Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý khai thác thủy sản tại xí nghiệp thủy sản núi cốc, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ HUYỀN TRANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC
THỦY SẢN TẠI XÍ NGHIỆP THỦY SẢN NÚI CỐC,
TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Viết Đăng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Huyền Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Viết Đăng, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và
Chính sách đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Xí nghiệp
Thủy sản Núi Cốc đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày..... tháng..... năm 2016
Tác giả luận văn


Trần Thị Huyền Trang

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn………………………………………………………………….……….……ii
Lời cam đoan……………………………………………………………………….……iii
Mục lục………………………………………………………………………….……….vi
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ và hộp..................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.3. Đối tượng và pham vi nghiên cứu ............................................................................. 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 4
1.5. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................... 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện công tác quản lý khai thác
thuỷ sản .............................................................................................................. 5
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................................... 5
2.1.2. Đặc điểm quản lý khai thác thủy sản hồ chứa ...................................................................... 6
2.1.3. Nội dung quản lý khai thác thủy sản ................................................................................... 10
2.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác thủy sản ............................................................. 18
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 27
2.2.1. Các văn bản pháp lý về quản lý khai thác thủy sản ........................................................... 27
2.2.2. Tổng quan về tình hình quản lý khai thác thủy sản hồ chứa ............................................. 28

2.2.3. Kinh nghiệm quản lý khai thác thủy sản của một số nước trên thế giới .......................... 35
2.2.4. Kinh nghiệm quản lý khai thác thủy sản trong nước ................................................... 40
2.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý khai thác thủy sản tại Xí nghiệp Thủy sản
Núi Cốc.................................................................................................................................. 47
Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 50
3.1. Đặc điểm địa bàn ..................................................................................................... 50
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của hồ thủy sản Núi Cốc ...................................................................... 50
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc............................................... 51
3.1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc .................................................. 52
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 53
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................................................... 53
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin.......................................................................... 53

iii


3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................................... 54
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................................. 55
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 55
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 57
4.1. Thực trạng quản lý khai thác thủy sản tại xí nghiệp thủy sản núi cốc, tỉnh Thái
Nguyên .................................................................................................................. 57
4.1.1. Nguồn lợi thủy sản Hồ Núi Cốc .......................................................................................... 57
4.1.2. Lập kế hoạch về quản lý khai thác thủy sản ở Xí nghiệp Thuỷ sản Núi cốc .................. 59
4.1.3. Tổ chức triển khai kế hoạch quản lý khai thác thủy sản của Xí nghiệp........................... 69
4.1.4. Kết quả quản lý khai thác thủy sản của Xí nghiệp ............................................................. 79
4.1.5. Kiểm tra, giám sát quản lý khai thác thủy sản của Xí nghiệp ........................................... 86
4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác thủy sản tại xí nghiệp thủy sản núi cốc ... 87
4.2.1. Cường lực khai thác .............................................................................................................. 87
4.2.2. Đối tượng khai thác ............................................................................................................... 89

4.2.3. Ngư cụ khai thác .................................................................................................................... 90
4.2.4. Mùa vụ khai thác ................................................................................................................... 92
4.3. Ma trận swot (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) ....................................... 94
4.4. Định hướng và giải pháp nâng cao công tác quản lý khai thác thủy sản tại xn thủy
sản núi cốc ............................................................................................................. 95
4.4.1. Quan điểm và định hướng ................................................................................................... 95
4.4.2. Mục tiêu.................................................................................................................................. 96
4.4.3. Căn cứ đề xuất giải pháp....................................................................................................... 96
4.4.4. Các giải pháp.......................................................................................................................... 97
Phần 5. Kết luận và khuyến nghị............................................................................... 103
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 103
5.2. Khuyến nghị ........................................................................................................... 104
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 106
Phụ lục ......................................................................................................................... 109

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CP

Chính phủ

HTX

Hợp tác xã


NTS

Nghề thủy sản

PTNT

Phát triển nông thôn

KTTS

Khai thác thủy sản

SX

Sản xuất

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TS

Thủy sản

UBND


Ủy ban nhân dân

XN

Xí nghiệp

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đối tượng điều tra của đề tài .......................................................................... 54
Bảng 4.1. Sản lượng thủy sản của Hồ Núi Cốc giai đoạn 2013 – 2015 ......................... 57
Bảng 4.2. Số lượng cá giống thả vào Hồ Núi Cốc .......................................................... 61
Bảng 4.3. Kế hoạch khai thác thủy sản Hồ Núi Cốc ...................................................... 63
Bảng 4.4. Ao giao khoán thu sản phẩm năm 2015 ......................................................... 67
Bảng 4.5. Tình hình quản lý các ao nuôi thủy sản của Xí nghiệp năm 2015 ................. 68
Bảng 4.6. Nguồn nhân lực của Xí nghiệp năm 2016 ...................................................... 70
Bảng 4.7. Cơ cấu trình độ chuyên môn và lý luận của cán bộ, công nhân viên xí
nghiệp thủy sản Núi Cốc ................................................................................... 71
Bảng 4.8. Mật độ lao động của xí nghiệp ....................................................................... 73
Bảng 4.9. Sản lượng thủy sản khai thác chính tại Hồ Núi Cốc giai đoạn 2013 – 2015 ........... 79
Bảng 4.10. Kết quả kinh doanh của Xí nghiệp theo từng nhóm hoạt động giai đoạn
2013 - 2015 ....................................................................................................... 80
Bảng 4.11. Tổng hợp chi phí của Xí nghiệp từ 2013 – 2015 .......................................... 82
Bảng 4.12. Kết quả sản xuất kinh doanh ao nuôi do Xí nghiệp tự quản lý giai đoạn
2013 – 2015 ....................................................................................................... 82
Bảng 4.13. Số vụ khai thác trộm ở Hồ Núi Cốc bị phát hiện ......................................... 85
giai đoạn 2013 - 2015 ..................................................................................................... 85
Bảng 4.14. Cường lực khai thác trên Hồ Núi Cốc .......................................................... 88

