Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích văn hóa DOANH NGHIỆP – sự THÀNH CÔNG của PVI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.18 KB, 10 trang )

Phân tích VĂN HÓA DOANH NGHIỆP – SỰ THÀNH CÔNG CỦA PVI

I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức
phải tăng cường tối đa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua sự
khác biệt và sự sáng tạo của sản phẩm và dịch vụ để tạo lợi thế cạnh tranh. Để
đạt được mục tiêu này, họ phải dựa nguồn tài nguyên lớn nhất của doanh nghiệp
đó chính là “Nguồn nhân lực”. Không những thế, các doanh nghiệp hàng đầu
luôn đề cao việc nghiên cứu và xây dựng môi trường “Văn hóa doanh nghiệp”
lành mạnh, có bản sắc riêng để tạo sự liên kết và nhân lên nhiều lần giá trị của
nguồn tài nguyên quý giá này.

II. GIỚI THIỆU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PVI
Công ty Cổ phần PVI - PVI Holdings, được thành lập năm 1996, là thành
viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hiện nay đã trở thành nhà bảo hiểm số
một Việt Nam. Với số vốn chủ sở hữu đạt hơn 3000 tỷ đồng, tổng tài sản 7000
tỷ đồng, PVI đang dẫn đầu thị trường trong các lĩnh vực trọng yếu của bảo hiểm
như Năng lượng, Hàng hải, Tài sản – Kỹ thuật,… Mặc dù trong bối cảnh khủng
hoảng kinh tế thế giới những năm vừa qua, PVI vẫn phấn đầu hoàn thành vượt
mức kế hoạch, kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010, tổng doanh
thu đạt 4.511 tỷ đồng, chiếm 24% thị phần của thị trường Bảo hiểm Phi nhân
1


thọ Việt nam, vượt mức kế hoạch 12%, đồng thời là doanh nghiệp có tốc độ
tăng trưởng cao nhất thị trường bảo hiểm Việt nam. PVI cũng là doanh
nghiệp bảo hiểm đầu tiên và duy nhất của Việt nam được tổ chức xếp hạng quốc
tế A.M.Best xếp hạng năng lực tài chính ở mức B+ (tương đương với mức BBB
của Standard & Poor’s) và vinh dự được Nhà nước tặng thưởng “Huân chương
Lao động hạng Nhất” và danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”
(nguồn Ban Tổ chức Nhân sự - 2011)



TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG DOANH THU CỦA PVI

Chiến lược phát triển PVI đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 là trở
thành một Tập đoàn Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm quốc tế hàng đầu, có
thương hiệu mạnh chiếm lĩnh thị trường trong nước và phát triển ra thị trường
quốc tế.

III. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP – SỰ THÀNH CÔNG CỦA PVI
2


Ngay từ những ngày đầu thành lập, thừa hưởng truyền thống tự hào
“NGƯỜI ĐI TÌM LỬA” của Tâp đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Ban Lãnh
đạo PVI đã đặc biệt quan tâm đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp có bản sắc
riêng với Slogant “PVI – SỰ LỰA CHỌN CỦA NIỀM TIN” và đề ra hàng loạt
các giải pháp cụ thể như sau:

3.1. Chính sách nhân sự:
PVI đã nghiên cứu và xây dựng chính sách nhân sự căn cứ theo mô hình
Tháp nhu cầu của Maslow theo 5 cấp bậc:

1. Nhu cầu cơ bản (basic needs):
Nhu cầu này được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý
(physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống,
ngủ, không khí để thở, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…và đây là
những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự

3



tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản
nhất.
Chính sách tiền lương, thưởng tại PVI
Hiện tại mức thu nhập của cán bộ PVI NSH năm 2011 ước đạt như sau:
 Lương trung bình:

10 triệu/ tháng

 Thưởng trung bình:

5 triệu/ tháng

 Tổng thu nhập trung bình:

15 triệu/ tháng

Đây là mức thu nhập cao tại Việt nam trong hoàn cảnh hiện tại, cán bộ
công ty có thể yên tâm công tác, đảm bảo cuộc sống gia đình đầy đủ và vẫn có
thể tích lũy.
2. Nhu cầu về an toàn (safety, security needs):
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, các nhu cầu về an toàn sẽ
bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu này được khẳng định thông qua các mong
muốn về sự ổn định trong cuộc sống trong xã hội có an ninh và pháp luật, có
nhà cửa để ở,…Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế
hoạch để dành tiết kiệm, …cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu này.
Các chính sách ưu việt về phúc lợi xã hội tại PVI (ngoài các chính sách đã
quy định của nhà nước)
1. Chế độ bảo hiểm PVI Care:


