Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh gia súc, gia cầm tổng công ty thương mại hà nội (hapro)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 110 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM QUANG TUẤN

CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH
GIA SÚC, GIA CẦM - TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI
HÀ NỘI (HAPRO)

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Quang Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Kế hoạch và Đầu tưKhoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Tuấn Sơn, thầy là
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, các phòng ban, xí nghiệp chức năng
của Công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư
liệu trong quá trình nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người
thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Phạm Quang Tuấn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nội dung .................................................................................................. 3
1.5.

Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh................................................................ 5

2.1.1. Lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh ............................................................. 5
2.1.2. Khái niệm về chiến lược kinh doanh .................................................................... 6
2.1.3. Những đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh ............................................ 6
2.1.4. Các loại chiến lược kinh doanh............................................................................. 8
2.1.5. Vai trò của chiến lược kinh doanh ...................................................................... 10
2.1.6. Nội dung chiến lược kinh doanh ......................................................................... 11
2.1.7. Quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh.................................... 14
2.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh .............................................. 15
2.2.

Cơ sở thực tiễn về xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp ....................................................................................................... 23

iii



2.2.1. Thực tiễn xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của các doanh
nghiệp trên thế giới ............................................................................................. 23
2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh tại các doanh
nghiệp ở Việt Nam .............................................................................................. 24
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh
doanh của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh gia súc, gia cầm ..................... 27
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 30

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ................................................... 30
3.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty ................................................................... 32
3.1.4. Tình hình lao động của Công ty.......................................................................... 35
3.1.5. Tình hình tài chính và cơ sở vật chất của Công ty.............................................. 36
3.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty .......................................................... 39
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 45

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................. 45
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 47
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 47
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 52
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 53
4.1.

Thực trạng chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty .................................... 53


4.1.1. Thực trạng xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh ........................................ 53
4.1.2. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của Công ty trong
những năm qua.................................................................................................... 55
4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược của công ty ............. 57

4.2.1. Các yếu tố bên ngoài Công ty ............................................................................. 57
4.2.2. Các yếu tố bên trong Công ty ............................................................................. 61
4.3.

Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty .................................................... 64

4.3.1. Sứ mệnh của Công ty .......................................................................................... 64
4.3.2. Mục tiêu của Công ty giai đoạn 2016-2020 ........................................................ 64
4.3.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty.................................................... 67
4.3.4. Lựa chọn chiến lược tối ưu ................................................................................. 69
4.3.5. Phân tích các chiến lược lựa chọn ...................................................................... 75

iv


4.4.

Giải pháp để thực hiện chiến lược ...................................................................... 77

4.4.1. Giải pháp về nguồn nhân lực .............................................................................. 77
4.4.2. Giải pháp về lựa chọn đối tác thực hiện gia công .............................................. 80
4.4.3. Giải pháp về chiến lược thị trường ..................................................................... 81

4.4.4. Giải pháp chiến lược kết hợp về phía trước ........................................................ 84
4.4.5. Giải pháp về phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm .............................. 85
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 88
5.1.

Kết luận ............................................................................................................... 88

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................. 89

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 91
Phụ lục ............................................................................................................................ 93

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

DN

Doanh nghiệp


HaproPTJ

Tên viết tắt Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh gia súc, gia cầm

HTX

Hợp tác xã

Ma trận EFE

(External factors environment matrix): ma trận đánh giá các yếu
tố bên ngoài.

Ma trận EFE

(Internal Factor Evaluation Matrix): ma trận đánh giá các yếu tố
bên trong.

PTNT

Phát triển nông thôn

QSPM

(Quantitative strategic planning matrix): ma trận hoạch định chiến
lược có thể định lượng.

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

(World Trade Organization): tổ chức thương mại thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Ngành nghề kinh doanh của công ty ......................................................... 32

Bảng 3.2.

Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2013-2015 ............................. 36

Bảng 3.3.


Vốn và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm ............................................... 37

Bảng 3.4.

Cở vật chất của công ty qua 3 năm ........................................................... 38

Bảng 3.5.

Sản lượng sản xuất, tiêu thụ của HaproPTJ qua 3 năm 2013, 2014
và 2015 ...................................................................................................... 42

Bảng 3.6.

Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.................................................. 44

Bảng 3.7.

Bảng phân loại đối tượng điều tra ............................................................. 46

Bảng 3.8.

Mô hình ma trận SWOT ............................................................................ 51

Bảng 4.1.

Phân tích các cơ hội chính, thách thức đối với Công ty ............................ 60

Bảng 4.2.


