Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường xây dựng nông thôn mới tại huyện nông cống, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 114 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ
TRONG THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN NÔNG CỐNG,
TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Học
viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; các
phòng chuyên môn của huyện Nông Cống; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Tế Lợi, xã
Vạn Thắng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu
phục vụ cho luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Hằng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới của nghiên cứu về lý luận và thực tiễn ...................................... 4


Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận về sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi
trường xây dựng ntm tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa ........................... 5

2.1.1.

Lý luận về nông thôn mới và tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM .......... 5

2.1.2.

Sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường xây dựng
nông thôn mới .................................................................................................. 11

2.1.3.

Nội dung đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi
trường xây dựng nông thôn mới ...................................................................... 17

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ ......................................... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 23

2.2.1.


Sự tham gia của phụ nữ trong phát triển nông thôn ở một số nước trên
thế giới ............................................................................................................. 23

iii


2.2.2.

Tình hình tham gia xây dựng nông thôn mới của phụ nữ của một số địa
phương ở Việt Nam ......................................................................................... 27

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm ........................................................................................ 31

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 33
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 33

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 33

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội huyện Nông Cống..................................................... 36

3.2.


Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 45

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ..................................................................................... 45

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 45

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu ........................................... 47

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 47

Phần 4. Kết luận và thảo luận..................................................................................... 49
4.1.

Tình hình tham gia thực hiện tiêu chí môi trường của phụ nữ huyện
Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa ............................................................................ 49

4.1.1.

Khái quát tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng ntm ở
huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa ................................................................. 49

4.1.2.


Thực trạng tình hình tham gia thực hiện tiêu chí môi trường của phụ nữ
huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa ................................................................. 55

4.1.3

Sự tham gia của phụ nữ trong thu gom và xử lý rác thải ................................. 60

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ trong thực
hiện tiêu chí môi trường, xây dựng nông thôn mới huyện Nông Cống,
tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................ 73

4.2.1.

Độ tuổi của phụ nữ........................................................................................... 73

4.2.2.

Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của phụ nữ còn nhiều
hạn chế ............................................................................................................. 75

4.2.3.

Điều kiện kinh tế gia đình ................................................................................ 77

4.2.4.

Công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia thực hiện tiêu chí

môi trường ....................................................................................................... 78

4.2.5.

Yếu tố cơ sở hạ tầng, công nghệ ...................................................................... 80

4.2.6.

Chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ................................................. 80

iv


4.3.

Giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí
môi trường xây dựng nông thôn mới huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa ...... 81

4.3.1.

Định hướng giải pháp ...................................................................................... 81

4.3.2.

Giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí
môi trường xây dựng nông thôn mới huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa ...... 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 87
5.1.


Kết luận ............................................................................................................ 87

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 88

5.2.1.

Đối với chính quyền địa phương ..................................................................... 88

5.2.2.

Đối với các cấp tổ chức Hội phụ nữ ................................................................ 89

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 91
Phụ lục ......................................................................................................................... 94

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVMT

Bảo vệ môi trường

CNH – HĐH


Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CNTT

Công nghệ thông tin

HĐND

Hội đồng nhân dân

HLHPN

Hội liên hiệp phụ nữ

HTX

Hợp tác xã

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn


TCMT

Tiêu chí môi trường

TNMT

Tài nguyên môi trường

TW

Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

XD

Xây dựng

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Nội dung thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM ................. 10

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất của huyện Nông Công năm 2013 – 2015 .............. 37

Bảng 3.2.

Tình hình lao động của huyện Nông Cống năm 2013 – 2015 ................... 39

Bảng 3.3.

Tình hình phát triển sản xuất của huyện Nông Cộng năm 2013 – 2015 ............ 44

Bảng 4.1.

Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường xây dựng NTM huyện Nông
Cống 2013-2015 ........................................................................................ 53

Bảng 4.2.

Sự tham gia của phụ nữ trong công tác tuyên truyền về hoạt động
bảo vệ môi trường, trong xây dựng nông thôn mới ................................... 56

Bảng 4.3.


Nội dung tuyên truyền thực hiện tiêu chí môi trường................................ 57

Bảng 4.4.

Sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động cấp nước sạch ........................... 59

Bảng 4.5.