4


 Cán bộ nhân viên có chế độ khám chữa bệnh miễn phí tại các Bệnh
viện lớn trong nước như tại BV Việt Pháp – Hà nội, Victory tại
HCMC,...
 Lãnh đạo được khám chữa bệnh tại nước ngoài
 Mức chi trả bồi thường lên đến hàng trăm triệu cho thương tật do tai
nan, bệnh tật và tử vong...
2. Chế độ thăm quan nghỉ mát định kỳ:
 Đối với cán bộ ký hợp đồng từ 1 năm trở lên: 6,000,000 đ/ năm
 Đối với cán bộ ký hợp đồng dưới 1 năm: 3,000,000 đ/ năm
3. Chế độ khác:
 Chế độ chăm sóc sắc đẹp của chị em phụ nữ: 2,500,000 đ/ năm
 Chế độ sinh nhật, chế độ động viên Cựu chiến binh, gia đình Liệt sỹ,...
3. Nhu cầu về xã hội (social needs):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ
chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of
love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm kết bạn,
lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, làm việc tại nhóm hoặc công ty,
tham gia các câu lạc bộ,...
Công tác phát triển Đảng tại PVI:
Đối với mỗi người Việt nam sống trong môi trường XHCN, được đứng
trong hàng ngũ của Đảng CS Việt nam là một niềm tự hào lớn lao cho cả bản
5


thân và gia đình. Hàng năm, Đảng bộ PVI luôn đẩy mạnh công tác tìm kiếm và
bồi dưỡng các quần chúng ưu tú để phát triển thành Đảng viên mới, nhằm đào
tạo đội ngũ lãnh đạo có trình độ lý luận vững vàng và giỏi chuyên môn nghiệp

vụ. VP Đảng - Đoàn luôn có kế hoạch phối hợp với các Trung tâm chính trị để
tổ chức các lớp “Nhận thức về Đảng”, “Đảng viên mới”,... xen kẽ với các
chương trình “Về nguồn”, “Thăm chiến trường xưa”,... để phát triển những
nhân tố mới cho tầng lớp kế cận, đặc biệt là thế hệ trẻ. Các hoạt động thiết thực
trên đã kích thích nhiệt huyết của tuổi trẻ PVI phấn đấu hơn nữa cho sự phát
triển của PVI và cho chính mình.
4. Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs) và 5 - Nhu cầu được thể hiện
mình (self-actualizing needs)
Các nhu cầu trên thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng
thông qua các thành quả của bản thân, nhu cầu cảm nhận, quý trọng vào danh
tiếng của mình, có lòng tự trọng, đồng thời có nhu cầu mong muốn được thể
hiện sự tự tin, thể hiện khả năng của bản thân mình đối với mọi người xung
quanh.
Chinh sách tào tạo phát triển nguồn nhân lực và cơ hội thăng tiến tại PVI
PVI đã ký hợp tác toàn diện với các Học viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh,
Học viện Bảo hiểm Hoàng gia Malaysia và hàng năm đều cử các cán bộ tham
dự thi và trao các xuất học bổng để nhân viên có thể tham dự các khóa học dài
hạn tại đây. Ngoài ra công ty liên tục tổ chức các khóa học ngắn hạn về nghiệp
6


vụ để bồi dưỡng kiến thức cho lãnh đạo cấp phòng và cán bộ đơn vị để đáp ứng
tốt nhu cầu công việc. Những cán bộ trên sau khi tốt nghiệp đều cam kết sẽ
cống hiến lâu dài tại PVI và thực sự đã là những cán bộ rất tài năng của công ty.
Một số đã phát triển thành lãnh đạo các Ban hoăc các công ty thành viên đã có
nhiều đóng góp cho thành công của PVI mặc dù tuổi đời chỉ trên dưới 30 tuổi.
Như vậy các chính sách về nhân sự của PVI đã thể hiện những ưu việt so
với các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Với đội ngũ cán bộ nhân viên trên 1.300
người tại 25 công ty thành viên trên toàn quốc, các chính sách con người của
PVI đã giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao với năng suất lao động tính

trên đầu người đạt trên 3 tỷ đồng doanh thu một năm (cao nhất trong ngành bảo
hiểm), góp phần quan trọng trong sự thành công bền vững của công ty ngày
hôm nay và trong tương lai.
3.2. Xây dựng hệ thống sản phẩm, dịch vụ hướng tới thị trường.
Để tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt của kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp phải nhanh chóng hình thành quan niệm thị trường với mục tiêu: năng
động, sát với thực tiễn để phát triển hệ thống các sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
Đối với PVI, từ một doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập ban đầu chỉ có mục
tiêu duy nhất là bảo hiểm cho ngành Dầu khí, đến nay PVI đã phát triển thành
một tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm với các mảng kinh doanh chính như sau:
+ Kinh doanh bảo hiểm: Bảo hiểm dầu khí, Bảo hiểm hàng hải, Bảo
hiểm kỹ thuật, Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm trách nhiệm, Bảo hiểm hàng không,
7