Phân tích môi trường nội bộ công ty ......................................................... 63

Bảng 4.3.

Ma trận SWOT của HaproPTJ. ................................................................. 67

Bảng 4.4.

Ma trận QSPM của HaproPTJ. ................................................................. 70

Bảng 4.5.

Ma trận QSPM của HaproPTJ. ................................................................. 73

Bảng 4.6.

Kế hoạch nhân sự của công ty giai đoạn 2016-2020 ................................ 78

Bảng 4.7.

Kết quả doanh thu trên các địa bàn trong 3 năm của công ty ................. 81

Bảng 4.8.

Kế hoạch doanh thu tại các thị trường ...................................................... 82

Bảng 4.9.

Sản phẩm hiện nay của Công ty ................................................................ 86


vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược ............................................. 15

Sơ đồ 2.2.

Các yếu tố tác động đến chiến lược kinh doanh ....................................... 16

Sơ đồ 2.3.

Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp
Việt Nam ................................................................................................... 28

Sơ đồ 3.1.

Bộ máy của Công ty .................................................................................. 32

Sơ đồ 3.2.

Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm của Công ty ........................................... 43

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Phạm Quang Tuấn

2. Tên luận văn: Chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất kinh
doanh gia súc, gia cầm – Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro)
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Công tác xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh là hết sức cần thiết và
quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đại đa số các doanh nghiệp đều coi việc xây dựng
chiến lược kinh doanh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Qua việc nghiên cứu,
đánh giá quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của mình doanh nghiệp
có thể phát hiện những vẫn đề rủi ro, những tồn tại trong doanh nghiệp cũng như phát
hiện những cơ hội, điểm mạnh của mình từ đó tìm hiểu các nguyên nhân và có thể đưa
ra các giải pháp hữu hiệu để điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với giai đoạn sau,
nhằm thực hiện thành công chiến lược kinh doanh và doanh nghiệp đã đạt ra. Vì điều
kiện về thời gian không cho phép, trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung đánh giá
tình hình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất kinh
doanh gia súc, gia cầm, phân tích các yếu tố bên ngoài, các yếu tố bên trong ảnh hưởng,
tác động đến việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty, sử dụng các
công cụ: ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận các yếu tố bên trong (IEF), ma
trận: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa (SOWT), ma trận hoạch định chiến lược có
thể định lượng (QSPM)... để xây dựng lựa chọn chiến lược cho Công ty, trên cơ sở đó
đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược đã lựa chọn của đơn vị này trong thời gian
tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và
thực tiễn về xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.(2) Phân tích thực trạng
và các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh
của Công ty trong thời gian qua. (3) Đề xuất giải pháp thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện
chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty đến năm 2020 và những năm tiếp theo .

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo
các Phòng, ban trong Công ty như: Phòng kế toán tài chính, Phòng tổ chức hành chính,
Phòng kinh doanh 1và 2... Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng vấn
điều tra các đối tượng: Ban giám đốc công ty, cán bộ công nhân viên công ty, cán bộ
quản lý Tổng công ty, các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm.

ix


Qua đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty cho thấy hoạt động
sản xuất của Công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng lỗ vẫn kéo dài, Công ty
vẫn chưa xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh của mình mà chỉ xây dựng
được kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn (trong vòng 01 năm). Trên cơ sở phân
tích: các điểm mạnh, các điểm yếu của công ty, kết quả khảo sát điều tra, sử dựng các
công cụ để xây dựng chiến lược kinh doanh, chúng tôi đã lựa chọn cho Công ty được 04
chiến lược sản xuất kinh doanh trong thời gian tới đó là: (1) Chiến lược phát triển thị
trường. (2)Chiến lược phát triển sản phẩmvà đa dạng hóa sản phẩm.(3) Chiến lược liên
kết kinh doanh và thực hiện gia công. (4) Chiến lược kết hợp về phía trước.
Thông qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra những giải pháp tối ưu để thực hiện
chiến lược đã lựa chọn của Công ty đó là: (1) Giải pháp về nhân sự. (2) Giải pháp về lựa
chọ đối tác thực hiện gia công, (3) Giải pháp về chiến lược thị trường. (4) Giải pháp về
phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm của Công ty. (5) Giải pháp chiến lược
kết hợp về phía trước. Đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Trung ương, địa
phương cũng như Tổng công ty các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty để giúp cho công ty phát triển bền vững trong xu thế hội nhập như
hiện nay.

