Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 133 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN ĐẮC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Đắc

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới thầy PGS. TS Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch đầu tư - Khoa kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND thị xã Từ
Sơn, phòng Quản lý đô thị Từ Sơn, phòng TC - KH Từ Sơn, phòng Thống Kê Từ Sơn,
Đội trật tự đô thị Từ Sơn, UBND xã Hương Mạc, phường Đình Bảng, phường Đồng
Kỵ... đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành

luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Đắc

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................ vi
Danh mục bảng ...............................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ, bản đồ và hình...................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................................... x
Thesis Abstract ................................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp của đề tài ................................................................................ 3


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5

2.1.1.

Quản lý nhà nước ............................................................................................... 5

2.1.2.

Chất lượng công trình xây dựng ........................................................................ 8

2.1.3.

Quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng ................................ 9

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước chất lượng các công trình
xây dựng .......................................................................................................... 21

2.2.

Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây
dựng ................................................................................................................. 25

2.2.1.


Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng
một số quốc gia trên thế giới............................................................................ 25

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng
tại một số địa phương trong nước .................................................................... 27

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn ........................................................... 30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 32

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 32

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................... 36

3.2.


Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 44

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................ 44

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 45

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 46

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 46

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................... 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 48
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng
trên địa bàn thị xã Từ Sơn................................................................................ 48

4.1.1.


Phân cấp quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn
thị xã Từ Sơn ................................................................................................... 48

4.1.2.

Quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn
thị xã Từ Sơn ................................................................................................... 54

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất lượng các công trình
xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn ................................................................... 86

4.2.1

Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách trong quản lý chất lượng xây
dựng trong từng giai đoạn ................................................................................ 86

4.2.2.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng trên
địa bàn thị xã Từ Sơn ....................................................................................... 88

4.2.3.

Năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý .................................... 91

4.2.4.

Các thủ tục hành chính quản lý nhà nước về chất lượng các công trình

xây dựng .............................................................................................................. 93

4.2.5.

Cơ sở vật chất và tài chính công trong quản lý nhà nước về chất lượng
các công trình xây dựng ................................................................................... 96

iv


4.2.6.

Công tác kiểm tra giám sát, thanh tra chất lượng các công trình xây
dựng trên địa bàn xã Từ Sơn............................................................................ 97

4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây
dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn......................................................................... 99

4.3.1.

Định hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng công
trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn thời gian tới................................... 99

4.3.2.

Giải tăng cường chất lượng các công trình xây dựng quản lý chất lượng
công trình ......................................................................................................... 99


4.3.3.

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về chất lượng
công trình xây dựng trên đại bàn thị xã Từ Sơn. ........................................... 104

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 111
5.1.

Kết luận .......................................................................................................... 111

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................ 113

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 114

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BQLDA

Ban quản lý dự án

CSHT


Cơ sở hạ tầng

CTXD

Công trình xây dựng

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất



Lao động

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã


SD

Sử dụng

SS

So sánh

SL

Số lượng

TK

Thiết kế

TT

Thực tế

Tr.đ

Triệu đồng

UBND

Uỷ ban nhân dân

CLCTXD


Chất lượng công trình xây dựng

CLXD

Chất lượng xây dựng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình phân bổ, sử dụng đất đai của thị xã Từ Sơn giai đoạn
2013-2015 ....................................................................................................35
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động thị xã Từ Sơn giai đoạn 2013-2015..................38
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế thị xã Từ Sơn giai đoạn 2013-2015 theo
giá hiện hành ................................................................................................41
Bảng 4.1. Số lượng công trình XD trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.............54
Bảng 4.2. Số Tình hình cấp phép xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn.......................58
Bảng 4.3. Đánh giá của đơn vị, cá nhân xây dựng về công tác cấp phép xây
dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn...................................................................59
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp đối tượng thiết kế công trình trên địa bàn thị xã Từ
Sơn ...............................................................................................................61
Bảng 4.5. Chất lượng bảng thiết kế các công trình xây dựng 2013-2015 ....................62
Bảng 4.6. Bảng đánh giá chất lượng nguyên liệu, kỹ thuật ..........................................63
Bảng 4.7. Bảng điều tra về nguyên liệu đầu vào của các CTXD năm 2015 ................64
Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra tiến độ thi công năm 2013 - 2015.....................................66
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá an toàn xây dựng ..............................................................67
Bảng 4.10. Kiểm tra vệ vinh môi trường xây dựng........................................................68
Bảng 4.11. Kết quả nghiệm thu công trình.....................................................................71
Bảng 4.12. Điều tra chất lượng công trình trong quá trình sử dụng ...............................72
Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm chất lượng xây dựng trên địa bàn

thị xã Từ Sơn giai đoạn 2013-2015 .............................................................74

