Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích SWOT và kế hoạch merketing hỗn hợp của công ty cổ phần cao su sao vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.23 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH SWOT VÀ KẾ HOẠCH MERKETING HỖN HỢP
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG.

MỤC LỤC

Nội dung
I – Giới thiệu về Doanh nghiệp:

Trang
3

1. Công ty

3

2. Định hướng Thị trường và phát triển sản phẩm

4

II – Phân tích môi trường bên ngoài:

4

1. Phân tích môi trường vĩ mô

4

2. Phân tích môi trường ngành

6


III – Phân tích môi trường bên trong:

7

IV – Marketing hỗn hợp

8

1. Sản phẩm

8

V - Kết luận:

11

Tài liệu tham khảo

11

1


NỘI DUNG

I. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
1. Công ty
Tên Công ty:

Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng (SRC)


Địa chỉ:

231 Nguyễn Trãi – Thanh xuân - Hà Nội

Vốn điều lệ:

162 Tỷ

Lĩnh vực hoạt động:
Công ty CP Cao su Sao vàng là một trong ba Công ty sản xuất các sản
phẩm Cao su trực thuộc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam và là một trong những nhà
sản xuất săm lốp hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm mang nhãn hiệu SRC của Công
ty luôn được người tiêu dùng trong nước tin dùng, ngoài ra còn xuất khẩu sang
các nước trong khu vực và trên thế giới.
Công ty CP Cao su Sao vàng, tiền thân là nhà máy Cao su Sao vàng nay
thuộc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, được thành lập ngày 23/5/1960, trụ sở đặt
tại số 231 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Ngày 03/4/2006, Công ty được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Cao su
Sao Vàng, Nhà nước sở hữu 51% vốn.
Sản phẩm chủ yếu của Công ty là sản xuất kinh doanh các mặt hàng chế
biến từ cao su, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm
2


của Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường, nhiều năm được bầu chọn là
hàng Việt Nam chất lượng cao, được tặng thưởng nhiều huy chương vàng tại các
kỳ triển lãm, hội chợ. Cuối năm 1999, Công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001 về
quản lý chất lượng, điều đó có thể xem như một “ giấy thông hành” cho phép
Công ty vươn ra những thị trường mới ở cả trong nước và nước ngoài. Đến nay

Công ty đã có 3 chi nhánh, trên 300 đại lý, các điểm tiêu thụ trên toàn quốc. Sản
phẩm của Công ty không ngừng được cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, đa
dạng hoá chủng loại đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Trong những năm gần
đây, Công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, chế tạo thành công
một số sản phẩm có thương hiệu lớn trên thị trường: lốp máy bay dân dụng
TU134 (990*305), lốp máy bay quốc phòng MIG (800*200), lốp ô tô trọng tải
lớn…. Bên cạnh đó Công ty cũng hết sức quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực hợp lý, tăng cường công tác quản lý. Do đó Công ty đã đạt
những kết quả hết sức khả quan, lợi nhuận tăng nhanh, tăng thu nhập cho cán bộ
công nhân viên và uy tín sản phẩm ngày càng được khẳng định trên thị trường.
2. Định hướng Thị trường và phát triển sản phẩm
Việt Nam là nước đang phát triển, đang phấn đấu trở thành nước công
nghiệp vào năm 2020 với những kế hoạch dài hạn, trong đó có các dự án phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông. Điều này tạo ra cơ hội cho các đơn vị sản xuất
săm lốp ô tô trong nước đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn: Sản xuất
lốp Radian là mục tiêu mà các nhà sản xuất lốp ô tô lớn đều hướng tới. Công ty
Cổ phần Cao su Sao vàng cũng trong xu thế đó. Với thế mạnh là nhà sản xuất
lốp xe hàng đầu tại Việt Nam, Công ty định hướng đầu tư sản xuất lốp xe con và
xe tải nhẹ radian toàn thép (PCR), đáp ứng nhu cầu của thị trường và xuất khẩu
trên thế giới.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, với định hướng cung cấp
các sản phẩm ưu việt cho xã hội, có thể nói săm lốp ô tô là loại sản phẩm tiêu
dùng mang tính xã hội hóa cao, ở khía cạnh nào đó nó còn phản ánh mức độ
phát triển của nền kinh tế và sự tiên tiến của sản xuất công nghiệp.