x



THESIS ABSTRACT
Author: Pham Quang Tuan
Thesis title: Strategic business production of JSC production and trading of cattle and
poultry - commerce Corporation Hanoi (Hapro)
Sector: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Training institutions: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Construction work and implement business strategy is essential and important
for businesses. The vast majority of businesses are considered the construction business
strategy as one of the top tasks.Through research, evaluation process of developing and
implementing their business strategy can now detect the problems of risk, the existence
of the business and to discover opportunities, its strengths from which to learn the cause
and can offer effective solutions to adjust strategy accordingly with a later stage, in
order to successfully implement business strategies and businesses have reached out. As
conditions of the time does not allow, in this study we focus on evaluating the situation
of the construction business and production plan of JSC production and trading cattle,
poultry, analysis of factors external and internal factors influence, affecting the
development of production and business strategy of the company, using the tools: a
matrix of external factors (EFE), the matrix elements in (IEF), matrix strengths,
weaknesses, opportunities, threats (SOWT), strategic planning matrix can be
quantitative (QSPM) .. to develop strategic options for the company, based on thereby
proposing solutions to implement selected strategies of this unit in the
future. Corresponding to the specific objectives that include: (1) To systematize the
theoretical basis and practical construction business strategy of the business. (2)
Analysis of the situation and factors affecting the development and implementation of
strategic business and production of the company in recent years. (3) to propose
measures to promote the construction and improvement of production and business

strategies of the company until 2020 and the coming years follow.
In this study we used the flexibility between the primary and secondary data
to make the analysis said. In which secondary data collected from reports of
divisions within the company, such as financial accounting department, the
administrative organization Rooms, Rooms 1 and 2 business ... Primary data was
collected by the interview survey tool objects: the company board of directors,
officers and employees of the company, managers Corporation, experts in the field
of food production and processing.

xi


By assessing the situation production and business of the company for the
production activity of the company is still facing many difficulties, the state has
extended losses, the company has not built up the business strategy of its production,
but only built production and business plan short term (within 01 years). On the basis of
analysis: the strengths and weaknesses of the company, the results of the survey and use
the tools to build business strategy, we have chosen for the company is 04 strategies
business in the near future are: (1) market development strategy. (2) product
development strategy to diversify products and Drug Administration. (3) affiliate
business strategy and implement outsourcing. (4) combined strategy forward.
Through our research offering optimal solutions to implement selected strategies
of the Company are: (1) Human Resources Solutions. (2) The solution of choice
between outsourcing implementing partners, (3) Solutions to market strategies. (4)
Solutions to develop new products, product diversification of the Company. (5) The
solution combines strategy forward. It also provides some recommendations for central
and local corporations as well as issues related to production and business operations of
the company to help the company to sustainable development in the integration trend
like nowadays.


xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát
triển năng động song cũng có rất nhiều tiêu cực, thất bại, thua lỗ, thậm chí còn có
nguy cơ phá sản mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Mặt khác quá trình hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới đã mở ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng
cũng không ít thách thức do các yếu tố khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu
tố của môi trường kinh doanh đẩy biến động. Doanh nghiệp muốn thành công
không chỉ có đội ngũ nhân viên tài năng, tinh thần làm việc hăng say, phương
tiện vật chất hiện đại, mô hình hay hệ thống tổ chức tuyệt vời là đủ. Điều quan
trọng có ý nghĩa sống còn giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển lâu dài, bền vững
là một chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn.Vì vậy trong nền kinh tế thị
trường, hội nhập ngày nay việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh có
ý nghĩa quan trọng sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh
nghiệp. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định rõ mình muốn đi
đâu, phải đi như thế nào, những khó khăn, thách thức nào phải vượt qua. Và
quan trọng hơn cả là làm thế nào để mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng
đồng tâm, nhất trí, nỗ lực hết mình vì thành công chung của doanh nghiệp.
Thực tế đã cho thấy, nhiều doanh nghiệp nhờ làm tốt việc xây dựng và thực
hiện chiến lược kinh doanh đã rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh của
mình và ngược lại cũng không ít các công ty đã phải phá sản do sai lầm trong
chiến lược kinh doanh.
Công tác xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh là hết sức cần thiết
đối và quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đại đa số các doanh nghiệp đều coi
việc xây dựng chiến lược kinh doanh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
Qua việc nghiên cứu, đánh giá quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh

doanh của mình doanh nghiệp có thể phát hiện những vẫn đề rủi ro, những tồn tại
trong doanh nghiệp cũng như phát hiện những cơ hội, điểm mạnh của mình từ đó
tìm hiểu các nguyên nhân và có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu để điều chỉnh
chiến lược sao cho phù hợp với giai đoạn sau, nhằm thực hiện thành công chiến
lược kinh doanh và doanh nghiệp đã đạt ra.

