Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất hệ thống cây trồng cải tiến tại huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 100 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO BIÊN THÙY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG
CÂY TRỒNG CẢI TIẾN TẠI HUYỆN ĐẦM HÀ,
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Ngườı hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Ích Tân

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Đào Biên Thùy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Ích Tân đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Canh tác học, Khoa Nông Học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Văn Phòng Huyện ủy,
Văn Phòng HĐND&UND, Phòng NN&PTNT, Chi cục Thống kê, phòng Tài nguyên &
Môi trường, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đầm
Hà, Trung tâm khí tượng thủy văn huyện Hải Hà; Ủy ban nhân dân các xã Tân Bình,
Quảng An huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đào Biên Thùy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn......................................................................................................viii
Thesis abstract............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2

1.3.


Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 2

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 2

1.5.1.

Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................ 2

1.5.2.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 3

1.5.3.

Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.

Tổng quan về hệ thống cây trồng ...................................................................... 4

2.1.1.

Lý thuyết hệ thống nông nghiệp ....................................................................... 4


2.1.2.

Khái niệm về hệ thống cây trồng ...................................................................... 6

2.1.3.

Những yếu tố chi phối sự lựa chọn, hệ thống cây trồng .................................. 13

2.2.

Những nghiên cứu về hệ thống cây trồng trên thế giới và ở Việt Nam ............ 18

2.2.1.

Những nghiên cứu về hệ thống cây trồng trên thế giới .................................... 18

2.2.2.

Những nghiên cứu về hệ thống cây trồng ở Việt Nam .................................... 21

2.3.

Những nghiên cứu về hệ thống cây trồng ở Quảng Ninh và huyện Đầm Hà ........... 25

2.3.1.

Những nghiên cứu về hệ thống cây trồng ở Quảng Ninh................................. 25

2.3.2.


Những nghiên cứu về hệ thống cây trồng ở huyện Đầm Hà ............................ 25

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 27
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 27

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 27

3.3.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.4.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 27

iii


3.4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Đầm Hà, tỉnh
Quảng Ninh.................................................................................................... 27

3.4.2.


Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. ............. 27

3.4.3.

Thử nghiệm trồng một số giống cây trồng mới ở vụ thu đông năm 2015
và vụ xuân năm 2016 trong hệ thống cây trồng cải tiến được đề xuất.............. 28

3.4.4.

Đề xuất hệ thống cây trồng thích hợp trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh
Quảng Ninh.................................................................................................... 28

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 28

3.5.1.

Phương pháp chọn điểm ................................................................................. 28

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................. 28

3.5.3.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp............................................................... 29

3.5.4.


Phương pháp thực nghiệm .............................................................................. 29

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 35
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đầm Hà ............................ 35

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 35

4.1.2.

Hiện trạng sử dụng đất đai.............................................................................. 39

4.1.3.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ............................................................................. 41

4.1.4.

Dân số, lao dộng, cơ sở hạ tầng ...................................................................... 43

4.1.5.

Tình hình văn hóa xã hội ................................................................................ 47

4.1.6.

Đánh giá chung điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở huyện Đầm Hà ................ 47


4.2.

Hiện trạng hệ thống cây trồng ở huyện Đầm Hà ............................................. 49

4.2.1.

Diện tích, năng suất, sản lương cây trồng hàng năm ....................................... 49

4.2.2.

Một số hệ thống cây trồng chính của huyện Đầm Hà ...................................... 51

4.2.3.

Thực trạng CCCT tại huyện Đầm Hà năm 2015 ......................................................... 54

4.2.4.

Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh cây trồng ............................ 58

4.3.

Kết quả thử nghiệm một số giống cây trồng mới trên địa bàn huyện Đầm Hà......... 62

4.3.1.

Kết quả thử nghiệm giống ngô vụ thu Đông 2015........................................... 62

4.3.2.


Kết quả thử nghiệm giống Đậu tương vụ Xuân năm 2016 .............................. 65

4.3.3.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của CTLC mới so với CTLC cũ ............................. 69

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 71
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 71

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 72

Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................ 73
Phụ lục .................................................................................................................................................... 76

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCCT


Cơ cấu cây trồng

CTLC

Công thức luân canh

CNH

Công nghiệp hóa

HTNN

Hệ thống nông nghiệp

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTXH

Kinh tế xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSCT

Năng suất cá thể


NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Diễn biến một số yếu tố thời tiết khí hậu tại huyện Đầm Hà ...................... 37
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của Huyện Đầm Hà năm 2015 ............................... 40
Bảng 4.3. Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực và ngành
kinh tế ....................................................................................................... 41
Bảng 4.4. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực và ngành
kinh tế ....................................................................................................... 42
Bảng 4.5. Diện tích, dân số và mật độ dân số trên địa bàn huyện năm 2014 ............... 43
Bảng 4.6. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo
thành thị, nông thôn................................................................................... 44
Bảng 4.7.