Bảng 4.15. Kích thước chung của đối tượng khai thác ................................................... 89
Bảng 4.16. Ngư cụ của Xí nghiệp và quanh vùng Hồ Núi Cốc ...................................... 91
Bảng 4.17. Mùa vụ khai thác thủy sản tại Hồ Núi Cốc .................................................. 92
Bảng 4.18. Ma trận SWOT ............................................................................................. 94

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HỘP
Biểu đồ 4.1. Diện tích ao sản xuất xuất tập trung giai đoạn 2013 – 2015 ...................... 62
Biểu đồ 4.2. Diện tích ao giao khoán giai đoạn 2013 – 2016 ......................................... 65
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu lao động được tập huấn của Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc giai
đoạn 2013 – 2015 ....................................................................................... 72
Biểu đồ 4.4. Tần suất đánh bắt, khai thác trộm ở Hồ Núi Cốc ....................................... 76
Biểu đồ 4.5. Phương thức xử lý đánh bắt, khai thác trái phép trên hồ ........................... 77
Biểu đồ 4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác thủy sản của Xí nghiệp............... 84
Biểu đồ 4.7. Hoạt động nuôi trồng và KTTS của XN tác động đến môi trường .................. 84
Biểu đồ 4.8. Quy mô khai thác, đánh bắt trộm ở Hồ Núi Cốc ........................................ 85
Sơ đồ 2.1.

Danh mục ngư cụ phục vụ khai thác thủy sản hồ chứa ............................. 20

Sơ đồ 3.1.

Tổ chức bộ máy của Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc ................................... 53

Sơ đồ 4.1.

Mô hình quản lý Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc ......................................... 86


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Trần Thị Huyền Trang
2. Tên luận văn: “Hoàn thiện công tác quản lý khai thác thủy sản tại Xí
nghiệp Thủy sản Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên”
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Hiện nay, diện tích mặt nước có thể sử dụng nuôi trồng và khai thác thuỷ
sản của Thái Nguyên là 6.925 ha, trong đó có 2.285 ha ao, 1.140 ha hồ chứa vừa
và nhỏ, 1.000 ha ruộng có khả năng nuôi cá - lúa và 2.500 ha Hồ Núi Cốc.
Không những chỉ đảm nhiệm chức năng phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 2 tỉnh
Thái Nguyên và Bắc Giang, điều hòa môi trường, phát triển du lịch, cung cấp
nước sinh hoạt cho người dân địa phương mà còn có lợi thế rất lớn trong nuôi
trồng thủy sản.
Nhiều năm qua, tiềm năng về nuôi trồng thủy sản chưa được phát huy
hiệu quả, thậm chí nguồn lợi thủy sản trong hồ luôn bị đe dọa tận diệt bởi nạn
đánh bắt trái phép bằng xung điện, chất nổ, vó đèn...
Nhằm nghiên cứu cụ thể thực tiễn từ đó đề xuất một số định hướng và giải
pháp nhằm nâng cao công tác quản lý khai thác thủy sản tại Xí nghiệp Thủy sản
Núi Cốc một cách hiệu quả và bền vững. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn
thiện công tác quản lý khai thác thủy sản tại Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc, tỉnh
Thái Nguyên”.
Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Góp phần hệ thống
hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý khai thác thủy sản trong hồ thủy
lợi; (2) Phân tích thực trạng công tác quản lý khai thác thủy sản tại Xí

Nghiệp Thủy Sản Núi Cốc (3) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
khai thác thủy sản tại Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc; (4) Đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác thủy sản của Xí nghiệp Thủy
sản Núi Cốc trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và
sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ
nguồn báo cáo số liệu thống kê về kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Thủy
sản Núi Cốc. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng

viii


vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối tượng cán bộ quản lý, cán bộ công nhân viên của
Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc, điều tra phỏng vấn người dân và các cơ quan chính
quyền liên quan quanh vùng Hồ Núi Cốc. Tôi sử dụng các phương pháp phân tích
như cho điểm, thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích SWOT để đánh giá thực
trạng quản lý khai thác thủy sản tại Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc.
Qua đánh giá thực trạng quản lý thực trạng quản lý khai thác thủy sản tại
Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc cho thấy công tác quản lý có ảnh hưởng trực tiếp
đến sản lượng và chất lượng thủy sản của Xí nghiệp. Cụ thể, các bước của quản
lý khai thác thủy sản gồm: lập kế hoạch khai thác, tổ chức triển khai kế hoạch
khai thác, kiểm tra giám sát,… Sau quá trình phân tích quản lý khai thác thủy
sản đã từng bước khắc phục những bất cập từ trước đến nay như năng suất ngày
một nâng cao, phòng tránh dịch bệnh và đặc biệt giảm thiểu sự đánh bắt, khai
thác trộm nguồn lợi thủy sản từ đó tạo điều kiện thuận lợi để quy hoạch nuôi
trồng, khai thác thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu cho trong và ngoài tỉnh, đồng
thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Công tác quản lý khai thác thủy sản của Xí nghiệp đang ngày càng phát
triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên bên cạnh đó, còn nhiều khó khăn
tồn tại như diện tích hồ đang bị lấn chiếm, chất lượng môi trường nước ngày

càng giảm do quá trình đô thị hóa và phát triển du lịch, công tác quản lý và sử
dụng chưa hiệu quả so với tiềm năng sẵn có. Ngoài ra, là tình trạng đánh bắt trộm
thủy sản gây nên thất thoát khá lớn gây ảnh hưởng đến doanh thu của Xí nghiệp.
Đề tài khuyến nghị một số giải pháp giải quyết một số vấn đề tồn tại của
quá trình quản lý khai thác thủy sản nhằm tăng cường năng nâng cao hiệu quả
quản lý khai thác thủy sản trong thời gian tới.
Về công tác quản lý của Xí nghiệp, bộ phận quản lý và công nhân viên hiện
nay đã và đang tích cực hoàn thiện năng lực để có thể thực hiện tốt công việc của
mình. Bên cạnh đó, các chính sách và cơ chế về quản lý khá tốt do đó tạo động lực
để người lao động tăng năng suất, bảo vệ chính sản phẩm của mình làm ra.
Cần nâng cao hơn nữa năng lực quản lý cho cán bộ của xí nghiệp, đồng
thời đào tạo tay nghề bài bản và trình độ cho người lao động. Có kế hoạch nuôi
trồng những sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, ngoài ra phải có lịch
khai thác hợp lý nhằm bảo tồn những giống thủy sản có giá trị cao trong các hồ
khai thác tự nhiên.

