Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH PE, PEG, PERG VÀ CƠ SỞ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ Ở SÀN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 20072014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 87 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH P/E, PEG, PERG
VÀ CƠ SỞ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ Ở SÀN
CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH GIAI ĐOẠN 2007-2014
Giảng viên hướng dẫn: TH.S NGUYỄN DUY SỮU
Nhóm sinh viên thực hiện:
PHẠM THỊ HỒNG NHI
PHẠM THỊ THANH NHI
LỚP: 110B0102

KHÓA: 15ĐH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm được đào tạo chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng tại trường Đại
học Tơn Đức Thắng, chúng em đã tiếp thu được nhiều kiến thức về chun ngành,
đó chính là những bước đệm, nền tảng kiến thức để chúng em thực hiện bài khóa
luận này.
Chúng em xin bày tỏ tình cảm của mình và gửi lời cảm ơn đến các giảng


viên trong khoa và đặc biệt là giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Duy Sữu đã
nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực hiện bài khóa luận.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!


ii

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Duy Sữu. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Tôn Đức Thắng không
liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong q trình
thực hiện (nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 7 năm 2015
Nhóm tác giả


iii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


iv

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


v

TĨM TẮT
Đề tài “Chỉ số tài chính P/E, PEG, PERG và cơ sở đầu tư giá trị ở sàn chứng
khoán chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2014” nhằm tìm hiểu rõ
hơn về PERG- một chỉ số mới mẻ trên thị trường chứng khoán đồng thời xem xét
trong ba chỉ số tài chính đó thì chỉ số nào dùng để lựa chọn hiệu quả cổ phiếu trên
sàn chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh với mục đích xem xét giả thuyết là đầu tư
giá trị theo chỉ số tài chính này có sinh ra lợi nhuận cao hơn lợi nhuận trung bình
trên thị trường khơng.
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng em sẽ xây dựng các danh mục đầu
tư theo tiêu chí cụ thể. Các chỉ số P/E, PEG, PERG sẽ được phân theo các mốc:
Nhỏ hơn 0, lớn hơn 0 và nhỏ hơn 0.5, lớn hơn 0.5 và nhỏ hơn 1, lớn hơn 1.
Hiệu quả của danh mục đầu tư được đánh giá bằng cách đo tỷ suất lợi nhuận

và rủi ro thông qua độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư, và sau đó so sánh với chỉ số
VN-index dựa trên giả thuyết thử nghiệm sau đây:
H0: μp ≤ μm
H1 : μ p > μ m
Trong đó :
μp = tỷ lệ trung bình hàng năm của lợi nhuận từ danh mục đầu tư gồm những
chứng khốn được chọn thơng qua việc sử dụng các tỷ số đầu tư
μm = tỷ lệ trung bình hàng năm của lợi nhuận từ tất cả các chỉ số lợi nhuận
của thị trường chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh
Thơng qua kiểm định T-Test, ta sẽ tính giá trị thống kê t sau đó so sánh với t
tra bảng phân phối chuẩn ( giả sử với mức ý nghĩa 5%).
-

Nếu giá trị thống kê t < t (n, 0.05), thì chấp nhận H0, hay bác bỏ H1 tức là tỷ
suất sinh lời của danh mục nhỏ hơn tỷ suất sinh lời của thị trường.


vi

-

Nếu giá trị thống kê t > t (n, 0.05), thì bác bỏ H0, hay chấp nhận H1 tức là tỷ
suất sinh lời của danh mục lớn hơn tỷ suất sinh lời của thị trường.
Sau khi phân tích kết quả nghiên cứu 14 danh mục đầu tư trên sàn HOSE,

chúng em nhận thấy tuy việc lựa chọn danh mục theo các chỉ số P/E, PEG, PERG
chưa thực sự hiệu quả và có ý nghĩa thống kê thấp nhưng tùy theo mục đích của nhà
đầu tư (đầu tư lướt song hay đầu tư giá trị lâu dài…) và tùy theo “sức khỏe” của
nền kinh tế mà các nhà đầu tư có thể sử dụng ba chỉ số trên trong các khoảng mốc
để tham khảo cho quyết định đầu tư của mình.



vii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................... iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ...................................................... iv
TÓM TẮT ...................................................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................x
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH .......................................................................... xi
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 1

1.1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. ................................................. 1

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. .......................................................... 2

1.3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. ............................................................. 2