1


Đối với Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh gia súc, gia cầm thuộc Tổng
công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), là một đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh
chế biến thực phẩm, trải qua gần 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty
đã tạo dựng cho mình cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, nguồn lực lao động, tài
chính và đa dạng ngành nghề sản xuất kinh doanh, đồng thời có được vị thế trong
tâm trí khách hàng. Vì vậy trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua, Công ty
vẫn đạt được hiệu quả nhất định trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong
những năm gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều Công ty trong nước cũng như
các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này, dẫn đến sự cạnh tranh
ngày càng khốc liệt. Mặt khác, mặt hàng thực phẩm chế biến, thịt tươi.. mà công
ty hiện đang sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố khách quan
như: kinh tế, thời tiết, dịch bệnh, cơ chế chính sách,... cho nên để công ty hoạt
động có hiệu quả nhằm hướng tới những mục tiêu mà công ty lựa chọn thì việc
xây dựng cho mình một chiến lược phù hợp, thích ứng với môi trường, khẳng
định vị thế của mình và định hướng được sự phát triển lâu dài là vấn đề rất quan
trọng trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Chiến
lược sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh gia súc,
gia cầm - Tổng công ty thương mại Hà Nội”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất

kinh doanh gia súc, gia cầm giai đoạn 2016 – 2020 trên cơ sở phân tích đánh giá
tình hình sản xuất kinh doanh cũng như môi trường kinh doanh của Công ty
trong thời gian qua và một số giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của
Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực
hiện chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược sản xuất kinh
doanh cho Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh gia súc, gia cầm đến năm 2020
và những năm tiếp theo.

2


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Một là: Hệ thống lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh đã được
nghiên cứu và phát triển như thế nào? Ứng dụng như thế nào trên thực tế trong
giai đoạn hiện nay?
- Hai là: Có các yếu tố cơ bản nào của môi trường kinh doanh có ảnh
hưởng nhiều tới Công ty? Các yếu tố của môi trường kinh doanh? Có tác động
như thế nào đến Công ty? Đến khả năng thích nghi ứng phó và đến sức mạnh,
điểm yếu của Công ty?
- Ba là: Xu hướng diễn biến của môi trường kinh doanh sẽ ra sao trong
giai đoạn 2016 -2020, công ty nên làm gì để ứng phó?
- Bốn là: có những biện pháp hỗ trợ nào cho việc xây dựng, thực hiện
chiến lược kinh doanh của công ty.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến xây dựng và thực hiện
chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh gia súc,
gia cầm.
- Đối tượng khảo sát: là Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong Công
ty, cán bộ quản lý, nhân viên các Phòng ban Tổng công ty và các chuyên gia
trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thực phẩm
1.4.2. Phạm vi nội dung
- Đề tài nghiên cứu tình hình xây dựng, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh và xây dựng chiến lược của công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh gia súc,
gia cầm thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro).
- Phạm vi về thời gian: các thông tin về sản xuất kinh doanh thực phẩm và
thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh gia súc,
gia cầm được thu thập trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2015, số liệu điều tra
năm 2016.
- Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu tại Công ty cổ phần Sản xuất
kinh doanh gia súc, gia cầm thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro).

3


1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Sự phát triển và biến động liên tục của nền kinh tế trong và ngoài nước đã gây
nhiều ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất
kinh doanh gia súc, gia cầm. Với các chiến lược được đề xuất từ luận văn sẽ là một
cơ sở khoa học thực tiễn để doanh nghiệp tổ chức và thực hiện chiến lược nhằm đạt
được mục tiêu kỳ vọng. Trên cơ sở thực hiện chiến lược, doanh nghiệp sẽ có sức
cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ, qua đó khẳng định được vị thế của mình trong
nền kinh tế thị trường giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
2.1.1. Lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh
Từ chiến lược là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (strategos) dùng trong
lĩnh vực quân sự với ý nghĩa khoa học là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để
giành chiến thắng.
Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh
doanh ở tầm vi mô và vĩ mô, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chiến lược.
Theo Alferd Chandler (1962): “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục
tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức tiến hành
hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các
mục tiêu đó”
Theo Michael Porter (1996), “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa
các hoạt động của một công ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào
việc tiến hành tốt nhiều việc và kết hợp chúng với nhau, cốt lõi của chiến lược là
lựa chọn cái chưa làm".
Theo cách tiếp cận này, chiến lược là tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh,
tìm và thực hiện cái chưa được làm (what not to do). Bản chất của chiến lược là
xây dựng được lợi thế cạnh tranh (competitive advantages), chiến lược chỉ tồn tại
trong các hoạt động duy nhất (uniqueactivities). Chiến lược là xây dựng một vị
trí duy nhất và có giá trị tác động một nhóm các hoạt động khác biệt.
Theo Sames. B. Quinn (1980): “Chiến lược là một dạng thức hoặc kế hoạch
phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và trình tự hành động thành một
tổng thể kết dính lại với nhau”
William Glucek (1980)– Business Policy &Strategic Management cho rằng:
“Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện, tính phối hợp
và được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được
thực hiện”