Diện tích cây trồng hàng năm tại huyện Đầm Hà giai đoạn 2010-2014 ............ 49

Bảng 4.8. Năng suất một số cây trồng hàng năm tại huyện Đầm Hà giai đoạn
2010-2014 ................................................................................................. 50
Bảng 4.9. Sản lượng một số cây trồng chính hàng năm tại huyện Đầm Hà giai
đoạn 2010-2014 ........................................................................................ 51
Bảng 4.10. Hiện trạng một số HTCT chính trên địa bàn huyện Đầm Hà năm 2015 ............ 53
Bảng 4.11. Diện tích, năng suất, cơ cấu một số loại cây trồng tại huyện Đầm Hà
vụ Xuân năm 2015. ................................................................................... 54
Bảng 4.12. Diện tích, năng suất, cơ cấu một số loại cây trồng tại huyện Đầm Hà
vụ Mùa năm 2015. .................................................................................... 55
Bảng 4.13. Diện tích, năng suất, cơ cấu một số loại cây trồng hàng năm tại huyện
Đầm Hà vụ Đông năm 2015 ...................................................................... 56
Bảng 4.14. Chi phí đầu tư thâm canh cho một số cây trồng chính trên địa bàn
huyện Đầm Hà .......................................................................................... 57
Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế của một số công thức trồng trọt chínhtrênđất lúa ................. 58
Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế của một số công thức trồng trọt chính trên đất 2 vụ
màu – 1 vụ lúa ........................................................................................... 60
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chính trên đất
chuyên màu ............................................................................................... 61
Bảng 4.18. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của giống Ngô NK 4300 vụ thu
Đông năm 2015 ......................................................................................... 62

vi


Bảng 4.19. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của giống Ngô NK 4300 vụ thu
Đông năm 2015. ........................................................................................ 63
Bảng 4.20. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống Ngô NK 4300 vụ thu Đông

năm 2015 .................................................................................................. 64
Bảng 4.21. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống Ngô NK 4300 vụ
thu Đông năm 2015 ................................................................................... 65
Bảng 4.22. Thời gian mọc và tỷ lệ nảy mầm của giống Đậu tương DT 84 vụ
Xuân 2016................................................................................................. 65
Bảng 4.23. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của giống Đậu tương DT 84 vụ
Xuân 2016................................................................................................. 66
Bảng 4.24. Đặc điểm TVH của giống Đậu tương DT 84 vụ Xuân 2016 ....................... 67
Bảng 4.25. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống Đậu tương DT 84 vụ
Xuân 2016................................................................................................. 68
Bảng 4.26. NSLT và NSTT của giống Đậu tương DT 84 vụ Xuân 2016 ...................... 68
Bảng 4.27. Hiệu quả kinh tế của CTLC mới so với CTLC cũ ...................................... 69

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Đào Biên Thùy
Tên Luận văn:“Đánh giá thực trạng và đề xuất hệ thống cây trồng cải tiến tại
huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh”
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng và đề xuất được hệ thống cây trồng cải tiến tại huyện
Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Phương pháp nghiên cứu

Để đạt mục tiêu nghiên cứu đề tài tiến hành chọn điểm là các địa phương của
vùng chuyển đổi trong huyện Đầm Hà, gồm 2 xã Tân Bình và Quảng An.
Thu thập số liệu thứ cấp bao gồm: khí hậu, đất đai, kinh tế - xã hội, thực trạng sản
xuất nông nghiệp và hệ thống cây trồng.
Thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ nông
dân tại hai xã đã chọn.
Trồng thử nghiệm hệ thống cây trồng cải tiến tại 2 xã Quảng An và Tân Bình với
công thức luân canh mới Đậu tương Xuân – Lúa mùa sớm – Ngô Thu Đông.
Kết quả điều tra, thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel 6.0 và chương trình
IRRISTAT 5.0.
Kết quả chính và kết luận
- Kết quả chính:
Đã thử nghiệm thành công công thức cây trồng mới Đậu tương Xuân – Lúa mùa
sớm – Ngô Thu Đông với giống cây trồng mới (giống Đậu tương DT 84 và giống Ngô
NK 4300) cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện huyện Đầm Hà thay công thức
luân canh truyền thống Ngô Xuân – Lúa mùa – Khoai lang Đông.
- Kết luận:
+ Huyện Đầm Hà là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích đất
nông nghiệp là 21.938,43ha, chiếm 70,71% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.
Huyện có vị trí địa lý thuận lợi trong giao thương, khí hậu nhiệt đới gió mùa mang nét

viii


đặc trưng vùng ven biển tạo điều kiện cho huyện đa dạng hóa trong phát triển kinh tế.
+ Chân đất vàn, vàn thấp và đất trũng của huyện hiện nay đang áp dụng 5 công
thức luân canh chính, trong đó công thức Lúa Xuân - Lúa mùa chiếm diện tích lớn nhất
là 452,7ha; chiếm 13,01% diện tích cây trồng hàng năm của huyện.
+ Trên chân đất vàn cao đang áp dụng 4 công thức luân canh trong đó công thức
Ngô Xuân - Lúa mùa - Bắp cải chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất là 382,4 ha; chiếm 10,99%