ix


THESIS ABSTRACT
1. Author: Tran Thi Huyen Trang
2. Thesis: “Enhancing managerial activities in exploiting aquaculture in
Nui Coc Aquaculture Enterprise, Thai Nguyen province”
3. Major: Economic Management

Code:

60.34.04.10

4. Institution: Vietnam National University of Agriculture

Recently, available aquaculture area in Thai Nguyen is 6.925 ha, including
2.285 ha of ponds, 1.140 ha of small and medium lakes, 1.000 ha watered-field
available for fish – rice model and 2.500 ha of Nui Coc Lake which is not only
for agriculture production but also for environment, tourism, water for
households’ living and especially it is a potential resource for aquaculture.
Many years recently, potentials of aquaculture have not efficiently used,
even aquacultural resources are in danger of illegal exploit by electric, explosion,
light net,...
Based on theoretical and empirical problems, I conduct studying the thesis:
“Enhancing managerial activities in exploiting aquaculture in Nui Coc
Aquaculture Enterprise, Thai Nguyen province” to study the empirical aspect
and to recommend solutions to enhance managerial activities in exploiting
aquaculture in the enterprise effectively and sustainably.
Specific objectives include: (1) To systemize theoretical and empirical
base in managerial activities in exploiting aquaculture in irrgation lakes; (2)
To analyze status of managerial activities in exploiting aquaculture in Nui
Coc Aquaculture Enterprise; (3) To analyze factors effecting on managerial
activities in exploiting aquaculture in the enterprisec; (4) To recommend
several solutions to improve effeciency of managerial activities in exploiting
aquaculture in the future.
In this research, I use both secondary and primary data to prove my
conclusion. The secondary data is collected from statistic reports of business result
in Nui Coc Aquaculture Enterprise. The primary data is collected by deep
questionnaire, structured questionnaire, semi-structured questionnaire to survey
managerial staff, workers and staff in the enterprise, to survey beneficiaries and
government staff related to Nui Coc Lake. I use several analysis methods including

x



of marking, statistic descriptive, comparison statistics, SWOT matrix to evaluate
managerial activities of exploiting aquacutlure in Nui Coc Aquaculture Enterprise.
By evaluating status of managerial activities in exploiting aquaculture in
Nui Coc Aquaculture Enterprise, I show that the managerial activities have direct
effect on volume and quality of aquacultural products in the enterprise. In
specific, steps of exploiting managemend in aquaculture includes planning
exploiting activities, implementing exploiting activities, monitoring and
inspecting,…The managerial activities of exploiting aquaculture help
overcoming difficulties in productivity improvement, reducing disease and
especially reducing illegal exploiting methods to improve master pland of
aquacutlure to meet domestic demand and outside province demand, and to
improve competitiveness in the market.
Managerial activities in exploiting aquaculture in the enterprise have been
developed in quantity and quality. However, there are many difficulties such as
urbanising area of lake, losing water quality because of urbanising and tourism
developing, managerial activities in exploiting aquaculture is not efficient as its
potentitla. Moreover, illegal exploit makes huge loss which effecting on revenue
of the enterprise.
The thesis recommends several solutions to overcome problems in
managemend and exploit aquaculture to improve effeciency managerial activities
in the future.
About managerial activities of the enterprise, management units and
workers has been active in enhancing capacity to work well. Beside, policies and
procedure in management are good to motivate workers improving productivity
and protecting their products.
The enterprise should impove managerial capacity for staff along with
training and impoving knowledge for the workers. It should have production
pland for each product to meet market demand, and well schedule for exploiting
to guarantee high value aquacultural products in natural exploiting lake.


xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, diện tích mặt nước có thể sử dụng nuôi trồng và khai thác thuỷ
sản của Thái Nguyên là 6.925 ha, trong đó có 2.285 ha ao, 1.140 ha hồ chứa vừa
và nhỏ, 1.000 ha ruộng có khả năng nuôi cá - lúa và 2.500 ha Hồ Núi Cốc. Hồ
Núi Cốc là tên một hồ nước ngọt nhân tạo tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Đây là
một địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thái Nguyên. Không những chỉ đảm nhiệm
chức năng phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang,
điều hòa môi trường, phát triển du lịch, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân
địa phương mà còn có lợi thế rất lớn trong nuôi trồng thủy sản.
Trên địa bàn tỉnh cũng đã có một số mô hình thuỷ sản có giá trị kinh tế
cao như mô hình nuôi tôm càng xanh, chép lai, rô phi vằn, rô đồng, ba ba, ếch
Thái Lan, nuôi cá ao tăng sản, nuôi cá hồ chứa nhỏ... Trong năm, toàn tỉnh đã sản
xuất được 500 triệu con cá giống; 50 triệu con cá bột, trong đó cá rô phi đơn tính
là 7 triệu con. Nguồn giống thủy sản được sản xuất tại 2 trại thuộc Trung tâm
Thủy sản và Xí nghiệp Thủy sản Hồ Núi Cốc, Trung tâm thủy sản Trường Đại
học Nông lâm và các cơ sở, hộ gia đình sản xuất và dịch vụ giống thủy sản.
Nguồn giống này đã đáp ứng khoảng 85% nhu cầu cá giống trên địa bàn tỉnh.
Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi bán thâm canh với các giống như cá rô phi, cá
chim trắng, cá trôi Trường Giang, cá trắm đen.
Năm 2014, sản lượng nuôi trồng thủy sản là 7.778 tấn, đạt 103,7% kế
hoạch, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng là 7.620 tấn, khai thác 158 tấn.
Song song với đó, các mô hình trình diễn khuyến ngư như mô hình nuôi cá Diêu
hồng trong lồng; mô hình nuôi cá thâm canh trong ao sử dụng chế phẩm sinh
học; mô hình nuôi cá ở hồ chứa nhỏ và Chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản
cũng được triển khai. Năm 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT phấn đấu tăng
diện tích nuôi trồng thủy sản lên 5.800ha; sản lượng đạt 8.000 tấn, chú trọng

nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học; quy
trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao năng
suất, chất lượng…
Có thể thấy phương thức nuôi trồng thuỷ sản ở Thái Nguyên chủ yếu là
"thả cá", chưa có đầu tư thâm canh sản xuất, chủ yếu nuôi thả các loài cá truyền
thống như: mè, trôi, trắm cỏ, chép... năng suất, giá trị kinh tế thấp. Khu vực bán