Các quan niệm trên đây đều coi chiến lược là một tập hợp các kế hoạch làm
cơ sở hướng dẫn các hoạt động để ngành hay tổ chức nào đó đạt được mục tiêu
đã xác định. Có thể hiểu một cách tổng quát chiến lược là một chương trình hành

5


động tổng quát, xác định các mục tiêu dài hạn, đường lối hoạt động và các chính
sách thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể đã xác định.
2.1.2. Khái niệm về chiến lược kinh doanh
- Robert WBly (2006) trong cuốn “ Hướng dẫn hoàn hảo phương pháp tiếp
cận thị trường” cho rằng: “Chiến lược là nghệ thuật mà doanh nghiệp cùng để
chống cạnh tranh và giành thắng lợi”.
- Philppe Lauserre (2000) trong “Chiến lược quản lý và kinh doanh” cho
rằng: “Chiến lược kinh doanh là mang lại những điều kiện thuận lợi nhất cho một
phía, đánh giá chính xác thời điểm tấn công hay rút lui, xác định đúng đắn ranh
giới của sự thỏa hiệp”.
- “Chiến lược là nhằm phác họa những quỹ đạo tiến triển đủ vững chắc và
lâu dài, xung quanh quỹ đạo đó có thể sắp đặt những quyết định và những hành
động chính xác của doanh nghiệp”. Đó là quan niệm của Alain Charles Martinet,
tác giả cuốn sách “Chiến lược”, người đã được nhận giải thường của Havard
L’exphandsion năm 1983.
- Nhóm tác giả Garry D.Smith, Danny Rarnokd, Bopby D.Bizrell
(2006)trong cuốn “Chiến lược và sách lược kinh doanh” cho rằng: “Chiến lược
được định ra như là kế hoạch tổng quát dẫn dắt hoặc hướng của công ty đi đến
mục tiêu mong muốn. Kế hoạch tác nghiệp này tạo cơ sở cho các chính sách và
các thủ pháp tác nghiệp”.
Như vậy có thể hiểu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là định hướng
hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định và hệ thống
các chính sách biện pháp và trình tự thực hiện mục tiêu đề ra trong hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.3. Những đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh
* Tính toàn cục
Chiến lược kinh doanh là sơ đồ tổng thể về sự phát triển của doanh
nghiệp, nó quyết định quan hệ của doanh nghiệp với môi trường khách quan.
Tính toàn cục của chiến lược kinh doanh thể hiện ở 03 mặt:
- Chiến lược kinh doanh phải phù hợp với xu thế phát triển toàn cục của
doanh nghiệp, là cương lĩnh chỉ đạo toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

6


- Chiến lược kinh doanh phải phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
về mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội trong một thời kỳ nhất định.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với trào lưu hội
nhập kinh tế của thế giới.
* Tầm nhìn xa
Trước kia nhiều doanh nghiệp vì không có quy hoạch chiến lược, gặp việc
gì làm việc ấy, chạy theo phong trào nên làm việc vất vả mà không hiệu quả. Một
trong những nguyên nhân của tình hình đó là do không nắm được xu thế phát
triển của doanh nghiệp. Do đó muốn xây dựng chiến lược kinh doanh tốt thì phải
làm tốt công tác dự báo xu thế phát triển về kinh tế, kỹ thuật của xã hội. Một
chiến lược thành công thường là một chiến lược dựa trên cơ sở dự báo đúng.
* Tính cạnh tranh
Nếu không có cạnh tranh thì không cần thiết xây dựng và thực hiện chiến
lược kinh doanh. Do đó tính cạnh tranh là đặc trưng bản chất nhất của chiến lược
kinh doanh. Trong thời đại hiện nay không có doanh nghiệp nào là không hoạt
động trong môi trường cạnh tranh. Vì vậy chiến lược kinh doanh phải nghiên cứu
thế nào để doanh nghiệp có được ưu thế cạnh tranh hơn đối thủ và do đó mà
giành được thắng lợi trong cạnh tranh.