3


Hiện nay trên thị trường ngoài sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài,
trong nước, đã có một số doanh nghiệp đang tiến hành mở rộng đầu tư sản xuất

lốp radial đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường. Tăng cạnh tranh song
cũng là tín hiệu tốt cho sự phát triển của việc đưa công nghệ tiên tiến đến với thị
trường Việt Nam.
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1. Phân tích môi trường vĩ mô:
a. Các yếu tố về kinh tế và chính trị:
- Sản phẩm lốp radial thích hợp với mọi loại xe hiện có trên thị trường:
xe con, xe tải nặng, xe tải nhẹ…
- Trong những năm vừa qua, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng được
Chính phủ đặc biệt quan tâm đầu tư, nhiều dự án đường cao tốc được đồng loạt
triển khai cho thấy trong 5-10 năm tới hệ thống giao thông sẽ tốt hơn nhiều so
với hiện tại, vì thế nhu cầu sử dụng lốp radial sẽ tăng lên, đây là xu thế tất yếu.
- Việt Nam có nguồn cao su thiên nhiên là lợi thế lớn trong cung ứng
nguyên liệu - cho phép đưa ra sản phẩm có giá cạnh tranh hơn đồng thời sẽ góp
phần giảm xuất khẩu nguyên liệu thô theo chủ trương của Chính phủ.
b. Các yếu tố văn hóa xã hội
- Sự phát triển kinh tế trong những năm vừa qua tạo ra một tầng lớp dân
cư có thu nhập cao; những nhu cầu sinh hoạt cơ bản đã được đáp ứng nên các
yêu cầu về cuộc sống ngày càng cao, việc đi lại di chuyển cũng đòi hỏi có chất
lượng tương xứng.
- Sự cập nhật thông tin về công nghệ, đời sống trên thế giới tạo xu thế
trang bị những đồ dùng hiện đại phục vụ đời sống trong các hộ gia đình -> nhu
cầu về phương tiện di chuyển tiện dụng, an toàn.
- Nhận thức về sử dụng tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí -> nhu cầu đầu
tư những sản phẩm tiết kiệm, an toàn có nhiều tính năng ưu việt.

4


- Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc dãn dân cư tại các thành

phố lớn trong cả nước, hầu hết các khu dân cư ở xa trung tâm -> nhu cầu có
phương tiện cá nhân thuận tiện cho việc di chuyển ngày càng lớn.
c. Các yếu tố về công nghệ kỹ thuật
- Sự đột phá trong kỹ thuật và phương pháp, công nghệ kỹ thuật trong
thời đại phát triển: khả năng tích hợp nhiều ứng dụng trong một sản phẩm ưu
việt.
- Từ những năm bảy mươi của thế kỷ trước Trung quốc đã tiến hành làm
lốp radial trên cơ sở mua thiết bị đồng bộ của nhiều nước trên thế giới, quá trình
từ thử nghiệm đến sản xuất hàng loạt đã tích hợp được ưu điểm của nhiều hãng
khác nhau và đã “Trung quốc hóa” công nghệ làm lốp radial. Hiện Trung quốc
có 300 doanh nghiệp sản xuất lốp ô tô, trong đó có 32 doanh nghiệp sản xuất lốp
radial. Tìm hiểu, khảo sát thực tế cho thấy học tập kinh nghiệm làm lốp radial
của Trung quốc có tính khả thi cao, các nhà tư vấn Trung quốc sẵn sàng tham
gia góp vốn đầu tư bằng bí quyết công nghệ, tư vấn trong thời gian lập dự án, tư
vấn lựa chọn thiết bị và tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành và quản lý
sản xuất cho đến khi sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu, giúp tránh tỷ lệ phế
phẩm cao, tổn hao vật tư lớn, chất lượng sản phẩm không ổn định nhờ đó giảm
được nhiều tổn thất vật chất, đồng thời khi sản phẩm đạt chuẩn chất lượng quốc
tế sẵn sàng đặt hàng gia công lốp để tiêu thụ trong mạng phân phối toàn cầu. Vì
vậy sẽ định hướng sản xuất lốp Radial toàn thép theo công nghệ Trung quốc.
d.Các đặc điểm thị trường
- Theo khảo sát chưa đầy đủ, trên thị trường nội địa 90% lốp xe con và xe
tải nhẹ và 100% lốp xe tải nặng và xe buýt sử dụng lốp radial nhập ngoại, hầu
hết xe buss và xe tải đường dài đã chuyển sang sử dụng lốp radial thay cho lốp
có săm. Thị phần lốp Radial hoàn toàn do các Công ty nước ngoài nắm giữ. Việc
có được sản phẩm với giá bán nội và chất lượng ngoại là niềm mong chờ của
các hãng vận tải và người tiêu dùng cả nước.

