Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích SWOT CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.52 KB, 12 trang )

Phân tích SWOT CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL

1.Giới thiệu về công ty viễn thông Viettel
1.1.Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty viễn thông Viettel (Viettel telecom)
Địa chỉ : số 1 Giang Văn Minh - Hà Nội
Năm 1989: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Công ty Viễn thông
Quân đội (Viettel) được thành lập.
Năm 1995: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Ðiện
tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), chính thức được công nhận là
nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam.
Năm 2000: Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại
đường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu
178 và đã triển khai thành công. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên ở Việt Nam,
bên cạnh Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam, có một doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ viễn thông cho khách hàng cơ hội được lựa chọn nhà cung
cấp dịch vụ. Đồng thời đây cũng là bước đi có tính đột phá mở đường cho giai
đoạn phát triển mới đầy năng động của Tổng Công ty viễn thông quân đội và của
chính Viettel Telecom.
Năm 2002: Để mở rộng các loại hình dịch vụ, Viettel chính thức khai trương
cung cấp dịch vụ truy cập Internet tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh – Trở thành nhà
cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ mạng thế hệ
mới NGN, có khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.
Năm 2003: Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định
vào hoạt động kinh doanh trên thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện
1


thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày
càng cao.
Năm 2004: Xác đinh dịch vụ điện thoại di động sẽ là dịch vụ viễn thông cơ


bản, Viettel đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng mạng lưới và chính thức khai
trương dịch vụ vào ngày 15/10/2004 với đầu số 098. Với sự xuất hiện của dịch vụ
điện thoại di động 098 trên thị trường, Viettel một lần nữa đã gây tiếng vang lớn
trong dư luận và khách hàng, làm giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lượng chăm
sóc khách hàng, làm lành mạnh hóa thị trường thông tin di động Việt Nam. Được
bình chọn là 01 trong 10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông năm 2004,
liên tục những năm sau đó đến nay, Viettel luôn được đánh giá là mạng di động có
tốc độ phát triển thuê bao và mạng lưới nhanh nhất với những quyết sách, chiến
lược kinh doanh táo bạo luôn được khách hàng quan tâm chờ đón và ủng hộ.
Năm 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công
ty Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005 và Bộ Quốc Phòng có quyết định số
45/2005/BQP ngày 06/4/2005 về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân
đội.
Năm 2007 đến nay. Trong xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành
một Tập đoàn Viễn thông, Viettel Telecom (thuộc Tổng Công ty Viễn thông quân
đội Viettel) được thành lập kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông
1.2.Chức năng nhiệm vụ của công ty
*Chức năng
*Tham mưu: Giúp Đảng uỷ, Ban Giám đốc Tổng Công ty về công tác khai thác
và tổ chức kinh doanh có hiệu quả các sản phẩm dịch vụ viễn thông trong nước và
quốc tế.
*Quản lý và tổ chức thực hiện: Thừa lệnh Tổng Giám đốc tổ chức quản lý, điều
hành các hoạt động khai thác và kinh doanh các dịch vụ viễn thông : Vận hành,
2


khai thác thiết bị mạng lưới, tổ chức sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng thiết bị định kỳ,
ứng cứu thông tin; tổ chức bộ máy và mạng lưới kinh doanh trên toàn quốc.
*Giám sát: Thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc các hoạt động sản xuất
kinh doanh theo kế hoạch đã được Tổng Giám đốc Tổng Công ty phê duyệt.

*Nhiệm vụ
- Quản lý toàn bộ mạng lưới hạ tầng kỹ thuật viễn thông và các sản phẩm
dịch vụ viễn thông thống nhất trên toàn quốc.
- Tổ chức vận hành, khai thác sử dụng các thiết bị, mạng lưới hiệu quả
phục vụ cho sản xuất – kinh doanh;
- Tổ chức ứng cứu thông tin, khắc phục sự cố trên toàn mạng;
- Xây dựng bộ máy, tổ chức triển khai hoạt động kinh doanh gồm: công tác
xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, tổ chức và quản lý hệ thống bán hàng,
giải quyết khiếu nại và các hoạt động marketing khác;
- Nghiên cứu xây dựng phát triển mạng lưới kỹ thuật viễn thông, phát triển
các dịch vụ viễn thông theo công nghệ chung toàn thế giới và yêu cầu của khách
hàng.
1.3.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Gi¸m ®èc