* Tính rủi ro
Chiến lược kinh doanh là quy hoạch phát triển của doanh nghiệp trong
tương lai, nhưng môi trường sinh tồn của doanh nghiệp trong tương lai là điều
không chắc chắn có thể thay đổi. Quá trình thời gian của chiến lược càng dài thì
các nhân tố không chắc chắn của hoàn cảnh khách quan cành nhiều, mức độ
không chắc chắn càng lớn, rủi ro của chiến lược càng lớn. Tính rủi ro của chiến
lược kinh doanh đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải đứng cao nhìn xa, quan sát một
cách thận trọng, khách quan tính chất và phương hướng thay đổi của hoàn cảnh
khách quan mới có thể có được chiến lược đúng.
* Tính chuyên nghiệp và sáng tạo
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể căn cứ và thực lực của mình để lựa
chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp với sở trường và thế mạnh của mình tránh
những nghành mà doanh nghiệp lớn có thế mạnh để giữ được vị thế độc quyền
trong lĩnh vực mà mình có thế mạnh. Đại đa số các doanh nghiệp làm như vậy

7


đều thành công, phát triển. Nhưng tiến bộ kỹ thuật và cạnh tranh thị trường là
không có giới hạn do đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải không ngừng du nhập
hoặc phát triển kỹ thuật tiên tiến thích hợp, chuyên môn hóa và sáng tạo kỹ thuật
thích hợp là biện pháp quan trọng để đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
* Tính ổn định tương đối
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải có tính ổn định tương đối
trong một thời nhất định, nếu không nó sẽ có ý nghĩa chỉ đạo đối với hoạt động
thực tiễn của doanh nghiệp. Môi trương khách quan và hoạt dộng thực tiến của
doanh nghiệp là một quá trình vận động không ngừng, chiến lược kinh doanh
không thể cố định một bề nhưng không thể thay đổi một sớm một chiều mà phải
tương đối ổn định.

2.1.4. Các loại chiến lược kinh doanh
Có nhiều cách phân loại chiến lược kinh doanh tùy theo từng cách phân loại
lại có những loại chiến lược khác nhau:
- Phân loại theo cấp quản lý doanh nghiệp
Theo cấp quản lý có chiến lược kinh doanh cấp công ty và chiến lược kinh
doanh các bộ phận chức năng của đơn vị trực thuộc công ty.
+ Chiến lược cấp công ty: là chiến lược tổng thể của công ty đề ra nhằm xác
định các hoạt động kinh doanh mà công ty sẽ cạnh tranh và phân phối các nguồn
lực giữa các hoạt động kinh doanh đó để đạt được mục tiêu của công ty.
+ Chiến lược kinh doanh các đơn vị trực thuộc Công ty: là các chiến lược
được hoạch định nhằm xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc thị trường cho hoạt
động kinh doanh riêng trong nội bộ công ty. Chiến lược này xác định cách thức
mỗi đơn vị kinh doanh sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu của mình để đóng góp
vào hoàn thành mục tiêu cấp công ty.
+ Chiến lược các bộ phận chức năng: là chiến lược liên quan đến các quy
trình tác nghiệp của các hoạt động kinh doanh và các bộ phận của chuỗi giá trị.
Chiến lược ở các chức năng marketing, tài chính, nguồn nhân lực hay nghiên cứu
và phát triển nhằm vào phát triển và phối kết hợp các nguồn lực mà thông qua đó
các chiến lược cấp kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả. Chiến lược cấp
chức năng của tổ chức phụ thuộc vào chiến lược ở các cấp cao hơn. Một khi

8


chiến lược ở các cấp cao hơn được thiết lập, các bộ phận chức năng sẽ triển khai
đường lối này thành các kếhoạch hành động cụ thể và thực hiện đảm bảo sự
thành công của chiến lược cấp Công ty.
- Phân loại theo phạm vi tác động của chiến lược kinh doanh
Theo phạm vi tác động có chiến lược kinh doanh chung và chiến lược các
yếu tố hợp thành.