1


ngập Hồ Núi Cốc thuộc địa phận các xã Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ, Tân
Thái, Hùng Sơn của huyện Đại Từ. Hiện nay, người dân trong vùng vẫn tận dụng
khu vực bán ngập để cấy lúa, trồng màu nhưng thu hoạch bấp bênh. Việc thực
hiện nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực bán ngập Hồ Núi Cốc sẽ góp phần sử
dụng hiệu quả các hồ chứa thuỷ lợi, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, nâng cao sản
lượng thủy sản trên địa bàn tỉnh, đồng thời góp phần tạo việc làm ổn định cho
người dân trong vùng. Tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của Thái Nguyên hiện
đạt khoảng 4.500 tấn, mới đáp ứng được 60% nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh, sản
phẩm thuỷ sản chiếm 2,6% tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều
năm qua, tiềm năng về nuôi trồng thủy sản chưa được phát huy hiệu quả, thậm
chí nguồn lợi thủy sản trong hồ luôn bị đe dọa tận diệt bởi nạn đánh bắt trái phép
bằng xung điện, chất nổ, vó đèn... Mỗi năm, tỉnh Thái Nguyên phải nhập thêm
5.000 tấn cá tươi từ tỉnh khác để phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Trước thực tế này, cùng với việc giải quyết dứt điểm việc lấn chiếm lòng
hồ, mặt hồ, từ năm 2012, tỉnh Thái Nguyên đã chuyển giao việc khai thác, bảo
vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản từ đơn vị quản lý nhà nước (Trung tâm Thủy
sản tỉnh) về doanh nghiệp quản lý chính của hồ Núi Cốc (Công ty TNHH một
thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên). Ngay sau khi hoàn thành việc
chuyển giao, Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên đã
kiện toàn lại toàn bộ đội ngũ làm công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, đánh bắt và

nuôi trồng thủy sản; chấm dứt việc hợp đồng khai thác thủy sản với các hộ, cá
nhân vùng ven hồ; chuyển giao toàn bộ công tác khai thác thủy sản tại Hồ Núi
Cốc cho Xí Nghiệp Thủy Sản Núi Cốc phụ trách; đồng thời đầu tư nguồn vốn,
đảm bảo mỗi năm thả xuống hồ từ 10 - 15 tấn cá giống đạt tiêu chuẩn, chủ yếu là
các giống cá bản địa như: mè, trôi, trắm, chép...
Vậy làm thế nào để nguồn nước cung cấp cho khu vực nuôi trồng thuỷ
sản; xử lý nước thải sau khi nuôi; nguồn cá giống; kỹ thuật nuôi cá; thị trường
tiêu thụ sản phẩm, quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản tại hồ Núi Cốc có hiệu
quả… đây là những câu hỏi đặt ra cho các cơ quan chức năng. Xuất phát từ vấn
đề lý luận và thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác
quản lý khai thác thủy sản tại Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên”
nhằm nghiên cứu cụ thể thực tiễn từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp
nhằm nâng cao công tác quản lý khai thác thủy sản tại Xí nghiệp một cách hiệu
quả và bền vững.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý khai thác thủy sản tại Xí nghiệp
Thủy sản Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số định hướng và giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác thủy sản trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý khai thác
thủy sản trong hồ thủy lợi.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý khai thác thủy sản tại Xí Nghiệp
Thủy sản Núi Cốc.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác thủy sản tại Xí
nghiệp Thủy sản Núi Cốc.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác thủy
sản của Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý khai thác thủy sản tại Xí
nghiệp Thủy sản Núi Cốc.
- Đối tượng khảo sát của đề tài là các cán bộ, nhân viên quản lý và khai
thác thủy sản tại Xí nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
+ Nghiên cứu tình hình quản lý khai thác thủy sản tại Việt Nam và Thái
Nguyên nói chung, tình hình ở hồ Núi Cốc nói riêng từ năm 2012 – 2015.
+ Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác thủy sản tại Xí
nghiệp Thủy Sản Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tình hình thực tế về quản lý khai thác thủy sản tại Xí
Nghiệp Thủy Sản Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu đề tài: Số liệu thu thập qua 3 năm từ năm 2013
đến năm 2015 và số liệu điều tra năm 2015.

3


+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 04/2015 đến 10/2016.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực tế tình hình thực hiện công tác quản lý khai thác thủy sản tại Xí
nghiệp Thủy Sản Núi Cốc đang diễn ra như thế nào?
- Hiệu quả của các hình thức quản lý khai thác hiện nay như thế nào?
- Quá trình thực hiện đang gặp những khó khăn vướng mắc ra sao và

nguyên nhân của những bất cập này?
- Cần có những giải pháp để nâng cao công tác quản lý khai thác thủy sản
tại Xí nghiệp?
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Đóng góp về lý luận
- Thực hiện đề tài thành công sẽ là căn cứ khoa học cho việc quản lý khai
thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ chứa. Đây là vấn đề cấp bách trong thời
điểm hiện tại cũng như tương lai của nghề cá.
- Bên cạnh đó, việc thực hiện thành công đề tài sẽ đem lại cách nhìn chính
xác về hiện trạng khai thác hồ chứa của Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc trong thời
gian qua. Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quản lý
khai thác hồ chứa.
1.5.2. Đóng góp về thực tiễn
- Thành công của để tài sẽ là cơ sở cho việc quản lý khai thác thủy sản của
Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Hồ Núi Cốc.
- Bố trí lại cơ cấu mùa vụ.
- Xây dựng kế hoạch khai thác.
- Đề xuất được các giải pháp quản lý phù hợp với thực tế của Xí nghiệp
Thủy sản Núi Cốc.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC THUỶ SẢN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Thủy sản
Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại

cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu
hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong
các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác
các loại cá.
- Khai thác thủy sản
Theo quy định tại khoản 4, Điều 2 Luật Thủy sản năm 2003 thì khai thác
thủy sản được hiểu như sau: Khai thác thuỷ sản là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản
trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác (Quốc hội, 2003).
Khai thác thủy sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự
nhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; phải tuân theo
quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại và
kích cỡ thủy sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm và phải
tuân theo quy định của Luật Thủy sản và các quy định có liên quan.
Sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thủy sản có kích cỡ phù
hợp với các loài thủy sản được phép khai thác.
- Quản lý khai thác thủy sản
Theo tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO - Food and
Agriculture Organization) thì khái niệm quản lý nghề cá được hiểu như sau:
Quản lý nghề cá là một quá trình tổng hợp về thu thập thông tin, phân
tích, quy hoạch, tư vấn, ra quyết định, phân bổ nguồn lợi, xây dựng và thực hiện
các quy định hoặc các luật lệ và thi hành khi cần thiết, nhằm quản lý các hoạt
động khai thác để đảm bảo năng suất tiếp tục của nguồn lợi và đạt được các mục
tiêu khác về khai thác thủy sản.
Hội thảo quốc tế về nghề cá có trách nhiệm ở thành phố Can cun, năm
1992 (Mexico) đã thống nhất:
Quản lý nghề cá là “Hoàn thiện việc sử dụng bền vững nguồn lợi thuỷ sản
hài hoà với môi trường; thực hiện nuôi trồng và đánh bắt không gây hại cho hệ
5



sinh thái, nguồn lợi và chất lượng, kết hợp giá trị gia tăng với các sản phẩm
thông qua quá trình vận chuyển để đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết; quản lý
các hoạt động thương mại để cung cấp cho khách hàng sản phẩm có chất lượng
tốt” (Cacun, 1992).
Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển, sông,
hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải tuân theo quy định của Luật
Thủy sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chính phủ có trách nhiệm phân vùng biển, phân vùng biển, phân tuyến
khai thác thủy sản; phân công, phân cấp quản lý cho cán bộ, ngành hữu quan và
địa phương để bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các lực lượng kiểm
tra, kiểm soát hoạt động thủy sản trên các vùng, tuyến khai thác thủy sản.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quy chế vùng khai thác
thủy sản ở sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác thuộc phạm vi quản
lý của mình theo hướng dẫn của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn); tổ chức cho nhân dân địa phương thực hiện quyền giám sát, phát hiện, tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trong vùng khai thác thủy sản.
Nguồn lợi thủy sản có vai trò quan trọng về kinh tế và xã hội, góp phần
vào cung cấp các nhu cầu thực phẩm thiết yếu cho con người, tạo công ăn việc
làm và thu nhập cho xã hội. Hiện nay, phần lớn nguồn lợi thủy sản bị khai thác quá
mức, có nhiều loại bị cạn tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Nhu cầu về tiêu dùng nguồn lợi ngày càng gia tăng, nhiều phương tiện
trang thiết bị hiện đại nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản ra đời, nhiều phương
pháp khai thác đơn giản, hiệu quả nhưng lại hủy diệt nguồn lợi được sử dụng.
Để khai thác hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên thủy sản nhất thiết phải
tiến hành quản lý hoạt động khai thác thủy sản.
2.1.2. Đặc điểm quản lý khai thác thủy sản hồ chứa
Ở Việt Nam, hầu hết các hồ chứa được xây dựng và phát triển vào khoảng
30 năm trở lại đây với mục đích chính là phục vụ cho sản xuất điện, canh tác lúa
và kiểm soát lũ. Hồ chứa nhỏ được xây dựng với mục đích chính là tích nước để
phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là để cung cấp nước vào mùa khô.

Hiện nay việc thả cá ở những hồ chứa lớn chỉ mong chờ vào nguồn vốn
của nhà nước. Việc thả cá được xem là có hiệu qủa hơn với những hồ do tư nhân
quản lý hoặc Nhà nước quản lý nhưng dưới dạng giao khoán. CBF ( nghề cá có

6


quản lý) được cho là biện pháp phù hợp để nâng cao sản lượng cá tại các hồ chứa
nhỏ của Việt Nam.
Nghề cá hồ chứa được phát triển ở Việt Nam rất đa dạng, nuôi lồng bè, eo
ngách, thả các đối tượng truyền thống theo phương thức từ quảng canh đến bán
thâm canh, thâm canh như: cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chép, cá rô phi, cá điêu
hồng,... Hiện nay ở nhiều tỉnh thành đang phát triển các mô hình nuôi cá có giá
trị kinh tế cao.
Nhìn chung các hồ chứa trong cả nước phục vụ chủ yếu là nhu cầu về thủy
điện, tưới tiêu và xả lũ. Tùy theo các đặc trưng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên
và cơ sở hạ tầng của mỗi vùng mỗi tỉnh, các địa phương có các chính sách quản lý
mặt nước hồ chứa khác nhau để vừa đảm bảo phát triển kinh tế xung quanh hồ chứa,
vừa đảm bảo nguồn nước vệ sinh để cung cấp cho sinh hoạt cũng như các ngành
nghề sản xuất như nông nghiệp, chăn nuôi,... và nuôi trồng thủy sản. Chẳng hạn như
chính sách của một số khu vực:
a. Khu vực miền Bắc
Nuôi trồng thủy sản hồ chứa tại các tỉnh của vùng chủ yếu là xóa đói giảm
nghèo và giải quyết công ăn việc làm cho các hộ sống xung quanh hồ, sau khi
nhà nước thu hồi đất để đắp đập ngăn hồ phục vụ đa mục tiêu.
Đa số các hộ NTTS đều là các hộ nghèo do đó vấn đề chính sách xóa đói
giảm nghèo đã được Chương trình 135 của Chính phủ hỗ trợ. Đối với từng địa
phương một số cũng đã có những dự án hỗ trợ đối với các hộ dân sống bằng nghề
nuôi và đánh bắt cá vùng hồ bằng cách đầu tư mua con giống thả xuống hồ như tỉnh
Yên Bái cho thuê, khoán mặt nước hồ chứa để khai thác và nuôi trồng thủy sản.

