Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐŨA TẠI THỊ TRẤN TÂN SƠN, HUYỆN NINH SƠN TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.63 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
ĐŨA TẠI THỊ TRẤN TÂN SƠN, HUYỆN NINH SƠN
TỈNH NINH THUẬN

NGUYỄN ĐỨC LINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực Trạng Và
Giải Pháp Phát Triển Làng Nghề Đũa Tại Thị Trấn Tân Sơn,Huyện Ninh Sơn,Tỉnh
Ninh Thuận”. Tác giả Nguyễn Đức Linh, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

Giáo Viên Hướng Dẫn
TS. THÁI ANH HÒA

Ngày…tháng…năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo



Ngày…tháng…năm 2010

Ngày…tháng…năm 2010

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến ba mẹ,người đã sinh thành
và dạy dỗ tôi cùng với những người thân trong gia đình đã động viên,giúp đỡ,ủng hộ
tôi về mặt vật chất lẫn tinh thần để tôi có được ngày hôm nay.
Tôi xin ghi ơn đến: BGH trường Đại Học Nông Lâm và các thầy cô khoa kinh
tế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích trong thời gian học ở trường để tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc đến TS. Thái Anh Hòa,người thầy đã tận
tâm,nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn các cô chú ở UBND thị trấn Tân Sơn và các hộ sản
xuất đũa ở địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn tất cả các bạn của tôi đã động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
NGUYỄN ĐỨC LINH


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN ĐỨC LINH. Tháng 08 năm 2010. “Thực Trạng Và Giải Pháp Phát
Triển Làng Nghề Đũa Tại Thị Trấn Tân Sơn,Huyện Ninh Sơn,Tỉnh Ninh Thuận.”
NGUYEN DUC LINH. August 2010. “Current Situation And Proposed
Solutions To Develop Chopstick Industry In Tan Son Town,Ninh Son District,Ninh

Thuan Province.”
Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng và giải pháp phát triển của làng nghề đũa
,Nguồn số liệu dựa vào điều tra thực tế 40 hộ sản xuất đũa trên địa bàn thị trấn Tân
Sơn,kết hợp với thu thập số liệu thứ cấp ở phòng thống kê của UBND thị trấn,cùng các
nguồn tài liệu thứ cấp khác.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy việc phát triển của làng nghề đã góp phần giải
quyết cho một lực lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương,sản phẩm có giá trị tương đối
cao,đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho các hộ sản xuất đũa.Trung bình mỗi hộ
sản xuất đũa thu được khoảng 9 triệu đồng/tháng.Thế nhưng trong cơ chế thị trường
mới thì các hộ sản xuất của làng nghề đang gặp phải những khó khăn: nguồn nguyên
liệu khan hiếm,thiếu vốn,chưa tiếp cận được công nghệ mới,giá cả nguyên vật liệu leo
thang trong khi sản phẩm làm ra bị ép giá…đó là một trong những nguyên nhân có thể
khiến cho làng nghề có thể bị mai một.Do đó để cho làng nghề đũa Tân Sơn có thể tồn
tại và phát triển trong thời gian tới đòi hỏi sự nổ lực phấn đấu của của người sản
xuất,đồng thời nhà nước và chính quyền địa phương cần có những biện pháp kịp
thời,thiết thực để hỗ trợ,giúp đỡ cho làng nghề thủ công truyền thống đã có từ lâu đời
của địa phương.


MỤC LỤC
Trang
NỘI DUNG TÓM TẮT .................................................................................................. iv
MỤC LỤC ........................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................ xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.3.1. Phạm vi không gian ........................................................................................2
1.3.2. Phạm thời gian ................................................................................................2
1.4. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................4
2.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................4
2.1.2. Địa hình ..........................................................................................................4
2.1.4. Thủy văn,nguồn nước .....................................................................................5
2.1.5. Các nguồn tài nguyên .....................................................................................6
2.1.7. Nhận xét chung điều kiện tự nhiên .................................................................8
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế ........................................................................................9
2.2.2. Cơ cấu kinh tế .................................................................................................9
2.2.3.Thực trạng phát triển của ngành ......................................................................9
2.2.4. Dân số,lao động và việc làm........................................................................ 11
2.2.5. Thực trạng phát triển các khu dân cư .......................................................... 12
2.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ............................................................. 12
v


2.2.7. Nhận xét chung kinh tế-xã hội .................................................................... 16
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 17
3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 17
3.1.1. Định nghĩa sản phẩm thủ công .................................................................... 17
3.1.2.Khái niệm hộ gia đình .................................................................................. 17
3.1.3.Quan niệm về làng nghề ............................................................................... 17
3.1.4.Phát triển làng nghề ...................................................................................... 18
3.1.5.Vai trò của làng nghề đũa đối với quá trình phát triển KT-XH ................... 19

3.1.6. Phát triển bền vững ...................................................................................... 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 20
3.2.1. Phương pháp mô tả ...................................................................................... 20
3.2.2. Phương pháp lịch sử .................................................................................... 21
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 21
3.3. Các chỉ tiêu phân tích ......................................................................................... 21
3.3.1. Các chỉ tiêu kết quả sản xuất ....................................................................... 21
3.3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế ....................................................................... 22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 23
4.1. Hình tượng đôi đũa trong văn hoá người việt .................................................... 23
4.2. Sơ lược về lịch sử và quá trình hình thành làng nghề đũa Tân sơn ................... 24
4.3. Đặc trưng số mẫu điều tra .................................................................................. 26
4.3.1. Thông tin về chủ hộ và quy mô hộ .............................................................. 26
4.3.2. Tình hình thu nhập của hộ điều tra (40 hộ) ................................................. 28
4.4. Tình hình sản xuất của làng nghề đũa Tân Sơn.................................................. 29
4.4.1. Nguồn nguyên liệu ...................................................................................... 29
4.4.2. Quy trình sản xuất đũa ................................................................................. 31
4.4.3. Đánh giá về công nghệ sản xuất đũa ........................................................... 34
4.4.4. Nguồn Vốn Của Hộ Sản Xuất Đũa (40 hộ) ................................................. 37
4.5. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của LN đũa Tân Sơn ............................. 38
4.5.1. Hiệu quả về kinh tế ...................................................................................... 38
4.5.2. Hiệu quả về xã hội và môi trường ............................................................... 42
4.6. Tình hình tiêu thụ ............................................................................................... 42
vi