1.4


PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. .............................. 3

1.5

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ................................................. 3

1.6

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI. ........................................................... 4

1.7

KẾT CẤU ĐỀ TÀI. ........................................................................ 4

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 5

2.1

CHỨNG KHỐN. ......................................................................... 5

2.1.1

Chứng khốn và cơng ty cổ phần. ..................................................5

2.1.2

Thị trường chứng khoán. ................................................................5


2.2

ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ. ........................................................................ 6

2.3

CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH. ............................................................ 8

2.3.1

Chỉ số EPS ......................................................................................8

2.3.2

Tỷ số P/E và PEG ...........................................................................8

2.3.3

Rủi ro và tỷ số PERG....................................................................10

2.4

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ĐẦU TƯ GIÁ

TRỊ VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH...................................................................... 12
CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 14



viii

3.1

PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỐN CHỈ SỐ P/E, PEG VÀ PERG. .. 14

3.2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ............................................... 16

3.3

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU. ........................................................... 18

CHƯƠNG 4
4.1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 19
LỰA CHỌN, TÍNH TOÁN DANH MỤC CHỨNG KHOÁN VÀ

DANH MỤC THỊ TRƯỜNG. ............................................................................... 19
4.2

PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÁC DANH MỤC ĐẦU TƯ THƠNG

QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI. ....................................................................................... 19
CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 61


TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... xiii
PHỤ LỤC ..................................................................................................................xv
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ...................................................................... xxiii


ix

LỜI MỞ ĐẦU
Chúng em nhận thấy bên cạnh việc nghiên cứu chỉ số P/E, PEG trên sàn
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ số PERG là một chỉ số khá mới mẻ
trên thị trường chứng khoán nước ta, nên chúng em quyết định lựa chọn đề tài là “
Chỉ số tài chính P/E, PEG, PERG và cơ sở đầu tư giá trị ở sàn chứng khoán chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2014” nhằm tìm hiểu rõ hơn về
PERG- một chỉ số mới mẻ trên thị trường chứng khoán đồng thời xem xét trong ba
chỉ số tài chính đó thì chỉ số nào dùng để lựa chọn hiệu quả cổ phiếu trên sàn chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài này gồm 5 chương, là:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải nghĩa


DM

Danh mục

EPS

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

g

Tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu

HOSE

Sàn giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh.

P/B

Hệ số giá trên giá trị sổ sách

P/E

Giá thị trường của cổ phiếu chia thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

PEG

Tỷ lệ P/E trên tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu

PERG-Beta

PERG-SD

Tỷ lệ P/E trên tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu tính đến yếu tố rủi ro
BETA
Tỷ lệ P/E trên tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu tính đến yếu tố rủi ro
SD

ROA

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

TSSL

Tỷ suất sinh lời

VN INDEX

Chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam


xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
 BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Tổng hợp 14 danh mục với số lượng cổ phiếu cụ thể. ................................. 19

Bảng 4.2: TSSL trung bình của DM A so với TSSL trung bình của thị trường. .......... 20
Bảng 4.3: TSSL trung bình của DM B so với TSSL trung bình thị trường .................. 23
Bảng 4.4: TSSL trung bình của DM C so với TSSL trung bình thị trường. ................. 26
Bảng 4.5: TSSL trung bình của DM D so với TSSL trung bình của thị trường. .......... 29
Bảng 4.6: TSSL trung bình của DM E so với TSSL trung bình thị trường. ................. 32
Bảng 4.7: TSSL trung bình của DM F so với TSSL trung bình của thị trường. ........... 35
Bảng 4.8: TSSL trung bình của DM G so với TSSL trung bình của thị trường. .......... 38
Bảng 4.9: TSSL trung bình của DM H so với TSSL trung bình của thị trường. .......... 41
Bảng 4.10: TSSL trung bình của DM I so với TSSL trung bình của thị trường........... 44
Bảng 4.11: TSSL trung bình của DM K so với TSSL trung bình của thị trường. ........ 47
Bảng 4.12: TSSL trung bình của DM L so với TSSL trung bình của thị trường. ........ 50
Bảng 4.13: TSSL trung bình của DM M với TSSL trung bình của thị trường. ........... 53
Bảng 4.14: TSSL trung bình của DM N so với TSSL trung bình của thị trường. ........ 56
Bảng 4.15: TSSL trung bình của DM O so với TSSL trung bình của thị trường. ........ 59
 HÌNH

