Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và kinh doanh của công ty điện lực nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.68 KB, 12 trang )

Đề tài:
Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và kinh
doanh của Công ty Điện lực Nam Định trong giai đoạn 2012-2016 và tầm nhìn đến
năm 2020.
Bài làm:
1) Giới thiệu về Công ty và năng lực ứng dụng CNTT:

Công ty Điện lực Nam Định là một đơn vị lớn trong ngành điện Việt Nam. Công ty có
hơn 600.000 khách hàng thường xuyên mua điện. Công ty có trên 400 nhân viên văn
phòng thường xuyên sử dụng máy vi tính, Công ty có Phòng IT với hơn 20 kỹ sư tin học.
Hiện Công ty có 1 mạng LAN với trên 300 máy tính.

Đặc điểm của ngành điện hiện nay đang có vị thế độc quyền, không có đối thủ cạnh tranh
trong lĩnh vực phân phối điện. Do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu làm
tăng hiệu quả quản lý, giảm chi phí giá thành sản xuất – kinh doanh.

Một số phần mềm máy tính hiện nay Công ty đang sử dụng gồm có:

- Hệ thống thông tin quản lý khách hàng CMIS, phiên bản 2.0

- Phần mềm kế toán FMIS
- Phần mềm quản lý nhân sự
- Phần mềm quản lý tài liệu E-oficer
- Phần mềm quản lý vật tư MMIS

1


Những phần mềm nêu trên đang được sử dụng đơn lẻ, rời rạc,

2) Giới thiệu về Hệ thống thông tin quản lý khách hàng CMIS 2.0:


2.1) Quá trình phát triển và đặc điểm của hệ thống:
Hệ thống Thông tin Quản lý Khách hàng (viết tắt là CMIS – Customer Management
Information System) là một hệ thống thông tin tích hợp do Trung tâm Công nghệ thông
tin – Tập đoàn Điện lực Việt Nam thiết kế và xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện
đại, nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy trình nghiệp vụ kinh doanh điện năng.
Với mục tiêu tăng cường tin học hoá trong công tác kinh doanh Điện năng, phát triển các
dịch vụ chăm sóc khách hàng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã cho đầu tư xây dựng hệ
thống thông tin và dịch vụ khách hàng CMIS - phiên bản 1.0 và đưa vào áp dụng chính
thức từ tháng 2/2004.
Đây là một hệ thống phần mềm dùng chung trong công tác kinh doanh điện năng đầu tiên
áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn EVN, có quy mô lớn, phức tạp, phạm vi ứng dụng
rộng, công nghệ hoàn toàn mới so với hệ
thống của một số đơn vị đang sử dụng trước
đó. Sau hơn 3 năm triển khai và áp dụng, hệ
thống CMIS 1.0 đã cho thấy những hiệu quả
rõ rệt trong công tác kinh doanh điện năng,
công tác quản lý cũng như giảm chi phí đầu
tư mua sắm các phần mềm hỗ trợ.

Tuy nhiên cùng với sự phát triển nhanh
chóng của CNTT cũng như các yêu cầu ngày
càng tăng trong công tác kinh doanh điện
năng, chi phí mua bản quyền Oracle khá cao
thì việc ra đời một phiên bản CMIS 2.0 mới,
2


linh hoạt hơn, hoạt động được trên nhiều nền tảng CSDL (trước mắt là SQL Server) nhằm
cung cấp cho các Công ty một lựa chọn hợp lý, tối ưu cho vấn đề bản quyền các phần
mềm hệ thống, cơ sở dữ liệu, đồng thời giải quyết dứt điểm các tồn tại mà hệ thống hiện

còn vướng mắc là thực sự cần thiết và hữu ích.

Hệ thống CMIS 2.0 phục vụ chủ yếu cho công tác kinh doanh tác nghiệp tại các chi
nhánh điện mà chủ yếu là ở Phòng Kinh doanh điện năng. Cán bộ nghiệp vụ ở các Đơn vị
có thể truy cập vào chương trình, thông qua mật khẩu, tên đăng nhập để thực hiện chức
năng nghiệp vụ với quyền hạn được cấp : cập nhật thông tin, tính toán, in ấn, tìm kiếm
thông tin, thực hiện trao đổi thông tin với các hệ thống ngoài.

Cán bộ quản lý các cấp từ bộ phận quản lý Nghiệp vụ ở các Phòng ban đến Chi nhánh
Điện lực, Công ty và Tập đoàn có thể truy cập vào chương trình, thông qua mật khẩu, tên
đăng ký người dùng để thực hiện chức năng nghiệp vụ với quyền hạn được cấp : thực
hiện các báo cáo, thống kê, tra cứu tìm kiếm thông tin.

Người sử dụng có thể tương tác với hệ thống CMIS 2.0 thông qua ứng dụng deskptop
trên các máy trạm (phiên bản Window) hoặc thông qua trình duyệt (phiên bản Web).