4.7. Những thuận lợi, khó khăn và nhu cầu của làng nghề ....................................... 44
4.7.1. Thuận lợi...................................................................................................... 44
4.7.2. Khó khăn ..................................................................................................... 45
4.7.3. Nhu cầu ........................................................................................................ 46

4.8. Định hướng phát triển nghề đũa ......................................................................... 47
4.9. Một số giải pháp phát triển nghề đũa ................................................................. 48
4.9.1. Giải pháp về nguồn nguyên liệu .................................................................. 48
4.9.2. Giải pháp đối Với nguồn lao động .............................................................. 49
4.9.3. Giải pháp cải tiến chất lượng sản phẩm ...................................................... 50
4.9.4. Giải pháp cải thiện công nghệ sản xuất ....................................................... 51
4.9.5. Giải pháp về vốn .......................................................................................... 52
4.9.6. Giải pháp mở rộng thông tin và thị trường .................................................. 52
4.9.7. Giải pháp củng cố và phát triển LN gắn với phát triển kinh tế HTX .......... 53
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 55
5.1. Kết luận............................................................................................................... 55
5.2. Đề nghị ............................................................................................................... 56
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương ................................................................. 56
5.2.2. Đối với sở Công nghiệp............................................................................... 56
5.2.3. Đối với sở Nông nghiệp và PTNN .............................................................. 57
5.2.4. Đối với sở Khoa học – Công nghệ .............................................................. 57
5.2.5. Đối với sở Thương mại ............................................................................... 57
5.2.6. Đối với sở Kế hoạch - Đầu tư ...................................................................... 57
5.2.7. Đối với người sản xuất đũa trong làng nghề ............................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 59
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH

Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá


CPVC

Chi phí vật chất

CPLĐ

Chi phí lao động

CSXH

Chính sách xã hội

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

ĐVT

Đơn vị tính

ĐTTH

Điều tra tổng hợp

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX


Hợp tác xã

KT – XH

Kinh tế-Xã hội

KH – CN

Khoa học-Công nghệ

LN

Làng nghề



Lao động

NN – PTNT

Nông nghiệp-Phát triển nông thôn

TB

Trung bình

TMDV

Thương mại dịch vụ


TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTCN

Tiểu Thủ công nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Đặc Trưng 40 Hộ Mẫu Điều ........................................................................ 26
Bảng 4.2. Tình Hình Thu Nhập TB Của 40 Hộ Trong Một Tháng .............................. 29 
Bảng 4.3. Hình Thức Học Nghề Của Các Hộ Điều Tra. .............................................. 31 
Bảng 4.4. Máy Móc Sản Xuất Đũa Của Các Hộ Điều Tra........................................... 34 
Bảng 4.5. Số Lượng Lao Động Tham Gia Sản Xuất Đũa (40 hộ) ............................... 36 
Bảng 4.7. Tổng Phí sản xuất Của Hộ Sản Xuất Đũa (tb/tháng/hộ) .............................. 38 
Bảng 4.8. Doanh Thu Của Hộ Sản Xuất Đũa (tb/tháng hộ) ......................................... 40 
Bảng 4.9. Hiệu Quả - Kết Quả Sản Xuất (tb/tháng /hộ) ............................................... 41 
Bảng 4.10. Những Thuận Lợi Của Hộ Sản Xuất Đũa (40 hộ) ..................................... 44 
Bảng 4.11. Những Khó Khăn Của Hộ Sản Xuất Đũa (40 hộ) ..................................... 45 
Bảng 4.12. Những Nhu Cầu Của Hộ Sản Xuất Đũa (40 hộ) ........................................ 46 

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu Đồ Về Giới Của Hộ Điều Tra (40 hộ) ................................................. 27
Hình 4.2. Biểu Đồ Về Lao Động Của Hộ Điều Tra (40 hộ) ........................................ 28
Hình 4.3. Tình hình thu mua nguyên liệu chính (tb/tháng /hộ) (2009) ........................ 29
Hình 4.4. Nguyên Liệu Sản Xuất Đũa.......................................................................... 31
Hình 4.5. Sơ Đồ Quy trình sản xuất đũa ...................................................................... 32
Hình 4.6. Hình Ảnh Đũa Thành Phẩm ........................................................................ 33
Hình 4.7. Một Số Công Đoạn Làm Ra Sản Phẩm Đũa ................................................ 34
Hình 4.8. Nhà Xưởng Của Một Số Hộ Sản Xuất Đũa ................................................ 36
Hình 4.9. Biểu Đồ Cơ Cấu Chi Phí Sản Xuất Của Hộ Sản Xuất Đũa.......................... 40
Hình 4.10. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm ............................................................... 43

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1. Danh sách các hộ điều tra ............................................................................ 46
Phụ lục 2. Phiếu điều tra câu hỏi .................................................................................. 47