Hình 4.1: So sánh giá trị DM đầu tư A và giá trị của thị trường. ................................. 21
Hình 4.2: So sánh giá trị DM đầu tư B và giá trị của thị trường................................... 24
Hình 4.3: So sánh giá trị DM đầu tư C và giá trị của thị trường................................... 27
Hình 4.4: So sánh giá trị DM đầu tư D và giá trị của thị trường. ................................. 30
Hình 4.5: So sánh giá trị DM đầu tư E và giá trị của thị trường. .................................. 33
Hình 4.6: So sánh giá trị DM đầu tư F và giá trị của thị trường. .................................. 36
Hình 4.7: So sánh giá trị DM đầu tư G với giá trị thị trường. ...................................... 39
Hình 4.8: So sánh giá trị DM đầu tư H với giá trị thị trường. ...................................... 42
Hình 4.9: So sánh giá trị DM đầu tư I với giá trị thị trường. ........................................ 45
Hình 4.10: So sánh giá trị DM đầu tư K với giá trị thị trường. .................................... 48


xii


Hình 4.11: So sánh giá trị DM đầu tư L với giá trị thị trường. ..................................... 51
Hình 4.12: So sánh giá trị DM đầu tư M với giá trị thị trường. .................................... 54
Hình 4.13: So sánh giá trị DM đầu tư N với giá trị thị trường. .................................... 57
Hình 4.14: So sánh giá trị DM đầu tư O với giá trị thị trường. .................................... 60


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Nếu trước đây, đầu tư lướt sóng ngắn hạn được cho là cách đầu tư hiệu quả,

mang lại lợi nhuận cao trong thời gian ngắn thì ngày nay, đầu tư giá trị đã trở nên
rất phổ biến và luôn được các nhà nghiên cứu đánh giá là mang lại lơi nhuận cao
hơn đáng kể so với lợi nhuận trung bình thị trường. Các tỷ số ROA, ROE, P/B, P/E,
PEG, PERG đã trở thành những chỉ tiêu lựa chọn cổ phiếu rất hiệu quả. Tỷ số ROA,
ROE được cho là những tỷ số đánh giá khả năng sử dụng vốn đầu tư của doanh
nghiệp, tỷ số P/B, cho ta thấy mức độ hợp lý của giá hiện tại so với giá trị trên sổ
sách kế toán của cổ phiếu (Book Value) trong khi tỷ số P/E thể hiện mức độ hợp lý
của giá thị trường hiện tại so với lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), còn tỷ số PEG
lại tính đến tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu qua các thời kỳ. Và
đặc biệt tỷ số PERG sẽ cho ta cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về giá trị cổ
phiếu khi tính đến yếu tố tăng trưởng và yếu tố rủi ro của cổ phiếu.
Khi định giá một tài sản nói chung và cổ phiếu nói riêng, lý thuyết tài chính
cung cấp cho nhà đầu tư nhiều công cụ hữu dụng như: phương pháp chiết khấu
dòng tiền ròng, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, phương pháp chiết khấu lợi
nhuận thặng dư, phương pháp so sánh tương đối, phương pháp định giá tài sản

thanh lý. Nhưng đối với cổ phiếu thì phương pháp định giá so sánh bằng các chỉ số
P/E, PEG và PERG ln được sử dụng rộng rãi để tính tốn giá trị tiềm năng của
một cổ phiếu.
Từ những câu chuyện thành cơng trên thị trường chúng khốn, đầu tư giá trị
đã được chấp nhận rộng rãi và luôn được cho là cách đầu tư tạo ra giá trị cao hơn
trung bình thị trường. Đây là một quan điểm được phát triển từ nguyên lý đầu tư của
Benjamin Graham, cha đẻ của những phân tích cơ bản và được mơ tả chi tiết trong
cuốn Graham’s The Intelligent Investor được xuất bản vào năm 1949. Đầu tư giá trị
chính bản thân nó đã là những nguyên tắc hợp lý và dễ hiểu.