Tình hình thu gom rác thải của phụ nữ huyện Nông Cống........................ 61

Bảng 4.6.

Tình hình xử lý rác thải hữu cơ của phụ nữ Nông Cống ........................... 63

Bảng 4.7.

Ý kiến đánh giá của cán bộ xã về việc phụ nữ tham gia thu gom và
xử lý rác thải tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa ................................. 65

Bảng 4.8.

Sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ sinh đường làng ngõ xóm
tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa ...................................................... 67

Bảng 4.9.

Đánh giá của cán bộ xã về sự tham gia của phụ nữ trong quản lý vệ
sinh đường làng ngõ xóm .......................................................................... 68


Bảng 4.10. Sự tham gia của phụ nữ trong công tác di dời chuồng trại chăn nuôi
tại huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa ..................................................... 69
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ xã về sự tham gia của phụ nữ trong di dời
chuồng trại chăn nuôi tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa ................... 70
Bảng 4.12. Sự tham gia của phụ nữ Nông Cống trong công tác tạo cảnh quan
môi trường ................................................................................................. 72
Bảng 4.13.

Sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng NTM phân theo các nhóm tuổi
tại huyện Nông Cóng tỉnh Thanh Hóa ......................................................... 74

vii


Bảng 4.14. Ảnh hưởng của trình độ học vấn tới sự tham gia của phụ nữ trong
thực hiện tiêu chí MT trong xây dựng NTM huyện Nông Cống ............... 76
Bảng 4.15. Đánh giá khả năng tự quyết của phụ nữ khi được huy động tham gia
đóng góp trong xây dựng NTM tại Nông Cống......................................... 77
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của công tác tuyên truyền tới thời gian lao động của phụ
nữ tham gia bảo vệ môi trường .................................................................. 78

viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Lãnh đạo Phòng TNMT đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động
cấp nước sạch ............................................................................................. 60


Hộp 4.2.

Đánh giá của cán bộ xã về việc thu gom rác thải trên địa bàn xã Tế Lợi .. 62

Hộp 4.3.

Ý kiến đánh giá của cán bộ về việc xử lý rác thải trên địa bàn ................. 66

Hộp 4.4.

Ý kiến đánh giá của cán bộ huyện về sự tham gia của phụ nữ trong công
tác di dời chuồng trại chăn nuôi ................................................................. 70

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Thị Bích Hằng
2. Tên luận văn: “Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường
xây dựng nông thôn mới tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa”
3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15
4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn và hết sức cấp thiết, được Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
(NTM) đã trở thành một phong trào rộng lớn, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức
trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong 11
nội dung và 19 tiêu chí tiêu chí thuộc bộ tiêu chí xây dựng NTM, tiêu chí môi trường
vẫn là tiêu chí khó thực hiện nhất. Huyện Nông Cống đã và đang thực hiện Chương trình
MTQG xây dựng NTM và không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình thực hiện. Phụ

nữ Nông Cống là lực lượng đông đảo có nhiều đóng góp quan trọng trong thực hiện
tiêu chí môi trường, xây dựng NTM với nhiều chương trình thiết thực. Vì điều kiện về
thời gian không cho phép, nghiên cứu này tập trung phân tích, đánh giá sự tham gia của
phụ nữ trong viêc thực hiện tiêu chí môi trường xây dựng nông thôn mới ở huyện Nông
Cống, tỉnh Thanh Hóa từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự
tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện trong thời gian tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí
môi trường trong xây dựng nông thôn mới; (2) Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong
thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh
Hóa; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của phụ nữ trong việc thực hiện
tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; (4) Đề
xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí
môi trường trong xây dựng NTM, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Đề tài sử dụng linh hoạt giữa số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp để đưa ra các phân
tích, đánh giá. Trong đó, số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tổng kết từ
phòng Kinh tế, Tài nguyên Môi trường, địa chính huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa về
sự tham gia của phụ nữ, kết quả công tác xây dựng nông thôn mới, việc thực hiện các
tiêu chí xây dựng NTM. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các công cụ: phỏng vấn
thông qua bảng hỏi với những câu hỏi đóng, mở linh hoạt các đối tượng phụ nữ, cán bộ;
phỏng vấn sâu cán bộ địa phương và sử dụng phương pháp thảo luận nhóm PRA tại 2

x


xã Tế Lợi, xã Vạn Thắng tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Đề tài sử dụng phương
pháp phân tích: thống kê mô tả, phân tích so sánh, ma trận SWOT để đánh giá sự tham
gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường xây dựng NTM cũng như phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường
xây dựng NTM tại huyện Nông Cống.