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Ngành tiểu thủ công nghiệp ở nước ta được hình thành từ lâu đời và có một vai
trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.Thông qua quá
trình hình thành và phát triển của các làng nghề truyền thống đã mang lại những giá
trị kinh tế lớn cho đất nước mà hơn thế nữa những ngành nghề thủ công truyền thống
còn tạo nên những tinh hoa và bản sắc văn hoá cho dân tộc.
Với đặc điểm khoảng 70 % dân số nước ta sống chủ yếu bằng nghề nông vì thế
lao động còn dư thừa nhiều.Việc phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống là
tận dụng được thời gian nhàn rỗi của người nông dân,lao động trong gia đình,nguồn
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương,tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập cho
người dân.
Làng nghề sản xuất đũa ở trị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn ,tỉnh Ninh Thuận
tuy đã được hình thành từ lâu nhưng chưa có những con số thống kê cụ thể về hoạt
động kinh doanh,sản xuất của người dân nơi đây và trong quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa nông thôn đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay thì làng nghề đang
đứng trước nguy cơ bị mai một do những biến đổi và tác động của cơ chế thị trường.
Vậy nên việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống này là điều cần thiết và cần
được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương nhằm mục đích giữ gìn và phát
triển một làng nghề truyền thống đã có từ lâu đời của nước ta.
Đặc biệt trong quá trình hoạt động của làng nghề thì vấn đề sản xuất như thế
nào,việc cạnh tranh cũng như việc tiêu thụ ra sao để tồn tại lại càng khó khăn hơn đối
với những sản phẩm mà trong quá trình sản xuất ấy còn mang tính thủ công và riêng
lẻ.Trong những năm trở lại đây nhờ có sự quan tâm,học hỏi, đầu tư nhiều hơn trước
của các hộ,cũng như sự hỗ trợ của chính quyền địa phương mà quá trình sản xuất đã có
những bước khởi sắc mới nhưng tất cả chỉ là sự manh nha,chỉ là những bước đi ban


đầu trong thời kỳ kinh tế mở cửa với nhiều đòi hỏi và thách thức của thị trường như
hiện nay.
Xuất phát từ những lí do trên,tôi đã chọn đề tài :”Thực Trạng Và Giải Pháp
Phát Triển Của Làng Nghề Đũa Tại Thị Trấn Tân Sơn, Huyện Ninh Sơn, Tỉnh

Ninh Thuận” .Với mong muốn qua đề tài này giới thiệu một ngành nghề thủ công
truyền thống của địa phương,và hơn thế nữa thông qua sự đánh giá,phân tích của mình
để có một cái nhìn tổng quát về thực trạng sản xuất của người dân nơi đây trên cơ sở
đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những khó khăn để giúp cho làng
nghề đũa Tân Sơn có thể phát triển bền vững trong thời kỳ mới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng và đưa ra những giải pháp phát triển của làng nghề đũa tại
thị trấn Tân Sơn của tỉnh Ninh thuận.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng làng nghề đũa tại thị trấn Tân Sơn.
Phân tích hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất của các hộ sản xuất đũa tại
thị trấn Tân Sơn
Xác định những thuận lợi,khó khăn và nhu cầu trong quá trình sản xuất và phát
triển của làng nghề.
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của các hộ sản xuất và định
hướng phát triển của làng nghề trong tương lai.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Tại thị trấn Tân Sơn,huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
Các hộ và tổ chức tham gia liên quan đến nghề đũa ở thị trấn Tân Sơn, huyện
Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
1.3.2. Phạm thời gian
Đề tài thực hiện: Từ tháng 05 đến tháng 07 năm 2010.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Nội dung và cấu trúc luận văn nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
2



Giới thiệu chung về lý do và mục tiêu nghiên cứu đề tài, địa bàn nghiên cứu,thời
gian nghiên cứu.
Chương 2:Tổng quan
Đưa ra tình hình chung của địa bàn điều tra nghiên cứu về vị trí địa lý cho đến
tình hình kinh tế - xã hội giúp người đọc nắm tình hình chung về địa bàn nghiên cứu.
Chương 3:Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Trình bày các cơ sở về tiêu chí đánh giá làng nghề,các khái niệm về phát
triển,phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế,những phương pháp thu thập số liệu và các
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.
Chương 4:Trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu.
Trình bày thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình tham gia
sản xuất đũa của làng nghề.
Phân tích kết quả và hiệu quả của làng nghề đũa Tân Sơn.
Phân tích những thuận lợi, khó khăn và những nhu cầu của các hộ trong quá
trình phát triển của làng nghề.
Đề xuất các giải pháp để củng cố và phát triển làng nghề trong tương lai
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Trình bày những kết luận qua quá trình nghiên cứu và rút ra những đề nghị với các
cơ quan chức năng để làng nghề phát triển và sản xuất hiệu quả hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Tân Sơn là trung tâm kinh tế - chính trị văn hóa xã hội của huyện Ninh
Sơn,có vị trí địa lý:

Phía Bắc giáp xã Lương Sơn.
Phía Nam giáp xã Quãng Sơn.
Phía Đông giáp huyện Bác Aí.
Phía Tây giáp xã Lương Sơn và Quãng Sơn.
Thị trấn Tân Sơn có Quốc lộ 27 chạy qua,đây là một lợi thế rất lớn cho việc giao
lưu,trao đổi hàng hóa,bởi đây là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng nối vùng
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.Thị trấn cách Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 35
km và Thành phố Đà Lạt 74 km theo hướng Tây Bắc.Vì thế thị trấn Tân Sơn có lợi thế
rất lớn trong việc tiếp nhận và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thật vào trong sản
xuất nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển,từng bước đẩy nhanh tỷ trọng ngành TMDV
và TTCN.
2.1.2. Địa hình
Thị trấn Tân Sơn mang đặc điểm địa hình đồi thấp,hình thành từ bậc chuyển cấp
đồng bằng lên núi cao.Địa hình của thị trấn Tân Sơn chủ yếu là dạng lượn sóng và xen
lẫn các đồi thấp (50-200m), được hình thành do hiện tượng xâm cực mạnh của nước
mưa hoặc do sự tích tụ của thềm các con sông.Các loại đất xám trên đá Mác ma axít và
đất xám trên vùng bán khô hạn tập trung chủ yếu ở vùng này.Loại đất này thích hợp
trồng các loại rau màu và cây công nghiệp hàng năm,ngoài ra diện tích đất chưa sử
dụng của Thị trấn Tân Sơn có khả năng khai hoang để sử dụng vào sản xuất nông


nghiệp,lâm nghiệp.Đây là một trong những mặt tích cực để sản xuất nông nghiệp,xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống nhân dân.
2.1.3. Khí hậu
Thị trấn Tân Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới bán khô hạn điển hình nhất
nước ta.Yếu tố khí hậu đặc trưng cho đồng bằng bán sơn địa.
Nhiệt độ: Bình quân hàng năm khoảng 27oC,cao tuyệt đối 32,6 oC.
Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm 705,3 mm và tập trung chủ
yếu vào mùa mưa,chiếm tới 85-90% lượng mưa cả năm.Mưa tập trung theo mùa và
phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản

xuất và đời sống của người dân.
Độ ẩm: Tương đối cao,bình quân hàng năm 75% ,mùa mưa độ ẩm thường cao
hơn mùa khô từ 10-20%.
Nắng: Nền nhiệt độ cao,lượng ánh sáng nhiều,thời gian chiếu sáng dài và khá
đồng đều giữa các tháng.Đây là điều kiện thuận lợi để canh tác nhiều vụ cây trồng
trong năm.Trung bình hàng năm có đến 2.500-2.700 giờ nắng,trong 7 tháng từ tháng 1
đến tháng 7,mỗi tháng trung bình có trên 250 giờ nắng,các thang 3,4,5 có số giờ nắng
lớn từ 280-315 giờ.Các thang ít nắng từ tháng 8 năm trước đến tháng 1 năm sau,tuy
vậy mỗi ngày cũng có trên 6 giờ nắng.
Gió bão: Thị trấn Tân Sơn chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là hướng
Đông Bắc và hướng Tây Nam.Ảnh hưởng của bão tác động không nhỏ đến việc sản
xuất và đời sống của người dân,thỉnh thoảng trong bão có kèm theo gió lốc.
Bốc hơi: Lượng bốc hơi hàng năm là 1.650-1.850 ml.Những tháng mùa khô là
những tháng có lượng bốc hơi cao nhất chiếm đến 77,22% tổng lượng bốc hơi cả
năm.Nhiệt độ cao,lượng bốc hơi mạnh trong các tháng mùa khô làm cho quá trình phá
hủy các chất hữu cơ trong đất nhanh,dễ bị rữa trôi trong mùa mưa làm đất nhanh bị bạc
màu,đồng thời nhiệt độ cao,bốc hơi mạnh làm cho đất bị nứt nẻ,không khí lọt sâu
xuống tầng sinh phèn.
2.1.4. Thủy văn,nguồn nước
Mạng lưới thủy văn của thị trấn Tân Sơn là hệ thống các sông suối chảy qua địa
bàn của thị trấn như Sông Cái ,sông Ông và các sông suối,kênh mương khác….đây là
một trong những con sông lớn,lượng nước nhiều đẩm bảo đủ nhu cầu cho sản suất và
5


sinh hoạt của người dân.Tuy nhiên phần lớn hệ thống sông suối của thị trấn Tân Sơn
được bắt nguồn núi cao độ dốc lớn,nguồn nước phân bố không đều,vào mùa mưa lưu
lượng dòng chảy khá lớn dễ gây ra lũ,vào mùa khô lưu lượng dòng chảy thấp nên gây
nên tình trạng thiếu nước phổ biến hàng năm.Để khắc phục tình trạng này trong tương
lai cần xây dựng thêm các đập dâng, hồ chứa và xây dựng hệ thống kênh mương để

phục vụ cho việc sản xuất và đời sống của người dân.
2.1.5. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Theo báo cáo thuyết minh bản đồ đất của huyện Ninh Sơn tỷ lệ 1/25.000 do sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận xây dựng năm 2001 cho thấy thị
trấn Tân Sơn có các nhóm đất chính sau:
Nhóm đất phù sa: Phân bố dọc theo các triền sông,suối lớn của thị trấn,trên địa
bàn cao khá bằng phẳng,đất có thành phần cơ giới nhẹ,đất chua,dung tích hấp thụ và
độ no bazơ thấp.Nhóm đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại
cây ăn quả,cây công nghiệp lâu năm sẽ cho năng suất và hiệu quả cao và có điều kiện
tưới tương đối chủ động.
Nhóm đất mới biến đổi: Phần nhỏ diện tích nhóm đất này có nguồn gốc phù sa
hết thời kỳ non trẻ và bắt đầu phân hóa phẫu diện.Đại bộ phận nhóm đất này có nguồn
gốc từ mac ma axit.So với nhóm đất phân bố ở địa hình đồng bằng, đất mới biến đổi
cũng có nhiều ưu điểm đặc biệt là là đất có dặc tính phù sa: tầng đất dầy,có tính chất
lý hóa tương đối tốt.Loại đất này thường phân bố ở những khu vực thuận lợi cho việc
tưới tiêu nên phần lớn được sử dụng trồng hoa màu,cây ăn quả,những nơi địa hình thấp
được sử dụng sản xuất lúa 2 vụ hoặc luân canh lúa màu.
Nhóm đất xám: Phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau,từ dạng bằng thấp
ven hợp thủy,các bậc thềm khá bằng phẳng các dạng đồi thấp thoải đến địa hình đồi và
sườn núi được hình thành trên đất đã phát triển của các loại đá mẹ,mẫu chất nghèo
bazơ ,có thành phần cơ giới nhẹ thoát nước tốt,tầng đất dày ,phân bố ở địa hình cao độ
dốc nhỏ phù hợp với nhiều loại cây trồng như rừng trồng,cây công nghiệp lâu năm,cây
hoa màu và cây lương thực
Nhóm đất xám nâu trên vùng bán khô hạn: Hình thành từ sản phẩm phong
hóa của da macma axit hay mẫu chất phù sa cổ trong điều kiện khí hậu khô hạn kéo
6