diện tích cây trồng hàng năm của huyện. Chân đất cao đang áp dụng 4 công thức luân
canh chính trong đó công thức Rau Xuân - Ngô Hè Thu - Rau Đông chiếm tỷ lệ lớn nhất
là 10,54% diện tích trồng cây hàng năm của huyện.
+ Giống Ngô NK 4300 thử nghiệm trong vụ thu Đông 2015 và giống Đậu tương
DT 84 thử nghiệm trong vụ Xuân 2016 đều sinh trưởng, phát triển tốt và cho hiệu quả
kinh tế cao. Chỉ số MBCR của công thức luân canh mới: Đậu tương Xuân - Lúa mùa
sớm - Ngô Thu Đông tại 2 xã đã đạt 3.0 và 2.4 so với công thức luân canh truyền thống:
Ngô Xuân - Lúa mùa - Khoai lang Đông.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dao Bien Thuy
Thesis title: "Estimate of the current crop system and suggestion the improved
one in Dam Ha district, Quang Ninh province"
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Estimating the current situation and suggest improved crop systems in Dam Ha
district, Quang Ninh province.
Meterials and methods:
To achieve the study conducted chosen topic is the local point of the
transformation in Dam Ha district, including 2 Tan Binh and Quang An.
Secondary data collection including: climate, soil, economic and social situation
of agricultural production and cropping systems.
Primary data collection through surveys, direct interviews of households in the

two communes have chosen.
Trials of improved cropping systems at 2 Quang An and Tan Binh with new
cropping patterns Soybean Spring - early season rice - Corn Fall Winter.
The survey results, collected is processed by software programs Excel 6.0 and
IRRISTAT 5.0.
Main findings and conclusions
- Main findings: The result is successfully tested the new formula spring
soybean – early main season rice – autumn winter corn with new plant varieties
(soybean variety DT 84 and maize variety NK 4300).
- Conclusions:
+ Dam Ha is a mountainous districts of Quang Ninh province with the total area
of agricultural land is 21,938.43ha, accounting for 70.71% of total natural land area of
the district.
+ The medium, low medium and low land is applying 5 crop rotaion formula, in
which has the greatest square is spring rice – main season rice with square of 452.7 ha,
accounting for 13.01% of the district's annual crop. On the high ground pins is still
applying 4 crop rotation formula in which spring maize – main season rice - cabbage

x


has the largest area of 382.4 ha; accounting for 10.99% of the district's annual crop.
High land is apllying 4 main croprotation formulas in which spring vegetables –
summer autumn maize – winter vegetables accounts for the biggest percentage of
10.54% annual crop area of the district.
+ The maize variety NK4300 which was experimental cultivated in autumn
winter 2015 season and soybean variety DT84 which was experimental cultivated both
growed well and gave high economic efficiency. MBCR index of the new crop rotation
formula: spring soybean – early main rice – autumn winter maize in the 2 communes
reached 3.0 and 2.4, compared with traditional crop rotation formula: spring maize –

main season rice – winter sweet potato.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầm Hà là huyện miền núi ven biển nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh với
chiều dài bờ biển 21 km, có diện tích tự nhiên 31.025,02 ha, chiếm 17,54% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh, toàn huyện có 9 xã và 1 thị trấn. Huyện Đầm Hà nằm ở
sườn Đông Nam cánh cung Đông Triều - Móng Cái, thuộc tuyến phía Đông trong
không gian phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh, nằm trên tuyến đường
huyết mạch nối giữa 2 trung tâm kinh tế Móng Cái và Vân Đồn dự báo sẽ là địa
bàn phát triển năng động. Đầm Hà có nhiều thuận lợi về thu hút đầu tư phát triển
công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến thực phẩm, phát triển thương mại, các
khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và đặc biệt là phát triển nông nghiệp
mang tính chất hàng hóa.
Huyện Đầm Hà có gần 80% dân số sống bằng nông nghiệp. Ngành nông
nghiệp hiện vẫn là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện;
nhưng do mặt bằng dân trí thấp, không đồng đều, nhất là đối với các xã vùng cao,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó
khăn trong đó có phát triển nông nghiệp.
Trong những năm qua, mặc dù đã có sự quan tâm của các cấp, các ngành và
sự chỉ đạo của lãnh đạo địa phương cho nên, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
huyện đã thu được nhiều thành tựu lớn, tuy nhiên những thành tựu này vẫn chưa
tương xứng với lợi thế và tiềm năng sẵn có của huyện. Việc đầu tư vào nông
nghiệp vẫn chỉ tập trung vào việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như: phân bón,
giống mới.... trong khi đó việc chuyển đổi HTCT chưa được chú trọng quan tâm
nghiên cứu, hầu hết người dân đang áp dụng các công thức luân canh cũ, truyền
thống nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp mang lại là không cao. Vì vậy, để nâng

cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và hiệu quả sản xuất nông
nghiệp ngoài việc quan tâm vào đầu tư phân bón, giống mới như hiện nay thì
việc nghiên cứu, đánh giá, chuyển đổi HTCT nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế
của từng chân đất khác nhau trên địa bàn huyện là một yêu cầu cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá thực trạng và đề xuất hệ thống cây trồng cải tiến tại huyện Đầm Hà, tỉnh
Quảng Ninh”.