3


Mô hình tổng quát của CMIS 2.0

2.2) Lợi ích


Hiệu quả về quản lý: Hệ thống thông tin quản lý khách hàng, thông tin sẽ được
phản ánh kịp thời cho lãnh đạo điều hành, sản xuất, thời gian cung cấp thông tin
nhanh và tin cậy, quy trình nghiệp vụ thống nhất trên toàn Công ty điện lực và
toàn ngành điện.




Hiệu quả về vật chất: Hệ thống thông tin quản lý khách hàng đã đem lại một lợi
ích về kinh tế tương đối lớn cho ngành điện, góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng
công nghệ thông tin vào quản lý.

4




Hiệu quả về xã hội: Hệ thống CMIS được xây dựng và triển khai đã cho phép các
công ty điện lực có thể áp dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ kinh doanh
điện năng, tạo thành một chu trình sản xuất khép kín, quản lý thông tin khách hàng
từ khi ký đến khi thanh lý hợp đồng.

2.3) Tính năng

Sơ đồ chức năng hệ thống



Quản lý thông tin dịch vụ khách hàng sử dụng điện: Các chức năng liên quan
đến nghiệp vụ quản lý thông tin dịch vụ khách hàng bao gồm việc phát triển khách
hàng bảo đảm phù hợp với nghiệp vụ quản lý khách hàng của ngành điện, quản lý
5


thông tin từ khâu giấy đăng ký đến khâu thanh lý hợp đồng; thay đổi bổ sung trong
quá trình thực hiện hợp đồng; các thông tin liên quan đến việc xử lý vi phạm sử
dụng điện...



Quản lý cập nhật chỉ số công tơ và lập hóa đơn tiền điện: Các chức năng lập
hoá đơn quản lý chặt chẽ chỉ số công tơ liên tục từ tháng này qua tháng khác; Giao
dịch hoá nghiệp vụ quản lý hoá đơn: phát hành, thoái hoàn, thu tiền, thanh lý, bàn
giao.



Quản lý thu tiền điện: Các chức năng quản lý công nợ, quản lý chi tiết công nợ
khách hàng: Từng hoá đơn đã phát hành, từng giao dịch thao tác trên hoá đơn.



Quản lý tổn thất điện năng: Các chức năng quản lý tổn thất cho phép định nghĩa
một cách lô-gic vùng tổn thất, bảo đảm áp dụng một cách năng động cho việc tính
tổn thất của Công ty, Điện Lực, Chi nhánh, tổ phường, lộ đường dây, vùng tổn thất
bất kỳ.



Quản lý công tơ đo đếm điện năng: Các chức năng quản lý công tơ và các thiết
bị đo đếm khác trong suốt chu kỳ sống của thiết bị, từ lúc nhập kho, qua khâu
kiểm định, treo/tháo và thanh lý.



Phân hệ báo cáo tổng hợp: Kết xuất toàn bộ các báo cáo tổng hợp của Chi nhánh
điện, Công ty điện lực theo quy định của EVN . Chức năng còn cho phép khai báo
các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý.




Phân hệ quản trị hệ thống: Quản lý các thông tin liên quan đến hệ thống bao
gồm: Vào, ra hệ thống, quản lý người sử dụng, nhóm người sử dụng, phân quyền
truy cập các chức năng của hệ thống. Thiết lập các tham số để hệ thống sử dụng
khi vận hành như thiết lập kết nối cơ sở dữ liệu, xác định đơn vị vận hành, ngày
hoạt động của hệ thống, ...

2.4) Thông tin kỹ thuật


Công cụ phát triển: ASP, VB .Net 2003



Môi trường chạy: Mạng LAN/WAN
6




Hệ quản trị CSDL: SQL Server 2000

2.5) Kinh nghiệm triển khai
Hệ thống CMIS 2.0 được triển khai tại Cơ quan Tập đoàn (EVN), toàn bộ 5 Tổng Công
ty điện lực, các công ty điện lực thành viên, các Chi nhánh điện lực trực thuộc trên phạm
vi toàn quốc.

2.6) Cấu trúc cơ sở dữ liệu của 1 khách hàng:


7


STT

Tên trường

Kiểu trường

Mô tả

1

MAKHACHHANG

C

Mã khách hàng

2

MAHOPDONG

C

Mã Hợp đồng mua bán điện

3


TENKHACHHANG

C

Tên khách hàng

4

DIACHI

C

Địa chỉ khách hàng

5

NGAYKYHD

C

ngày ký hợp đồng

6

NGAYTREO

C

ngày treo lắp công tơ


7

MUCDICHSUDUNG

C

mục đích dùng điện

8

MASOTHUE

C

mã số thuê

9

MANGANHNGHE

C

mã ngành nghề của khách hàng

10

CHUOIGIA

C


mã đối tượng giá mua điện, tỷ lệ
giá

11

MAHT

C

hình thức thu tiền

12

SOCA

N

số ca sản xuất

13

PMAX

N

công suất cực đại

14

PMIN


N

công suất cực tiểu

15

PTBINH

N

công suất trung bình ngày

16

SOHO

N

số hộ dùng chung

17

SERYCONGTO

C

sô công tơ

18


MACONGTO

C

mã loại công tơ

19

MATU

C

mã máy biến điện áp đo lường

20

MATI

C

mã máy biến dòng đo lường

21

HSN

N

hệ số nhân đo lường


22

MATRAM

C

mã trạm biến áp

23

DLMBA

N

dung lượng máy biến áp

24

MASHCT

N

mã sở hữu công tơ

25

MASHTU

N


mã sở hữu máy biến điện áp

26

MASHTI

N

mã sở hữu máy biến dòng

27

MAPTTT

C

phương thức thanh toán tiền điện

28

TYLETHUE

N

tỷ lệ thuế GTGT

29

LOAIHOPDONG


N

loại hợp đồng

30

KYCSPK

N

đăng ký mua CS phản kháng

31

DIACHIDUNGDIEN

C

địa chỉ dùng điện

32

TEL

N

điện thoại liên hệ

33


FAX

N

số máy FAX

34

EMAIL

C

địa chỉ email

35

THOIGIANHD

N

ngày hết hạn hợp đồng

8


3) Kế hoạch xây dựng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP):

3.1) Mô tả tóm tắt hệ thống ERP và dự kiến kinh phí thực hiện:


Có thể thấy, việc Công ty sử dụng riêng rẽ 5 phần mềm đơn lẻ như đã nêu ở phần trên và
một số phần mềm khác sắp triển khai có nhiều hạn chế về hiệu quả quản lý. Do đó cần
thiết phải xây dựng Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của Công ty.

Theo đó, thay cho các phần mềm riêng lẻ của từng bộ phận, Hệ thống ERP tích hợp tất cả
các hoạt động nghiệp vụ của các phòng ban, bộ phận trong một hệ thống phần mềm
chung. Mỗi bộ phận có module quản lý nghiệp vụ riêng của mình nhưng trao đổi được dữ
liệu cho nhau, thực hiện các quy trình nghiệp vụ theo các dòng công việc chung từ bộ
phận sang bộ phận kia như một thể thống nhất. ERP là hệ thống phần mềm rất lớn liên
kết đến nhiều hệ thống phần cứng khác nhau, sử dụng nhiều loại cơ sở dữ liệu. ERP đáp
ứng nhu cầu giao dịch điện tử, gửi và nhận dữ liệu qua Web.

Việc triển khai hệ thống ERP là một quá trình diễn ra liên tục từ quản lý dự án, quản lý sự
thay đổi, triển khai vận hành, dịch vụ hỗ trợ tới đào tạo và chuyển giao công nghệ. Do đó
đòi hỏi mọi nhân viên trong Công ty phải tham gia với tinh thần hợp tác cao nhất để triển
khai được hệ thống tổng thể cho doanh nghiệp.

Về ngân sách thực hiện ERP, dự kiến 5 tỷ VNĐ. Ngân sách này dành cho cả phần mềm,
phần cứng, chi phí triển khai và bảo dưỡng, phí bản quyền và các chi phí khác.

3.2) Những lợi ích mang lại khi triển khai ERP:

9


- Hệ thống ERP gồm nhiều ứng dụng riêng biệt được tích hợp trong quá trình xử lý giúp
nâng cao năng suất lao động, cung cấp cho lãnh đạo thông tin nhằm ra quyết định tốt hơn,
hiệu quả hơn. Người sử dụng có thể phát huy và thực hiện đúng trách nhiệm của mình,
giảm tối đa công việc dư thừa, nâng cao hiệu quả công việc.
- ERP trợ giúp các cán bộ nghiệp vụ tổ chức, thực hiện, quản lý và kiểm tra các hoạt động

nghiệp vụ và thông tin điều hành một cách chính xác, nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi
phí và tăng hiệu quả công việc. Các phân hệ ứng dụng nghiệp vụ có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau trong một kho dữ liệu chung và nhất quán toàn doanh nghiệp. Chúng cũng góp
phần đưa các hoạt động của doanh nghiệp đi vào nề nếp.
- Do yêu cầu quản lý, điều hành hiện nay lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ chuyên môn
nghiệp vụ các phòng ban cần nhanh chóng nhận được dữ liệu cần thiết và xử lý thông tin,
chủ động đáp ứng các thay đổi của tình hình thực tế. Đặc biệt, thông tin điều hành doanh
nghiệp cho phép lãnh đạo Công ty nắm bắt được thông tin trực tuyến cần thiết về hoạt
động hàng ngày ngay cả khi họ đang đi công tác xa.

Hết

Tài liệu tham khảo:


Tài liệu môn học Quản trị hệ thống thông tin, giảng viên TS Nguyễn Văn Thoan



Tài liệu tập huấn Chương trình CMIS 2.0 của EVN

10


11


12




×