b. Khu vực miền Trung
Mô hình quản lý hồ chứa ở khu vực miền Trung gồm hai loại: Những hồ
nằm trong nông trường hay công ty thì chịu sự quản lý của hai cơ quan này, còn
lại hầu hết các hồ chịu sự quản lý của cơ quan thủy lợi địa phương. Hai hình thức
quản lý này độc lập với nhau.
Thông thường nông trường hay cơ quan quản lý thủy lợi tiến hành tổ chức
đấu thầu cho thuê sử dụng hồ, có sự ràng buộc giữa người cho thuê hồ và cơ
quan quản lý hồ. Người thuê hồ là người trực tiếp quản lý hồ về phương diện sản
xuất thủy sản, có trách nhiệm trả tiền thuê hồ, trách nhiệm quản lý nguồn nước
tưới tiêu. Còn cơ quan thủy lợi hay nông trường chịu trách nhiệm điều phối nước.

7


Nhưng do giữa người thuê hồ và bên điều phối nước đều chịu sự phụ thuộc vào
nguồn nước nên mô hình quản lý này thường nảy sinh một vấn đề tranh chấp:
thời gian cấp nước và thời gian tích nước của hồ làm cho việc sử dụng tiềm năng
mặt nước là không có hiệu quả cho cả hai bên. Do vậy những hồ chứa này nguồn
nước nuôi cá bị phụ thuộc vào mùa vụ sản xuất của các loại hình sản xuất khác,
đặc biệt là mùa khô, hồ có nhiệm vụ cấp nước tưới cho các ngành trồng trọt như
trồng lúa, sắn, lạc v.v... Do vậy thời gian tích nước của hồ là ngắn.
Nhìn chung nghề nuôi thuỷ sản nước ngọt tại các hồ chứa ở khu vực miền
Trung đang ngày một phát triển hơn so với những năm về trước cả về hình thức
nuôi cũng như đối tượng nuôi. Trước đây người nuôi cá chỉ dừng lại ở việc thả cá
xuống lòng hồ, không chăm sóc, quản lý, tận dụng hoàn toàn lượng thức ăn tự
nhiên có sẵn trong lòng hồ, thì hiện nay, đã có một bước chuyển mới, đầu tư cao
hơn trong việc lựa chọn con giống có giá trị kinh tế để nuôi, hình thức nuôi đa
dạng, phong phú hơn, sáng tạo hơn trong việc khai thác, thu hoạch cá.... Đây là
một điểm sáng cho nghề cá hồ chứa, mở ra một hướng mới với nhiều tiềm năng
và cơ hội.

Tóm lại việc quản lý nghề cá hồ chứa liên quan mật thiết với sự tham gia
của cộng đồng địa phương tại vùng hồ chứa, bất kì hình thức nuôi nào cũng đặt
nhiệm vụ, vai trò của người dân địa phương lên hàng đầu, bởi họ là người có
trách nhiệm trong việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và bảo vệ môi
trường. Mục tiêu đặt ra cho những người tổ chức, những người lãnh đạo địa
phương là phải hướng dẫn người dân thành lập các Hợp tác xã, tổ nhóm, hội để
quản lý tốt hơn việc khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trên sông, hồ, đầm, phá.
c. Khu vực miền Nam
Ở khu vực miền Nam nghề thủy sản hồ chứa rất được các tỉnh quan tâm
để phát triển thông qua một số chính sách khuyến khích người dân phát triển nuôi
thủy sản trong hồ qua các hình thức, tuy nhiên cũng có một số tỉnh do những đặc
trưng tự nhiên, kinh tế - xã hội riêng nên đã có các chính sách hạn chế việc nuôi
và khai thác thủy sản trong lòng hồ. Điển hình về một số chính sách đối với phát
triển thủy sản ở hồ chứa của các tỉnh trong khu vực này:
+ Tỉnh Tây Ninh
Về hình thức quản lý Công ty Thủy sản (nay là Trung tâm thủy sản) chủ
yếu là bảo vệ đàn cá tự nhiên và một phần nhỏ cá nuôi trong hồ. Việc khai thác
thủy sản được hợp đồng thông qua hình thức ăn chia sản phẩm với ngư dân (sản

8


phẩm được quy đổi thành tiền).
UBND tỉnh đã có chỉ thị cấm nuôi cá bằng lồng, bè trong hồ Dầu Tiếng để
giữ môi trường không bị ô nhiễm và hàng năm UBND tỉnh chi kinh phí thả cá
giống vào hồ để tái tạo lại nguồn lợi thủy sản nhằm tăng sản lượng khai thác thủy
sản, tạo công ăn việc làm cho các hộ dân quanh hồ.
+ Tỉnh Đồng Nai
Hồ Trị An: UBND tỉnh giao cho Trung tâm Thủy sản Đồng Nai tổ chức
quản lý nuôi, khai thác thủy sản. Hàng năm Trung tâm này đầu tư và thả cá giống