1


1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trong sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm ngoài
việc tập trung đầu tư vào cải tiến giống mới, tăng cường phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật... thì việc nghiên cứu cải tiến HTCT cũng là một trong những yếu tố
quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Việc đánh giá thực trạng và đề xuất hệ thống cây trồng cải tiến tại huyện Đầm
Hà, tỉnh Quảng Ninh sẽ giúp có cái nhìn tổng quát về HTCT trên địa bàn toàn
huyện, giúp đánh giá những ưu, nhược điểm, những mặt tồn tại hạn chế và tính
hiệu quả của từng CTLC trên các chân đất khác nhau. Từ đó có thể đưa ra các
giải pháp nhằm cải tiến các CTLC sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, giúp để
đề xuất, khuyến cáo người dân mở rộng các CTLC phù hợp nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá, nghiên cứu hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh
Quảng Ninh; xác định ưu điểm, hạn chế của hệ thống cây trồng hiện tại để
chuyển đổi hệ thống cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao của huyện.
Thử nghiệm công thức luân canh mới làm cơ sở cho việc chuyển đổi công
thức luân canh trên địa bàn huyện.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp của đề tài là hiện trạng hệ thống cây trồng trên
địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh; điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
hiệu quả của kinh tế.
Đề tài cũng nghiên cứu thử nghiệm các giống cây trồng mới làm cơ sở cho
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Địa điểm thực hiện: Huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2015 đến tháng 6/2016.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.5.1. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống về hiện trạng hệ thống cây
trồng, đồng thời thử nghiệm một số CTLC mới trên địa bàn huyện Đầm Hà làm
cơ sở cho việc đánh giá, đề xuất các CTLC phù hợp.

2


1.5.2. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung phương pháp luận xây
dựng hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ góp phần giúp địa phương chuyển đổi hệ thống cây trồng, nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước cải thiện
đời sống của người dân.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÂY TRỒNG
2.1.1. Lý thuyết hệ thống nông nghiệp

Khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai
để trồng trọt và chăn nuôi. Sản xuất nông nghiệp khai thác cây trồng và vật nuôi
làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và
một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn,
bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản, theo nghĩa
rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản.
Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, loại
sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn
cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực,
thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: sợi dệt
(sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học, ethanol..), da thú,
cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa
thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp (như
thuốc lá, cocaine..). Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là sự cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa
trong nông nghiệp. Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm các hóa chất để lai
tạo, gây giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, phân đạm.
Theo các tác giả Đào Thế Tuấn (1989), Phạm Chí Thành và cs. (1993) nông
nghiệp là sự kết hợp lôgic giữa các qui luật sinh học, qui luật kinh tế, qui luật xã
hội cùng vận động trong môi trường tự nhiên. Nghiên cứu phát triển hệ thống
canh tác trên bình diện một vùng nông nghiệp nhỏ hay trang trại nông hộ cũng
không nằm ngoài những qui luật trên. Như vậy, những vấn đề đặt ra nghiên cứu
phải căn cứ vào các quy luật sinh học và kinh tế, xã hội.
Khái niệm về hệ thống nông nghiệp
HTNN là tập hợp trong không gian sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ
thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện một sự tác
động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại

4



diện và một hệ thống xã hội - văn hoá, qua các hoạt động xuất phát từ những
thành quả kỹ thuật (Zandstra, 1981).
HTNN là một hệ thống hữu hạn trong đó con người đóng vai trò là trung
tâm, con người quản lý và điều khiển các hệ thống nhỏ theo những qui luật nhất
định nhằm mang lại một hiệu quả cao nhất cho hệ thống đó.
Theo tác giả Vissac (1970), thì HTNN là sự biểu hiện không gian của sự
phối hợp các ngành sản xuất và các kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn
các yêu cầu. Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh
học, sinh thái và môi trường tự nhiên. Tác giả Mazoyer (1986) lại cho rằng
HTNN trước hết là một phương thức khai thác môi trường được hình thành và
phát triển trong lịch sử, một hệ thống sức sản xuất thích ứng với các điều kiện
sinh khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng với các điều kiện và nhu cầu
của thời điểm đó. Còn tác giả Jouve (1988), lại cho rằng HTNN thích ứng với các
phương thức khai thác nông nghiệp của một không gian nhất định do một xã hội
tiến hành, là kết quả của sự phối hợp của các nhân tố tự nhiên, văn hóa - xã hội,
kinh tế và kỹ thuật (Phạm Chí Thành và cs., 1996).
Theo Võ Minh Kha (2003), HTNN là một chỉnh thể bao gồm Nông – Lâm
– Ngư nghiệp, thu hoạch, bảo quản chế biến, lấy nông nghiệp làm cơ bản trên địa
bàn nông thôn.
- HTNN bao gồm các thành tố:
+ Đất đai và các nguồn lực tự nhiên.
+ Các hoạt động giáo dục, chính trị, văn hoá và xã hội của dân cư.
+ Các hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, chế
biến nông, lâm thuỷ sản, các hoạt động công nghiệp và thủ công nghiệp.
+ Các hệ thống khác được miêu tả theo các tiêu chí sau đây:
Khả năng cho sản phẩm cao nhất, thuận lợi và khó khăn.
Khả năng cung cấp hoặc yêu cầu sử dụng lao động.
Khả năng hoặc yêu cầu cung cấp sử dụng tài nguyên và nguồn tài

chính.
Khả năng hoặc yêu cầu tiếp cận từ bên ngoài về vốn, tri thức khoa học
chính là khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư vốn và tiếp nhận công nghệ hiện đại.