Bảng 4.14. Các lỗi điển hình trong vi phạm CLXD sai phép.........................................75
Bảng 4.15. Công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn nghiên
cứu, giai đoạn 2013 - 2015...........................................................................76
Bảng 4.16. Công trình xây dựng thủy lợi nông thôn trên địa bàn nghiên cứu,
giai đoạn 2013 - 2015 ..................................................................................79
Bảng 4.17. Công trình xây dựng kỹ thuật trên địa bàn nghiên cứu, giai đoạn
2013 - 2015 ..................................................................................................81
Bảng 4.18. Công trình xây dựng Dân dụng trên địa bàn nghiên cứu, giai đoạn
2013 - 2015 ..................................................................................................83

vii


Bảng 4.19. Công trình xây dựng Công nghiệp trên địa bàn nghiên cứu, giai
đoạn 2013 - 2015 .........................................................................................85
Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ đối với hệ thống văn bản pháp luật trong quản
lý CLCTXD .................................................................................................87
Bảng 4.21. Đánh giá của chủ đầu tư về quy định cấp GPXD trên địa bàn thị xã .................89
Bảng 4.22. Tình hình vi phạm chất lượng xây dựng tại các CTXD ...............................90
Bảng 4.23. Số lượng và cơ cấu cán bộ Phòng quản lý chất lượng đô thị Từ Sơn
tình đến 31/12/2015 .....................................................................................91
Bảng 4.24. Đánh giá của người dân về cán bộ làm công tác quản lý đô thị trên
địa bàn thị xã Từ Sơn...................................................................................92

Bảng 4.25. Bảng đánh giá về thủ tục cấp phép xây dựng năm 2015..............................95
Bảng 4.26. Bảng đánh giá của cán bộ quản lý về cơ sở vật chất 2015...........................96
Bảng 4.27. Các vi phạm trong quản lý chất lượng xây dựng .........................................97


viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết kế .........................................................................................13
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ thi công công trình xây dựng .............................................................15
Bản đồ 3.1. Bản đồ hành chính thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh .......................................32
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng các công trình
xây dựng.......................................................................................................49
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ quy trình lựa chọn nhà thầu hiện hành của Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng thị xã Từ Sơn.....................................................................56
Hình 4.1. Công trình số 11, đường Tân Lập phường Đình Bảng đang được các
công nhân thi công lên đến 5 tầng nhưng không bạt che chắn, vật
liệu xây dựng để vương vãi ra lối đi ............................................................69
Hình 4.2. Công trình nhỏ vi phạm, bên cạnh nhà số 8, gần chợ Hương Mạc
một công trình lớn cũng đang ngang nhiên được xây lên đến 8 tầng
gần đi vào hoàn thiện mà không bị xử lý .....................................................69

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Đắc
Tên luận văn: "Quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn
thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng các công trình
xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao công tác quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả luận văn sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp
và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các
báo cáo, tài liệu, thông tin nội bộ từ các nguồn UBND thị xã Từ Sơn, các phòng ban
chuyên môn của thị xã Từ Sơn, các trang mạng,... Số liệu sơ cấp bằng các phiếu điều
tra 20 cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn, chủ đầu tư công trình xây
dựng: Cơ quan, DN, KĐT, Cá nhân (người dân): 90 phiếu. Trong đó, bình quân mỗi
điểm điều tra là 30 phiếu tại xã Hương Mạc, phường Đình Bảng và phường Đồng Kỵ.
Đây là các xã, phường có nhiều công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn và tập
trung nhiều loại công trình.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Ngoài việc mô tả tình hình chung thực trạng quản lý chất lượng xây dựng trên
địa bàn thị xã Từ Sơn, luận văn đã đạt được kết quả sau:
Một là, đã làm rõ được nội dung quá trình quản lý chất lượng xây dựng trên địa
bàn thị xã Từ Sơn là quá trình lâu dài xuyên suốt quá trình từ khâu xin cấp phép xây
dựng đến khi đưa vào sử dụng, bảo hành và sửa chữa.
Hai là, đã đánh giá được những nhân tố tác động tới quản lý chất lượng công
trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Ba là, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất
lượng xây dựng trên địa bàn dựa trên nội dung thực trạng của quá trình quản lý và các
nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chất lượng xây dựng trên địa bàn.
Bốn là, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước nói chung và cơ
quan quản lý chất lượng xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn nói riêng.