bổ sung vào hồ, trung bình 1 triệu con cá giống các loại trong năm. Ngoài ra, trên
hồ người dân phát triển nuôi cá lồng bè.
Tổ chức quản lý: Trung tâm Thủy sản Đồng Nai thành lập đội bảo vệ để
bảo vệ cá thả nuôi và nguồn lợi thủy sản. Việc khai thác thủy sản được hợp đồng
thông qua hình thức ăn chia sản phẩm với ngư dân.
Hồ sông Mây: đơn vị chủ quản tận dụng sử dụng mặt nước cho tổ chức
hợp đồng thuê nuôi, quản lý khai thác thủy sản. Tỉnh đội Đồng Nai ký hợp đồng
thuê mặt nước, tổ chức nuôi khai thác thủy sản, với định mức 20kg lúa/ha/năm.
Hàng năm đơn vị đầu tư cá giống và bổ sung thức ăn vào hồ, có lực lượng bảo
vệ đông người, nên quản lý chặt chẽ được cá nuôi và khai thác cá đem lại hiệu
quả kinh tế cao.
Hồ Sông Thao: tổ chức đấu thầu sử dụng mặt nước, đầu tư thả nuôi theo
phương thức cổ phần. Tuy diện tích hồ nhỏ (100 ha), địa phương giao cho tổ nuôi
thủy sản của xã tổ chức nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Một số hồ có diện tích tương đối lớn (hồ Đa Tôn, hồ Gia Ui, hồ Núi Le)
chủ quản thuộc Công ty khai thác công trình thủy lợi. Nhân dân địa phương xung
quanh hồ tổ chức thành lập HTX nuôi thủy sản, xã viên là dân sống xung quanh
hồ. HTX hợp đồng thuê sử dụng mặt nước nuôi và khai thác thủy sản. Hàng năm
HTX đầu tư thả cá giống vào hồ, nuôi, quản lý, chăm sóc, bảo vệ và tổ chức khai
thác, tiêu thụ sản phẩm. Với phương thức quản lý cộng đồng, gắn quyền lợi và
trách nhiệm của những người dân sinh sống quanh hồ, đã mang lại hiệu quả kinh
tế, ổn định về xã hội cho địa phương, khai thác tiềm năng, tạo việc làm phát triển
kinh tế cũng như bảo vệ nguồn lợi, môi trường nước để nghề thủy sản tại các hồ
chứa phát triển và có hiệu quả kinh tế cao.
+ Tỉnh Bình Thuận
* Giao khoán cho cá nhân

9



- Cá nhân tự đứng ra nhận khoán và tổ chức nuôi cá hồ chứa, hợp đồng
với Công ty quản lí khai thác công trình thủy lợi của tỉnh. Thời gian hợp đồng
nuôi cá hồ chứa cần có thời hạn từ 10-15 năm để bên nhận khoán chủ động đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị.
- Hình thức này có ưu điểm là khai thác nguồn vốn sẵn có của tư nhân
mạnh dạn đứng ra đầu tư vốn sản xuất kinh doanh, chủ động có kế hoạch thả cá
và quản lí thu hoạch cá.
* Hình thức xây dựng tổ hợp tác tự nguyện
- Nhân dân xung quanh hồ được hưởng lợi từ nuôi thủy sản hồ chứa.
- Thường các tổ viên là nông dân trong vùng nên rất hiểu biết nhau về các
cư xử, tập quán. Một số nông dân họp lại có chính quyền xã chứng nhận thành
lập tổ hợp tác nuôi cá hồ chứa.
- Hình thức này có ưu điểm là thực hiện công tác tổ chức, quản lí tốt, nông
dân có trách nhiệm bảo vệ, vì vậy hạn chế việc thất thoát cá do bắt trộm.
Bên cạnh đó, hình thức này có một số nhược điểm đó là: Hầu hết nông
dân đều nghèo có đời sống khó khăn, trình độ dân trí thấp, nguồn vốn hạn chế
nên ảnh hưởng đến quá trình tổ chức triển khai nuôi.
Tuy vậy, hình thức xây dựng tổ hợp tác tự nguyện cần phát huy vì giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên các ngành quản lí cần hỗ
trợ giúp vay vốn ngân hàng, các cơ quan chuyên môn triển khai hướng dẫn kỹ
thuật nuôi cho người dân.
Nhìn chung nuôi cá trên các hồ chứa vẫn đang nhỏ lẻ, chưa có sự đầu tư
đồng loạt. Vấn đề tận dụng mặt nước, khai thác chưa có quy hoạch và không có các
quy định rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Vì vậy, đa số các hồ
chứa hiện nay vẫn chưa được sử dụng để phát huy lợi thế, tận dụng để phát triển có
hiệu quả nuôi trồng thủy sản, đem lại thu nhập bền vững cho người dân.
2.1.3. Nội dung quản lý khai thác thủy sản
2.1.3.1. Điều tra và đánh giá nguồn lợi thủy sản
Điều tra và đánh giá nguồn lợi thủy sản rất quan trọng cho công tác quản lý
khai thác thủy sản và được thực hiện thường xuyên. Các số liệu thu thập được cần

phân tích chính xác, đánh giá đúng nguồn lợi thủy sản, phổ biến đến nơi cần sử
dụng và phải được sử dụng hợp lý.

10


Các thông tin và số liệu phản ánh nguồn lợi thủy sản cần được cung cấp kịp
thời để có được các quyết định và hành động phù hợp là điều thiết yếu trong quản
lý khai thác thủy sản. Việc đánh giá nguồn lợi thủy sản và nghề cá, đánh giá những
chọn lựa trong quản lý phù hợp một cách thường xuyên và đặc biệt nhằm ứng phó
với những thay đổi rất quan trọng. Những điều kiện này chỉ có thể thực hiện có hiệu
quả khi các thông tin và số liệu cập nhật đáng tin cậy. Thông thường, dựa vào mùa
vụ khai thác cá để thu thập và tính toán khối lượng số liệu cần sử dụng. Tuy nhiên,
số liệu thu được càng nhiều độ tin cậy càng cao.
2.1.3.2. Lập kế hoạch về quản lý khai thác thủy sản
Kế hoạch quản lý nghề cá là một sự thoả thuận rõ ràng giữa cơ quan quản
lý nghề cá và các bên có cùng lợi ích. Để đạt được các mục tiêu đề ra của kế
hoạch quản lý, cần xác định các bên có cùng lợi ích, vai trò, quyền hạn và trách
nhiệm của họ, quy định và luật lệ áp dụng. Đồng thời quy định cơ chế tư vấn
nhằm đảm bảo việc thi hành các thông tin khác về quản lý thuỷ sản.
Nếu chính sách quản lý nghề cá đưa ra đường lối chung để phát triển nghề
cá theo các mục tiêu xác định, thì chiến lược và kế hoạch quản lý sẽ được xây
dựng chi tiết hơn, cụ thể hơn để thực hiện các chính sách quản lý đó bao gồm: kế
hoạch phát triển đối với từng nghề cá cụ thể; từng loại nguồn lợi; các mục tiêu
kinh tế - xã hội, sinh học… Các mục tiêu của chiến lược và kế hoạch quản lý
phải trùng khớp với mục tiêu của chính sách nghề cá. Ngoài ra, kế hoạch quản lý
còn nêu cụ thể về các biện pháp quản lý, chi tiết hoạt động kiểm soát, giám sát và
theo dõi.
Cần có sự tư vấn thường xuyên giữa cơ quan quản lý và các nhóm sử dụng
nguồn lợi. Cần đánh giá nguồn lợi và các cách thức mẫu để kiểm tra tác động