2

Tuy rằng đầu tư giá trị rất phổ biến nhưng ở Việt Nam, việc đánh giá cổ
phiếu với những chỉ số tài chính vẫn cịn hạn chế với nhà đầu tư. Vì thế đề tài được
xây dựng nhằm xem xét các chỉ số tài chính có thật sự mang lại hiệu quả ở thị
trường chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007 – 2014 hay
không, với mục đích xem xét giả thuyết là đầu tư giá trị theo các chỉ số tài chính
này có sinh ra lợi nhuận cao hơn lợi nhuận trung bình trên thị trường không.
1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá giả thuyết đầu tư giá trị theo các tỷ

số P/E, PEG và PERG ở Việt Nam có sinh ra lợi nhuận cao hơn lợi nhuận trung
bình trên thị trường hay không.
Xác định các điều kiện áp dụng cũng như các giới hạn khi sử dụng phương
pháp này.
1.3


CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.
Đầu tư giá trị theo các tỷ số P/E, PEG, PERG ở Việt Nam trên sàn HOSE

giai đoạn 2007-2014 có sinh ra lợi nhuận trung bình cao hơn lợi nhuận trung bình
trên thị trường hay khơng?
Lựa chọn đầu tư giá trị theo các tỷ số nào (P/E, PEG, PERG) ở sàn HOSE
mang lại hiệu quả tốt nhất?
Nếu đầu tư giá trị theo các tỷ số P/E, PEG, PERG ở sàn HOSE khơng sinh ra
lợi nhuận trung bình cao hơn lợi nhuận trung bình trên thị trường thì nguyên nhân
do đâu?


3

1.4

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Phạm vị nghiên cứu: Thị trường chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh trong

giai đoạn từ quý 1 năm 2007 đến quý 4 năm 2014.
Đối tượng nghiên cứu: Các tỷ số P/E, PEG và PEG của tất cả các công ty cổ
phần được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trước
quý 1/2007
1.5

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đề tài này sử dụng phương pháp tính tốn số liệu, phương pháp so sánh và

phương pháp phân tích để nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương pháp sử dụng trong bài
nghiên cứu này được kế thừa từ nghiên cứu của Paiboon Sareewiwatthana (2012)

với đề tài “Value Investing in Thailand: Evidence from the Use of PEG”, và đề tài
“PE Growth and Risk: Evidences from Value investing in Thailand”.
Nghiên cứu này sử dụng tỷ số P/E, PEG và PERG để lựa chọn cổ phiếu
nhằm xây dựng danh mục đầu tư theo tiêu chí cụ thể. Các tỷ số sẽ được phân theo
các mốc là nhỏ hơn 0, lớn hơn 0 và nhỏ hơn 0.5, lớn hơn 0.5 và nhỏ hơn 1, lớn hơn
1. Tương ứng với những tỷ số sẽ cho ta các danh mục khác nhau.
Hiệu quả của danh mục đầu tư được đánh giá bằng cách đo tỷ suất lợi nhuận
và rủi ro thông qua độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư, và sau đó so sánh với chỉ số
VN-index dựa trên giả thuyết thử nghiệm sau đây:
H0: μp ≤ μm
H1 : μ p > μ m


4

Trong đó :
μp = tỷ lệ trung bình hàng năm của lợi nhuận từ danh mục đầu tư.
μm = tỷ lệ trung bình hàng năm của lợi nhuận từ tất cả các chỉ số lợi nhuận
của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Kết quả của kiểm định này sẽ cho biết liệu tỷ suất lợi nhuận của danh mục
đầu tư được lựa chọn dựa vào các chỉ số tài chính có cao hơn tỷ suất sinh lời của
danh mục đầu tư thị trường hay khơng.
1.6

ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài cho ta có cái nhìn thực tế về các chỉ số tài chính khi áp dụng vào thị

trường chứng khốn Việt Nam, mở ra một hướng mới cho các nhà đầu tư giá trị khi
nghiên cứu thực nghiệm tỷ số PERG trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.7


KẾT CẤU ĐỀ TÀI.
Phần nội dung của nghiên cứu này được chia làm 5 chương. Chương 1 giới

thiệu bao quát về đề tài, cơ sở lý luận liên quan đến các tỷ số tài chính sẽ được tóm
lược trong chương 2, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu được miêu tả trong
chương 3, kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm được trình bày
trong chương 4, kết luận và giải pháp đặt ra sẽ được cung cấp trong chương 5.


5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1

CHỨNG KHỐN.

2.1.1 Chứng khốn và cơng ty cổ phần.
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khốn được thể
hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán
bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái
sinh. Thực chất chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt.
Cơng ty cổ phần là một pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập
và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của cơng ty được chia nhỏ
thành những phần bằng nhau, được gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn
tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát
hành, là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác

nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cơng ty đó. Người nắm giữ cổ
phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.
2.1.2 Thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động phát hành và trao đổi,
giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị
trường sơ cấp và thứ cấp:
-

Thị trường sơ cấp: Người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những
người phát hành.