dài lượng bốc hơi lớn hơn nhiều so với lượng nước mưa.Tuy đá mẹ và mẫu chất không

giàu cation kiềm nhưng trong đất hàm lượng cation kiềm trong đó có muối cacbonat
tăng lên rõ rệt,là do kiềm được giải phóng trong quá trình phong hóa mẫu chất nhưng
không bị rữa trôi theo chiều sâu.Trong mùa khô chúng được tích lũy thêm do quá trình
di chuyển các muối khoáng từ lớp đất dưới lên theo sự bốc hơi nước.
Nhóm đất đỏ: Hình thành từ đá mẹ macma axit trung tính trong điều kiện khí
hậu nhiệt đới ẩm.Qúa trình phong hóa đá và biến đổi trong đất xảy ra nhanh và hầu
như không còn các khoáng sét có khả năng phong hóa.nhóm đất này có thể khai thác
sử dụng cho các loại cây ăn quả,rau màu,cây công nghiệp ngắn ngày.
b) Tài nguyên nước
Nước mặt: Chủ yếu là hệ thống sông,suối trên địa bàn thị trấn có 26,79 ha,với hệ
thống sông chính là sông Cái và sông Ông,ngoài ra còn có các hệ thống sông ,suối nhỏ
khác.Tuy nhiên việc khai thác nguồn nước này để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt còn
hạn chế do địa hình phức tạp.Để khắc phục tình trạng này cần đầu tư xây dựng thêm các
hồ chứa ,đập,kênh mương là việc cần thiết.
Nước ngầm: Theo kết quả thăm dò về nước ngầm của thị trấn Tân Sơn ít,tồn tại
dưới dạng khe nứt và lỗ hổng trong đới phong hóa ở vùng đồi núi nước ngầm sâu.Hệ
thống nước ngầm của thị trấn thấp nhưng chất lượng nước tốt,phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt.
c) Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đât rừng trên địa bàn thị trấn Tân Sơn là 122,08 ha,chiếm 6,78%
tổng diện tích tự nhiên của toàn thị trấn,trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ.
Hầu hết cây rừng trên địa bàn thị trấn có họ lá rộng,họ dầu và nhiều loại gỗ quý
hiếm….Do quá trình khai thác bừa bãi không có kế hoạch phục hồi tái sinh hợp lý đã
làm cho rừng nghèo kiệt,trữ lượng gỗ giảm xuống nhanh chóng.Vì vậy cần phải ổn
định tổ chức sản xuất và khai thác lâm sản hợp lý tăng cường khoan nuôi,chăm sóc tu
bổ bảo vệ rừng,đẩy nhanh trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
d) Tài nguyên nhân văn
Huyện Ninh Sơn nói chung và thị trấn Tân Sơn nói riêng có một số dân chuyển
đến từ khắp các vùng miền trên trên cả nước cùng chung sống hòa thuận với những


7


phong tục tập quán riêng đã tạo nên một nét độc đáo về bản sắc văn hóa riêng của thị
trấn.
Trong phong trào chống giặc ngoại xâm người dân trên địa bàn có tinh thần
chiến đấu dũng cảm ,kiên cường bất khuất trước kẻ thù của dân tộc Việt Nam.Kết thúc
chiến tranh nhân dân nơi đây xây dựng cuộc sống mới với đức tính cần cù,lao động
sáng tạo sản xuất ra nhiều của cải vật chất cụ thể là diện mạo của thị trấn hiện nay.
2.1.6. Cảnh quan môi trường
Thị trấn Tân Sơn có cảnh quan mang đặc điểm của vùng đồi núi thấp,cảnh quan
môi trường thị trấn Tân Sơn không có gì đặc biệt.Tuy nhiên một số vấn đề về môi
trường cũng cần phải được quan tâm,diện tích cây xanh trong thị trấn còn thấp,diện
tích đất chưa sử dụng còn nhiều.Để tái tạo cảnh quan môi trường của thị trấn cần có
biện pháp trồng cây xanh dọc theo các tuyến đường giao thông nội thị trong thời gian
tới.
2.1.7. Nhận xét chung điều kiện tự nhiên
a) Thuận lợi
Thị trấn Tân Sơn là trung tâm huyện lỵ của huyện nên có sự ưu tiên đầu tư vào
các ngành,có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu với các xã trong huyện cũng như các xã
bạn.Đây là một lợi thế rất lớn để thị trấn phát triển nền kt-xh ,tiếp nhận và áp dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất,thúc đẩy nền kinh tế của thị trấn phát triển.
Đất đai của thị trấn thích hợp cho việc sinh trưởng các loại cây công nghiệp
ngắn ngày làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và phát triển trang trại,chăn nuôi
đại gia súc (các loại gia súc có sừng).
b) Khó khăn
Địa hình phức tạp làm cho nhiều khu trong thị trấn bị chia cắt nên khó khăn
trong việc làm đường giao thông,bố trí dân cư,bố trí sản xuất
Một số diện tích nằm trên địa bàn có độ dốc cao làm cho nhiều diện tích đất có
nguy cơ bị xói mòn,thoái hóa.