Bảo hiểm con người, Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm y tế tự nguyện, Bảo hiểm
chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu, Bảo hiểm nông nghiệp,...
+ Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhượng tái bảo hiểm, Nhận tái bảo hiểm,...
+ Dịch vụ bảo hiểm khác: Tư vấn bảo hiểm và quản lý rủi ro, Giám
định, tính toán phân bổ tổn thất, Giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba,...
+ Đầu tư: Kinh doanh giấy tờ có giá, Kinh doanh bất động sản, Góp vốn
vào các doanh nghiệp khác, Uỷ thác cho vay vốn,...
Hệ thống các sản phẩm đa dạng trên đã phối hợp và hỗ trợ nhau, cùng
hướng tới việc tăng cường sức cạnh tranh, giúp PVI giành thị phần và đáp ứng
mọi nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực Tài chính – Bảo hiểm. Điều này đã
tạo ra thế, lực và sự khác biệt cho PVI vượt qua các đối thủ khác cùng ngành để
trở thành doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu Việt nam.
3.3. Xây dựng quan niệm “Hướng tới THỊ TRƯƠNG là hướng tới KHÁCH
HÀNG”
Với Slogant “PVI – SỰ LỰA CHỌN CỦA NIỀM TIN”, trong suốt quả

trình phát triển, PVI luôn được khách hàng tín nhiệm và đánh giá rất cao về
công tác dịch vụ. Phương châm bồi thường cho khách hàng của PVI là: Nhanh
– Đúng – Đủ với Thái độ trân trọng, công ty đã thành công trong việc lấy
“KHÁCH HÀNG” làm trung tâm của sự phát triển, đồng thời luôn chú trọng,
nâng cao để chất lượng dịch vụ của công ty ngày càng đi lên.
3.4. Xây dựng “Tinh thần trách nhiệm xã hội – Hướng tới cộng đồng”
8


Một doanh nghiệp thành công phải coi việc xây dựng văn hóa doanh
nghiệp của mình là một bộ phận của văn hóa xã hội. Doanh nghiệp đóng
góp cho xã hội không chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa mãn được
nhu cầu văn hóa của xã hội như tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo
dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển và tiến bộ.
Thông qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này làm hình ảnh doanh
nghiệp sẽ đẹp hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Tại
PVI, công ty không chỉ làm tốt công tác đảm bảo đời sống cho CBNV, hoàn
thành các nghĩa vụ của một doanh nghiệp đối với Nhà nước mà còn dành
mối quan tâm sâu sắc tới các hoạt động từ thiện, hoạt động An sinh xã hội.
Trong nhiều năm qua, PVI đã dành một phần doanh thu để đóng góp cho
các Quỹ vì người nghèo, giúp đỡ trực tiếp cho các hoàn cảnh khó khăn...
Một số hoạt động An sinh xã hội cụ thể mà PVI đã thực hiện năm 2011
như: Tặng 2 tỷ đồng cho các trường mần non tại tỉnh Hà nam, Tặng 2000
xuất ăn cho trẻ em tại Bệnh viện Nhi Hà nôi, Khám chữa bệnh miễn phí
cho bà con nghèo tại tỉnh Quảng Ngãi,.. PVI đã coi các hoạt động ý nghĩa
này như là một nét chính trong văn hóa doanh nghiệp của công ty, để cán
bộ công ty ngày càng hoàn thiện về “CHÂN – THIỆN – MỸ”.

PVI trao tặng 2 tỷ đồng cho các trường mầm non tại tỉnh Hà Nam


9


IV. KẾT LUẬN
Các giải pháp thiết thực trên đã giúp Công ty cổ phần PVI xây dựng được
“Văn hóa doanh nghiệp” lành mạnh và rất có chiều sâu, đã đóng góp không nhỏ
trong sự tăng trưởng trung bình 30% của doanh nghiệp. Điều đó đã khằng “Văn
hóa Doanh nghiệp” là nhân tố sống còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực
cạnh tranh, tạo sự khác biệt trong điều kiện trong bối cảnh nền kinh có nhiều
diễn biến phức tạp như hiện nay.

10



×