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Dac
Thesis title: “State management about the quality of building sites in Tu Son town, Bac
Ninh Province”.
Major: Economic management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Aims of the Thesis
Research on State management about the quality of building sites in Tu Son,
Bac Ninh, then submit some measurements to improve this issue.
Measures of the Thesis
In this research, the writer uses the senior and junior statistics to analyze in a
flexible way. In which, the senior statistics have been collected from the reports,
documents, internal information of Tu Son People’s Committee, the offices and
branches of Tu Son Committee and on the internet. The junior statistics have been
collected from 20 state management staff in this area, the investors, 90 tickets from
some offices, enterprises, urban zone and individuals. In which, the average of each site
is 30 tickets in huong Mac, binh Dang, and Dong Ky where there are more building
sites than others in this commune.
The result of the research and discussion
The thesis not only describes the general management of building sites in Tu
Son but it also works out some issues:
Firstly, this thesis has made it clear to view the progress of quality management
in Tu Son from the period of the license to usage and maintain.
Secondly, this thesis has evaluated the factors which affected the quality
management of the building sites in Tu son.

Thirdly, this thesis has worked out some measures to enhance the quality
management of building sites in the area based on the reality of the factors which
affected the quality.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng ở nước ta còn
nhiều thách thức trong quá trình phát triển đất nước. Tình trạng thiếu hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đồng bộ, tính kết nối hạ tầng còn yếu. Vấn đề ùn tắc giao thông,
môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân của tình
trạng này, trước hết là do hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về
chất lượng các công trình xây dựng còn thiếu đồng bộ, chế tài xử lý vi phạm
chưa rõ. Các cơ quan còn chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ trong quản lý.
Trên thị xã Từ Sơn năm 2015 có 661 công trình xây dựng, trong đó có 28
công trình giao thông, 411 công trình dân dụng, 164 công trình công nghiệp, còn
lại là các công trình hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hiện
nay nhu cầu đầu tư xây dựng là rất lớn, nhưng trên thực tế, quá trình quản lý Nhà
nước về chất lượng các công trình xây dựng và hiệu quả quản lý các dự án đầu tư
xây dựng là rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Dẫn đến xảy ra không ít sự cố
liên quan tới chất lượng công trình xây dựng mà hậu quả của chúng là vô cùng to
lớn, không thể lường hết được, chẳng hạn như vụ sập vữa trần khu Trung Hòa –
phường Đình Bảng, vụ rút ruột công trình nhà A2, vụ sập tường công viên Hoàng
Quốc Việt tại làng nghề Đồng Kỵ có 02 người thiệt mạng và hàng chục người bị
thương, gây thiệt hại không nho cho nhà nước và xã hội. Tình trạng đó có thể
xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Một là do sự cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận dẫn
đến rút ruột công trình, hai là do sự yếu kém của ban quản lý về chất lượng các

công trình xây dựng, sự chưa hoàn thiện về cơ cấu tổ chức quản lý, quy trình
quản lý chưa chặt chẽ, tính chuyên nghiệp hoá chưa cao và chất lượng đội ngũ
cán bộ trong công tác quản lý các dự án xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tế.
Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình
xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn còn nhiều vấn đề bất cập nên việc hoàn thiện
hệ thống quản lý đó là cần thiết, xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu
"Quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”. Đây là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực
tiễn nhằm giúp cải thiện hơn việc bảo đảm chất lượngquản lý xây dựng tại địa