5


2.1.2. Khái niệm về hệ thống cây trồng
-

Hệ thống cây trồng (HTCT)
Hệ thống canh tác
Hệ thống chế biến

Hệ thống chăn nuôi
Hệ thống trồng trọt

Hệ thống cây trồng

Môi trường:
Điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội

Đầu vào

Cây trồng và
giống cây trồng

Đầu ra


Năng suất, chất
lượng, giá cả

Sơ đồ 1.1. Vị trí của HTCT trong hệ thống canh tác
Theo Zandstra et al. (1981), HTCT là hoạt động sản xuất cây trồng của
nông trại bao gồm tất cả các hợp phần cần thiết để tạo ra tổ hợp các cây trồng,
mối quan hệ của chúng với môi trường, các hợp phần này bao gồm tất cả các yếu
tố vật lý, sinh học cũng như kỹ thuật, lao động và quản lý.
Thông qua sơ đồ trên cũng như ý kiến của nhiều tác giả đều thống nhất cho
rằng trong HTNN thì HTTT là một hệ phụ trung tâm, sự thay đổi cũng như phát
triển của HTTT sẽ quyết định xu hướng phát triển của HTNN, vậy khi nói đến
nghiên cứu HTNN luôn gắn liền với nghiên cứu HTTT. Trong HTTT, HTCT lại
là trung tâm của nghiên cứu và kèm theo là hệ thống các biện pháp kỹ thuật.
Theo Đào Thế Tuấn (1984), hệ thống cây trồng là thành phần các giống và
loài cây được bố trí trong không gian và thời gian của hệ sinh thái nông nghiệp
nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Theo Nguyễn Duy Tính (1995), HTCT là một thể thống nhất trong mối
quan hệ tương tác giữa các loài cây trồng, giống cây trồng được bố trí hợp lý
trong không gian và thời gian.
Do đặc tính sinh học của cây trồng và môi trường luôn biến đổi nên HTCT
mang đặc tính động. Vì vậy nghiên cứu HTCT không thể dừng lại ở một không
gian và thời gian rồi kết thúc mà là việc làm thường xuyên để tìm ra xu thế phát

6


triển, yếu tố hạn chế và những giải pháp khắc phục để chuyển đổi HTCT nhằm
mục đích khai thác ngày càng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng
hiệu quả kinh tế xã hội phục vụ cuộc sống con người (Đào Thế Tuấn, 1984).
Hoàn thiện hệ thống hoặc phát triển HTCT mới, trên thực tế là sự tổ hợp lại

các công thức luân canh, tổ hợp lại các thành phần cây trồng và giống cây trồng,
đảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tương tác với nhau, thúc
đẩy lẫn nhau, nhằm khai thác tốt nhất lợi thế về điều kiện đất đai, tạo cho hệ
thống có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thái (Lê Duy Thước, 1991).
Nghiên cứu để xây dựng một hệ thống mới đòi hỏi một trình độ cao hơn,
trong đó cần có sự tính toán cân đối kỹ càng, tổ chức sắp xếp sao cho mỗi bộ
phận của hệ thống dự kiến nằm đúng vị trí trong mối quan hệ tương tác của các
phần tử trong hệ thống, có thứ tự ưu tiên để đạt được mục tiêu của hệ thống một
cách tốt nhất (Đào Châu Thu, 2004).
Để có kế hoạch sản xuất của một vùng hay một đơn vị sản xuất, việc đầu
tiên phải đề cập đến là loại cây, diện tích, loại giống, loại đất, số vụ trong năm,
để cuối cùng có một tổng sản lượng cao nhất trong điều kiện tự nhiên và xã hội
nhất định có trước (Lý Nhạc và cs., 1987).
Nghiên cứu HTCT nhằm bố trí lại các bộ phận trong hệ thống hoặc chuyển
đổi chúng để tăng hệ số sử dụng đất, sử dụng đất có hiệu quả hơn, tận dụng lợi
thế của mỗi vùng sinh thái nông nghiệp cũng như sử dụng một cách có hiệu quả
tiền vốn, lao động và kỹ thuật để nâng cao giá trị sản xuất cũng như lợi nhuận
trên một đơn vị diện tích canh tác để tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững
(Nguyễn Duy Tính, 1995).
- Cơ cấu cây trồng (CCCT)
Cơ cấu cây trồng (CCCT) là tỷ lệ diện tích các loại giống cây trồng được bố
trí trong một không gian nhất định trong năm.
CCCT hay tỷ lệ diện tích dành cho những mùa vụ cây trồng nhất định; kỹ
thuật canh tác cho cả hệ thống đó. CCCT về mặt diện tích, là tỷ lệ các loại cây
trồng trên diện tích canh tác, tỷ lệ này phần nào nói lên trình độ sản xuất của từng
vùng. Tỷ lệ cây lương thực cao, tỷ lệ cây công nghiệp, cây thực phẩm thấp, phản
ảnh trình độ phát triển sản xuất thấp. Tỷ lệ các loại cây trồng có sản phẩm tiêu
thụ tại chỗ cao, các loại cây trồng có giá trị hàng hoá và xuất khẩu thấp, chứng tỏ
sản xuất nông nghiệp ở đó kém phát triển và ngược lại.