phã Gi¸m ®èc

Phßng
kinh doanh

Phßng Maketing

Phßng
kü thuËt

Phßng
kÕ to¸n

phßng nh©n viªn


3


1.4.Giới thiệu sản phẩm của công ty
Các dịch vụ di động cơ bản Viettel telecom hiện đang cung cấp:
- Các gói trả sau:
+ Gói Basic: là gói dịch vụ trả sau thông thường với mức cước tự động
giảm xuống khi mức cước tiêu dùng của khách hàng tăng lên đến các mức tiêu
dùng nhất định.
+ Gói Family: Là gói dịch vụ trả sau dành riêng cho nhóm gia đình, bạn
bè, doanh nghiệp nhỏ (<5 thuê bao).
+ Gói VPN: Nhóm doanh nghiệp (>10 thuê bao)
- Các gói trả trước:
+ Gói Basic Card: Là gói cước trả trước nhưng tính cước theo gói cước
trả sau.
+ Gói Economy: Khách hàng sử dụng dịch vụ Economy không phải trả
bất kỳ một khoản phí thuê bao nào.
+ Gói Daily: Là gói dịch vụ trả trước thuê bao ngày của Viettel.
+ Gói Z60: Là gói cước trả trước khoán thời lượng của Viettel dành cho
khách hàng có nhu cầu nghe và nhắn tin nhiều hơn gọi.
+ Gói Friend: Gói cước dành cho nhóm khách hàng muốn gọi nhiều đến
1 số nhất định đã đăng ký.
+ Gói Bonnus: Khi khách hàng gọi từ 3.900đ/ngày.

4


+ Gói Speed: Khi khách hàng cần gọi nhiều trong thời gian ngắn, thích
hợp với khách du lịch.
+ Gói cước cà chua ( Tomato ) : Không giới hạn thời hạn thẻ => Dùng vô

thời hạn đến khi tài khoản không còn tiền;
+ Gói cước Ciao : Tiết kiệm 30% chi phí (~ 8.000 đồng/tháng) khi khách
hàng sử dụng gói dịch vụ giá trị gia tăng gồm 60 SMS, I-muzik và GPRS;
2.Phân tích SWOT
2.1.Điểm mạnh
- Công ty là công ty kinh doanh thiết bị BCVT , tích luỹ và sở
hữu một số vốn tương đối lớn và có tình hình tài chính ổn định.
- Khả năng huy động vốn dễ dàng do uy tín của Công ty.
- Chất lượng hàng hóa và chất lượng dịch vụ của Công ty tốt. Công ty nhập
hàng từ các hãng có uy tín và luôn kiểm tra chất lượng các mặt hàng đồng thời
đội ngũ nhân viên bán hàng luôn hỗ trợ khách hàng trong việc tư vấn, lắp đặt, vận
chuyển hàng hóa đến tận nơi, sửa chữa và bảo hành khi có yêu cầu.
- Nhiều mặt hàng của Công ty như tổng đài, dây cáp...thực tế vẫn còn độc
quyền, chưa có cạnh tranh thực sự. Tuy nhiên, trong tương lai không xa các mặt
hàng này cũng sẽ bị cạnh tranh.
- Đồng thời đội ngũ cán bộ hiện nay của Công ty có trình độ cao, có nhiều
kinh nghiệm trong kinh doanh. Hầu hết các cán bộ đều tốt nghiệp đại học hoặc
các chuyên ngành Bưu chính Viễn thông có trách nhiệm cao và nhiệt tình công
tác.
- Trong suốt quá trình hình thành và phát triển với nhiều năm kinh nghiệm
Công ty đã thiết lập được cho mình những thị trường lớn, vững chắc đó là mạng
lưới kinh doanh của các Bưu điện tỉnh thành. Công ty đã có nhiều mối quan hệ và
5


các bạn hàng trong và ngoài nước trong lĩnh vực cung cấp thiết bị thông tin, tạo
điều kiện cho Công ty có thể cung cấp tất cả các loại hàng phong phú, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đây là một trong những điều kiện nâng cao uy
tín của Công ty mà các đơn vị kinh doanh khác không dễ gì có được.
- Khách hàng của Công ty thường là các tổ chức, đơn vị trực thuộc Tổng