1


phương nơi tác giả sinh sống và công tác. Các đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác này ở thị xã Từ Sơn có thể có ý nghĩa đối với các địa
phương khác.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng các công
trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng
trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước về chất
lượng công trình xây dựng.
- Đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước về chất lượng các công trình
xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về chất lượng các
công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng
các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các chủ trương, chính sách về quản lý nhà nước chất lượng công trình
xây dựng.
- Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, các cơ quan Nhà nước quản lý xây dựng,
Chủ đầu tư, Nhà thầu xây dựng, Tư vấn khảo sát, thiết kế...
- Các cơ quan, đơn vị, người dân sử dụng công trình xây dựng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Đề tài tập trung làm rõ các nội dung trong quản lý nhà nước về chất
lượng các công trình xây dựng; các chủ trương, chính sách của Nhà nước về quản
lý xây dựng; chủ thể quản lý; hệ thống tổ chức quản lý, kinh nghiệm quản lý nhà
nước về xây dựng ở một số địa phương và một số quốc gia trên thế giới.
+ Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây

2


dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, các yếu tổ ảnh hưởng và các giải
pháp tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thị xã Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập trong 3 năm gần đây (từ 2013 đến
2015); Các giải pháp đề xuất đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về chất
lượng công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề
xuất giải pháp nâng cao quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên
địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng gồm những nội
dung gì?
- Thực trạng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tại Việt
Nam và các nước trên thế giới ra sao?
- Thực trạng về quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng
trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh như thế nào?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về chất lượng các công
trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh?
- Giải pháp nào đưa ra nhằm tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng
các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Về lý luận:
Luận văn đã đưa ra các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý Nhà nước
về chất lượng các công trình xây dựng, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của quản lý
Nhà nước đối với chất lượng công trình xây dựng, phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng.
- Về thực tiễn:
Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về chất lượng các công
trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh thời gian năm 2013 –

3


2015. Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý Nhà nước về chất
lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, đưa ra
kết quả đạt được và những hạn chế gặp phải, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
tăng cường quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn
thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Quản lý nhà nước
2.1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:
“Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra” Hay “Quản lý
là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ
huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác”. “Quản lý là việc đạt
tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập
kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức” (Đỗ Xuân
Hoàng, 2014).
Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của
xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này,
quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động
theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực
khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Theo Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là một
dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật
và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất các các mặt của
đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ
nhân dân, duy trì và ổn định sự phát triển của xã hội.” (Vũ Chí Nghiêm, 2015).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản
lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý

xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu
theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.

5


Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp
hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản
lý cần thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết
được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính
trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà
nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định
của pháp luật (Tạ Xuân Hạnh, 2013).
2.1.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước
Từ khái niệm trên về quản lý nhà nươc ta rút ra các đặc điểm của quản lý
nhà nước như sau:
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính
mệnh lệnh đơn phương của nhà nước. Quản lý nhà nước được thiết lập trên cơ sở
mối quan hệ “quyền uy” và “sự phục tùng” (Nghị định số 64/2012/NĐ-CP).
Quản lý nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh. Tổ chức ở đây được
hiểu như một khoa học về việc thiết lập những mối quan hệ giữa con người với
con người nhằm thực hiện quá trình quản lý xã hội. Tính điều chỉnh được hiểu là
nhà nước dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực
hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội
(Nghị định số 64/2012/NĐ-CP).

Quản lý nhà nước mang tính khoa học, tính kế hoạch. Đặc trưng này đỏi
hỏi nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối lên đối tượng
quản lý phải có một chương trình nhất quán, cụ thể và theo những kế hoạch được
vạch ra từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học.
Quản lý nhà nước là những tác động mang tính liên tục, và ổn định lên các
quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội. Cùng với sự vận động biến đổi
của đối tượng quản lý, hoạt động quản lý nhà nước phải diễn ra thường xuyên,
liên tục, không bị gián đoạn. Các quyết định của nhà nước phải có tính ổn định,
không được thay đổi quá nhanh. Việc ổn định của các quyết định của nhà nước
giúp cho các chủ thể quản lý có điều kiện kiện toàn hoạt động của mình và hệ
thống hành vi xã hội được ổn định (Nghị định số 64/2012/NĐ-CP).