7


Theo Đào Thế Tuấn (1984), cơ cấu cây trồng (CCCT) là nội dung chính của
hệ thống cây trồng. Bố trí cây trồng hợp lý là biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm
sắp xếp lại hoạt động của hệ sinh thái. Một CCCT hợp lý chỉ khi nó lợi dụng tốt
nhất các điều kiện khí hậu và né tránh thiên tai, lợi dụng các đặc tính sinh học
của cây trồng, tránh sâu bệnh, cỏ dại, đảm bảo sản lượng cao và tỷ lệ hàng hoá
lớn, đảm bảo phát triển tốt chăn nuôi và các ngành kinh tế hỗ trợ, sử dụng hợp lý
lao động, vật tư, phương tiện.
Cơ cấu cây trồng còn là thành phần của một nội dung rộng hơn gọi là cơ
cấu sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp như trên đã nói bao gồm
nhiều ngành sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản (Đào Thế
Tuấn, 1978).
Xác định cơ cấu cây trồng còn là nội dung phân vùng sản xuất nông
nghiệp. Muốn làm công tác phân vùng sản xuất nông nghiệp, trước hết phải
xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhất đối với mỗi vùng. Đây là một công việc
không thể thiếu được nếu chúng ta xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất
hàng hóa lớn (Đào Thế Tuấn, 1962).
Vì vậy, khi nói đến HTCT là nói đến CCCT vì HTCT thay đổi thế nào,
được xác lập ra sao là do CCCT trong đó quyết định.
2.1.2.1. Hệ thống cây trồng thích hợp
Cơ sở khoa học của xác định cơ cấu cây trồng
Theo Phạm Chí Thành và cs. (1996), cơ cấu cây trồng có 5 đặc trưng:
Cơ cấu cây trồng mang tính khách quan;
Cơ cấu cây trồng phải đảm bảo các mối quan hệ cân đối và đồng bộ giữa các bộ
phận trong một tổng thể;
Cơ cấu cây trồng bao giờ cũng là sản phẩm của một giai đoạn lịch sử nhất định;
Cơ cấu cây trồng không ngừng vận động, biến đổi và phát triển; chuyển dịch cơ
cấu cây trồng là quá trình không sẵn có một cơ cấu kinh tế hoàn thiện.

Việc xác định hệ thống cây trồng cho một vùng, một khu vực sản xuất
nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế, ngoài ra còn phải giải quyết tốt mối quan hệ
giữa cây trồng và điều kiện khí hậu, đất đai, quần thể sinh vật, tập quán canh
tác, phương hướng sản xuất của vùng. Phương hướng sản xuất quyết định cơ
cấu cây trồng, ngược lại cơ cấu cây trồng là cơ sở hợp lý nhất để xác định

8


phương hướng sản xuất của khu vực đó. Vì vậy, bố trí hệ thống cây trồng có
cơ sở khoa học sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp các nhà quản lý có cơ sở để xác
định phương hướng sản xuất một cách đứng đắn (Đào Thế Tuấn, 1984).
Quan điểm phát triển hệ thống nông nghiệp
Theo Phạm Bình Quyền và cs. (1992) trong phát triển nông nghiệp, phải
coi nông nghiệp là một hệ thống để tác động vào nó một cách đồng bộ tích
cực, phải xem nông nghiệp là sự đan xen kết hợp giữa ba lĩnh vực: khoa học
sinh học; kinh tế - xã hội và cây trồng, vật nuôi. Phải xác định vùng nghiên
cứu có môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội như thế nào?, những điều kiện của
vùng như đất đai, lao động, vốn, đầu tư, kinh nghiệm quản lý và những định
hướng phát triển kinh tế trong những năm trước mắt và lâu dài như thế nào?
Có nhiều cách nghiên cứu, tiếp cận để phân tích hệ thống, nhưng theo
Phạm Chí Thành (1996), phân tích, phương pháp tiếp cận hệ thống có 3 đặc
điểm đó là:
(1) Tiếp cận từ "dưới lên" là quan điểm quan trọng nhất, hiện nay trong
khoa học nông nghiệp áp dụng phương pháp tiếp cận ''trên xuống''. Tiếp cận từ
dưới lên dùng phương pháp xem xét hệ thống nông nghiệp có những điểm hạn
chế nào (điểm thắt), rồi tìm cách can thiệp giải quyết các hạn chế đó. Phương
pháp tiếp cận từ dưới lên thường có 3 giai đoạn nghiên cứu: chẩn đoán; thiết
kế thử nghiệm và triển khai. Tiếp cận từ dưới lên rất quan tâm đến việc tìm
hiểu logic của người nông dân ''là một nhà tư sản bóc lột sức lao động của

mình và tài nguyên sẵn có'', nếu không hiểu logic ra quyết định của người
nông dân thì không thể đề xuất các biện pháp kỹ thuật mà người nông dân có
thể tiếp thu.
(2) Coi trọng mối quan hệ xã hội như các nhân tố hệ thống. Trong thực tế
nông dân không áp dụng các kỹ thuật mới là do họ gặp phải cản trở về kinh tế
- xã hội, nếu không thay đổi được các nhân tố này thì không giải quyết được
vấn đề. Trong giai đoạn chẩn đoán việc phân tích kiểu nông hộ là một khâu
quan trọng trong quá trình nghiên cứu.
(3) Phân tích động thái của sự phát triển hệ thống nông nghiệp giúp ta
xác định được hệ thống phát triển trong quá khứ và phương hướng phát triển
hệ thống nông nghiệp trong tương lai, đồng thời giải quyết các vấn đề cản trở
sao cho phù hợp với xu hướng phát triển ấy, phải xác định vị trí của hệ thống