+ Chiến lược kinh doanh chung để cập đến những vấn đề quan trọng, bao
trùm nhất, có ý nghĩa lâu dài nhất, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp như
phương thức kinh doanh, chủng loại hàng hóa, dịch vụ được lựa chọn kinh
doanh, thị trường tiêu thụ, các mục tiêu tài chính và các chỉ tiêu tăng trưởng của
doanh nghiệp trong tương lai.
+ Chiến lược các yếu tố, các bộ phận hợp thành chiến lược kinh doanh bao
gồm nhiều chiến lược chức năng cụ thể:
+ Chiến lược thị trường là việc xác định nơi mua, nơi bán của doanh nghiệp
trong hiện tại và trong tương lai trên cơ sở đảm bảo các vấn đề giá cả, số lượng,
phương thức thanh toán và phương thức phân phối để doanh nghiệp tồn tại và
phát triển.
+ Chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh hiệu quả, dựa trên cơ sở
đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng
thời kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chiến lược giá là đưa ra các loại giá cho một loại sản phẩm, dịch vụ tương
ứng với thị trường, với từng thời kỳ để bán được nhiều nhất và lãi cao nhất.
+ Chiến lược phân phối là phương hướng thể hiện cách cung ứng các sản
phẩm, dịch vụ cho khách hàng của mình trên thị trường lựa chọn.
+ Chiến lược chiêu thị là kỹ thuật yểm trợ bán hàng nhằm mục đích cung,
cầu về sản phẩm, dịch vụ.
+ Chiến lược con người là nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều
hành, quản lý doanh nghiệp cho giám đốc, trình độ tay nghề của người lao động,
kiến thức và tiếp thị, công nghệ thông tin, chú trọng phát huy sang kiến cải tiến
trong hoạt động của doanh nghiệp.
+ Chiến lược công nghệ là xây dựng kế hoạch từng bước đổi mới dây
chuyền công nghệ để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng

9



hàng hóa. Điều trước tiên, cần lựa chọn các khâu quan trọng trong dây chuyền
sản xuất có ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm để tiến hành hiện
đại hóa.
+ Chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế
- Theo cách tiếp cận thị trường
Có thể chia chiến lược thành các nhóm sau:
+ Chiến lược các nhân tố then chốt nhằm tập trung nguồn nhân lực quan
trọng của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh.
+ Chiến lược lợi thế so sánh nhằm so sánh điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp với các đổi thủ cạnh tranh để có chiến lược phát huy ưu thế.
+ Chiến lược sáng tạo tấn công dựa vào những khám phá bí quyết về công
nghệ và phương thức kinh doanh để xây dựng chiến lược kinh doanh ưu thế về
kinh tế kỹ thuật.
+ Chiến lược khai thác các mức độ tự do nhằm khai thác tất cả các khả năng
hiện có của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
2.1.5. Vai trò của chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh có các vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, chiến lược kinh doanh có vai trò xác định phương đi cho doanh
nghiệp trong tương lai, làm kim chỉ nam cho doanh nghiệp. Xác định đúng
hướng đi là yếu tố cơ bản quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp.
Hướng đi đúng sẽ khuyến khích các lãnh đạo và nhân viên làm tốt phần việc của
mình trong kế hoạch ngắn hạn cũng như những mục tiêu dài hạn của doanh
nghiệp. Nếu không có chiến lược, hoặc chiến lược không rõ ràng sẽ làm cho các
hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng.
Thứ hai, chiến lược kinh doanh giúp ta xác định và thực hiện các mục tiêu
đã đề ra: trong hoạt động kinh doanh, loại trừ các yếu tố may rủi ngẫu nhiên, sự
tồn tại và thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp đều phụ thuộc trước hết
vào tính đúng đắn của chiến lược kinh doanh đã được vạch ra và thực thi tốt các
chiến lược đó.

Thứ ba, chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tận dụng tối đa các
cơ hội kinh doanh và giảm thiểu rủi ro; biểu hiện mối quan hệ giữa sử dụng tốt