Qua đánh giá tình hình tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường
xây dựng NTM tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho thấy, phụ nữ tham gia thực
hiện tiêu chí môi trường thông qua các nội dung: Sự tham gia của phụ nữ trong công tác
tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường; Sự tham gia
của phụ nữ trong thu gom và xử lý rác thải; Sự tham gia của phụ nữ với vấn đề nước
sạch; Sự tham gia của phụ nữ trong công tác di dời chuồng trại chăn nuôi; Sự tham gia
của phụ nữ trong cải tạo cảnh quan (trồng cây, cải tạo ao hồ sinh thái...); Sự tham gia
của phụ nữ trong quản lý vệ sinh đường làng ngõ xóm. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường, xây dựng NTM huyện Nông
Cống, tỉnh Thanh Hóa: (1) Độ tuổi của phụ nữ; (2) Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa
học kỹ thuật của phụ nữ còn nhiều hạn chế; (3) Điều kiện kinh tế gia đình; (4) Công tác
tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia thực hiện tiêu chí môi trường; (5) Công tác
tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia thực hiện tiêu chí môi trường; (6) Chủ trương
đường lối của Đảng và Nhà nước.
Thông qua nghiên cứu, đề tài đã đưa ra những giải pháp tăng cường sự tham gia
của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường, xây dựng NTM tại huyện Nông Cống
như sau: (1) Giải pháp về tuyên truyền, vận động; (2) Nâng cao trình độ học vấn, khả
năng nhận thức của phụ nữ; (3) Nâng cao vai trò của Hội phụ nữ; (4) Nâng cao năng lực
cán bộ địa phương. Trong đó, giải pháp về tuyên truyển, vận động và giải pháp nâng
cao trình độ học vấn, khả năng nhận thức của phụ nữ là những giải pháp then chốt, tăng
cường sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường, xây dựng NTM tại
huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

xi


THESIS ABSTRACT
1. Master candidate: Nguyen Thi Bich Hang
2. Thesis title: "Evaluation on the women participation in implementing environmental
criteria of new rural development in Nong Cong district, Thanh Hoa province"

3. Major: Agricultural Economics
Code: 60.62.01.15
4. Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Environmental protection is an urgent problem that the Party and State are
interested. National targeted program to new rural development has become a broad
movement to make positive changes in perception both the political and social system.
According to the experts, in 11 content and 19 criteria in group of National targeted
program to new rural development criteria, environmental criterion is the most difficult
ones. Nong Cong district has been implementing the National targeted program to new
rural development and has been getting difficulties in the practice process. Women's
Nong Cong is a force that play an important role contributes to implemented
environmental criteria, construction new rural deelopment with practical programs. As
conditions of time limitted, this study focuses on analyzing and assessing the
participation of women in doing the environmental criteria of new rural development in
Nong Cong district, Thanh Hoa province, from which, study and propose some feasible
solutions to enhance the participation of women in the implementation of environmental
criteria on new rural development in the district in near future. Corresponding to
problem are specific objectives: (1) systemize theorical and practical of the participation
of women in doing environmental criteria of new rural development; (2) Evaluate the
participation of women in implementing environmental criteria of National targeted
program to new rural development in Nong Cong district, Thanh Hoa province; (3)
Analysis of factors affecting the participation of women in the implementation of
environmental criteria; (4) Propose a number of measures to strengthen the participation
of women in the implementation of environmental criteria in National targeted program
to new rural development, Nong Cong district, Thanh Hoa province.
The study used flexibly both primary and secondary data to analyze and
evaluate. In particular, secondary data was collected through the final report of
Economic, Natural Resources and Environment, and Cadastral division of Nong Cong
district, Thanh Hoa province on the participation of women, resulting and the criteria of
new rural development. Primary data was collected by: interview through a

questionnaire with closed-open questions and respondents include women; goverment
staff. In addition, depth interview was conducted with local officials and PRA methods