6


Trong hệ thống xã hội, có nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: tổ
chức chính trị, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, các đoàn thể
nhân dân, các hiệp hội.v.v. So với quản lý của các tổ chức khác, thì quản lý nhà
nước có những điểm khác biệt như sau:
Trước hết, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy
quản lý nhà nước được trao quyền, gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp,
cơ quan tư pháp.
Thứ hai, đối tượng quản lý của Nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức
sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bên
ngoài lãnh thổ quốc gia.
Thứ ba, quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao.
Thứ tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ
pháp luật nhà nước, chính sách để quản lý xã hội.
Thứ năm, mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự

ổn định và phát triển của toàn xã hội. (Vũ Chí Nghiêm, 2015).
2.1.1.3. Vai trò, chức năng của quản lý Nhà nước
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước, đó là quản
lý toàn xã hội. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ
chính trị, lịch sử và đặc điểm văn hoá, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Xét về mặt chức năng, quản lý nhà nước bao
gồm 3 chức năng: thứ nhất, chức năng lập pháp do các cơ quan lập pháp thực
hiện; thứ hai, chức năng hành pháp (hay chấp hành và điều hành) do hệ thống
hành chính nhà nước đảm nhiệm; và thứ ba, chức năng tư pháp do các cơ quan tư
pháp thực hiện.(Đỗ Xuân Hoàng, 2014)
Vai trò quản lý nhà nước cụ thể hóa như sau:
- Đảm bảo sự an toàn, yên ổn của các cộng sự: Để hoàn thành một công
việc theo cách có lợi nhất, con người luôn cần có sự an toàn. Nhà quản lý sẽ
không bao giờ thành công nếu như đặt sự an toàn và sức khỏe của nhân viên vào
vòng nguy hiểm, các cộng sự chính là đối tượng mà nhà quản lý phải tìm kiếm sự
trợ giúp và lòng trung thành ở họ vì thế nhất thiết phải tạo cho họ niềm tin và sự
an toàn. Trong quản lý CLCTXD đó là sự đảm bảo an toàn trong khi thực hiện
công trình xây dựng.

7


- Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chung: Nhà quản lý phải hợp tác với
nhóm cộng sự của mình, với cấp quản lý cao hơn và với toàn thể nhân viên trong
công ty. Về nguyên tắc, một nhà quản lý tốt phải đặt lợi ích của tập thể trong tính
toàn thể. Vai trò của nhà quản lý vì thế chủ yếu là việc tìm thấy một sự cân bằng
giữa nhu cầu của đơn vị, yêu cầu của cấp quản lý cao hơn và nhu cầu của nhân
viên. Nhà nước đưa ra các chính sách quản lý CLCTXD đối với chủ thầu và nhà
đầu tư.
- Khơi gợi và thiết lập tinh thần tập thể: Đạo đức tốt và tinh thần tập thể là

hai thành phần chủ yếu của một nhóm. Bản chất của tinh thần tập thể có thể là sự
nhiệt tình hứng khởi, những kết quả làm hài lòng, sự vui thích. Nó có thể bắt
nguồn từ sự quan tâm dù nhỏ của nhà quản lý như một bó hoa trên bàn, một bức
vẽ hài hước trên bảng thông báo, một chiếc bánh gatô. Tóm lại, những hành động
như thế phải được tiến hành đủ để cho nhân viên thấy được nhà quản lý có quan
tâm đến họ. Từ đó, nhân viên sẽ hết lòng hết sức vì công việc chung. Nhà nước
tổ chức các chương trình hội thảo và tuyên dương các đơn vị xuất sắc trong lĩnh
vực xây dựng và giúp các đơn vị xây dựng giao lưu và trao đổi với nhau.
- Truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm: Nhà quản lý tài năng thường dành
nhiều thời gian để cải thiện năng lực những cộng sự của mình, truyền cho họ
những hiểu biết, kinh nghiệm bản thân sao cho họ có thể từ đó mà phát triển hơn.
Chính qua hành động này, nhà quản lý đã đào tạo được người thay thế mình
trong tương lai, một nhân vật có đủ khả năng được thăng tiến, điều này càng có ý
nghĩa kích thích các cộng sự hơn.
- Sáng suốt trong việc xử lý tài liệu: Có vẻ như tồn tại hai dạng nhà quản lý:
những người ghê sợ đống giấy tờ ngập đầu trong văn phòng và những người say
mê chúng. Một nhà quản lý tốt phải biết mình thuộc loại người nào để có cách
khắc phục: nếu anh ta ghét loại công việc này thì tốt nhất là nên giao việc này
cho một ai đó làm, nên giao cho người có năng khiếu và yêu thích việc soạn thảo
hay đọc báo cáo và tài liệu; nhưng hãy biết quản lý họ một cách có hiệu quả nhất.
Nếu ngược lại, anh ta là người mê giấy tờ, hãy tránh khả năng chìm đắm trong
niềm say mê đó.
2.1.2. Chất lượng công trình xây dựng
2.1.2.1. Khái niệm chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng công trình xây dựng là tập hợp các đặc tính kỹ thuật của công
trình xây dựng được xác định thông qua kiểm tra, đo đạc, thí nghiệm, kiểm định