5



- Theo một dự báo của FORD Việt Nam, do Công ty thiết kế Công nghiệp
hóa chất trích dẫn, dự báo nhu cầu tiêu thụ lốp radial tại Việt Nam đến năm
2020 như sau:
Đơn vị tính: nghìn lốp
Năm
Phương tiện



Năm 2009

2010

Năm 2020

1.775

2.347

4.580

(Lốp PCR)Xe con, xe tải
nhẹ

Tốc độ sử dụng sản phẩm tăng bình quân khoảng trên 30%/năm
2. Phân tích môi trường ngành :
Hình 1: Mô hình 5 lực lượng của Micheal Porter

Nhà cung cấp

Nhà máy sản xuất được đặt tại Thái Bình, có vị trí thuận tiện gần Quốc lộ,
cảng biển (Hải phòng) nên việc cung ứng nguyên vật liệu trong nước và quốc tế
đều thuận lợi.
Khách hàng

6


Khách hàng là những tổ chức, cá nhân có khả năng thanh toán tốt nhưng
yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ trước và sau bán
hàng, dịch vụ bảo hành, hỗ trợ khi sử dụng….
Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn.
Sản phẩm này đã được sử dụng rộng rãi trên thị trường quốc tế. Vì vậy có
nhiều nhà cung ứng với ưu thế về chất lượng sản phẩm đồng bộ sẽ sẵn sàng tiếp
cận thị trường khi thấy vẫn còn tiềm năng khai thác.
Áp lực cạnh tranh sản phẩm thay thế: không có
Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành: hiện nay, trong thị trường ngành có các đối
thủ sau:
a. DRC: Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng:
- Tiền thân là nhà máy đắp vỏ xe của quân đội Mỹ, đến nay DRC, đã có
quá trình phát triển liên tục hơn 35 năm.
- DRC hiện chiếm thị phần lốp ô tô tải lớn tại Việt Nam. Chuẩn bị đầu tư
nhà máy mới sản xuất lốp xe tải Radial bố thép công suất 600.000 lốp/năm.
Sản phẩm lốp Radial của DRC chỉ dùng cho xe tải nặng có cỡ vành >
20”.
b. CSM: Công ty cổ phần Cao su Miền Nam:
- Thành lập: 19/4/1976. Sản phẩm chính là săm lốp xe đạp, các loại ống
cao su kỹ thuật, lốp ô tô và lốp xe máy.
- Năm 2005, CASUMINA tiếp tục đầu tư thêm một nhà máy sản xuất lốp
Radial toàn thép. Đây cũng là loại lốp đầu tiên sản xuất ở Việt Nam dùng cho xe

tải, xe khách chạy đường dài.
- CASUMINA đã sản xuất dòng sản phẩm lốp Radial dùng cho xe con và xe
tải nhẹ, nhưng hiện tại công suất của CSM chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu của thị
trường này.
Đây là đối thủ cạnh tranh chính mà doanh nghiệp cần chú ý.
III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
7


Hình 1 chỉ ra những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến các cơ
hội bán hàng của SRC.
Hình 2. Mô hình SWOT của SRC
Nhân tố bên

Điểm mạnh

Điểm yếu

trong
Quản lý

Kinh nghiệm quản lý sản xuất và
kinh doanh trong lĩnh vực chế
phẩm cao su với quy mô lớn.

Chào hàng

Chất lượng cao, các sản phẩm Giá cao hơn các sản phẩm
linh hoạt với từng thị trường cụ truyền thống do tính năng ưu
thể


Nhân sự

việt hơn.