xii


was used in Te Loi and Van Thang commune, Nong Cong district, Thanh Hoa province.
The study was used descriptive statistics, comparative analysis, SWOT matrix methods
to evaluate the participation of women in the implementation of environmental criteria
as well as analysis factors influencing on the participation of women in the
implementation of environmental criteria of new rural development in Nong Cong
district.
The evaluation of women participation in implementating environmental criteria
of new rural development in Nong Cong district, Thanh Hoa province showed that
women's participation in the environmental criteria implementation through the
contents: Women participated in propaganda and education lead to raise awareness and
responsibility to protect the environment, The participation of women in waste colection
and treatment, women took part in clean water activity; relocated livestock cages;
improved landscapes (planting trees, improving ecological ponds ...); and managed
sanitation of hamlet roads. Factors affecting the participation of women in the
environmental criteria implementation of new rural development in Nong Cong district,
Thanh Hoa province are: (1) The age of the women; (2) Education, professional,
scientific and technical of women is still limited; (3) household economic conditions;
(4) The propaganda, encouraging women to participate in the implementation of
environmental criteria; (5) The propaganda, encouraging women to participate in the
implementation of environmental criteria; (6) The policy the Party and State.
The study proposed some feasible solutions that enhance the participation of
women in environmental criteria implementation of new rural development in Nong
Cong district as follows: (1) Propaganda and mobilization solutions ; (2) Improving the
educational level, awareness for women; (3) Expanding the role of women's

associations; (4) Exploring capacity building for local officials. In particularly,
propaganda, advocacy and improve the education level, cognitive abilities of women are
key solutions, enhancing the participation of women in the implementation of
environmental criteria of new rural development in Nong Cong district, Thanh Hoa
province.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn và hết sức cấp thiết, được Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm. Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng đầu. Thực tế cho thấy,
môi trường nông thôn đang chịu sức ép ô nhiễm ngày càng lớn từ sự gia tăng dân
số, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, bỏ trống khâu xử lý chất
thải trong chăn nuôi, chất thải nông nghiệp, sinh hoạt, sản xuất nghề…
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đã trở thành
một phong trào rộng lớn, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội. Với sự vào cuộc quyết liệt của nhiều cấp ủy, chính
quyền các cấp, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân, chương trình
NTM đã đạt được kết quả bước đầu khả quan. Theo đánh giá của các chuyên gia,
trong 11 nội dung và 19 tiêu chí tiêu chí thuộc bộ tiêu chí xây dựng NTM, tiêu
chí môi trường vẫn là tiêu chí khó thực hiện nhất, cả nước mới có 26% các xã
điểm NTM đạt tiêu chí về môi trường (Phạm Thị Tố Oanh, 2015).
Có nhiều yếu tố tác động đến sự thành công của việc xây dựng nông thôn
mới, trong đó lực lượng lao động ở nông thôn là một nhân tố quan trọng. Một
thực tế đang đặt ra hiện nay là cùng với quá trình đô thị hóa thì xu hướng lao
động chuyển từ nông thôn ra thành thị nên lực lượng lao động chính ở khu vực
này còn lại chủ yếu là phụ nữ. Chính vì vậy, phụ nữ nông thôn nước ta có một

vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và việc
xây dựng nông thôn mới nói riêng. Chính phụ nữ là lực lượng đông đảo góp phần
quan trọng làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn và xây dựng đời sống mới
thông qua việc triển khai thực hiện tiêu chí môi trường- tiêu chí 17 trong bộ 19
tiêu chí về xây dựng NTM với nhiều chương trình thiết thực.
Thực hiện Nghị quyết số: 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Quyết định
800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương
trình MTQG xây dựng NTM, giai đoạn 2010-2020; quyết định số: 491/QĐ-TTg
Ngày 16/4/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia

1


về xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết số: 43/2012 NQ-HĐND ngày
5/12/2012 của HĐND tỉnh về ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng
nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015. Nghị quyết số: 07/NQ-HU của
BCH đảng bộ Huyện Nông Cống về công tác vận động quần chúng chung tay
xây dựng nông thôn mới; BCĐ xây dựng NTM của xã đã bám sát các chủ
trương nghị quyết của các cấp, quán triệt sâu sắc đến cán bộ đảng viên và nhân
dân để triển khai tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng NTM một cách toàn
diện, rộng khắp và có hiệu quả.
Nông Cống là một huyện đồng bằng nằm về phía Tây Nam Thanh Hóa, đã
và đang thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Sau 5 năm thực hiện
xây dựng NTM (giai đoạn 2010-2015), 100% xã trên địa bàn huyện Nông Cống
đã hoàn thành công tác đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí để có định
hướng trong thời gian tới, có 17 xã trên tổng số 31 xã đạt tiêu chí môi trường
trong xây dựng NTM, 7 xã trên 31 xã đạt chuẩn xã NTM (UBND huyện Nông
Cống, 2015).
Để đạt được những kết quả nhất định đó, sự tham gia đóng góp, cống hiến

của lực lượng phụ nữ trong địa bàn huyện đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Họ đã phát huy được vai trò to lớn của mình trong quá trình tham gia thực hiện
tiêu chí môi trường xây dựng NTM. Vậy phụ nữ đã tham gia thực hiện tiêu chí
môi trường xây dựng NTM như thế nào? Kết quả tham gia hoạt động ra sao?
Trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường gặp phải những khó khăn gì và làm
sao để giải quyết được những khó khăn đó. Để trả lời cho những câu hỏi trên tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong thực
hiện tiêu chí môi trường xây dựng nông thôn mới tại huyện Nông Cống, tỉnh
Thanh Hóa”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong viêc thực hiện tiêu chí
môi trường xây dựng nông thôn mới ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa từ đó,
nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ
trong thực hiện tiêu chí môi trường xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của phụ nữ trong
thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới;
- Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng NTM tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của phụ nữ trong việc
thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM tại huyện Nông Cống, tỉnh
Thanh Hóa;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong
thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM, huyện Nông Cống, tỉnh

Thanh Hóa.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi:
1. Sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường xây dựng
nông thôn mới tại huyện Nông Cống đang diễn ra như thế nào?
2. Kết quả đạt được trong quá trình thực hiện là gì?
3. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình tham gia của phụ nữ trong
thực hiện tiêu chí môi trường?
4. Các giải pháp nào để tăng cường sự tham gia của phụ nữ đối với quá
trình thực hiện tiêu chí môi trường?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tham gia và vai trò của phụ nữ
trong thực hiện tiêu chí môi trường xây dựng NTM tại huyện Nông Cống, tỉnh
Thanh Hóa.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí
môi trường xây dựng NTM, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia, các giải pháp
nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường xây
dựng NTM tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong phạm vi huyện Nông
Cống, tỉnh Thanh Hóa.

3


- Về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2013- 2016. Đề tài được thực
hiện từ tháng 10/2015 đến tháng 10/ 2016.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Luận văn giúp hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về sự tham

gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường, các khái niệm, hình thức
tham gia của phụ nữ trong thực hiên tiêu chí môi trường xây dựng NTM, các bài
học kinh nghiệm về sự tham gia của phụ nữ tại một số địa phương trên cả nước
về xây dựng NTM.
Luận văn phân tích tình hình tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí
môi trường, các nội dung tham gia thực hiện tiêu chí môi trường, phân tích các
yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường:
Độ tuổi của phụ nữ; Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của phụ
nữ còn nhiều hạn chế; Điều kiện kinh tế gia đình; Công tác tuyên truyền, vận
động phụ nữ tham gia thực hiện tiêu chí môi trường; Công tác tuyên truyền, vận
động phụ nữ tham gia thực hiện tiêu chí môi trường; Chủ trương đường lối của
Đảng và Nhà nước. Hầu hết các nghiên cứu trước chưa phân tích yếu tố độ tuổi,
yếu tố điều kiện kinh tế gia đình tới sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu
chí môi trường, xây dựng NTM.
Từ phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của phụ nữ trong thực
hiện tiêu chí môi trường, xây dựng NTM huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa,
luận văn đưa ra các giải pháp về tuyên truyền, vận động; về nâng cao trình độ
học vấn, khả năng nhận thức của phụ nữ; về nâng cao vai trò của Hội phụ nữ; về
nâng cao năng lực cán bộ địa phương nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ
trong thực hiện tiêu chí môi trường, xây dựng NTM huyện Nông Cống, tỉnh
Thanh Hóa.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG THỰC
HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG NTM TẠI HUYỆN NÔNG
CỐNG, TỈNH THANH HÓA
2.1.1. Lý luận về nông thôn mới và tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM

2.1.1.1. Những khái niệm liên quan tới nông thôn mới
a. Nông thôn
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã (Bộ
Nông nghiệp & PTNT, 2009).
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn, do đó cũng có
nhiều khái niệm khác nhau về nông thôn. Một quan điểm khác lại cho rằng, vùng
nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế
chính của dân cư nông thôn trong vùng là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Những ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể và từng nước nhất định,
phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ cấu áp dụng cho từng nền
kinh tế. Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay
đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia
trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu:
"Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông
dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và
môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác" (Mai Thanh Cúc, 2005).
b. Nông thôn mới
Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người
dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành
thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng
được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa

5


nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc

văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính
trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
c. Xây dựng Nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình
khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ) xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại;
xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với
đô thị theo quy hoạch; xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vững an ninh - trật tự; tăng cường hệ thống
chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế – xã
hội, mà là vấn đề kinh tế – chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân
chủ, văn minh.
Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách liên quan đến mô
hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao
quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải
quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính
toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí.
Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành
một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho
nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô
hình nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt (Mai Thanh Cúc, 2005).
Nội dung chủ yếu trong xây dựng nông thôn mới bao gồm:
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội;

6


- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập;
- Giảm nghèo và an sinh xã hội;
- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở
nông thôn;
- Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn;
- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn;
- Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã
hội trên địa bàn;
- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
d. Sự cần thiết của xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là rất cần thiết. Sự cần
thiết này được thể hiện bởi thực trạng:
Thứ nhất, kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn (điện, đường, trường, trạm,
chợ, thủy lợi, còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ) nhiều hạng mục
công trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao
thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư nâng
cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất về giáo
dục, y tế, văn hoá còn rất hạn chế, chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ
sở xã nhiều nơi xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt
chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển.
Thứ hai, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, trình độ canh tác của
nông dân còn lạc hậu, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch
chậm chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế, xu hướng phát triển chưa ổn định,

cơ giới hóa trong nông nghiệp chưa đồng bộ, việc áp dụng những thành tựu khoa
học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế dẫn đến năng suất, chất
lượng và hiệu quả chưa cao. Mặt khác, việc bảo quản, chế biến nông sản chưa
được quan tâm đúng mức, sản phẩm làm ra chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn
định chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản
chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng
khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông
nghiệp còn thấp; cơ giới hoá chưa đồng bộ.

7


Thứ ba, thu nhập của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần
kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại,
hợp tác xã còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao, cơ hội có
việc làm mới tại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua
đào tạo thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Thứ tư, đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá
truyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục…); nhà
ở dân cư nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm, dột nát. Hiện nay, kinh tế – xã hội
khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch.
Thứ năm, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước,
cần 3 yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc xây dựng nông
thôn mới sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa.
Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp. Chính vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông
thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó và việc xây dựng NTM là rất cấp bách
hiện nay.

2.1.1.2. Tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
a. Khái niệm về môi trường
Theo luật bảo vệ môi trường thì môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên
và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.
Theo định nghĩa của tổ chức kinh tế văn hóa xã hội Liên Hiệp Quốc
(UNESCO) thì Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên
và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin…),
trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và
nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường/ Cục môi trường, 2001).
Như vậy, môi trường sống của con người theo định nghĩa rộng nhất là tất
cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người
như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, ánh sang, cảnh quan, quan hệ xã
hội,…(Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 2001).
8


b. Nội dung tiêu chí môi trường
Ngày 05/8/2008, Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ-TW về vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn. Đồng thời, nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết 26-NQ/TW
đề ra, Chính phủ đã có Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ban hành Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê
duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020.
Môi trường là tiêu chí thứ 17 trong tổng số 19 tiêu chí để một địa
phương được công nhận là xã nông thôn mới. Với mục tiêu:
- Mục tiêu chung: Bảo vệ môi trường, sinh thái, cải thiện, nâng cao chất
lượng môi trường khu vực nông thôn thông qua các hoạt động tuyên truyền, nâng
cao nhận thức, ý thức và đi đến hành động cụ thể của các cấp, các ngành và cả

cộng đồng nhân dân
- Mục tiêu cụ thể: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia
nông thôn mới; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân
cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các
yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã. Đến 2015 có
35% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn.
Tiêu chí 17 về môi trường có 05 chỉ tiêu:
(1) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia
đạt 75%
(2) 100% Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường
(3) Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động
phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp
(4) Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
(5) Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