8



thỏa mãn các yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật, mỹ thuật của công trình và
phù hợp với thiết kế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, hợp đồng
xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ
thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu
tố xã hội và kinh tế. Ví dụ: Một công trình quá an toàn, quá chắc chắn nhưng
không phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bất lợi cho
cộng đồng (an ninh, an toàn môi trường…), không kinh tế thì cũng không thoả
mãn yêu cầu về chất lượng công trình. Có được chất lượng công trình xây dựng
như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tố cơ bản nhất là
năng lực quản lý (của chính quyền, của chủ đầu tư) và năng lực của các nhà thầu
tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng (Tạ Xuân Hạnh, 2013).
2.1.2.2. Những yếu tố đảm bảo chất lượng công trình
Thứ nhất, phải đảm bảo sự an toàn thi công xây dựng. Có những sự cố công
trình do bất cẩn và coi thường an toàn lao động đã dẫn đến các cự cố công trình
nghiêm trọng thiệt hại về người và của. do vậy để nâng cao chất lượng công trình
thì phải đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công.
Thứ hai, phải an toàn phòng chống cháy nổ. Hàng năm có rất nhiều vụ tai
nạn ở công trình mà nguyên nhân là cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng.
Thứ ba, vệ sinh môi trường phải đảm bảo. Khu vực xung quanh công trình
xây dựng có rất nhiều vật liệu xây dựng và phế thải như gạch cát sỏi… gây mất vệ
sinh môi trường và cản trở người đi lại xung quanh khu vực đấy. Đây đã trở thành
nhiệm vụ của quản lý CLCTXD (Tạ Xuân Hạnh, 2013).
2.1.3. Quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng
2.1.3.1. Một số khái niệm cơ bản
Theo luật xây dựng số: 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc Hội có
quy định một số khái niệm sau:
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với
đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và

phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm
công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát
triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.

9


- Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám
sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công
trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động
khác có liên quan đến xây dựng công trình (Tạ Xuân Hạnh, 2013).
- Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây
gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
- Chất lượng công trình xây dựng: là tập hợp các đặc tính kỹ thuật của
công trình xây dựng được xác định thông qua kiểm tra, đo đạc, thí nghiệm, kiểm
định thỏa mãn các yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật, mỹ thuật của công
trình và phù hợp với thiết kế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng,
hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
- Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động chức năng quản lý chung
nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng và thực hiện chúng bằng
những phương tiện như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đảm bảo chất lượng và cải
tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống (Tạ Xuân Hạnh, 2013).
- Quản lý chất lượng công trình xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề
ra các yêu cầu, quy định và thực hiện các yêu càu và quy định đó bằng các biện
pháp như kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng trong
khuôn khổ một hệ thống. Hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng chủ
yếu là công tác giám sát và tự giám sát của chủ đầu tư và các chủ thể khác.