Nắng nóng ,hạn hán làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của cây
trồng,vật nuôi nhất là việc bố trí sử dụng đất vào các mục đích nông lâm,ngành kinh
tế,chính trị của thị trấn.
8


Đặc điểm của sông suối vừa dễ lũ lụt song lại rất hạn chế về khả năng cung cấp
nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí sử dụng đất.
2.2. Kinh tế - xã hội
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Giá trị sản xuất trong hoạt động TTCN – MTDV đạt 23,7 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 62,2 % tăng 19,6 % so với năm 2003 và vượt 1,1 tỷ so với nghị quyết HĐNN đề
ra.
Giá trị sản xuất toàn nghành nông nghiệp đạt 14,4 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 37,8
% tăng 11% so với năm 2003 và vượt 0,4 tỷ so với nghị quyết đề ra.
Tổng giá trị sản xuất năm 2004 đạt 38,1 tỷ đồng tăng 5,3 tỷ đồng so với nam
2003 vượt 1,5 tỷ so với nghị quyết HĐNN đề ra.
2.2.2. Cơ cấu kinh tế
Trong đó thương mại – dịch vụ chiếm 60,3% nông nghiệp chiếm 39,7% nền
kinh tế của thị trấn có tốc độ tăng trưởng bình quân là 16,2%. Bình quân thu nhập trên
đầu người đạt 3,32 triệu \năm so với năm 2003.
2.2.3.Thực trạng phát triển của ngành
a) Nghành nông nghiệp
Trồng trọt
Tổng diện tích đất gieo trồng là 1299 ha , đạt 110,3% kế hoạch cả năm,trong đó:
Vụ đông xuân : Tổng diện tích đất gieo trồng là 461\382 ha, đạt 120% kế
hoạch, trong đó, cây lương thực 390 ha (lúa 240 ha, bắp 150 ha ) cây thực phẩm 55 ha,
cây công nghiệp ngắn ngày 16 ha, năng bình quân: Lúa 5 tấn /ha, tổng sản lượng lương
thực có hạt đạt 2.025 tấn.
Vụ hè thu: Tổng diện tích đất gieo trồng là 627/610 ha, đạt 103% kế hoạch

,trong đó cây lương thực 400 ha(lúa 210 ha,bắp 190),cây thực phẩm 80 ha,cây công
nghiệp ngắn ngày 92 ha, năng bình quân: Lúa 5 tấn /ha, tổng sản lượng lương thực có
hạt đạt 2.000 tấn.
Vụ mùa: Tổng diện tích đất gieo trồng là 345/307 ha, đạt 112% kế hoạch ,trong
đó cây lương thực 310 ha(lúa 200 ha,bắp 110),cây thực phẩm 29 ha,cây công nghiệp
ngắn ngày 60 ha, năng bình quân: Lúa 4 tấn /ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt

9


1.350 tấn. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 5.375 tấn,năng suất bình quân đạt
4,9 tấn/ha.
Nhìn chung sản xuất nông nghiệp trong đầu năm thời tiết diễn biến phức tạo có
gió rét kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng,song diện tích gieo trồng vụ đông
xuân,hè thu vẫn đảm bảo,các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất nên năng suất
cây trồng ổn định,tuy nhiên sang vụ mùa do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn,lượng
mưa ít hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước nên năng suất thấp.
Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi của thị trấn đã và đang phát triển mang lại hiệu quả kinh tế
cao,được nhân dân trên địa bàn tập trung phát triển về số lượng và quy mô đi sâu vào
chăn nuôi các loại gia súc,gia cầm có giá trị kinh tế cao,tăng thu nhập.Năm 2004 số
lượng đàn gia súc có được như sau:
Đàn bò có 2.100 con tăng 350 so với cùng kỳ năm trước,đàn dê cừu có 300 con
trong giai đoạn thử nghiệm,heo có 4.000 con,qua khảo sát 46 hộ có trang trại chăn
nuôi ,sản xuất và mô hình kết hợp với mức thu nhập hàng năm từ 40 đến 100 triệu
đồng,phong trào chăn nuôi gia súc gia cầm cũng trên đà phát triển tốt.Công tác thú y
cũng được quan tâm,thị trấn cũng đã kịp thời phát hiện những dịch bệnh lạ kết hợp với
trung tâm thú y huyện tiêm dịch cho đàn gia súc gia cầm ,điều trị dứt điểm và ngăn
chặng không để dịch bệnh lây lang trên diên rộng,duy trì được đàn gia súc gia
cầm.Nhiều hộ đã mạnh dạng đầu tư nuôi theo mô hình trang trại,thức ăn chế biến

sẵn,kết hợp với chế biến,tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để chăn nuôi với số lượng lớn
và đẩy nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chuyển từ chăn nuôi đơn
giản sang chăn nuôi bán chuyên nghiệp và công nghiệp thu hồi vốn nhanh và có lãi.
b) Ngành TTCN và TMDV
Tiểu thủ công nghiệp
Vẫn duy trì được nhịp độ phát triển ,sản phẩm các ngành sản xuất chủ yếu như
gạch đạt 1250 triệu viên,làng nghề đũa,xay xát lương thực quy gạo đạt 2.970 tấn,nước
đá 300 tấn,sản phẩm cơ khí đạt 950 m2,các loại ống bi,ống cống 675.000 cái,bánh mỳ
350 triệu sản phẩm….đều đạt chỉ tiêu đề ra,số hộ sản xuất kinh doanh đã được UBND
huyện cấp giấy phép kinh doanh,xu hướng phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng
hóa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài địa phương.
10