Nguồn nhân lực tốt, thích nghi Phải đào tạo bổ sung khi tiếp
với công nghệ mới.

Tài chính

cận công nghệ mới.

Nguồn vốn lưu động mạnh do
được sự hậu thuẫn của tập đoàn
và các cổ đông giàu tiềm lực.

Sản xuất

Có khả năng và kinh nghiệm
sản xuất các chế phẩm cao su.

Nghiên cứu

Kinh nghiệm trong lĩnh vực sản

và phát triển xuất các sản phẩm cao su công
nghệ cao.
Nhân tố bên

Cơ hội


Thách thức

ngoài
Khách hàng

Có thu nhập ổn định, sẵn sàng Yêu cầu của khách hàng về
chi trả cho sản phẩm ưu việt.

chất lượng sản phẩm, dịch vụ
trước và sau bán hàng cao.

Cạnh tranh

Thị trường tiềm năng, cạnh Các nhà sản xuất trong và
tranh chưa cao.

ngoài nước cũng tham gia vào
thị trường.

Công nghệ

Công nghệ cao, tích hợp nhiều
8


tính năng ưu việt.
Kinh tế

Đối tượng sử dụng là những tổ

chức, cá nhân sẵn sàng chi trả
cho các sản phẩm ưu việt.

IV. MARKETING HỖN HỢP
Trong đề tài này tôi xin được phân tích một thành phần trong Marketing
hỗn hợp của Công ty CP Cao su Sao Vàng là: Sản phẩm
1. Sản phẩm:
Kết cấu lốp radial gồm có các thành phần cơ bản như sau:
- Tầng hoãn xung gồm các lớp mành thép tráng cao su, hướng sợi thép tạo
góc nhỏ (100-300) với chu vi lốp tạo nên độ cứng vững, chống biến dạng lốp khi
thay đổi hướng chuyển động, nhờ đó giảm nhiệt nội sinh;
- Bên ngoài tầng hoãn xung là lớp mành thép có tác dụng chống lại sự
dãn nở của lốp do lực ly tâm sinh ra trong quá trình xe chạy tốc độ cao;
- Mặt lốp là phần tiếp xúc trực tiếp mặt đường với hoa lốp được tính toán
thiết kế đảm bảo bám đường, đuổi nước, dễ tách dị vật ra khỏi rãnh hoa khi lốp
vận hành, đồng thời đảm bảo độ ồn không vượt tiêu chuẩn cho phép;
- Hông lốp được thiết kế mỏng có khả năng chịu uốn gập tốt do đó lốp
chạy ổn định, bám đường tốt hơn và lượng mài mòn ít hơn lốp bias, việc điều
khiển xe vì thế cũng nhẹ nhàng hơn;
- Lớp cao su lót trong (Innerliner) là phần đặc biệt quan trọng của lốp
không săm, tạo độ kín ngăn không cho khí nén thoát ra khỏi lốp xe khi đã bơm
căng.
Hình 3. Kết cấu của lốp radial không săm

9


Ghi chú:
1: Lớp hoãn xung;


5: Lớp chống thấm khí ;

2: Lớp cao su mặt chạy;

6: Vùng gót lốp;

3: Lớp mành radial thân lốp;

7: Tanh.

4: Lớp cao su hông lốp;
Lốp Radial do hãng Michelin (Pháp) nghiên cứu từ năm 1903, đưa ra thị
trường lần đầu tiên vào năm 1949. Lốp Radian mới chỉ du nhập vào Việt Nam
khoảng 13 năm trước đây theo một số xe Camry nhập Mỹ và một vài mác xe “tư
bản” khác, tuy nhiên do có nhiều tính ưu việt nổi trội: sinh nhiệt thấp, tản nhiệt
nhanh, giảm chấn tốt, gia tốc nhạy cảm, hiệu suất phanh hãm cao cho phép xe
chạy tốc độ cao nhưng rất ổn định, tính năng chịu mài mòn tốt, lý trình chạy
cao, tuổi thọ cao, cho phép đắp lại nhiều lần…, trong vòng 5 năm trở lại đây
sản phẩm này được phổ biến rộng rãi, đến nay ngoại trừ các xe trọng tải lớn, gần
như không còn chiếc xe nào trong dòng xe hạng nhỏ sử dụng lốp có săm.