2.1.3.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng
Luật Xây dựng 2003 đã tạo bước đột phá quan trọng của hệ thống pháp
luật về đầu tư và xây dựng ở nước ta. Luật Xây dựng 2003 đã đề cập đầy đủ các
nội dung liên quan đến hoạt động xây dựng, pháp chế hóa quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng công trình. Luật cũng xác định rõ vai
trò, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về xây dựng. Nội dung đổi mới trong quản lý nhà nước về chất lượng
công trình xây dựng của Việt Nam là chính quyền không can thiệp trực tiếp mà
gián tiếp qua công cụ pháp luật tác động vào công tác quản lý sản xuất hàng
ngày của người mua (chủ đầu tư) và người bán (các nhà thầu) để làm ra sản

10


phẩm xây dựng- một loại sản phẩm có tính đơn chiếc. Nhà nước tập trung xây
dựng văn bản qui phạm pháp luật văn bản quy phạm kỹ thuật hệ thống tổ chức,
hướng dẫn và kiểm tra để tạo pháp lý cho mối quan hệ của các chủ thể tham gia
hoạt động xây dựng hướng tới việc hình thành công trình có chất lượng cao làm
thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Nghĩa là: Nhà nước kiểm soát các điều kiện
“phù hợp” vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của toàn xã hội.
Song, tình trạng còn tồn tại về chất lượng công trình, lãng phí, đặc biệt
các dự án vốn ngân sách nhà nước. Nhận định của cơ quan soạn thảo cho rằng
khâu kiểm soát của các cơ quan của chính quyền chưa thực hiện “tiền kiểm”. Vì
vậy, tại Dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) Nhà nước “can thiệp” trực tiếp vào
nhóm các yếu tố “đảm bảo” chất lượng của quá trình đầu tư xây dựng thông qua
việc thẩm định thiết kế cơ sở (Chương III), thẩm định thiết kế kỹ thuật (Chương
IV). Sự tham gia trực tiếp của chính quyền vào các khâu như vậy mà không
lượng hóa các đầu việc phải làm thì rất dễ bị lạm quyền gây phiền phức cho tiến
trình cải cách hành chính của nước ta.
Nhận thấy các nội dung mà chính quyền cần quan tâm và kiểm soát chặt

là các điều kiện liên quan đến an toàn sinh mạng, an toàn môi trường, an toàn
xã hội, sự phù hợp với quy hoạch và thiết kế đô thị của các công trình xây dựng
thuộc mọi nguồn vốn khác nhau. Công việc này do cơ quan chuyên môn thuộc
cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng (khoản 47 Điều 3) theo phân cấp thực
hiện. Riêng việc kiểm soát sâu các yêu cầu đảm bảo chất lượng như độ bền
vững, mức độ an toàn, công năng và mỹ thuật thì phải do chủ đầu tư tổ chức
kiểm soát thông qua “cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư”
tổ chức thực hiện. Trong trường hợp cơ quan chuyên môn trực thuộc người
quyết định đầu tư không đủ điều kiện về con người, khối lượng công việc
nhiều, năng lực chuyên môn không đáp ứng những nội dung kỹ thuật mới và
phức tạp thì có thể thuê tổ chức tư vấn đủ năng lực thẩm tra trước khi thẩm định
các nội dung đảm nhận.
Như vậy có thể hiểu rằng, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
phải thực hiện hai vai: Vai cơ quan chuyên môn về xây dựng để kiểm soát các
yêu cầu “phù hợp” của các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn nhưng
đồng thời là cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư đối với
các dự án thuộc nguồn vốn nhà nước đặc biệt đối với các dự án vốn ngân sách
nhà nước (Vũ Chí Nghiêm, 2015).

11


2.1.3.3 Nội dung công tác quản lý nhà nước vềchất lượng công trình xây dựng
a. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
Những năm gần đây, dự án đầu tư xây dựng công trình không ngừng tăng
về số lượng, lớn về quy mô và đa dạng về nguồn vốn đầu tư. Công tác khảo sát
xây dựng nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu lập dự án và triển khai các bước
thiết kế xây dựng công trình, góp phần đảm bảo công trình được xây dựng an
toàn, kinh tế, mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư và cho xã hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được của công tác khảo sát xây dựng, trong