-

Thị trường thứ cấp: Nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được
phát hành ở Thị trường sơ cấp.


6

Hàng hóa giao dịch trên Thị trường chứng khốn bao gồm: Các cổ phiếu, trái
phiếu và một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm.
Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) được thành lập
tháng 7 năm 2000, là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản
lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam. Chỉ số giá cổ
phiếu trong một thời gian nhất định (phiên giao dịch, ngày giao dịch) của các công
ty niêm yết tại trung tâm này được gọi là VN-Index. Sở Giao dịch Chứng khốn
Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên Nhà nước với số vốn điều lệ là một nghìn tỷ đồng. Tên tiếng Anh của sở giao
dịch này là Ho Chi Minh Stock Exchange với tên viết tắt là HOSE.
2.2


ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ.
Vào năm 1934, lý thuyết đầu tư giá trị đã được Benjamin Graham giới thiệu

lần đầu trong cuốn Security Analysis (Phân tích chứng khốn). Đến năm 1949, cuốn
sách được cho là cốt lõi của đầu tư ‘Graham’s The Intelligent Investor’ đồng tác giả
đã được xuất bản, và từ đây, thuyết đầu tư giá trị đã phát triển lên một bước mới và
dần được công nhận rộng rãi vì khả năng tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Theo Graham, việc đầu tư giá trị là các hoạt động đầu tư dài hạn vào các cổ
phiếu ít được chú ý trên thị trường do không hấp dẫn các nhà đầu tư và có giá cả thị
trường thấp hơn giá trị thật của cổ phiếu nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ cổ tức do
doanh nghiệp mang lại. Nói đơn giản có thể hiểu rằng những cổ phiếu của các công
ty làm ăn hiểu quả sẽ được thị trường đánh giá đúng giá trị thực của mình trong dài
hạn, nhưng trong ngắn hạn giá cổ phiếu sẽ luôn giao động, có thể thấp hơn, cũng có
thể cao hơn giá trị thực vì lý do cơ bản là thị trường khơng bao giờ hồn hảo, ln
ln có rất nhiều yếu tố làm cho giá cổ phiếu biến động không ngừng như các chính
sách của chính phủ, các dự án của cơng ty, các tin đồn... Vì thế, nhà đầu tư có thể
kiếm lợi nhuận bằng cách mua cổ phiếu khi thị trường định giá thấp, bán khi thị
trường định giá cao so với giá trị thực của nó. Nếu đầu tư lướt sóng lựa chọn cổ
phiếu dựa vào sự biến động của giá cả thị trường, cổ phiếu có nhiều biến động về


7

giá, biên độ thay đổi giá lớn luôn được chú ý, và nhà đầu tư sẽ hưởng lợi từ sự
chênh lệch giá thì trong đầu tư giá trị, cổ phiếu được lựa chọn một cách rất chuyên
nghiệp, đòi hỏi nhà đầu tư phải hiểu sâu, hiểu rộng về thị trường, về cổ phiếu để có
thể đánh giá đúng giá trị thực của cổ phiếu và lợi nhuận mà nhà đầu tư có được
chính là sự chênh lệch giá và cổ tức.
Trong thuyết đầu tư giá trị, 2 nguyên tắc được xem là quan trọng nhất đó là:

-

Ln ln đứng trên quan điểm mình là người chủ doanh nghiệp khi phân
tích về doanh nghiệp đó.

-

Ln ln tính tốn sự bất hợp lý của giá cả thị trường trong ngắn hạn để tìm
ra thời điểm đầu tư hợp lý nhất.
Hai nguyên tắc trên chính là cách mà nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro cho mình.