kinh tế, xã hội và sinh học của các chiến lược khai thác và các lựa chọn trong
quản lý khác nhau, các kết quả đó cũng cần được sử dụng để trợ giúp lựa chọn kế
hoạch phù hợp.
Thuận lợi:
- Đơn giản trong việc giám sát nên tránh được rắc rối khi làm việc với ngư dân;
- Dễ thực hiện ở những nơi có quy mô nghề cá lớn.
Khó khăn:
- Khó áp dụng đối với nghề cá quy mô nhỏ;

11


- Gây ra tình trạng bán sản phẩm cho các tàu không áp dụng hạn ngạch
khai thác, vứt bỏ sản phẩm có giá trị kinh tế thấp;
- Gây áp lực lớn cho các đối tượng khai thác có giá trị kinh tế cao;
- Gây ra sự cạnh tranh giữa các ngư dân nhằm chạy đua để đạt được sự
phân chia về tổng sản lượng khai thác cho phép cao;
- Gây ra động lực thúc đẩy ngư dân báo cáo sai về sản lượng khai thác của
mình. Để hạn chế được vấn đề này, cơ quan quản lý phải giám sát chặt chẽ sản
lượng của từng thành viên khai thác và tổng sản lượng nói chung của quốc gia
hay khu vực. Muốn làm được điều này, cần phải có hệ thống giám sát toàn diện,
chính xác và như vậy kéo theo chi phí giám sát sẽ tăng lên đáng kể;
- Tổng sản lượng khai thác cho phép riêng lẻ thường được quy định đối
với từng đàn cá đơn lẻ. Với nghề cá đa loài, sẽ gặp khó khăn trong việc giám sát
lượng cá không có mục tiêu hoặc nguồn lợi khác.
2.1.3.3. Tổ chức triển khai quản lý khai thác thủy sản hồ chứa
Nghề cá nội địa đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống nhân dân
Việt Nam; góp phần bảo đảm một phần dinh dưỡng từ thuỷ sản cho người dân; là
sinh kế của nhiều ngư dân nghèo ở các vùng ven sống, ven hồ; đặc biệt nghề nuôi
trồng thuỷ sản nước ngọt mấy năm gần đây đã tạo thu nhập lớn cho nhân dân,

góp phần tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên nghề khai thác thuỷ sản nội
địa trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, có nhiều vấn đề cần được
quản lý tốt hơn như: ô nhiễm môi trường vùng nuôi trên sông, hồ, đầm, phá; tình
trạng sử dụng mìn, xung điện để đánh bắt thuỷ sản; các thông tin quản lý nghề cá
nội địa còn thiếu; nhiều vùng hồ chứa chưa được khai thác hợp lý để nuôi trồng
và khai thác thuỷ sản. Luật Thuỷ sản đã giao trách nhiệm cho Uỷ ban Nhân dân
cấp tỉnh quản lý khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá và các
vùng nước tự nhiên khác thuộc phạm vi quản lý của tỉnh nhưng đến nay nhiều địa
phương vẫn chưa có quy chế quản lý (Bộ Thủy Sản, 2007).
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản yêu cầu Giám đốc
các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh có quản lý
nhà nước về thuỷ sản, thủ trưởng các Cục, Vụ và các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ
thực hiện nghiêm túc các công việc sau:
1. Trách nhiệm của tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Thuỷ sản

12


a. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có trách nhiệm
- Chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế xây dựng Quy chế quản lý nghề cá nội địa.
- Phối hợp với các Viện nghiên cứu thuỷ sản và địa phương xây dựng cơ
sở dữ liệu về nghề cá nội địa.
- Xây dựng chương trình quốc gia về phát triển bền vững nghề cá nội địa.
- Thực hiện tốt các hoạt động liên quan đến nghề cá nội địa thuộc Dự án
Hợp phần Tăng cường quản lý khai thác thuỷ sản (SCAFI).
b. Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản có trách nhiệm
Hướng dẫn địa phương thực hiện nuôi trồng thuỷ sản bền vững, không sử
dụng các hoá chất, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản mà Bộ Thuỷ sản quy định cấm sử
dụng; bảo vệ môi trường vùng nước nuôi trồng thuỷ sản; phát triển nuôi trồng
các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao.

c. Vụ Khoa học Công nghệ có trách nhiệm
Triển khai các nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu phục vụ phát triển, quản lý
nghề cá nội địa; nghiên cứu các đối tượng có nguy cơ tuyệt chủng, kích thước
nhỏ nhất cho phép khai thác đối với một số loài chưa được quy định, khu bảo tồn
vùng nước nội địa.
d. Thanh tra Bộ có trách nhiệm
Phối hợp và Hướng dẫn Thanh tra Thuỷ sản địa phương thực hiện tốt công
tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác, bảo
vệ, môi trường thuỷ sản.
e. Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia có trách nhiệm
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật,
chuyển giao nhanh các kỹ thuật, công nghệ mới về nuôi trồng thuỷ sản, xử lý môi
trường để người dân đưa vào cuộc sống nhằm khai thác và phát triển nguồn lợi
thuỷ sản nội địa bền vững.
f. Các Viện nghiên cứu thuỷ sản thuộc Bộ có trách nhiệm
Triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao giống mới, giống quí
hiếm cần được bảo tồn; sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường, nuôi
tròng thuỷ sản; các loại thuốc phòng bệnh và kỹ thuật thân thiện với môi trường
cho các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, các loài thuỷ sản quí hiếm.

13


×