công ty nên khả năng thanh toán của họ cũng được đảm bảo từ Tổng công ty.
- Ngoài ra Công ty là một thành viên của Tổng công ty, có mối quan hệ mật
thiết với các bạn hàng trong và ngoài ngành nên luôn được sự tư vấn hỗ trợ về
nhiều mặt.
2.2- Điểm yếu:
- Nhiều mặt hàng và bộ phận của Công ty kinh doanh không hiệu quả, phải
bù lỗ điều này gây khó khăn không nhỏ cho Công ty khi môi trường cạnh tranh
ngày càng khốc liệt. Các đối thủ khác ra đời sau chỉ tập trung vào một số mặt
hàng, lĩnh vực kinh doanh có lãi cao do có bộ máy tinh giảm sẽ dễ chiếm được
khách hàng hơn Công ty.
- Còn tồn tại nhiều mặt hàng cũ, lỗi thời làm tăng chi phí quản lý, sửa chữa. Đây
là các mặt hàng cần có hướng giải quyết thoả đáng.
- Chưa chú trọng vào các phân đoạn thị trường, đầu tư không có trọng điểm. Với
kinh phí thấp và trình độ tổ chức quản lý chưa được phân cấp, chưa tiến hành phân đoạn
thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.
- không tích cực nghiên cứu thị trường hoặc nghiên cứu thị trường chưa đầy
đủ nên phản ứng với các thay đổi trên thị trường cũng như sự cạnh tranh.
- Chưa thực sự có nhiều cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao phù hợp với lĩnh
vực dịch vụ BCVT. Đặc biệt là để thích nghi với tình hình mới Công ty phải liên
tục cử các cán bộ đi học bồi dưỡng kiến thức mới đáp ứng các yêu cầu của tình
hình mới và các nguyên vọng, yêu cầu của Đảng. Công ty có khoảng 250 cán bộ
6


công nhân viên hiện nay còn khoảng 170 cán bộ công nhân viên tuy nhiên số
người tham gia vào lao động kinh doanh khoảng 110 người số còn lại là công
nhân, bảo vệ, bảo quản kho, không có nghiệp vụ kinh doanh chuyên môn. Bên
cạnh đó là còn có khoảng 200 cán bộ hưu trí đây cũng là những khó khăn lớn cho
Công ty.
- Một khó khăn mà không dễ gì vượt qua đó là tình trạng thiếu vốn kinh

doanh, mặc dù được sử dụng vốn do ngân sách cấp, Công ty vẫn thường xuyên
phải huy động những nguồn vốn vay để đáp ứng yêu cầu kinh doanh.
- Công ty có nhiều kho bãi tập kết hàng tuy nhiên do tình hình chiến tranh (vì
là kho dự trữ quốc gia Vật tư ngà) trước đây các kho hàng này đều có vị trí cách xa
các trung tâm, hiện nay việc vận chuyển hàng là rất khó khăn. Đây cũng là một trở
ngại lớn cho công tác bảo quản và quản lý hàng hoá.
2.3- Cơ hội:
- Việt Nam có thị trường rộng lớn cho việc phát triển dịch vụ Viễn thông
như điện thoại các loại, tổng đài, vật tư chuyên dùng khác. Thị trường bưu chính
viễn thông thế giới cũng đang phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của nhiều
hãng viễn thông lớn tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc mở rộng phạm
vi lựa chọn đối tác kinh doanh.
- Xu hướng hội nhập mở cửa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tận dụng vốn,
công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước khác giúp Công ty tham gia xuất
khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài.
- Việc phát triển các loại dịch vụ viễn thông khác như Internet là cơ hội cho
kinh doanh vật tư, thiết bị và dịch vụ BCVT.
- Là doanh nghiệp hoạt động khá lâu năm trên thị trường nên Công ty có
nhiều cơ hội mở rộng thị trường.

