Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU cà PHÊ của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.82 KB, 12 trang )

XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

I. LÝ DO CHỌN THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Trung Quốc là thị trường hấp dẫn cho nông sản Việt Nam. Trung Quốc là thị trường
xuất khẩu lớn thứ 3 sau Mỹ và Nhật Bản của Việt Nam. . Số liệu Hải quan cho thấy
Trung Quốc nhập khẩu 137.000 tấn cà phê trong khoảng từ 2007-2011, trị giá 365 triệu
USD. Riêng trong năm 2011, Trung Quốc nhập khẩu 43.000 tấn, tăng 41,9% so với
năm 2010.Trong đó, 103.900 tấn cà phê được nhập từ Việt Nam trong khoảng từ 2007
đến 2011, đạt kim ngạch 195 triệu USD, chiếm 90% tổng lượng cà phê nhập khẩu từ
các nước ASEAN.Trong nửa đầu 2012, Trung Quốc nhập 15.000 tấn cà phê từ Việt
Nam, kim ngạch đạt 31,88 triệu USD, chiếm đến 96,2% tổng lượng cà phê nước này
nhập từ ASEAN
Nền kinh tế của nước Trung Quốc là một nền kinh tế đang lên của Thế giới, trong
vài năm trở lại đây kinh tế Trung Quốc đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ với một tốc độ
chóng mặt. Trong quý 2/2010, với việc đánh bật Nhật Bản ra khỏi vị trí thứ 2 trên
bản đồ kinh tế thế giới thì Trung Quốc đã cho thấy họ có một sức bật đáng kể như thế
nào.

1


Nguồn : vneconomy.vn
Xét về vị trí địa lý, Trung Quốc là láng giềng của Việt Nam nên sẽ tiết kiệm được
chi phí vận chuyển và chi phí bảo quản hàng hóa khi xuất khẩu. Thêm vào đó, văn
hóa ẩm thực Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng. Vì vậy, ta có thể dễ
dàng nắm bắt được nhu cầu về mặt hàng này tại Trung Quốc.
Trong xu thế hội nhập, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định kiểm dịch
động thực vật vào năm 2008, bước đầu tạo thuận lợi cho trái cây Việt Nam trong quá
trình xuất khẩu vào Trung Quốc. Điều này là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp
xuất khẩu càng phải chú trọng đến chất lượng của sản phẩm, coi chất lượng là yếu tố
hàng đầu tạo nền tàng và sự sống sót lâu dài cho sản phẩm.


II. THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
1. Điều kiện kinh tế:
- Mức sống:
2


Trung Quốc là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới với GDP (2009) là 33.500 tỷ
nhân dân tệ, GDP (PPP) 8,7%, dự trữ ngoại tệ thứ hai thế giới. Thu nhập bình quân đầu
người của Trung Quốc hiện vào khoảng gần 6000 USD
- Hệ thống phân phối hàng hoá ở Trung Quốc :
Trong hệ thống phân phối hàng hóa của Trung Quốc, từ khi sản phẩm được sản
xuất cho đến khi giao cho các cửa hàng bán lẻ, tồn tại nhiều cấp phân phối trung gian.
Trung bình ở Trung Quốc có 2,21 nhà bán buôn nằm giữa người bán lẻ và người sản
xuất, cao gấp 2 lần so với con số 0,73 ở Pháp và 1 ở Mỹ. Hệ thống phân phối hàng hóa
khép kín và qua nhiều tầng nấc làm cho giá hàng hóa tăng đáng kể khi tới tay người
tiêu dùng. Gía bán lẻ của Trung Quốc trung bình cao hơn ở Mỹ là 48%, ở Pháp là 55%,
điều này hạn chế sự thâm nhập thị trường Trung Quốc của các cty nước ngoài.
2. Điều kiện chính trị:
Chính phủ CHNDTH do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, ngoài ra còn có 8
Đảng khác. Nhà nước dùng các phương pháp độc quyền để ứng xử với các thách thức,
đồng thời, lại tìm cách hạn chế những bất đồng (chính kiến) bằng cách nâng cao nền
kinh tế, cho phép người dân biểu lộ những bất bình, và có các đối đãi khoan dung với
những người biểu thị sự bất đồng, nếu như họ được chính quyền tin là không có các tổ
chức đứng sau.Nhiều người hài lòng về vai trò của chính quyền trong việc giữ ổn định
xã hội tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế liên tục
- Quan hệ Việt – Trung:
Tổng kim ngạch hai chiều Việt Nam – Trung Quốc ngày càng tăng. Trung Quốc là
thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau Hoa Kỳ.