9


canh tác hiện tại trong quá trình phát triển của nó, coi quá trình phát triển
nông nghiệp từ thấp đến cao là một quy luật.
Mazoyer (1993), cho rằng lịch sử phát triển nông nghiệp của thế giới đã
trải qua 5 thời kỳ, đó là:
+ Nông nghiệp du canh, du cư;
+ Nông nghiệp định canh;
+ Nông nghiệp hỗn hợp;
+ Nông nghiệp chuyên môn hóa;
+ Nông nghiệp theo kiểu chuyên nghiệp.
Nền nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam nói chung và khu vực miền Bắc
nói riêng đang ở dạng nông nghiệp hỗn hợp, một số khu vực vẫn ở trong tình
trạng du canh. Tuy nhiên, trong hệ thống trồng trọt có vùng đã định hướng
chuyên canh rõ rệt như vùng cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung. Song,
nông dân ở những vùng này chưa có tính chuyên môn hoá cao và quy mô còn

nhỏ, một số nơi hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung nhưng vẫn là nền
nông nghiệp hỗn hợp theo hướng đa canh hoá, đa dạng hoá sản phẩm nông
nghiệp vật nuôi.
Theo Phạm Chí Thành và cs. (1996), xác định và phân tích hệ thống canh
tác là một nội dung chính của nghiên cứu hệ thống canh tác, hiện nay đang tồn
tại hai quan điểm về phát triển hệ thống nông nghiệp.
(1) Phát triển nông nghiệp theo quan điểm sinh thái, có nghĩa là đặt cây
trồng, vật nuôi đúng vị trí của nó trong môi trường (tự nhiên, kinh tế - xã hội),
sao cho đạt năng suất cao, phát triển ổn định, bảo vệ môi trường.
(2) Phát triển nông nghiệp theo quan điểm kinh tế thị trường, nghĩa là
nông dân tự do kinh doanh, họ lấy lợi ích kinh tế là mục tiêu chính, họ chỉ sản
xuất những gì mà khách hàng cần, họ cạnh tranh trong sản xuất và tiền tệ hoá
trong quá trình sản xuất.
Cả hai xu hướng phát triển trên đều có những ưu và khuyết điểm riêng.
Tuy nhiên, trong phát triển nông nghiệp cần kết hợp hài hoà giữa phát triển
nông nghiệp theo kinh tế thị trường và nông nghiệp sinh thái.
Khi xem xét về nguyên tắc của nông nghiệp sinh thái, Cao Liêm và cs.
(1995) cho rằng: Nông nghiệp sinh thái không phá vỡ môi trường, đảm bảo

10


năng suất ổn định, khả năng thực thi, không phụ thuộc vào bên ngoài và ít phụ
thuộc vào hàng ngoại nhập. Nội dung của nông nghiệp sinh thái là: (1) Tính
đa dạng sinh học bao gồm nhiều loại cây, luân canh, xen canh, lai tạo giống
mới, trồng trọt theo phương thức nông lâm kết hợp, bảo tồn và giữ gìn các
giống cây trồng và vật nuôi. (2) Nuôi dưỡng cho đất sống bằng cách thường
xuyên bón phân hữu cơ cho đất, che phủ mặt đất để trống xói mòn, rửa trôi,
khử các yếu tố gây hại cho đất. (3) Bảo đảm tái sinh học đất bao gồm việc
cung cấp trở lại lượng phân hữu cơ cho đất.

2.1.2.2. Chuyển đổi hệ thống cây trồng
HTCT thay đổi thế nào, được xác lập ra sao là do CCCT trong đó quyết
định.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Chuyển đổi CCCT là sự thay đổi theo tỷ lệ % diện tích gieo trồng, nhóm cây
trồng trong nhóm hoặc tổng thể và nó chịu tác động, thay đổi của các yếu tố tự
nhiên, kinh tế, xã hội. Quá trình chuyển đổi CCCT là quá trình thực hiện bước
chuyển từ hiện trạng CCCT cũ sang CCCT mới (Đào Thế Tuấn, 1978).
Nguyễn Duy Tính (1995), cho rằng chuyển đổi CCCT là cải tiến hiện trạng
CCCT cũ trước sang CCCT mới nhằm đáp ứng những yêu cầu của sản xuất. Thực
chất của chuyển đổi CCCT là thực hiện hàng loạt các biện pháp kinh tế, kỹ thuật,
chính sách xã hội nhằm thúc đẩy CCCT phát triển, đáp ứng những mục tiêu của xã
hội. Cải tiến CCCT là rất quan trọng trong điều kiện mà ở đó kinh tế thị trường có
nhiều tác động ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Theo Lê Huy Thước (1991), chuyển đổi CCCT chính là phá vỡ thế độc
canh trong trồng trọt nói riêng và trong nông nghiệp nói chung. Để hình thành
một CCCT phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao, dựa vào đặc tính sinh học của
từng loại cây trồng và điều kiện cụ thể của từng vùng.
Nghiên cứu cải tiến giống CCCT phải đánh giá thực trạng, xác định CCCT
phù hợp với thực tế phát triển cả về định lượng và dự tính, dự báo được mô hình
sản xuất trong tương lai: Phải kế thừa những cơ cấu giống cây trồng truyền thống
và xuất phát từ yêu cầu thực tế, hướng tới tương lai để kết hợp các yếu tố tự
nhiên, kinh tế xã hội.
Chuyển đổi CCCT phải được bắt đầu bằng việc phân tích hệ thống canh tác
truyền thống, chính từ kết quả đánh giá, phân tích đặc điểm cây trồng tại khu vực