Thương mại,dịch vụ
Hoạt động TMDV của thị trấn có tốc độ tăng trưởng khá mạnh, cung cấp các
loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân.Sự
thông thoáng của luật doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tư
nhân,hộ kinh doanh cá thể yên tâm đầu tư mở cửa hàng buôn bán nhiều loại hàng hóa
cao cấp,có giá trị.Bên cạnh đó các hoạt động dịch vụ như sữa chữa,dịch vụ máy cày
,máy kéo,vận chuyển vật tư xây dựng cũng hoạt động khá sôi nổi.Qua đó đánh giá
được thu nhập và mức sống của nhân dân ngày càng phát triển,nhu cầu cuộc sống ngày
càng cao.
2.2.4. Dân số,lao động và việc làm
a) Dân số
Theo thống kê trên địa bàn thị trấn ,tính đến thời điểm thang 9/2004, toàn thị
trấn có 12.011 khẩu,trong đó khẩu nông nghiệp 8.888 chiếm 74%,phi nông nghiệp
3.123 khẩu,có 2475 hộ,trong đó hộ nông nghiệp 1.702 hộ,hộ phi nông nghiệp 773 hộ.
Mật độ dân số trung bình 597 người/km2.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2004 là
1,25%.Có được kết quả trên là do Đảng bộ,chính quyền và nhân dân thị trấn phấn đấu

thực hiện tốt chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình.Trong thời gian tới phấn đấu
giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và giữ vững ổn định ở mức 1,2%-1,5%.
b) Lao động và việc làm
Tân sơn là thị trấn miền núi của huyện Ninh Sơn,lao động sống bằng nghề nông
nghiệp là chủ yếu.Thị trấn có lực lượng lao động dồi dào.Số người trong độ tuổi lao
động là 5.893 người,chiếm 56% tổng số nhân khẩu toàn thị trấn.Phần lớn lực lượng lao
động đang làm trong lĩnh vực nông nghiệp,còn lại một bộ phận tham gia trong các lĩnh
vực khác như:chế biến gỗ xuất khẩu,chế biến nông sản,cơ khí nhỏ.Một bộ phận khác là
các hộ kinh doanh các mặt hàng ăn uống,tạp hóa,phân bón.Những năm qua, nhân dân
đã có nhiều cố gắng trong việc tự kiếm việc làm.Công tác xóa đói giảm nghèo được
chú trọng,nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số,bằng nhiều biện pháp (Vay vốn ưu
đãi,hỗ trợ giống,ứng phân bón trả chậm,hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật canh
tác,các đoàn thể của xã đều có chương trình cụ thể về xóa đói giảm nghèo trong hội

11


viên,đoàn viên),nhờ đó các hộ đói hộ nghèo ngày càng giảm,cuộc sống cuả người dân
đang dần được cải thiện.
Nhìn chung lực lượng lao động của thị trấn chưa được đào tạo cơ bản,chỉ làm
việc theo kinh nghiệm.Do vậy, lực lượng lao động của thị trấn tuy tích lũy được nhiều
kinh nghiệm nhưng khả năng tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất còn hạn chế.Để đáp
ứng nhu cầu việc làm của người lao động trong tương lai,càn phải có kế hoạch đào tạo
lao đông tại chỗ hoặc có chương trình đưa đi đào tạo tập trung,hơn nữa lãnh đạo địa
phương cần có nhiều cuộc trao đổi,hợp tác giữa các xã ,các doanh nghiệp với nhau để
học hỏi kinh nghệm về việc làm,du nhập nghề mới vào địa phương để không ngừng
nâng cao chất lượng lao động cả về kỹ thuật và quản lý.Có như vậy thị trấn mới có thể
chủ động phát triển các ngành,nghề,đặc biệt là các ngành TMDV,TTCN,chế biến
nông sản,nông nghiệp hàng hóa trong thời kỳ CNH-HĐH..
2.2.5. Thực trạng phát triển các khu dân cư

Hiện trạng phân bố dân cư của thị trấn mang đặc điểm của nông thôn Nam
Trung Bộ: Dân cư sống tập trung thành các khu,phố và ven đường để thuận lợi cho
việc buôn bán ,đi lại.Trên địa bàn thị trấn bao gồm 8 khu phố .Từ xa xưa nhân dân
sống tập trung thành các khu,phố thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.Gần đây,để
thuận tiện cho việc buôn bán dịch vụ,nhân dân có xu hướng làm nhà ven các trục
đường.Việc cư trú như vậy rất thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp và xây dựng
cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội.
Những năm gần đây bộ mặt dân cư của thị trấn có nhiều thay đổi,đời sống nhân
dân có bước cải thiện.Số hộ có nhà ngói ,nhà mái bằng,ngày càng nhiều.Số hộ có
phương tiện nghe nhìn chiếm khoảng 95%,100% các hộ trong thị trấn có điện chiếu
sáng,90% số hộ dùng nước sạch,đời sống nhân dân đang dẩn được cải thiện.
Tổng diện tích đất khu dân cư thị trấn Tân Sơn hiện nay là 131,05 ha,chiếm 7,28%
diện tích đất tự nhiên.Bình quân diện tích đất ở/hộ là 408 m2/hộ
2.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Lợi thế lớn nhất của thị trấn Tân Sơn là có quốc lộ 27 chạy qua.Đây là trục giao
thông có tâm quan trọng đặc biệt đối với thị trấn hiện nay trong phát triển kinh tế,giao