3



Việt Nam và Trung Quốc đã thông qua một loạt các chương trình hợp tác kinh tế
nhằm cải thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh và các cơ sở hạ tầng phần
mềm cho phát triển thương mại
3. Điều kiện pháp lý :
Trung Quốc sau khi gia nhập WTO đã có những cam kết về chuẩn hóa hệ thống
pháp luật của mình đặc biệt là trong lĩnh vực thuong mại đầu tư. Để tham gia WTO
Trung Quốc cũng phải chấp nhận kí kêt các hiệp định về tự do thương mại, các hiệp
định cắt giảm thuế quan, minh bạch hóa ngành hải quan,…từng bước tháo bỏ các hàng
rào thương mại đi đến tự do hóa thương mại với các nước nội khối trong đó có Việt
Nam. Do vậy đó sẽ là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp khi muốn tham gia vào thị
trường này.
Tuy nhiên, bên cạnh sự hợp tác trên các diễn đàn kinh tế khu vực cũng như trên
quốc tế, Trung Quốc cũng như các quốc gia khác cũng theo đuổi những chính sách bảo
hộ nền sản xuất trong nước của mình thông qua các quy định về các hàng rào kĩ thuật
cũng như các quy định liên quan đến từng sản phẩm cụ thể,…Đó cũng sẽ là thử thách
của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trên con đường hội nhập và tự do hóa
thương mại.
4. Điều kiện văn hoá:
Trung Quốc là 1 trong những cái nôi văn minh nhân loại, là một quốc gai đa dân tộc
với khoảng 56 dân tộc được công nhận nên có nền văn hóa rất đa dạng.
- Văn hóa trong tiêu dùng

4


Nhìn chung người Trung Quốc có những đặc điểm chung như: không đòi hỏi tất cả
các sản phẩm nhất thiết phải có độ bền lâu năm mà là các sản phẩm có vòng đời ngắn
nhưng chất lượng phải tốt, kiểu dáng đẹp, hoàn hảo, tiện dụng....

III. SẢN PHẨM CÀ PHÊ
1. Cung cà phê ở thị trường Trung Quốc
Các quan chức ngành công nghiệp Trung Quốc ước tính, mỗi năm Vân Nam thu
hoạch từ 22.000 đến 28.000 tấn Arabica. Đó chỉ là một con số nhỏ nếu so sánh với
khoảng 900.000 tấn của Việt Nam – nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới. Và cơ hội
để tăng lượng sản xuất cà phê lên là rất ít vì người nông dân vẫn thích trồng lúa, cây
cao su hay những cây hoa màu có giá cao.
Trung Quốc tự sản xuất để cung ứng một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ cà phê trong
nước còn phần nhiều các đối tác nước ngòai xuất khẩu cà phê vào thị trường này.
Ngoài Việt Nam còn có Indonesia, Colombia và nhiều nước khác với nhiều thương
hiệu xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Quốc.
2. Cầu cà phê ở thị trường Trung Quốc
Hiện tại, tiêu thụ cà phê Trung Quốc đạt 30.000 – 40.000 tấn/năm, với mức tăng
trưởng nhu cầu hàng năm từ 10-15%. Theo Hiệp hội Cà phê Trung Quốc, mức tiêu thụ
cà phê nước này sẽ tiếp tục tăng và có thể đạt 120.000 tấn vào năm 2012 nếu các
doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm phù hợp với túi tiền và thị hiếu người tiêu dùng
địa phương.
Trung bình một người Trung Quốc chỉ uống 5 tách cà phê mỗi năm. Người Trung
Quốc uống cà phê vẫn còn rất ít. Cây cà phê vẫn còn những khoảng cách trước khi có

5


thể thay thế được cây chè trên chính quê hương Trung Quốc khi mà mỗi năm đất nước
này tiêu thụ tới 700.000 tấn chè.
3. Tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam
Đến nay ngành cà phê Việt Nam có khoảng 500.000 ha diện tích trồng cà phê với
sản lượng trên 900.000 tấn, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước (gồm cả các doanh
nghiệp trung ưng và địa phương) chỉ nắm giữ khoảng 10 –15% diện tích còn 80 – 85%
diện tích còn lại nằm trong tay người nông dân hoặc các hộ gia đình hay các chủ trang

trại nhỏ.
4. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu cà phê trung bình hàng năm giữ ở khoảng gần 2 tỷ USD/năm,
đạt 2,5 tỷ USD năm 2011.
Kim ngạch xuất khẩu:
Bảng 1.1: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời kỳ 2007 – 2011
Số
Năm

lượng

Tốc độ
tăng (%)