Đầu tư giá trị ln được thực hiện trong dài hạn và sự đầu tư thường được tập trung
vào rất ít cổ phiếu, vì thế rủi ro ln rất cao nếu phân tích, lựa chọn khơng chính
xác cổ phiếu nhưng ngược lại, rủi ro có thể được giảm thiểu thấp nhất, lợi nhuận đạt
mức tối ưu. Trong đầu tư giá trị, phân tích cơ bản ln được đặt lên hàng đầu, các
chỉ số để đánh giá tài sản, đánh giá công ty, đánh giá cổ phiếu như ROA (tỷ số đánh
giá lợi nhuận ròng trên tổng tài sản), ROE (tỷ số đánh giá lợi nhuận ròng trên vốn
chủ sở hữu), P/B (giá thị trường của cổ phần chia cho giá trị sổ sách trên một cổ
phần), EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu), P/E (Hệ số giá trên thu nhập của cổ
phiếu), PEG (tỷ số tính đến tốc độ tăng trưởng cơng ty), PERG (tỷ số tính đến rủi
ro) thường được vận dụng một cách rất linh hoạt và chuyên nghiêp, cùng với đó,
những yếu tố định tính đánh giá cơng ty như ban lãnh đạo, nguồn nhân lực, tính
cạnh tranh...cũng ln được xem trọng.


8

2.3

CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH.


2.3.1 Chỉ số EPS
Chỉ số EPS (Earning per share): lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu hay
lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu là một trong những chỉ số được sử dụng làm căn cứ
tính giá cổ phiếu rất phổ biến và là một chỉ số quan trọng để đánh giá công ty.
EPS =

Thu nhập ròng − cổ tức cổ phiếu ưu đãi
𝑆ố lượng cổ phiếu bình qn đang lưu thơng

(2.1)

Trên thực tế để đơn giản hố việc tính tốn người ta thường sử dụng số cổ
phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. EPS được chia làm hai loại: EPS cơ bản
(biểu thị thu nhập với cơ cấu cổ phần hiện thời) và EPS điều chỉnh (có tính đến ảnh
hưởng của việc tăng thêm số cổ phiếu do việc thực hiện các quyền mua cổ phiếu
ngắn hạn và dài hạn, quyền lựa chọn cũng như những cơng cụ khác có thể làm tăng
số lượng cổ phiếu), EPS luôn được coi là biến số quan trọng nhất trong việc tính
tốn giá cổ phiếu và là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E.
EPS càng cao chứng tỏ năng lực của công ty càng mạnh, khả năng trả cổ tức
càng cao và giá cổ phiếu có xu hướng sẽ tăng trong tương lai, hai doanh nghiệp có
thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng doanh nghiệp có ít cổ phần hơn sẽ được đánh giá sử
dụng vốn tốt hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp
này tốt hơn. Hầu hết các doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính tốn để đưa
ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng
doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa
vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính
và các chỉ số khác.
2.3.2 Tỷ số P/E và PEG
P/E – Hệ số giá trên thu nhập của cổ phiếu là tỷ số tài chính mà nhà đầu tư

dựa vào để trả lời câu hỏi là liệu thị trường có đánh giá cổ phiếu này quá cao hay
quá thấp không? P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu đồng cho một cổ


9

phiếu trên thị trường. Và thường thì P/E ln thay đổi bất thường qua các năm nên
khi sử dụng P/E để đánh giá cổ phiếu, nhà đầu tư thường xem xét P/E trong nhiều
năm.
P/E=

𝐺𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑚ộ𝑡 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢

(2.2)

Khi đánh giá cổ phiếu qua tỷ số P/E, thị trường đã có hai trường phái với hai
quan niệm rất rõ ràng. Nếu những nhà đầu tư lướt sóng cho rằng P/E cao là tốt vì
lúc này thị trường đang rất quan tâm đến cổ phiếu và vì thế giá sẽ tăng, thì với
những nhà đầu tư giá trị P/E thấp sẽ tốt vì P/E thấp chứng tỏ rằng giá thị trường
thấp hơn giá trị thực của cổ phiếu, trong dài hạn, giá trị thị trường sẽ tiến gần đến
giá thị thực nên thời điểm này được đánh giá là thích hợp để mua vào vì sẽ sinh lợi
nhuận cao trong tương lai.
Thị trường chứng khốn Việt Nam đã từng có thời gian rất ồn ào về chỉ số
P/E qua các báo cáo của các tổ chức nước ngoài với sự cảnh báo P/E của thị trường
đang quá cao. Tuy nhiên nếu nhìn lại vào tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp
thì chưa chắc gì các con số về P/E đã gây ồn ào đến vậy. Một cơng ty có thể có chỉ
số P/E cao, nhưng cho tới khi nhà đầu tư biết được mức tăng trưởng thu nhập thì
nhà đầu tư mới khẳng định được cổ phiếu đó có hấp dẫn hay khơng. Các phương
pháp kế toán khác nhau hoặc thay đổi phương pháp kế toán đều ảnh hưởng đến con

số thu nhập cuối cùng, vì vậy rất khó khăn trong việc so sánh giữa các công ty với
nhau, hay so sánh giữa các thời kỳ khác nhau của cùng một công ty.
Trước những hạn chế của tỷ số P/E về tốc độ tăng trưởng của công ty, tỷ số
PEG được đề xuất như là một sự phát triển, một sự chọn lọc từ tỷ số PEG để giảm
thiểu các hạn chế của tỷ số này khi tính đến tốc độ tăng trưởng của EPS.
PEG =