12


lưu trao đổi hàng hóa,cơ hội đầu tư từ bên ngoài và phục vụ nhu cầu đi lại thuận lợi
của nhân dân.Ngoài ra thị trấn còn có 60 tuyến đường liên khu,liên phố.
Tuy nhiên một số các tuyến đường liên khu,liên phố và đường ra đồng hiện nay
hiện trạng còn là là đường đất,lòng đường hẹp,xe hai bánh đi lại rất khó khăn ảnh
hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp và việc đi lại cuả người dân.Trong điều kiện
dân số của thị trấn ngày càng gia tăng cùng với quá trình phát triển KT-XH trong thời
kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong những năm tới thì việc dùng đất để mở
rộng,nâng cấp mới một số tuyến đường giao thông trên địa bàn thị trấn là việc cần
thiết.

b) Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi hiện nay củ thị trấn hiện nay khá thuận lợi về nguồn nước và
chất lượng nước tưới.Hệ thống kênh mương dẫn nước tưới phục vụ chủ yếu hiện nay
là các kênh : N6-1, N6-2, N6-3, N6-4.Nước từ sông Ông chảy qua các kênh vào đồng
ruộng .
Tuy nhiên hệ thống các kênh mương chưa đạt yêu cầu,,trong năm tổ chức triển
khai nạo vét các kênh nhánh N3, N4, N5, N6 Tây và N8 Đông…Tuy thời tiết nắng hạn
kéo dài nhưng lượng nước phục vụ tưới tiêu ở 2 con kênh chính Đông và Tây vẫn
được đảm bảo để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
c) Điện,bưu chính viễn thông
Mạng lưới hệ thống điện đã tỏa khắp các hộ dân.Số hộ gia đình có điện thắp
sáng,sản xuất ,sinh hoạt đạt 100%.Thị trấn có bưu điện trung tâm huyện,số hộ có
phương tiện nghe nhìn chiếm trên 95%
d) Giáo dục và đào tạo
Công tác giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất được
quan tâm đầu tư ở các cấp học và ngành học trong những năm gàn đây.Được sự quan
tâm của phòng giáo dục và đào tạo huyện,các cấp ủy chính quyền địa phương,cùng với
truyền thống học tập của con em trong thị trấn , công tác giáo dục đã đạt được những
kết quả tốt.
Năm học 2003-2004 vừa qua toàn thị trấn có 3.144 học sinh theo học ở các cấp
phổ thông,235 cháu đến các lớp mẫu giáo và nhà trẻ,cấp I có 1.668 em,
cấp II có 1.411 em.
13


Chất lượng dạy và học có nhiều tiến bộ,các hoạt động Đoàn,Đội,Công
Đoàn,hoạt động của hội phụ huynh trong nhà trường được duy trì trong nề nếp.Các
hoạt động giáo dục toàn diện được duy trì giữ vững,công tác xã hội hóa giáo dục vẫn
phát huy bước đầu đạt kết quả khá tốt.Giáo dục lao động sản xuất và thẩm mỹ thể chất
trong nhà trường đạt hiệu quả cao là do tình hình trong thị trấn trong những năm vừa

qua được giữ vững cùng với đội ngũ giáo viên được đào tạo ổn định tâm huyết với
nghề.
Thực hiện tố phong trào thi đua 2 tốt.Tiếp tục thực hiện có kết quả cuộc vận
động 2 không với 4 nội dung,đồng thời triển khai cuộc vận động:”Mỗi thầy,cô giáo là
tấm gương đạo đức,tự học và sáng tạo”.Xây dựng nề nếp:Dân chủ-Kỷ cương-Tình
thương-Trách nhiệm”,triển khai thực hiện tiêu chí xây dựng trường học thân thiện,học
sinh tích cực.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy,học tốt hơn trong thời gian tới,thị trấn
cần có kế hoạch đầu tư hơn nữa cho ngành giáo dục vì đây là bước khởi đầu cho sự
phát triển nền KT-XH đi lên của thị trấn trong tương lai.
e) Y tế
Thị trấn Tân Sơn có 1 trạm y tế.Nhìn chung cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng
được nhu cầu khám và điều trị ban đầu cho nhân dân.Trong 6 tháng đầu năm 2004 đã
khám chữa bệnh cho 617 lượt người,tổ chức thực hiện đầy đủ các chương trình y
tế.Kết quả cụ thể tổ chức khám chữa bệnh,tiêm phòng dịch,uống vitamin A cho các
cháu trong độ tuổi,tiêm ngừa uống ván cho chị em phụ nữ,duy trì hoạt động của đội
ngũ cộng tác viên y tế khu phố.
Công tác dân số được cấp ủy Đảng chính quyền và Đoàn thể quan tâm,hàng
năm đều tổ chức các đợt tuyên truyền về dân số và KHHGĐ,phối hợp tuyên truyền
giáo dục động viên các đối tượng thực hiện các biện pháp tránh thai,kết quả hàng năm
đều hạ tỷ lệ dân số xuống.Năm 2004 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thị trấn là 1,65%.
f) Văn hóa,thể thao
Văn hóa: Đài truyền thanh thị trấn phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa
phương.Đảm bảo tuyên truyền đầy đủ các chủ trương ,chính sách của Đảng và pháp
luật của nhà nước kịp thời đến nhân dân.Trong năm đã tổ chức các đợt tuyên truyền,cổ
động,đảm bảo công tác trang trí,phục vụ các ngày lễ lớn,kỷ niệm trong năm,các hội
14



×