(nghìn

Giá

Giá trị

trung bình (tỷ USD)

Tốc độ
tăng (%)

(USD/tấn)

tấn)
2007


950

-

1768

1,8

-

2008

954

+2,1

2044

1,95

+7,7

2009

980

+2,7

1800


1,764

-10,5

2010

884

- 5,2

1650

1,7

-3,7

2011

1200

+53,2

1503

2,5

+32

Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam


6


Từ bảng số liệu 1.2 ta thấy kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào Trung
Quốc chỉ chiếm khoảng 1,5% so với kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam ra thị
trường thế giới. Nguyên nhân mà 1,6 tỷ người Trung Quốc tiêu thụ ít cà phê như vậy là
do thói quen dùng trà. Tuy vậy điều này đang dần thay đổi, và đây là cơ hội để chúng
ta thay đổi những con số trên bảng số liệu xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Quốc.

Bảng 1.2: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thời kỳ 2007 –
2011

Tốc
Năm

Số lượng

độ tăng

(tấn)
(%)

Giá
trung bình
(USD)

Giá
(USD)

trị


Tốc
độ tăng
(%)

2007

14179

-

1768

24615000

-

2008

14074

19,7

2044

32000000

+30

2009


14627

-

1800

24732000

-

16,87

22,62

2010

13194

- 1,17

1650

22586000

-8,68

2011

17910


28,22

1503

29361000

+29,
01

Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam
IV. KẾ HOẠCH CẠNH TRANH
Để có thể cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc doanh nghiệp cần chú trọng đến
phương thức thâm nhập và tạo dựng chỗ đứng trên thị trường này như:
1. Thâm nhập vào hệ thống bán lẻ

7


Khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, Doanh nghiệp sẽ vấp phải khó khăn do
người tiêu dùng ở đây có thói quen uống trà. Do đó cần phải tìm cách tiếp cận người
tiêu dùng cuối cùng để tập cho người tiêu dùng thói quen sử dụng cà phê.
Di chuyển bằng tàu hỏa là thói quen hằng ngày của người Trung Quốc, từ dân
thường cho đến các thương gia. Trong khoảng thời gian đầu doanh nghiệp nên thâm
nhập vào hệ thống bán lẻ trên tàu hỏa, Doanh nghiệp có thể cho hành khách trên tàu
dùng thử sản phẩm của mình. Từ việc dùng thử những hành khách dần yêu thích sản
phẩm, họ giới thiệu sản phẩm này cho những người quen biết. Sản phẩm cà phê có thể
tiếp cận người tiêu dùng Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ, biết đến từ đó.
2. Thâm nhập vào các siêu thị tại Trung Quốc
Chỉ có đi đường chính ngạch vào hệ thống siêu thị của Trung Quốc, doanh nghiệp

mới có thể làm chủ được đầu ra. Do đó doanh nghiệp cần phải đàm phán ký kết hợp
đồng với các siêu thị lớn để đưa sản phẩm của mình vào kênh phân phối này.
Để tăng độ nhận biết sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ, doanh nghiệp nên thực hiện
các chương trình dùng thử sản phẩm, khuyến mãi, tặng quà. Doanh nghiệp phải làm
bao bì riêng cho những sản phẩm bán tại các siêu thị Trung Quốc. Đăng ký nhận diện
thương hiệu tại thị trường này để tránh bị làm giả sản phẩm.
3. Mở các đại lý để bán hàng hóa
Chính sách phát triển đại lý là một trong những yếu tố quan trọng trong phương
sách đa dạng hóa. Nó góp phần làm cho sản phẩm của công ty được giới thiêu rộng rãi
trên thị trường, đến tận tay người tiêu dùng,làm tăng sản lượng hàng hóa và doanh thu
hàng năm.