10


các nguồn lực, tài nguyên và mục tiêu của doanh nghiệp với thị trường. Trong
điều kiện môi trường kinh doanh biến đổi, cần nhanh chóng tạo ra những cơ hội
tìm kiếm lợi nhuận, tuy nhiên việc đó cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Chiến lược
kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh ngay
từ khi chúng vừa xuất hiện và giảm bớt rủi ro trên thị trường.
Chiến lược kinh doanh giúp giảm bớt rủi ro trong môi trường kinh doanh;
việc phân tích, dự báo chính xác các điều kiện của môi trường kinh doanh trong
tương lai sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng các cơ hội, đồng thời
có thể giảm bớt được các nguy cơ, các mối đe dọa từ môi trường kinh doanh.
Hơn thế nữa, chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp làm chủ được
những thay đổi của môi trường. Nhờ vận dụng chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp có thể thực thi các quyết định của mình phù hợp với điều kiện môi trường
và làm chủ được diễn biến trên thị trường. Mối quan hệ giữa một bên là tài
nguyên, nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp với bên kia là các cơ hội thị
trường được thể hiện một cách khăng khít, chặt chẽ với bên kia là các cơ hội thị
trường được thể hiện một cách khăng khít, chặt chẽ trong suốt quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư, chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu
tố nguồn lực, tăng cường vị thế của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp
phát triển liên tục và bền vững.
Thứ năm, chiến lược kinh doanh có vai trò là các căn cứ vững chắc cho
doanh nghiệp trong việc ra các quyết định như quyết định đầu tư, quyết định
mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới, quyết định đào tạo, bồi dưỡng
nhân sự…

2.1.6. Nội dung chiến lược kinh doanh
Nội dung chiến lược sản xuất lược kinh doanh được thể hiện hai mặt sau:
- Phải đưa ra được những mục tiêu lớn, mục tiêu dài hạn được đảm bảo
thực hiện bằng các giải pháp, công cụ hữu hiệu
- Phải định hướng rõ ràng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chiến lược được xây dựng dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, mục đích khác
nhau nhưng đều có hai phần: chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận.

11


* Nội dung của chiến lược kinh doanh tổng quát:
Nội dung của chiến lược tổng quát chứa đựng những mục tiêu chung của
toàn doanh nghiệp. Mục tiêu của chiến lược tổng quát là điểm đến của các mục
tiêu nhỏ, mục tiêu của các bộ phận trong doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp
thường có những mục tiêu tăng trưởng, phát triển, chủng loại sản phẩm... Tuy
nhiên doanh nghiệp thường tập chung vào ba mục tiêu chính sau:
- Khả năng sinh lợi: mục tiêu cuối cùng, động lực cho các doanh nghiệp
tham gia vào thị trường là lợi nhuận (không những là lợi nhuận về kinh tế mà còn
là lợi ích xã hội đối với các tổ chức xã hội). Do đó điều đầu tiên trước khi thành
lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải tính đến khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp mình quản lý. Lợi nhuận, trên giác độ kinh tế là sự chênh lệch giữa tổng
doanh thu và tổng chi phí. Như vậy để có được lợi nhuận lớn nhất thì sẽ có hai
mục tiêu khác là tối đa hóa lợi doanh thu và tối thiểu hóa chi phí, tuy nhiên giữa
doanh thu và chi phí lại có mối quan hệ rất mật thiết, có thể là cùng chiều(tăng
chi phí mới tăng doanh thu), cũng có thể là ngược chiều (giảm chi phí mới tăng
doanh thu). Trong chiến lược kinh doanh mục tiêu lợi nhuận được cụ thể bằng
các mục tiêu sau: lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận, tốc độ tăng của lợi nhuận, tỷ
lệ lợi nhuận trên một đơn vị doanh thu.
- Uy tín, thế lực của doanh nghiệp: đây là tài sản vô hình của doanh nghiệp

sau một thời gian hoạt động. Một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ làm
tăng uy tín với khách hàng, tăng thế, lực trên thị trường so với các đối thủ cạnh
tranh. Nó được đo bằng thị phần của doanh nghiệp, bằng tỷ trọng hàng hóa –
dịch vụ của doanh nghiệp so với toàn ngành.
- An toàn trong kinh doanh: doanh nghiệp luôn phải tính đến những tình
huống xấu nhất có thể xảy ra nhằm có những giải pháp dự phòng khắc phục hậu
quả. Bởi vì môi trường luôn luôn biến đổi thành công luôn luôn chứa đựng
những tiềm ẩn rủi ro, rủi ro càng cao lợi nhuận càng lớn.
* Nội dung của các chiến lược kinh doanh bộ phận: cụ thể hóa của chiến
lược tổng quát.
- Chiến lược về con người:
Trong quản lý chiến lược kinh doanh thì chiến lược con người là xương
sống xuyên suốt toàn bộ quá trình hoạch định và tổ chức thực thi. Công tác thực
hiện chiến lược con người phải chú ý đến các vấn đề sau:

12


×