thực tế trong các công trình công ty tiến hành thi công vẫn còn hiện tượng công
trình xây dựng không đảm bảo chất lượng; xảy ra sự cố dẫn đến phải xử lý, gây
lãng phí và làm khách hàng không hài lòng mà một trong những nguyên nhân là
do số liệu khảo sát xây dựng không chính xác, không phản ánh đúng thực trạng
nền đất tại địa điểm xây dựng, không dự báo được những thay đổi về điều kiện
địa chất công trình. Nhiều biện pháp đã được đưa ra để khắc phục những tồn tại
trong công tác khảo sát, tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế nên hiệu
quả chưa được nâng cao (Đỗ Quý Hoàng, 2014).
Việc quản lý chất lượng trong khâu khảo sát đối với nhà thầu thiết kế xây
dựng công trình được thực hiện như sau:
- Bố trí người có chuyên môn phù hợp để lập nghiệp vụ khảo sát xây
dựng, giám sát công tác khảo sát xây dựng, tư vấn nghiệm thu báo cáo kết quả
khảo sát xây dựng khi chủ đầu tư yêu cầu.
- Chỉ sử dụng tài liệu khảo sát xây dựng để thiết kế khi kết quả khảo sát
đáp ứng yêu cầu của bước thiết kế, phù hợp với điều kiện địa chất, địa lý tự nhiên
tại khu vực xây dựng và đã được chủ đầu tư nghiệm thu quy định.
- Kịp thời kiến nghị chủ đầu tư thực hiện khảo sát xây dựng bổ sung khi
thấy không đủ các số liệu khảo sát cần thiết để thiết kế, khi có nghi ngờ về kết
quả khảo sát hoặc phát hiện những yếu tố bất thường về địa chất công trình ảnh
hưởng đến thiết kế.
Từ những biện pháp đưa ra, công ty sẽ tiến hành lựa chọn phương án tối ưu
nhất, kết quả này sẽ được lưu vào hồ sơ theo mẫu quy định, hồ sơ này được lưu
trong 3 năm. Thông thường công việc chính của công ty là xây lắp các công trình
xây dựng nên kết quả khảo sát sẽ được chủ đầu tư cung cấp cho công ty dựa vào
đó mà thi công. Nếu có gì xảy ra trong quá trình thi công công trình mà do khảo
sát thì công ty sẽ liên hệ với bên chủ đầu tư để cùng giải quyết (Chính Phủ, 2009).

12



Căn cứ tính chất công trình, quy mô đầu tư xây dựng, mức độ phức tạp
của công trình, đặc điểm và điều kiện tự nhiên của địa điểm xây dựng, cần thực
hiện tốt các yêu cầu sau:
- Tuyển chọn nhà thầu khảo sát có năng lực xứng với đặc điểm công trình
xây dựng, thể hiện ở các mặt về năng lực và kinh nghiệm quản lý tương ứng, chất
lượng nguồn nhân lực tương ứng, có đủ máy móc thết bị cần thiết thực hiện công
việc khảo sát và có đủ điều kiện thí nghiệm, phân tích, đánh giá chính xác các số
liệu và kết quả khảo sát.
- Hợp đồng khảo sát phải làm rõ yêu cầu đầy đủ về các số liệu và độ chính
xác của các số liệu bên B cung cấp.
- Công tác khảo sát phải được giám sát thực hiện, kết quả khảo sát phải
được kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu đúng quy định.
b. Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng
Thiết kế là khâu đầu tiên và cũng là khâu đóng vai trò quan trọng đến chất
lượng công trình thi công. Bản thiết kế thi công phải trình bày được tất cả các
phương án và các yếu tố cần thiết phục vụ cho quá trình thi công, phải được thẩm
định và đánh giá cẩn thận trước khi được đưa vào thi công. Quy trình thiết kế
được thực hiện như sau:

Tiếp nhận

Lập và

Triển

hợp đồng

phân phối

khai


từ KH

kế hoạch

thực hiện

Kiểm
tra
nghiệm
thu

Phê

Theo dõi

duyệt in

giám sát

hồ sơ

quyền tác

Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết kế
Nguồn:Tạ Xuân Hạnh (2013)

Thứ nhất: Tiếp nhận hợp đồng từ khách hàng.
Sau khi trúng thầu, công ty tiếp nhận hợp đồng từ khách hàng, xem xét
các điều khoản hợp đồng một cách kỹ càng, xem xét yêu cầu của phía khách

hàng xem công ty có khả năng đáp ứng, nếu có gì thắc mắc có thể thoả thuận lại
với khách hàng về các điều khoản đó.
Thứ hai: Lập và phân phối kế hoạch.

13


×