11


nghiên cứu mới tìm ra các hạn chế và lợi thế, so sánh để đề xuất cơ cấu cây trồng

hợp lý. Khi thực hiện chuyển đổi CCCT cần căn cứ vào các cơ sở sau:
- Căn cứ vào yêu cầu thị trường
- Khai thác có hiệu quả các tiềm năng về điều kiện tự nhiên và điều kiện
kinh tế - xã hội của mỗi vùng.
- Bố trí CCCT phải biết lợi dụng triệt để các đặc tính sinh học của mỗi loại
cây trồng để bố trí cây trồng phù hợp với các điều kiện ngoại cảnh, nhằm giảm
tối đa sự phá hại của dịch bệnh và các điều kiện thiên tai khắc nghiệt gây ra.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tính đến sự phát triển của khoa học kỹ
thuật và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
- Về mặt kinh tế, việc chuyển đổi CCCT phải bảo đảm có hiệu quả kinh tế,
sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Nghiên cứu cải tiến CCCT là tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng nông sản bằng cách áp dụng các tiên bộ kỹ thuật vào HTCT hiện
tại hoặc đưa ra những HTCT mới. Hướng vào các hợp phần tự nhiên, sinh học,
kỹ thuật, lao động, quản lý thị trường để phát triển CCCT trong những điều kiện
mới nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nghiên cứu cải tiến CCCT là phải đánh giá thực trạng, xác định CCCT phù
hợp với thực tế phát triển cả về định lượng và định tính, dự báo được mô hình
sản xuất trong tương lai, phải kế thừa những CCCT truyền thống và xuất phát từ
yêu cầu thực tế, hướng tới tương lai để kết hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã
hội (Lê Trọng Cúc và Trần Đức Viên, 1995).
Nghiên cứu CCCT là một trong những biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm
mục đích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, nâng cao năng suất cây trồng
và chất lượng sản phẩm (Nguyễn Duy Tính, 1995).
Nhiều tác giả cho rằng: Cốt lõi của vấn đề chuyển dịch CCCT là chuyển
dịch hệ thống, sử dụng diện tích đất thích ứng với các điều kiện sinh thái và kinh
tế xã hội theo hướng tăng vụ và có hàng hóa tập trung, đưa ra những giống cây
trồng, loại cây trồng và kỹ thuật trồng trọt thích ứng vào sản xuất.
* Công thức luân canh (CTLC) cây trồng
Luân canh là sự luân phiên thay đổi cây trồng theo không gian và thời gian

trong một chu kỳ nhất định.

12


CTLC cây trồng là một số cây trồng được trồng trên cánh đồng trong một
năm (Lý Nhạc và cs., 1987).
2.1.3. Những yếu tố chi phối sự lựa chọn, hệ thống cây trồng
* Khí hậu: Có thể nói trong các yếu tố ngoại cảnh thì yếu tố khí hậu có tác
động mạnh mẽ nhất đến cây trồng và cơ cấu cây trồng, đặc biệt là yếu tố ánh
sáng, nhiệt độ và lượng mưa...
* Ánh sáng: ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp chất hữu
cơ của cây, ánh sáng là yếu tố biến động ảnh hưởng đến năng suất. Cần phân biệt
cây trồng theo yêu cầu về cường độ chiếu sáng và khả năng cung cấp ánh sáng
từng thời gian trong năm để bố trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp.
* Nhiệt độ: Mỗi loại cây trồng, bộ phận của cây (rễ, thân, hoa, lá…), các
quá trình sinh lý của cây (quang hợp, hút nước, hút khoáng…) sẽ phát triển tốt
ở nhiệt độ thích hợp và chỉ an toàn ở một nhiệt độ nhất định. Phân biệt cây ưa
nóng và cây ưa lạnh và cần nắm được tình hình nhiệt độ các tháng trong năm;
thời gian nóng bố trí cây ưa nóng, thời gian lạnh bố trí cây ưa lạnh. Phân loại
cây trồng theo yêu cầu nhiệt độ có thể lấy mốc 20oC để phân biệt cây ưa nóng
và cây ưa lạnh.
Để hoàn thành chu kỳ sinh trưởng, mỗi cây trồng cần đạt được tổng tích ôn
nhất định. Tổng tích ôn này phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng và yêu cầu nhiệt
độ cao hay thấp của mỗi cây.
* Lượng mưa, ẩm độ không khí: Nước cần cho sự sinh trưởng, phát triển của
cây, nước mưa cung cấp phần lớn lượng nước mà cây yêu cầu, đặc biệt là ở những
vùng không có hệ thống thuỷ lợi, nước mưa ảnh hưởng đến các quá trình canh tác
như làm đất, thu hoạch. Vì vậy, khi xác định cơ cấu cây trồng phải chú ý đến
lượng mưa của mỗi vùng (Trần Đức Hạnh và cs., 1997).

Căn cứ vào diễn biến của các yếu tố khí hậu trong năm hoặc trong một thời
kỳ, đồng thời căn cứ vào yêu cầu về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh áng của
từng loại cây trồng để bố trí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm né
tránh được các điều kiện bất thuận, phát huy được tiềm năng năng suất của cây
(Trần Đức Hạnh và cs., 1997).
* Đất đai:
Đất đai là nguồn lợi tự nhiên cung cấp năng lượng và vật chất cho cây trồng

13


×