8


Với thị trường hàng tỷ dân và có hàng triệu thương hiệu lớn nhỏ như thị trường
Trung Quốc thì doanh nghiệp sẽ rất khó để chiếm lĩnh ngay một thị phần lớn. Doanh
nghiệp phải biết lượng sức mình để tìm thị trường mục tiêu phù hợp, có dược sự ủng
hộ của khách hàng từng bước thành lập các mạng lưới kinh tiêu.
4. Tham gia tích cực các hội chợ quảng bà thương hiệu
Tham gia hội chợ là cơ hội tốt để quảng bá thương hiệu của mình và tìm đối tác mở
ra thị trường mới cho công ty. Tham gia hội chợ giúp khẳng định được thương hiệu,
chất lượng sản phảm của công ty đối với người tiêu dùng. Tham gia hội chợ là cơ hội
để công ty đấu tranh chống hàng giả, tại mỗi hội chợ công ty đều có gian hàng giải
thích cho người tiêu dùng biết phân biệt hàng giả để tránh mua nhầm.
Một số hội chợ có uy tín và mang lại hiệu quả quảng bá sản phẩm cao là Hội chợ
Quốc tế miền Tây Trung Quốc (được tổ chức tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên
vào tháng 10 hằng năm), Hội chợ Côn Minh (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, vào
tháng 6), Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, vào tháng
10), …

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG
TRUNG QUỐC
1. Điểm mạnh
- Cà phê Việt Nam có hương vị đặc thù với giá rẻ hơn so với cà phê cùng loại của
các nước. Bên cạnh đó cà phê Việt Nam được các nhà rang xay trên thế giới đánh giá
cao là dễ chế biến, đặc biệt là chế biến cà phê dùng ngay.

9


- Là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nên được Nhà nước ưu đãi thông qua các chính
sách về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, xúc tiến thương mại cũng như các hỗ trợ
khác trong nghiên cứu và phát triển.
- Nhu cầu cà phê thế giới là không ngừng tăng lên, đặc biệt là sự thay đổi tập quán
và thói quen tiêu dùng của người Á Đông trong đó phải kể đến người tiêu dùng Nhật
Bản và Trung Quốc, hai quốc gia gần với chúng ta và có thị trường rộng lớn.
Việc hai nước ký hiệp định thương mại song phương (7/2000) là một lợi thế cho
việc xuất khẩu cà phê Việt Nam đặc biệt là vào thị trường chiếm thị phần cà phê thế
giới nhỏ nhưng đầy tiềm năng như Trung Quốc
Với thế mạnh về sản xuất cà phê Robusta, và tốc độ tăng trưởng mạnh hai con số
của dòng sản phẩm cà phê hòa tan, ngành cà phê được kỳ vọng sẽ đóng góp 3 tỷ USD
xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2011.
2. Điểm yếu
- Chất lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta thấp và không đồng đều, đây là một bất
lợi lớn của cà phê xuất khẩu Vịêt Nam. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho cà
phê xuất khẩu Việt Nam thấp và có sự chênh lệch lớn với giá cà phê thế giới và với
Indonesia.
- Tình trạng cung vượt quá cầu trên thị trường cà phê thế giới trong những năm qua
cũng làm cho cà phê xuất khẩu Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), cả nước hiện có

khoảng 150 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê với tổng sản lượng 1-1,2 triệu
tấn/năm. Tất nhiên lớn mà mạnh thì chẳng nói làm gì, vấn đề ở chỗ các ngành chức

10


năng thừa nhận căn bệnh lâu nay của thị trường cà phê là mạnh ai nấy làm, dẫn đến
tình trạng tranh mua tranh bán, ảnh hướng không tốt đến danh tiếng của ngành cà phê
Việt Nam.
VI. CƠ SỞ RA QUYẾT ĐỊNH
- Phân tích mô hình SWOT để biết được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của
doanh nghiệp tại thị trường TQ
- Phân tích mô hình 5 lưc lượng cạnh tranh để biết đặc điểm môi trường ngành cà phê
TQ
 Định hướng mô hình viên kim cương để phân tích lợi thế cạnh tranh

11



VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. www.giacaphe.com, www.vicofa.org.vn, : cung cấp
thông tin về sản phẩm cà phê của Việt Nam như tình hình sản xuất, thực trạng xuất
khẩu, ưu điểm và nhược điểm của cà phê Việt Nam
2. , , www.vneconomy.vn: cung cấp thông
tin về đặc điểm thị trường Trung Quốc như kinh tế, chính trị, pháp lý, văn hóa, thói
quen tiêu dùng, đặc điểm của khách hàng.

12




×