7


-Tình hình kinh tế xã hội trong nước ổn định, lĩnh vực mà Công ty kinh
doanh đem lại lợi nhuận cao nên thu hút nhiều đầu tư.
- Ngành BCVT là ngành được Nhà nước quan tâm phát triển. Với chiến
lược phát triển tăng tốc của ngành thì thị trường ngành được mở rộng, nhu cầu vật
tư thiết bị thuộc lĩnh vực BCVT sẽ tăng. Là đơn vị kinh doanh trực thuộc VNPT,
nhập khẩu các vật tư chuyên ngành Bưu điện là chức năng cơ bản của Công ty.
Đây là thuận lợi lớn của Công ty vì sớm nắm bắt được sự đầu tư phát triển của

ngành ở các địa phương từ đó chủ động lên phương án tiếp cận thị trường. Tốc độ
phát triển của ngành, của mạng lưới tăng nhanh là điều kiện cơ sở để Công ty
phát triển đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Các công trình của ngành càng nhiều thì
nhu cầu về thiết bị, vật tư càng cao.
- Hiện nay, ngành Bưu Chính Viễn Thông vẫn được coi là ngành độc quyền,
nên sự cạnh tranh trong môi trường ngành không thật sự gay gắt, các đối thủ cạnh
tranh với Công ty chỉ là một số các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, hơn nữa họ
vẫn bị chi phối bởi kế hoạch, chiến lược phát triển của công ty.
2.4- Đe dọa:
- Hiện nay, ngoài VNPT còn rất nhiều công ty quốc doanh và tư nhân tham
gia kinh doanh dịch vụ BCVT và có khả năng nhập khẩu trực tiếp. Trong thời
gian tới khi Việt Nam thực hiện hiệp định Việt Mỹ, chính thức ra nhập APTA,
WTO thì không chỉ có các doanh nghiệp trong nước tham gia hoạt động này mà
là cả các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy Công ty sẽ bị cạnh tran ngày càng gay
gắt hơn.
- Hiện tại thị trường Hà Nội, các thành phố lớn đã bão hòa, đối tượng thu
nhập cao đã lắp đặt, sử dụng, nhu cầu của đối tượng này sẽ không tăng. Vì vậy
phần lớn khách hàng tiềm năng nằm trong nhóm đối tượng có thu nhập thấp,
Công ty cần phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp.
8


- Nguy cơ tụt hậu về công nghệ, kỹ thuật.
- Ngành BCVT sẽ có nhiều thay đổi trong tương lai, đây vừa là thời cơ
nhưng đồng thời cũng là thách thức.
- Công ty hoạt động trong lĩnh vực được nhà nước ưu đãi nhiều, song do hệ
thống luật pháp do nhà nước đề ra còn chưa được thống nhất, mặc dù gần đây
Pháp lệnh BCVT được ban hành nhưng các văn bản nghị định quy định chưa chi
tiết, không nhất quán về cùng một vấn đề và chưa thực sự có một hệ thống pháp
lý hoàn thiện đã tạo cho Công ty nhiều khó khăn. Những sơ hở, thiếu đồng bộ

trong pháp luật, trong quy chế quy định của nhà nước về quản lý kinh doanh xuất
nhập khẩu, sự không thống nhất giữa các quy định về thuế vụ tạo ra nhiều khó
khăn phức tạp cho Công ty. Những khó khăn này cần được Nhà nước tháo gỡ để
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh như Công ty có cơ hội phát triển
nhanh.
- Việc mở cửa biên giới giao lưu kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thuận
lợi cho các đơn vị tư nhân nhập hàng ồ ạt, trốn thuế, hạ giá thành đối với sản
phẩm thiết bị đầu cuối cũng gây khó khăn cho Công ty.
3.Đề xuất chiến lược marketing trong công ty
Những vấn đề và cơ hợi định hướng cho những bước tiếp theo cho những hoạt
động marketing.