𝑃/𝐸
𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝐸𝑃𝑆

(2.3)

Sử dụng tỷ số PEG là một sự kết hợp của đầu tư giá trị và lý luận đầu tư tăng
trưởng, bởi PEG là một tiêu chuẩn để xem xét, lựa chọn cổ phiếu, so sánh giá với


10

lợi nhuận, cùng với tỷ lệ tăng trưởng của lợi nhuận. Khi không định giá được những
công ty mới thành lập với tỷ số P/E vì lúc này EPS thường âm, thì tỷ số PEG sẽ cho
ta kết quả khác, khi dựa vào PEG ta đã tính đến tìm năng phát triển trong tương lai
của công ty. Tuy tỷ số PEG không phổ biến như tỷ số P/E hay tỷ số P/B, nhưng nó
thật sự là một chỉ số rất có giá trị. Khi sử dụng PEG cùng với các chỉ số có liên
quan khác, nó sẽ giúp nhà đầu tư hiểu được thị trường đang đánh giá tiềm năng tăng
trưởng của một cổ phiếu trong tương quan với tăng trưởng EPS của nó như thế nào?
Thơng thường người ta cho rằng tỉ lệ PEG = 1 là chấp nhận được. Ví dụ: nếu một
cơng ty có tốc độ tăng trưởng thu nhập 30%/năm, thì PEG là 30 sẽ là hợp lý. Khi đó
thị trường đang định giá cổ phiếu hồn tồn tương đồng với tốc độ tăng trưởng kì
vọng của nó. Nếu tỉ lệ PEG lớn hơn 1, nó đồng nghĩa với việc hoặc cổ phiếu đó đã
được định giá quá cao hoặc thị trường đặt kì vọng vào tốc độ tăng trưởng thu nhập

của loại cổ phiếu này cao hơn mức công bố. Ngược lại nếu tỉ lệ PEG nhỏ hơn 1, thì
hoặc cổ phiếu đó đang bị định giá thấp hoặc kì vọng của thị trường khơng tốt. PEG
là chỉ số được sử dụng rộng rãi để tính tốn giá trị tiềm năng của một cố phiếu.
2.3.3 Rủi ro và tỷ số PERG.
Rủi ro là sự sai lệch giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng. Rủi ro trong chứng
khoán thể hiện sự sai lệch giữa lợi nhuận thực tế so với tính tốn ban đầu của nhà
đầu tư. Trong đầu tư chứng khốn, khơng một phương pháp đầu tư nào được đánh
giá là không có rủi ro, hầu hết các bài ngiên cứu đều đưa đến nhận định rằng lợi
nhuận càng cao sẽ đi đôi với rủi ro càng lớn. Đối với đầu tư giá trị, rủi ro sẽ đi kèm
với việc thiếu hiểu biết về giá trị cơng ty. Điều này có nghĩa rằng nhà đầu tư càng
hiểu về công ty, hiểu về cổ phiếu thì rủi ro sẽ càng thấp và khả năng tối ưu hóa lợi
nhuận càng cao.
Trong kinh tế học, rủi ro được phân thành 2 loại là rủi ro hệ thống và rủi ro
phi hệ thống. Rủi ro hệ thống sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế như rủi ro lạm
phát, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá…Rủi ro phi hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một
tài sản, một cá thể trong thị trường. Trong đầu tư giá trị, rủi ro phi hệ thống được