10


Đối với lốp có săm trong điều kiện hoạt động ở cường độ cao, độ ma sát
của lốp với đường tăng cao sinh nhiệt năng lớn. Lý do chủ yếu vì bề mặt ngoài
của săm tiếp xúc với bề mặt trong của lốp sẽ tạo ra ma sát khi xe chuyển động
và sinh nhiệt. Chính vì thế nhiệt độ sẽ tăng lên cho cả lốp và săm trong điều
kiện hoạt động có tải và thời gian dài. Nhiệt độ cao là nguyên nhân gây lão hóa
và giảm tuổi thọ của lốp có săm. Trong khi đó, lốp Radial được cấu tạo dầy hơn

nhưng chỉ là một lớp lốp lên loại bỏ được yếu tố ma sát sinh nhiệt do có săm.
Hơn nữa, mặt trong của lốp radian được phủ một lớp chịu nhiệt và chống thẩm
thấu không khí điều đó khiến cho lốp radian thất thoát hơi chậm hơn. Trong điều
kiện xe vận hành với tốc độ cao hoặc khi xe nghiêng vào cua kết cấu má lốp của
lốp radial do được thiết kế để tránh biến dạng nhiều sẽ giúp xe hoạt động êm ái
và ổn định hơn.
Nghiên cứu của các hãng lốp hàng đầu như Dunlop, Michelin còn chỉ ra
trong một số cuộc thử nghiệm gần đây rằng lốp radial có khả năng tiết kiệm
nhiên liệu tới 17% so với lốp có săm do có chỉ số lực cản lăn và độ rung nhỏ vì
là một khối thống nhất, chế tạo dễ đạt tính chính xác cao.
Các trường hợp rủi ro nhất đối với lốp chủ yếu là do dính đinh và các vật
nhọn. Với lốp radial đinh găm luôn ở lốp và gây thất thoát hơi rất ít khiến cho
quá trình xuống hơi rất chậm đủ khoảng thời gian an toàn để lái xe có thể làm
chủ tình huống. Trong hầu hết trường hợp, lái xe có thể đi chiếc lốp có dính đinh
tới nơi vá lốp.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc đưa sản phẩm lốp Radial
tới tay người tiêu dùng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho doanh
nghiệp mà còn tăng tính an toàn của phương tiện vận tải, giảm tai nạn giao
thông, đồng thời giảm lượng chất thải ra môi trường.
Sản phẩm lốp radial gồm các kích cỡ sau:
- Lốp xe con: các loại CA406A, CA406L, CA406E...
- Lốp xe tải nhẹ và xe khách: CA402L. CA405M, CA402A…
V. KẾT LUẬN:
11


Lập kế hoạch là một trong những nhiệm vụ quan trọng của những ai làm
công tác quản lý. Nếu kế hoạch kinh doanh có tác dụng giúp điều hành tổ chức
thì kế hoạch Marketing chính là chìa khóa dẫn đến thành công.
Bản kế hoạch Marketing tôi lập cho sản phẩm phẩm lốp radial mang

thương hiệu SRC chỉ là một bản kế hoạch giả định dựa trên một sản phẩm có
thật và các phân tích thị trường thực tế trong lĩnh vực này hiện nay. Nó là kết
quả của quá trình học tập môn Marketing của chương trình MBA do giáo viên
giảng dậy và những kinh nghiệm của học viên. Trên thực tế, kế hoạch này có thể
được Công ty cổ phần Cao su Sao vàng nghiên cứu tham khảo vận dụng. Nó sẽ
giúp Công ty xác định được những cơ hội kinh doanh nhiều hứa hẹn, đồng thời
hướng dẫn chúng ta cách tiếp cận, nắm bắt và duy trì và phá huy vị thế hiện tại
trên thị trường cụ thể./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

MBA trong tầm tay - Chủ đề Marketing của Charles D.Schewe và
Alexander Watson Hiam

2.

Quản trị Marketing (Marketing Management) của Philip Kotler.

3.

Các bài báo trên internet

4.

Tài liệu nội bộ của Công ty CP Cao su Sao Vàng.

12




×