9


Bảng 2.1. Nội dung thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM
Tiêu chí 17
17.1

Nội dung tiêu chí 17
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch HVS theo quy chuẩn Quốc gia.
Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế (QCVN

17.2

02:2009/BYT ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày
17/6/2009).


17.3

Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn (Theo Quyết định số
08/2005/QĐ-BYT ngày 23/11/2005).

17.4

Tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh.

17.5

Tỷ lệ số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường.

17.6
17.7
17.8
17.9
17.10
17.11

Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát
triển môi trường xanh, sạch, đẹp.
Các điểm, khu dân cư và các đoạn sông, suối không gây ô nhiễm môi
trường.
Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
Có khu xử lý rác thải của xã hoặc cụm xã hoặc có khu xử lý trong
huyện, liên huyện và người dân phải trả chi phí thu gom và xử lý.
Chất thải, nước thải trong khu dân cư, chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh
được thu gom và xử lý theo quy định và người dân phải trả chi phí xử lý.

Nghĩa trang, nghĩa địa được xây dựng theo quy hoạch.
Nguồn: Thủ tướng Chính phủ (2009)

c. Nhiệm vụ của tiêu chí môi trường
Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã,
thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước
trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh
trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư,
phát triển cây xanh ở các công trình công cộng….
d. Các bước xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường
Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC
ngày13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ
Tài chính quy định các bước xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường như sau:
Bước 1: Thành lập ban quản lý, thực hiện tiêu chí môi trường
Bước 2: Tuyên truyền vận động người dân tham gia

10


Bước 3: Huy động và phân bổ vốn
Bước 4: Thành lập dịch vụ vệ sinh môi trường
Bước 5: Quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa, bãi xử lý rác
Bước 6: Kiểm tra, xử lý.
2.1.2. Sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường xây dựng
nông thôn mới
2.1.2.1. Khái niệm và vai trò sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí
môi trường
a. Khái niệm
- Giới tính
Chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ mang tính toàn cầu và không

thay đổi. Các đặc trưng của giới tính bị quy định và hoạt động theo các cơ chế tự
nhiên, di truyền. Người nào có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX thì thuộc về nữ
giới, người nào có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY thì thuộc về nam giới. Nữ giới
vốn có chức năng sinh lý học như tạo ra trứng, mang thai, sinh con và cho con bú
bằng bầu sữa mẹ. Nam giới có chức năng tạo ra tinh trùng. Về mặt sinh lý học nữ
giới khác nam giới (Trần Thị Vân Anh, 2006).
- Giới
Chỉ sự khác biệt về xã hội và quan hệ (về quyền lực) giữa trẻ em trai và trẻ
em gái, giữa phụ nữ và nam giới được hình thành và khác nhau ngay trong một nề
văn hóa và thay đổi theo thời gian. Sự khác biệt này được nhận thấy một cách rõ
ràng trong vai trò, trách nhiệm, nhu cầu, khó khăn thuận lợi của các giới tính (Trần
Thị Vân Anh, 2006).
Giới: chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan
hệ xã hội.
Những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ là không thể thay đổi
được. Những đặc điểm có thể hoán đổi cho nhau giữa nam và nữ được coi là
thuộc về khía cạnh Giới. Những đặc điểm có thể hoán đổi đó là những khái niệm,
nếp nghĩ và tiêu chuẩn mang tính chất xã hội. Đó là sự khác biệt về Giới và nó
thay đổi theo thời gian, không gian…
Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất (nam và nữ khắp nơi trên thế giới đều
có chức năng/cơ quan sinh sản giống nhau), không thể thay đổi được (giữa nam
11


×