11

giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa đầu tư và nhà đầu tư luôn luôn phải hiểu rõ cổ
phiếu nắm giữ. Tuy nhiên nhà đầu tư chỉ có thể giảm rủi ro hệ thống bằng cách lựa
chọn cổ phiếu có thể biến động với biên độ thấp nhất với toàn biến động thị trường.
Rủi ro luôn là một yếu tố rất quan trọng trong quyết định đầu tư cũng như ảnh
hưởng rất lớn đến lợi nhuận của danh mục. Tuy nhiên, yếu tố này đã bị bỏ qua trong
hai tỷ số P/E và PEG.
Phát triển từ tỷ số PEG, tỷ số PERG được cho là hoàn hảo hơn hẳn khi vừa
tính đến tốc độ tăng trưởng, vừa tính đến mức độ rủi ro của cổ phiếu. Hiện nay, hệ
số Beta và độ lệch chuẩn của danh mục được sử dụng rộng rãi để xác định rủi ro của
một tài sản. Beta là hệ số đo lường mức độ rủi ro hệ thống, nó thể hiện mối quan hệ

giữa mức độ rủi ro của một tài sản riêng lẻ so với mức độ rủi rỏ tài sản của toàn bộ
thị trường. Hệ số Beta thay đổi khi điều kiện nền kinh tế thay đổi. Beta của một tài
sản nhỏ hơn 1 thể hiện rằng mức độ rủi ro của tài sản nhỏ hơn mức độ rủi ro của
toàn thị trường và ngược lại. Trong khi đó, độ lệch chuẩn thể hiện sự khác biệt giữa
giá trị lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư
PERG =

𝑃/𝐸 𝑋 𝑅
𝐺

= 𝑃𝐸𝐺 𝑋 𝑅

(2.4)

Trong đó:
G: Tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu
R: Mức độ rủi ro của cổ phiếu và được tính bằng hệ số Beta (PERG-beta)
hoặc độ lệch chuẩn của cổ phiếu (PERG-SD).


12

2.4

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ VÀ
CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH.
Trong những năm qua, cổ phiếu giá trị và cổ phiếu tăng trưởng đã trở thành

đề tài tranh luận của rất nhiều nhà đầu tư. Có rất nhiều bài nghiên cứu đã được thực
hiện để đưa đến kết luận liệu rằng đầu tư giá trị có tạo ra lợi nhuận cao hơn lợi

nhuận trung bình trên thị trường không.
Trong bài nghiên cứu của Hwang và Rubesam (2011) đã khẳng định rằng có
rất ít và hầu như là khơng có bằng chứng cho thấy cổ phiếu giá trị rủi ro hơn cổ
phiếu tăng trưởng và lợi nhuận từ những cổ phiếu giá trị tăng mạnh hơn những cổ
phiếu tăng trưởng khi thị trường phát triển mạnh nhưng khi thị trường đi xuống thì
cổ phiếu tăng trưởng đối mặt với nhiều khó khăn và rủi ro hơn cổ phiếu giá trị.
Trong khi đó, mơ hình 3 nhân tố của Fama và French (1996) lại đưa ra một cách
nhìn khác: Trong dài hạn, cổ phiếu giá trị tạo ra lợi nhuận cao hơn cổ phiếu tăng
trưởng bởi vì cổ phiếu giá trị có rủi ro cao hơn. Đồng quan điểm với Fama và
French (1996), Petkova và Zhang (2003) cũng có nhận định tương tự: Cổ phiếu giá
trị rủi ro hơn cổ phiếu tăng trưởng trong thời kỳ suy thối thị trường được dự kiến là
có rủi ro rất cao.
Các kết quả trên cho thấy rằng tồn tại mâu thuẫn giữa kết quả thực nghiệm
của các nhà phân tích về rủi ro và lợi nhuận của cổ phiếu giá trị và cổ phiếu tăng
trưởng. Và vì thế mà tỷ số P/E, PEG đã trở thành những vấn đề được tranh luận một
cách rất sơi nổi.
Ba nhà phân tích kinh tế Alroaial et al (2012) đã nghiên cứu tỷ số P/E. Họ
nhận định rằng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa lợi nhuận của cổ phiếu và tỷ số
P/E, và tỷ số PEG là một biến số rất có ý nghĩa đối với lợi nhuận đầu tư. Sezgin
(2010) cũng có một những nhận định tương tự, ơng nói rằng tỷ số PEG là một yếu
tố có sức ảnh hưởng đến q trình đầu tư. Tuy nhiên ơng cũng đưa ra một nhận định
mới đó là: PEG tăng khi nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều hơn cho một đồng lợi nhuận
của cổ phiếu trong khi lợi nhuận này lại không đổi. Khi PEG giảm, giá cổ phiếu vẫn


×