4 năm 2008, tăng cường kiểm tra tình hình triển khai chương trình này giai
đoạn 2006 - 2010; giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các sở - ngành, quận –
huyện trong quá trình triển khai các nhóm giải pháp, các đề án và dự án của chương
11



trình.
Để thực hiện CDCCKT Thành phố theo hướng phát triển dịch vụ và các ngành
công nghiệp công nghệ cao, UBND Thành phố cũng đã kiến nghị Chính phủ hỗ trợ về
cơ chế phát triển thành trung tâm tài chính, thành lập công ty đầu tư tài chính Thành
phố để huy động vốn cho các dự án hạ tầng kỹ thuật, cũng như hoàn thiện từng bước
để phát triển thị trường tài chính trên địa bàn thành phố.
Đồng thời, Thành phố cũng thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập,
thủ tục xuất nhập cảnh đối với chuyên gia y tế nước ngoài đến Việt Nam; chế độ
khuyến khích hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; phân cấp mạnh
và đồng bộ hơn cho Thành phố trong việc thu hút và cấp phép cho nhà đầu tư trong và
ngoài nước thành lập cơ sở giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao; cơ chế phối hợp
với các tập đoàn kinh tế Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, tổng công ty Nhà nước trực
thuộc bộ - ngành Trung ương trên địa bàn thành phố; xây dựng mạng thông tin liên kết
về nghiên cứu khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố; hỗ
trợ thành phố trong quy hoạch và xây dựng Khu đô thị cảng Hiệp Phước, trung tâm
thương mại quốc tế tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố (UBNDTP) yêu cầu, cứ định kỳ 3 tháng hoặc 6
tháng, các sở, ban ngành liên quan cần báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu
tư trên địa bàn về UBND TP để kịp thời có những biện pháp tháo gỡ kịp thời giúp
doanh nghiệp phát triển liên tục và ổn định. Đồng thời, cần nhanh chóng phối hợp với
Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư tập trung xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các dự
án sản xuất công nghiệp công nghệ cao, nhất là 4 ngành công nghiệp chủ lực (điện,
điện tử công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, hóa chất và chế biến tinh
lương thực thực phẩm) để thực hiện thành công chương trình CDCCKT như đã đề ra.
Từ nay đến năm 2010, thành phố sẽ tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ thành phố lần thứ VIII; phấn đấu tăng GDP từ 12,6% đến 13%, trong đó tăng
khu vực dịch vụ từ 14,2% đến 14,6%, khu vực công nghiệp - xây dựng từ 10,8% đến

11,2% và khu vực nông lâm ngư nghiệp là 7%.
12


2.2. Giới thiệu chung về cây xanh đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Cây xanh đô thị
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh trồng 65.968 cây xanh được phân bố trên
800 tuyến đường. Mảng cây xanh công cộng chỉ đạt khoảng 1,6m2/người, trong đó
khuôn viên chiếm 2/3. Tuy nhiên tại Thành phố chỉ có 3 vườn ươm, mỗi năm cung cấp
1.500-2000 cây giống. Công ty Công Viên Cây Xanh luôn phải mua thêm cây con ở
các lâm trường tại Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu. Tỷ lệ cây xanh đô thị tính bình quân
trên đầu người của nước ta quá thấp so với các thành phố trên thế giới như Los
Angeles (Mỹ):154m2/người, Moscow (Nga):11m2/người. Riêng tại Thành phố Hồ Chí
Minh chỉ 1m2/người thì bình quân diện tích cây xanh ở Berlin (Đức) là 50 m²/người; ở
Paris (Pháp) là 25 m²/người; ở Moscow (Nga) là 44 m²/người hay ở London (Anh) là 9
m2/người.
Về giá đầu tư công trình cây xanh: với một thành phố trên 25 ngàn dân, giá xây
dựng công trình cây xanh thường chiếm khoàng 1-2% giá xây dựng toàn Thành phố.
Giá bảo quản hàng năm chiếm 10-20% giá xây dựng (xây dựng riêng phần trồng cây),
ở công viên thì tới 40%. Nếu không được chăm sóc thì chỉ vài năm sau đã phải tu sửa
lại hoàn toàn, tổn phí cho tu sửa thường chiếm 50% giá thành xây dựng mới.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong thời kỳ Pháp thuộc cũng như trong thời kỳ
chế độ cũ trước đây , cơ quan quản lý cây xanh Thành phố là Sở Trồng Tỉa Đô Thành
trực thuộc Tòa Đô Chính Thành Phố. Hiện nay, Sở Giao Thông Công Chính Thành
phố Hồ Chí Minh là cơ quan quản lý thống nhất công viên và cây xanh Thành phố.
Công ty Công Viên Cây Xanh và Khu quản lý giao thông đô thị số 1, 2, 3 và 4 quản lý
cây xanh và công viên theo danh mục phân cấp quản lý công viên, cây xanh do Sở
Giao Thông Công Chính ban hành. Các cấp quản lý cây xanh ở Thành phố:
Cấp Thành phố quản lý chung toàn bộ hệ thống đất cây xanh ở các đường phố
lớn, công viên lớn, vườn ươm của Thành phố, các quảng trường, các dải cây dọc bờ

sông, quanh hồ lớn, các dải rừng chắn gió, rừng phòng hộ, các công viên ở ngoại ô,
vườn bách thú, vườn bách thảo. Ở mỗi bộ phận có cơ quan chuyên trách và đội sản
xuất chuyên môn do thành phố quản lý, cũng có thể cho từng đơn vị độc lập quản lý
(đối với các công viên lớn).
13


×