Bảng Sử dụng ma trận SWOT để tiến hành phân tích
1. Điểm mạnh

2. Điểm yếu

(Strengths)

(Weakneses)

S/O

W/O

S/T

W/O

Ma trận SWOT

1. Cơ hội
(opportunities).
2. Nguy cơ
(Threats).

9


* Các kết hợp chiến lược S/O.
Đây là kết hợp điểm mạnh bên trong của Công ty với cơ hội ở môi trường
bên ngoài nhằm dùng điểm mạnh để khai thác cơ hội.
Công ty có vốn lớn, tình hình tài chính ổn định và khả năng huy động vốn
dễ dàng trong khi thị Việt Nam là thị trường tiềm năng với 80 triệu dân, nhu cầu
về vật tư BCVT ngày càng ra tăng Công ty cần có chiến lược mở rộng, chiếm lĩnh
thị trường có khả năng thương mại hóa nhanh.
Chất lượng hàng hóa và chất lượng dịch vụ của Công ty tốt. Nhiều mặt
hàng độc quyền, chưa có cạnh tranh thực sự. Hơn thế ngành BCVT đang phát
triển mạnh mẽ rất thuận lợi cho Công ty giữ vững thị phần và tham gia vào các
lĩnh vực sinh lời cao.
* Các kết hợp chiến lược S/T.
Đây là sự kết hợp các điểm mạnh với nguy cơ với mục đích dùng điểm
mạnh để vượt qua nguy cơ. Ta có các kết hợp chiến lược sau:
Tích luỹ và sở hữu một số vốn tương đối lớn và có tình hình tài chính ổn định.
Công ty đã thiết lập được cho mình những thị trường lớn, vững chắc, có nhiều mối quan
hệ và các bạn hàng trong và ngoài nước. Hơn nữa lại được sự tư vấn hỗ trợ về nhiều
mặt của các đối với trong ngoài ngành nên đứng trước nguy cơ sự cạnh tranh trong
nước và quốc tế ngày càng gay gắt, thị trường đang dần bão hòa, khách hàng tiềm năng
nằm trong nhóm có thu nhập thấp, Công ty phải có chiến lược giá linh hoạt, tăng cường
công tác xúc tiến thương mại, dịch vụ khách hàng...
Hiện nay Công ty có nguy cơ tụt hậu về công nghệ, mất khách hàng do

không đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển, vì thế Công ty phải sử dụng nguồn
vốn của mình cùng đội ngũ cán công nhân viên có năng lực, có trình độ nhanh
chóng đầu tư có trọng điểm, đón đầu, học tập những công nghệ tiên tiến, khai
10


thác triệt để công nghệ hiện có và không ngừng đào tạo đội ngũ cán bộ tinh
nhuệ.
* Các kết hợp chiến lược W/O.
Kết hợp W/O là kết hợp điểm yếu bên trong của doanh nghiệp với cơ hội
bên ngoài với mục đích nhằm khắc phục điểm yếu để khai thác cơ hội hoặc khai
thác cơ hội để lấp chỗ yếu kém của doanh nghiệp.
Hiện công ty chưa có nhiều cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao phù hợp với
lĩnh vực dịch vụ BCVT nhưng với xu hướng hội nhập mở cửa tạo ra cơ hội nên
Công ty phải cử các cán bộ đi học bồi dưỡng học hỏi, trau dồi kiến thức cả về
chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp quản lý đáp ứng các yêu cầu của tình
hình mới và xu thế hội nhập mở cửa.
Hoạt động nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng không được thực
hiện một cách đầy đủ, đồng bộ, các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa như
quảng cáo, tuyên truyền chưa được chú trọng, đặc biệt là tại các vùng nông thôn
Công ty vẫn chưa quan tâm đúng mức. Công ty nên nắm bắt cơ hội phát triển, mở
rộng của ngành BCVT để chiếm lĩnh thị trường nông thôn, thu hút thêm nhiều
khách hàng thuộc nhóm có thu nhập thấp.
* Các kết hợp chiến lược W/T.
Với mục đích khắc phục các điểm yếu để giảm bớt và né tránh các nguy cơ
ta có kết hợp chiến lược giữa điểm yếu bên trong với những nguy cơ.
Công ty cần tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh tại các khu
vực thị trường truyền thống đồng thới dùng các chính sách sâm nhập vào các thị
trường mới nhiều tiềm năng, phải có những chiến lược kinh doanh, chiến lược giá
phù hợp với từng phân đoạn, đối tượng khách hàng. Công ty cần triển khai chiến

lược Marketing, quảng cáo tạo dựng hình ảnh dịch vụ của công ty không những
đối với người Việt Nam mà cả nước ngoài.
11


12



×